PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN HÓC MÔN
TRƯỜNG TH THỚI TAM
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TPHCM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
LỚP 3
BÀI : THÚ
TUẦN 28
GVHD: TẠ THỊ KIM THOA
LỚP TT: 3A
TÊN SV: Lưu Trường Chỉnh
Tuần 28, ngày 25. 03. 2016
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài: Thú
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể bên ngoài của một số loài thú nhà được
quan sát.
- Nêu được ích lợi của thú nhà đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các loài thú nhà khác nhau.
- Biết được các bệnh do thú nhà gây ra.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh thái độ yêu thương các loài thú nhà và có ý thức bảo vệ
chúng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hình ảnh trong SGK trang 104, 105.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài học.
- Sách giáo khoa.
- Trò chơi ô chữ để củng cố nội dung bài học.
- Tranh ảnh mở rộng các loài thú nhà.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động:
I.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Khởi động:
- Hát bài “lớp chúng ta đoàn kết”.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước chúng ta học TNXH bài gì?
Để ôn lại kiến thức của bài trước, các con hãy cho cô
biết:
- Tất cả các loài chim đều có những bộ phận nào?
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Chọn đáp án đúng nhất: Các loài chim có thể di
chuyển bằng bao nhiêu cách?
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-
Chim
-
Học sinh trả lời: tất cả các
loài chim đều có lông vũ, có
mỏ, hai cánh và hai chân.
Học sinh nhận xét.
-
Đáp án C 3 cách
Biết bay: chim sẻ, chào mào,
-
A. 1 cách : bay.
B. 2 cách: chạy, bay.
C. 3 cách: chạy, bay, bơi.
Kể tên.
- Vì sao vịt, ngan, ngỗng bơi được?
-
-
Gọi học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
Có một người nói: “Chim là động vật không
xương sống.” Đúng hay sai?
Vậy con hãy nói lại cho đúng.
Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương cả lớp.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trước khi vào bài mới, các con cho cô và các bạn
cùng biết, ngoài những loài chim nuôi ở nhà đã được
học ở tuần trước, nhà các con còn nuôi những loài
động vật nào khác không?
- Nhà của các bạn trong lớp mình có nuôi rất nhiều
loài thú khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau
tìm hiểu về đặc điểm cũng như lợi ích của các loài thú
nhà ấy, thông qua bài “Thú”.
Gọi 2 học sinh nhắc lại tên bài.
b) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ thể các
loài thú.
Mục tiêu: học sinh chỉ và nói được tên các bộ phận
của các loài thú nhà được quan sát.
Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các bộ
phận bên ngoài của các loài thú nhà.
Giáo viên treo tranh và đặt câu hỏi:
+ Đây là con gì?
+ Các con cho cô biết tất cả những loài thú này đều
có những bộ phận nào?
+ Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
+ Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong hình lưỡi
bồ câu, …
Biết chạy: đà điểu,
Biết bơi: vịt, ngan, ngỗng,…
-
Vì vịt có lớp lông không
thấm nước, giữa các móng
chân vịt có lớp màng.
Học sinh nhận xét.
-
Học sinh trả lời: Sai
-
- Chim là động vật có xương
sống.
- Học sinh nhận xét
- Học sinh vỗ tay.
Chó, mèo, heo, trâu, bò,…
-
-
Học sinh nêu tên bài học.
-
Trâu, bò sữa, ngựa,lợn, dê.
Đầu, mình, chân, đuôi,…
-
-
Con heo.
Con trâu.
liềm?
+ Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân
cao?
+ Bạn nào lên bảng chỉ từng bộ phận của các loài thú
nhà cho bạn mình xem?
+Toàn thân các con vật này được bao phủ bằng gì?
Giải thích: Toàn thân các loài thú đều được bao phủ
bởi một lớp lông mao, lớp lông này có tác dụng giữ
nhiệt cho cơ thể của chúng.
+ Các con cho cô biết những loài thú này đẻ con hay
đẻ trứng?
+ Chúng nuôi con bằng gì?
Giáo viên khẳng định: Các loài động vật này đẻ con
và nuôi con bằng sữa mẹ còn được gọi là thú hay
động vật có vú.
Vậy, ta kết luận được đặc điểm gì đặc trưng của các
loài thú nhà này?
Giáo viên chốt nội dung (đính bảng phụ): Những
động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con
và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật
có vú.
Gọi một vài học sinh nhắc lại nội dung bài học.
-
Con dê.
-
Học sinh lên bảng chỉ từng
bộ phận
Lông mao, da,…
-
Đẻ con.
-
Chúng nuôi con bằng sữa
mẹ.
-
Những loài thú này có lông
mao, đẻ con và nuôi con
bằng sữa.
-
- Học sinh nhắc lại nội dung
bài học.
*Hoạt động 2: Lợi ích của thú nhà.
Mục tiêu: Học sinh kể ra được những lợi ích của các
loài thú nhà.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Sau khi đã tìm hiểu về đặc điểm của các loài thú nhà, ở
hoạt động tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về các lợi ích
của các loài thú nhà đối với con người.
