Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Khai thác một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.31 KB, 148 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ cám ơn sâu sắc đến phó GS.TS NguyễnThị Sơn – người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo khoa Địa lí trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và
góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài
tốt nghiệp. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lí Khoa học và
các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGĐ Sở VHTT&DL Nam Định, BGĐ các
điểm, khu, công ty cổ phần du lịch tại tỉnh Nam Định đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp, hỗ trợ thông tin, tư liệu, đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Để hoàn thành luận văn này, tôi luôn nhận được sự động viên, khích lệ
lớn lao của bạn bè, người thân đặc biệt gia đình. Tôi xin gửi lờn cảm ơn chân
thành và sâu sắc tới gia đình cùng những người luôn ủng hộ, chia sẻ và đồng
hành cùng tôi.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đinh Thị Nhung


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.


7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

CTCPDL
CSHT
CSVCKT
GTVT
HTLTDL
KT – XH
PATA
PTBV
QG
QT
TCLT
TLLL
TP
VQG
VHTT&DL
UNWTO

:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Công ty cổ phần Du lịch
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất kĩ thuật
Giao thông vận tải
Hệ thống lãnh thổ du lịch
Kinh tế xã hội
Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương
Phát triển bền vững
Quốc gia
Quốc tế
Tổ chức lãnh thổ
Thông tin liên lạc
Thành phố
Vườn quốc gia
Văn hóa thể thao và Du lịch

Tổ chức Du lịch thế giới


MỤC LỤC


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1.
Biểu đồ 2.1: Tổng số lượt khách đến các điểm du lịch ở Nam Định................................................61
giai đoạn 2006-2015........................................................................................................................61
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách du lịch trung bình đến Nam Định..........................................................62
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Nam Định, ...................................................................65
giai đoạn 2005-2014........................................................................................................................65
Biểu đồ 2.4: Hiện trạng khách du lịch đến vườn quốc gia Xuân Thủy, 2006-2014.........................100
Biểu đồ 3.1: Chỉ tiêu khách quốc tế và nội địa có lưu trú ở Nam Định..........................................111
đến năm 2020...............................................................................................................................111

DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
2. Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tỉnh Nam Định
3. Bản đồ thực trạng khai thác một số điểm, tuyến du lịch tỉnh Nam Định


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, cuộc sống của con
người ngày càng được cải thiện, nhu cầu của chúng ta không chỉ dừng lại ở

những nhu cầu cơ bản đó là về cuộc sống vật chất, mà xa hơn nữa là cuộc
sống về tinh thần. Với xuất phát là một ngành “ công nghiệp không khói”, du
lịch từ khi ra đời cho đến nay đã tạo cho mình một vị thế vững chắc trong nền
kinh tế quốc dân của mỗi một quốc gia trên thế giới. Không chỉ với Việt
Nam, du lịch đóng góp một phần quan trọng trong tổng thu nhập quốc nội,
giúp cải thiện cuộc sống, tạo ra việc làm, nâng cao nhận thức cho người
dân… mà quan trọng nhất du lịch trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội, xứng đáng với mệnh danh “ con gà đẻ trứng vàng” cho nền
kinh tế chung của đất nước.
Hòa chung với không khí du lịch của thế giới, Việt Nam dần khẳng
định mình, từ một nước ít được du khách biết đến, nhưng hiện nay nước ta
được khá đông đảo những vị khách quốc tế đến với Việt Nam thông qua hoạt
động du lịch. Nhiều những hoạt động diễn ra thu hút khách du lịch thông qua
các sự kiện về văn hóa - xã hội, thể thao, các lễ hội truyền thống, festival,…
Đặc biệt, trong những năm vừa qua nhiều điểm du lịch của Việt Nam được
UNESCO công nhận rộng rãi và được bạn bè trong nước, quốc tế biết đến:
Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới năm 2010; Vịnh Hạ Long
là 1 trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới năm 2011;…
Nam Định là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phát tích của vương
triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến
Việt Nam với các di tích như: khu di tích nhà Trần, chùa Tháp, chùa Cổ Lễ,
chùa Keo Hành Thiện, Phủ Dày...Nam Định còn là quê hương của các bậc võ
tướng anh hùng, đồng thời cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi

1


tiếng như Trần Tế Xương (Tú Xương), Nguyễn Bính... Nằm trong vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có bề dày văn hoá truyền thống. Kho
tàng văn hoá này bắt nguồn từ đời sống của cư dân, được lưu truyền và phát

triển dưới nhiều hình thức, sinh hoạt đa dạng như loại hình hát chèo, hát văn,
rối nước, hát xẩm...nhiều lễ hội cổ truyền, nhiều trò vui dân gian như bơi
thuyền, hầu bóng...
Nam Định có đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch cả về tự nhiên và
nhân văn, tuy nhiên trong những năm vừa qua phát triển du lịch của tỉnh nhìn
chung chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch hiện có, tỉ trọng đóng góp của
ngành còn thấp trong cơ cấu kinh tế gây nên hiện tượng sử dụng lãng phí tài
nguyên. Do đó, muốn phát triển du lịch của tỉnh Nam Định một cách hiệu quả
nhất, cần phải biết khai thác triệt để những thế mạnh và tạo ra những sản
phẩm đặc trưng tiêu biểu với mục đích thu hút khách du lịch. Để đạt được
điều đó, cần phải có những chính sách hợp lí bằng việc khai thác hiệu quả
những điểm, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Xuất phát từ thực tế trên, em
chọn đề tài nghiên cứu “ Khai thác một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Nam
Định” để tìm lời giải cho bài toán phát triển du lich một cách có hiệu quả,
khai thác triệt để tiềm năng tại tỉnh Nam Định.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về khai thác các điểm, tuyến
du lịch, mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung vào khai thác một số điểm,
tuyến du lịch ở tỉnh Nam Định để từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp
phát triển một cách hợp lí đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn để vận dụng vào xây dựng các tiêu
chí đánh giá, từ đó vận dụng vào việc xác định một số điểm, tuyến du lịch ở
tỉnh Nam Định.


2


Xác định được một số chỉ tiêu về mức độ khai thác và các điểm, tuyến
du lịch trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Đánh giá được tiềm năng, hiện trạng khai thác một số điểm, tuyến du
lịch ở tỉnh Nam Định.
Đề xuất định hướng và một số giải pháp để khai thác một số điểm,
tuyến du lịch ở tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
4.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc lựa chọn tiêu chí
đánh giá dựa trên tiềm năng du lịch hiện có, để đánh giá được hiện trạng khai
thác một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Nam Định.
Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Nam
Định và trong mối quan hệ các tỉnh thành lân cận trong vùng du lịch Đồng
bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.
Về thời gian: Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, phân tích và
nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2014, định hướng đến giai đoạn 2020.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
5.1. Trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới sớm nhận thấy để xây dựng các điểm,
tuyến du lịch thì tài nguyên du lịch là cơ sở ban đầu, là điều kiện căn bản. Vì
thế trên bình diện thế giới đã có một số công trình khoa học đánh giá các thể
tổng hợp tự nhiên phục vụ mục đích giải trí của Mukhina, 1973. Ngoài ra một
số nhà địa lý cảnh quan của trường đại học Matxcova đã tiến hành nghiên cứu
các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ).

Ở phương Tây một số nhà địa lý cũng bước đầu nghiên cứu đánh giá sử
dụng các tài nguyên tự nhiên phục vụ mục đích du lịch, giải trí như Booha
(mĩ), Roobinxon (Anh), …
Tuy nhiên, các công trình khảo sát trực tiếp lãnh thổ không gian du lịch

3


được nghiên cứu sâu sắc nhất bởi 2 tác giả : Piroznhic – Belorusia và Jean
Pierre Lozoto – Giotart (Pháp), Piroznhic đã đánh giá tổng hợp các thánh
phần của HTLTDL. Jean Pierre Lozoto – Giotart bắt đầu nghiên cứu về các tụ
điểm của du lịch , dòng khách du lịch từ đó mới phân tích tổ chức không gian
du lịch và các chính sách, cơ chế đi kèm.
Các nhà khoa học thuộc tổ chức ICURP gồm Lechoshaw Czemic,
Halia Orlinska ( Ba Lan ) và Edfranhk ( Hà Lan ) – 1994 đã nghiên cứu chính
xác các điểm, tuyến du lịch giữa biên giới Ba Lan - Đức và ven biển phía Bắc
cửa biển Ban tích thuộc lãnh thổ Ba Lan và Đức. Các tác giả đã phân tích các
điều kiện tự nhiên, KT –XH, xác định và khai thác các điểm, tuyến du lịch
cũng như bảo vệ môi trường trên quan điểm bền vững.
5.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã và đang triển khai một trong những hướng nghiên cứu
quan trọng về Địa lý du lịch đó là TCLTDL. Liên quan đến hướng nghiên cứu
này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
“Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 19862000” do Tổng cục Du lịch thực hiện năm 1986 là công trình mở đầu cho việc
nghiên cứu về HTLTDL, tuy nhiên còn khá sơ khai và đơn điệu.
“Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự
thực hiện, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch, 1991.[3]
Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 19952010”do Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (năm 1995).[30]
Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở 3 vùng Du
lịch đến năm 2010 và định hướng đến 2020” do Tổng cục Du lịch thực hiện

