Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

TỔ CHỨC bộ máy kế TOÁN tại TRUNG tâm QUY HOẠCH – tư vấn và DỊCH vụ đất ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.01 KB, 54 trang )

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA TRUNG TÂM QUY HOẠCH - TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐẤT ĐAI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM QUY
HOẠCH – TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐẤT ĐAI
1.1.1. Lịch sử hình thành
Trung tâm Quy hoạch - Tư vấn và Dịch vụ đất đai trực thuộc Công ty Địa
chính, Tư vấn và Dịch vụ đất đai, là một đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh
vực: Đất đai, bất động sản, môi trường, đo đạc, bản đồ và một số lĩnh vực khác
trên phạm vi cả nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trung tâm Quy
hoạch - Tư vấn và Dịch vụ đất đai với tiền thân là Trung tâm Dịch vụ kĩ thuật
trước đây (1999).
Tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng anh: Centre of Planning, Land
Consultancy and Service.
Viết tắt bằng tiếng anh là: CPLS
Trung tâm Quy hoạch - Tư vấn và Dịch vụ đất đai là đơn vị hạch toán phụ
thuộc Công ty, có con dấu, được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo quy
định của pháp luật.
Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh và đăng kí thuế số
0104581743-006 do Sở kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 08 tháng
06 năm 2010.
Trụ sở chính đóng tại: Số 143, ngõ 85, phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân
Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0438 585 981
Fax: 0438 585 981

Email:

Qua hơn 14 năm xây dựng và phát triển, đến nay Trung tâm Quy hoạch – Tư


vấn và Dịch vụ đất đai đã xây dựng chỗ đứng vững chắc cho mình trong mọi
hoạt động kinh doanh, lớn mạnh về mọi mặt, cả về quy mô, đội ngũ lao động và
đạt được nhiều thành tích suất sắc được Nhà nước ghi nhận và khen thưởng:


2

+ 03 Huân chương lao động (hạng 1, hạng 2, hạng 3) của Nhà nước.
+ Được nhận bằng khen của Chính phủ và được Bộ Tài Nguyên và Môi
trường tặng cờ thi đua là đơn vị xuất sắc nhất năm 2009.
1.1.2. Quá trình phát triển
Trải qua 14 năm hoạt động Trung tâm đã phát triển lớn mạnh về mọi mặt,
từng bước xây dựng và củng cố hệ thống kinh doanh, vươn ra thị trường quốc tế
hợp tác trong và ngoài nước, tạo dựng được thương hiệu hoàn thành vượt mức
các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, đảm bảo việc làm và thu nhập cho
người lao động.
Với 18 cán bộ công nhân viên ban đầu mới thành lập, chưa qua đào tạo
trong lĩnh vực đo đạc, đất đai, môi trường, nhưng với phương châm “ lấy ngắn
nuôi dài ” xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, coi nhân tố con
người là động lực và mục tiêu của sự phát triển vì vậy đi đôi với phát huy nguồn
lực hiện có, Trung tâm tập trung làm tốt công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc thuận lợi. Đến nay, Trung tâm
đã có 230 lao động, 49% có trình độ đại học và trên đại học, 23,38% có trình độ
cao đẳng và trung cấp, số còn lại là lao động có kĩ thuật bậc cao.
Ngoài những cơ sở vật chất ban đầu khi thành lập, trong quá trình hoạt
động kinh doanh Trung tâm đã tiến hành xây dựng nhiều cơ sở vật chất phục vụ
cho kinh doanh ngày càng phát triển trong đó có các hệ thống các phòng ban, trụ
sở làm việc và nhiều trang thiết bị máy móc khác.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM QUY
HOẠCH – TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐẤT ĐAI

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Quy hoạch – Tư vấn và Dịch vụ
đất đai


