CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN
MỞ
1.1.
Lịch sử phát triển chung của phần mềm mã nguồn
mở.
Nguồn mở là gì? Quay lại thời điểm năm 1997, Bruce Perens, một
lập trình viên hệ điều hành Linux, đã có một bài viết liên quan đến
việc phân phối và phát triển phầm mềm Linux Debian. Sau đó ông
không sử dụng Debian làm nguồn tham chiếu nữa và ông chính là
người đưa ra khái niệm nguồn mở. Trong khái niệm này, phần mềm
nguồn mở được phân phối miễn phí, không mất tiền bản quyền, mã
nguồn của các phầm mềm phải được công bố và những bổ sung
thêm vào mã nguồn từ phía người dùng cũng sẽ được công bố.
Nguồn mở có thể nói là anh em với phong trào phần mềm miễn
phí do Richard Stallman phát động năm 1983 nhằm cổ động việc tự
do phân phối phần mềm không bị ràng buộc bởi những quy định
phân phối độc quyền. Những quy định phầm mềm miễn phí đã được
hệ thống hóa trong giấy phép công cộng GPL từ 10/2006 phiên bản
thứ 3 đang được sửa đổi.
Hiện nay có rất nhiều giấy phép chứng nhận sáng kiến nguồn mở
(Open Source Initiative), mỗi giấy phép lại có những quy định riêng
yêu cầu các công ty phải kiểm tra kỹ càng trước khi sử dụng phầm
mềm nguồn mở. Những quy định này rất thoải mái đôi với người
dùng chỉ có ý định sử dụng phầm mềm nguồn mở còn ngoài ra nếu
dùng để phân phối lại thì các quy định lại rất chặt chẽ nhằm tránh
các vấn đề vi phạm bản quyền có thể xảy ra.
Tại sao lại dùng nguồn mở: Lý do đầu tiên khiến nhiều công ty sử
dụng phần mềm nguồn mở rất đơn giản: chính là giá cả. Hệ số thu
hồi đầu tư trong mô hình nguồn mở được thể hiện rất rõ. Có thể tải,
cài đặt và sử dụng các phầm mềm nguồn mở mà không mất một
khoản phí nào. Trước đây, với giá thành rẻ phầm mềm nguồn mở là
một lựa chọn cho các lập trình viên yêu thích sử dụng các công cụ
mới hoặc viết các ứng dụng mới nhưng lại không có đủ kinh phí. Tự
do sử dụng phầm mềm nguồn mở đã thu hút nhiều lập trình viên
tham gia vào phong trào nguồn mở với kết quả là hệ điều hành
Linux, một hệ điều hành không thua kém gì các hệ điều hành có bản
quyền khác, server Apache web, server ứng dụng Apache web, Jboss
Java, môi trường Eclipse và nhiều ứng dụng khác nữa.
Tuy nhiên cũng phải đến cuối những năm 1990 nhiều công ty mới
bắt đầu chính thức chú ý đến nguồn mở. Với những nhận xét tốt đẹp
của các lập trình viên về chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí khi sử
dụng nguồn mở cộng thêm ngân sách cho CNTT ngày càng eo hẹp,
nhiều công ty lớn đã bắt đầu đầu tư, sử dụng nguồn mở cho các dự
án của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong thời kỳ phát triển như vũ bão của Internet, sử dụng
phần mềm nguồn mở giúp các công ty nhanh chóng đẩy mạnh các
hoạt động trực tuyến không phải chờ đợi mua giấy phép sử dụng các
phần mềm thương mại khác. Tính linh hoạt này cũng rất thuận lợi
cho phát triển và môi trường kiểm tra, cắt giảm chi phí khi phải sử
dụng các phần mềm thương mại có bản quyền.
Có lẽ không bất ngờ khi cho rằng mã nguồn đi kèm các sản phẩm
nguồn mở không phải là không có sức hấp dẫn riêng. Trong khi nhiều
công ty có quyền chỉnh hoặc sửa mã của phầm mềm nhưng họ lại
không muốn làm thế; họ cho rằng tại sao lại không nhờ vào một
cộng đồng các lập trình viên đông đảo trên toàn thế giới luôn sẵn
sàng cập nhật các mã cũng như sửa các lỗi mới nhất.
2.1. Khái niệm phần mềm mã nguồn mở.
Phần mềm nguồn mở (PMNM) là những phần mềm được cung cấp
dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà
chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải
tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định
trong giấy phép PMNM (ví dụ General Public Licence – GPL) mà
không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các
phần mềm nguồn đóng (tức là phần mềm thương mại).. Nhìn chung,
thuật ngữ “Open source” được dùng để lôi cuốn các nhà kinh doanh,
một điều thuận lợi chính là sự miễn phí và cho phép người dùng có
quyền “sở hữu hệ thống”.
2.2.
