KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ngành quảng cáo ở Việt Nam đang trên đà phát triển. Trong
tương lai không xa nó sẽ trở thành một trong những ngành đóng góp lớn nhất
vào GDP quốc gia. Nhưng hiện nay ở nước ta vẫn chưa có đội ngũ những nhà
quảng cáo chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản. Đây là một trong những lý
do khiến nền quảng cáo ở nước ta vẫn còn chưa phát triển. Vì vậy chúng ta
cần xây dựng một chương trình dạy bài bản và hiệu quả để trang bị cho sinh
viên quảng cáo các kỹ năng cần thiết cho công việc. Công việc quảng cáo đòi
hỏi rất nhiều kỹ năng, trong số đó có kỹ năng đàm phán và kỹ năng thuyết
trình. Các kỹ năng này không chỉ hữu ích với sinh viên quảng cáo mà còn là
các kỹ năng cần thiết cho mọi sinh viên vì nó được áp dụng trong hầu hết các
loại công việc và cả trong cuộc sống hàng ngày. Việc học môn học này là cần
thiết đối với sinh viên các trường đại học, đặc biệt là sinh viên học viện báo
chí & tuyên truyền và sinh viên quảng cáo. Đồng thời việc nghiên cứu đề tài
này cũng cần thiết để có thể đánh giá mức độ tiếp thu bài học của các sinh
viên và cả khả năng của từng sinh viên.
2.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là toàn bội những kiến thức mà bản
thân tiếp thu được cũng như những đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận và kinh
nghiệm mà bản thân nhận ra được, rút ra được sau khi học môn kỹ năng giao
tiếp đàm phán
3.
Ý nghĩa đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa đối với cả việc dạy và học môn học
này. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này giáo viên có thể đánh giá được
mức độ tiếp thu bài học của sinh viên sau quá trình học đồng thời đánh giá
1
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
được bài giảng của mình và tìm ra giải pháp để xây dựng bài học một cách
hiệu quả nhất. Đối với sinh viên, đề tài này có thể tổng hợp một cách khái
quát nhất tất cả những kiến đã học về đàm phán, thuyết trình và đây cũng là
cơ hội trình bày quan điểm, suy nghĩ, cảm nhận của mình đối với môn học và
có thể tự mình đánh giá kỹ năng của bản thân sau khi học môn học này. Đồng
thời qua đây, sinh viên có thể tìm ra điểm thiếu sót của mình trong khi thực
hành các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình và có thể tự tìm ra giải
pháp khắc phục để củng cố, trau dồi kỹ năng của bản thân.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN.
I.
Chiến lược đàm phán
1
Đàm phán là một hoạt động giao tiếp giữa nhiều bên nhằm đạt được sự
thống nhất nào đó để giải quyết một vấn đề mà cả hai bên cùng có lợi thông
qua trao đổi thông tin và thuyết phục.
Hiện nay có 3 chiến lược đàm phán được sử dụng thường xuyên trong thực
tiễn.
•
Đàm phán mềm mỏng
Mục tiêu là đạt được thỏa thuận, có thể nhượng bộ để tăng tiến quan hệ. Thái
độ mềm mỏng, đề xuất kiến nghị, nhượng bộ để đạt được thỏa thuận, tìm ra
phương án đối tác có thể chấp thuận, kiên trì, muốn đạt được thỏa thuận hết
sức tránh tính nóng nảy.
•
Đàm phán cứng rắn
Mục tiêu là giành được thắng lợi, yêu cầu bên kia nhượng bộ. Thái độ cứng
rắn, giữ vững lập trường uy hiếp bên kia, thể hiện sức mạnh. Mình phải đạt
được cái muốn có mới chịu thỏa thuận, tìm ra phương án mà mình chấp
2
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
thuận, tăng sức ép khiến bên kia khuất phục hoặc đổ vỡ. phương pháp đàm
phán này thường được những người có ưu thế lớn hơn sử dụng.
