Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG báo cáo VIÊN về LUẬT BIỂN năm 2013( GIẢI BA cấp QUÂN KHU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.55 KB, 9 trang )

Đề cương
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BIỂN TRONG ĐIỀU 6 CỦA LUẬT
BIỂN VIỆT NAM NĂM 2012
(Dành cho Báo cáo viên Pháp luật)
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kính thưa các đồng chí!
Ngày 21 tháng 6 năm 2012 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã
thông qua Luật biển Việt Nam và ngày 02 tháng 7 năm 2012 Chủ tịch
nước ký Lệnh số 16/2012/L-CTN công bố Luật biển Việt Nam có hiệu lực
từ ngày 01/01/2013. Việc Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam là một
“mốc son” có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc hiện nay.
Luật biển gồm 7 chương, 55 điều, đề cập đến nhiều nội dung; trong
thêi gian 30 phót h«m nay, t«i chØ ®i s©u lµm râ néi dung với các đồng chí
nội dung tại Điều 6, đó là “Hợp tác quốc tế về Biển”
B. BỐ CỤC
Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong hợp tác quốc tế về biển
Phần 2: Nội dung hợp tác quốc tế về biển
Phần 3: Một số định hướng tuyên truyền.
C. NỘI DUNG
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
1.Cơ sở lý luận trong hợp tác quốc tế về biển:
Như các đồng chí đã biết, hợp tác quốc tế về biển trong Luật biển
Việt Nam, trước hết, là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về
hợp tác quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng ta.
Thật vậy, Trong toàn bộ nội dung phong phú của tư tưởng Hồ Chí
Minh, những tư tưởng về ngoại giao-hợp tác quốc tế nói chung chiếm một
vị trí vô cùng quan trọng. Người cho rằng: “Ngoại giao là một mặt trận”,
và phải được tiến hành bằng con đường ngoại giao “nhân dân” chứ không
phải kiểu “ngoại giao pháo hạm”, “ngoại giao áp đặt” như một số nước
lớn đã từng tiến hành. Với quan điểm đó, Người luôn chủ trương xây dựng


biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng, đó là sách lược để
triệt tiêu cơ sở, điều kiện nảy sinh các vi phạm về chủ quyền biên giới của
nhau, góp phần xây dựng “phên dậu từ xa”.
Tháng 3-1961, Bác Hồ đến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ hai. Sau khi
nghe lãnh đạo đơn vị báo cáo, Bác căn dặn: “Các chú phải tìm ra cách


bảo vệ đảo sao cho phù hợp với điều kiện con người, địa hình bờ biển,
hải đảo của ta, và vũ khí trang bị mình có...Ngày trước ta chỉ có đêm và
rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta
phải biết giữ gìn lấy nó”. Đó cũng chính là quan điểm cốt lõi trong vấn đề
hợp tác quốc tế về Biển đảo. Tức là, hợp tác phải đi đôi với bảo vệ, hợp tác
phải trên cơ sở hòa bình ổn định, giữ vững chủ quyền…
Hai là, Trong quá trình lãnh đạo đất nước hội nhập quốc tế chúng ta
thấy, Đảng ta rất quan tâm đến hợp tác quốc tế về Biển đảo, Tháng 5/1993,
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 03 (khóa VI) đã nhận định: “tiến ra
biển trở thành một hướng phát triển của loài người”
Đến Đại hội IX của Đảng. Đảng ta khẳng định: “phải phát triển tổng
hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực biển, hải
cảng để tạo thành vùng phát triển cao thúc đẩy các vùng kinh tế khác và
phải phát triển kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển”.
Và đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020 cũng đưa ra quan điểm chỉ đạo: “khai
thác mọi nguồn lực để phát triển, tích cực mở cửa, phát huy có hiệu quả
các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các
nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ
vững chắc chủ quyền Biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam...” Như
vậy, hợp tác quốc tế về biển được xem là một đối sách quan trọng, một
chiến lược quan trọng, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam XHCN.
2. Cơ sở thực tiễn trong hợp tác quốc tế về biển
Thực tiễn cho thấy, từ khi thành lập đến nay Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm đến hợp tác quốc tế về biển, nhằm khai thác, bảo vệ tài
nguyên biển; đồng thời để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc.
Việc Quốc Hội Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước của Liên
Hợp quốc về Luật biển 1982. Đã giúp cho Việt Nam nhận được sự ủng hộ
rất lớn của bạn bè quốc tế khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển,
và coi đó như là một thứ “vũ khí mềm” vô cùng quan trọng mà một nước
nhỏ như Việt Nam cần phải tranh thủ để tạo ra khung pháp lý vững chắc
cho tiến trình xây dựng Luật biển của chúng ta.
Tại Mátxcơva ngày 19-6-1981 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên
bang Xôviết đã ký Hiệp định thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở thềm
lục địa phía Nam Việt Nam (gọi tắt là Hiệp định Dầu khí Việt - Xônăm