Phân loại phần mềm mã nguồn mở
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại mã nguồn mở khác nhau,
mỗi loại mã nguồn mở lại có một ứng dụng riêng. Dưới đây là một số
loại mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi:
- Phần mềm văn phòng OpenOffice.org (với 6 module: Soạn thảo
văn bản- Writer; Bảng tính điện tử- Cale; Trình chiếu- Impress; Cở sở
dữ liệu- Base; Đồ họa- Draw; Soạn thảo công thức toán học- Math)
- Bộ gõ tiếng Việt: Unikey
- Trình duyệt web Mozila Firefox
- Phần mềm thư điện tử máy trạm Mozilla Thunderbird: Mozilla
Thuderbird là phần mềm mã nguồn mở dùng để gửi và nhận email
được phát triển bởi hang Mozilla. Thunderbird đang được sử dụng
rộng rãi và có các tính năng giống như phần mềm thương mại
Microsoft Office Outlook.
VD: Mozilla Thunderbird v.30.4
- Linux: là hệ điều hành mã nguồn mở dạng Unix được xây dựng
bởi Linus Torvalds, Linux có mọi đặc tính của một hệ điều hành hiện
đại: hệ thống đa nhiệm, đa tuyến đoạn, bộ nhớ ảo, thư viện động,
chương trình dùng chung, tải theo nhu cầu, quản lý bộ nhớ, các
module driver thiết bị, video frame buffering, và mạng TCP/IP.
- Joomla: là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở được ứng
dụng để thiết các trang web như các cổng thông tin điện tử hoặc các
website doanh nghiệp, thương mại điện tử trực tuyến, báo điện tử,
tạp chí điện tử, website của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, website
của các cơ quan, tổ chức phi chính phủ, website các trường học,
website của gia đình hay cá nhân.
- Quản lý học tập điện tử E- Learning: Moodle, Dokeos.
- Quản lý thư viện số: Greenstone của UNESCO, D-space.
- Phần mềm thư viện: Emilda, phpmylibrary, Koha, OpenBiblio.
- Quản lý mạng lớp học: Phần mềm Mythware, I - Talc của Intel.
-
Cổng
thông
tin
điện
tử:
Liferay,
Uportal,
DotnetNuke,
ExoPlatfrorm.
- Diễn đàn: phpBB, Jforum, mvnForum, SMF.
- Quản lý nội dung CMS: Alfresco, PHP-Nuke, Nuke -Viet, Joomla,
Drupal.
- Vẽ bản đồ tư duy: FreeMind.
- Xử lý âm thanh: Audacity.
- Xử lý ảnh: PhotoScape, GIMP (thay thế Photoshop), Inkscape.
- Tạo tệp văn bản PDF: PDFCreator.
Ngoài ra còn rất nhiều loại mã nguồn mở khác nữa như: Eclipse,
Webwork, WebGUI, OpenCMS, Fedora…
2.3.
Lý do nên sử dụng mã nguồn mở
Ngày càng có nhiều tổ chức chính phủ, công ty, trường học,
doanh nghiệp sử dụng các phần mềm mã nguồn mở.
Điều này
chứng minh rõ ràng giá cả không phải là lợi thế duy nhất mà các
phần mềm này mang lại cho người sử dụng. Không chỉ có thế, các
phần mềm mã nguồn mở miễn phí còn mang rất nhiều lợi ích khác
cho việc xử lý thông tin, một số lợi ích thậm chí còn nổi bật hơn cả
các phần mềm giá rẻ. Dưới đây là 10 lý do:
1. Tính bảo mật : Một trong những ưu điểm nổi bật khác mà mã
nguồn mở được tin dùng là tính an toàn và bảo mật cao. Các nghiên
cứu đã cho thấy rằng, do tính minh bạch, PMNM thu hút được sự
tham gia đông đảo của người dùng, người kiểm thử, người phát triển.
Do đó, lỗi của phần mềm sẽ được gửi tới người phát triển sớm hơn.
Người phát triển không chỉ bao gồm những thành viên chính của dự
án PMNM mà còn bao gồm những người phát triển có sử dụng PMNM
đó. Người dùng và người phát triển chia sẻ lợi ích cho nhau, nên lỗi
của phần mềm nguồn mở thường được sửa sớm hơn so với các phần
mềm nguồn đóng. Nếu càng có nhiều người nhận biết và kiểm tra
được một bộ mã thì càng có nhiều khả năng các lỗi được phát hiện
và xử lý nhanh chóng. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với phương
châm “sự bảo mật có được nhờ vào tính bí mật”, vốn thường được sử
dụng để đánh giá các phần mềm có bản quyền đắt đỏ khác. Các lỗi
kỹ thuật trong phần mềm mã nguồn mở thường được xử lý ngay lập
tức như trường hợp của việc khai thác lõi Linux mới đây. Những
trường hợp tương tự lại xuất hiện không nhiều trong thế giới các sản
phẩm có bản quyền. Ví dụ như Microsoft sẽ cần đến hàng tuần, nếu
không muốn nói đến hàng tháng để sửa chữa những sai sót như
trường hợp của lỗ hổng Zero-day trong Internet Explorer.
