Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo cáo thực tập kỹ thuật tại FPT Software

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 29 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Từ ngày 10/07/15 đến ngày 10/08/15, viện Điện tử – Viễn Thông, trường đại
học Bách khoa Hà Nội, đã phối hợp với công ty TNHH phần mềm FPT (FPT
Software) tổ chức đợt thực tập kỹ thuật cho sinh viên viện Điện Tử – Viễn Thông.
Đây là chương trình thường niên hàng năm có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với sinh
viên: giúp cho sinh viên, vốn chỉ ngồi trên ghế nhà trường, từng bước tiếp xúc với
môi trường làm việc thực tế. Từ đó sinh viên có thể định hướng trong việc học tập
cũng như hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp cho công việc sau này.
Đợt thực tập chủ yếu dạy cho sinh viên cách làm việc với ngôn ngữ lập trình
Java và lập trình di động trên môi trường Android. Ngoài ra sinh viên còn được
tham gia các hoạt động giới thiệu về công ty, được trải nghiệm phong cách làm việc
thực tế và văn hóa của FPT, tham gia các hoạt động ngoại khóa và Teamwork ngay
tại F-Village, được học cách bảo mật an toàn thông tin trong công ty.
Địa điểm thực tập là tại trường cao đẳng thực hành FPT (FPT Polytechnic)
nằm gần phố Hàm Nghi, quận Từ Liêm, Hà Nội. Khoảng cách giữa địa điểm thực
tập và trường đại học Bách Khoa Hà Nội là khá xa (trên 15km), trong khi sinh viên
chủ yếu sinh sống gần trường đại học, nên việc di chuyển hàng ngày là khá khó
khăn. Hơn nữa, đợt thực tập diễn ra vào khoảng thời gian mà thời tiết có nhiều diễn
biến cực đoan như nắng nóng đỉnh điểm, mưa lũ, gây nhiều khó khăn cho đợt thực
tập. Bên cạnh đó, lần đầu tiếp xúc với cách làm việc trong môi trường của FPT, sinh
viên chúng em vẫn còn gặp nhiều bở ngỡ như cách làm việc, nạp Assignment qua
email hay qua Server ở phòng Lab.
Tuy nhiên, đợt thực tập đã diễn ra thành công tốt đẹp và có ý nghĩa to lớn.
Qua đây, chúng em, sinh viên, xin gửi lời cám ơn chân thành đến viện Điện Tử –
Viễn Thông, đại học Bách Khoa Hà Nội và công ty FPT Software đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho việc hoàn thành nội dung thực tập.
Về phía viện Điện Tử - Viễn Thông, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô,
các cán bộ quản lý của viện đã giới thiệu bọn em với công ty FPT Software để thực
hiện thành công đợt thực tập này.
1



Về phía công ty FPT Software, chúng em xin gửi lời đồng cảm ơn tới chị
Trần Thị Thúy Hằng, anh Nguyễn Huy Hoàng và anh Nguyễn Trọng Lâm. Chị Trần
Thị Thúy Hằng là cán bộ phụ trách đào tạo của FPT Software, là người đã liên hệ
với bọn em, tổ chức và quản lý trực tiếp đợt thực tập này một cách rất chuyên
nghiệp. Anh Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Trọng Lâm là hai giảng viên rất nhiệt
tình giúp chúng em nắm vũng kiến thức lý thuyết về lập trình Java, Android và thực
hành nội dung đã được học.

PHẦN B. NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của
đơn vị tiếp nhận
1.1 Giới thiệu tổng công ty FPT

Ngày 13/9/1988, FPT chính thức được thành lập và lấy tên là Công ty Công
nghệ thực phẩm FPT (Food Processing Technology Company) do Ông Trương Gia

2


Bình làm giám đốc. Công ty lúc đó có 13 thành viên, thuộc Viện Công nghệ Nghiên
cứu Quốc gia đặt trụ sở tại 30A Hoàng Diệu.
Ngày 27/10/1990, công ty đổi tên thành công ty phát triển và đầu tư công
nghệ (The Corporation for Financing and Promoting Technology) với định hướng là
một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các
dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin. Theo VNReport thì đây là doanh nghiệp
tư nhân lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2012.
Trong gần 27 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và
Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu 28.647 tỷ đồng, tương đương 1,36
tỷ USD (Báo cáo tài chính 2013), tạo ra hơn 17.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị

trường (tại 28/2/2014) đạt 17.608 tỷ đồng, nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân
lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500).
Hiện nay, tại thị trường trong nước, FPT là công ty Công nghệ thông tin –
Viễn thông lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, đứng thứ 9 trong danh
sách 50 công ty niêm yết tốt nhất tại việt Nam do Forbes đánh giá. Trên trường quốc
tế, FPT đứng thứ 57 trong top 100 nhà cung cấp dịch vụ ủy thác toàn cầu theo thống
kê của International Association of Outsorcing Professionals – IAOP, 2014

3


Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và
Viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ tới 62 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở
rộng thị trường toàn cầu. Đến thời điểm hiện tại, FPT đã có mặt tại 19 quốc gia
gồm: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Bangladesk, Myanmar, Indonesia,
Philippines, Malaysia, Singapore, Slovakia, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Úc, Pháp,
Philippines, Đức, Kuwait.

