Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Chuyên đề 2 ngân hàng và quản trị các định chế tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 34 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2: NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
1. NHTW – MỘT VIỄN CẢNH TOÀN CẦU
1.1. Hệ thống dự trữ Liên bang
1.1.1. Nguồn gốc ra đời của Hệ thống dự trữ LB:
Do người Mỹ không có lòng tin vào giới Ngân hàng và họ chống quyền lực tập trung, vì vậy họ
chống đối và chính điều này đã dẫn tới sự sụp đổ của 2 hệ thống Ngân hàng. Một vấn đề đưa ra ở đây là
không có người cho vay cuối cùng. Đến lúc này, họ cần có 1 NHTW, nhưng họ không muốn thành lập 1
NHTW duy nhất như ở Anh và Chính phủ không được can thiệp quá sâu vào công việc của NHTW. Lúc
nay, Quốc hội của Mỹ đã họp và đưa ra 1 đạo luật đó là Đạo luật về Quỹ dự trữ Liên Bang năm 1913- văn
bản tạo ra Hệ thống dự trữ Liên Bang với 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.
1.1.2. Cấu trúc của Hệ thống dự trữ liên bang:
1.1.2.1. Ngân hàng dự trữ LB :
o Chiếm khoảng ¼ tổng tài sản, là NH liên bang quan trọng nhất. Hệ thống Dự trữ Liên bang
chia nước Mỹ thành 12 khu vực, mỗi khu vữ có 1 NH dự trữ Liên bang lớn. Với 3 NH dự trữ liên
bang lớn nhất là: NH New York, NH San Francisco, NH Chicago 3 NH này nắm trên 50% tổng
tài sản của hệ thống dự trữ liên bang
o NH dự trữ liên bang: là 1 tổ chức bán công (một phần là tư nhân, một phần là Chính phủ),
thuộc sở hữu của các NH thương mại tư nhân trong khu vực là thành viên của Hệ thống Dự trữ
Liên bang. Các NH thành viên này đã mua mua cổ phiếu của NH Dự trữ Liên bang trong khu vực(
đây là yêu cầu để được chấp nhận là thành viên) vả mức cổ tức là 6%/ năm.
o
NH dự trữ liên bang gồm có:
 06 Giám đốc: Do NH thành viên bầu. Giám đốc chia thành 3 loại:
 Nhóm A: do NH thành viên bầu ra, là các nhà NH chuyên nghiệp
 Nhóm B: do NH thành viên bầu ra, là các vị lãnh đạo hàng đầu đại diện cho ngành công
nghiệp, công nhân, ông nghiệp hoặc người tiêu dùng.
 Nhóm C: được hội đồng thống đốc bổ nhiệm, đại diện cho lợi ích công cộng (tức là toàn
quốc). Họ không được phép là công chức, công nhân hoặc cổ đông của các NH.
 Đảm bảo các giám đốc của mỗi NH dự trữ liên bang đại diện cho tất cả các thể chế tồn tại
trong xã hội Mỹ.
 03 người: Do hội đồng thống đốc bổ nhiệm


 09 giám đốc này bỏ phiếu bầu ra thống đốc ngân hàng khu vực mình và phải được hội đồng
thống đốc phê chuẩn

1


2


o 12 NH dự trữ liên bang
 Tham gia vào chính sách tiền tệ theo nhiều cách:
1. “Thiết lập” lãi suất chiết khấu
2. Họ quyết định ngân hàng nào có thể nhận được các khoản cho vay chiết khấu từ ngân
hàng dự trữ liên bang
3. Bầu một trong các nhà ngân hàng thương mại trong khu vực làm thành viên của Hội
đồng cố vấn liên bang
4. Năm trong số 12 thống đốc ngân hàng khu vức được quyền bỏ phiếu trong Ủy ban thị
trường tự do liên bang. Trong đó có thống đốc của ngân hàng khu vực Niu Oóc và 4 thống
đốc của các ngân hàng khu vực khác theo nguyên tắc luân phiên hàng năm
 Thực hiện 8 chức năng:
1. Thanh toán séc
2. Phát hành tiền mới. Rút các đồng tiền cũ nát ra khỏi lưu thông
3. Quản lý và thực hiện các khoản cho vay chiết khấu đối với những ngân hàng trong khu
vực của mình
4. Xem xét và đánh giá các vụ sáp nhập dự kiến và đơn mở rộng hoạt động của các ngân
hàng
5. Đóng vai trò là người liên lạc giữa cộng đồng doanh nghiệp và hệ thống dự trữ liên bang
6. Giám sát các công ty nắm giữ ngân hàng và các ngân hàng thành viên thành lập theo
quy chế bang
7. Thu thập số liệu về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ở địa phương

8. Sử dụng đội ngũ các nhà kinh tế chuyên nghiệp để nghiên cứu những đề tài liên quan
đến chính sách tiền tệ
1.1.2.2. Hội đồng thống đốc:
o Cơ cấu tổ chức:
 Gồm 7 người do tổng thống bổ nhiệm và hạ viện phê chuẩn
 Làm việc 14 năm không tái nhiệm,
 Là những người từ các khu vực khác nhau
o Chủ tịch hội đồng thống đốc:
 Được chọn trong số 7 thống đốc
 Làm việc trong thời hạn 4 năm để tránh ưu ái địa phương
 Khi chủ tịch mới được chọn thì cũng chính là lúc chủ tịch cũ ra khỏi hội đồng thống đốc
o Thực thi chính sách tiền tệ
 7 thống đốc là thành viên của FOMC và có quyền bỏ phiếu cho thực thi nghiệp vụ thị trường
mở
 Hội đồng đặt ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc và kiểm soát lãi suất chiết khấu
 Chủ tịch hội đồng tư vấn cho tổng thống về chính sách kinh tế, điều trần trước Quốc hội và
là người phát ngôn của hệ thống dự trữ liên bang trước công chúng, đại diện cho nước Mỹ
trong các cuộc thương lượng cấp chính phủ về các vấn đề kinh tế
 Hội đồng có một đội ngũ các nhà kinh tế chuyên nghiệp có nhiệm vụ tiến hành các phân
tích kinh tế mà hội đồng sử dụng để đưa ra các quyết định của mình
1.1.2.3. Ủy ban thị trường tự do Liên bang (FOMC): FOMC gồm:
o 7 thành viên của hội đồng thống đốc (chủ tịch hội đồng là chủ tịch FOMC)
3


 Họp 8 lần/năm: đưa ra quyết định liên quan đến thực thi nghiệp vụ thị trường mở nhằm
tác động cơ sở tiền tệ
o Thống đốc ngân hàng dự trữ liên bang Niu Oóc .
o Thống đốc của 4 ngân hàng dự trữ liên bang khác.
 FOMC nhất thiết phải là tâm điểm cho quá trình hoạch định chính sách trong hệ thống

dự trữ liên bang
1.1.2.4. Ngân hàng thành viên ;
o Tất cả các NH quốc gia đều là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang
o Các NHTM theo quy chế bang không bắt buộc phải là thành viên,nhưng có thể tham gia theo
nguyên tắc tự nguyện
 Trước 1980
 NH thành viên: gửi dự trữ tại NH dự trữ liên bang và không được hưởng lãi
 NH không là thành viên: Chấp hành tỷ lệ dự trữ do bang quy định và nắm giữ dự trữ
dưới dạng chứng khoán sinh lãi
 Nhiều NH thành viên rời bỏ hệ thống.
 Năm 1987: Tất cả các NH:
 phải gửi dự trữ bắt buộc
 có thể tiếp cận dịch vụ của NH dự trữ liên bang như chiết khấu, thanh toán séc
 Bình đẳng như nhau
o Fed độc lập như thế nào?

 Fed độc lập
 Có quyền quyết định sử dụng công cụ chính sách tiền tệ và quyết định mục tiêu của
chính sách tiền tệ
4


 Chịu ít sức ép về chính trị. Do các thành viên của Hội đồng thống đốc không những
được bổ nhiệm cho nhiệm kì 14 năm và vì thế không thể bị sa thải; mà không được tái
bổ nhiệm các vị thống đốc không có động cơ phải làm hài lòng chính phủ và Quốc
hội.
 Nguồn thu độc lập và lớn, và có quyền kiểm soát nói chung. Tổng cục kế toán và cơ
quan kiểm toán của Chính phủ Liên bang không thể kiểm toán chính sách tiền tệ hoặc
các chức năng thị trường chuyển hối đoái của Fed
 Fed chịu tác động

 Quốc hội: làm ra luật về quỹ dự trữ liên bang
 Thay đổi sự độc lập của Fed bất cứ lúc nào
 Để Fed có trách nhiệm hơn với hoạt động của mình
 Tổng thống:
 Tác động vào Quốc hội
 Bổ nhiệm thành viên Hội đồng thống đốc và chủ tịch mới của Hội đồng thống
đốc
o Có nên để cho Fed độc lập?
 Ủng hộ Fed độc lập:
 Fed có điều kiện để quan tâm đến mục tiêu dài hạn như bảo vệ đồng $ mạnh và giá
cả ổn định
 Đặt Fed dưới sự kiểm soát của Quốc hội hay tổng thống có thể làm chu kỳ kinh doanh
trở nên tồi tệ hơn do khi một cuộc bầu cử đến gần, chính sách tiền tệ mở rộng được sử
dụng để cắt giảm thất nghiệp và lãi suất; sau cuộc bầu cử , tác động tiêu cực của chính
sách này – lạm phát và lãi suất cao- xuất hiện và đòi hỏi phải thực hiện chính sách tiền
tệ thu hẹp.
 Đặt Fed dưới sự kiểm soát của Quốc hội hay tổng thống có thể sử dụng Fed để tài trợ
cho thâm hụt ngân sách thông qua việc mua trái phiếu Kho bạc
 Việc kiểm soát chính sách tiền tệ quá quan trọng nên không thể trao cho những người
không đủ khả năng chuyên môn
 Sự độc lập của Fed có thể tạo điều kiện cho nó theo đuổi các chính sách không hợp
lòng dân nhưng vẫn phù hợp với lợi ích công chúng
 Chống lại sự độc lập:
 Fed độc lập sẽ do 1 nhóm người kiểm soát không chịu trách nhiệm với ai và không
bị thay thế khi hoạt động không tốt
 Quốc hội cũng biểu quyết cho những vấn đề dài hạn
 Loại trừ sự chồng chéo hoặc trung hòa của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
 Không phải lúc nào Fed cũng sử dụng có hiệu quả quyền tự do của mình
 Fed có thể theo đuổi quyền lợi của một số người chứ không phải của công chúng
 Ai thích chính sách của Fed ủng hộ Fed độc lập. Ai không thích chính sách của Fedchống

lại sự độc lập của Fed
1.2. Lí giải hành vi của NHTW
Có hai quan điểm lý giải về hành vi của NHTW:
- Quan điểm thứ nhất là hành vi của NHTW phục vụ lợi ích công cộng
- Quan điểm thứ hai là hành vi của NHTW nhằm tối đa hóa phúc lợi riêng của nó, vì vậy nó luôn
tìm cách để làm tăng sức mạnh và địa vị của nó. Quan điểm này dự báo rằng Quỹ Dự Trữ Liên Bang
Mỹ sẽ đấu tranh không khoan nhượng để duy trì quyền tự trị của mình. Dự báo này cũng đã được kiểm
5