Tính minh bạch của PMNM có liên quan với tính an ninh, bảo mật
của phần mềm. Khác với phần mềm nguồn đóng, PMNM đảm bảo ai
cũng có thể “nhìn” được mã nguồn cho dù không hiểu hoàn toàn về
mã nguồn đó, điều này có ý nghĩa lớn đối với người phát triển khi
sửa lỗi và thêm tính năng mới cho phần mềm; đồng thời đặc biệt có
ý nghĩa với các phần mềm dùng trong an ninh, quốc phòng, vì nếu
không có mã nguồn thì người sử dụng sẽ bị lệ thuộc vào một công ty
hay một tổ chức.
2. Chất lượng : Hai lựa chọn sau đây, giải pháp nào sẽ hiệu quả
hơn: “Một gói phần mềm được tạo ra bởi một vài nhà thiết kế, hay
một gói phần mềm do hàng nghìn nhà thiết kế sáng tạo nên?” Do
phần mềm mã nguồn mở được sáng tạo bởi vô số các nhà thiết kế
và người sử dụng nên độ bảo mật của chúng sẽ được cải thiện, cũng
như chúng cũng sẽ được mang thêm nhiều tính năng mới và những
cải tiến mới. Nói chung, các phần mềm mã nguồn mở gần gũi với
những gì mà người sử dụng mong muốn vì người sử dụng có thể tự
mình tạo ra những điều đó. Không phải các nhà cung cấp đem đến
cho người sử dụng những giá trị mà họ nghĩ là người sử dụng sẽ
trông đợi, mà chính các nhà thiết kế và những người sử dụng tạo ra
những giá trị kỳ vọng của mình, và họ sẽ làm rất tốt điều đó. Ít nhất
thì một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, trên thực tế, các doanh
nghiệp khi lựa chọn sử dụng phần mềm mã nguồn mở đều vì lý do
trước tiên chính là những ưu việt về mặt kỹ thuật mà phần mềm này
có được.
3. Tính tùy biến : Cũng tương tự như thế, các doanh nghiệp có
thể biến đổi một phần của gói phần mềm mã nguồn mở để biến
chúng phù hợp với những nhu cầu của mình. Nhờ vào tính mở của
các mã nguồn mà người sử dụng chỉ cần thay đổi mã nguồn để đạt
được tính năng như ý muốn. Họ không thể làm được điều đó với các
phần mềm có bản quyền.
4. Sự tự do : Khi các khách hàng khối doanh nghiệp chuyển sang
sử dụng mã nguồn mở, họ được tự do thoát khỏi các nhà cung cấp
“khó tính” với những yêu cầu khắt khe khi sử dụng gói phần mềm có
bản quyền. Khách hàng của các nhà cung cấp này chính là những
người hoạt động dưới tầm kiểm soát, yêu cầu, giá cả và khoảng thời
gian được đặt ra từ các nhà cung cấp, do đó, khách hàng sẽ bị hạn
chế trong việc sử dụng những sản phẩm mà họ đã bỏ tiền ra để có
được. Nói cách khác, với các phần mềm mã nguồn mở, người sử
dụng có thể kiểm soát được việc tự ra quyết định và những điều họ
muốn làm với phần mềm của mình. Họ cũng luôn có một cộng đồng
rộng lớn các nhà thiết kế và những người sử dụng khác sẵn sàng
giúp đỡ họ.
5. Tính linh hoạt : Khi sử dụng phần mềm độc quyền như
Microsoft Windows và Office, người sử dụng sẽ chỉ đơn điệu tuân
theo các quy trình cập nhật cả phần cứng và phần mềm đã được
dựng sẵn. Ngược lại, với các phần mềm mã nguồn mở, người sử
dụng có thể chạy chúng trên các phần cứng lỗi thời hơn. Không phải
các nhà cung cấp, mà chính người sử dụng mới là người quyết định
khi nào cần cập nhật các phần mềm.
6. Sự tương kết : Phần mềm mã nguồn mở có khả năng tương
kết với các chuẩn mực mở tốt hơn là các phần mềm bản quyền, dễ
dàng tích hợp các hệ thống, phần mềm với nhau thông qua “cổng
giao tiếp” là các chuẩn mở. Nếu người sử dụng đánh giá tính tương
kết này với các doanh nghiệp, các máy tính và những người sử dụng
khác, đồng thời cũng không muốn bị giới hạn bởi những định dạng
dữ liệu độc quyền, thì phần mềm mã nguồn mở chính là một lựa
chọn tin cậy.
7. Khả năng có thể kiểm tra : Với phần mềm mã nguồn đóng,
nhà cung cấp sẽ thường chỉ bảo người sử dụng về những tiêu chuẩn
bảo mật, và người sử dụng cần phải làm gì để tuân thủ theo những
tiêu chuẩn ấy. Tuy nhiên, tính rõ ràng của các mã nguồn đằng sau
một phần mềm mã nguồn mở sẽ cho phép người sử dụng tìm thấy
chính mình trong đó và sẽ trở nên tự chủ hơn.