1981) và Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã ra đời từ đó và đến nay tập
đoàn Vietsovpetro đã có nhiều đóng góp lớn trong phát triển kinh tế đất
nước.
Trong tiến trình từng bước hội nhập quốc tế, chúng ta cũng đang hợp
tác với rất nhiều quốc gia trên lĩnh vực khai thác dầu khí ở Biển đông, như
Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Anh Quốc…Đặc biệt gần đây, ngày
26-4, Tổng công ty Dầu khí VN và tổ hợp các nhà thầu gồm Công ty Thăm
dò khai thác dầu khí (VN) - Công ty Talisman (Canada) đã ký các thỏa
thuận hợp đồng khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam.
Các hợp tác trên lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, khai thác nguồn lợi
hải sản, bảo đảm hàng hải… cũng đạt được nhiều kết quả cao.
Năm 1982 Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về vùng nước,
trong đó xác định rõ chủ quyền đảo của mỗi bên theo một đường mà toàn

quyền Đông Dương Jules Brevie đề xuất năm 1939, thiết lập một vùng
nước lịch sử chung hai bên cùng nhau kiểm soát và quản lý, các hoạt động
đánh bắt hải sản được thực hiện theo tập quán cũ và mọi hoạt động liên
quan đến thăm dò dầu khí trong vùng nước lịch sử phải có ý kiến nhất trí
của bên kia mới được tiến hành và năm 1983 tiếp tục ký hiệp ước về
nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới.
Ngày 05/6/1992 tại Kuala Lampur, Việt Nam và Malaixia đã ký bản
thỏa thuận (MOU) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn.
Ngày 09/8/1997 Bộ trưởng Ngoại giao nước ta và Thái Lan ký Hiệp
định về biên giới biển Việt Nam – Thái Lan, chấm dứt 1/4 thế kỷ tranh cãi
giữa hai nước về giải thích và áp dụng luật biển trong phân định vùng
chồng lấn Việt Nam – Thái Lan.
Năm 2000 Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định
về hợp tác nghề cá trong vịnh giữa hai nước.
Ngày 26/6/2003 Việt Nam và Inđônêxia đã ký hiệp định về phân định
thềm lục địa giữa hai nước nhân dịp Tổng thống Inđônêxia sang thăm Việt
Nam.
Chúng ta đã ký kết với nhiều đối tác nước ngoài trong xây dựng cảng
biển, thăm dò khai thác dầu khí…Như hợp tác với Ấn Độ thăm dò khai
thác dầu khí ở các vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ, hợp tác với Nga
đang khai thác các mỏ dầu khí đốt vùng biển phía Nam, hợp tác với một số
nước Nhật Bản, Nga, Ấn Độ… xây dựng thành công Nhà máy lọc dầu
Dung Quất, hợp tác với Hà Lan đóng tàu cỡ lớn vươn ra Biển…