(năm 2000).
Cả 3 công trình này bước đầu đã đề ra cơ sở lí luận về TCLTDL, xây
dựng hệ thống phân vị vùng du lịch nhưng chỉ ở mức độ khái quát, tập trung

4


chủ yếu vào việc đánh giá tài nguyên du lịch, thực trạng hoạt động của ngành
du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch với các tuyến, điểm du lịch mang ý nghĩa
quốc gia, đưa ra những dự báo tương lai đồng thời đề ra chiến lược và giải
pháp phát triển du lịch ở những giai đoạn tiếp theo.
Công trình trực tiếp đầu tiên đề cập đến việc xác định các điểm, tuyến
du lịch phải kể đến “Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến, điểm du lịch
Nghệ An”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học địa lí – địa chất năm 1995 của
Nguyễn Thế Chinh, tiếp theo là “Cơ sở cho việc xây dựng các tuyến, điểm du
lịch” do Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện năm 1996, “Cơ sở khoa
học cho các tuyến, điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ”, luận án phó tiến sĩ khoa
học địa lí - địa chất năm 1996 của Hồ Công Dũng; “Xây dựng một số điểm
tuyến du lịch ở khu vực phía Tây Hà Nội trong tiến trình hội nhập” Phùng Thị
Hằng (Luận văn Thạc sĩ năm 2008, Đại học sư phạm Hà Nội), “ Xây dựng
một số điểm , tuyến du lịch Lào Cai trong tiến trình hội nhập” của Đoàn Thị
Thơm (luận văn Thạc sĩ năm 2009, Đại học sư phạm Hà Nội);… xây dựng
gần như toàn bộ cơ sở lý luận cho việc xác định các điểm, tuyến du lịch.
Ngoài ra, một số đầu sách có đề cập đến cơ sở lý luận của việc xác định
các điểm, tuyến du lịch như : [31]; [29]; …
Một số địa phương trong cả nước cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch của tình với sự tham gia của các chuyên gia trong các sở văn
hóa-thể thao và du lịch và các chuyên gia ở Viện nghiên cứu và Phát triển du
lịch : Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh…
5.3. Ở Nam Định

Kế thừa những đề tài nghiên cứu trước đây về các điểm, tuyến du lịch
quan trọng của tỉnh Nam Định như các luận văn Phát triển du lịch tại vườn
quốc gia Xuân Thủy;Tìm hiểu việc tổ chức, quản lí khai thác lễ khai ấn đền
Trần;…. Để có thể chọn lọc và xây dựng được những quan điểm phục cho đề

5


tài nghiên cứu “Khai thác một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Nam Định”.
6. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Các quan điểm nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Hệ thống là tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng
với nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và có quy luật vận động
tỏng hợp. trong thực tiễn, mọi sự vật hiện tượng đều là một chỉnh thể toàn vẹn
thì bao giờ cũng là một hệ thống được cấu trúc bởi nhiều bộ phận, nhiều thành
tố. Các bộ phận này có vị trí độc lập, có chức năng riêng và có những quy luật
vận động riêng nhưng chúng lại có quan hệ biện chứng với nhau, theo mối
quan hệ vật chất và mối quan hệ chức năng và vận động theo quy luật của
toàn hệ thống.
Một hệ thống bao giờ cũng có mối liên hệ với những hệ thống và đối
tượng khác cùng nằm trong một môi trường nhất định. Môi trường chính là hệ
thống lớn chứa các hệ thống nhỏ ta đang nghiên cứu và các đối tượng khác bên
cạnh nó, tương tác với nó. Giữa môi trường và hệ thống có mối liên hệ hai chiều:
môi trường tác động và quy định hệ thống, hệ thống cải tạo môi trường.
Nghiên cứu theo quan điểm hệ thống – cấu trúc cho ta tri thức đầy đủ
toàn diện, khách quan về đối tượng, thấy được mối quan hệ của hệ thống với
các sự vật hiện tượng khác, từ đó thấy được cái triệt để khách quan của các tri
thức khoa học.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là một hệ thống được thành
tạo bởi nhiều thành tố có mối quan hệ qua lại thống nhất và hoàn chỉnh: tự
nhiên, văn hóa, lịch sử, con người,…Đặc biệt, khi nghiên cứu đề tài xác định
các điểm, tuyến du lịch trên đơn vị lãnh thổ, thì việc đưa ra các chỉ tiêu là việc
làm rất quan trọng. Tuy nhiên, việc đưa ra các chỉ tiêu phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội,.. của đơn vị lãnh thổ đó. Vì vậy, việc