8. Hỗ trợ các tùy chọn: Nhìn chung thì các phần mềm mã
nguồn mở là miễn phí, do đó có rất nhiều hỗ trợ trong thế giới sinh
động xung quanh mỗi chi tiết của phần mềm. Hầu hết các nhà phân
phối phần mềm Linux đều có một cộng đồng trực tuyến với những
tài liệu, những diễn đàn, những danh sách địa chỉ email, từ điển,
nhóm thông tin và thậm chí cả hỗ trợ tán gẫu trực tuyến. Với những
doanh nghiệp muốn nhận được nhiều đảm bảo hơn nữa thì còn có
các tùy chọn hỗ trợ được tính phí đối với hầu hết các gói mã nguồn
mở. Tuy nhiên, mức phí này vẫn thấp hơn rất nhiều so với các gói
phần mềm có bản quyền. Việc cung cấp những hỗ trợ mang tính
thương mại đối với các phần mềm mã nguồn mở sẽ có chiều hướng
dễ được chấp nhận hơn, vì các doanh nghiệp thường yêu cầu hỗ trợ
với những phần đem lại doanh thu cho chính doanh nghiệp.
9. Chi phí: Khi mua các phần mềm có bản quyền, thông thường,
người sử dụng còn phải mua thêm phần mềm diệt virus có bản
quyền với giá đắt đỏ, các chi phí hỗ trợ, chi phí cập nhật liên tục và
các chi phí đi kèm khác. Điều này làm cho các doanh nghiệp tốn
kém nhiều hơn mức mà họ có thể nhận thấy được. Với phần mềm
mã nguồn mở, người sử dụng có thể có được sản phẩm với chất
lượng cao hơn mà giá cả chỉ bằng một phần. Người sử dụng sẽ được
giảm một số chi phí như chi phí bản quyền phần mềm, chi phí khi
cập nhật các phiên bản, chi phí phát triển phần mềm.. mà vẫn đáp
ứng được yêu cầu người dùng: Sử dụng phần mềm, các module có
sẵn để tiếp tục phát triển, sửa đổi điều chỉnh cho phù hớp với yêu
cầu người dùng. Đặc biệt, trong mô hình phát triển PMNM theo
hướng cộng đồng, người sử dụng PMNM hỗ trợ lẫn nhau, không phải
trả phí. Mã nguồn mở còn làm giảm tình trạng vi phạm bản quyền
phần mềm. Vấn đề về bản quyền là một vấn đề đang được Chính
phủ và xã hội quan tâm trong thời kỳ hội nhập hóa, đặc biệt là khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do vậy việc
sử dụng PMNM là một giải pháp để tiết kiệm về chi phí cũng như
tuân thủ các quy định về bản quyền phần mềm tại Việt Nam.
10. Dùng thử trước khi mua: Người sử dụng sẽ không tốn bất
kỳ chi phí dùng thử nào nếu có ý định sử dụng một phần mềm mã
nguồn mở. Điều này một phần là nhờ vào việc các phần mềm mã
nguồn mở được cung cấp miễn phí, và một phần là nhờ vào sự tồn
tại của các LiveCD và Live USB được các nhà phân phối Linux cung
cấp. Người sử dụng không cần phải có bất kỳ cam kết nào cho đến
khi họ chắc chắn muốn sử dụng sản phẩm.
Tất nhiên là tất cả các lý do trên đều không có nghĩa là các doanh
nghiệp cần thiết phải sử dụng phần mềm mã nguồn mở trên tất cả
các lĩnh vực. Nhưng với rất nhiều lợi ích có thể đem lại cho người sử
dụng thì phần mềm mã nguồn mở là một giải pháp đáng được xem
xét nghiêm túc.
2.4. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở.
2.4.1. Ưu điểm.
Phần mềm có thể được sao chép hoàn toàn miễn phí, bạn hoàn
toàn an tâm khi chia sẽ một chương trình tuyệt vời với bạn bè.
Các định dạng file không hoàn toàn bị kiểm soát bởi một vài
nhà cung cấp. Điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu nằm trong một phần
mềm độc quyền? Việc sử dụng một định dạng file bí ẩn sẽ khiến bạn
chỉ dùng chương trình của một công ty. Do yêu cầu công việc, bạn
muốn sử dụng dữ liệu trên cho một ứng dụng khác nhưng ương trình
bản quyền không cho phép ! Còn nếu như nhà cung cấp chấm dứt
hổ trợ và ngưng việc nâng cấp sản phẩm, chắc chắn rằng dữ liệu
của bạn sẽ phải vứt xó. Với phần mềm bản quyền, chỉ có duy nhất
nhà cung cấp có thể giải quyết vấn đề của bạn. Nhưng! với
OpenSource bạn có thể gặp hàng tá nhà cung cấp làm vừa lòng
mình.
Hầu hết các sản phẩm Open Source đều có khả năng bảo mật
tuyệt vời, khi một vết nứt được tìm thấy, nó thường được trám nhanh
hơn phần mềm có bản quyền.