Bên cạnh việc ký kết các hiệp định, Việt Nam hoan nghênh và tán
thành các khuyến nghị của Hội nghị khu vực được tổ chức tại Băng Đung
(In-đô-nê-xi-a) năm 1991 về Biển Đông, Đó là, “Mọi tranh chấp về lãnh
thổ, quyền tài phán ở Biển Đông cần được giải quyết bằng biện pháp hòa

bình thông qua thương lượng, đối thoại; các bên tranh chấp cần tự kiềm
chế không làm cho tình hình phức tạp thêm; xem xét các lĩnh vực có thể
hợp tác không làm tổn hại đến các đòi hỏi về lãnh thổ và quyền tài phán ”.
Trong những năm qua, vấn đề hợp tác quốc tế về biển đảo đã thật sự
đi vào chiều sâu và có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Thành tựu mà chúng ta
đạt được là vô cùng to lớn, hàng năm thu nhập từ hợp tác kinh tế biển (khai
thác khoáng sản, đánh bắt cá, hoạt động du lịch...) đạt tới 30% GDP/năm.
Phải nói rằng thành quả trên các lĩnh vực hợp tác về biển là rất lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, thì tình hình Biển
Đông cũng không phải là khu vực phẳng lặng. Cái không gian và địa thế
Biển Đông vốn hàng ngàn năm yên bình đã có những đợt sóng trào dâng
tưởng chừng như những cơn hung thần dữ dội muốn nuốt chửng các quốc
gia nhỏ bé trong khu vực trong đó có Việt Nam chúng ta. Sự gia tăng căng
thẳng về tranh chấp trên Biển Đông có chiều hướng phức tạp, bất chấp
những cơ sở pháp lý quốc tế và tính lịch sử quốc gia. Đó là, Ngày
6/5/2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn (đường lưỡi bò)
trên biển Đông lên Tổng thư ký Liên hợp quốc. Chỉ sau đó một ngày, tức
ngày 7/5/2009, Việt Nam đã lên tiếng phản đổi, bác bỏ đường lưỡi bò của
Trung Quốc. Không chỉ đối với Việt nam mà cả một số nước ASEAN như
Indonesia, Philippines…cũng phản đối kịch liệt.
Đứng trước những thách thức đó, việc ra đời Luật biển Việt Nam là
một đòi hỏi khách quan, là nguyện vọng tha thiết của nhân dân, các cơ
quan tổ chức trong và ngoài nước có được những khung pháp lý hoàn
chỉnh để hợp tác làm ăn chính đáng trên vùng biển thuộc chủ quyền của
chúng ta, tạo ra các cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giữ vững chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc.
PHẦN 2. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BIỂN
1. Trước hết, quan điểm của Đảng ta khẳng định: Nhà nước đẩy
mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu
vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn

vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
Điều đó đã khẳng định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” và xác định rõ cơ sở của sự


hợp tác là giải quyết các tranh chấp liên quan biển, đảo với các nước khác
bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982.
Tại khoản 2, điều 2 của chương I, Luật biển Việt Nam cũng quy
định: nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác so với
các quy định của Luật biển Việt Nam thì áp dụng các quy định của Công
ước luật biển 1982. Điều này, đã thể hiện nhất quán quan điểm giải quyết
tranh chấp biển đảo của Nhà nước ta là tuân thủ các điều khoản của luật
pháp quốc tế, cụ thể là hiến chương Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
Trên thực tế, chúng ta đang kiên trì thực hiện chủ trương này và cho
đến nay đã giải quyết được một số tranh chấp với các nước láng giềng và
khẳng định vấn đề hợp tác quốc tế về giải quyết tranh chấp trên biển không
chỉ giữ vững độc lập chủ quyền mà còn tạo ra sự ổn định bền vững cho
từng quốc gia tham gia hợp tác.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:
Bên cạnh những chế định về nguyên tắc hợp tác quốc tế về biển thì
luật biển Việt Nam cũng xác định 7 nội dung có liên quan đến hợp tác
quốc tế về biển
Một là, Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa
học, kỹ thuật và công nghệ.
Có thể nói, với đường bờ biển dài hơn 3.260km cùng hàng nghìn hòn
đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí địa chính trị
hết sức quan trọng tạo ra tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông
thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Biển Việt
Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt.… với
những tiềm năng, lợi thế to lớn về kinh tế biển như vậy, nếu chúng ta có