- Giáo viên chia nhóm để thảo luận, mỗi nhóm 4 bạn,
thảo luận để trả lời các câu hỏi sau đây: (treo bảng
phụ ghi câu hỏi)
+ Nêu ích lợi của việc nuôi thú nhà? Kể tên.
+ Lấy thịt, bắt chuột, kéo cày,
giữ nhà, lấy sữa,…
+ Phân trâu, phân bò dùng để làm gì?
+ Bón cho cây.
+ Kể tên các loại sản phẩm có thể chế biến từ sữa bò? + Các sản phẩm chế biến từ
sữa bò như bơ, phô mai,..
Giáo viên kết hợp cho xem tranh ảnh về các ích lợi
của việc nuôi thú nhà.
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận.
- Ngoài ra, thịt heo, thịt bò, sữa bò,… cung cấp chất
đạm, chất béo,.. (chất dinh dưỡng) cho cơ thể
chúng ta.
Giáo viên chốt nội dung:
- Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là
thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân
lợn dùng để bón ruộng.
- Trâu, bò được dùng để cày, kéo xe,… Phân trâu,
bò dùng để bón ruộng.
- Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản
phẩm của sữa bò như bơ, phô mai cùng với thịt bò
là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất
đạm, chất béo cho cơ thể con người.
Các loài thú nhà mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi
ích, vậy chúng ta làm thế nào để chăm sóc chúng?
-
- Qua
các phương tiện truyền thông, các con có biết
bệnh gì hay gặp ở các loài thú nhà mà có thể gây
nguy hiểm cho chúng ta không?
• Liên hệ thực tế: Hiện nay, các nơi cung cấp thịt heo,
thịt bò rất nhiều. Ta nên sử dụng các loại thịt có
nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo hợp vệ sinh để tránh
phòng tránh bệnh. Nếu chẳng may chúng ta bị chó,
mèo cắn thì phải tiêm ngừa kịp thời để phòng tránh
bệnh dại. Ngoài ra, khi nuôi heo, trâu, bò, chúng ta
cần có các biện pháp xử lí chất thải của chúng để
không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
GV kết luận: Để phòng tránh các bệnh do gia súc
gây ra, chúng ta nên sử dụng các thực phẩm có
nguồn gốc rõ ràng, nấu chín trước khi ăn. Khi bị
chó, mèo cắn phải tiêm ngừa kịp thời.
4. Củng cố:
- Chúng ta vừa học xong bài gì?
-
Để cả lớp thư giãn sau giờ học và nhớ được bài
lâu hơn, cô sẽ cho cả lớp chơi trò chơi giải ô chữ
có tên là “Ô chữ bí mật”.
-
-
-
-
Học sinh lắng nghe.
-
Học sinh lắng nghe.
Cho chúng ăn, giữ vệ sinh
nơi ở của chúng, tắm cho
chúng,…
Bệnh lở mồm long móng hay
bệnh heo tai xanh ở heo,
bệnh chó dại ở chó,…
Học sinh lắng nghe.
Chúng ta vừa học xong bài
“Thú”.
-
Giáo viên chia lớp ra thành 4 nhóm (4 tổ), mỗi
đội cử 1 bạn đại diện lên thi. Mỗi đội được quyền
chọn 1 câu hỏi, cả 4 nhóm đồng loạt trả lời trong
bảng con và giơ lên cho cả lớp cùng xem. Giáo
viên gọi học sinh nhận xét và kiểm tra kết quả.
Học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý của ô
chữ hàng ngang để tìm ra được ô chữ hàng dọc.
đội nào trả lời đúng ô chữ hàng dọc là đội chiến
thắng.
Ô chữ:
-
-
-
N
G
P
H
Ô
M
A
I
L
Ô
N
G
M
A
B
Ò
S
Ữ
A
C
Ó
V
Ú
C
H
Ó
Ự
A
O
Câu hỏi:
1. Con gì bốn vó
Bụng nở ngực thon
Rung rinh chiếc bờm
Phi nhanh như gió? (Con ngựa).
2. Tên của một loại sản phẩm được chế biến từ sữa
bò? (Phô mai).
3. Bao phủ toàn bộ cơ thể thú là gì? (Lông mao).
4. Chỉ ăn cỏ non
Uống nguồn nước sạch
Mà tôi tặng bạn
Rất nhiều sữa tươi. (Con bò sữa).
5. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: Thú còn được
gọi là động vật……. ( Có vú).
6. Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người quen nó mừng
Người lạ nó sủa. ( Con chó )
-
Ô
chữ hàng dọc là : GIA SÚC.
GV giới thiệu: các loài thú nhà còn được gọi là gia súc.
Nguồn gốc của chúng là từ các loài động vật hoang dã
ở rừng, được con người thuần hóa, làm thú nuôi trong
nhà.
- Giáo viên tổng hợp lại các ý hàng dọc để củng cố
nội dung bài học và nhận xét thi đua,
5. Dặn dò:
- Về nhà, các con ôn lại bài “Thú” đã học hôm nay,
tô màu hình một con vật mà em yêu thích, ghi chú
tên các bộ phận của chúng.
- Xem trước bài “Thú (tiếp theo)”.
- Giáo viên nhận xét tiết học.