BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
Trần Thị Mỹ Hạnh
Lớp CD9QM2
Khoa Môi Trường
Mục lục
1. Lời mở đầu, các khái niệm cơ bản
2. Hiện trạng chất thải rắn đô thị
3. CTR sinh hoạt và các tác động tới đô thị
4. Hệ thống quản lý CTR đô thị.
5. Kết luận, kiến nghị
Lời mở đầu
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh
mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia
tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... làm
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất
thải rắn như chất thải sinh hoạt.
Bất kì hoạt động nào của con người đều sản sinh ra một lượng rác
thải khá lớn thành phần chủ yếu là rác hữu cơ và các chất dễ gây ô
nhiễm cho môi trường.
Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt
đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại
hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế
đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Cần có những biện pháp để giảm thiểu và thu gom CTR sinh hoạt để
đảm bảo cuộc sống cho con người và bảo vệ môi trương, giữ gìn cảnh
quan.
1.1 Các khái niệm cơ bản
Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005: CTR là vật chất ở thế rắn được thải
ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của con người.
CTR sinh hoạt là chất thải phát sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia
đình,chung cư…) khu thương mại( cửa hang, siêu thị, văn phòng, khách
sạn, nhà nghỉ…) cơ quan ( trường học, viện nghiên cứu, trung tâm hành
chính…) khu vực dịch vụ công cộng (công viên, cây xanh…) từ các rãnh
thoát nước
Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người, tại nhà, tại công sở, trên
đường đi, tại nơi công cộng… đều sinh ra một lượng rác đáng kể.
1.2. Hiện trạng chất thải rắn ở đô thị
1.2.1. Quá trình phát triển của đô thị ở Việt Nam
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều đô thị
được chuyển từ cấp thấp lên cấp cao và có nhiều đô thị mới được hình
thành.
Năm 2000 nước ta có 649 đô thị đến năm 2005 con số này tăng lên 715 đô
thị và tăng lên 755 đô thị vào năm 2011( Bộ xây dựng, 2011). Đô thị phát
triển kéo theo nhiều vấn đề đặc biệt là việc di dân từ nông thôn ra thành thị.
Năm 2009 dân số đô thị là 25,59 triệu người chiếm 29,74% tổng dân số cả
nước đến năm 2010 dân số tăng lên mức 26,22 triệu người chiếm 30,17%
tổng dân số cả nước. Dự báo đến năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người
chiếm 38% dân số cả nước và năm 2025 là 52 triệu người chiếm 45% dân
số cả nước.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực đối với
phát triển kinh tể xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về
kinh tế xã hội, thì đô thị hóa nhanh cũng tạo sức ép về nhiều mặt dẫn đến
suy giảm chất lượng môi trường và phát triển bền vững. Các hoạt động sản
xuất, sinh hoạt tăng theo và lượng chất thải cũng tăng theo. Tính bình quân
đầu người dân số đô thị tiêu dung năng lượng và chất thải cũng tăng theo
cáo gấp 2-3 lần người nông thôn dẫn tới lượng rác thải của người dân đô
thị cũng cao gấp 2- 3 lần người dân nông thôn.
1.2.2 Phát sinh CTR sinh hoạt ở đô thị
Với số lượng dân số quá cao dẫn đến lượng chất thải ở mức đáng kể đặc
biệt là CTR sinh hoạt theo Báo cáo của các địa phương năm 2010 thì chỉ số
phát sinh CTR sinh hoạt đô thị trung bình trên đầu người năm 2009 của
hầu hết các đại phương đều chưa tới 1,0 kg/người/ ngày. Các con số thống
kê về lượng phát sinh CTR sinh hoạt đô thị không thống nhất là một trong
những thách thức cho việc tính toán và dự báo lượng phát thải CTR đô thị ở
nước ta.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006- 2007 đã cho thấy, lượng CTR sinh
hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập chung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và
Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm tới 45,2% tổng lượng CTR sinh hoạt phát
sinh từ tất các đô thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ ngày.
Bảng 1.1 .