Các hệ thống Open Source, nhất là các hệ thống dựa trên
UNIX, thường linh hoạt đến khó tin nổi. Bởi vì chúng được xây dựng
từ nhiều khối thống nhất và được miêu tả cặn kẽ, rất dễ để bạn thay
thế nhiều phần của hệ thống với phần có giao diện tương tự.
Có một cộng đồng hỗ trợ lớn. Không bị phụ thuộc vào một công ty
nào.
2.4.2.
Nhược điểm.
Phần mềm miễn phí nhưng bạn phải tự xử lý. Bạn có thể tải về, sử
dụng phầm mềm miễn phí nhưng chi phí đào tạo sử dụng cũng như
bảo trì thường tốn kém hơn so với các phầm mềm thương mại khác.
Sẽ không có sự hỗ trợ. Ở thời kỳ đầu của nguồn mở, khi chỉ có một
nhóm các tình nguyện viên hay “các cộng đồng” đảm nhiệm việc hỗ
trợ và phát triển nguồn mở, việc nhận được sự hỗ trợ đầy đủ là một
khó khăn.
Tuy nhiên khi hiện nay cộng đồng các lâp trình viên
nguồn mở đã rất đông đảo kể cả những công ty như HP hay IBM
cũng có hỗ trợ cho các dự án nguồn mở lớn, liệu những hỗ trợ này
cho các doanh nghiệp có là đủ.
Phát triển các tính năng mới của phầm mềm nguồn mở lâu hơn
so với phần mềm thương mại. Điều này phụ thuộc phần lớn vào loại
phần mềm bạn đang sử dụng. Như trình duyệt Firefox là một ví dụ về
tốc độ phát triển của phần mềm nguồn mở để đáp ứng nhu cầu của
người sử dụng. Nhưng việc Linux đi sau Windows trong hỗ trợ các
công nghệ USB lại là một ví dụ khác.
Các vấn đề pháp lý không rõ ràng. Quá nhiều giấy phép nguồn
mở cũng như thực tế là mã nguồn mở do người dùng cuối các sản
phẩm đóng góp khiến các công ty e ngại khi sử dụng trong doanh
nghiệp. Để giải quyết phần nào lo lắng này, các công ty có thể cùng
đại diện pháp lý của mình xem xét kỹ càng các giấy phép nguồn mở.
Một số nhà cung ứng nguồn mở và các bên thứ ba cũng đưa ra các
giải pháp bồi thường thiệt hại, liệu phần mềm nguồn mở bạn đang
dùng có liên quan đến vụ kiện nào không.
CHƯƠNG
WORDPRESS.
2.
PHẦN
MỀM
MÃ
NGUỒN
MỞ
2.1.
Lịch
sử
hình
thành
và
phát
triển
phần
mềm
wordpress.
WordPress được chính thức hình thành vào năm 2003, nhưng
thực tế thì tiền thân của nó đã có mặt vào năm 2001. Lúc đó thì sự
phát triển của mạng internet ở Việt Nam chưa cao, con số người sử
dụng các dịch vụ blog miễn phí là khá lớn, chủ yếu là dựa vào dịch
vụ blog miễn phí của Yahoo.
Đối với cộng đồng người dùng WordPress trong thời điểm này
cũng còn hạn chế bởi những phiên bản đầu tiên của WordPress chưa
thật sự thu hút người dùng như bây giờ. Và sau thời gian hơn 10 năm
hình thành và phát triển, cho tới thời điểm hiện tại thì WordPress là
một trong những mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
với Wordpress bạn có thể tạo cho mình một blog hay một trang bán
hàng... Wordpress được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng
MySQL database (cơ sở dữ liệu MySQL). Cái tên WordPress được đề
xuất bởi một người ban của nhà phát triển chính của Wordpress.
Hiện tại Wordpress được phát triển bởi: Ryan Boren, Mark Jaquith,
Matt Mullenweg, Andrew Ozz, Peter Westwood. Wordpress được sử
dụng trên hàng nghìn blog lớn nhỏ và có tới hơn 10 triệu lượt truy
cập vào trang chủ của WordPress mỗi ngày.
WordPress là một bộ mã nguồn mở, có lẽ vì điều này mà tạo nên sự
thành công của WordPress như ngày hôm nay. Điều này có nghĩa là
WordPress được tạo ra bởi cộng đồng và phục vụ cho lợi ích của
cộng đồng, nó được phát triển bởi hàng trăm tình nguyện viên trên
thế giới và rất rất nhiều lập trình viên khác đã đóng góp vào đây. Và
để sử dụng WordPress thì bạn không cần phải trả bất kỳ chi phí nào
cho bộ mã nguồn này.
2.2.
Khái niệm mã nguồn mở wordpress.
WordPress là một mã nguồn hệ thống xuất bản CMS Blog miễn phí
được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL để lưu
trữ dữ liệu. WordPress đã được nâng cấp và phát triển kể từ ngày 27
tháng 05 năm 2003, phiên bản mới nhất hiện nay là 4.0 được khắc
phục nhiều lỗi, phát triển thêm rất nhiều tính năng.
