A.Đặt vấn đề.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của dân tộc, suốt đời hy
sinh, tận tụy cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hạnh phúc của nhân
dân, cho lý tưởng cách mạng cao cả của thời đại. Một nhà văn nước
ngoài đã từng gọi Bác Hồ là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Người
tiêu biểu nhất cho đạo đức cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam và kết tinh
những đức tính tốt đẹp nhất của dân tộc ta.Do đó phẩm chất và đạo đức
của Người mãi mãi là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân ta noi theo.
Bàn về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “đạo đức
cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh,rèn luyện
bồi dưỡng hàng ngày mà triển và củng cố.Cũng như ngọc càng mài cáng
sáng,vàng càng luyện càng trong.”theo đó, đạo đức cách mạng là giá trị
cốt lõi là gốc của người làm cách mạng. Được ví như ‘ngọc’,
‘vàng’,càng được mài dũa,rèn luyện thì càng tỏa sáng, lấp lánh.Câu nói
đó của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên vẹn giá trị cho đến ngày hôm nay
và mãi là lời răn dạy cho các thế hệ noi theo.
Sau đây,chúng ta sẽ đi sâu hơn để hiểu thêm về nội dung,vị trí,vai
trò của đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh đề cập đến trong luận điểm
cũng như vấn đề này trong thực tiễn Việt Nam hiện nay.
1
B.Giải quyết vấn đề.
I.Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh.
1.nội dung chính của đạo đức cách mạng
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội
thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối
với xã hội. Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo chuẩn
mực đạo đức mà có. (1)
Đạo đức cách mạng là đạo đức mới. Đạo đức cách mạng là đạo
đức của những tiến tiến- những người dám hy sinh vì quyền lợi chung
của dân tộc, của cộng động. Đạo đức cách mạng là tự nguyện phấn đấu
cho lý tưởng Cộng sản, cho chủ nghĩa xã hội.
Trong bài nói về đạo đức cách mạng (in trong tạp chí Học tập số
12 năm 1958)(2) Bác Hồ đã chỉ ra rằng: “Nói tóm lại thì đạo đức cách
mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là
điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ gìn kỷ luật của Đảng.
Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân của mình. Hết lòng hết sức phục
vụ nhân dân.”
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người
cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây
2
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo
ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công
việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm
lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt
đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô
dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên,
đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm
vụ cách mạng.
1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung
tâm Từ điển học Hà Nội, Đà Nẵng, 1998, tr. 280.
2. Hồ Chí Minh: Tuyển tập, tập II, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1980, tr
96- 170.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
có ý thức rất rõ về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng. Chính
vì lẽ đó, Người đã dày công giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh
niên và quần chúng nhân dân. Người để lại rất nhiều tác phẩm, bài
nói, bài viết chuyên về đạo đức. Ngay trong tác phẩm: “Đường Kách
mệnh”, ở chương đầu tiên Người đã nêu lên 23 điều tư cách của các
cán bộ cách mạng, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể
hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc,
đây là tác phẩm đầu tiên Người viết để huấn luyện những người yêu
3
nước Việt Nam trẻ tuổi. Nếu như tác phẩm đầu tiên Người đề cập đến
vấn đề đạo đức cách mạng thì tác phẩm cuối cùng Người tiếp tục
khẳng định tầm quan trọng của đạo đức cách mạng. Đó là: “Nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đây là tác phẩm
bàn sâu về vấn đề đạo đức, thể hiện những điều tâm huyết nhầt mà
Người rút ra từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.
Vì sao Hồ Chí Minh lại đề cao vấn đề đạo đức cách mạng như vậy?
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng nhất định sẽ thành công. Đó là một
điều chắc chắn. Nhưng thời gian nhanh hay chậm, mức độ lớn hay nhỏ,
thuận lợi hay khó khăn...tất cả tuỳ thuộc vào đạo đức cách mạng, theo
nghĩa đó là nhân tố chủ quan của con người, là trình độ giác ngộ và ý chí
của quần chúng, là yếu tố tinh thần trong sự nghiệp cách mạng. Báo cáo
tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng lao động Việt nam,
Hồ Chí minh nói: “Lực lượng ta và địch so le nhiều như thế, cho nên lúc
đó có người cho rằng: cuộc kháng chiến của ta là “châu chấu đá voi”. Chỉ
nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện trạng, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem thì
như thế thật. Vì để chống máy bay và đại bác của địch, lúc đó ta phải
dùng gậy tầm vông. Nhưng Đảng ta theo Chủ nghĩa Mác- Lênin, chúng ta
không những nhìn vào hiện tại mà còn nhìn vào tương lai, và tin chắc vào
tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc.