•
Đàm phán nguyên tắc
Đây là chiến lược đàm phán được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc đàm
phán. Chiến lược nguyên tắc đòi hỏi người tham gia đàm phán phải gạt bỏ hết
cảm xúc, định kiến của bản thân, tập trung vào lợi ích đàm phán. Người đám
phán trước khi đàm phán xác định phương án thay thế tốt nhất trong trường
hợp không đạt được thỏa thuận chung.
Mục tiêu là cả 2 bên cùng có lợi. Thái độ vừa mềm dẻo vừa cứng rắn. Trọng
điểm đặt ở lợi ích chứ không ở lập trường. Vạch ra nhiều phương án cho 2
bên lựa chọn, kiên trì tiêu chuẩn khách quan. Căn cứ vào tiêu chuẩn khách
quan để đạt được thỏa thuận.
2
Các kỹ năng cần thiết trong quá trình đàm phán
Để đám phán thành công, đạt được mục tiêu đàm phán, người đàm phán
phải hội tụ rất nhiều kỹ năng. Những kỹ năng này phải trải qua quá trình rèn
luyện mới đạt được.
•
Kỹ năng lắng nghe và im lặng
•
Kỹ năng thuyết phục
•
Kỹ năng đặt câu hỏi
•
Kỹ năng trả lời câu hỏi
•
Kỹ năng xác định và điều chỉnh mục tiêu
•
Kỹ năng nhượng bộ
•
Kỹ năng xử lý bế tắc
•
Kỹ năng kết thúc đàm phán
3
Đánh giá bản thân
3
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
Trải qua quá trình học môn kỹ năng giao tiếp đàm phán, các sinh viên có
thể tự đánh giá kỹ năng của bản thân nhờ các tình huống thực tế mà thầy giáo
đưa ra, thông qua biện pháp, cách thức xử lý các tình huống trong đàm phán.
Riêng bản thân em, em có thể tự đánh giá điểm mạnh cũng như điểm yếu của
mình trong kỹ năng đàm phán của bản thân em.
Kỹ năng đàm phán là một lĩnh vực mới đối với em vì các tình huống đàm
phán ít khi xảy ra đối với em và nếu có thì em có xu hướng nhượng bộ để duy
trì quan hệ hơn là đàm phán để đạt được mục đích. Chính vì vậy mà em rất
mong chờ học môn này. Trước đây em thường quan niệm đàm phán chỉ có
trong kinh doanh mà không nghĩ rằng ngay cả những tình huống bình thường
trong cuộc sống cũng là những tình huống đàm phán và mình có thể áp dụng
lý thuyết vào để giải quyết nhằm đạt được mục tiêu mà bản thân mình đã đặt
ra. Khi những tình huống này xảy ra thì một là em nhượng bộ để giữ không
khí hòa hảo giữa hai bên, hai là em kiên quyết không nhượng bộ và gây ra
xung đột. Mặc dù đó chỉ la những tình huống rất nhỏ nhặt trong cuộc sống
nhưng nếu không biết cách xử lý thì nó cũng có thể gây ra sự bất hòa và tâm
lý khó chịu cho cả hai bên. Chính nhờ học môn học này em có thể đánh giá
được bản thân và hiểu được lý do tại sao mình không thể đàm phán thành
công và tìm ra được biện pháp khắc phục.
Theo em tự đánh giá thì kỹ năng đàm phán của em vẫn chưa thực sự tốt vì em
vẫn chưa tận dụng được điểm mạnh của mình cũng không thực hành nhiều kỹ
năng này và quan trọng hơn là em không đủ tự tin khi đàm phán với người
khác, đặc biệt là những người mà em không quên biết, không hiểu rõ. Em
nghĩ mình vẫn có một số điểm mạnh về các kỹ năng cần thiết cho đàm phán.
Bản thân em tự nhận thấy mình là một người rất cẩn thận, kiên nhẫn, biết
cách kiềm chế cảm xúc, biết im lặng và lắng nghe đối phương nên em nghĩ
mình có thể tận dụng điểm này. Em sẽ cẩn thận tìm hiểu rõ về đối phương và
vấn đề cần đàm phán trước khi đi đến đàm phán thực sự nếu có thể, “biết
4
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Em còn có lợi thế về kỹ năng nhượng bộ,
kỹ năng xác định và điều chỉnh mục tiêu. Những thế mạnh này nếu có thể
phát huy thì đàm phán thành công không hề khó. Nhưng em vẫn còn yếu một
số kỹ năng như kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý bế tắc, khả năng diễn đạt
bằng ngôn ngữ và yếu nhất là phong thái tự tin khi tham gia đàm phán.