chứng khi Fed liên tục chống lại các nỗ lực của Quốc hội nhằm kiểm soát ngân sách của nó, và Fed đã
rất thành công trong hoạt động vận động hành lang đối với giới ngân hàng và doanh nghiệp mỗi khi sự
độc lập của nó bị đe dọa. Môt dự báo khác là Fed sẽ tìm cách né tránh các cuộc xung đột với các tập
đoàn hùng mạnh, có thể đe dọa thu hẹp quyền lực và quyền tự trị của nó, bằng chứng là nó đôi khi chậm
trễ trong việc tăng lãi suất để tránh xung đột với Quốc hội và Tổng thống và không làm minh bạch tất
cả các hoạt động của nó. Ngoài ra, Fed còn thường xuyên theo đuổi các chiến dịch gia tăng quyền kiểm
soát đối với các ngân hàng và kết quả là nó đã có được thẩm quyền pháp lý trong việc quy định tỷ lệ dự
trữ bắt buộc cho tất cả các ngân hàng chứ không phải chỉ các ngân hàng thượng mại thành viên.
1.3. Cấu trúc & sự độc lập của NHTW Châu Âu
- Khi NHTW Châu Âu (ECB) ra đời năm 1999 thì Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ không còn là NHTW
độc lập nhất thế giới. Tổng dân số của các nước thành viên Liên minh tiền tệ Châu Âu thì hơn Hoa Kỳ
và GDP thì xấp xỉ Hoa Kỳ. Hiệp ước Maastricht đã tạo ra ECB và ESCB. Ngân hàng trung ương của
mỗi quốc gia được gọi là NCB (NHTW quốc gia) có vai trò giống như ngân hàng Lander. Các quyết
định được quyết định một cách tập trung bởi ECB và được thực hiện thông qua các NCB một cách phi
tập trung
- Các tổ chức thuộc Liên minh Châu Âu: ESCB gồm ECB và NHTW của 27 nước thành viên EU.
Mặt khác Eurosystem gồm ECB và NCB của 17 nước sử dụng đồng Euro. ECB thuộc sở hữu của 17
nước này và được thành lập ở trung tâm của ESCB và Eurosystem. ECB có tư cách pháp nhân theo luật
quốc tế còn ESCB thì không. ESCB và Eurosystem sẽ cùng tồn tại và đến khi nào cả 27 nước thành viên
đều sử dụng đồng Euro thì hai tổ chức này sẽ hợp nhất

- Quá trình ra quyết định tại EMU diễn ra ở ba cấp: Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Hội đồng.
Trong đó, Hội đồng quản trị ra quyết định, Ban điều hành chịu trách nhiệm về thực hiện hằng ngày các
quyết định của Hội đồng quản trị và Hội đồng đóng vai trò là một cơ quan tư vấn
- HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH, HỘI ĐÔNG:
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quyết định tối cao của ECB bao gồm 6 thành viên lãnh đạo và 17
thống đốc của 17 ngân hàng trung ương quốc gia. Trách nhiệm của hội đồng quản trị là xây dựng chính
sách tiền tệ đối với khu vực đồng Euro nhằm đáp ứng những mục tiêu chung của khu vực này. Ngoài ra
nó ủy quyền cho NCB thay đổi lãi suất, giám sát các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra nó còn có trách
nhiệm hương dẫn để NCB thực hiện các quyết định đó. Hội đồng quản trị họp 2 tuần 1 lần. Trong phiên
họp đầu tiên của tháng, các thành viên Hội đồng quản trị đáng giá các điều kiện kinh tế, tiền tệ và điều
kiện phát triển trong EMU để đưa ra các quyết định liên quan đến các chính sách. Trong cuộc họp thứ
hai của tháng,, Hội đồng quản trị sẽ thảo luận về các vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm của ECB và
quá trình thực hiện chi tiết tại mỗi NCB. Hội đồng quản trị hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận chứ
không lấy phiếu bởi vì họ lo sợ việc lấy phiếu sẽ có thể dẫn tới việc người đứng đầu các NCB sẽ thiên
vị cho các chính sách mà có lợi cho quốc gia của họ. ECB sẽ thiết lập các chính sách lãi suất ngay sau
khi cuộc họp kết thúc. ECB tổ chức một cuộc họp báo để công bố và các chủ tịch, phó chủ tịch của ECB
trả lời các câu hỏi của nhà báo, điều này đòi hỏi chủ tịch, phó chủ tịch ECB phải có sự phản ứng nhanh
nhạy.
+ Ban điều hành: gồm chủ tịch, phó chủ tịch, và bốn thành viên khác, những người này được bổ
nhiệm theo thõa thuận của những người đứng đầu của các quốc gia trong khu vực đồng Euro. Nhiệm vụ
của Ban điều hành là thực hiện các chính sách tiền tệ thông qua việc hướng dẫn chi tiết cho các NCB
phù hợp với hướng dẫn của Hội đồng quản trị. Ngoài ra Ban điều hành còn chịu trách nhiệm quản lý
kinh doanh hàng ngày của ECB.
+ Hội đồng: gồm chủ tịch, hoặc phó chủ tịch ECB, đại diện của 17 quốc gia trong khu vực đồng
Euro và 11 quốc gia không thuộc khu vực đồng Euro. Chủ tịch hội đồng liên minh Châu Âu và thành
6


viên của Ủy ban Châu Âu có thể tham dự cá cuộc họp của Hội đồng nhưng không có quyền biểu quyết.
Hội đồng là cơ quan chuyển tiếp và sẽ giải thể khi tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng Euro.

Hội đồng thực hiện việc tư vấn cho ngân hàng trung ương, thu thập thông tin thống kê và tiêu chuẩn hóa
các hoạt động kế toán của NCB
- Các ngân hàng trung ương quốc gia hoạt động trong Eurosystem như thế nào? Các NCB đóng
một vai trò thiết yếu trong ESCB. Làm thế nào để ngân hàng trung ương quốc gia hoạt động phù hợp
với hướng dẫn ECB? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu một trong những thành viên quan
trọng nhất của ECB, đó là Deutsche Bundesbank. Lý do cho việc lựa chọn ngân hàng Bundesbank, bởi
vì nó là ngân hàng trung ương quốc gia lớn nhất trong ECB và cũng hơn một nửa của khoản vay ngắn
hạn liên ngân hàng do ngân hàng khu vực đồng EUR từ ngân hàng trung ương là do các ngân hàng
Bundesbank. Nó cũng góp gần 20% vốn của ECB. Hơn nữa, ECB được mô hình hóa sau khi Deutshe
Bundesbank một cách để đảm bảo hoàn toàn độc lập.
- Deutsche Bundesbank: Năm 1948, các lực lượng Đồng Minh tạo ra Ngân hàng Deutscher Lander
(BDL ) để hoạt động như các ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Liên bang Đức (West Germay
) . Một hệ thống ngân hàng trung ương hai tầng được thành lập gồm các BDL và Lander (hoặc nhà nước
). Ngân hàng trung ương có Chủ tịch được bổ nhiệm bởi các chính phủ Lander . Một hội đồng cao hơn
bao gồm các thống đốc của ngân hàng trung ương Lander , một tổng thống liên bang bổ nhiệm và chủ
tịch của BDL . Trong hệ thống ngân hàng trung ương phân cấp mạnh mẽ này, BDL được xem có nhiệm
vụ chính trong việc tiến hành chính sách tiền tệ , phối hợp các chính sách và nhiệm vụ của các ngân
hàng trung ương Lander và quản lý hệ thống ngoại hối của đất nước. Trong khi đó, các ngân hàng trung
ương Lander là rất tự trị , với mỗi tiểu bang phát hành ghi chú tiền tệ , cùng với BDL .
Năm 1957 ngân hàng Bundesbank, thay thế BDL như ngân hàng trung ương mới của Tây Đức và
một cấu trúc mới đã được thông qua . Bundesbank , cũng có biệt danh là " Buba " đã trở thành nhà phát
hành duy nhất của Deutsche Mark ghi chú tiền tệ và đã được yêu cầu hợp tác với các tổ chức hoạch định
chính sách khác để đảm bảo mục tiêu và chính sách hài hòa. Hội đồng Ngân hàng Trung ương bao gồm
mười đại diện chính quyền trung ương và mười một Lander Chủ tịch ngân hàng trung ương , được lựa
chọn bởi chính phủ Lander . Cấu trúc này phục vụ các mục tiêu kép của chính sách phối hợp , đồng thời
đảm bảo rằng các ngân hàng trung ương vẫn duy trì một số Lander tự chủ .
Sau khi thống nhất giữa Đông và Tây Đức , ngân hàng Bundesbank, được tổ chức lại vào năm 1990
để cho phép sự kết hợp của Đông Đức vào hệ thống. Thành phần của hội đồng đã bị thay đổi , do đó, nó
bao gồm tám người do hính phủ bổ nhiệm và chín Lander Chủ tịch ngân hàng trung ương , trong khi các
bang trọng yếu giữ lại ngân hàng trung ương của họ. Cấu trúc mới này của ngân hàng Bundesbank tạo

sự cân bằng giữa cấp chính phủ liên bang trong hoạch định chính sách , trong khi vẫn giữ vai trò chính
của Chủ tịch ngân hàng trung ương nhà nước. Điều này đảm bảo sự độc lập của ngân hàng Bundesbank
tiếp tục .
Đến năm 2008 ngân hàng Bundesbank, có chín văn phòng khu vực và 47 chi nhánh trên toàn nước
Đức . Năm 2008 công bố lợi nhuận 6,3 tỷ đồng, trong đó tích lũy cho các ngân hàng Lander , kể từ khi
họ là chủ sở hữu hợp pháp của ngân hàng Bundesbank . Từ năm 2009, Ban điều hành của ngân hàng
Bundesbank sẽ bao gồm sáu thay vì tám thành viên . Ba thành viên sẽ được đề cử bởi chính phủ liên
bang và ba của Bundesrat (hoặc Hội đồng Liên bang Đức ) và tất cả các thành viên được bổ nhiệm bởi
Tổng thống Đức .
- ECB khác với Bundesbank như thế nào? Vào năm 2001, Đức sử dụng đồng euro như đồng tiền
của mình để thay thế cho Deutsche Mark. Bundesbank không còn tồn tại như là một cơ quan độc lập ,
nhưng là một phần của ngân hàng Trung ương châu Âu . Mục tiêu của nó là hài hòa với ECB , với mục
7


tiêu chính của sự ổn định giá cả. Hội đồng quản trị của ECB có mục tiêu chính là tỷ lệ hàng năm của
lạm phát trong khu vực đồng euro vào khoảng 2%.
Bundesbank có năm nhiệm vụ cốt lõi mà nó cùng thực hiện với ECB.
. Các chức năng cốt lõi của ngân hàng Bundesbank là thực hiện chính sách tiền tệ Eurosystem như
quy định trong Hiệp ước EC . Đảm bảo giá cả ổn định và điều này được thực hiện thông qua biểu quyết
tại cuộc họp hàng tháng của Hội đồng quản trị của ECB nơi quyết định chính sách tiền tệ được thực hiện
. Chủ tịch ngân hàng Bundesbank là thành viên bỏ phiếu trong Hội đồng quản trị của ECB và tư vấn các
chuyên gia trước khi biểu quyết mỗi tháng. Bundesbank không có quyền phát hành tiền tệ và đồng tiền
ghi chú theo ý riêng của mình , ngoại trừ được sự cho phép của ECB.
. Nó cũng thực hiện các chức năng chính như nhà thanh toán bù trừ cho các ngân hàng thành viên,
các nhân viên ngân hàng của ngân hàng. Tất cả các ngân hàng trung ương trong khu vực đồng euro bây
giờ là thành viên của hệ thống thanh toán tiên tiến , được gọi là mục tiêu 2 cho phép các ngân hàng thực
hiện thanh toán trong thời gian thực và cũng cho phép họ sử dụng truy cập thanh toán. ECB không có
nhiệm vụ giám sát các ngân hàng , nhưng nhiệm vụ này được giao cho từng ngân hàng quốc gia như
ngân hàng Bundesbank, đó là trách nhiệm giám sát các hệ thống khả năng thanh toán , thanh khoản và