4


FPT có bề dày thành tích trong việc tạo dựng và triển khai các mô hình kinh
doanh mới có quy mô lớn. Sau gần 27 năm hoạt động, hiện FPT là công ty số 1 tại
Việt Nam cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ ngành ICT trong các lĩnh vực
Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Dịch vụ CNTT, Phân phối và Sản xuất các sản phẩm
CNTT, Bán lẻ sản phẩm CNTT...

5



FPT tham gia hoạt động ở 4 khối kinh doanh, bao gồm: khối Công nghệ,
khối Viễn thông, khối Thương mại & bán lẻ, cuối cùng là khối Giáo dục. Ở lĩnh vực
viễn thông, FPT tự hào là một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cố định và
Internet lớn nhất Việt Nam. Ở lĩnh vực nội dung số, FPT hiện là đơn vị Quảng cáo
trực tuyến số 1 tại Việt Nam và tự hào sở hữu hệ thống báo điện tử có 42 triệu lượt
truy cập mỗi ngày. Ngoài ra, FPT còn sở hữu khối giáo dục đại học và dạy nghề với
tổng số gần 16.000 sinh viên và là một trong những đơn vị đào tạo về CNTT tốt
nhất tại Việt Nam.
FPT có trụ sở chính tại tòa nhà FPT, lô B2 phố Duy Tân, đường Phạm Hùng,
quận Cầu Giấy, Hà nội. Có 8 công ty thành viên và 3 công ty liên kết.
8 công ty thành viên:









Công ty THNN phần mềm FPT (FPT Software)
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System)
Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT (FPT Telecom)
Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online)
Công ty Cổ phần Thương mại FPT (FPT Trading Group)
Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Shop)
Sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo (Sendo.vn)
Đại học FPT (FPT University)

-Công ty phần mềm FPT được thành lập năm 1999, kinh doanh trong các

lĩnh vực: Dịch vụ điện toán đám mây, Công nghệ di động, Phát triển ứng
dụng và bảo trì, Kiểm thử chất lượng phần mềm và Chuyển đổi công nghệ
phần mềm. FPT Software được xếp hạng số 1 về xuất khẩu phần mềm trong
6


khu vực Đông Nam Á với nguồn nhân lực số một Việt Nam 6000 người.
Công ty phần mềm FPT cũng tự hào nằm trong top 100 nhà cung cấp dịch
vụ ủy thác (Outsourcing) toàn cầu.
-Công ty hệ thống thông tin FPT được thành lập năm 1994, kinh doanh trong
các lĩnh vực: Phần mềm và giải pháp trong các lĩnh vực, Tích hợp hệ thống
và dịch vụ CNTT và các dịc vụ khác. FPT IS xếp hạng số 1 về cung cấp giải
pháp phần mềm và tích hợp hệ thống tại Việt Nam, đống thời sỡ hữu chứng
chỉ đối tác cao cấp nhất của nhiều hãng công nghệ thế giới. Năm 2014, công
ty vinh dự nhận được giải Dịch vụ kinh doanh sáng tạo do Global Telecoms
Bussiness đánh giá.
-Công ty Viễn thông FPT được thành lập năm 1997, kinh doanh trong các
lĩnh vực: Đường truyền Internet (ADSL, VDSL, FTTH), Trung tâm dữ liệu
và kênh thuê riêng, Truyền hình tương tác (OneTV).FPT Dât Center là trung
tâm dữ liệu duy nhất tại Việt Nam nhận được chứng chỉ Uptime Tỉe III – tiêu
chuẩn cao nhất do Uptime Íntitue (Mỹ) chứng nhận. FTEL là nhà cung cấp
dịch vụ Internet lớn thứ 2 tại Việt Nam (2014) và là số 1 về cung cấp dịch vụ
Internet tại Campuchia (2014)
-Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT thành lập năm 2007, kinh doanh trong các
lĩnh vực: Báo điện tử, Dịch vụ quảng cáo và nội dung số. VNExpress là tờ
báo điện tử có nhiều độc giả nhất Việt Nam. FPT Online xếp hạng số 1 về
cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam (2013).
-Công ty thương mại FPT thành lập năm 2009, kinh doanh trong các lĩnh
vực: Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông. Công ty có
mạng lưới phân phối rộng nhất tại Việt Nam với hơn 1000 đại lý. FPT