Để khắc phục tình trạng này thì có lẽ phải thay đổi suy nghĩ về bản thân, phải
tự tin hơn, tích cực rèn luyện thông qua thực tế cuộc sống đồng thời áp dụng
những lý thuyết đã học được về đàm phán vào thực tế, biến nó thành của
mình, phải xây dựng được phong cách riêng cho mình khi đi đàm phán. Em
nghĩ mình có thể tận dụng khả năng kiên nhẫn và kỹ năng im lặng và lắng
nghe để vừa tạo kìm chế khả năng xung đột vừa uy hiếp đối phương bằng
cách gây áp lực. Mặc dù vậy cũng nên sử dụng linh hoạt các phương pháp
đàm phán để có kết quả cao nhất.
4
Kinh nghiệm rút ra
Các tình huống đàm phán xảy ra thường xuyên trong kinh doanh cũng
như trong cuộc sống vì vậy mà kỹ năng đàm phán cần thiết cho tất cả mọi
người trong cuộc sống vì vậy việc luyện tập kỹ năng đàm phán rất cần thiết
đối với một sinh viên, đặc biệt là một sinh viên ngành quảng cáo. Đối với
em, sau khi học môn học này em có rút ra cho bản thân mình một vài kinh
nghiệm hữu ích.
Đàm phán không phải là một kỹ năng đặc biệt vì vậy ai cũng có thể trở thành
người giỏi trong đàm phán miễn là chúng ta chịu khó rèn luyện, thực hành
nhiều trong cuộc sống. Trước khi tiến hành đàm phán, nhất là đàm phán trong
công việc, ta nên tìm hiểu thất kỹ đối phương và vấn đề cần đàm phán đồng
thời cũng phải hiểu rõ thực lực, vị thế của mình để lựa chọn phương pháp
đàm phán đúng đắn, tốt nhất nên dùng phương pháp nguyên tắc để đàm phán
vì ta có thể dễ dàng thuyết phục đối phương hơn dựa trên cơ sở khách quan.
5
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
Hơn nữa, trước khi đàm phán phải xác định rõ mục tiêu của mình trong cuộc
đàm phán này , tìm ra phương án thay thế tốt nhất trong trường hợp đàm phán
thất bại. Như vậy ta có thể điều chỉnh mục tiêu hay nhượng bộ sao cho hợp lý
để mình được phần lợi nhiều hơn hay ít ra là vẫn có lợi từ cuộc đàm phán đó
hoặc duy trì mối quan hệ với đối phương thậm chí là đi đến kết thúc đàm
phán nếu đàm phán không có lợi gì.
Trong quá trình đàm phán cần cho đối phương thấy phong thái tự tin của ta,
diều này có thể là một vũ khí hữu hiệu trong một số trường hợp. Đồng thời
trong qua trình đàn phán cần cho đối phương thấy thái độ hòa hữu của ta, tạo
bầu không khí tâm lý thoải mái thân thiện, tạo thái độ kiên nhẫn, trong lúc
đàm phán cần loại bỏ cảm xúc, định kiến bản thân và không được phép coi
thường đối phương. Ngoài ra cần lắng nghe ý kiến đối phương và không được
ngắt lời họ, bình tĩnh quan sát, phân tích, nhận định tình hình, không nên hấp
tấp chấp nhận thỏa thuận, lắng nghe, tìm ra điểm mâu thuẫn trong luận điệu
của đối phương để phản bác họ nếu có và dung lý lẽ đúng đắn, logic để thuyết
phục đối phương nghe theo mình.
Nếu cuộc đàm phán rơi vào bế tắc, ta không nên công kích đối phương vì làm
vậy ta cũng chẳng được lợi ích gì, nên nhaanh chóng tìm cách giải quyết các
vấn đề bế tắc, đưa ra những quyết định quan trọng, nhượng bộ hay không
nhượng bộ. ta cũng nên tìm cách khéo léo đặt đối phương vào tình thế phải
nhượng bộ mà ngay cả bản thân họ cũng không nhận ra để đạt được phần hơn
lợi ích về mình.