2.3.
Đặc trưng của wordpress.
2.3.1. Một số điểm mạnh về Wordpress:
Cài đặt đơn giản và cực kì nhanh chóng, với trình cài đặt 5 phút
nổi tiếng .
Hệ thống Plugin phong phú và đa dạng không ngừng cập nhật,
ngoài ra người dùng có thể viết Plugin hoặc tích hợp code vào
Wordpress.
Được phát triển bằng nhiều ngôn ngữ (hỗ trợ tiếng việt).
Cập nhật phiên bản liên tục, cộng đồng hỗ trợ lớn.
Có hệ thống Theme đồ sộ, nhiều theme chuyên nghiệp có khả
năng SEO tốt.Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện
giống như các phần mềm thiết kế website chuyên nghiệp.
Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài
viết. Đặc biệt tích hợp sẵn Latex - công cụ soạn thảo công thức toán
học, giúp người sử dụng có thể viết công thức toán học ngay trên
blog.
Cố hệ thống quản lý thông minh và mạnh mẽ.
Ngoài việc được áp dụng để xây dựng các Website dạng trang
tin tức và Blog, WordPress còn được sử dụng để xây dựng nên các
Website thương mại điện tử với mục đích chính là bán hàng Online.
Tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, bạn
có thể viết công thức toán học ngay trong bài viết.
Upload và quản lý hình ảnh một cách dễ dàng, đặc biệt là chức
năng tạo thumbnail rất hay.
Có một hệ thống Widget đa dạng ( ứng dụng tạo thêm ) như
Thống kê số người truy cập, Danh sách các bài viết mới, các bài viết
nổi bật, được xem nhiều, được comment nhiều, Liệt kê các chuyên
mục, Liệt kê các trang, Bài viết theo ngày tháng, … có đến trên 23
Widget để bạn tha hồ lựa chọn.
Thống kê số truy cập từng ngày đối với mỗi bài viết của blog.
Trên cơ sở đó bạn sẽ có định hướng nên viết gì tiếp theo.
Hệ thống quản lý và duyệt Comment rất hay, có thể chặn spam
theo IP.
Hệ
thống
phân
quyền
với
nhiều
cấp
độ
khác
nhau
như:
Administrator, Author, Editor, Contributer, Subcriber. Mỗi phân
quyền sẽ có các quyền hạn khác nhau như được phép đăng bài viết,
sửa bài viết, xóa bài viết, duyệt comment …
Sao lưu dữ liệu một cách dễ dàng để backup hoặc chuyển nhà
sang một nơi khác.
Hỗ trợ import đa năng từ các blog khác như Blogspot, Tumblr,
Blogger, LiveJournal…
WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ hình ảnh và văn bản.
Hàng ngày WordPress sẽ thống kê 100 bài viết trên các blog
tiếng Việt được nhiều người đọc nhất. Nhờ đó bạn biết được các
thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.
Và đặc biệt mới đây nhất WordPress hỗ trợ việc quản lý blog
qua mobile rất thuận tiện và dễ dàng.
Ngoài việc được áp dụng để xây dựng các Website dạng trang
tin tức và Blog, WordPress còn được sử dụng để xây dựng nên các
Website thương mại điện tử với mục đích chính là bán hàng Online.
2.3.2.
Cấu trúc của một trang Wordpress:
Dashboard: Trang tổng quan về wordpress, tin tức mới từ nhà
phát triển, bình luận mới, bài viết mới, viết bài nhanh, …
Updates: Thông báo và cập nhật phiên bản kiến trúc hệ thống,
các plugin có phiên bản mới, để bạn có thể biết và cập nhật
Posts: Quản lý bài viết, chuyên mục bài viết, thẻ bài viết
All Posts: Hiển thị tất cả các bài viết của hệ thống
Add new: Viết bài mới cho blog
Categories: Quản lý các danh mục bài viết, bạn có thể phân cấp
chuyên mục để tổ chức các bài viết khoa học
Tags: Quản lý các thẻ bài viết, để gom nhóm các bài viết dễ
dàng hơn
Media: Quản lý các tập tin dữ liệu tĩnh trên hệ thống, các tập tin
ảnh do bạn tải lên
Pages: Quản lý các trang sử dụng trong các mục đích như: giới
thiệu, liên hệ, …
Comments: Quản lý các bình luận mà khách truy cập, thành
viên bình luận trên giao diện Blog
Appearance: Quản lý giao diện, Widget ngoài ra cũng có thể
chỉnh sửa code giao diện trực tiếp tại đây
Plugins: Quản lý các trình cắm, cài đặt thêm mới giúp website
của bạn hoàn thiện hơn nhờ các thành phần bên ngoài
Users: Quản lý tài khoản, thành viên trên hệ thống
Tools: Các công cụ sao lưu dữ liệu, hoặc công cụ được cài vào từ
Plugin
Settings: Thiết lập các thông số cho website, tiêu đề, mô tả, số
bài viết hiển thị, …
2.3.3. Ưu điểm của wordpress.