STT
1
Loại
đô
thị
Đặc
biệt
2
Loại
1
3
Loại
2
4
Loại
3
5
Loại
4
Tổng cộng
Chỉ số CTR
sinh hoạt
bình quân
Lượng CTR sinh hoạt phát sinh
ở các đô thị Việt Nam năm 2007
0,96
Lượng CTR đô thị
phát sinh
Tấn/
Tấn/năm
ngày
8.000
2.920.000
0.84
1.885
688.025
0.72
3.433
1.253.045
0.73
3.738
1.364.370
0.65
626
228.490
17.682
6.453.930
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007
Và báo cáo của các sở tài nguyên môi trường
Thành phần CTR sinh hoạt
Phụ thuộc vào mức sống ở mỗi đô thị. Mức sống, thu nhập khác nhau giữa
các đô thị đóng vai trò quyết định thành phần CTR sinh hoạt. Thành phần
rác thải đưc đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể sử dụng làm nguyên
liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54-77% tiếp theo là thành phần nhựa 816%, thành phần kim loại 2% một phần nhỏ CTNH có lẫn trong chất thải
sinh hoạt.
Bảng 1.2 Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp
của một số địa phương năm 2009 – 2010
stt
Loại
Hà
Đà
HCM
Bắc
chất
Nội
Nẵng
(Đa
Ninh
thải
(Nam
(Hòa
Phước)
(Thị
Sơn)
Khánh
trấn Hồ
1
Rác hữu cơ
53,81
68,47
64,50
56,90
2
Giấy
6.53
5,07
8,17
3,73
3
Vải
5,82
1,55
3,88
1,07
4
Gỗ
2,51
2,79
4,59
5
Nhựa
13,57
11,36
12,42
9,65
6
Da và cao su
0,15
0,23
0,44
0,20
7
Kim loại
0,87
1,45
0,36
8
Thủy tinh
1,87
0,14
0,40
0.58
9
Sành sứ
0,39
0,79
0,24
10
Đất và cát
6,29
6,75
1,39
27,85
11
Xỉ than
3,10
0,44
12
Nguy hại
0,17
0,02
0,12
0,07
13
bùn
4,34
1,35
2,92
14
Các loại khac
0,58
0,03
0,04
Túi nilon
ở nước ta các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong các hoạt động sinh
hoạt xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất khó thu gom toàn
bộ. Chất thải là túi nilon chiếm phần lớn khổi lượng trong thành phần nhựa
thải. Các túi nilon này nhỏ, mỏng, ít có gia trị đối với người thu gom, tái
chế nên tồn tại khá nhiều trong các bãi chon lấp và hầu như không phân
hủy. Các túi nilon nếu bị đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không
khí do phát thải các khí ô nhiễm như HCl,VOC, Dioxin, Furan… nếu tính
trung bình mỗi hộ gia đình ở đô thị thải khoảng 3 -10 túi nilon các loại/
ngày thường thì nhựa túi nilon thải ra mỗi ngày ở các đô thị vào khoảng
10,48-52,4 tấn nhựa/ngày.
Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về lượng túi nilon được sử dụng ở
Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát ước tính về số lượng này. Tuy có sự
khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản lý
ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nilon: từ sản xuất, lưu thong phân
phối, sử dụng đến thải bỏ, thu gom xử lý.
CTNH trong sinh hoạt
Theo thống kê CTNH còn bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi
chôn lấp là 0,02-0,08% CTNH thường là: pin, ắc-quy, đèn tuyp, nhiệt kế
vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, lọ sơn móng tay, vỏ bao thuốc trừ sâu,
….
Hiện tại CTNH vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị thải lẫn với
CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc chôn lấp và xử lý chung sẽ
dẫn đến nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác và ảnh
hưởng của quá trình thủy phân rác và có thể hòa tan vào nước rỉ rác gây ô
nhiễm môi trường.
Chất thải điện tử trong sinh hoạt
Lượng chất thải điện tử và điện dân dụng thải ra từ các đô thị như tivi, tủ
lanh, quạt điện, máy tính, đồ dân dụng…ngày càng tăng. Các chất thải điện
tử khi thải ra sẽ được người thu mua tiến hành các hoạt động như các thiết
bị còn sửa chữa được sẽ đưa tới các của hang để tiến hành sửa chữa để kéo
dài thời gian sử dụng, các đồ đã hỏng sẽ được tháo rời các bộ phận bán cho
các cơ sở sửa chữa để tận dụng các thiết bị, phần còn lại không sử dụng
được sẽ thải cùng với chất thải sinh hoạt.