3

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm gồm:
- Khảo sát, thiết kế, lập luận chứng kinh tế - kĩ thuật, tư vấn giám sát các
hoạt động về: Đo đạc bản đồ, đất đai, địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, môi
trường biển đảo.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều tra thổ nhưỡng.
- Dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ báo cáo bất động sản.
- Đo đạc các thông số môi trường, thực hiện về các dịch vụ về dự báo ô
nhiễm môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường. Tư vấn, thẩm định nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ
khoa học trong lĩnh vực môi trường.
- Xây dựng lưới khống chế tọa độ, độ cao nhà nước, lưới trọng lực, lưới
địa chính cấp hạng
- Đo vẽ và hiện chỉnh bản đồ địa hình, đo vẽ bản đồ địa chính các tỉ lệ và
lập hồ sơ địa chính.
- Kinh doanh, hiểm định máy móc, thiết bị, vật tư khoa học kĩ thuật và các
sản phẩm tư liệu trong các lĩnh vực: Đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản, tài
nguyên nước, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh
vực: Đo đạc bản đồ, đất đai, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quy hoạch
tổng thể phân vùng biển, môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Trung tâm.
- Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ, tư vấn đất đai, bất động sản trên cơ sở
tuân thủ các quy định luật pháp của Nhà nước.
- Phạm vi hoạt động rộng, trải khắp địa bàn, trên nhiều địa hình khác nhau.

- Yêu cầu cũng như áp lực công việc cao, cường độ công việc lớn, đòi hỏi phải
có trình độ và khả năng làm việc tốt.


Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Trung tâm là các đơn vị sản xuất – kinh doanh khác
trong lĩnh vực quy hoạch – tư vấn và dịch vụ đất đai, bất động sản cùng hoạt


4

động trên địa bàn thành phố và đang cạnh tranh với các Trung tâm, Công ty có
cùng lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều Trung tâm,
Công ty đang kinh doanh trong lĩnh vực này. Vì vậy, Trung tâm đang đứng trước
sức ép cạnh tranh cao của các Trung tâm, Công ty tiềm ẩn, đặc biệt là các đối
thủ có tiềm lực kinh tế phát triển như:
- Công ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Phát
- Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi Long Thành
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA TRUNG TÂM QUY HOẠCH – TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐẤT ĐAI
1.3.1. Cơ cấu quản lí
Trung tâm có bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu cơ cấu chức năng,
nghĩa là các phòng ban có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cùng chịu sự quản lý
của giám đốc.
Phòng tài chính
Phòng đầu tư phát triển dự án
ph

phát triển dự án

Phòng tổ chức hành chính
Đơn vị sản xuất
Tổ nội nghiệp
Ban giám đốc

Nhằm phục vụ tốt cho công tác kinh doanh và đảm bảo cho công tác quản lý
được thuận lợi trong những năm qua cũng như hiện nay,Trung tâm đã xây dựng được
một bộ máy quản lí gồm nhiều phòng ban được thể hiện qua sơ đồ sau:


5

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Trung tâm


6

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.
+) Ban giám đốc
Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Trung tâm, chịu
trách nhiệm trước Đại hội đông cổ đông, Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả
hoạt động của mình. Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn
vị trực thuộc, các cấp quản lí. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng
năm, các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư mới, các phương án liên doanh, liên
kết Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị phê duyệt.
+) Phòng tổ chức – hành chính
Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thanh tra, kiểm tra, và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo,
công tác pháp chế, quản trị hành chính, thi đua khen thưởng, kỉ luật.
Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm, thực hiện các chế độ,

chính sách theo quy định của Nhà nước. Tổ chức tốt lực lượng lao động của toàn
Trung tâm.
Thực hiện công tác văn thư lưu trữ đúng quy định, quản lí tốt kho lưu trữ
tài liệu. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí
hành chính của văn phòng, xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong hội họp,
tiếp khách.
+) Phòng đầu tư phát triển dự án
Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực công tác đầu tư phát triển, công tác
xây dựng cơ bản, công tác công nghệ thông tin.
Nghiên cứu, xây dựng các dự án đầu tư, phát triển, nghiên cứu, quản lí, sử dụng
có hiệu quả tối đa nguồn lực cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của Trung tâm.
Xây dựng các định mức kinh tế, kĩ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật
liệu, định mức sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị. Tham mưu, trực tiếp làm việc với
cơ quan chức năng khi có các phát sinh liên quan đến nhà và đất đang thuộc
quyền quản lí và sử dụng của Trung tâm. Theo dõi và quản lí các hợp đồng kinh
tế trong toàn Trung tâm.