quản lý rủi ro của 2.300 tổ chức tín dụng tại Đức. Bundesbank cũng đảm bảo rằng tổ chức ngân hàng
yêu cầu đủ vốn phù hợp với các yêu cầu của Basel Accord II
. Bundesbank là ngân hàng của nhà nước và đại lý tài chính của Chính phủ Liên bang . Hơn nữa,
ngân hàng Bundesbank, cố vấn cho chính phủ về các vấn đề chính sách tiền tệ .
. Nó cũng quản lý dự trữ ngoại tệ của Đức; ECB không nói dự trữ ngoại hối từng ngân hàng trung
ương quốc gia nên giữ là bao nhiêu. Nhưng mỗi NCB là cần góp phần vào việc dự trữ ngoại hối của
ECB tương đương với đóng góp của mình vào vốn của ECB.
. Cuối cùng, ngân hàng Bundesbank, cũng có thể hợp tác với các tổ chức quốc tế khác để duy trì
một hệ thống tài chính ổn định. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay , nó đã hợp
tác với FED trong một chương trình được gọi là Cơ sở đấu giá hạn để cải thiện thanh khoản đô la trong
khu vực Euro và để giúp ổn định thị trường tiền tệ .
- ECB độc lập như thế nào? Mặc dù dự trữ liên bang là một ngân hàng trung ương độc lập cao,
Hiệp ước Maastricht, thành lập Eurosystem, thành lập ngân hàng trung ương ECB độc lập nhất trên thế
giới . Như Hội đồng Thống đốc , các thành viên của Ban chấp hành Hiệp hội có thời hạn dài (tám năm
) , trong khi người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Quốc gia được yêu cầu phải có các điều kiện dài ít
nhất là năm năm. Như Fed, Eurosystem xác định ngân sách riêng của mình, và các chính phủ của các
nước thành viên không được phép can thiệp hoạt động của ECB. Những yếu tố này của Hiệp ước
Maastricht làm cho ECB độc lập cao.
Một yếu tố khác làm cho ECB độc lập hơn là nó không được phép cấp các khoản vay cho các tổ
chức khu vực công quốc gia, để bảo vệ nó từ bất kỳ ảnh hưởng bởi cơ quan công quyền. Hơn nữa, để
đảm bảo sự độc lập của NCB, ECB cấm họ hướng dẫn các tổ chức Cộng đồng châu Âu, bất kỳ chính
phủ của một nước thành viên EU hay bất kỳ cơ quan quốc tế khác. Điều này đảm bảo phù hợp của NCB
với các quyết định chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Hội đồng quản trị .
1.4. NHTW trên thế giới
- NHTW Canada: bộ máy tổ chức gồm: Các giám đốc nhiệm kỳ 3 năm, Thống đốc nhiệm kỳ 7
năm, Hội đồng điều hành gồm 1 thống đốc và 4 phó thống đốc, là cơ quan thực hiện chính sách. Đặc
điểm: Trên giấy tờ: không độc lập về công cụ, trên thực tế: hầu như toàn quyền kiểm soát chính sách
tiền. Mục tiêu chính sách tiền tệ do ngân hàng và chính phủ phối hợp đưa ra. => It độc lập hơn Fed
- NHTW Anh: 1946: quyền kiểm soát thuộc về chính phủ, 1997: Tăng, giảm lãi suất do Bộ trưởng
Bộ TC quyết định, 5/1997: Chính phủ quyết định lãi suất trong một số trường hợp đặc biệt. Đặc điểm:

8


quyết định lãi suất được trao cho Ủy ban chính sách tiền tệ, mục tiêu lạm phát do Bộ trưởng Bộ Tài
chính đặt ra
- NHTW Nhật: trước 1998 Ngân hàng trung ương không độc lập chính phủ. Sau 1998, NHTW độc
lập hơn về mục tiêu và công cụ,chính phủ không được quyền bỏ phiếu trong Hội đồng chính sách nữa,
Bộ Tài chính mất quyền giám sát nhiều hoạt động của NH.
- Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế CHUYỂN TIẾP: Trong những năm 1990 ,chủ nghĩa xã
hội sụp đổ ở một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông và Trung Âu và Liên Xô cũ. Các quốc gia này đã
chuyển từ kế hoạch tập trung và quyền sở hữu công cộng để tự do hóa và sở hữu tư nhân , vì vậy nó kéo
theo những thay đổi đáng kể và sự hình thành của thị trường không tồn tại trước đó.
Trước năm 1990 , hầu hết các quốc gia chuyển đổi sở hữu một ngân hàng quốc doanh đảm nhận
vai trò kép của một ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương , trong khi một vài nước khác đã sở
hữu một ngân hàng trung ương riêng biệt mà giám sát hoạt động của các ngân hàng quốc doanh khác .
Đến những năm 1990 , nền kinh tế của các quốc gia đang trong tình trạng hỗn độn , nơi mà ngành ngân
hàng đã có một danh mục nợ xấu rất lớn, nợ của các doanh nghiệp tư công kém hiệu quả . Hơn nữa, với
sự ra đời đột ngột của thị trường để các nền kinh tế của họ phải chịu đựng áp lực lạm phát do giá tự do
hóa , cùng với thâm hụt ngân sách đáng kể trong cán cân thanh toán của họ và phá giá đồng loạt của các
đồng tiền trong nước của họ.
Do đó, nó là bắt buộc tạo ra ngân hàng trung ương mới , bằng cách phá vỡ các mono- ngân hàng
thành một ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại , hoặc cấp một số mức độ độc lập với những
cái đã có. Điều này đòi hỏi nhiều cải cách ngân hàng trung ương để tổ chức cải cách . Độc lập ngân hàng
trung ương ở các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập ( mười lăm quốc gia mà giành được
độc lập sau sự sụp đổ của Liên Xô ) đã được cấp , mặc dù không được đầy đủ chức năng .
Với sự gia tăng mức độ thực thi pháp luật trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế , dần dần độc lập
ngân hàng trung ương đã được cấp và thực hiện , dẫn đến giải pháp thành công hơn cho các vấn đề lạm
phát và giám sát ngân hàng. Trong số các ngân hàng trung ương độc lập nhất trong các quốc gia chuyển
tiếp là Cộng hòa Séc, ngân hàng trung ương Bulgaria và Hungary , đã được chứng minh thành công
trong việc kiểm soát lạm phát.

- Ngân hàng Trung ương nước đang phát triển và nền kinh tế mới nổi : Nước đang phát triển là
những nền kinh tế có GDP thấp đến trung bình . Một nền kinh tế đang nổi lên là một nước đang phát
triển hoặc chuyển đổi nền kinh tế đang bắt tay vào một chương trình cải cách kinh tế mới để đạt được
hiệu quả kinh tế cao hơn , hiệu quả hơn trong các thị trường vốn và cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái .
Quốc gia đó có khuynh hướng thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể cả thông qua thị trường tài chính cũng
như trong lĩnh vực dịch vụ và các ngành công nghiệp sản xuất khác như các nền kinh tế mới nổi từ Ấn
Độ và Trung Quốc với các nước ở châu Mỹ Latinh , châu Phi , Trung Đông và châu Á.
Nhiều nước trong số các quốc gia này là nước mới có khái niệm về ngân hàng trung ương . Mức
độ độc lập của ngân hàng trung ương của họ cao liên quan đến trình độ phát triển của ngành tài chính và
các tổ chức chính trị. Tuy nhiên, một trong những rào cản chính mà làm cho sự độc lập của ngân hàng
trung ương trong một số các quốc gia như không có là mức thấp của vốn và không có khả năng của họ
để tạo ra các nguồn thu . Trường hợp của Ngân hàng Trung ương của Costa Rica là một ví dụ điển hình
của một ngân hàng trung ương độc lập tương đối, mặc dù thiếu các nguồn lực cần thiết để cung cấp cho
nó với thực tế ngân hàng trung ương hiệu quả , mặc dù chính sách tiền tệ . Một ví dụ khác của một nền
kinh tế mới nổi phải đối mặt với vấn đề tương tự không đủ vốn là Ngân hàng của Indonesia , trong đó
có đủ vốn vào thời điểm chuyển giao thế kỷ và do đó không thể mở rộng hỗ trợ tín dụng cho các ngân
hàng ốm yếu trong cuộc khủng hoảng năm 1997 châu Á. Vì lý do này , khi ngân hàng trung ương bị các
9


điều kiện tài chính bấp bênh mà có thể làm ảnh hưởng tới hành vi của chính sách tiền tệ , nó sẽ trở thành
bắt buộc để tái cơ cấu vốn các ngân hàng trung ương .
Để đảm bảo tính độc lập và chủ quyền của ngân hàng trung ương của họ, nhiều chính phủ của các
quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi đã bắt đầu tăng kỳ thủ đô của ngân hàng trung ương của
họ. Mặt khác, ngân hàng trung ương của các quốc gia Hội đồng hợp tác vùng Vịnh có đủ vốn nhưng
được hưởng độc lập hạn chế. Điều này đã thúc đẩy họ cố gắng để tạo thành một ngân hàng trung ương
đa quốc gia để đảm bảo độc lập từ điều khiển chính phủ quốc gia .
Trong số các ngân hàng trung ương độc lập nhất mà tự do thực hiện chính sách tiền tệ ở châu Phi
là Ngân hàng Dự trữ của châu Phi và Ngân hàng Trung ương Ai Cập, trong đó có mức độ đáng kể độc
lập từ áp lực chính trị . Tuy nhiên , điều này không có nghĩa là các ngân hàng trung ương là không biết

gì về các mục tiêu kinh tế vĩ mô nói chung của đất nước. Ngược lại, trong nhiều trường hợp ngân hàng
trung ương hành động phối hợp với các đại lý tài chính của chính phủ , đặc biệt là tại thời điểm khủng
hoảng.
- Ngân hàng nhân dân Trung Quốc: Nhân dân Trung Quốc ( PBC) , được thành lập vào tháng Mười
Hai năm 1948, là một ví dụ của một ngân hàng trung ương tương đối mới trong một nền kinh tế mới nổi.
Nó đóng vai trò như duy nhất, thực hiện cả hai ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng trung
ương . Đây là mô hình của ngân hàng ở hầu hết các chế độ xã hội chủ nghĩa , kể từ khi ngân hàng tư
nhân bị cấm hoạt động trong các hệ thống kinh tế . Chỉ trong năm 1980, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc
đã phân chia các hoạt động ngân hàng thương mại thành bốn ngân hàng nhà nước , năm 1985 Ngân hàng
Nhân dân Trung Quốc được thành lập một cách hợp pháp, bắt đầu chức năng của nó như là một ngân
hàng trung ương chính thức với trụ sở chính tại Bắc Kinh và chín văn phòng khác trong khu vực . Kể từ
ngày đó, cải cách dần dần đã được tiến hành với cấp lãnh đạo PBC trong lĩnh vực ngân hàng và cơ quan
thực hiện chính sách tiền tệ . Tuy nhiên, PBC phải báo cáo quyết định của mình , ngay cả trước khi thực
hiện, Hội đồng Nhà nước liên quan đến chính sách tiền tệ , khối lượng cung tiền, lãi suất và tỷ giá hối
đoái . Như vậy, mức độ cao của sự tham gia của Hội đồng Nhà nước trong hoạt động của mình làm cho
sự độc lập của PBC hạn chế so với hầu hết các ngân hàng trung ương ở các nước công nghiệp.
Một vấn đề nghiêm trọng vốn có trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc là danh mục đầu tư lớn
của các khoản nợ xấu, mà lên tới 700 tỷ trong năm 2007. Điều này đã buộc các PBC bảo lãnh cho một
số ngân hàng quốc doanh .
Bây giờ chúng ta chuyển sự chú ý sang việc Trung Quốc đã bị xử lý như thế nào đối với lĩnh vực
ngân hàng ở Hồng Kông. Năm 1997, Vương quốc Anh nhượng lại Hồng Kông trở về Trung Quốc . Tuy
nhiên , nói về kinh tế, Hồng Kông vẫn tự trị và độc lập của Trung Quốc, tự chịu trách nhiệm bảo đảm
quốc phòng quân sự của mình và tiến hành các quan hệ đối ngoại trên danh nghĩa . Do đó, Hồng Kông
vẫn là một khu vực tự do thương mại và duy trì đồng tiền riêng của mình , đồng đô la Hồng Kông. Trong
bối cảnh này, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa không chịu trách nhiệm cho lĩnh vực ngân hàng ở Hồng
Kông, đó là trách nhiệm của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông.
Các HKMA là tổ chức ngân hàng trung ương của Hồng Kông và được thành lập vào tháng 4 năm
1993 . Nó có bốn chức năng chính : điều chỉnh và giám sát ngân hàng và các tổ chức lưu ký , duy trì sự
ổn định của đồng tiền với tỷ lệ 7,80 HK $ 1 để quản lý dự trữ chính thức của Hồng Kông , và giám sát
một cơ sở hạ tầng tài chính mạnh mẽ và đa dạng. Tuy nhiên , Cơ quan tiền tệ Hồng Kông vấn đề chỉ là

tiền giấy 10 đô la và cho phép ba ngân hàng thương mại , các Limited Hồng Kông và Thượng Hải
Banking Corporation , và Ngân hàng Trung Quốc ( Hong Kong) Limited , phát hành tất cả các ghi chú
ngân hàng khác ở Hồng Kông. So với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, HKMA là độc lập hơn và có
khả năng duy trì một hệ thống ngân hàng lành mạnh .
10