1.4 CTR và các tác động tới đô thị
1.4.1 Tác động tới môi trường
Do lượng CTR phát sinh tại các đô thị ngày càng cao nên kéo kheo nó là
những hậu quả không nhỏ đối với môi trường và cảnh quan của các đô thị ở
Việt Nam.
Ô nhiễm nước
Rác thải sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh rạch, song hồ… gây
ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản than chúng, rác nặng lắng xuống
làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nilon làm giảm diện tích
tiếp xúc với không khí, giảm DO trong nước, làm mất mĩ quan, gây tác
động cảm quan xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân
hủy gây mùi hôi thối gây phú dưỡng hóa nguồn nước.
-Nước rò rỉ tại các bãi rác đi vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn
nước như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao, chảy vào
song hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Ô nhiễm không khí
- Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí, khi vận
chuyển và lưu trữ CTR sinh hoạt sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy
chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các chất hữu có trong CTR
sinh hoạt: amoni có mùi khai,hydrosunphua có mùi trứng thối, Cl2 hôi
nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng….
- Một số loại chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: trong môi trường hiếu khí,
kị khí có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3…ngay
từ khâu thu gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp dễ gây cháy nổ.
Ô nhiễm đất
-Nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường đất tại khu vực
xung quanh đó.
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải
được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt
nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật
không xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng
sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử
dụng tràn lan các loại túi nilôn trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập
vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các
"bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ,
tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua
và năng suất cây trồng giảm sút .
Ảnh hưởng tới con người
Khi chất lượng môi trường tại các đô thị không được đảm bảo dẫn đến sức
khỏe của con người cũng bị ảnh hưởng, nguy cơ mắc các loại bệnh nguy
hiểm ngày càng ra tăng như các bệnh về da, đường hô hấp, đường tiêu hóa,
… khi sức khỏe không được đảm bảo thì trung bình tuổi thọ cũng sẽ giảm
xuống. Kéo theo đó là rất nhiều vấn đề khác ảnh hưởng tới đời sống của con
người.
Người dân sống gần các bãi rác không hợp vệ sinh cớ tỷ lệ mắc các bệnh da
liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.
Tác động đối với nền kinh tế
Hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản tiền khá
lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lí CTR sinh hoạt.
Và còn nhiều những ảnh hưởng lớn khác đối với môi trường và xã hội.
1.5 Hệ thống quản lý CTR tại đô thi ở Việt Nam
Hiện trạng công tác thu gom và phân loại CTR tại đô thị Việt Nam
Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp
quan tâm, nhưng do lượng CTR đô thị ngày càng tăng. Năng lực thu gom
còn hạn chế cả về nhân lực lẫn thiết bị nên việc thu gom vẫn chưa đạt yêu
cầu. Mặt khác do nhận thức của người gân còn chưa cao nên lượng rác bị
vứt bừa bãi ra môi trường còn nhiều, việc thu gom và phân loại tại nguồn
vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho có sở hạ tầng cũng như
các thiết bị, nhân lực và nâng cáo nhận thức.
Công tác phân loại tại nguồn
3R ( viết tắt của 3 từ Reduce – giảm thiểu, Resue – tái sử dụng, Recycle –
tái chế), với nền tảng cơ bản là hoạt động phân loại tại nguồn. Phân loại
chất thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng chất thải chon lấp, rác thải hữu
cơ…đây là cơ sở để hình thành và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế
chất thải.