7

+) Phòng kinh tế - tài chính
Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kế toán tài chính. Thực hiện các
chế độ về kế toán, tài chính doanh nghiệp theo pháp luật quy định.
Theo dõi ghi chép, thống kê, cập nhật hóa đơn, chứng từ để hạch toán kế
toán. Định kì tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động kinh tế của Trung tâm
mình để báo cáo lên giám đốc.
Theo dõi và phản ánh chính xác kịp thời, liên tục có hệ thống tình hình
tiền vốn, chi phí sản xuất, kết quả lỗ lãi, các khoản thanh toán, nộp ngân sách và
đảm bảo sử dụng vốn hợp lí, tiết kiệm nhằm tăng lãi. Quản lí và kiểm tra, đề
xuất giải pháp xử lí các trường hợp công nợ nhằm thu hồi hạn chế tối đa thất

thoát vốn.
+) Tổ nội nghiệp
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc kiểm tra độ chính xác về
các tài liệu liên quan đến công việc từ đó đưa ra những phương pháp trình lên
cho giám đốc Trung tâm phê duyệt.
+) Các đơn vị sản xuất
Có nhiệm vụ thực hiện các công trình, công việc dưới sự điều hành, chỉ
đạo của giám đốc Trung tâm.
1.4.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG
TÂM QUY HOẠCH – TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐẤT ĐAI
1.4.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm qua 3 năm (2010-2012)
Trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh tế,

Trung tâm Quy hoạch – Tư vấn và Dịch vụ đất đai gặp sự cạnh tranh rất lớn trên
thị trường. Nhưng với các chính sách kinh doanh hợp lý, sự chỉ đạo đứng đắn
của Ban lãnh đạo Trung tâm và sự lao động cống hiến hết mình của đội ngũ
công nhân viên, những năm vừa qua Trung tâm vẫn đạt được sự tăng trưởng
trong các chỉ tiêu kinh tế, tình hình tài chính của Trung tâm vẫn đạt được kết quả
đáng ghi nhận. Trung tâm ngày càng mở rộng được quy mô sản xuất, được các
chủ đầu tư tín nhiệm, doanh thu ngày càng tăng qua các năm. Điều này được thể


8

hiện qua kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính của Trung tâm qua các năm
như sau:
1.4.1. Kết quả kinh doanh của Trung tâm
Năm 2011

Chỉ tiêu

Năm 2010
Giá trị

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tốc độ p
triển liê
hoàn (%

7.696.209.727

8.452.439.664

109,83

-

-

-

7.696.209.727

8.452.439.664

109,83

4.957.254.063


102,17

2.844.298.408

3.495.185.601

122,88

7. .Chi phí tài chính

15.632.275

-

-

8. Chi phí quản lý Doanh nghiệp

409.720.000

448.400.000

109,44

2.422.146.252

3.055.102.766

126,1


2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán

4.851.911.319

5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính

9. Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác

27.208.458
-

12. Lợi nhuận khác

-

-

27.208.458

-

13. Lợi nhuận trước thuế TNDN

2.422.146.252


-

127,25

14. Thuế TNDN

46.504.899,75

58.315.555

125,39

15. Lợi nhuận sau thuế TNDN

2.375.641.352

3.076.479.669

129,5

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong 3 năm (2010ĐVT: Đồng
2012)