6


nghiên cứu đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối
quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị
đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
khẳng định rằng mỗi điểm, tuyến du lịch được xem là một hệ thống mở có
quan hệ chặt chẽ với toàn bộ lãnh thổ du lịch nghiên cứu, từ đó góp phần phát
hiện các mối quan hệ chặt chẽ với toàn bộ lãnh thổ du lịch nghiên cứu, từ đó
góp phần phát hiện các mối quan hệ tương tác của toàn bộ hệ thống giúp cho
các nhà chiến lược có những hoạch định đúng đắn.
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất
nước. Du lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt
các Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Du lịch được coi là “con gà đẻ trứng
vàng”, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giữ vai trò quan trọng cho việc phát
triển kinh tế chung của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cũng giống như những
ngành kinh tế khác, sự phát triển của du lịch phải để ý đến việc bảo tồn, giữ
gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch, hướng đến phát triển bền vững. Bởi vậy,
trong quy hoạch nói chung xác định các điểm tuyến du lịch nói riêng phải
luôn quán triệt đến vấn đề bền vững đảm bảo cả 3 lợi : bền vững về tài
nguyên, bền vững về môi trường, bền vững về kinh tế.
6.1.3. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
Nam Định là một vùng đất có bề dày lịch sử và có nền văn hóa phát

triển từ lâu đời. Qua bao thăng trầm lịch sử, đến nay địa bàn vẫn còn giữ được
những đặc điểm riêng, đắc sắc về tự nhiên, văn hóa và con người. Những đặc
điểm này đã được khai thác cho sự phát triển KT – XH cũng như ngành du
lịch của địa phương. Sử dụng quan điểm lịch sử, viễn cảnh để để tìm hiểu
nguồn gốc phát sinh, diễn biến quá trình khai thác và kết quả khai thác các
điểm, tuyến du lịch ở Nam Định nhằm tiếp tục kế thừa , phát huy các thành
quả. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm và tính đến sự phát triển lâu bền để

7


có kế hoạch xây dựng và phát triển hợp lí.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong tất cả các công trình
nghiên cứu khoa học. Việc vận dùng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế
thừa nghiên cứu các công trình trước đó, giúp tiết kiệm thời gian và công sức
đồng thời có cái nhiền khái quát về đề tài nghiên cứu.
Các tài liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là về lịch sử nghiên cứu , cơ
sở lí luận và thực tiễn cho viêc xác định các điểm, tuyến du lịch, tiềm năng và
thực trạng phát triển du lịch,.. Nguồn tài liệu này chủ yếu lấy từ các sách, báo,
luận văn, luận án, tạp chí, các báo cáo của các Sở ban ngành liên quan : Sở
văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Nam Định, sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam
Định, cục Thống kê Nam Định,..
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cần thiết tiến hành phân tích, tổng hợp
các tài liệu phục vụ cho việc nhận định, đánh giá, dự báo xu hướng phát triển
du lịch tỉnh Nam Định trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
6.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
Nghiên cứu khảo sát, điều tra thực địa là phương pháp điển hình và phổ
biến nhất của Địa lý học. Sử dụng phương pháp này cho phép ta có cái nhìn

nhận khách quan về vấn đề chúng ta cần nghiên cứu, kiểm nghiệm độ chính
xác của tài liệu đó có đúng không, hạn chế những nhược điểm của phương
pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu trong phòng.
Quá trình thực địa được tiến hành từ đầu đến khi nghiệm thu, kết thúc
đề tài nghiên cứu.
Quá trình thực địa của tác giả được tiến hành như sau:
-Tiến hành khảo sát thực địa ở một số điểm du lịch trong tỉnh, bao gồm
những điểm du lịch hoạt động có hiệu quả cao, trung bình và thấp. Tại mỗi

8


điểm thực địa đều phải quan sát, mô tả, ghi chép tư liệu, chụp ảnh tì nguyên,

-Tiến hành găp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý
tài nguyên, cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại.
Mục đích của phương pháp này là tìm kiếm, thu thập những số liệu, tài
liệu có liên quan đến luận văn. Đây chính là bằng chứng khá xác thực để
người nghiên cứu có thể khẳng định được quan điểm của bản thân.
6.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu Địa Lý. Bản đồ được sử
dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện các tuyến, điểm du
lịch quan trọng co ý nghĩa quốc gia, vùng, địa phương. Cùng với hệ thống
biểu đồ, giúp cho công trình nghiên cứu được trực quan, sinh động, khoa học
trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Quá trình thành lập bản đồ và biểu đồ có sự hỗ trợ của máy tính và một
số phần mềm quan trọng : office, Mapinfor 9.0…
Trên cơ sở là bản đồ nền là các bản đồ hành chính, giao thông, thủy
văn,… thiết kế với các lớp dữ liệu dựa trên sự cập nhập số liệu, tài liệu đã thu
thập và tổng hợp, biên tập, kiểm tra và bổ sung các số liệu… kết quả cuối

cùng là thành lập 3 bản đồ sau:
- Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định (tỉ lệ 1:300000)
- Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Nam Định ( tỉ lệ 1 : 200000)
- Bản đồ thực trạng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Nam Định
( 1 : 200000).
6.2.4. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp dự báo định tính theo đó tập hợp được kết quả là ý
kiến của phần đông các chuyên gia. Ưu điển của phương pháp này là đưa ra
được những dự báo tổng quan mang tính chính xác cao vì có sự tham gia của
các chuyên gia trong ngành. Trong nghiên cứu luận văn tác giả sẽ gặp gỡ ,