Các thành phố đã áp dụng thử nghiệm 3R điển hình như Tp.HCM, Hà Nội,
Đà Nẵng…đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên để triển khai rộng rãi
hoạt động này cần phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng: như thiết bị thu gom
phân loại, địa điểm tập kết và trung chuyển, cơ sở hạ tầng của công tác tái
sử dụng. Hiện nay chương trình phân loại chất thải tại nguồn vẫn chưa được
áp dụng , triển khai rộng rãi vì nhiều lí do nhưng quan trọng nhất vẫn là thói
quen của người dân. Tại một số địa phương triển khai dự án này không hiệu
quả do công tác triển khai thiếu đồng bộ và thiếu hụt đầu tư cho công tác
thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo từng loại nên khi người dân phân
loại thì khi thu gom lại đổ lẫn lộn vào xe thu gom và mang tới bái chôn lấp
nên công tác phân loại không đạt hiệu quả. Dẫn đến việc phân loại rác tại
nguồn bị hoài nghi, và chưa thực sự quen với công tác phân loại rác tại
nguồn nên tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia phân loại rác chỉ khoảng
70%. Kinh phí cho công tác tuyên truyền vận động ban đầu thì có nhưng
đến giai đoạn cuối thì không còn để duy trì tuyên truyền và các công ty thu
gom tại các nơi có dự án cũng không có kế hoạch duy trì và phát triển nên
các dự án chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm.
Hình thức thu gom .
Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở
hầu hết các đô thị ở nước ta việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu.
Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ
cấp( hình thức người dân tự thu gom vào các thùng, túi chứa sau đó được
công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp
(rác được thu gom và chuyển tới các xe ép rác chuyên dụng và chuyển tới
khu xử lí)
Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được thực
hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chỉ ở các đô thị lớn cấp thành phố mới có
URENCO đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lí CTR đô thị. Tuy
nhiên vẫn có sự tham gia của các công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần trên
địa bàn. Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội
thu gom, tổ chức tư nhân đảm bảo nhiệm việc vận chuyển với chi phí thu
gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa
phương
Biện pháp thu gom
+ Khuyến khích tận dụng tối đa, triệt để những vật dụng còn sử dụng được
trước khi vất bỏ giúp giảm nguồn thải, hạn chế việc sử dụng những đồ vật
dùng một lần.
+ trong gia đình nên có 2 thùng giác để chứa chất thải, việc sử dụng 2 thùng
giác giúp tiện lợi cho việc phân loại chất thải.
+ Thiết lập hệ thống thu gom rác thải, sử dụng xe đẩy đến từng hộ gia đình
để thu gom, đưa đến điểm tập kết.
+ tại khu đông dân cư nên bố trí những khu vực làm việc đặc biệt, quy định
giờ làm cụ thể hằng ngày, mỗi người dân có trách nhiệm đều phải mang rác
đến đó. Xung quanh treo biển, băng zôn nhắc nhở mọi người.
1.5.2 Cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về quản lý CTR ở đô thị
Trong nhiều năm qua công tác quản lý và thu gom CTR sinh hoạt đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và nhà nước, thể hiện bằng các chính
sách, pháp luật quản lý CTR sinh hoạt nói riêng và quản lý CTR nói chung
đã được quy định trong luật BVMT 1994, Luật BVMT 2005, chiến lược
bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Chính sách xã hội về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, căn cứ theo nghị định
59/2007/ NĐ-CP và nghị định 69/2008/ NĐ-CP chính sách về xã hội hóa
công tác quản lý CTR sinh hoạt cũng đã được ưu tiên phát triển ở cả cấp
trung ương và địa phương. Trong đó chính phủ khuyến khích khu vực tư
nhân tham gia mạnh mẽ vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
Những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua đã cho thấy đây là một
trong những chính sách rất phù hợp với điều kiện thực tế
ở Việt nam hiện nay.
Ngoài ra còn có những quy định chính sách như:
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn
đến năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050
1.5.3 Thể chế, chính sách chưa hoàn thiện và chưa được thực thi triệt
để
Thể chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý
CTR nói chung và CTRSH nói riêng dù đã có những bước tiến bộ đáng
được ghi nhận nhưng con chưa đầy đủ, đồng bộ hoặc còn chồng chéo, chưa
có một quy định thống nhất, toàn diện cho công tác quy hoạch CTR quốc
gia.
Một số chính sách được ban hành nhưng cơ chế triển khai không hiệu quả
hoặc không thể đi vào thực tế. Vấn đề triển khai thực hiện chưa hiệu quả
hoặc không thể đi vào thực tế. Vấn đề triển khai thực hiện chưa thực sự
phát huy đượchiệu quả, thể hiện ở việc chưa đạt được chỉ tiêu môi trường
đặt ra. Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề
then chốt đối với công tác quản lý CTR ( bao gồm các vấn đề như nhân lực,
bộ máy tổ chức, trình độ…) vẫn còn thiếu dẫn đến các hoạt động quản lý
CTR khó triển khai trong thực tế.