những chủ trương hợp tác ứng dụng tiến bộ KHKT vào khai thác, đầu tư
trang thiết bị khai thác có hiệu quả sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho
đất nước từ kinh tế biển
Hai là, Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo
thiên tai.
Nội dung này chúng ta thấy rằng: Hàng năm chúng ta có tới hàng
chục cơn bão đổ bộ vào đất liền từ biển, hiện tượng nước biển dâng cao do
các tảng băng ở Bắc cực dãn ra…gây ra sóng thần, lũ lụt, bão tố. Trên biển
hàng ngày chúng ta có hàng trăm nghìn tàu bè hoạt động khai thác đánh
bắt hải sản và bảo vệ vùng biển…thì việc ứng phó, phòng chống và cảnh
báo thiên tai là hết sức quan trọng, nếu không có kế hoạch, biện pháp ứng
phó, phòng chống, cảnh báo sớm thì hậu quả sẽ không lường trước được.


Chúng ta cũng đã thấy vụ động đất và sóng thần lịch sử ở Nhật Bản
ngày 11/3/2011 làm ba tỉnh miền đông bắc nước Nhật và nhiều tỉnh lân cận
chịu thiệt hại nặng nề với 16.000 người chết và hàng nghìn người mất tích,
và hiện nay, ước tính vẫn còn khoảng 300.000 người sống sót phải sống
trong các khu nhà tạm. Chính phủ Nhật Bản dự tính những nỗ lực xây
dựng lại có thể phải mất thêm 10 năm nữa.…
Còn ở Việt Nam theo số liệu báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống
lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tại Hội nghị trực
tuyến Tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm
2012, thì : Năm 2012 có 10 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông,
trong đó có 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, gây thiệt hại nặng
nề về người và tài sản. Thiên tai đã làm 258 người chết và mất tích, hơn
6200 ngôi nhà bị đổ, sập, trôi, 408.000ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, sạt lở
hơn 3 triệu m3 đất đá… Ước tính tổng thiệt hại về vật chất khoảng 16.000
tỷ đồng tương đương 8 tỷ đô la. Từ những hậu quả trên thì ứng phó với
biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai có ý nghĩa hết sức

quan trọng.
Xin báo cáo với các đồng chí, đứng trước tình hình đó chỉ trước
mấy ngày Quốc Hội thông qua Luật Biển thì Bộ Chính Trị cũng đã có
Nghị Quyết số 24-NQ/TW “ về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã được Hội nghị
TW 7 (khóa XI) thông qua. Đây là sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời với quyết
tâm cao của Đảng ta nhằm phòng tránh tối đa hậu quả thiên tai.
Ba là, Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển.
Biển chúng ta có hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa
dạng sinh học biển khác nhau, có nhiều loài động vật biển quý, hiếm; hệ
sinh thái rừng ngập mặn chiếm tới 210.000 ha...rất đa dạng. Tuy nhiên, sự
ô nhiêm môi trường biển diễn ra mau lẹ và ngày càng nghiêm trọng, việc
đánh bắt cá, khai thác tài nguyên theo kiểu tận diệt, ồ ạt…đã tạo nên những
nguy cơ suy thoái môi trường biển nghiêm trọng. Do vậy, không chỉ riêng
cơ quan chuyên trách mà phải nói đến toàn dân, nhất là những tổ chức, cá
nhân hoạt động trên biển phải chấp hành tốt và phải có những quy định cụ
thể dưới Luật thì mới bảo vệ tốt đa dạng sinh học biển và hệ sinh thái biển
như Luật đã đề ra.
Bốn là, Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ
hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu:
Lưu lượng dầu chuyên chở qua biển đông với những khối lượng
khổng lồ, có thể tính đến hàng chục tỷ tấn/năm, trong đó Trung Quốc là
quốc gia vận chuyển số lượng dầu qua Biển Đông lớn nhất thế giới, nếu