9

+) Nhận xét, đánh giá.
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh củaTrung tâm Quy hoạch – Tư
vấn và Dịch vụ đất đai trong 3 năm 2010, 2011, 2012 có thể thấy:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần theo các năm kéo theo
doanh thu thuần cũng tăng theo. Điều này, chứng tỏ rằng Trung tâm đang hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng đi lên và tạo đà cho Trung tâm
phát triển trong những năm tới. Cụ thể từ năm 2010 doanh thu thuần là
7.696.209.727 nhưng đến năm 2011 con số đó đã lên 8.452.439.664 tăng gần 1 tỉ
tương ứng với tăng 109,83%, con số này tiếp tục tăng 9.778.537.598 đồng tương
ứng với 115,59% ở năm 2012.
Doanh thu thuần tăng lên kéo theo lợi nhuận gộp cũng tăng lên. Lợi nhuận
gộp tăng đều từ năm 2010 đên năm 2012. Năm 2011 lợi nhuận gộp tăng
650.887.193 đồng so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng là 122,88%. Vẫn
xu hướng tăng đó năm 2012 lợi nhuận gộp cũng tăng lên đáng kể với con số hơn
1 tỉ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 130,18%.
Chi phí tài chính có một sự thay đổi lớn, không những giảm dần theo các
năm mà còn hạn chế ở mức tối đa khi số liệu chi phí tài chính của năm 2011 và
năm 2012 ở mức 0 đồng trong khi trước đó chi phí tài chính của Trung tâm năm
2010 là 15.632.275 đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 109,44% so với năm 2010,
năm 2012 tăng 119,04% so với năm 2011cũng là một mức tăng khá nhanh.
Doanh nghiệp cần có biện pháp thích hợp, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của Trung tâm cũng tăng qua các năm, do
Trung tâm áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh. Cụ thể năm 2011 tăng so với
năm 2010 là 660.164.972 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 127,25%. Năm
2012 tăng so với năm 2011 là 1.047.736.883 đồng tương ứng tốc độ tăng là
133,9%. Qua đây, ta càng thấy Trung tâm đang ngày càng sản xuất kinh doanh
có hiệu quả là tiền đề để Trung tâm ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất.


10


Nhận xét chung: Qua phân tích các chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh ta
thấy được tình hình kinh doanh của Trung tâm khá ổn định. Mặc dù nền kinh tế
có nhiều biến động, và gặp nhiều khó khăn nhưng Trung tâm vẫn duy trì được
sự tăng trưởng qua các năm. Đây là nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của
toàn thể cán bộ nhân viên trong Trung tâm cùng với việc đưa ra những biện pháp
khắc phục và áp dụng những chính sách đúng đắn, mở rộng thị trường, cắt giảm
những chi phí lãng phí để đưa Trung tâm ngày càng phát triển.
1.4.2.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM QUY HOẠCH – TƯ
VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐẤT ĐAI
Bảng 1.2: Tình hình tài chính của Trung tâm trong 3 năm
(2010-2012)
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2011
Tốc độ

Năm 2012
Tốc độ

phát
Chỉ tiêu

Năm 2010

Giá trị

triển

phát
Giá trị


triển

liên

liên

hoàn

hoàn

(%)
1.515.378.812

1.640.626.353

108,2

1.719.785.610.

(%)
104,8

- Tài sản ngắn hạn

759.681.741

1.020.466.574

134,3


470.627.632

61,9

- Tài sản dài hạn
NGUỒN VỐN

755.697.071
1.515.378.812

620.159.779
1.640.626.353

82,1
108,2

1.249.157.978

104,8
104,8

- Nợ phải trả

270.381.423

270.381.423

- Vốn chủ sở hữu

1.244.997.389


1.370.244.930

TÀI SẢN

0
110,1

1.719.785.610
270.381.423
1.449.404.187

0
105,7

( Nguồn: Phòng kế toán)