9


trao đổi thông tin va lấy ý kiến của một số chuyên gia ở các Sở, tư vấn về
định hướng phát triển du lịch cho Nam Định đồng thời dự báo các điểm,
tuyến du lịch sắp tới có thu hút được lượng khách nhiều hay không.
7. Đóng góp mới của đề tài
-Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn, để lựa chọn được những tiêu chí
đánh giá mức độ khai thác các điểm, tuyến du lịch.
- Đánh giá được tiềm năng, thực trạng khai thác một số điểm, tuyến du
lịch tỉnh Nam Định.
- Đề xuất và đưa ra những giải pháp cụ thể để khai thác một cách có
hiệu quả tại tỉnh Nam Định.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc khai thác một số điểm,
tuyến du lịch.
Chương II: Tiềm năng và hiện trạng khai thác một số điểm, tuyến du

lịch ở tỉnh Nam Định.
Chương III. Định hướng và giải pháp khai thác có hiệu quả một số
điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Nam Đinh

10


CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC KHAI THÁC
MỘT SỐ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở
thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi
du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác
nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Ngày nay, cùng với sự phát triển không
ngừng của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, do đó du
lịch là một hoạt động không thể thiếu đối với cuộc sống cũng như sinh hoạt
của người dân. Thuật ngữ “ du lịch “ xuất hiện từ rất lâu và có nhiều nghiên
cứu. Mỗi một nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận và quan điểm khác nhau
cho nên, có nhiều cách định nghĩa về du lịch:
Khái niệm du lịch được định nghĩa trong Luật Du lịch Việt Nam (ban
hành năm 2007), tại điều 4, chương I: “Du lịch là các hoạt động liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”. [13]
Tuy nhiên, khái niệm được sử dụng phổ biến và khá đầy đủ là của I.I.
Pirojnik (năm 1985), theo ông: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư

trong thời gian rảnh rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể
chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”. [29]
Định nghĩa về du lịch chứa đựng những nội dung chính sau:

11


-Là sự di chuyển và cư trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thướng xuyên
của khách nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng.
-Cùng với mục đích du lịch là việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế, văn hóa và dịch vụ ở điểm đến khách, không bao hàm thu lại lợi ích
về kinh tế .
-Là tổng hợp các mối quan hệ , hiện tượng và các hoạt động kinh tế có
liên quan đến khách du lịch.
1.1.1.2. Khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam quy định: “Khách du lịch là người đi du
lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, đi làm việc hoặc hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Trong đó, phân ra khách du lịch nội địa và
khách du lịch quốc tế.
-Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
-Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch: công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sửvăn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.[13]

Tài nguyên du lịch được chia thành hai nhóm : tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi đu lịch.[13]

12


Sản phẩm du lịch được cấu thành từ những bộ phận như các dịch vụ, tài
nguyên du lịch,…
Các dịch vụ được sử dụng trong sản phẩm du lịch là:
- Dịch vụ vận chuyển: đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch và
trong phạm vi du lịch.
- Dịch vụ lưu trú : đảm bảo cho khách du lịch nơi nghỉ ngơi, ăn uống
trong quá trình tham gia hoạt động du lịch .
- Dịch vụ giải trí: đáp ứng như cầu vui chơi, giải trí của du khách nhằm
mục đích kéo dài thời gian và tăng sự hứng thú của khách du lịch tại nơi đến
du lịch.
- Dịch vụ mua sắm: đây cũng là một hình thức giải trí, với hình thức
tạo ra những mặt hàng lưu niệm hoặc là xây dựng các trung tâm mua sắm
phục vụ hoạt động du lịch của du khách.
- Ngoài ra còn có các dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung, bao gồm:
+ Dịch vụ thu gom, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm du
lịch: cơ sở mua lại các dịch vụ khác nhau, sắp xếp, phối hợp chúng thành các
chương trình du lịch trọn gói hoặc đơn giản.
+ Dịch vụ bán lẻ sản phẩm du lịch: cung cấp thông tin và và bán lẻ sản
phẩm du lịch trực tiếp cho khách du lịch.[6]
Sản phẩm du lịch có 4 đặc điểm chính:
+Tính chất vô hình

+Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra cùng không gian và thời gian
+Thành phần tham gia có hiện diện của khách du lịch
+Khả năng tự tiêu hao
1.1.1.5. Điểm, tuyến du lịch
a. Điểm du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch hấp dẫn phục vụ nhu cầu tham quan của du khách”.Điểm du lịch là nơi

13


tập trung một loại tài nguyên nào đó ( tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc kinh tế
- xã hội) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả
hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành hai loại: Điểm
tài nguyên và điểm chức năng. Điểm tài nguyên là nơi mà ở đó có một hay
nhiều nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn cho hoạt động du lịch nhưng chưa đi
vào khai thác. Điểm tài nguyên chưa được coi là điểm du lịch, tuy nhiên nếu
được khai thác một cách hợp lí thì nó trở thành điểm du lịch. Ngược lại điểm
du lịch cũng sẽ biến thành điểm tài nguyên nếu như điểm du lịch đã vượt mức
khai thác và trở nên trì trệ hoặc là việc khai thác không hợp lí gây ra những
mặt tiêu cực.Thời gian lưu trú của khách tương đối ngắn (không quá 1-2
ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ
(điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan,…).[13]
Diện tích của một điểm du lịch không có giới hạn, khác nhau và có sự
chênh lệch tương đối lớn giữa các điểm du lịch. Một nơi được coi là điểm du
lịch có thể là một địa phương, hay một vùng lãnh thổ hoặc cũng có thể là một
đất nước mà ở đó có những nét riêng biệt về tài nguyên du lịch dựa trên
những tiêu chuẩn quy định của mỗi quốc gia về mức độ hấp dẫn về tài
nguyên, CSHT, CSVCKT, khả năng phục vụ khách du lịch, kinh tế xã hội, …
Các điểm du lịch có thể phân chia thành 4 nhóm: điểm du lịch tự nhiên,

điểm du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị và điểm du lịch đầu mối giao thông.
[20]
+ Điểm du lịch tự nhiên gồm những điểm du lịch mà hoạt động của nó
chủ yếu dựa vào khai thác giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với
vùng có nguồn tài nguyên này, người ta thường xây dựng các trung tâm nghỉ
dưỡng và thể thao.
+ Điểm du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên những sinh hoạt
văn hóa đặc sắc của mỗi địa phương có lối sông, phong tục tập quán, trung

14


tâm lịch sử, trung tâm khoa học nổi tiếng,…
+ Điểm du lịch đô thị gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển
các loại hình du lịch liên quan đến nhân tố kinh tế - chính trị. Đó là các đô thị,
trung tâm kinh tế và chính trị của thế giới, quốc gia hay khu vực.
Các yếu tố tạo nên các điểm du lịch không tách rời nhau mà chúng ảnh
hưởng đồng thời lẫn nhau. Bởi vậy, việc sắp xếp các điểm du lịch chủ yếu
theo ý nghĩa của chúng. Đó là các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương, quốc
gia và quốc tế. Mỗi đối tượng không gian của hoạt động kinh tế đều có đặc
trưng chung, đặc trưng riêng của điểm du lịch.[11]
Thứ nhất, điểm du lịch mang tính xen ghép, phức tạp, khó kiểm soát và
định hướng chặt chẽ.
Thứ hai, điểm du lịch giống như một sản phẩm cụ thể, có chu kì vòng
đời phát triển, bão hòa và suy thoái.
Thứ ba, khả năng sức chứa của điểm đến du lịch, tức là sự đàn hồi tối
đa của điểm du lịch trước áp lực của hoạt động du lịch đến môi trường sinh
thái, môi trường KT – XH.
b.


Tuyến du lịch

Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu dịch, điểm du lịch, cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng không.[13]
Tuyến du lịch chính là sự liên kết chặt chẽ giữa các điểm du lịch, khu
du lịch và hệ thống đường giao thông. Việc xây dựng các tuyến giao thông
dựa vào lực hút của các điểm du lịch hoặc khu du lịch với các cửa khẩu quốc
tế quan trọng và hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển , đường hàng
không, hệ thống đô thị cũng như cơ sở lưu trú.
Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch [13]
- Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du

15


lịch quốc gia:


Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm

du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu
quốc tế;


Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục

vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
- Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du
lịch địa phương:




Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;
Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục

vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
Các tuyến du lịch có thể chia thành:
-