- Ngân hàng trung ương đa quốc gia ở các nước đang phát triển: ECB không phải là ngân hàng
trung ương đa quốc gia theo nghĩa này, một số quốc gia đang phát triển đã thành lập ngân hàng trung
ương đa quốc gia nhằm tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia láng giềng khác . Một lý do khác là
thiếu vốn và chuyên môn cần thiết để thiết lập một cơ quan điều tiết và giám sát phức tạp. Ngân hàng
trung ương Caribbean đông ( eccb ) bao gồm tám quốc gia thành viên , trong đó có sáu quốc gia độc lập
, trong khi hai quốc gia có lãnh thổ của vương quốc thống nhất . Các eccb được thành lập ngày 1 tháng
10 năm 1983 và hiện nay bao gồm Antigua và Barbuda, thịnh vượng chung của dominica , grenada ,
montserrat , st Kitts và Nevis , Saint Lucia và Saint Vincent , Grenadines và Anguilla . Tất cả các quốc
gia nhỏ, các nền kinh tế dễ bị tổn thương cần phải đoàn kết để đạt được phát triển kinh tế . Tương tự như
các ngân hàng Trung ương châu Âu , một chủ tịch được bầu hàng năm trên cơ sở luân phiên và Hội đồng
tiền tệ có trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo sự ổn định của đơn vị tiền tệ chung Đồng
dollar EC . Tuy nhiên , không giống như ECB các quốc gia không sở hữu ngân hàng trung ương của
riêng mình.
Xu hướng tương tự được theo sau ở châu Phi, nơi mà hầu hết các quốc gia châu Phi có ngân hàng
trung ương của họ, ngoại trừ hai khu vực có ngân hàng trung ương đa quốc gia. Banque Centrale des
Etats de I'Afrique de I'Ouest , hoặc Ngân hàng Trung ương Tây Phi , nhấn chìm tám quốc gia Tây Phi
sử dụng đồng franc Tây Phi CFA là đồng tiền chung của họ. Tương tự như vậy , sáu quốc gia Trung Phi
là thành viên của Banque des Etats de I'Afrique Centrale , hoặc Ngân hàng Trung ương Trung Phi , và
sử dụng đồng franc Trung Phi CFA như hợp pháp của họ.
- Cải cách ngân hàng trung ương ở Nam Mỹ: Tại nhiều quốc gia Mỹ Latinh ngân hàng trung ương
đã tìm thấy chính mình trong khủng hoảng tài chính, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngân hàng thường
xuyên. Trong những năm 1980 , các nước Mỹ Latinh có tỷ lệ lạm phát cao, ba hoặc bốn chữ số . Vì lý
do này, chính phủ bắt tay vào cải cách ngân hàng trung ương ; Chile là nhà tiên phong , nơi mà vào năm

1989 ngân hàng trung ương đã được độc lập hơn, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình .
Để đảo ngược lạm phát, ngân hàng trung ương ở Brazil , Chile, Colombia, Mexico , và Peu đã thông qua
một tỷ lệ lạm phát danh nghĩa bằng cách giới thiệu lạm phát mục tiêu . Hơn nữa, từ những năm 1990
hầu hết các quốc gia Nam Mỹ đã bắt đầu các cuộc hẹn riêng ngân hàng trung ương từ lịch bầu cử và cấp
ngân hàng trung ương có quyền tiến hành chính sách tiền tệ mà không có sự can thiệp của chính phủ.
Đổi lại, ngân hàng trung ương đã được thực hiện có trách nhiệm để đạt được mục tiêu lạm phát cụ thể
hơn là tập trung vào tăng trưởng kinh tế .
- Liên minh tiền tệ ở các nước đang phát triển: Cuối cùng, một số nước đang phát triển rất nghèo
và nhỏ đơn phương áp dụng các đồng tiền của các nước lớn hơn. Ví dụ, Panama , El Salvadorm , Ecuador,
và một số quốc gia Caribbean nhỏ hiện đang sử dụng đồng đô la Mỹ , vì họ không có một đồng nội tệ.
Ví dụ, Ecuador loại bỏ đồng tiền quốc gia của nó, là sucre , vào năm 2000 và thông qua đồng đô la Mỹ
như là đồng tiền chính thức của nó . Điều này là do thực tế là tỷ giá hối đoái của sucre giảm từ 25 sucres
mỗi đồng đô la Mỹ trong 1.980-25.000 năm 2000. Trong trường hợp này , ngân hàng trung ương quốc
gia không thể thực hiện chính sách tiền tệ và mất khả năng ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền , điều
này làm hạn chế vai trò của ngân hàng trung ương trong việc giám sát các ngân hàng trong nước. Tương
tự như vậy , các quốc gia châu Phi Swaziland và Lesotho sử dụng đồng rand của Nam Phi như đồng tiền
hợp pháp của họ.
1.5. Nhận xét
1.5.1. Ngân hàng NN Việt Nam
1.5.1.1. Tổ chức & cơ cấu hoạt động
Tổ chức:
o NHNN được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất:
11


o Bộ máy điều hành
o Các đơn vị hoạt động nghiệp vụ
Cơ cấu hoạt động:
o 20 đơn vị giúp Thống đốc NHNN thực hiện chức năng quản lý NN và chức năng NHTW
o 7 đơn là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của NHNN.

1.5.1.2. Lịch sử hình thành ngân hàng nhà nước Việt Nam
 1951 – 1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối
trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu
hồi giấy bạc Tài chính, Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước, Phát triển tín dụng ngân hàng.
 1955-1975: cả nước kháng chiến chống Mỹ, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ
cơ bản sau: Củng cố thị trường tiền tệ, Phát triển công tác tín dụng
 1875 -1985: Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được quốc hữu
hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. hoạt động như là một công cụ
ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.
 1986 đến nay: Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân
hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín
dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ
chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân
hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân
hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ
chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong
khuôn khổ pháp luật.
1.5.1.3. Thống đốc NHNN Việt Nam
o Là người đứng đầu của NHNN VN được QH bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ
o Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, QH về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ
và NH.
o Quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của một số cơ quan
o Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
o Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định
o Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.
1.5.2. NHTW độc lập với chính phủ
o Ưu điểm:
 NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ
 Tăng hiệu quả các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách
và ổn định hệ thống tài chính.

 Được trao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp, chỉ đạo từ Chính phủ hay
cơ quan liên quan khác
 Quyết định trong việc thực thi các chính sách tiền tệ  tăng tính chủ động và giảm độ trễ
của CSTT
 Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách
 Tự chủ về tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự
 Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch
o Nhược điểm:
12


 Khó có sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ - do NHTW thực hiện và chính sách tài
khoá - do chính phủ chi phối để quản lý vĩ mô một cách hiệu quả.
1.5.3. NHTW trực thuộc chính phủ:
o Ưu điểm:
 Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách
kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các
chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ.
 Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm
năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.
o Nhược điểm:
 NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.
 Có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình
 là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế.
o Lợi ích từ việc sử dụng mô hình NHTW trực thuộc chính phủ của Việt Nam:
 Tạo được sự đồng bộ trong mục tiêu phát triển kinh tế với chính phủ
 Tương lai để tăng cường hiệu quả hoạt động của NHNN với tư cách là một NHTW trong nền
kinh tế thị trường, việc nâng cao tính độc lập của NHNN là hết sức cần thiết do đó việc sử
dụng mô hình này chính là nền tảng cho những thay đổi mang tính độc lập hơn của NHTW
sau này.

 Giúp chính phủ thuận lợi trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, giảm thâm hụt ngân
sách cho chính phủ.
 Tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng
o Hạn chế từ việc sử dụng mô hình:
 Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện
chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài
hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. thẩm quyền của NHNN
trong xây dựng và điều hành CSTT còn hạn chế, NHNN có mức độ độc lập thấp và chịu sự
can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ.
 Về lí thuyết khi áp dụng mô hình NHTW trực thuộc chính phủ thì tỷ lệ lạm pháp khó duy trì
ở tỷ lệ thấp hơn là mô hình độc lập với chính phủ vì chính phủ có thể lợi dụng NHTW để bù
đắp thâm hụt ngân sách.
 Chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can
thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn
chế hiệu quả hoạt động của NHTW, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng
tiền. Đây chính là trường hợp của NHNN Việt Nam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc
lập tự chủ này đã bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Làm giảm tính linh hoạt trong
việc điều hành thực hiện CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong chính
sách phản ứng trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính tiền tệ ảnh hưởng đến
sự ổn định của đồng tiền
 Vì là cơ quan của Chính phủ nên có khi NHNN phải thực hiện những nhiệm vụ không phù
hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như tái cấp vốn để khoanh, xoá nợ các khoản vay của
NHTM Nhà nước... như vậy NHNN Việt Nam chỉ được coi là cơ quan quản lý hành chính
nhà nươc, giống như các bộ khác chứ không phải là thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động
13


của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá
trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của 1 quốc gia.
2.2 Những nguyên tắc quản trị chung của NH

Giám đốc NH có 4 mối quan tâm lớn:
- Đảm bảo rằng NH có đủ tiền mặt chờ để trả cho người gửi tiền khi có dòng tiền gửi chảy ra (quản trị
thanh khoản).
- Phải theo đuổi mức rủi ro thấp đến mức chấp nhận được bằng cách mua các TS có tỷ lệ vỡ nợ thấp và
bằng cách đa dạng hóa TS nắm giữ (quản trị TS có).
- Thu hút được vốn với chi phí thấp (quản trị TS nợ).
- Quyết định lượng vốn mà NH cần duy trì, sau đó thu hút được số vốn cần thiết (quản trị vốn chủ sở
hữu).
 Tìm hiểu chi tiết về những nguyên tắc quản trị chung của NH.
2.2.1 Quản trị thanh khoản và vai trò của dự trữ
- VD1: Đối với NH có khoản dự trữ vượt mức
Ban đầu, dự trữ của NH là 20 triệu, TS tiền gửi là 100 triệu, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
Lúc này tiền dữ trữ bắt buộc của NH là 10 triệu (100tr ×10%), do đang nắm giữ 20 triệu dự trữ nên NH có
dự trữ vượt mức là 10 triệu. Nếu tiền gửi bị rút 10 triệu thì sẽ có sự thay đổi trên TS có và TS nợ. Nhìn vào
bảng cân đối TS, ta thấy tiền gửi sẽ còn 90 triệu (100 triệu – 10 triệu) và dự trữ ban đầu 20 triệu sẽ còn 10
triệu. Theo quy định, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% nên tiền dữ trữ bắt buộc của NH là 9 triệu (90tr ×10%),
hiện giờ dữ trữ vượt mức là 1 triệu (10tr – 9 tr). Quan sát ta thấy chứng khoán, các khoản cho vay và vốn
sở hữu của NH không có sự thay đổi khi xảy ra vụ rút 10 triệu tiền gửi.
Trong ngắn hạn, nếu một NH có khoản tiền dự trữ vượt mức dồi dào, một dòng tiền rút ra không
đòi hỏi phải có những thay đổi ở các phần khác trong bảng quyết toán tài sản của NH.
- VD2: Đối với NH không có khoản dự trữ vượt mức
Ban đầu, dự trữ của NH là 10 triệu, TS tiền gửi là 100 triệu, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
Lúc này tiền dữ trữ bắt buộc của NH là 10 triệu (100tr ×10%), do đang nắm giữ 10 triệu dự trữ nên NH
không có dự trữ vượt mức. Nếu tiền gửi bị rút 10 triệu thì sẽ có sự thay đổi trên TS có và TS nợ. Nhìn vào
bảng cân đối TS, ta thấy tiền gửi sẽ còn 90 triệu (100 triệu – 10 triệu) và dự trữ ban đầu sẽ bằng 0. Theo
quy định, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% nên tiền dữ trữ bắt buộc của NH là 9 triệu (90tr ×10%), nhưng NH
đã không còn tiền để dự trữ. Vậy làm cách nào để NH có tiền dự trữ ? Để có tiền dự trữ, NH có 4 cách sau:
+ Cách 1: Vay của NH khác trong thị trường liên NH
+ Cách 2: Bán chứng khoán cho Fed
+ Cách 3: Vay với lãi suất chiết khấu từ Fed

