MXH mang đến cho người dùng nhiều tính năng vượt trội, hiện đại đáp ứng hầu
như các nhu cầu giao tiếp trong xã hội hiện nay, như: Trò chuyện; Email; xem phim,
ảnh, điện thoại Internet (Skype, Zalo); nhật kí cá nhân (Blog); diễn đàn, trao đổi, tìm
kiếm thông tin, chuyển thông tin… Những lợi ích to lớn của MXH đối với đời sống
con người là không thể phủ nhận nếu không muốn nói là bức thiết, thậm chí hiện
nay đã trở thành một phần tất yếu trong sống xã hội của không ít người. Tuy vậy
những tác hại của MXH đối với mọi mặt của xã hội Việt Nam cũng như xã hội thế
giới đã và đang là vấn đề cần được quan tâm khai thác làm rõ.
Mạng xã hội (theo
nghĩa tiếng Anh: Social Network) người ta hay thường gọi là “mạng ảo” được hình
thành trên mạng Internet. Mạng xã hội (MXH) sử dụng mạng Internet để kết nối các
thành viên trên mạng với các xa lộ thông tin phong phú. Thuận tiện có thể nhận rõ
khi sử dụng MXH là người ta có thế tận dụng được các lợi thế về giao tiếp, chia sẻ
nhanh, có tính lan truyền rộng nên đã thu hút được một lượng người tham gia. Năm
1995, đánh dấu sự xuất hiện MXH lần đầu tiên ở Mỹ với sự ra đời của trang
Clatxơnet. Từ đó, MXH nhanh chóng bùng nổ, phát triển như vũ bão với sự ra đời
của nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: Youtube, Blogsopt, Paltalk, nhất là
Facebook…
Đối với văn hóa, xã hội: Trên MXH xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều,
với nhiều hình thức truyền tải như video, hình ảnh, phim, game… bên cạnh những
thông tin chính thống định hướng xã hội mang tính tích cực thì còn không ít thông
tin sai lệch, xuyên tạc, bị bóp méo, hướng người tiếp nhận nếu không tỉnh táo sẽ
nhận thức không đúng, nghiêm trọng hơn có thể là nơi phát sinh nhiều tư tưởng
xấu, hành động trái với đạo đức, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, là nguy cơ hàng
đầu dẫn tới các tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Đối với kinh tế: Như chúng ta đã biết, trong thời đại công nghệ số với sự phát
triển nhanh, mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, sự cạnh tranh tồn tại khốc liệt, quy
luật đào thải và phân hóa, cải tiến từ cái cũ đến cái mới tiến bộ hơn diễn ra dữ dội,
thời gian được coi là yếu tố quyết định tới sự thành công, hay thất bại của các hoạt
động sống. Tổ chức, cá nhân nào biết tận dụng thời gian, tranh thủ thời cơ, vận hội
sẽ có nhiều khả năng thành công trên các ngành, lĩnh vực công tác. Việc phân bổ
không hợp lí và dành thời gian sử dụng MHX quá nhiều đã ngốn không ít thời gian,
tiền bạc cho những người sử dụng, từ đó vô tình kéo giảm năng suất, chất lượng,
hiệu quả công việc, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của đất nước nói chung,
thu nhập và tài chính mỗi của tổ chức, cá nhân nói riêng.
Đối với sức khỏe: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý Mỹ cho thấy,
tham gia MHX quá nhiều khiến người dùng có thể có những ảnh hưởng nhất định
về tâm sinh lý và sự phát triển cân bằng của cơ thể. Mức độ dùng MXH quá nhiều là
nguy cơ gia tăng khả năng mắc các bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần, thậm chí đẩy
con người vào trạng thái bất an hoặc có thể bị xúc phạm về phẩm chất và danh dự.
Có nhiều trường hợp, người sử dụng MXH là thế hệ thanh thiếu niên bị kích thích
bởi phim hành động, game bạo lực, phim đồi trụy… có thể dẫn tới nhiều hưng cảm
bột phát, là nguyên nhân gây ra các hành vi chống đối và nảy sinh các tệ nạn xã
hội.