Trading Group xếp hạng số 1 về phân phối sản phẩm công nghệ tại Việt
Nam với quy mô doanh thu 16.000 tỷ VND và là đối tác phân phối cho hơn
40 hãng công nghệ lớn trên thế giới.
-Công ty Bán lẻ kỹ thuật số FPT được thành lập năm 2007, kinh doanh trong
các lĩnh vực: Bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số (điện thoại, máy tính, máy tính
bảng…).FPT Shop sở hửu chuỏi bán lẻ duy nhất tai Việt Nam với đầy đủ mô
7


hình cửa hàng của Apple, bao gồm: APR, AAR và CES. Công ty có hệ thống
150 cửa hàng trên toàn quốc (2014).
-Sàn giao dịch Thương Mại Điện tử Sendo được thành lập năm 2013, với
mục tiêu trở thành sàn Thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam. Sendo.vn hiện
đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng của Alexa choa các website thương mại điện
tử tại Việt Nam (2014).
-Đại học FPT được thành lập năm 2006, thực hiện các hoạt động: Đào tạo
phổ thông, Đào tạo cao đẳng, Đào tạo đại học, Chương trình liên kết quốc tế,
Chương trình phát triển sinh viên quóc tế, Viện nghiên cứu công nghệ, Viện
quản trị kinh doanh, Công ty sáng tạo toàn cầu và Trung tâm hỗ trợ học
đường (Violympic). Đại học FPT là trường đại học đầutieen của Viẹt nam
được QS Stars (Anh) xếp hạng 5 sao về chất lượng giảng dạy và 4 sao về
tình trạng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. FPT University có 3
trung tâm tại Hà Nội, Đà Nãng và thành phố Hồ Chí Minh, đào rạo gần
17000 sinh viên.

3 công ty liên kết:
• Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities)
• Công ty Cổ phần Đô thị FPT Đà Nẵng (FPT City JSC)
• Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Thành phần ban lãnh đạo:


8


• Hội đồng quản trị
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT
Ông Bùi Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc
FPT
Ông Đỗ Cao Bảo - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ông Lê Song Lai - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ông Jean Charles Belliol - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ông Tomokazu Hamaguchi - Ủy viên Hội đồng quản trị|
Ông Dan E Khoo - Ủy viên Hội đồng quản trị
• Ban điều hành
Ông: Bùi Quang Ngọc - Tổng Giám đốc FPT
Ông: Nguyễn Thế Phương - Phó Tổng Giám đốc FPT, phụ trách mảng
Tài chính
Ông: Dương Dũng Triều - Phó Tổng Giám đốc, phụ trách mảng Toàn cầu
hóa
Ông: Nguyễn Khắc Thành - Phó Tổng Giám đốc, phụ trách mảng Nguồn
lực

9


Bà: Chu Thị Thanh Hà – Phó Tổng Giám đốc, phụ trách mảng Back Office
• Ban kiểm soát
Ông Nguyễn Việt Thắng – Trưởng Ban Kiểm soát
Ông Nguyễn Khải Hoàn - Ủy viên Ban Kiểm soát
Ông Cao Duy Hà - Ủy viên Ban Kiểm soát


1.2 Giới thiệu công ty TNHH phần mềm FPT (FPT Software)
1.2.1 Tổng quan về công ty FPT Software

FPT Software là công ty xếp hạng số một Việt Nam về xuất khẩu và gia công
phần mềm.
FPT Software là một thành viên trực thuộc tập đoàn FPT được thành lập vào
ngày 13/01/1999, hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và gia công phần mềm của
Việt Nam. Trong quá trình phát triển, FPT Sofware đã đạt được rất nhiều chứng chỉ
danh giá như CMMI-5, ISO 9001:2000, ISO 27001:2005. Hiện nay FPT Software
xếp hạng số 1 về xuất khẩu phần mềm trong khu vực Đông Nam Á, top 100 nhà
cung cấp dịch vụ ủy thác toàn cầu (Outsourcing), với nguồn nhân lực hơn 8000
10


người. Khách hàng của FPT Software nằm ở nhiều quốc gia ở Châu Á, EU, Mỹ và
Nhật Bản.