Tư tưởng “Người trước, súng sau” trong cách mạng giải phóng dân tộc và
“chiến lược trồng người” trong cách mạng xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí
Minh khẳng định sức mạnh tinh thần, đạo đức của con người, và con
4
người cần đạo đức, cách mạng rất cần đạo đức. Người viết: “Làm cách
mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,
nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức
tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(1)
[1]
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000,
Tập 6, tr 320-321.
5
Đạo đức cách mạng phải là phẩm chất đầu tiên, phải được coi là vấn đề
gốc để giải quyết công việc cách mạng “gánh nặng, đường xa” chống đế
quốc, chống phong kiến, giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Bên cạnh đó, Người còn nhấn mạnh, đạo đức cách mạng liên quan tới thành
bại của cách mạng. Vì vậy, đạo đức phải được đặt trước tài: “Mọi việc
thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay
không”. “Phải có chính trị trước rồi mới có chuyên môn; chính trị là đức
chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng…Đức phải có trước
tài…”(1)
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề đạo đức, trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương mẫu
mực, thực hiện triệt để nhất những phẩm đạo đức cách mạng. Bác
thường nhắc nhở: “Trước mặt quần chúng , không phải ta cứ viết lên
trán chữ “Cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu quý
những người có tư cách, đạo đức”(2)
Từ những nhận định trên, ta thấy đạo đức cách mạng có vai trò và sức
mạnh vô cùng to lớn. Đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng
trong mọi thử thách. Người viết “Người có đạo đức cách mạng thì gặp
khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi,
thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới
“lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt
6
chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan
liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”
2.rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mỗi người cán bộ, mỗi người dân cần phải có những nhận thức đúng đắn
về việc rèn luyện đạo đức của mình. Việc rèn luyện phải bền bỉ suốt đời
như công việc rửa mặt hàng ngày, đây chính là một trong những yêu cầu
có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. “Đạo đức cách mạng không phải trên
trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển
và củng cố. Cũng như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong". Đối với mỗi sinh viên chúng ta trên cơ sở nhận thức đúng đắn
tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức cách mạng mà có phương
hướng học tập rèn luyện cho phù hợp với chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà Nước... tránh bệnh chủ quan, hẹp hòi, tránh chủ nghĩa cá
nhân duy ý chí... Hơn hết là quét sạch chủ
[1]Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.4,
tr. 101 – 102.
[2]Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996,
tr. 554.
[3]Như trên.
7
nghĩa cá nhân: “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với
cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại
không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện
gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ đại, sinh
sôi, nảy nở rất dễ”(1). Vì vậy, tu dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền
với thực tiễn trên tinh thần tự giác đưa vào lương tâm và trách nhiệm của
chính bản thân. Chỉ có như vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả trong
mọi hoàn cảnh , mọi môi trường...
Như vậy, việc nêu gương tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của
cán bộ, đảng viên thực chất là một quá trình tự luyện vàng, để không
ngừng hoàn thiện nhân cách, nâng cao ý thức và phẩm chất cách mạng.
II.Liên hệ với thực tế việt nam hiên nay.
Sẽ là sai lầm khi cho rằng, trong tình hình hiện nay, khi đời sống vật chất
và tinh thần ngày càng được nâng cao, quyền tự do, dân chủ không
ngừng được mở rộng, thì việc tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng
của cán bộ, đảng viên càng có điều kiện thuận lợi và dễ thực hiện. Thực
tế cho thấy, sống trong cơ chế thị trường, nếu không kiên định mục tiêu,
lý tưởng xã hội chủ nghĩa, không thường xuyên tự giáo dục, rèn luyện
theo những chuẩn mực đạo đức cách mạng, thì người cán bộ, đảng viên
rất dễ bị sa ngã trước áp lực của đồng tiền, của những lợi ích vật chất
luôn vây quanh mình.
Quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên, theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phải luôn gắn
8
với việc tự sửa chữa khuyết điểm của mình, giống như thói quen “rửa
mặt hằng ngày”. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình kế
hoạch phấn đấu cụ thể, tỉ mỉ, thiết thực; phương pháp thực hiện tự giáo
dục, rèn luyện cũng phải linh hoạt, năng động, tránh bệnh hình thức, phô
trương. Đặc biệt, khi xây dựng kế hoạch 10 thì biện pháp phải 100, bởi
có như vậy, người cán bộ, đảng viên mới thực sự được tôi luyện, mới đạt
được mục tiêu trở thành tấm gương để quần chúng noi theo, và qua đó,
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc “làm theo” tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội.
sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ,
nhiều giai đoạn khác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên
mình của nhiều thế hệ cách mạng. Thực vậy, trong tiến trình ấy, những
lớp người hiện tại đã trực tiếp giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ,
nhưng cũng có không ít công việc còn dang dở; hơn nữa, thực tiễn cuộc
sống luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết.