Do không có một tổ chức đầu mối chung về quản lý CTR nên các văn bản
quy chuẩn, quy phạm, quy định về quản lý CTR còn do nhiều bộ nghành
ban hành. Ngoài ra hiện nay cũng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm tập
chung quản lý thông tin, dữ liệu về quản lý CTR ở cấp trung ương, cũng
như địa phương.
Thêm vào đó công tác thanh, kiểm tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế,
các chế tài quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm về BVMT đối
với CTR còn chưa đủ sức răn đe, mức thi hành cưỡng chế có hiệu lực chưa
cao dẫn đến hiệu quả quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đăt ra.
1.6 kết luận
Rác là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Nhưng ngày nay rác thải
sinh hoạt không chỉ đi ra và còn quay lại làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Rác
là đồ vật đã bỏ đi nhưng nếu con người biết tận dụng và đặt nó đúng vị trí
và sẽ đem lại nguồn lợi to lớn cho con người.
Ô nhiễm do quản lý CTR không tốt, xử lý CTR không hợp vệ sinh đã gây
những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển
kinh tế - xã hội. Ô nhiễm môi trường từ các bãi chôn lấp chất thải không
đảm bảo vệ sinh đã gây ra những thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận; làm gia tăng
gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng dân cư
sống gần các bãi chôn lấp đó. Ngoài ra, ô nhiễm do CTR cũng là nguyên
nhân gây ra những xung đột về môi trường gần đây tại một số địa phương
Trong thời gian qua, nhiều cố gắng trong việc quản lý CTR đã được triển
khai ở các cấp, các ngành; nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề
xuất nhằm ngăn chặn xu thế ô nhiễm môi trường do CTR. Tuy nhiên, công
tác quản lý CTR còn nhiều tồn tại: phân công, phân nhiệm trong quản lý
CTR còn phân tán, chồng chéo và nhiều lỗ hổng; thể chế, chính sách về
quản lý
CTR chưa hoàn thiện và chưa được thực thi triệt để; công cụ kinh tế chưa
phát huy được hiệu
quả; công cụ thông tin chưa được đầu tư, chú trọng đúng mức; xã hội hóa,
tư nhân hóa và huy động cộng đồng tham gia công tác quản lý CTR còn hạn
chế
1.7 kiến nghị
Rà soát điều chỉnh định hướng, chiến lược BVMT quốc gia, trong đó có
chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn cho phù hợp với điều
kiện thực tế theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020.
Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về CTR từ trung ương đến địa
phương; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ,
ngành; xác định rõ cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với CTR ở cấp
Trung ương và địa phương; phân định chức năng quản lý nhà nước đối với
CTR nông thôn, nông nghiệp, CTR làng nghề giữa các Bộ có liên quan.
Ban hành các cơ chế thích hợp để đẩy mạnh chính sách phát triển công
nghệ xử lý CTR theo hướng giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, tăng cường
tỷ lệ tái chế, tái sử dụng; nghiên cứu, khuyến khích áp dụng một cách hợp
lý công nghệ đốt rác thu năng lượng và các công nghệ xử lý CTR phù hợp
với điều kiện Việt Nam.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch quản lý CTR liên vùng, liên tỉnh theo hướng
xây dựng khu xử lý CTR thông thường riêng cho các địa phương, xây dựng
khu xử lý CTNH liên vùng, liên tỉnh.
Ban hành các cơ chế, chính sách và các giải pháp cần thiết để đẩy mạnh xã
hội hóa quản lý CTR; phát triển các tổ chức sự nghiệp môi trường và doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR sinh hoạt.
Tài liệu tham khảo
1.Báo cáo đánh giá môi trường quốc gia năm
2011
2.Luật bảo vệ môi trường năm 2005
3.Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
09/04/2007 của Chính phủ về việc quản lý chất
thải rắ
4. Bộ Xây dựng, 2009, Chương trình xử lý
chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ,
hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 – 2020.