FPT Software là một trong những công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất
trong lĩnh vực sản xuất và gia công phần mềm. Năm 2013, công ty đạt doanh thu
100 triệu USD và đặt mục tiêu đạt 200 triệu USD với 10000 nhân sự vào năm 2016

11


Sơ lược về công ty FPT Software:
Tên giao dịch: FPT Software
Chủ tịch: Hoàng Nam Tiến
CEO:


Nguyễn Thành Lâm

Nhân sự: 8000 (tính đến ngày 25/07/2015)
Địa chỉ Website:
Giá trị cơ bản của FSOFT:
Làm khách hàng hài lòng: tận tụy với khách hàng và luôn phấn đấu để đáp ứng tốt
nhất những nhu cầu, vượt trên mọi mong đợi của họ.Con người là cốt lõi: tôn trọng
con người, tạo điều kiện cho các thành viên phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho
tổ chức và được đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất và tinh thần.Chất lượng tốt nhất:
đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi việc làm. Đề cao đạo đức
kinh doanh: mỗi nhân viên là một đại diện của công ty, có nghĩa vụ tuân thủ đạo
đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và thân thiện với đồng nghiệp, đóng
góp cho cộng đồng xã hội.Là động lực cho sự phát triển của công ty.
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

12


Năm 1999: Tháng 6, khai trương Trung tâm Phần mềm Chiến lược số 1
(FSU1) từ 13 cán bộ của FSS. Giám đốc Trung tâm là Nguyễn Thành Nam, các Phó
giám đốc là Nguyễn Khắc Thành và Nguyễn Lâm Phương. Trụ sở tại 23 Láng Hạ
(toà nhà City Flower). FSU1 sau này được đổi tên thành FPT Software.
Năm 2000: Tháng 3, FPT Software ký hợp đồng OSDC (Trung tâm phát
triển phần mềm cho khách hàng) đầu tiên với khách hàng Harvey Nash, tiền thân
của G1 (Trung tâm Sản xuất phần mềm số 1). Sau 6 tháng, dự án đầu tiên với
OSDC cho khách hàng Proximus (Bỉ) được khởi động với danh sách 9 người chính
thức.
Năm 2001: FPT Software chuyển hướng sang thị trường Nhật. Sau chuyến
Đông du cuối năm 2000 của anh Nam và anh Trương Gia Bình với sự cố vấn và thu
xếp của vị Giám đốc Sumitomo cho gặp các công ty hàng đầu Nhật Bản, FPT

Software đã có hợp đồng đầu tiên với NTT-IT.
Năm 2002: Tháng 3, chiến dịch CMM-4 thành công sau gần một năm triển
khai, FPT Software trở thành công ty đầu tiên tại Đông Nam Á đạt CMM-4, lọt vào
danh sách danh 100 công ty hàng đầu thế giới về Quản lý chất lượng, đồng nghĩa

13


với việc FPT giành tấm giấy thông hành hạng nhất để lọt vào thị trường lớn phần
mềm thế giới.
Năm 2004: Tháng 4, FPT Software tổ chức lễ khai trương chi nhánh tại TP
HCM.
Năm 2005: Tháng 8, FPT Software tổ chức lễ khai trương chi nhánh tại TP
Đà Nẵng.
Năm 2006: Tháng 5, FPT Software đạt tiêu chuẩn CMMi mức 5, đưa FPT
vào danh sách 150 công ty và tổ chức trên toàn thế giới được Viện Công nghệ phần
mềm Mỹ (SEI) công nhận hệ thống quy trình sản xuất phần mềm đạt mức cao nhất
trong mô hình trưởng thành về năng lực sản xuất phần mềm.
Năm 2007: Ngày 13/3, chi nhánh thứ 2 của FPT Software tại nước ngoài
được thành lập - Công ty TNHH Phần mềm FPT châu Á - Thái Bình Dương (FAP)
do FPT Software sở hữu 100% vốn. Sự kiện thu hút gần 100 quan chức chính phủ
hai nước và khách hàng của hai công ty.
Năm 2008: FPT Software hoàn thành một bước của toàn cầu hoá, có mặt tại
tất cả các thị trường dự kiến: Nhật, Singapore, châu Âu, Mỹ, Australia, Malaysia.
Năm 2010: Tháng 1, khánh thành tòa nhà FPT Đà Nẵng - tòa nhà đầu tiên do
FPT Software sở hữu và là tòa nhà thứ hai của Tập đoàn FPT (sau FPT Cầu Giấy,
Hà Nội).
Năm 2012: Ra mắt Ban lãnh đạo mới của FPT Software. Công ty tái cấu trúc
mô hình quản lý theo các FSU. FPT Software trở lại tốc độ tăng trưởng hơn 30%.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và nhân lực của FPT Software

Từ ngày 01/02/2012, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến đã ký quyết
định thay đổi tổ chức và thành lập một số đơn vị mới.
Theo đó, FPT Software sẽ không duy trì hình thức công ty thành viên và tư cách
pháp nhân của các đơn vị này, đồng thời xác lập mô hình đơn vị phần mềm chiến
lược (FPT Software Strategic Unit - FSU).
FPT Software sẽ có 6 đơn vị phần mềm chiến lược. Các đơn vị phần mềm chiến
lược sẽ được tổ chức theo lĩnh vực kinh doanh, theo thị trường hoặc theo khách
hàng.
14