Nhiều plugin và theme.
Dễ tùy biến.
Nhiều cộng đồng hỗ trợ. (Thachpham.com, wordpress.net.vn,…).
Dễ cài đặt, sử dụng và quản lý.
Nhẹ và tốn ít tài nguyên.
Nhiễu Theme Framework hỗ trợ (Genesis, Thesis, Gantry,..)
Hỗ trợ SEO (Search Engine Optimized) rất tốt.
Hỗ trợ tốt cho Mobile. (quản trị, giao diện responsive).
2.3.4. Nhược điểm của wordpress.
Nhiều hàm có sẵn khó nắm bắt.
Theme đẹp hầu hết phải trả phí.
Để custom WordPress đẹp thì phải có kiến thức tốt về web
Mức độ an nịnh chưa tốt.
2.3.5.
Các dịch vụ của wordpress.
WordPress.org
WordPress.org là một trong những nơi góp phần tạo ra những
blogger nổi tiếng trên khắp thế giới hiện nay. Khi đến với dịch vụ
này, bạn có thể tải bộ cài đặt của WordPress cũng như tải các plugin
và giao diện do cộng đồng cung cấp. Để có thể sử dụng được dịch vụ
này thì bạn cần phải có một tên miền và một hosting, và hosting của
bạn phải đáp ứng được cấu hình tối thiểu để cài đặt WordPress.
Nhưng các bạn hãy yên tâm về phần cấu hình hosting, đa số các nhà
cung cấp hosting hiện nay đều có thể sử dụng để cài đặt WordPress.
Với dịch vụ WordPress self hosted thì bạn có thể tự mình quản lý và
chỉnh sửa hoàn toàn giao diện, bài viết cũng như phần code bên
trong WordPress.
WordPress.com
Có thêm một dịch vụ nữa của WordPress và được gọi với tên
WordPress.com cho phép bạn tạo một blog với bản chất là hoàn toàn
miễn phí bởi bạn không cần bỏ ra bất cứ đồng nào để mua tên miền
cũng như hosting. Khi đăng ký blog miễn phí trên dịch vụ này, bạn
sẽ được sử dụng tên miền con của WordPress và những tiện ích cơ
bản của blog WordPress. Nhưng khả năng tùy chỉnh thì không được
như WordPress self hosted.
2.4.
Lựa chọn phần mềm làm việc với wordpress.
* Xampp
Để cài đặt và chạy được Wordpress trên máy, trước đây chúng
ta phải lần lượt cài các chương trình: Apache, PHP, Mysql. Qua các
bước rất phức tạp. Nay công đoạn đó được rút ngắn hơn rất nhiều,
qua việc cài một chương trình duy nhất đó là Xampp.
Các bước cài xampp:
Vào
trang
/>
group_id=61776. Tìm phần XAMPP Windowns
bản mới của xampp.
để cập nhật phiên
Sau khi download bộ cài có dạng xampplite-win32-1.6.6a về
máy, chạy file exe này.
Công việc cài đặt gồm các bước như sau:
Chạy chương trình cài đặt XAMPP Installer, khi xuất hiện
bảng chọn ngôn ngữ, chọn English và nhấn Ok.
Khi xuất hiện bảng Welcome to the Xampp Setup Wizard, nhấn
Next.
Trong License Agrement chọn I accept the Agreement, nhấn
Next.
Trong Select Destination Location, chọn nơi cài đặt Xampp. Lưu
ý ở bước này nên chọn ổ dĩa khác với ổ dĩa cài Windows để sau này
dễ cài đặt cấu hình cho Wampp. Chọn đường dẫn là D:\xampp (cài
trên thư mục xampp của ỗ đĩa D), nhấn Next.
2.5.
Làm quen với wordpress
2.5.1. Cài đặt wordpress.
Bước 1. Tải mã nguồn từ website WordPress.org
Trước tiên bạn hãy tải phiên bản mới nhất của mã nguồn
WordPress tại địa chỉ />Sau đó bạn giải nén ra sẽ có được một thư mục mang tên
“wordpress“. Có thể thư mục wordpress này sẽ được lồng trong một
thư mục khác tên là wordpress-x (x ở đây là số phiên bản), nhưng
nói chung bạn cứ vào sẽ có được một thư mục tên wordpress như
hình dưới.
Hình 1: Thư mục sau khi giải nén mã nguồn.
Tiếp tục, hãy truy cập vào thư mục wordpress, bạn sẽ thấy có
một số thư mục tên là wp-admin, wp-includes, wp-content và một số
tập tin tên là index.php, wp-config-sample.php,…Tất cả tập tin và
thư mục này, chúng ta gọi nó là mã nguồn WordPress.
WordPress.
Hình 2: Các tập tin và thư mục mã nguồn của
Bước 2. Copy mã nguồn WordPress vào Localhost.
Bây giờ, hãy copy toàn bộ file và thư mục này vào thư mục
website của bạn trong localhost (ví dụ: C:\xampp\htdocs\banhang).