+ Cách 4: Mang các khoản cho vay ký gửi tại Fed
Nhưng để thực hiện 4 cách này, NH phải mất 1 khoản chi phí.
Các khoản tiền dữ trữ quá mức là sự đảm bảo nhằm đối phó với chi phí khi có giao dịch rút tiền. Chi
phí cho việc rút tiền càng lớn thì NH càng muốn giữ nhiều tiền dự trữ vượt mức hơn.
2.2.2 Quản trị tài sản có
- Mục tiêu của quản trị TS có:
+ Giảm rủi ro
+ Tìm kiếm lợi nhuận cao từ việc cho vay và kinh doanh chứng khoán
+ Tạo ra dự trữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền.
- Có 4 cách để thực hiện mục tiêu:
+ Tìm người đi vay với lãi suất cao và rủi ro thấp bằng cách NH có thể quảng cáo hoặc tiếp cận khách
hàng để chào mời những món vay mà NH đề ra.
14


+ Mua chứng khoán với lợi nhuận cao và rủi ro thấp
+ Đa dạng hóa nguồn đầu tư
+ Quản lý khả năng thanh khoản của tài sản
2.2.3 Quản trị tài sản nợ
- Trước những năm 1960, nhìn chung các NH coi việc quản trị TS nợ là bình thường với 2 lý do sau:
+ Trên 60% các nguồn tiền vốn NH thu được qua các món tiền gửi có thể phát séc (không mang lại
tiền lãi)
+ Thị trường cho vay ngắn hạn giữa các NH phát triển không tốt nên các NH hiếm khi vay từ các NH
khác để đáp nhu cầu tiền dự trữ của mình.
Trước năm 1960: Các NH coi tài sản nợ là cố định và cố gắng tối ưu tài sản có.
- Kể từ năm 1960 trở đi: Các NH lớn (Monney center bank) bắt đầu nghiên cứu kỹ những phương pháp
trong đó những tài sản nợ trên bảng quyết toán tài sản của họ có thể đem lại những khoản tiền dự trữ và tính
thanh khoản.
 Sự ra đời của công cụ tài chính mới: CDs (chứng chỉ tiền gửi) có thể bán lại được (Chứng chỉ tiền
gửi là 1 chứng từ có giá, do NH phát hành để huy động vốn từ cá nhân hoặc công ty.Chứng chỉ tiền gửi

cũng như tiết kiệm, nhưng so với tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao hơn và 1 điều quan trọng là
nó có thể chuyển nhượng được).
- Tính chất mềm dẻo trong việc quản lý tài sản nợ  Sự thay đổi trong phương pháp quản lý NH:
+ Không còn lệ thuộc vào tiền gửi có thể phát séc như là nguồn vốn hàng đầu của NH.
+ Đề ra mục tiêu cho sự tăng trưởng của TS có.
+ Cố gắng có được nguồn vốn (bằng cách phát hành TS nợ).
- Việc đặt trọng tâm vào công tác quản trị TS nợ lý giải 1 số thay đổi quan trọng trong cơ cấu bảng cân
đối TS của NH:
+ (CDs) có thể bán lại được và khoản vay từ NH khác tăng 2% năm 1960 lên 34% (giữa năm 2011).
+ Tiền gửi có thể phát séc giảm từ 61% năm 1960 xuống còn 10% giữa năm 2011.
2.2.4 Quản trị vốn chủ sở hữu
- 3 lý do mà NH quản trị VCSH:
+ Ngăn chặn phá sản ngân hàng
+ Đảm bảo lợi ích cho cổ đông
+ Duy trì vốn theo quy định của NHNN.
- Để quản trị VCSH, người ta đánh giá qua chỉ tiêu ROE. Có 3 cách làm tăng ROE (làm ngược lại để
giảm ROE):
+ Trả cổ tức cao cho các cổ đông
+ Mua trở lại một số cổ phiếu của NH
+ Vẫn giữ vốn chủ sở hữu nhưng tăng tài sản có.
- Khi có một sự thiếu hụt trong Vốn cổ phần có khả năng làm cho NH có thể giảm tài sản và một số
hợp đồng vay.
3. Quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất
3.1 Quản trị rủi ro tín dụng
- Rủi ro này NH thường xuyên gặp phải. Biểu hiện của rủi ro tín dụng là các khoản cho vay của NH
giảm giá trị hay không thu hồi được.
- Rủi ro NH gặp phải:
+ Rủi ro sự lựa chọn nghịch ( Adverse Selection): lựa chọn những người đi vay mà những người này
có rủi ro cao.
15



+ Rủi ro đạo đức (Moral Hazard):những người đi vay đầu tư vào nhưng dự án có rủi ro cao mà người
cho vay không mong muốn.
- Các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng như sau:
3.1.1 Kiểm tra và giám sát
- Kiểm tra
+ Loại bỏ khách hàng vay có triển vọng tốt ra khỏi khách hàng vay có triển vọng xấu để đánh giá rủi
ro khách hàng.
+ Các bước để 1 NH quyết định cho vay khi khách hàng có yêu cầu:
 Tìm hiểu thông tin khách hàng
 Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng
 Sau cùng mới quyết định cho vay.
+ Chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay: NH chỉ cho vay những khách hàng trong một khu vực
hay ngành nghề nhất định nhằm dự báo về khả năng thanh toán,hạn chế rủi ro.
- Giám sát: Theo dõi tình trạng sử dụng vốn của khách hàng, tình trạng kinh doanh và giới hạn lại
những dự án rủi ro nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
3.1.2 Quan hệ lâu dài với khách hàng
- Nhờ mối quan hệ lâu dài với khách hàng mà NH sẽ:
+ Giảm được RRTD tốt & xấu
+ Tiết kiệm chi phí tìm hiểu thông tin
+ KH có thể vay nhanh với lãi suất thấp
+ Giúp NH đối phó với bất ngờ rủi ro đạo đức
3.1.3 Hợp đồng vay
- Hợp đồng vay là những thỏa thuận giữa NH với khách hàng về:
+ Số tiền vay
+ Thời hạn vay
+ Lãi suất
+ Những thỏa thuận khác…
3.1.4 Thế chấp và ký quỹ vay

- Thế chấp: Tài sản thế chấp là tài sản được dùng để đền bù cho NH khi người đi vay vỡ nợ (NH có thể
dùng tài sản thế chấp để bù lại những tổn thất do món vay đó gây ra).
- Ký quỹ: Khách hàng sẽ ký quỹ một phần của khoản vay tại NH. Hình thức này sẽ:
+ Tăng khả năng thanh toán món tiền vay
+ Giúp NH giám sát được người vay tiền.
3.1.5 Hạn mức tín dụng
- Hai phương thức hạn chế tín dụng:
+ Từ chối cho vay với số lượng bất kỳ dù lãi suất cao để hạn chế RRTD xấu
+ Chỉ cho khách hàng vay trong hạn mức tín dụng cho phép để hạn chế RR đạo đức.
3.2 Quản trị rủi ro lãi suất
- Trong bảng cân đối TS trên, TS có nhạy cảm với lãi suất là 20 triệu, TS nợ nhạy cảm với lãi suất là
50 triệu. Khi lãi suất tăng 5% thì:
+ TS có tăng 1 triệu (20tr×5%)
+ TS nợ tăng 2.5 triệu (50tr×5%)
Tức là khi lãi suất tăng 5% thì chi phí đi vay của NH là 2.5 triệu, trong khi lợi nhuận thu được từ TS
cho vay chỉ có 1 triệu. Lúc này lợi nhuận của NH giảm tương ứng là 1.5 triệu (2.5tr – 1tr).
16


Nếu 1 NH có khoản tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất biến động lớn hơn tài sản có thì một sự gia
tăng của lãi suất sẽ làm giảm lợi nhuận của NH và ngược lại.
3.2.1 Phân tích chênh lệch
- GAP = TS có nhạy cảm với lãi suất – TS nợ nhạy cảm với lãi suất
- VD =
20 tr

50 tr
= –30 tr
Khi lãi suất tăng 5% thì lợi nhuận giảm –1.5 triệu [5%× (–30tr)].
3.2.2 Phân tích thời gian đáo hạn bình quân gia quyền

- Phần trăm thay đổi trong giá trị thị trường của chứng khoán ≈ −Phần trăm thay đổi trong lãi suất ×
Thời gian đáo hạn của chứng khoán.
- VD: Thời gian đáo hạn trung bình của TS có là 3 năm, giá trị là 100 triệu.
Thời gian đáo hạn trung bình của TS nợ là 2 năm, giá trị là 90 triệu.
Khi lãi suất tăng 5% thì:
+ Giá trị thị trường của TS có giảm 15% (−5%×3 năm), tương ứng giảm 15 triệu (−15%×100tr).
+ Giá trị thị trường của TS nợ giảm 10% (−5%×2 năm), tương ứng giảm 9 triệu (−10%×90tr).
 Giá trị ròng = −15tr – (-9tr) = -6tr.
Vậy khi lãi suất tăng 5% thì giá trị ròng giảm 6% trên tổng giá trị TS.
NH có thể giảm rủi ro bằng những cách sau:
- Nếu lãi suất mong đợi giảm trong tình trạng NH có tài sản nợ lớn hơn tài sản vốn với lãi suất biến
động thì NH sẽ không có hành động gì.
- Nếu lãi suất mong đợi tăng thì NH sẽ rút ngắn thời gian tồn tại của tài sản có và hoặc tăng thời gian
tồn tại của tài sản nợ.
- Thưc hiện công cụ tài chính phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi.
3.3 Quản trị RRTD và RRLS tại VN
3.3.1 Quản trị RRTD
- Thực trạng: Các ngân hàng tại Việt Nam đều thiết lập một quy trình cho vay đối với các khoản vay
của ngân hàng như thu thập thông tin, thẩm định, xét duyệt, giải ngân, … và các uy trình theo dõi đánh giá
phân loại nợ. Tuy nhiên, tình quản trị rủi ro tại Việt Nam Ngân hàng vẫn ở mức trung bình.
- VD: Tình trạng nợ xấu khoảng 10%. Nhiều vụ lừa đảo ngân hàng gây chấn động lớn như vụ Huyền
Như đã lừa đảo 4000 tỷ đồng, vụ Bầu Kiên- phó Chủ tịch HĐQT NH ACB.
- Nguyên nhân:
+ Thói quen của các cán bộ làm công tác quản trị rủi ro coi quản trị rủi ro là công việc thường nhật,
mang tính chất thủ tục nhiều hơn.
+ Nhiều NH vẫn có quan điểm sai lầm: coi QTRR chỉ là “sân sau” không đóng góp vào kết quả kinh
doanh nên không đầu tư tương xứng.
+ Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ chủ yếu dựa vào các nhân tố định tínhchưa có một chuẩn
mực rõ ràng để làm cơsở cấp tín dụng.
3.3.2 Quản trị RRLS