xẩy ra tràn dầu sẽ có nguy cơ ô nhiễm rất lớn đến môi trường biển. Theo
thống kê của Tạp chí thông tin pháp luật- xã hội của Chính phủ trong
những năm gần đây đã có tới 14 vụ tràn dầu trên vùng biển Việt Nam
nhưng sô tiền bồi thường thiệt hại cũng chỉ tới 5.501USD và
886.500.000đồng, số tiền rất nhỏ so với kinh phí khắc phục. Mới đây, ngày

1/3/1013 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quy chế “ Hoạt động ứng phó
sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam”, được cho là có tính khả thi nhất. Báo
chí, nhiều người cho đây là “cơn mưa mùa hạ” trong tình trạng “thiếu
luật nghiêm trọng” về bảo vệ tài nguyên “biển bạc” trong tình hình hiện
nay. Song, khi Luật biển ra đời cùng với quy chế này thì việc thực thi
phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế
biển, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển sẽ có nhiều thuận lợi…
Năm là, Tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
Tìm kiếm, cứu nạn trên biển là một hoạt động đặc thù, khó khăn, đòi
hỏi phải có sự hợp tác của nhiều quốc gia. Như vụ chìm tàu biển Vinalines
Queen ngày 25/12/2011 tại vùng biển gần Philippines khiến 22 thuyền viên
mất tích, mặc dù đã hợp tác với Nhật Bản, Philippines tìm kiếm nhưng hết
sức khó khăn, duy nhất 1 người sống sót. Và qua đây, có thể thấy, việc
tăng cường hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển là hết sức cần thiết, nhất là
tăng cường hợp tác nội khối ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc…với nhiều
lực lượng tham gia thì mói giảm được các hậu quả tai nạn rủi ro trên biển.
Vừa qua, ngày 19/6/2013 Học Viện Ngoại Giao đã phói hợp với
ASEAN, Trung Quốc tổ chức Hội thảo “ Tăng cường hợp tác ASEAN –
Trung Quốc trong tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đối với người và tàu thuyền
đi biển gặp nạn trên Biển Đông” đã thu hút nhiều đại biểu, quan chức các
nước này tham gia hội thảo bàn về hợp tác nhân đạo, chính sách hợp tác,
biện pháp phối hợp tìm kiếm, cứu hộ khi cần thiết cũng như xây dựng lòng
tin chiến lượng trong hợp tác về biển. Qua đây, đã tăng cường sự tin cậy
hiểu biết lẫn nhau, góp phần củng cố môi trường ổn định và lòng tin chiến
lược trong bối cảnh gia tăng tranh chấp chủ quyền Biển đảo ở biển đông
hiện nay…
Sáu là, Phòng, chống tội phạm trên biển.
Có thể nói, hoạt động này là một yêu cầu bức thiết hiện nay, tình
trạng cướp biển, tội phạm trên biển…luôn là nỗi ám ảnh của các ngư dân
và các Tổ chức, hoạt động tinh vi có tổ chức, thậm chí hoạt động xuyên

quốc gia trên biển gây bức xúc trong dư luận, bất ổn an ninh trên biển. Vấn
đề này, Luật cũng đã đề cập và quy định cụ thể đến các tổ chức liên quan
như Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân, dân quân biển với những chức
năng nhiệm vụ thực thi hiệu quả pháp luật trên biển…