11

+) Nhận xét, đánh giá
Qua bảng phân tích trên ta thấy Tổng tài sản và Nguồn vốn từ năm 2010
đến năm 2012 đều tăng. Điều này thể hiện quy mô kinh doanh của Trung tâm
ngày càng được mở rộng, đang phát triển ổn định. Tài sản cố định năm 2011
tăng so với năm 2010 là 125247,54 đồng tương ứng với 108,2%. Năm 2012 tăng
so với năm 2011 là 79159,26 đồng tương ứng 104,8%. Điều này chứng tỏ Trung
tâm đang đầu tư mạnh vào mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua
việc mua sắm thêm máy móc,mở rộng nhà xưởng, tăng tài sản cố định.
Vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 73398,74 đồng, tương
ứng tỉ lệ là 105,9%. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 173348,04 đồng tương

ứng với 113,1%. Có thể thấy Trung tâm đầu tư ngày càng nhiều vào sản xuất để
mở rộng quy mô sản xuất. Vốn chủ sở hữu tăng do vốn đầu tư của các chủ sở
hữu tăng, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng và tình hình sản
xuất kinh doanh của Trung tâm.
Qua phân tích trên ta thấy tình hình tài chính của Trung tâm ổn định, mặc
dù vậy vẫn còn một số vấn đề ban lãnh đạo Trung tâm cần xem xét để đảm bảo
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1.4.3.Tình hình lao động
Hiện nay, Trung tâm Quy hoạch – Tư vấn và Dịch vụ đất đai có 230 thành
viên trong đó số lao động nam chiếm phần lớn làm việc trong các bộ phận.Cơ
cấu lao động cụ thể của Trung tâm được thể hiện theo bảng :


12

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng lao động của Trung tâm
tính đến ngày 31/12/2012
Đơn vị tính: Người
STT
1

2

Chỉ tiêu
Tổng số lao động
Theo giới tính

Số lượng
230


Tỉ trọng (%)

Nam

125

54,3

Nữ
Theo trình độ

105

45,6

Cao học

05

2,17

Đại học

89

38,6

Cao đẳng

46


20

90

39,1

Kĩ thuật bậc cao
Nhận xét:

Cơ cấu này đã phù hợp với Trung tâm. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên
của có trình độ chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,
luôn sáng tạo, trau dồi kiến thức nghiệp vụ, có một bề dày kinh nghiệm, đã
trưởng thành trong quá tŕnh công tác và thực sự vững vàng trong nghề nghiệp.
Số lượng lao động nam nhiều hơn lao động nữ rất phù hợp với ngành nghề kinh
doanh của Trung tâm.
Nhưng bên cạnh đó cần:
+ Phải tạo điều kiện nâng cao trình độ cho các cán bộ, công nhân viên về
ngoại ngữ, nghiệp vụ, tay nghề, kỹ năng đàm phán… để có thêm kỹ năng, kinh
nghiệm trong hoạt động kinh doanh thích ứng với xu thế phát triển và hội nhập
kinh tế quốc tế.Vì vậy, Trung tâm phải tốn một chi phí tương đối để đào tạo lao
động nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và kinh doan


13

1.4.4. Tình hình cơ sở vật chất
Ngoài những cơ sở vật chất ban đầu khi thành lập, trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh Trung tâm đã tiến hành đầu tư xây dựng nhiều cơ sở
vật chất phục vụ cho kinh doanh và nhiều trang thiết bị khác.

Bảng 1.4: Tình hình cơ sở vật chất, máy móc trang thiết của Trung tâm
tính đến ngày 31/12/2012
ĐVT: Đồng
Giá trị còn lại

Giá trị còn
lại/Nguyên
giá

76,59

1.456.758.167

54

193.760.490

5,51

176.400.365

91

627.793.800

17.88

552.137.032

87


3.510.614.290

100

2.185.295.6564

622.5

T
T

Chỉ tiêu

Nguyên giá

1

Nhà cửa kiến
trúc

2.689.060.000

2

Máy móc thiết
bị

3


Phương tiện
vận tải
Tổng

Tỉ trọng
(%)

Nhận xét:
- Về nhà cửa kiến trúc chiếm 76,59% về tổng cơ sở vật chất, kỹ thuật của Trung
tâm . Giá trị hao mòn lũy kế của nhà cửa vật kiến trúc tăng 1.232.301.833 đồng
so với nguyên giá.
- Về máy móc thiết bị chiếm 5,51% về tổng cơ sở vật chất, kỹ thuật của Trung
tâm. Giá trị hao mòn lũy kế của máy móc thiết bị tăng 17.360.125 đồng so với
nguyên giá.
- Về phương tiện vận tải chiếm 17,88% về tổng cơ sở vật chất, kỹ thuật của
Trung tâm. Giá trị hao mòn lũy kế của phương tiện vận tải tăng 75.656.768 đồng
so với nguyên giá.