Đối với giáo dục, đào tạo: Theo các chuyên gia nghiên cứu, khi tham gia MXH
qua nhiều sẽ làm giảm thời gian học tập, nghiên cứu. Không những thế, MXH cũng
tác động làm cho người dùng dễ mất tập trung chú ý, giảm trí nhớ về thời gian dài
và làm tăng nguy cơ thay đổi tiêu cực trong bộ não người. Ảnh hưởng trực tiếp đến
công việc, học tập, tiền đồ tương lai, nhất là đối với một bộ phận các bạn trẻ hiện
nay. Việc dùng MXH (đặc biệt là Facebook) với mức cho phép đã làm giảm khả
năng đọc, nghiên cứu, từ đó kém giảm chất lượng học đi xuống, ảnh hưởng trầm
trọng đến chất lượng dạy và học thuộc ngành giáo dục và đào tạo.
Các quốc gia phương Tây sử dụng MXH để kêu gọi tập
hợp lực lượng biểu tình, lật đổ thể chế chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông – 2011.
Đối với an ninh, quốc phòng: Lợi dụng nhiều tính năng vượt trội của MXH,
các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm triệt để sử dụng vào các âm
mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và hoạt động vi phạm pháp luật khác
của chúng. Còn nhớ sự kiện “Mùa xuân Ả rập” diễn ra ở một số nước Bắc phi,
Trung Đông hồi tháng 2-3 năm 2011 dẫn tới sự ra đi của các thể chế chính trị cùng
các Tổng thống đương nhiệm, các thế lực thù địch đã sử dụng vũ khí MXH như là
công cụ, kênh đắc lực để tuyên truyền, huấn luyện và kích động tập hợp lực lượng
chống chính phủ. Đối với Việt Nam, kẻ địch thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa
bình” thông qua tuyên truyền phá hoại tư tưởng và chiến tranh tâm lý để phá hoại
cách mạng nước ta. Chúng tích cực tài trợ, hậu thuẫn cho các tổ chức phản động,
các phần tử chống đối trong sử dụng MXH viết bài (qua Blog, Web, Twister,
Yahoo…) để xuyên tạc, tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước ta; từng bước đầu
độc, thúc đẩy, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, kêu gọi xuống đường biểu tình
chống đối Đảng, Nhà nước trên mạng Internet…
Đối tượng Ngô
Quang Mạnh Cường (27 tuổi, trú số 56, Dương Hòa, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) lập ra
Facebook (FB) có tên “Phi đội gà bay” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bên cạnh đó, các loại tội phạm cũng triệt để sử dụng MXH phục vụ hoạt động
phạm tội, nhất là trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp, hiếp dâm…
Cùng với những tác động trên một số lĩnh vực khác, có thể thấy việc nghiên
cứu tác động tiêu cực của MXH với đời sống xã hội, góp phần nhận diện rõ để hạn
chế tiêu cực, trên cơ sở đó phát huy mặt tích cực, vai trò và tác dụng của nó vào
đời sống xã hội hiện nay là rất cần thiết.
Đối với hệ thống mạng xã hội, Facebook, Instagram, Youtube, Myspace, Google Plus, Twitter, Flickr… là
những cái tên có sức lan tỏa lớn nhất. Theo thống kê từ báo điện tử thanhnien.com.vn, hiện nay, MXH lớn nhất
hành tinh Facebook có số người sử dụng hàng tháng là 1,4 tỷ người, bằng 20% dân số thế giới. Dịch vụ MXH
mang tên Twitter-một dạng tiểu blog đang thu hút 288 triệu người tham gia; phần mềm chat, nhắn tin, đăng tải
hình ảnh miễn phí Zalo có 15 triệu người sử dụng… Từ những dữ liệu trên, chúng ta phần nào có thể thấy
được sự hấp dẫn, sức hút vô cùng lớn của MXH trong đời sống hiện nay.
sử dụng MXH không phải là việc làm xấu. Tuy nhiên, sử dụng ra sao cho đúng tính chất giải trí, không gây lãng
phí thời gian, tiền của, không gây ra những tác hại xấu vẫn là câu hỏi lớn mà chúng ta chưa có lời giải đáp.