Bảy là, Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch
biển.
Tài nguyên và du lịch biển là hai vị trí, tiểm năng kinh tế trọng yếu
của đất nước hàng năm mang lại tới 30%GDP của thu nhập quốc dân. Nếu
chúng ta có cơ chế, chế tài và tổ chức hoạt động có hiệu quả trên hai lĩnh
vực này thì hiệu quả kinh tế sẽ rất cao.
- Như chúng ta đã đề cập Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên
phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt Trữ lượng dầu khí dự báo tại vùng
biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng
khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m 3. Về
nguồn lợi hải sản trong vùng biển nước ta, theo Viện Hải dương học Nha
Trang đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có
các loài động vật đáy, cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), rong
biển, động vật phù sa, thực vật phù du và tôm biển… Trữ lượng cá biển
ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4
đến 1,6 triệu tấn. Ngoài ra, có Tytan, băng cháy, cát thủy tinh, muối…
- Đặc biệt, chúng ta có Di sản thiên nhiên Hạ Long, Phong Nha, Bích
Động, Non nước… Các di tích lịch sử và văn hóa gần biển, ven biển như:
Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm… có thể phát triển và đa dạng các
loại hình du lịch hiện đại; nhiều du khách khi lên máy bay rời Việt Nam
đều thốt lên: “không thể tả hết, hẹn gặp lại lần sau, chào Việt Nam…” và
xét ở tầm chiến lược, nếu chúng ta có các chính sách quảng bá tốt, đầu tư
có trọng điểm, quản lý chặt chẽ các hoạt động, hợp tác quốc tế…trong khai
thác tài nguyên và phát triển du lịch theo luật thì chắc chắn đây là hai lĩnh

vực “xương sống” phát triển kinh tế của nước ta.
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN
Thưa toàn thể các đồng chí.
Vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất
sống còn của dân tộc Việt Nam. Để phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc
gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền
chủ quyền quốc gia trên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trước hết, Mỗi một cán bộ, chiến sỹ chúng ta phải quán triệt sâu sắc
các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết vấn đề trên Biển
Đông, nhất là các nội dung quan hệ hợp tác về Biển được quy định trong
Luật Biển Việt Nam.


Hai l, Tớch cc hc tp rốn luyn nõng cao bn lnh ngi quõn
nhõn Cỏch mng; thun thc cỏc phng ỏn SSC, nờu cao tinh thn hun
luyn gii, trỏch nhim cao, xõy dng ý chớ quyt tõm sn sng nhn v
hon thnh xut sc nhim v c giao. Khụng m h mt cnh giỏc
trong gii quyt cỏc tranh chp lónh th trờn bin, hp tỏc, hũa nhp nhng
khụng hũa tan.
Ba l, Với phơng châm: tăng bạn, bớt thù, mỗi cán bộ, chiến sỹ
chúng ta phải có trách nhiệm trong việc giữ vững môi trờng hoà bình, để
xây dựng đất nớc ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Kiên quyết đấu tranh,
đập tan những âm mu, thủ đoạn chống phá cách mạng nớc ta của các thế
lực thù địch. Chống các quan điểm nhằm gây chia rẽ mối đoàn kết hữu
nghị, hợp tác của Đảng, Nhà nớc và nhân dân ta với các nớc trong khu vực
và trên thế giới. (Nhất là mối quan hệ Việt - Trung hiện nay, chúng ta phải
chống quan điểm: nên hợp tác với Mỹ để chống ảnh hởng của TQ, nên hợp
tác với Trung Quốc để quay lng lại với Mỹ. Cả hai nhận thức này không

đúng với quan điểm của Đảng ta: "Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế"). Từ đó củng cố nhận
thức giữ vững lập trờng, quan điểm của mình và khẳng định: Việc tích
cực, chủ động quan hệ hợp tác với các nớc trên thế giới, nhất là hợp tác về
biển có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ni dung tuyờn truyn v hp tỏc quc t v bin trong Lut
bin Vit Nam ca tụi n õy l kt thỳc. Kớnh chỳc cỏc ng chớ
hnh phỳc v thnh t.
Xin chõn thnh cm n cỏc ng chớ ó lng nghe .!



×