Cách kết thúc đàm phán cũng hết sức quan trọng, ta cần đưa ra những thỏa
thuận mà cả hai bên đều chấp nhận được, kết thúc trong hòa bình đồng thời sau
khi đàm phán kết thúc nên tiếp tục giữ liên lạc với đối phương để tạo mối quan
hệ lâu dài. Nếu cuối cùng vẫn không thể đi đến thỏa thuận, ta có thể đưa ra một
số phương án khác cho đối phương lựa chọn hoặc kết thúc mở bằng cách gợi ý
cho đối phương một số ý tưởng mới rồi mở thêm vòng đàm phán khác.
6
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
Đây là một vài kinh nghiệm mà em rút ra cho bản thân để có thể áp dụng
vào các tình huống cần phải đàm phán trong cuộc sống và công việc. Mặc dù
có thể rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho mình nhưng để có thể vận dụng
những kinh nghiệm này thì cần phải có một thời gian rèn luyện thực tế, áp
dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách tích cực, hình thành kỹ năng cho
mình.
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH.
II.
1
Thế nào là một bài thuyết trình thành công?
Các yếu tố ảnh hưởng đến bài thuyết trình:
•
Số người tham dự, các yếu tố nhân khẩu học của người nghe.
•
Mục tiêu và nội dung bài thuyết trình.
•
Ngôn ngữ, phong cách, phương pháp tiếp cận, kỹ năng trình bày của
người thuyết trình.
•
Các yếu tố bên ngoài như môi trường, hoàn cảnh, các công cụ hỗ trợ,
….
Yêu cầu của một bài thuyết trình thành công:
•
Phải phù hợp với đối tượng người nghe.
•
Có mục tiêu rõ ràng.
•
Có cấu trúc logic và nhất quán.
•
Sử dụng ngôn từ và phi ngôn từ phù hợp.
•
Thời gian phân bổ hợp lý.
2
Những điều cần chú ý trong một bài thuyết trình
Ngoài những kỹ năng thuyết trình cơ bản, chung ta nên chú ý thêm một số
điểm để có một bài thuyết trình tốt.
7
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
•
Thực hành nhiều lần ở nhà để tìm ra và khắc phục những khuyết điểm
của bản thân.
•
Khắc phục tâm lý hồi hộp, lo sợ trước khi thuyết trình.
•
Chuẩn bị nội dung hợp lý, xác định rõ mục tiêu và thông điệp của bài
thuyết trình.
•
Nắm rõ đặc điểm của người nghe, họ cần gì ở bài thuyết trình.
•
Xác định rõ mình đứng ở cương vị gì để xác định phong cách thuyết
trình cho phù hợp nhất.
•
Mở đầu ấn tượng, nội dung cuốn hút, kết thúc hoành tráng.
•
Trong bài thuyết trình cần sử dụng ngôn từ và phi ngôn từ cho hợp lý.
•
Tự tin vào bản thân mình vì thuyết trình không phải là một tài năng.
Trên đây là một số chú ý mà em tự đúc rút trong quá trình học môn kỹ
năng giao tiếp đàm phán. Đó vẫn chưa phải là tất cả những lưu ý để có một
bài thuyết trình hay vì để đạt đến mức độ vậy ta phải tích cực, chủ động tìm
kiếm kiến thức, thực hành kỹ năng trong thực tế, học tập nhiều hơn, thực hành
nhiều hơn nữa mới có thể cải thiện khả năng thuyết trình của mình.
3
Đánh giá bản thân
Thuyết trình là kỹ năng mềm vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi loại công
việc vì vậy mà hiện nay có rất nhiều khóa học thuyết trình được mở ra thu hút
rất nhiều bạn sinh viên tham gia. Để trở thành diễn giả giỏi không cần bất cứ
tài năng gì cả, chỉ cần chúng ta luyện tập nhiều, thêm một số thủ thuật nữa thì
ai cũng có thể thuyết trình tốt.