Về mặt lãnh thổ trên thế giới: tuyến du lịch nội địa, tuyến du lịch

quốc tế
-

Về mặt lãnh thổ trong một quốc gia: tuyến du lịch nội vùng, tuyến

du lịch liên vùng
Về mặt lãnh thổ cấp tỉnh: du lịch nội tỉnh, du lịch ngoại tỉnh
Giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tuyến du lịch.
Chính vì lẽ đó, mà có thể chia tuyến du lịch theo các loại hình giao thông: tuyến
đường bộ, tuyến đường sắt, tuyến đường thủy, tuyến đường hàng không.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự hình thành và phát triển các điểm,
tuyến du lịch
1.1.2.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí là một trong những nhân tố quan trọng của việc hình thành
và phát triển một điểm, tuyến du lịch. Vị trí địa lí bao gồm: Vị trí địa lí về mặt
tự nhiên (phạm vi lãnh thổ có giới hạn và tọa độ địa lý), vị trí về kinh tế và
chính trị. Để đánh giá được mức độ tác động của vị trí địa lí không chỉ dừng
lại là xác định ở hệ tọa độ, ranh giới lãnh thổ, các mối quan hệ kinh tế mà còn

phải đánh giá ý nghĩa kinh tế đối với phát triển du lịch, đánh giá tương đối

16


được các cửa khẩu quan trọng và các thị trường khách lớn. Khoảng cách xa
gần giữa các điểm, tuyến du lịch có tầm ảnh hưởng đến khách du lịch ở 3
phương diện: thời gian, sức khỏe, kinh tế, kéo theo đó là các dịch vụ trong du
lịch sao phải thay đổi cho hợp lí. Tuy nhiên, có một số điểm tuyến du lịch
càng xa thì khả năng hấp dẫn khách du lịch càng lớn do tạo được yếu tố hấp
dẫn, đặc biệt, kích thích trí tò mò của khách du lịch.
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển
du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được
khai thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo
Buchvakop – Nhà địa lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các
thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh
quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu
nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”.
Từ đó có thể hiểu “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa –
lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn du khách ; đã, đang và
sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một
cách có hiệu quả và bền vững”.[29]
Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ
phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
a.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố: địa hình, khí hậu, thủy

văn, tài nguyên động thực vật


Địa hình

Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa
chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh ). Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt
động sống của con người trên lãnhthổ đều phụ thuộc vào địa hình. Địa hình là
một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa

17


dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của địa
hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn. Yếu tố địa hình có thể
tạo ra những thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn cho quá trình khai thác
các điểm, tuyến du lịch..
Hình thái chính của địa hình chính là địa hình đồng bằng và đồi núi.
Thông thường, khách du lịch ưa thích và lựa chọn những điểm, tuyến du lịch
có phong cảnh đẹp và đa dạng, thường tránh những nơi bằng phẳng và tẻ
nhạt.
-Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại hình, ít gây ra những
cảm hứng nhất định cho tham quan du lịch. tuy nhiên, đây chính là nơi thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế, canh tác nông nghiệp và chính những ngành
này có ảnh hưởng trực tiếp đến đến hoạt động du lịch.
-Địa vùng đồi núi có không gian thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái
cho khách du lịch. Với đặc điểm địa hình chia cắt tạo nên các dạng cảnh quan
đa dạng tác động đến tâm lí, thích hợp cho các loại hình du lịch leo núi, du
lịch sinh thái, cắm trại, tham quan,… Vùng đồi tập trung khá nhiều dân cư, là
nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, dễ dàng

hình thành nên các điểm, tuyến du lịch với nhiều loại hình như tham quan
theo chuyên đề.
-Địa hình miền núi là khu vực tạo thuận lợi cho việc tổ chức thể thao
mùa đông, các nhà an dưỡng, các cơ sở du lịch,… Trong tài nguyên du lịch
miền núi, cùng với địa hình, khí hậu và động thực vật tạo nên tài nguyên du
lịch tổng hợp có khả năng tổ chức các loại hình du lịch ngắn ngày cũng như
dài ngày.
Ngoài các dạng địa hình chính, các kiểu địa hình có giái trị rất lớn cho
việc hình thành các điểm, tuyến du lịch với dạng địa hình karsto và kiểu địa
hình ven biển.

18


+ Địa hình Karsto được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá
dễ hòa tan. Ở Việt Nam, động Phong Nha (Bố Trạch – Quảng Bình) được coi là
hang nước đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể tới như động
Tiên Cung , Đầu Gỗ (Hạ Long), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Hương
Tích (Hà Nội) .v.v… là những điểm du lịch đang rất thu hút khách du lịch.
+ Địa hình ven biển là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển. Do quá trình bồi tụ
sông ngòi, các đợt biển tiến và lùi, thủy triều,… đã tạo ra những bãi tắm đẹp, thích
hợp xây dựng các loại du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao dưới nước,…

Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên khí hậu được xác định trước hết là tổng hợp các yếu tố
nhiệt độ, độ ẩm không khí và một số yếu tố khác như: áp suất khí quyển,
thành phần lí hóa của không khí, gió, lượng mưa, ánh sáng mặt trời và các
hiện tượng thơi tiết đặc biệt,…
Trong hoạt động du lịch khí hậu thu hút đối tượng tham gia và tổ chức
du lịch thông qua các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người. Nhu cầu

của khách thường đến với những nơi có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sức
khỏe. Các yếu tố thích hợp hay không thích hợp cho sức khỏe của khách du
lịch và phát triển du lịch được thể hiện qua bảng chỉ tiêu khí hậu đối với sinh
học của con người (phụ lục 1).
Khí hậu là một nhân tố khá làm quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động
du lịch, đặc biệt là du lịch ngoài trời, nhân tố này tác động một cách trực tiếp
nên cả cung và câu trong du lịch, tạo nên tính mùa vụ. Khí hậu có tính chất
quyết định đối với độ dài ngắn của mùa du lịch, đóng vai trò chính trong việc
hạn chế sự cân bằng của các hành trình du lịch. Chính vì lẽ đó, mà hoạt động
du lịch có thể kéo dài quanh năm hoặc có thể là vài tháng hoặc vài ngày ( mùa
du lịch cả năm, mùa đông, mùa hè). Tuy nhiên thời gian diễn ra du lịch còn
phụ thuộc vào tính chất của hoạt động du lịch đó chứ không hẳn là do khí hậu.

19




Nguồn nước

Tài nguyên nước phục vụ mục đích du lịch rất đa dạng, bao gồm: nước
trên mặt; nước dưới đất và các nguồn nước khoáng. Trong đó nước trên mặt
có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch.
Nhiệt độ lớp nước trên mặt thích hợp nhất cho hoạt động du lịch tối
thiểu là 18-20ºC. Nguồn nước trên mặt một phần phục vụ cho sinh hoạt ở các
khu du lịch, bên cạnh đó còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng như tham
quam, nghỉ dưỡng ở các hồ, sông nước, biển. Nước trên mặt được đi vào khai
thác phục vụ cho hoạt động du lịch ở các dải bờ biển, mạng lưới sông ngòi,
ao, hồ, sông suối, thác nước tự nhiên hoặc nhân tạo.
Trong tài nguyên nước nhằm mục đích khai thác cho hoạt động du lịch

cần chú ý đến nguồn nước khoáng. Do có chứa các thành phần hóa học và
khoáng hóa cao có tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Đây chính là
nguồn tài nguyên có giá trị chữa bệnh, tham quan, nghỉ dưỡng, có sức hấp dẫn
lớn đối với du khách.


Tài nguyên sinh vật:

Tài nguyên sinh vật là dạng tài nguyên đặc biệt, tạo nên cảnh quan
thiên nhiên hấp dẫn và đa dạng tạo sức hút cho du khách với các loại hình du
lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học, khám phá nâng cao nhận thức
và tầm hiểu biết của con người.
Đối với các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học
thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo sự đa dạng sinh học,
bảo tồn nguồn gen quý đặc trưng của vùng tự nhiên khác nhau.
b.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những tài nguyên mà được con người
tạo ra, gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Đây cũng là điểm
khác biệt hẳn so với tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn

20


có giá trị về nhiều mặt như văn hóa, tinh thần và phục vụ nhu cầu về du lịch.
Nó bao gồm: DTLSVH, lễ hội, dân tộc, nhân văn khác (làng nghề, bảo tàng,
các sự kiện, festival, thể thao,…)



Di tích lịch sử - văn hóa

DTLSVH là một tài sản vô giá của mỗi một địa phương, mỗi quốc gia
và của cả một nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất
về đặc điểm văn hóa của mỗi đất nước, mà ở đó chứa đựng những gì là tốt
đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, nghệ thuật của mỗi quốc gia
qua các thời đại lịch sử. [29]
Để đánh giá được ý nghĩa của các DTLSVH đối với phát triển du lịch
như nào, cần chú ý đến một số tiêu chí thể hiện thông qua bảng số lượng và di
tích quốc gia (tỉnh) (phụ lục 2). Từ đây có thể phân hóa được mức độ tập
trung của di tích ở những mức độ khác nhau: dày (khá dày); trung bình; thưa
(rất thưa). Đồng thời việc thống kê về số lượng và mật độ di tích quốc gia
(tỉnh) sẽ giúp cho việc đánh giá một cách khách quan khả năng khai thác du
lịch ở một khu vực địa lí.


Lễ hội

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo, đa dạng và phóng
phú trong dân gian. Sức hấp dẫn của lễ hội đối với hoạt động du lịch bởi nó
tạo được nét đặc trưng tiêu biểu cho một quốc gia, vùng và lãnh thổ. Lễ hội
cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh
thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế
hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống
quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò
chơi đua tài, giải trí...
Lễ hội bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Để đánh giá các lễ hội
nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch cần lưu ý về các đặc điểm về: thời


21


×