- Thành tựu:
+ Đo lường rủi ro lãi suất bằng việc điều chỉnh khe hở nhạy cảm với lãi suất phù hợp với từng thời
kỳ.
+ NHTM chủ động điều chỉnh lãi suất kịp thời theo biến động của thị trường trong việc thực hiện lãi
suất cho vay.
+ Cân đối khối lượng giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay.
+ Thường xuyên theo dõi diễn biến lãi suất trên địa bàn, và tính chênh lệch lãi suất bình quân cho
vay và huy động vốn từng thời kỳ.
17


- Hạn chế:
+ Chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi ro lãi suất.
+ Quản trị rủi ro lãi suất không được hoạch định một cách riêng lẻ, mà thực hiện xen kẻ trong quản
trị huy động vốn và cho vay.
+ Hệ thống thông tin chưa hỗ trợ tốt.
+ Công tác quản lý rủi do lãi suất tại Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường cách đây hơn 10 năm
nhưng chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ,…..
4. Các hoạt động ngoại bảng của NH
- Hoạt động ngoại bảng của NH là hoạt động không dùng đến vốn, TS của NH; các chỉ tiêu của hoạt
động ngoại bảng cũng không được quyết toán trên bảng cân đối TS của NH. Hoạt động ngoại bảng liên
quan đến việc mua bán các công cụ tài chính và tạo ra thu nhập từ các khoản lệ phí và bán những món cho
vay…
- Ba hoạt động ngoại bảng của NH như sau:
4.1 Bán các khoản cho vay (Bán nợ)
- NH bán những khoản cho vay của mình cho những tổ chức khác với mức giá có thể cao hơn một chút
so với khoản nợ gốc. Người mua có thể kiếm được một khoản lợi nhuận với chênh lệch lãi suất, thường là
khoản 0.15%.
4.2 Tạo các khoản thu nhập về phí
- NH cung cấp những dịch vụ chuyên biệt cho khách hàng:

+ Kinh doanh ngoại hối nhân danh 1 khách hàng
+ Phục vụ một chứng khoán hỗ trợ vay thế chấp bằng cách thu tiền gốc và tiền lãi rồi đem thanh toán
hết
+ Đảm bảo các chứng khoán vay nợ (hối phiếu…)
+ Cung cấp mức tín dụng hỗ trợ.( cho vay thấu chi, thư tín dụng dự phòng….)
4.3 Hoạt động thương mại và các kỹ thuật quản trị rủi ro
- Hoạt động thương mại thường mang về những khoản lợi nhuận cao cho NH tuy nhiên có nhiều rủi ro.
- Những phương pháp để hạn chế rủi ro:
+ Tách biệt giữa người phụ trách hoạt động giao dịch và người giữ sổ sách
+ Giới hạn lượng tiền giao dịch và những rủi ro về tài chính
+ Sử dụng cộng cụ đo lường rủi ro (value-at-risk, stress testing).
4.4 Các hoạt động ngoại bảng tại VN
- Tiềm năng phát triển:
+ NHNN quản lý chặt chẽ LS huy động vốn, điều này ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và áp
lực khả năng thanh khoản cho NHTM.
+ Hoạt động tín dụng tăng chậm.
+ Đa dạng hóa DV, SP từ nội bảng đến ngoại bảng để theo kịp chuẩn mực hoạt động của NH quốc
tế.
+ TT phái sinh tín dụng sớm hình thành tại VN → phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá.
 Hoạt động ngoại bảng là mảnh đất tiềm năng, cần phát triển.
- Các hoạt động ngoại bảng ở VN:
+ Nghiệp vụ bảo lãnh.
+ Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
+ Các nghiệp vụ phái sinh: Swaps, Options, Futrues.
+ Cho thuê tài sản.
+ …
18


- Quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng:

+ Xây dựng mô hình bộ phận chuyên trách về rủi ro.
+ Nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro.
+ Dự báo rủi ro hoạt động NH.
+ Đo lường rủi ro: xếp hạng TD, Duaration, Factor Sensitivity, Value at Risk…).
+ Kiểm soát và giám sát rủi ro hoạt động ngoại bảng.
5. NGÂN HÀNG VÀ CẤU TRÚC CẠNH TRANH
5.1. Quá trình phát triển lịch sử
1930-1933: 9.000 vụ sụp đổ ngân hàng -> Đạo luật Glass Steagall ra đời
5.2. Sự đổi mới tài chính và sự phát triển của ngành ngân hàng
* Đổi mới tài chính làm thay đổi cả hệ thống tài chính.
* Đổi mới tài chính do các định chế tài chính tạo ra với mục đích tạo lợi nhuận cho họ.
* Sự thay đổi môi trường tài chính đã khuyến khích các định chế tài chính tìm kiếm đổi mới tài chính
* Bắt đầu năm 1960, có 3 sự thay đổi lớn trong môi trường tài chính, cùng với nó là các hành động liên
quan của các định chế tài chính:
- Thay đổi điều kiện cầu: biến động của lãi suất
Biến động lãi suất ngày càng lớn và càng khó dự đoán (1950-1980) (tình hình cụ thể trang 253), dẫn
đến rủi ro lãi suất cao. Để góp phần giảm rủi ro lãi suất, 2 công cụ tài chính mới ra đời:
+ Cho vay cầm cố với lãi suất linh hoạt: các khoản cho vay cầm cố lãi suất thay đổi khi lãi suất thị
trường (tín phiếu kho bạc) thay đổi. Cho vay với hình thức này, khi lãi suất lên các định chế tài chính được
hưởng lợi, nhưng hộ gia đình không ưa thích hình thức này nên tồn tại 2 hình thức song song (hình thức cố
định)
+ Các công cụ tài chính phái sinh: một dạng trong các công cụ này là hợp đồng kỳ hạn (trong đó người
bán nhất trí cung cấp một hàng hóa tiêu chuẩn nào đó cho người mua tại một thời điểm cụ thể trong tương
lai)
- Thay đổi điều kiện cung: công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin tiến bộ. Dẫn đến giảm chi phí xử lý giao dịch tài chính (tạo lợi nhuận cho định
chế tài chính khi tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới) và dễ dàng thu thập thông tin (giúp dễ dàng phát hành chứng
khoán hơn). Do đó nảy sinh nhiều sản phẩm dịch vụ mới (trang 326 sách tiếng Anh, trang 254 sách tiếng
Việt):
+ Tín dụng ngân hàng và thẻ ghi nợ

+ Ngân hàng điện tử
+ Trái phiếu đắm đò (junk bond) (trái phiếu chưa đạt tiêu chuẩn đầu tư)
+ Thị trường thương phiếu. Thương phiếu là chứng chỉ nợ ngắn hạn được các ngân hàng và công ty
lớn phát hành.
+ Chứng khoán hóa. Là khái niệm dùng để chỉ quá trình chuyển đổi những tài sản tài chính mà thông
thường có tính thanh khoản thấp thành các chứng khoán mua bán được trên thị trường vốn.
- Lẫn tránh các quy định hiện hành
Chính phủ Mỹ đã có những biện pháp điều hành nặng nề đối với ngành tài chính cản trở nặng với việc
kiếm lợi nhuận của các định chế tài chính, nên họ đã lẫn tránh chúng để tìm kiếm lợi nhuận. 2 nhóm biện
pháp điều hành hạn chế nghiêm trọng khả năng kiếm lợi nhuận là:
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (tỷ lệ tiền gửi nhất định dưới dạng dự trữ, bao gồm tiền mặt trong két và tiền
gửi Hệ thống Dự trữ Liên bang). Vì tiền dự trữ không được trả lãi nên quy định tỷ lệ dự trữ cũng tương tự
như quy định nộp một khoản thuế.
19


+ Các hạn chế đối với lãi suất trả cho tiền gửi (áp dụng đến năm 1980): có 2 hạn chế, một là không
cho trả lãi cho tài khoản séc, 2 là quy định lãi suất trần với tài khoản tiền gửi. Làm khó thu hút vốn.
Hai biện pháp điều hành này đã dẫn đến 2 sự đổi mới tài chính (trang 260 sách tiếng Việt):
+ Quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ. Quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ được hình thành, phát hành
cổ phiếu bán với giá cố định, sau đó dùng tiền bán cổ phiếu đầu tư chứng khoán ngắn hạn để đem lãi suất
cho người mua cổ phiếu. Tương tự khách hàng cũng có thể viết séc, và nhận lãi suất cao vì không phải tuân
thủ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hạn chế lãi suất.
+ Tài khoản quét sạch. Bất kỳ số dư nào cao hơn một mức nhất định trong tài khoản viết séc của các
công ty đều bị quét sạch ra khỏi tài khoản vào cuối ngày kinh doanh và được đầu tư vào những chứng khoán
qua đêm đem lại lãi suất cho công ty. Do bị quét sạch nên chúng không phải chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng
thời có thể trả lãi cao. Đổi mới này được hỗ trợ bởi công nghệ tiến bộ.
- Đổi mới tài chính dẫn đến suy giảm của nghiệp vụ ngân hàng truyền thống.
Đổi mới tài chính làm ngân hàng truyền thống bị suy giảm (ngân hàng bị đẩy đến chỗ phải đi tìm lĩnh
vực kinh doanh mới): giảm sút về ưu thế về chi phí trong thu hút vốn và giảm sút của ưu thế về thu nhập

trong sử dụng vốn.
Ngân hàng đã phản ứng bằng 2 cách: duy trì hoạt động cho vay của mình bằng cách thâm nhập vào
những lĩnh vực cho vay mới, rủi ro hơn; và theo đuổi các hoạt động ngoại bảng.
Tương tự ở Mỹ, một số nước khác, ngân hàng cũng gặp khó khăn như Nhật, Ôxtralia.
5.3. Cơ cấu ngành ngân hàng thương mại Mỹ
Ở nước Mỹ có đến 6.500 ngân hàng thương mại, nguyên nhân là do các biện pháp điều hành trong quá
khứ:
Những hạn chế về lập chi nhánh. Theo đó tất cả các bang đều quy định chi tiết về loại hình và số lượng
ngân hàng mà một chi nhánh có thể thành lập. Mục đích chống lại sự cạnh tranh trong ngân hàng thương
mại và cho phép nhiều ngân hàng nhỏ tiếp tục tồn tại bởi vì các ngân hàng lớn không được mở chi nhánh
gần đó.
Phản ứng đối với những hạn chế về lập chi nhánh. Bị hạn chế cạnh tranh, 2 đổi mới tài chính đã ra
đời:
+ Công ty nắm giữ ngân hàng (công ty mẹ) là khái niệm dùng để chỉ các công ty sở hữu một hay nhiều
công ty khác. Các công ty này nắm cổ phần của ngân hàng để nắm giữ ngân hàng, ngoài ra nó còn tham gia
vào hoạt động khác gắn với ngân hàng (cung cấp tư vấn, đầu tư; dịch vụ xử lý và truyền dẫn số liệu, cho
thuê tài chính…) Đổi mới này rất thành công.
+ Máy rút tiền tự động (ATM). Sử dụng ATM để mở rộng thị trường nhưng không đứng tên sở hữu
mà sử dụng hình thức thuê để các cơ quan điều hành không cho ATM là một chi nhánh. Mặt khác, nguyên
nhân tạo ra ATM cũng có sự phát triển của công nghệ. Thuận lợi: Máy tính rẽ -> chi phí thấp.
CÔNG NGHỆ + NGUYỆN VỌNG NÉ TRÁNH CÁC QUY ĐỊNH -> ĐỔI MỚI TÀI CHÍNH.
5.4. Sự hợp nhất và sự phân tách
5.4.1. Sự hợp nhất
- Số lượng ngân hàng giảm mạnh có 2 hình thức: thứ nhất là sụp đổ và thứ 2 là hợp nhất. Hợp nhất
bao gồm sáp nhập và mua lại (thôn tính). Tuy nhiên, lý do giảm đáng kể số lượng ngân hàng được trả lời
chính là do sự hợp nhất ngân hàng. Các ngân hàng đã sáp nhập lại để tạo ra một thể chế lớn hơn hoặc đã
mua các ngân hàng khác.
- Bằng chứng thực tế:
+ Thời kỳ ổn định: từ năm 1934 tới giữa những năm 1980,
+ Thời kỳ khó khăn trong những năm 1980 và đầu những năm 1992: số lượng ngân hàng thương mại

bắt đầu giảm mạnh. 1985 – 1992: số lượng ngân hàng đã giảm tới 3000 – nhiều hơn gấp đôi số vụ sụp đổ.
20