Thấm nhuần lời dạy của Người, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên đã phấn
đấu quên mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân
dân, xứng đáng là người chiến sỹ xung phong có phẩm chất đạo đức
cách mạng trong sáng được quần chúng tin yêu, mến phục. Những cán
bộ, đảng viên đó đã “lấy lời dạy của Bác làm phương châm hành động:
Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư; sẵn sàng hiến dâng đời mình cho lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
9
cũng
vượt
qua,
kẻ
thù
nào
cũng
đánh
thắng”.
Đáng tiếc là bên cạnh những tấm gương hy sinh quên mình đó vẫn còn
không ít cán bộ,
(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr252 – 253;
552
đảng viên thoái hoá, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Họ chưa thực hiện nghiêm túc những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy: nhiều chuẩn mực, nguyên tắc đượcNgười nêu ra đã không được
thực hiện trong cuộc sống. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ:
“Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống,
bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên còn
diễn ra nghiêm trọng”.(1) Những sai phạm đó đã và đang đưa lại những
tổn thất rất lớn cho sự nghiệp cách mạng. Điều đáng lo ngại là những sai
phạm đó đã không những làm thiệt hại lớn đến kinh tế của Nhà nước mà
còn làm suy giảm niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và
chế
độ
ta.
Để chấn chỉnh và kịp thời ngăn chặn thực trạng đó, thiết nghĩ rằng Đảng
ta cần phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên,
Trong thực tế những năm gần đây, sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo
đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đang
10
làm băng hoại nền đạo đức xã hội, băng hoại truyền thống nhân văn của
dân tộc. Có thể nói,đây là những thách thức lớn nhất của công cuộc đổi
mới đất nước, là nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta, làm mất
thanh danh uy tín của Đảng, Nhà nước, làm xói mòn lòng tin của dân
chúng vào Đảng, vào chế độ.
Đó là những điều hết sức nguy hại đối với Đảng, vì cán bộ, đảng viên có
vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Đảng viên là tế bào
của Đảng. Sức mạnh của Đảng là do sức mạnh của đội ngũ đảng viên tạo
nên. Người thường nhắc nhở: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải
mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt”(7) .
Vậy mà, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lại thoái hoá, biến
chất thì ảnh hưởng rất lớn đến sự lãnh đạo của Đảng.
Trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng trên và để xây dựng Đảng ta
thật sự trong sạch, vững mạnh, thật sự “là đạo đức, là văn minh” và để
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
đạt chất lượng. Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân không
ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, quyết tâm thực hiện những
nguyên tắc về đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu. Cụ thể như:
Nói đi đối với làm, phải nêu gương về đạo đức: Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình dù ở cương vị nào Người cũng đã nói và làm
những điều ích nước, lợi dân.
Đối với việc làm, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên việc gì có lợi
cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh.
11
Người phê phán những cán bộ, đảng viên nhút nhát, kém cỏi, nói không
dám nói, làm không dám làm, cái gì cũng chờ cấp trên bảo sao làm vậy.
Loại cán bộ ấy là thụ động, thiếu sáng tạo. Và tốt nhất là miệng nói tay
làm, làm gương cho người khác. Theo Hồ Chí Minh, đối với người
phương Đông, nhất là đối với người Việt nam giàu tình cảm, một tấm
1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội, tập 10, tr19.
3. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội, tập 10, tr666.
đạo đức cho mọi người học tập và noi theo.Xây đi đôi với chống. Hồ Chí
Minh cho rằng: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải
làm cho phần tốt ở trong mỗi người nảy nở như hoa mùa xuân bị mất dần
đi, đó là thái độ của người cách mạng”(1). Tuy nhiên, xây luôn phải đi đôi
với chống, chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức, theo quan điểm của
Người là chống nhằm mục đích xây. Đây là qúa trình gay go, phức tạp
không phải ngày một, ngày hai có thể làm được. Cho nên, một nguyên tắc
không thể không thể thiếu được đó là:
Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi người
cán bộ, đảng viên phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc
rửa mặt hàng ngày, đây là công việc phải làm kiên trì, bền bỉ suốt đời.
