KỸ THUẬT LẤY MÁU MAO MẠCH
•
•
•
•
•
•
Xác định bệnh nhân
Giao tiếp, giải thích cho bn
Chọn vị trí lấy máu
Chọn vị trí đâm kim
Chọn dụng cụ thích hợp( kim, lancet..)
Những vấn đề đặc biệt có liên quan đến bn
KỸ THUẬT LẤY MÁU MAO MẠCH
1.Nguyên tắc:
Máu mao mạch được triệt lấy bởi một dụng cụ vô khuẩn có sẵn
với một độ sâu tiêu chuẩn để giọi máu chảy tự do.
2. Dụng cụ và hóa chất:
Kim chích vô khuẩn (Lancet)
Bông thấm
Cồn 70o hay cồn có Iode
Ống mao dẫn có tráng Heparin
KỸ THUẬT LẤY MÁU MAO MẠCH
3. Tiến hành:
Vị trí lấy máu: đầu ngón tay 3,4 (người lớn) hoặc ở gót
chân, đầu ngón chân cái (đối với trẻ em nhỏ dưới 1
tuổi).
Nơi chọn để lấy máu phải được chà xát da cho ấm để
máu lưu thông đều (nếu trời lạnh).
Dùng bông thấm cồn chà mạnh cho sạch hết bẩn và tróc
vẩy biểu bì rồi để khô tự nhiên.
Nắm nhẹ nhàng và căng vừa phải đầu ngón tay cho da
được thăng bằng bàn tay trái, tay phải cầm kim chích
đâm nhanh một nhát gọn vào cạnh đầu ngón tay ở góc
90o sâu 2mm. Vùng này ít gây sự đau đớn đối với bệnh
nhân hơn ở vùng đỉnh và bề mặt đầu ngón tay vì ít có
các dây thần kinh cảm giác.
KỸ THUẬT LẤY MÁU MAO MẠCH
3. Tiến hành:
Lau bỏ giọt máu đầu bằng bông gòn khô vì có
thể bị lẫn dịch mô.
Lấy máu từ giọt thứ 2 trở đi.
Không nên nắn bóp làm máu chảy nhanh vì sẽ
lẫn nhiều dịch mô vào mẫu máu, chỉ nên vuốt
nhẹ nhàng các đầu ngón tay cách xa chỗ chích.
Khi lượng máu cần thiết đã đạt được, đặt đầu
ống mao dẫn để lấy máu khoảng ¾ ống.
Dùng bông khô để nhẹ lên chỗ chích để máu
ngừng chảy.
KỸ THUẬT LẤY MÁU MAO MẠCH
4. Lưu ý:
Tất cả kim chích vô khuẩn chỉ nên dùng một lần
cho một bệnh nhân.
Chờ cho cồn bốc hơi khô nơi sát khuẩn và để
khô tự nhiên trước khi lấy máu. Nếu không máu
sẽ trào lên từng giọt nơi đầu ngón tay còn ướt.
Vả lại, cồn và các hóa chất sát khuẩn khác sẽ
làm đông đặc các chất protein trong huyết
tương. Do đó, hồng cầu dễ dính chùm và đưa
đến kết quả xét nghiệm sai lệch sau này.
KỸ THUẬT LẤY MÁU MAO MẠCH
4. Lưu ý:
Nếu máu không chảy ra tự do nghĩa là quá ít, ta
nên chọn chỗ khác và chọc lại.
Tránh dùng kim chích tĩnh mạch để lấy máu mao
mạch, vì mũi kim có lỗ dễ gây nhiễm khuẩn và
vết thương không được rộng để máu thoát ra tự
do và lượng máu thoát ra ít không đủ để làm xét
nghiệm.
Không lấy máu ở nơi nghi có tắc mạch hoặc phù
thủng, viêm nhiễm.