+ Thời kỳ 1992 – 2002, khi ngành ngân hàng trở lại lành mạnh: số lượng ngân hàng lại giảm tới trên
4100, trong đó có gần 5% bị sụp đổ và hầu hết các ngân hàng này là ngân hàng nhỏ.
- Nguyên nhân dẫn đến hợp nhất hàng loạt:
+ Nới lỏng quy định hạn chế thành lập chi nhánh:

+ Lợi ích của việc hợp nhất đem lại: lúc này họ có thể đa dạng hóa
Ít xảy ra vỡ nợ: họ có thể cho vay ở nhiều bang, chứ ko phải một bang như trước. Điều này đem lại
cho họ lợi thế là nếu nền kinh tế ở một bang yếu kém, thì nền kinh tế ở các bang khác mà họ đang hoạt động
có thể mạnh, bởi vậy khả năng các khoản cho vay ở những bang khác nhau đồng thời vỡ nợ ít xảy ra hơn.
Tăng quy mô: việc cho phép các ngân hàng sở hữu ngân hàng ở các bang khác còn có nghĩa là cho
phép họ tận dụng những lợi thế kinh tế quy mô nhờ việc tăng quy mô bằng cách mua lại hoặc sáp nhập với
các ngân hàng ở bang khác.
+ Hỗ trợ của web và công nghệ máy tính: Sự ra đời của các trang Web và công nghệ máy tính ngày
càng hoàn thiện là yếu tố thúc đẩy sự hợp nhất ngân hàng. Công nghệ thông tin cũng làm tăng hiệu quả của
quy mô lớn, tức khả năng sử dụng một nguồn lực để cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
- Sự hợp nhất dẫn tới 2 hậu quả:
+ Thứ nhất, các dạng trung gian tài chính khác nhau ngày càng thâm nhập vào lãnh địa của nhau, làm
cho chúng ngày càng giống nhau hơn.
+ Thứ 2, sự hợp nhất dẫn tới sự phát triển của cái mà Quỹ dự trữ liên bang gọi là định chế ngân hàng
lớn và phức tạp.
Lợi ích quan trọng của sự hợp nhất ngân hàng và ngân hàng toàn quốc:
o Việc dỡ bỏ các hạn chế địa lý đối với ngân hàng sẽ làm tăng sự cạnh tranh và đẩy các ngân
hàng ko có hiệu quả ra khỏi thị trường, qua đó làm tăng hiệu quả của ngành ngân hàng.
o Việc chuyển sang các tổ chức ngân hàng lớn hơn cũng có nghĩa là hiệu quả tăng lên, bởi
vì các tổ chức lớn có thể tận dụng lợi thế kinh tế quy mô và hiệu quả quy mô lớn.
o Sự đa dạng hóa ngày càng tăng của danh mục đầu tư cho vay của ngân hàng có thể làm

giảm xác suất xuất hiện khủng hoảng ngân hàng trong tương lai.
Nỗi lo:
o Sự giảm sút quy mô cho vay đôi với doanh nghiệp nhỏ.
o Sự vội vả của ngân hàng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động vào những khu vực địa lý
mới có thể làm tăng nguy cơ gây ra sụp đổ ngân hàng.
Tuy nhiên cái lợi vượt quá cái hại.
5.4.2. Sự phân tách
Sự phân tách ở đây là phân tách giữa ngành ngân hàng và các ngành dịch vụ tài chính khác do Đạo
luật Glass – Steagall năm 1933 tạo ra.
- Đạo luật Glass – Steagall cho phép các ngân hàng thương mại bán chứng khoán chính phủ mới
phát hành, nhưng họ cấm:
21


o Ngân hàng bảo lãnh chứng khoán công ty.
o Ngân hàng tham gia hoạt động môi giới.
o Ngân hàng tham gia vào hoạt động bảo hiểm và kinh doanh bất động sản.
o Ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm tham gia vào các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại.
- Nhưng sự theo đuổi lợi nhuận và đổi mới tài chính đã khuyến khích các ngân hàng và định chế tài
chính tìm cách né tránh:
o Công ty môi giới tham gia hoạt động ngân hàng
o Công ty nắm giữ ngân hàng bảo lãnh chứng khoán
o Ngân hàng tham gia vào bất động sản
- Tuy nhiên, sự lách luật này vẫn không tạo cho ngành ngân hàng Mỹ cạnh tranh tốt với ngành
ngân hàng ở nước ngoài. Năm 1999 Đạo luật về Hiện đại hóa dịch vụ tài chính Gramm – Leach –
Bliley ra đời. Nó cho phép các công ty chứng khoán và bảo hiểm mua ngân hàng và cho phép các ngân
hàng bảo lãnh chứng khoán, bảo hiểm và tham gia vào hoạt động kinh doanh bất động sản.
- Sự phân tách giữa ngân hàng và các ngành dịch vụ tài chính trên khắp thế giới: trên thế giới có
3 mô hình cơ bản cho ngành ngân hàng và các ngành chứng khoán
Mô hình thứ 1: ngân hàng tổng hợp tồn tại ở Đức, Thụy Sĩ và Hà Lan. Nó không hề phân tách giữa

ngân hàng và ngành chứng khoán
Mô hình thứ 2: hệ thống tiền tệ và ngân hàng tổng hợp kiểu Anh tồn tại ở Anh và các nước gần gũi
với nó như Canađa, Oxtraylia và hiện nay là Mỹ
Mô hình thứ 3: có một số thuộc tính biểu thị sự phân tách giữa ngân hàng và các ngành dịch vụ tài
chính khác. Mô hình này được vận dụng ở Nhật.
5.5. Cạnh tranh nước ngoài
Cạnh tranh nước ngoài phát triển mạnh, do 3 nguyên nhân:
Sự gia tăng nhanh chóng thương mại quốc tế và công ty đa quốc gia.
Kiếm được nhiều lợi nhuận từ thị trường nước ngoài.
Thu hút lượng lớn tiền đô la.
- Ngân hàng Mỹ ở nước ngoài
+ Thị trường xâm nhập:
o Mỹ la tinh
o Vùng viễn đông
o Caribe
o Luân Đôn
+ Hình thức hoạt động ban đầu:
o Hoạt động với tư cách là trung tâm kế toán, không cung cấp dịch vụ ngân hàng bình thường
o Ngân hàng Mỹ sở hữu cổ phần khống chế ở các công ty nước ngoài.
- Ngân hàng nước ngoài ở Mỹ. Hình thức hoạt động ban đầu:

- Khuyến khích ngân hàng nước ngoài thực hiện nhiều nghiệp vụ ở Mỹ:
1981 Quỹ dự trữ liên bang thành lập Cơ sở ngân hàng quốc tế IBF
Được nhận tiền gửi nước ngoài
 Không quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc
 Không có hạn chế về lãi suất thanh toán
22


Không cho người trong nước vay

Thảo luận của lớp:
1. Trong quản trị thanh khoản và vai trò của dự trữ, có 4 cách tài trợ cho tiền dự trữ. Nêu ưu, nhược
điểm của từng cách. Theo bạn, cách nào là cách tốt nhất trong 4 cách.
 Ưu điểm của cả 4 cách là: đều đảm bảo khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác của NH để
hạn chế rủi ro và khả năng thanh khoản.
Nhược điểm của cả 4 cách là: để tài trợ cho khoản tiền dự trữ này thì NH không tạo ra được lợi nhuận và
phải chịu mất khoản phí.
Tùy theo tình hình kinh tế, thị trường khác nhau, hoàn cảnh khác nhau mà từng NH sẽ có lựa chọn khác
nhau nên không thể nói phương án nào là phương án tốt nhất.
Cách
Ưu điểm
Nhược điểm
1: Vay ngân hàng khác
Có được khoản dự trữ bắt buộc Bị nợ
2. Bán chứng khoán
Có được khoản dự trữ bắt buộc, Tốn chi phí môi giới, chi phí giao
không bị nợ
dịch chứng khoán
3.Vay từ FED
Có được khoản dự trữ bắt buộc Bị nợ
4. Mang khoản vay ký gửi tại Có được khoản dự trữ bắt buộc, Đây là phương án tốn kém nhất của
FED
không bị nợ
NH
- Việc bán chứng khoán là thuận lợi ở trên thị trường Mỹ vì ở đây thị trưởng mở phát triển mạnh, tính
thanh khoản của thị trường tài chính rất là cao, nhưng ở VN thì không như vậy. Sách Miskin viết ở bối cảnh
thị trường Mỹ, ông ấy đề nghị nên tăng dự trữ thứ cấp- dự trữ dưới dạng các chứng khoán có tính thanh
khoản caovừa giúp quản lý thanh khoản tốt hơn, đồng thời vừa thu được lợi nhuận cao hơn so với các dự
trữ khác.
2. Kể tên 5 NHTM nhà nước.

 5 NHTM nhà nước: NHTM cổ phần ngoại thương VN, NHTM cổ phần công thương VN, NHTM cổ
phần đầu tư và phát triển VN, NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, NHTM cổ phần phát triển nhà
ĐBSCL.
- NH phát triển VN là NH chính sách, không phải là NHTM. NH nhà nước ở VN chỉ có 1 đó là NHTW
của VN. NHTM nhà nước tức là có quy định nhà nước sở hữu bao nhiêu % thì được gọi như thế.
3. Hiện nay, các NH bán nợ xấu cho công ty VAMC (công ty quản lý TS của các tổ chức tín dụng ở
VN). Sau khi VAMC mua các khoản nợ xấu của các NHTM thì họ sẽ xử lý các khoản nợ này như thế nào?
Giả sử, nếu VAMC xử lý không được thì ai là người chịu thiệt cuối cùng từ các khoản nợ xấu này?
 Cách thức VAMC xử lý các khoản nợ xấu đã đưa vào mục tiêu của VAMC là: phân loại và cơ cấu lại
các khoản nợ để giúp cho các doanh nghiệp có khó khăn; sau khi mua bán các khoản nợ xấu đó sẽ bán lại
cho các tổ chức nước ngoài. Mục tiêu thứ 1: hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn thì sẽ có 1 số
doanh nghiệp khi đã bị nợ xấu thì tình hình của doanh nghiệp đã rất yếu kém rồi, cho dù có kéo dài thời
gian trả nợ thì chưa chắc nó đã trả được nợ. Mục tiêu thứ 2: bán lại cho các tổ chức nước ngoài thì pháp lý
của VN về việc cho các tổ chức nước ngoài mua các khoản nợ xấu vẫn chưa đầy đủ, đây là một rào cản.
Dẫn đến 1 khả năng là sau này khi VAMC xử lý các khoản nợ xấu thì nó rất khó khăn, dễ xảy ra rủi ro.
Khi VAMC mua các khoản nợ xấu của các NHTM thì sẽ đưa NHTM các trái phiếu cuả VAMC, NHTM
sẽ cầm trái phiếu này đi vay của NH nhà nước. Do đó, nếu sau này VAMC xử lý không được các khoản nợ
xấu này thì NHTM sẽ không có tiền để trả cho NH nhà nước, người chịu thiệt cuối cùng là NH nhà nước,
vô hình chung NHTM đã đẩy được các khoản nợ xấu này ra khỏi NH của mình.
4. NH nhà nước VN có thực sự độc lập với Chính phủ chưa ?