Trên thực tế, đã có không ít trường hợp vì quá đam mê loại hình giải trí này, dẫn đến những hậu quả khôn
lường. Không ít người vô tình trở thành “Con nghiện” của “Thế giới ảo”, đắm chìm và “Lạc lối” trong thế giới đó
mà quên mất thực tại cuộc sống. Với bạn Nguyễn Phương H (15 tuổi, thành phố Vĩnh Yên), , MXH dường như
đã trở thành “không khí”, trở thành “sự sống” của bạn. Là con “độc” của một gia đình khá giả, được sự chiều
chuộng của cha mẹ, H không quan tâm học hành mà lại lao đầu vào MXH. Theo sự cho biết của gia đình và
những người hàng xóm thì một ngày, nếu không được lên MXH đủ 8h thì H sẽ lên cơn co giật, không ăn không
ngủ được. Do sử dụng MXH quá nhiều, H đã dần mắc phải căn bệnh trầm cảm. Em ngại giao tiếp với người
ngoài, luôn tưởng tượng ra những điều không có thật. hiện nay, các trang MXH ngày càng được sử dụng phổ
biến trong giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nhờ được trang bị thiết bị di động, máy tính ngày
càng nhiều nên các em có điều kiện thuận lợi để sử dụng phương tiện giải trí này. Với nhiều em, sự lôi cuốn
của Facebook,Twitter, Instagram,… đã chiếm gần hết thời gian học hành, làm việc của các em. Bà Nguyễn Thị
Kim Dung, người trực tiếp phụ trách Khóa tu dành cho thanh, thiếu niên tại Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên cho
biết: “Với công việc hàng ngày là quản lý và giáo dục các em học sinh, sinh viên từ 10-25 tuổi vào học tập, tu
luyện trong thời gian hè, tôi có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ. Qua quá trình tâm sự của bản thân các
em cũng như từ cha mẹ của các em, tôi được biết, rất nhiều bạn trẻ tham gia Khóa tu mùa hè tại đây là vì
muốn “cai nghiện” thế giới ảo. Hầu hết các em đều rất thích chơi game, sử dụng MXH. Có những em, một
ngày không được truy cập Internet, các em trở nên mệt mỏi, buồn chán, trầm cảm. Đau lòng hơn, có một số
em gái dù tuổi đời còn nhỏ đã bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần do gặp gỡ, kết bạn qua MXH. Một số
em dường như luôn đắm chìm với những điều không có thật”.
Trong thế giới muôn màu của MXH chứa đựng rất nhiều thông tin, hình ảnh không lành mạnh, mang tính bạo
lực hoặc mang tính kích dục, chúng được liệt kê vào danh sách các sản phẩm văn hóa phẩm đồi trụy. Việc tiếp
xúc với những luồng thông tin xấu đã tác động mạnh tới tâm lý phát triển và nhân cách của giới trẻ, gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực như: Sống hoang tưởng, có hành vi chống đối xã hội, uống rượu, thường xuyên bỏ
học, lo âu, trầm cảm… Không ít trường hợp không thể hòa nhập với cộng đồng sau một thời gian “Sống ảo”,
chìm đắm trong thế giới không có thật. Nguy hiểm hơn, nhiều kẻ tội phạm đã lợi dụng sức hút từ MXH để thực
hiện hành vi phạm tội như thực hiện hoạt động mại dâm, buôn bán các mặt hàng cấm, lừa đảo, trộm cắp, kích
động tâm lý, xuyên tạc chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, có thể khẳng định, bên cạnh tính năng giải trí, những tác dụng tích cực thì đồng thời, việc sử dụng
MXH cũng đã và đang gây ra rất nhiều hành vi tiêu cực trong một bộ phận giới trẻ. Nó gây hao tốn thời gian,
ảnh hưởng xấu tới việc hình thành nhân cách. Nguy hiểm hơn, đây còn là một trong những nguyên nhân trực
tiếp làm trẻ hóa tội phạm, mức độ phạm tội cũng ngày càng nghiêm trọng hơn. Không ít bạn trẻ đánh đổi cả
tương lai, cuộc đời của bản thân chỉ vì “nghiện” thế giới ảo. Từ những hệ lụy rất lớn mà MXH gây ra, để hạn
chế những tác động tiêu cực, các cơ quan chức năng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với những loại
hình giải trí này. Cụ thể là việc ngăn chặn, loại bỏ những luồng thông tin không lành mạnh; truy tìm các đối
tượng sử dụng MXH như một công cụ gây kích động tâm lý đối với người dùng; xuyên tạc chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, để các bạn trẻ không “lún sâu” vào thế giới ảo, cả gia đình và xã
hội cần dành sự quan tâm, tìm hiểu tâm sinh lý, sát sao với những hành vi của con em mình. Nhằm giúp bản
thân không bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của thế giới ảo, mỗi người chúng ta cần trang bị cho
mình những kiến thức vững vàng; sử dụng MXH một cách thông minh, không quá đam mê; có sự chọn lọc
các thông tin, trò chơi giải trí một cách hợp lý và khoa học.