Đơn vị phần mềm chiến lược số 1 (FSU1) được thành lập từ các đơn vị cũ: F2W,
GNC, FDM.DMU, FDN.BU5; Giám đốc là anh Hoàng Việt Anh. Với quân số hơn
900 người, chuyên về thị trường các nước nói tiếng Anh, FSU1 có nhiệm vụ đảm
bảo tốc độ tăng trưởng 40%/năm theo định hướng chung của công ty, giúp FPT
Software xây dựng một số năng lực kỹ thuật theo hướng chuyên môn hóa như
chuyển đổi ứng dụng (migration), điện toán đám mây (cloud)...
Đơn vị phần mềm chiến lược số 3 (FSU3) được thành lập từ Công ty TNHH Giải
pháp Phần mềm Doanh nghiệp (FPTSS), Giám đốc là anh Hoàng Thanh Sơn.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 11 (FSU11) được thành lập từ Công ty TNHH
Nghiên cứu và Phát triển Phần mềm FPT (FRD), Giám đốc là anh Trần Đăng Hòa.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 13 (FSU13) được thành lập từ Công ty TNHH Giải
pháp Phần mềm Kinh doanh Trực tuyến FPT (FDM) và trung tâm FDN.DMC, giám
đốc là anh Nguyễn Hoài Nam.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 15 (FSU15) được thành lập từ Công ty FPT
Medical Information System (FMIS) và trung tâm phần mềm FSE.BU3. TGĐ FPT
Software Nguyễn Thành Lâm sẽ kiêm nhiệm chức Giám đốc FSU15.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 17 (FSU17) được thành lập từ các đơn vị cũ như:
Công ty TNHH Công nghệ Phần mềm FPT (FSE), các trung tâm sản xuất phần
mềm của FPT Software chi nhánh Đà Nẵng và 2 bộ phận thuộc FMIS. Giám đốc

của FSU17 là anh Lê Vĩnh Thành.
Bên cạnh đó, các phòng ban chức năng của FPT Software HO cũng sẽ được cơ cấu
lại. Công ty đã thành lập một số ban mới như sau:
Ban Phát triển Kinh doanh Toàn cầu (FPT Software Worldwide Business
Development – FWB) gồm phòng Kế hoạch Kinh doanh và Marketing (CPM), do
anh Nguyễn Thành Lâm làm Trưởng ban.
FWB có nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động quy hoạch,
phát triển, mở rộng thị trường, mở rộng mạng lưới khách hàng của công ty; Phát
15


triển sản phẩm, dịch vụ, danh mục đầu tư và xây dựng chiến lược giá cả; Quản lý
lực lượng bán hàng và quản lý thông tin khách hàng.
Ban Đảm bảo Nguồn lực (FPT Software Workforce Assurance - FWA) gồm: phòng
Tuyển dụng (REC), phòng Đào tạo (TR) và Trung tâm Dự trữ Nguồn lực (Central
Pool). Trưởng ban là anh Phạm Tú Cường.
FWA có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực, thực hiện các hoạt
động tuyển dụng và đào tạo, đảm bảo đáp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng nguồn
lực theo yêu cầu của các đơn vị, phòng ban chức năng của công ty.
Ban Tài chính (FPT Software Finance - FIN) gồm: Phòng Kiểm soát Tài chính (FC)
và phòng Kế toán (ACC).
Ban Hành chính Tổng hợp (FPT Software General Affairs - GA) gồm: Phòng Nhân
sự (HR), phòng Hành chính (Admin), phòng Truyền thông và Cộng đồng (CCM) và
phòng Xây dựng cơ bản (FID).
Cả hai ban đều do anh Nguyễn Khải Hoàn làm Trưởng ban.
Đối với các chi nhánh nước ngoài, anh Nguyễn Hoàng Trung vừa được bổ nhiệm vị
trí Giám đốc FPT châu Á Thái Bình Dương (FAP), thay anh Hoàng Việt Anh.
Đối với chi nhánh trong nước, anh Nguyễn Đức Quỳnh được bổ nhiệm vị trí Giám
đốc Công ty TNHH Phần mềm FPT Hồ Chí Minh thay anh Nguyễn Thành Lâm.


16


Figure

Sơ đồ các bộ phận trong FPT Software

Figure Số lượng nhân sự trong FPT Sofware

17


Figure

Sơ đồ phân cấp cán bộ quản lý trong FPT Sofware

Chương 2: Nội dung thực tập
2.1.