Theo Người, đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Việc tu dưỡng đạo đức
của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân phải được thực hiện thông
qua hoạt động thực tiễn sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu. Khi cách
12
mạng thuận lợi, cũng như lúc cách mạng gặp khó khăn thử thách, cán bộ,
đảng viên đều phải rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng. Bởi vì, khi
mới được bầu, mới được đề bạt hầu như ai cũng là người tốt nhưng nếu
không rèn luyện thường xuyên thì sẽ dễ bị danh lợi, uy quyền, tiền tài, sắc
đẹp… làm cho gục ngã thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống. Vì thế,
việc rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân phải được thực hiện trong suốt cả cuộc đời.
C.Kết luận.
Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng, trở về với thế giới Người Hiền đã
hơn l/3 thế kỷ nay. Sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã gần 20 năm, tính từ Đại hội VI
(
l2
/l986
)
đến
nay.
Khoảng thời gian đó đã đủ để sinh thành một thế hệ. Người đã đi xa
nhưng ai cũng cảm thấy như Người vẫn ở bên cạnh chúng ta, cổ vũ
khuyến khích những việc làm tốt, nhắc nhở giúp đỡ chúng ta những yếu
kém, hạn chế, sửa chữa những khuyết điểm sai lầm để tiến bộ trưởng
thành.
Trong thời kỳ phát triển mới hiện nay của cách mạng Việt Nam, Đảng ta
đã xác định: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt,
xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm
cho văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Bất cứ một lĩnh vực
nào của đời sống xã hội, bất cứ một hoạt động nào của tổ chức và cá
13
nhân một người, đạo đức cũng thể hiện vai trò quan trọng của nó.
Thiếu vắng hoặc yếu kém về đạo đức, con người không có nhân tính
đầy đủ, không phát triển được nhân tính để thành người và làm người.
Suy thoái đạo đức, xã hội không thể phát triển bền vững trên tất cả các
lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, văn hoá và xã hội
1.Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội, tập 8, tr766.
14
Trong hệ thống các động lực phát triển xã hội, đạo đức là một động lực
tinh thần không thể thiếu. Chúng ta đang đấu tranh quyết liệt chống quan
liêu tham nhũng như một trọng bệnh, như một quốc nạn để đảm bảo môi
trường xã hội - nhân văn lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, ổn định
chính
trị
và
đồng
thuận
xã
hội.
Tình hình đó đòi hỏi phải chú trọng xây dựng đạo đức xã hội và giáo dục
tu dưỡng đạo đức cá nhân. Vào lúc này, thực hành đạo đức cách mạng,
chống chủ nghĩa cá nhân, noi theo tấm gương sáng đạo đức Hồ Chí
Minh trở nên vô cùng cấp thiết, bức xúc. Đó còn là vấn đề cơ bản, lâu
dài dối với sự phát triển, hiện đại hoá xã hội ở nước ta.
Trước hết đó là thực hành đạo đức cách mạng trong Đảng, từ cán bộ
đảng
viên
đến
các
tổ
chức
đảng.
Đó còn là giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng trong đội ngũ công
chức của Nhà nước. Càng đi vào xây dựng Nhà nước pháp quyền càng
phải chú trọng tới đạo đức công chức, đạo đức công dân. Đó là đảm bảo
cho đạo đức xã hội và tăng cường tính nhân văn của pháp quyền dân
chủ. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, cho thanh thiếu niên,
học sinh, sinh viên cũng như giới trí thức, văn nghệ sĩ cũng là một đối
tượng xã hội cần đặc biệt quan tâm. Đi vào kinh tế thị trường, xây dựng
đạo đức của tầng lớp doanh nhân, của người sản xuất kinh doanh cùng
15
với pháp luật sẽ đảm bảo cho văn hoá kinh doanh định hình và phát
triển. Việc thực hành đạo đức cách mạng theo gương sáng đạo đức Hồ
Chí Minh như vậy sẽ bao quát toàn diện các đối tượng xã hội, từ trong
Đảng, trong Nhà nước tới các cộng đồng dân cư. Nói đi đôi với làm theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, thống nhất nhận thức với hành động hướng tới
cơ sở, tới dân chúng là mục đích và thước đo tính trung thực đạo đức mà
chúng ta cần đạt tới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.Và phải luôn ghi nhớ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí
Minh:“đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu
tranh, rèn luyện bồi dưỡng hàng ngày mà triển và củng cố. Cũng như
ngọc càng mài cáng sáng,vàng càng luyện càng trong.”
16