14

Trung tâm đã không ngừng đổi mới, cải tiến máy móc, thiết bị công nghệ. Vì
vậy cơ sở vật chất, kỹ thuật là một trong những nhân tố góp phần làm tăng năng
suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng hiệu quả kinh doanh của
Trung tâm.


15

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM QUY

HOẠCH – TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐẤT ĐAI
Hiện nay, Trung tâm tổ chức bộ máy kế toán theo nguyên tắc tập trung, có
nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các công tác kế toán
trong phạm vi Trung tâm, giúp lãnh đạo Trung tâm tổ chức công tác quản lý và
phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong
Trung tâm, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán. Theo
hình thức tổ chức bộ máy kế toán này toàn đơn vị chỉ tổ chức một phòng kế toán
trung tâm ở đơn vị chính còn các đơn vị trực thuộc đều không có công tác tổ
chức kế toán riêng.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Trung tâm Quy hoạch - Tư vấn và Dịch vụ đất
đai được thể hiện qua:
Kế toán trưởng

Thủ quỹ
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán TSCĐ

Kế toán
thuế

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Trung tâm


16

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
- Kế toán trưởng: Là người tổ chức, chỉ đạo toàn diện công tác kế toán và toàn
bộ công tác của phòng, là người giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính của
Trung tâm. Kế toán trưởng có quyền quyết định vấn đề thu, chi kế hoạch kinh

doanh, quản lý tài chính
- Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ mở sổ kế toán chi tiết, lập và nhận các
chứng từ liên quan đến công việc của mình, ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp
để phản ánh tình hình thu - chi, tồn quỹ tại các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
và tiền vay của công ty bao gồm: tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ,
vàng, bạc, kim khí quý
- Kế toán TSCĐ: Hạch toán đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm và
xác định đúng đối tượng phân bổ, mức trích khấu hao TSCĐ. Cuối tháng lập
bảng phân bổ khấu hao, báo cáo tăng giảm TSCĐ.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ căn cứ vào
bảng chấm công của từng đội, xí nghiệp để lập thanh toán lương và các khoản
phụ cấp cho các đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp. Trích BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ theo đúng tỷ lệ quy định.
- Kế toán thuế: có nhiệm vụ tính đúng tính đủ các khoản thuế mà doanh nghiệp
phải nộp cho nhà nước theo đúng kỳ tính thuế.
- Thủ quỹ: Là người nắm giữ tiền mặt.Căn cứ vào phiếu thu, chi hợp lệ để nhập
và xuất quỹ, kiểm kê quỹ, vào sổ quỹ, chuyển chứng từ cho kế toán trưởng ký.
2.1. TỔ CHỨC HỆ THỔNG KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM
2.1.1. Các chính sách kế toán chung
- Áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC do Bộ tài chính ban hành
ngày 20 tháng 03 năm 2006.
-

Niên độ kế toán: Được áp dụng theo năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01
và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm trùng với năm dương lịch.

-

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).


-

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.


17
-

Phương pháp áp dụng thuế: Phương pháp khấu trừ.

-

Phương pháp tính giá xuất kho: Nhập trước xuất trước.