Vị trí công việc trong công ty, yêu cầu về chuyên môn và

kỹ năng
FPT Software có các công việc sau:
• Quản lý dự án (Project Manager)
Công việc:
-Làm việc với khách hàng Onsite
-Tham gia xây dựng yêu cầu về các hệ thống phần mềm của khách hàng (Làm
mới hoặc nâng cấp)
-Tham gia thiết kế, đề xuất, tư vấn với khách hàng về các hệ thống số này
-Làm cầu nối giữa khách hàng và đội dự án tại Việt Nam

Yêu cầu:
-Là công dân Việt Nam (hoặc công dân nước ngoài có kỹ năng tiếng Việt thuần
thục)
-Kỹ năng tiếng Anh tốt
18


-Có khả năng làm việc lâu dài ở nước ngoài
Ưu tiên:
-Có chuyên môn trên 5 năm kinh nghiệm làm việc, trên 3 năm quản lý dự án
trong lĩnh vực phát triển phần mềm và CNTT.
• Đội trưởng (Team Leader)
• Kĩ sư lập trình (Developer)
Công việc:
-Lập trình cho dự án
-Có thể đào tạo tại nước ngoài theo yêu cầu khách hàng
Yêu cầu:
-Có kinh nghiệm lập trình
-Làm việc trực tiếp với khách hàng
-Tiếng Anh giao tiếp tốt
• Kĩ sư test (Tester)
Công việc:
-Kiểm tra hệ thống phần mềm, tìm hiểu yêu cầu hệ thống, viết test – case,
phân tích và viết báo cáo
-Làm việc và theo dõi công việc nhóm khoảng từ 4-5 người (Đối với Test
Leader)
Yêu cầu:
-Có kiến thức cơ bản lập trình, ưu tiên (.NET/ C++)
-Giao tiếp tiếng Anh tốt
Ưu tiên:

-Kinh nghiệm từ 2 -3 năm trong mảng testing, đã từng lead dự án test từ 3
tháng trở lên
• Kĩ sư cơ khí – CAD – CAM – CAE
Yêu cầu:
-Tốt nghiệp chuyên ngành Cơ khí, Cơ Điện Tử, Điện Tử từ các trường đại
học trong và ngoài nước
-Có kinh nghiệm về CAD – CAM – CAE, tiếng Anh đọc hiểu tài liệu tốt
Ưu tiên:
-Ứng viên biết tiếng Nhật hoặc tốt nghiệp tại Nhật Bản
• Chuyên viên kiểm soát chất lượng (SQA)
• Nhân viên kinh doanh bán thời gian
Công việc:
-Tìm kiểm thông tin, tiếp cận các khách hàng tiềm năng tại Hà Nội
-Tư vấn, giải thích cho khách hàng về các dịch vụ Internet băng rộng
(ADSL), Internet cáp quang (FTTH) do FPT Telecom cung cấp
-Xúc tiến việc ký kết hợp đồng, đàm phán thương lượng
-Thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng với khách hàng
Yêu cầu:
19


-Nam/Nữ làm việc bán thời gian
-Đam mê kinh doanh và kiếm tiền
-Nhanh nhẹn, linh hoạt, giải quyết tình huống tốt
-Ngoại hình dễ nhìn, không nói lắp, nói ngọng
-Các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, Viễn thông là
một lợi thế
Ưu tiên:
-Các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực Viễn thông, sinh viên khoa
CNTT…, những người muốn khẳng định mình và kiểm thêm thu nhập

• Nhân viên kĩ thuật
Công việc:
-Tư vấn, hỗ trợ, bảo trì, lắp đặt hệ thống mạng LAN, WAN, dịch vụ ADSL
Yêu cầu:
-Tốt nghiệp CĐ/ĐH các chuyên ngành Điện tử - Viễn thông, Công nghệ
thông tin
-Khả năng chịu được áp lực công việc
-Khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm
-Chủ động trong công việc
Ưu tiên:
-Các ứng viên có kinh nghiệm và hiểu biết về mạng LAN/WAN/Internet
hoặc có các chứng chỉ của Microsoft, Cisco…
• Cộng tác viên kinh doanh
Công việc:
-Tìm kiếm thông tin, tiếp cận các khách hàng tiềm năng
-Tư vấn, giải thích cho khách hàng về dịch vụ Internet băng rộng ADSL, cáp
quang FTTH và các dịch vụ gia tăng (truyền hình, điện thoại) do FPT cung
cấp
-Đàm phán, thương lượng thực hiện các thủ tục ký kết hợp đòng với khách
hàng
-Nghiên cứu thị trường, phỏng vấn khách hàng
-Có thể làm part-time hoặc full-time
Yêu cầu:
-Nam, tuổi từ 18-24
-Có khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tốt
-Chấp nhận công việc áp lực cao
-Ngoại hình dễ nhìn, nói năng lưu loát, ham học hỏi, cầu tiến
-Hiểu biết về thị trường CNTT, Internet hoặc từng làm qua các công việc bán
thời gian như: nghiên cứu thị trường, phỏng vấn viên… là một lợi thế
Ưu tiên:

-Sinh viên ác trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học ngành CNTT, ĐTVT