Trong suốt hai năm học vừa qua, mặc dù lớp có nhiều bài tập thuyết trình của
nhiều môn học, đặc biệt là các môn đại cương về truyền thông nhưng thật sự
em vẫn chưa có cơ hội được thực hành nhiều kỹ năng thuyết trình, lý do cũng
là vì chưa đủ tự tin và không có khả năng nói trước đám đông. Khi thuyết
trình em thường hay bị tâm lý nên rất hay mắc lỗi, đặc biệt nhất là giọng em
8
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
khá nhỏ nên không phù hợp để thuyết trình. Điểm yếu nhất của em là không
tự tin và không biết ứng biến trong các tình huống cụ thể. Để thuyết trình
được thì em thường phải học thuộc nội dung thuyết trình, điều này rất bất lợi
vì rất dễ quên các ý trong lúc thuyết trình. Mặt khác trong lúc thuyết trình
em thường quên hết mọi thứ xung quanh, đây vừa là mặt lợi vừa là mặt hại.
Lợi ở chỗ nó giúp em bình tĩnh, kiềm chế tâm lý lo sợ khi thuyết trình nhưng
hại ở chỗ em không thể điều chỉnh các yếu tố phi ngôn ngữ cho phù hợp
chẳng hạn như giọng nói, điệu bộ, vẻ mặt,…. Chính điều đó gây khó khăn
cho em trong việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong bài thuyết trình.
Một diểm yếu nữa của em là không có kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng xử lý
tình huống phát sinh.
Biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất trong trường hợp này là tập luyện nhiều,
tập nói một mình trước gương, tập nói trước bạn bè, người thân,… để dần
khắc phục điểm yếu của mình, ngoài ra thì có thể đi nghe các bài giảng của
các diễn giả, học tập cách thuyết trình của họ, quan sát bạn bè trong lớp cũng
rút ra được cho mình một số kinh nghiệm.
4
Kinh nghiệm rút ra
Mặc dù thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh
viên nhưng em tự nhận thấy kỹ năng của mình vẫn còn hạn chế ở nhiều
điểm. Sau một thời gian được thực hành kỹ năng thuyết trình, em đã tiếp thu
thêm được một số kiến thức lý thuyết về kỹ năng thuyết trình cũng như một
số kinh nghiệm trong quá trình tự thực hành và khi quan sát các bạn trên lớp
thực hành.
Thuyết trình không nhất thiết lúc nào cũng phải trình bày một cách nghiêm
túc mà phải tùy vào chủ đề thuyết trình mà lựa chọn phong cách thuyết trình
cho phù hợp. Nếu chủ đề mang tính học thuật thì đương nhiên phong cách
phải nghiêm túc, trang trọng, ngôn ngữ nhã nhặn phù hợp với chủ đề. Ngược
9
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
lại nếu nội dung thuyết trình liên quan đến những vấn đề gần gũi trong cuộc
sống thì phong cách thuyết trình phải gần gũi, tạo không khí thân thiện, vui
vẻ, thoải mái thậm chí gây hài hước với những câu chuyện hài hay ngôn ngữ,
cử chỉ gây cười,…, như vậy việc tiếp cận chủ đề sẽ dễ dàng hơn, gây ấn tượng
với người nghe hơn.
Cách mở đầu bài thuyết trình là vô cùng quan trọng, nó sẽ gây ấn tượng ban
đầu về bài thuyết trình, người thuyết trình và nó cũng quyết định người nghe
có tiếp tục muốn nghe mình thuyết trình hay không. Chính vì vậy mà ta nên
có cách mở đầu ấn tượng, gây chú ý, gây tò mò cho người nghe. Nội dung của
phần mở đầu là giới thiệu vấn đề mình định trình bày.