nếu ngườ i trẻ lao vào mù quáng nh ư nh ững con thiêu thân, mà không chuẩn bị cho mình bất c ứ
hành trang gì để đối phó v ới nh ững mặt tốt xấu do thế gi ới ảo mang t ới, rất có thể họ sẽ vấp phải nh ững
hệ lụy khôn lườ ng, không chỉ làm lãng phí về th ời gian, tiền bạc mà còn ảnh h ưởng đến s ức khỏe, thay
đổi về tâm sinh lí thậm chí là bỏ đi cả sinh mạng quý báu.
Các trang MXH tựa như con dao hai l ưỡ i, ảnh h ưở ng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách
của giới trẻ. Thườ ng thì khi gặp những khó khăn trong cuộc sống th ường nhật, rất nhiều ng ười lui vào
thế giới ảo để tìm lối thoát ch ứ không còn thói quen tìm đến ng ười thân để giải thoát cảm xúc, thậm chí là
đối diện với khó khăn ngoài đời thật như các thế hệ tr ước. Gi ới trẻ ngày nay coi thế gi ới mạng nh ư thành
luỹ an toàn, chỉ của riêng họ, ngồi một mình v ới chiếc máy tính, họ sẽ không phải đối diện v ới nh ững s ự
việc trong th ực tế, họ tìm thấy s ự “thành công” và thỏa mãn, được vỗ về an ủi xoa dịu nh ững nỗi đau t ừ
cả những con ngườ i không quen biết.
Khi đưa thông tin lên trang MXH cá nhân và nhận được nhiều s ự ủng hộ của bạn bè thì càng kích
thích s ự tự mãn, mà không hiểu rằng trong s ự tung hô ấy có rất nhiều phần là nh ững l ời lẽ sáo rỗng, vô
trách nhiệm chỉ bởi ngườ i nói ra không phải đối mặt cảm xúc v ới bất c ứ ai. Việc lạm dụng MXH đã vô tình
xâm lấn thời gian giao tiếp v ới bạn bè trong cuộc sống, khiến các mối quan hệ xã hội ngoài đời th ực cũng
suy giảm. Điển hình là nh ững cảnh t ượ ng trong quán cà phê, mọi ng ười ngồi cùng bàn v ới nhau nh ưng
mỗi ng ườ i đều cầm chiếc điện thoại và c ứ dán mắt vào đó, thỉnh thoảng m ới nói v ới nhau qua loa vài
câu. Thậm chí còn chat với nhau qua mạng dù ngồi cách nhau ch ưa đầy gang tấc.
T ốn nhiều th ời gian
Thế gi ới ảo gây nghiện cho ng ườ i ta khi nào chẳng ai rõ. Đối v ới nhiều ng ười, thật khó để kiềm chế
không mở Facebook, Youtube,… mỗi khi ngồi tr ướ c máy tính có kết nối internet . Dù ng ười dùng luôn
bao biện chỉ dành rất ít th ời gian cho MXH mỗi lần song khi thống kê lại th ời gian “rất ít” đó m ới thấy
nhiều đến mức nào trong một ngày, bởi thông tin trong đó c ứ cuốn bạn đi mà khó lòng d ừng chân.
Giờ đây, khoảng thời gian th ư giãn, nghỉ ng ơi, giải trí, sau mỗi gi ờ làm việc nhất là v ới gi ới trẻ và dân
công sở chỉ dành cho MXH. Đối v ới một số ngườ i, đây là lúc cập nhật thông tin bạn bè, đọc tin t ức của
cuộc sống xung quanh một cách chừng m ực, nh ưng cũng không hiếm ng ười bị cuốn theo nh ững câu
chuyện bà Tám ngay trên MXH, để rồi cả th ời gian lẫn cảm xúc đều tr ở nên khó kiểm soát, đôi khi ngh ĩ
lại thấy mình vướ ng vào những chuyện không đâu.