18

2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Trung tâm áp dụng hệ thống chứng từ theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/03/2006. Áp dụng theo quyết định này hệ thống chứng từ kế toán bao
gồm các loại chứng từ
+ Lao động tiền lương: Gồm các chứng từ như: Bảng chấm công, bảng thanh
toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ,
bảng phân bổ lương - BHXH, bảng tổng hợp chi trả lương - BHXH, BHYT …
+ Tiền tệ: Gồm các chứng từ như: Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, giấy
đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng,…
+ Tài sản cố định: Gồm các chứng từ như: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên
bản kiểm kê TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, …



Trình tự luân chuyển chứng từ

- Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng đơn vị
quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập
trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kĩ những chứng
từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ
đó để ghi sổ kế toán.
Trung tâm Quy hoạch – Tư vấn và Dịch vụ đất đai tập hợp chứng từ 1
tháng một lần hoặc theo định kỳ và luân chuyển theo 4 bước:
+ Lập chứng từ: Chứng từ được lập khi có nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh liên quan tới hoạt động của Trung tâm và chứng từ kế toán chỉ được lập
một lần cho mỗi nghiệp vụ phát sinh.
+ Kiểm tra chứng từ: Trước khi được dùng để ghi sổ các chứng từ kế toán sẽ
được kiểm tra về các mặt như: Nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh, số
liệu kế toán được phản ánh trên chứng từ và kiểm tra tính hợp pháp (chữ ký,
con dấu,…).
+ Ghi sổ: Sau khi kiểm tra chứng từ kế toán tiến hành việc phân loại, sắp xếp
các chứng từ và ghi vào sổ liên quan tới các chứng từ đó.


19

+ Bảo quản và lưu trữ chứng từ: Bảo quản chứng từ kế toán trong phòng hồ
sơ, trong các tủ đựng chứng từ. Việc lưu trữ chứng từ ít nhất là 5 năm kể từ
ngày lập chứng từ.
Lập chứng từ
Kiểm tra chứng từ
Ghi sổ kế toán
Lưu trữ, bảo quản chứng từ


Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Hệ thống tài khoản Trung tâm sử dụng theo QĐ15/2006/QĐ - BTC ngày
20/03/2006. Các tài khoản theo dõi công nợ (TK 112, 131, 331, 338) được mở
chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, để vận dụng tốt hơn và phù hợp
với phần mềm kế toán của Trung tâm, Trung tâm đã tạo thêm một số tài khoản
cấp 2, cấp 3.
- Phân cấp theo phương pháp mã hóa phân cấp thường được kế toán Trung tâm
áp dụng cho các tài khoản trên bảng cân đối kế toán, bao gồm: Tiền mặt, nợ
ngắn hạn, dài hạn, vốn chủ sở hữu…Ví dụ : TK tiền mặt là 111 có hai tài khoản
chi tiết là TK tiền mặt Việt Nam - 1111 và TK tiền mặt nước ngoài - 1112. Phân
cấp theo phương pháp mã hóa tổng hợp được dùng với các tài khoản công nợ chi
tiết cho các khách hàng hoặc các tài khoản cấp 3 của tài khoản tiền gửi để chi
tiết cho các ngân hàng. Ví dụ: TK 1121- tiền gửi ngân hàng VNĐ có TK chi tiết
là TK 1121- tiền gửi VNĐ Ngân hàng Công thương Việt Nam (VIETINBANK).
Bảng 2.1: Hệ thống TK
111
1111
112
1121

TK1 - Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt
Tiền Việt Nam
Tiền gửi ngân hàng
Tiền Việt Nam


20


131
133

Phải thu khách hàng
Thuế GTGT được khấu trừ
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
Hàng hóa
Giá mua hàng hóa
Chi phí thu mua hàng hóa
TK2 - tài sản dài hạn
TSCĐ HH
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý
TSCĐ khác
TSCĐ thuê tài chính
TSCĐ VH
Quyền sử dụng đất
Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
TSCĐ VH khác
Hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ HH
Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Hao mòn TSCĐ VH