Trong qua trình thuyết trình ta nên chú ý một số điểm về nội dung bài thuyết
trình, về cách thuyết trình, về slide,…. Về nội dung bài thuyết trình, phải trình
bày những gì hấp dẫn, thu hút người nghe, đó là những điều người nghe muốn
mình trình bày. Cần đặc biệt cách thuyết trình. Trong lúc thuyết trình cần tạo
lập khoảng cách gần gũi đối với thính giả, có sự giao lưu với thính giả bằng
ánh mắt, nụ cười, bằng cách di chuyển xung quanh, lôi kéo họ tham gia vào
bài thuyết trình. Ánh mắt không nên nhìn cố định vào một điểm mà nên nhìn
bao quát hết khán phòng, cũng không nên nhìn thẳng vào mắt thình giả mà
nhìn vào trán họ. Trong lúc thuyết trình không nên đứng yên một chỗ mà
phải di chuyền xung quanh, xuống phía dưới thính giả, tiếp cận với thính
giả, kết hợp với sử dụng phi ngôn ngữ mọt cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả
diễn đạt cao hơn. giọng nói lúc thuyết trình cần to, rõ ràng, chậm rãi, ngắt
nghỉ hợp lý, để thính giả kịp tiếp nhận thông tin mà mình đưa ra. Trong lúc
thuyết trình cũng nên chú ý kết hợp với slide cho khớp, không nên chỉ chăm
chăm trình bày mà quên mất slide, đó là công cụ hỗ trợ hữu ích, đặc biệt khi
mình quên ý nào đó trong nội dung thuyết trình. Về phần slide cũng nên chú
ý một số điểm. Slide trình bày một cách tổng quát nhất những ý chính của
bài thuyết trình, câu chữ ngắn gọn, xúc tích, không lan man, không nên trình
10
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
bày những chi tiết vụ vặt, kết hợp tranh, ảnh, clip cho thêm phần sinh động
và dễ minh họa.
Kết thúc bài thuyết trình ta nên tóm tắt khái quát nội dung đã trình bày, gợi
mở vấn đề mới hoặc kêu gọi hành động. Về phần trả lời câu hỏi cần trả lời
đúng trọng tâm câu hỏi, có câu trả lời rõ ràng, thỏa đáng nhưng đôi lúc cũng
cần lan man để có thêm thời gian suy nghĩ.
Để trở thành một người thuyết trình hay không khó nhưng cũng không
phải dễ. Muốn được vậy ta cần luyện tập thật nhiều để dần khắc phục những
điểm yếu cảu bản thân. Luyên tập trước ở nhà cũng giúp ta có thể dự trù trước
một số tình huống bất ngờ có thể xảy ra và có cách xử lý thích hợp. Không
nhất thiết phải có tài ăn nói mới thuyết trình giỏi, chỉ cần chúng ta tự tin vào
bản thân thì điều gì ta cũng có thể làm được.
PHẦN BA: KẾT THÚC
Kỹ năng đàm phán và kỹ năng thuyết trình là hai trong số rất nhiều kỹ
năng mềm đòi hỏi các sinh viên phải có. Chính vì vậy mà môn học kỹ năng
giao tiếp đàm phán có vai trò quan trọng trong chương trình học đại học, đặc
biệt là trong chương trình học chuyên ngành quảng cáo. Môn học này cung
cấp những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, đàm phán, thuyết trình để sinh viên có
thể áp dụng vào thực tế học tập và làm việc. Riêng đối với bản em, sau quá
trình học môn học này, em có thể bổ sung những kiến thức cơ bản còn thiếu
về kỹ năng đàm phán và thuyết trình để áp dụng trong học tập, có thể tìm ra
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc thực hành các kỹ năng này của
mình và có thể tìm ra giải pháp để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
để hoàn thiện kỹ năng của mình.
Đàm phán và thuyết trình mặc dù là những kỹ năng khó đòi hỏi phải có sự rèn
luyện lâu dài nhưng chúng ta cũng có thể tự trang bị cho mình một số kiến
thức, phương pháp để có thể thực hành hai kỹ năng này có hiệu quả hơn qua
11
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÀM PHÁN
việc học môn học này. Việc học môn học này đã giúp em tự tin hơn vào khả
năng của mình cũng như đã tạo ra cơ hội cho em thực hành nhiều hơn nữa hai
kỹ năng này. Sau khi học môn này em rút ra được rất nhiều kinh nghiệm, kiến
thức cho bản thân để có thể biến lý thuyết thành hiện thực, thực hiện những
kỹ năng này thành công trong cuộc sống.
12