20


Ngoài ra, công ty còn có những công việc dành cho sinh viên thực tập, mục
đích của việc này là giúp tuyển chọn những sinh viên giỏi đồng thời cho sinh
viên có thêm kinh nghiệm khi bắt đầu công việc
Ngoài các kĩ năng cứng, những kiến thức chuyên môn cần nắm vững, khi
tham gia tuyển dụng vào các vị trí của công ty, sinh viên cần trang bị những
kĩ năng mềm khác như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc theo nhím,sáng
tạo, học hỏi… Trang bị ít nhất ột ngoại ngữ, khuyến khích biết tiếng Nhật, có
thể làm việc lâu dài tại nước ngoài
2.2. Các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của công ty
Công ty FPT Software cung cấp các dịch vụ phần mềm cho các cá nhân, tổ
chức có nhu cầu. Cụ thể, FPT Software có các dịch vụ như sau:

- Dịch vụ về ứng dụng trên các nền tảng (Application Services)
- Hệ thống nhúng (Embedded Systems)
21


- Dịch vụ BPO (BPO Service)
- Các giải pháp và dịch vụ phần mềm cho quản lý doanh nghiệp (ERP
Solutions and Services)
-Dịch vụ kiểm thử phần mềm (Testing Services)
- Dịch vụ cho các thiết bị di động (Mobility Services)
- Dịch vụ làm thuê từ các công ty khác (Migrations Services)
2.3. Công việc được giao trong đợt thực tập.
Đợt thực tập đặt ra cho sinh viên mục tiêu chủ yếu là học tập và thực hành cơ

bản với ngôn ngữ lập trình Java, sau đó dùng ngôn ngữ Java để lập trình trên môi
trường hệ điều hành Android. Do đó, đợt thực tập được chia làm 2 chương trình
chính: Basic Java và Basic Android. Cụ thể lịch trình thực tập như sau:
Ngày 10/07/15: công ty FPT Software tổ chức lễ khai giảng cho sinh viên
vào thực tập. Buổi lễ chủ yếu xác nhận lại số sinh viên tham gia thực tập, quán triệt
sinh viên tuân thủ nội quy công ty, cũng như thông báo lịch thực tập cụ thể, thông
báo chương trình học và các công việc phải làm khi ở lớp và bài tập được giao khi
về nhà. Sau buổi lễ đơn giản, FPT Software dạy cho sinh viên về Bảo mật an toàn
thông tin. Qua đó, sinh viên hiểu được tầm quan trọng của an toàn thông tin trong
các công ty tổ chức, biết cách phòng chống rủi ro an toàn thông tin. Đây là một kiến
thức hết sức thú vị và quan trọng không những trong công ty FPT Software mà còn
ở bất kỳ một công ty nào khác, cũng như trong đời sống hàng ngày.
Từ ngày 13/07/14 đến 20/07/15: học Basic Java. Trong chương trình này,
sinh viên được học ngôn ngữ lập trình Java cũng như các đặc trưng hướng đối
tượng của nó. Sinh viên được làm quen với các thư viện cơ bản của Java, hiểu và
làm việc với một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Mỗi sinh viên được cấp một
accout mail của FPT Software và được học cách làm việc, nộp và gửi bài tập qua
chính email này. Sau mỗi buổi học (nửa ngày) ở công ty, sinh viên phải làm các bài
tập trên IDE Eclipse và gửi cho người hướng dẫn kiểm tra qua email.
Các nội dung về Basic Java đã được học trong khóa thực tập:
• Java Fundamentals

22


Học về cú pháp của ngôn ngữ Java, các thao tác với Array, String và
Function
• OOP with Java
Giới thiệu về hướng đối tượng, các nguyên tắc trong OOP, các tính chất của
OOP như Abstract, Inheritance và Polymorphism

• Advanced OOP with Java
Đi sâu nghiên cứu về OOP và các Class mà Java đã cung cấp sẵn
• Exception & Utility Classes
Thao tác để bắt các Exception trong Java
Cuối chương trình Basic Java có một bài test cả lý thuyết (trắc nghiệm) và thực
hành (trong thời gian 3 tiếng) để đánh giá khả năng học tập của sinh viên. Chương
trình Basic Java rất bổ ích cho những bạn sinh viên chưa từng tiếp xúc với ngôn ngữ
Java. Chỉ trong vòng chưa đến 10 ngày, sinh viên đã cơ bản làm chủ ngôn ngữ Java.
Từ ngày 22/07/15 đến 07/08/15: Basic Android. Trong chương trình này,
sinh viên được làm quen với các kiến thức cơ bản về Android với các nội dung sau:
• Activity
Tạo các sự kiện cho Android, hiểu được vòng đời của Activity
• Layouts
Thiết kế giao diện người sử dụng cho một ứng dụng Android
• Widgets
• Intent & Intent Filters
• Content Provider
• Broadcast Services
• Web Service Connection
Học cách thiết kế ứng dụng có thể tương tác với Server để trao đổi dữ liệu
Chương trình này sinh viên thực hiện full-day, buổi sáng học lý thuyết, buổi chiều
thực hành ở lab và thực hành trên máy android mô phỏng. Tuy chương trình hết sức
bổ ích nhưng lại có kiến thức khá nặng đối với sinh viên chưa từng tiếp xúc với
Android.