23


 Chưa, vì có nhiều chính sách vẫn phải thông qua chính phủ. Để nói đến độc lập thì phụ thuộc vào mục
tiêu và công cụ mà NHNN sử dụng. Mỗi công cụ hay mục tiêu chính sách đều phải thông qua chính phủ,
đôi khi là phải trình lên Quốc hội duyệt. Suy cho cùng thì NHNN cũng là 1 cơ quan của chính phủ.
5. Ai ủng hộ Fed độc lập ?Ai không ủng hộ Fed độc lập ?
 - Những người ủng hộ Fed độc lập: là những người hiểu rõ về các chu kỳ kinh tế, hiểu rõ về chính sách
tiền tệ, chính sách tài khóa. Họ biết Fed gồm những người có chuyên môn cao, ít bị ảnh hưởng về chính trị

nên Fed sẽ đưa ra những quyết định công tâm, có lợi cho nền kinh tế, không chỉ trong ngắn hạn mà còn
trong dài hạn nữa
- Những người không ủng hộ Fed độc lập: là những chính khách, những người ứng cử vào quốc hội. Điển
hình như ở Mỹ có chu kỳ gọi là chu kỳ chính trị thì khi mà họ ứng cử vào vị trí đó thì họ thường muốn là
giảm lãi suất, giảm lạm phát trong ngắn hạn để họ tạo ra uy tín, lấy được nhiều phiếu bầu. Nhưng mà họ
không biết rằng trong ngắn hạn thì đạt được như thế nhưng trong dài hạn thì lạm phát, thất nghiệp càng tăng
lên. Chính vì vậy những người này muốn mục tiêu trong ngắn hạn được thỏa mãn, vì vậy họ muốn Fed
thuộc quyền sở hữu của họ để họ có thể điều khiển được những quyết định của Fed. Bên cạnh đó còn có
những người dân không ủng hộ Fed độc lập, đó là những người cho rằng để đạt được sự toàn diện trong vấn
đề điều hành, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vì chính sách tiền tệ là do các chính khách quản lý, còn chính
sách tài khóa là do chính phủ quản lý nên theo họ nghĩ để không bị chồng chéo trong điều hành cũng như
đồng nhất trong tất cả các hoạt động thì Fed và chính phủ nên hợp nhất làm một.
* Ngày cả công chúng đôi khi cũng không ủng hộ vì lợi ích riêng của họ. Ví dụ: khủng hoảng tín dụng dưới
chuẩn của Mỹ, là nguyên nhân làm bùng nổ khủng hoảng tài chính năm 2008, lan rộng đến bây giờ và vẫn
chưa khắc phục được. Thời kỳ đó, bắt đầu từ năm 2001, vì mục tiêu kinh tế nên Fed đã giảm lãi suất, nhân
cơ hội đó Fed muốn người dân Mỹ sở hữu nhà ở. Nhưng sau đó, do tình hình thế giới bắt buộc Fed phải
tăng lãi suất nên người mua nhà vay tiền từ các NH gặp khó khăn, lợi ích của họ bị xâm hại và họ muốn
Fed phải thay đổi chính sách. Như vậy, nếu lợi ích nhóm này đủ lớn và họ thuyết phục được các nhà chính
sách, họ muốn các nhà chính sách này (tức chính phủ) tác động đến Fed để Fed có chính sách ngược lại,
làm sao phù hợp với lợi ích của họ. Chu kỳ chính trị: tôi là chính khách, tôi muốn đánh bóng tên tuổi, muốn
lấy lòng cử tri thì tôi sẽ làm sao đó để tình hình kinh tế ổn hơn, dễ chịu hơn đối với cử tri. Ví dụ thất nghiệp
đang tăng thì phải làm sao cho giảm xuống, tạo điều kiện, công ăn việc làm cho người dân. Có thể tạo sức
ép đối với Fed để Fed thực hiện mục tiêu ngắn hạn của tôi để tôi tranh cử. Trong trường hợp này, các nhà
chính khách rất muốn Fed làm theo ý muốn của mình. Nói tóm lại, các nhóm lợi ích, các chủ thể thường
hành xử vì lợi ích của họ. Do vậy, Fed phải được kiểm soát bởi nhiều chiều. Nếu không trong trường hợp
mà lợi ích của nhóm điều hành Fed bị ảnh hưởng, có thể họ sẽ hành động vì lợi ích của họ thì như vậy sẽ
không tốt. Tóm lại, ai thích Fed độc lập ? Câu trả lời là: đó là những người mà Fed độc lập thì tốt cho họ.
Ngược lại, ai không thích Fed đôc lập? là những người mà nếu Fed bớt độc lập đi thì sẽ có lợi cho họ. Ví
dụ bản thân tôi là nhà chính khách, có khi tôi thích Fed bớt độc lập đi, có khi tôi lại thích Fed độc lập. Tùy
theo lợi ích lúc đó của tôi thế nào.

6. Những hạn chế khi áp dụng NH điện tử ở VN hiện nay.
 Do tập quán tiêu dùng, kiến thức, nhận thức của người Việt về thanh toán điện tử còn yếu. Do những địa
điểm chấp nhận thanh toán điện tử còn ít. Lo ngại về sự an toàn trong giao dịch. Vấn đề tội phạm công nghệ
ngày càng nhiều. Do cơ sở vật chất ở VN thì chưa phát triển đồng bộ.
Thực trạng ATM hiện nay ở VN. Tại sao nó chưa mang lại hiệu quả như lý thuyết?
 Chi phí lắp đặt máy ATM ở VN cao, do: công nghệ còn thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Chi phí xử
lý giao dịch: khi lắp đặt ATM đã giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch.
Thực trạng: máy ATM được lắp đặt ở nhiều nơi, phục vụ rất tốt cho người dân.
24


ATM chưa mang lại hiệu quả vì: người dân chưa hiểu biết nhiều, thói quen sử dụng tiền mặt; công nghệ
kém phát triển. Máy ATM của VN phải nhập khấu từ nước ngoài về nên nó không đồng bộ, dẫn đến tình
trạng nhiều khi máy hư nhưng không có thiết bị thay thế.
7. Khi NH xử lý TS đảm bảo thì khi TS bị trượt giá, NH có bị thiệt hại hay không?
 - NH trước khi cho vay, họ phải thẩm định TS đảm bảo và sẽ đưa ra lãi suất tương ứng. TS đảm bảo chỉ
được tính 70% giá trị nên dù TS trượt giá, NH cũng không bị thiệt hại.
- NH xử lý TS đảm bảo có 2 giai đoạn:
+ GĐ1: NH chuyển quyền sở hữu TS đó từ khách hàng sang cho NH.
+ GĐ2: NH phát mãi TS thế chấp.
Nếu TS xuống giá mà rơi vào giai đoạn 1 thì NH sẽ bắt khách hàng bù thêm số tiền cho mà TS bị xuống
giá, rơi vào giai đoạn 2 thì lúc này NH đã sở hữu TS rồi thì NH sẽ bị thiệt hại.
8. Vấn đề sụp đổ của ngân hàng:
Trong hoạt động tín dụng và hoạt động NH có tâm lý dây chuyền. Một doanh nghiệp xây dựng sụp đổ
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nhưng nó không ghê gớm, nhưng 1 NHTM sụp đổ có thể kéo theo cả
hệ thống bị lung lay. Bởi vì tâm lý người dân, họ cảm thấy tiền của mình đang bị rủi ro, họ cảm thấy NH
này có vấn đề và sẽ đến NH rút tiền về. Nếu người dần ào ạt đi rút tiền thì hiệu ứng domino sẽ xảy ra. Ví
dụ năm 1989, một loạt hợp tác xã tín dụng ở VN bị sụp đổ. Từ đó đặt ra 1 vấn đề là NH nào sụp đổ sẽ gây
ra 1 chấn động đối với hệ thống NH; NH càng lớn, vai trò, vị trí càng quan trọng trong nền kinh tế thì sự
sụp đổ của nó sẽ gây ra 1 cơn động đất, trong khi NH nhỏ có thể chỉ gây ra 1 cơn dư chấn thôi. Từ đó tạo

ra chuyện là những NH lớn thưởng ỷ lại sự cứu giúp của NHTW, tức là nếu mình có chuyện thì cả hệ thống
sẽ toi nên có thể lơ là trong quản trị rủi ro để theo đuổi những mục tiêu mang lại lợi nhuận cao. Bản thân
công chúng cũng nghĩ là những NH này quá lớn để có thể sụp đổ. Do vậy, NHTW sẽ là người cho vay cuối
cùng đối với NH này. Chính vì lý giải đó mà chứa đầy những nguy cơ. Chính vì vậy, trong ngành quản trị
NHTW, họ luôn phải phân tích giữa lợi ích và chi phí. Khi 1 NH đứng trước bờ vực phá sản, họ phải phân
tích. Thứ nhất, để nó chết thì chuyện gì sẽ xảy ra đối với hệ thống tài chính NH, đối với nền kinh tế. Nhưng
cứu nó thì cũng sẽ có chuyện gì xảy ra đối với nền kinh tế. Họ sẽ cân đo, đong đếm; phân tích định tính, sau
đó mới đến định lượng. Theo các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó để quyết định nên cứu hay không cứu,
ngay cả khi quyết định cứu đi chăng nữa cũng không phải tung tiền ra cứu ngay mà họ thường kêu gọi các
NHTM khác bảo là nó có chuyện, nếu để nó chết thì mình cũng mệt mỏi, cho nên tốt nhất là mỗi anh góp
lại một ít chung tay mà xử lý, kiểu thường như vậy. Tại vì nếu cứ hễ có vấn đề là NHTW lại phát hành tiền
thì sẽ gây áp lực đối với lạm phát. Không thể phát hành chứng từ có giá để trung hòa áp lực lạm phát vì thị
trường mở ở VN chưa phát triển mạnh, chưa sâu rộng, nó khác với tình hình của Mỹ.
Cái lõi của vấn đề NHTW- 1 viễn cảnh toàn cầu là: tại sao Miskin lại mô tả sự hình thành, phát triển,
cách thức tổ chức cũng như lý giải tại sao Fed lại độc lập đến thế? Ông ấy nói đến Fed nhiều như vậy là vì
Fed là 1 mô hình tổ chức đặc trưng, cực kỳ đặc biệt. Nhờ mô hình tổ chức như vậy cho nên hành vi của Fed
giảm thiểu được những hành vi quan liêu, không hành động vì lợi ích của nhóm lợi ích nào cả, mà ngay cả
7 thành viên trong Hội đồng thống đốc phải đến từ những bang khác nhau để không thiên vị cho 1 bang nào.
Fed độc lập ở 2 khía cạnh: tổ chức và nguồn thu nhập nên nó không phụ thuộc vào chuyện quốc hội phân
bổ ngân sách cho nó, nó có thể đưa ra những quyết định độc lập (phụ thuộc vào kinh tế là phụ thuộc vào
chính trị). Hai lý do làm cho Fed trở nên độc lập:
 Về cơ cấu tổ chức (nửa công, nửa tư). Nó sở hữu 1 phần nhà nước, 1 phần tư nhân (các NHTM
là thành viên của nó, và để trở thành thành viên thì phải mua cổ phiếu của Fed). Để đảm bảo rằng không
phải vì lợi ích từ các cổ tức đó mà có những hành vi lệch lạc, quan liêu thì quốc hội Mỹ đã quy định là
cổ tức không được vượt quá 6%.
25


×