Tiếp xúc v ới nh ững thông tin, hình ảnh không lành m ạnh
Việc kiểm soát chất l ượ ng và nội dung thông tin trên các trang MXH luôn là vấn đề nh ức nhối hiện
nay. Sẽ không quá khó khăn nếu người dùng muốn tìm nh ững tấm hình nhạy cảm hay nh ững đoạn clip
“nóng” trên Facebook, Youtube.
Với những tâm hồn non dại, khi tiếp xúc những th ứ này sẽ tạo tâm lí tò mò, muốn th ử cảm giác thật
ở đời thường do không kiểm soát nổi cảm xúc v ới nh ững hình ảnh tình dục ám ảnh đã được xem, hậu
quả là ngày nhiều các vụ án "dại dột" mà thủ phạm là nh ững “yêu râu xanh” đang ở tuổi m ới l ớn.
MXH là “cầu n ối” cho b ọn t ội ph ạm
Sự phát triển rầm rộ của nh ững phần mềm gián điệp tinh vi th ường “ẩn náu” trong “áo” MXH. Chúng
sẽ đánh cắp thông tin ng ườ i s ử dụng v ới một đường link dính vi rút. Đặc biệt là hành vi hack tài khoản để
mạo danh, lừa đảo bạn bè hoặc ngườ i thân của nạn nhân, thậm chí th ực hiện nh ững hành vi phi pháp.
Đôi khi có những cá nhân tung tin đồn nhảm không rõ c ơ s ở kéo theo s ự quan tâm của nhiều ng ười gây
xôn xao dư luận.
Tác động mạnh t ới tâm lí phát tri ển và nhân cách c ủa gi ới tr ẻ
Khi tham gia MXH, rất nhiều ng ườ i trẻ không l ường tr ước nổi hậu quả ảnh h ưởng của nó trong đời
thực khi bị nhiều kẻ xấu “ném đá giấu mặt” ở trên MXH v ới ý đồ xúc phạm, nhục mạng ng ười khác đã
gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nạn nhân bị tấn công mang tâm lí t ự ti, mặc cảm, xấu hổ thậm chí là t ự
tử khi bị bêu xấu.
Trong khi đó, có khá ít biện pháp có thể giúp nh ững tâm hồn non n ớt “t ự vệ” tr ước nh ững trang mạng
tiêu cực, những cuộc tấn công không tìm ra lối giải quyết. Đặc biệt là tình yêu “ảo” qua MXH, họ chia sẻ,
lắng nghe nhau nói, an ủi nhau qua nh ững tin nhắn, rồi dần nảy sinh tình cảm, nh ưng đến khi gặp nhau
ngoài đời thực không ít đối tượng thất vọng. Thậm chí, một chàng trai đã t ự t ử vì quá sốc trong lần đầu
tiên gặp gỡ khi ch ứng kiến nhan sắc thật của ng ười yêu, sau một th ời gian có tình cảm qua MXH.
Larry Rosen, Giáo s ư tâm lí thuộc Đại học California (Mỹ) khẳng định, s ử dụng Facebook quá nhiều
có thể gây rối loạn tâm lí ở tuổi thiếu niên. Trong đó, ảnh h ưởng tiêu c ực nhất mà MXH gây ra cho trẻ là:
rối loạn tâm lí, sống hoang tưở ng, tiêu cực, có các hành vi chống đối xã hội, uống nhiều r ượu; th ường
xuyên bỏ học, lo âu, trầm cảm, kết quả học tập sút kém, tỉ lệ đọc thấp, nguy c ơ cao bị đau dạ dày, mất
ngủ. Nhiều trườ ng h ợp không thể hòa nhập vào cuộc sống th ực sau một th ời gian sống trong thế gi ới
“ảo”. Đáng lo ngại hơn cả là không ít ngườ i trẻ có tri th ức cũng đang dần “t ự kỷ” chỉ biết trò chuyện v ới
những ngườ i ảo trên mạng, mà quên mất ngườ i thân quanh mình.