23


Chương 3: Nhận xét, đề xuất
1.2


. Ưu điểm

- Hệ thống mạng, máy tính, thiết bị phòng lab phục vụ cho việc dạy và học
tốt.
- Chị phụ trách và các anh giảng viên rất chu đáo, nhiệt tình trong việc truyền
tải nội dung học.
- Người hướng dẫn thực tập có chuyên môn, kinh nghiệm tốt. Chỉ dạy cho
sinh viên những gì phải làm trong công việc thực tế của công ty.
3.2. Nhược điểm
- Do số lượng sinh viên tham gia đông, nên số máy tính có sẵn trong phòng
Lab không đủ cho sinh viên thực hành.
- Chương trình thực tập diễn ra khá nhanh, với nội dung thực tập khá nặng,
chưa phù hợp với số đông sinh viên. Đặc biệt là chương trình dạy Android, hầu như
chỉ phù hợp với các sinh viên đã có thời gian làm quen tìm hiểu về lập trình trên
môi trường Android từ trước. Còn đối với những sinh viên mới lần đầu tiếp xúc thì
gặp rất nhiều khó khăn và nhiều lúc không theo kịp chương trình.
- Tuy có những người hướng dẫn chuyên môn tốt nhưng khả năng sư phạm
hầu như không có. Kỹ năng trình bày của người hướng dẫn kém khiến cho sinh viên
hầu như không nắm bắt được những gì được truyền đạt, mà kiến thức chủ yếu do
thực hành và đọc tài liệu mang lại.
3.3. Đề xuất
- Nên chọn người hướng dẫn cho sinh viên có kỹ năng sư phạm hoặc kỹ năng
trình bày tốt hơn, giúp cho sinh viên có thể tiếp nhận được các kiến thức do người
hướng dẫn truyền đạt.
-Nên giảm bớt chương trình học, đối với những người mới bắt đầu thì chỉ
nên dạy những gì có tính nền tảng trước khi dạy cho họ những kiến thức nâng cao
hơn. Đồng thời, tăng thêm thời lượng các hoạt động ngoại khóa bổ ích để cải thiện
kỹ năng mềm cho sinh viên.


24


- Nên thay đổi chương trình thực tập phần Android sao cho cơ bản hơn, giúp
cho sinh viên mới bắt đầu nắm bắt được cơ bản trước khi đủ khả năng học các kiến
thức cao hơn.
- Phòng Lab nên đầy đủ máy tính hơn. Nên sắp xếp lại thời gian để sinh viên
có nhiều thời gian dùng phòng lab hơn.
- Nếu được, hãy tổ chức thực tập tại một địa điểm gần trường Đại học Bách
khoa Hà Nội hơn, điều này rất có lợi cho các sinh viên đang học tập và sinh sống
gần khu vực Đại học Bách khoa Hà Nội.

C. KẾT LUẬN
Đợt thực tập vừa qua mang lại cho bọn em rất nhiều kinh ngiệm quí giá, thiết thực
và bổ ích. Qua đợt thực tập này, bọn em được học về:
• Ngôn ngữ Java, đây là ngôn ngữ có nhiều ứng dụng trong thực tế công việc
sau này nếu bạn nào theo hướng lập trình
• Lập trình ứng dụng Mobile trên nền hệ điều hành Android, đây là một trong
những xu thế đang phát triển rất mạnh hiện nay và trong tương lai
• Học được tác phong làm việc và các kỹ năng cần thiết của các anh chị bên
phía công ty FPT Software, giúp ích cho việc học bây giờ và sau khi ra
trường
• Hiểu được lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của một trong
những công ty công nghệ phần mềm hàng đầu Việt Nam – FPT Software.
Biết được rằng những thành công đạt được hiện nay của FPT Sofware bắt
nguồn từ những ý tưởng táo bạo, tham vọng, khát khao khẳng định giá trị
Việt trên thị trường thế giới, cùng sự cống hiến nhiệt tình của các thành viên
trong công ty
Đợt thực tập kĩ thuật lần này cũng góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai,
biết được mình phù hợp với chuyên ngành nào và lên kế hoạch theo đuổi và thực

hiện nó bằng cách nâng cao khả năng trình độ bản thân, kỹ năng mềm và ngoại ngữ.

25


×