1331
156
1561
1562

211
2111
2112
2113
2114
2118
212
213
2131
2136
2138
214
2141
2142
2143

333
3331
33311
3334
3335
3337
3338
3339
334
3341
3348
335
336
337

338
3382

TK 3 - Nợ phải trả
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Thuế gtgt phải nộp
Thuế GTGT đầu ra
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập các nhân
Thuế nhà đất, tiền thuê đất
Các loại thuế khác
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Phải trả người lao động
Phải trả công nhân viên
Phải trả người lao động khác
CP phải trả
Phải trả nội bộ
Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xd
Phải trả, phải nộp khác
KPCĐ


21

3383
3384

BHXH
BHYT


3387
3388
3389

DT chưa thực hiện
Phải trả, phải nộp khác
BHTN
TK 5 - DT
DT bán hàng và cung cấp dvụ (chi tiết theo yêu cầu

511
5111
5113
5118

quảnlý)
DT bán hàng hóa
DT cung cấp dvụ
Doanh thu khác

- Các tài khoản còn lại sử dụng theo hệ thống tài khoản chuẩn của Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC đã đề cập ở trên.
2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
- Trung tâm áp dụng hệ thống sổ kế toán thống nhất theo quyết định số 15
ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức sổ kế toán mà Trung tâm đang áp dụng là hình thức Nhật ký
chung trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán Misa.


Trình tự ghi sổ kế toán máy theo hình thức Nhật ký chung

Chứng từ gốc

Nhật ký đặc biệt

Nhật ký chung
Sổ cái tài khoản

Sổ (thẻ) kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung


22

Giải thích:
Ghi hàng ngày (hoặc định kỳ)
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
- Trình tự ghi sổ:
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước khi ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó
căn cứ ghi số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh
được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

+ Đối với đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký
đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng
nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào
các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp
vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
+ Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các
Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có
trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát
sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc
biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
+ Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân
đối phát sinh.
- Để thuận lợi cho việc ghi chép tại Trung tâm, Trung tâm sử dụng hình
thức ghi sổ là nhật ký chung và phần mềm kế toán MISA giúp công việc kế toán
được thuận tiện.
2.1.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán


23

Trung tâm đang áp dụng hệ thống báo cáo kế toán theo quyết định số
15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20/03/2006 bao gồm các bảng báo cáo chính sau :


Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - DN




Báo cáo kết quả kinh doanh

Mẫu số B 02 - DN



Thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - DN

- Thời hạn gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc
năm tài chính.
- Nơi nhận Báo cáo tài chính năm:
+ Cơ quan thuế Cầu giấy.
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Cơ quan thống kê.
* Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu bao gồm:
- Báo cáo tình hình thực hiện:
+ Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại hàng hoá, dịch vụ.
+ Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động.
+ Báo cáo cân đối nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, công cụ - dụng cụ, sản
phẩm, hàng hoá.
+ Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ.
+ Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ.
+ Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu.
- Báo cáo phân tích:
+ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận.
+ Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.2.1. Tổ chức công việc kế toán
2.2.1.1. Tổ chức công việc kế toán lương và các khoản trích theo lương


24

a, Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
- Phiếu chi, phiếu thu
- Phiếu báo làm thêm giờ
- Giấy nghỉ ốm, giấy nghỉ phép…


25

b) Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán tiền công và các khoản khác với người
lao động, tình hình trích lập, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử
dụng tài khoản 334 và tài khoản 338.
+) Tài khoản 334 - Phải trả người lao động: Tài khoản này dùng để phản các
khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động
của Doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản
phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động trong kì.
Tài khoản 334 được chi tiết ra thành 2 TK cấp 2
- TK 3341 - Thanh toán lương
- TK 3348 - Các khoản khác.
- TK 334 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh

toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền
thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác.
- TK 3348 - Các khoản phải trả lao động khác: Dùng để phản ánh các khoản
phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác
ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng .
+) Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác.
Dùng để theo dõi việc trích lập sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Gồm những TK cấp 2
- TK 3382 – Kinh phí công đoàn : Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh
phí công đoàn ở đơn vị.
- TK 3383 – Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm
xã hội của đơn
- TK 3384 – Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y
tế theo quy định.
-TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị.
- TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và đóng BHTN
cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về BHTN.


×