Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.04 KB, 2 trang )
28/3/2016
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Mục đích của việc Học
Ngày nay, vai trò của giáo dục luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả
nhân loại. Trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia trên toàn thế giới đang chuyển sang giai đoạn phát triển một nền văn minh mới – nền văn
minh tri thức. Vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Và mục đích học tập mà UNESCO
đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một trong nhiều mục đích khác mà được sự ủng hộ
đông đảo của cá nhân trên toàn thế giới.
Từ xưa đến nay con người không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức của nhân loại. Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải
làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức cho bản thân mình từ thầy cô giáo bạn bè
trên tư liệu sách vở và học ở ngoài cuộc sống. “Học là làm” “Học phải đi đôi với hành” lời dạy có ý nghĩa quan trọng đối với việc học của
chúng ta. Chúng ta phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để làm phong phú hơn cho đời sống của chúng ta.
Làm người ở đời phải có có học, cần am tường hiểu biết mọi vấn đề xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta. Việc học còn cho con
người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người, cách đối nhân xử thế, cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, đó là “học để chung
sống”. Và “học để khẳng định” là ta phải chứng minh cho mọi người thấy ta có năng lực, ta không vô dụng trong cuộc đời. Ta có thể thay đổi
được hoàn cảnh, chiến thắng chính bản thân mình. Ngoài ra, đây cũng là một niềm tin để ta có thêm động lực để học tập, để thành công.
Vậy câu đề xướng của UNESCO muốn đưa ra cho chúng ta thấy rõ hơn về mục đích học tập, cho ta biết ngoài học tập ra, chúng ta còn
phải biết áp dụng việc mình học trong thực tế, trong xã hội.
Tính chất về nội dung của câu đề xướng được chia ra hai khía cạnh, hai cấp độ khác nhau : “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức. Kiến
thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được chúng ta
giải quyết và tiếp thu. Tuy nhiên những điều ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ trong khi đó điều ta chưa biết lại là biển cả rộng lớn bao la. Vì
vậy còn có nhiều miền tri thức cần được chúng ta khám phá học hỏi. Sau khi được thõa mãn được “dấu chẩm hỏi” trong đầu chúng ta,
chúng ta có thể biết tại sao lại có mưa, tại sao lại có Mặt Trời... Và “Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu
thực hành, vận dụng kiến thức vào hành động trong cuộc sống, từng bước hoàn thiện nhân cách...Qua kiến thức đã học, chúng ta có thể
biết được mùa mưa bắt đầu khi nào, thời tiết ra sao để vận dụng trong việc canh nông, để việc trồng trọt trở nên thuận lợi. Hay là chúng ta
học được cách giúp đỡ mọi người, học được tính nhân đạo, khoan dung, độ lượng, ta có thể giúp cụ già qua đường, giúp nhặt lại của rơi
cho người làm mất...Rất nhiều hành động chúng ta có thể là đối với cuộc sống xung quanh ta, có như thế, ta mới thấy mình có ích trong
cuộc sống. Và cuối cùng, “học để tự khẳng định mình” được xem như một niềm tin, là một động lực để ta mở được cánh cửa của thành
công trong mọi công việc. Có niềm tin vào chính mình, ta mới có năng lượng để thực hiện những gì chúng ta muốn, và phải có sự kiên trì,
sự cố gắng, chúng ta mới thành công. Dẫn chứng đơn giản nhất là trong việc học tập của chúng ta. Chúng ta phải biết tin vào chính mình,