Nghĩa là bạn chỉ copy các file và thư mục mã nguồn thôi, không copy
cả thư mục wordpress vì chúng ta cần cài WordPress vào tên miền
http://localhost/trangcntt mà, nếu bạn copy cả thư mục wordpress
vào
thì
website
của
bạn
http://localhost/banhang/wordpress/.
sẽ
có
đường
dẫn
là
Hình 3: Copy mã nguồn WordPress vào Localhost.
Bước 3. Tạo mới một database
Để chạy được WordPress thì localhost của bạn phải có một
database dùng MySQL để nó có thể lưu các dữ liệu mềm vào đó như
bài viết, các thiết lập,…trên website.
Bước 4. Chạy website để cài đặt
Sau khi copy xong, hãy mở bảng điều khiển của XAMPP lên và
khởi động Apache và MySQL. Sau đó truy cập vào website với đường
dẫn http://localhost/thachpham
Lúc này, nó sẽ hiện ra bảng chọn ngôn ngữ cần cài đặt cho
WordPress, hãy chọn là English và ấn Continue.
Hình 4: Chọn ngôn ngữ khi cài đặt.
Ở bước tiếp theo, nó sẽ nhắc nhở cho bạn là chưa tiến hành đổi
file wp-config-sample.php thành wp-config.php và khai báo thông tin
database vào đó. Hãy ấn Let’s Go để nó tự làm việc đó cho bạn.
Hình 4: Chọn
ngôn
Hình
5: ngữ
Bấmkhi cài đặt
Hình 5: Bấm Let’s Go
Và bây giờ là nhập thông tin database…
Hình 6: Thông tin database.
Hãy luôn nhớ rằng trên localhost, User Name của database luôn là
root, mật khẩu để trống (vẫn có cách thiết lập nhưng không cần
thiết) và Database Host luôn là localhost.
Table Prefix nghĩa là tiền tố của database chứa dữ liệu WordPress,
mặc định nó sẽ là wp_, chúng ta có thể đổi nó thành bất cứ cái gì
nhưng phải bắt buộc có _ đằng sau.
Khi nhập xong thông tin database, hãy ấn nút Submit để làm bước
kế tiếp. Nếu bước kế tiếp nó hiện ra như hình dưới thì nghĩa là bạn
đã nhập thông tin database chính xác, hãy ấn nút Run the install để
bắt đầu cài đặt.
Hình 7: Thông tin database chính xác.
Ở bước cài đặt này, các bạn sẽ cần phải thiết lập các thông tin
quan trọng cho website như Tên của website, tên tài khoản admin
cùng mật khẩu,…Nhập xong hãy ấn nút Install WordPress.
Hình 8: Các thông tin của
Hình 8: Các thông tin website chính xác.
Và nếu nó hiện chữ Success! như thế này là bạn đã cài đặt thành
công, click vào nút Log in để đăng nhập vào bảng quản trị
WordPress.
Hình 9: Cài đặt thành công.
Và đây là giao diện trang quản trị của WordPress.
Hình 10: Giao diện trang quản trị wordpress.
Và ở đây, mình cần các bạn hiểu rằng, nếu truy cập vào tên miền
chính như http://localhost/suckhoe, nó sẽ ra trang chủ của website
WordPress như thế này.
2.5.2.
Hình 11: Giao diện trang web Sức khỏe & đời
sống.
Quản trị Admin
- Đăng nhập trang quản trị (Dashboard)
Để vào trang quản trị (Dashboard) WordPress:
Nếu
bạn
sử
dựng
localhost
thì
mở
trình
duyệt
và
gõ
và
gõ
http://localhost/tênthưmụcbạnđặt/wp-admin/
Nếu
bạn
sử
dụng
host
thì
mở
trình
duyệt
http://địachỉwebsitecủabạn/wp-admin/
Phần trang quản trị của wordpress đều chia thành 3 phần như sau:
Hình 12: Giới thiệu trang quản trị
Phần Main Content của trang quản trị chúng ta có
At a Glance: Thống kê tổng quan website của bạn, cụ thể là nó sẽ
cho bạn biết có bao nhiêu Post, bao nhiêu Page, bao nhiêu comment
và bạn đang sử dụng WordPress phiên bản số mấy cùng với đang
kích hoạt theme tên gì.
Quick Draft: Bạn có thể viết nháp một Post và ấn nút Save Draft
để lưu nháp. Sau đó bạn sẽ vào phần Posts để xem và quản lý nó.
Activity: Thống kê các hoạt động mới nhất trên website như post
nào đã đăng vào lúc nào, các comment mới.
WordPress News: Tin tức mới cập nhật từ ban quản trị WordPress
hoặc các website chuyên về WordPress nổi tiếng. Tất cả đều là tiếng
Anh.
Chúng ta cũng có thể ẩn/hiện các khu vực trong trang chủ trang
quản trị bằng cách ấn vào Screen Optionstick chọn/bỏ phần muốn
hiện/ẩn