Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TÁC GIẢ TÁC PHẨM ĐỒNG CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.46 KB, 2 trang )

TÁC GIẢ TÁC PHẨM ĐỒNG CHÍ
I. Nhà thơ Chính Hữu
- Tên thật là Trần Đình Đắc. Quê: Can Lộc - Hà Tĩnh
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bắt đầu làm thơ năm 1947
- Thơ ông xoay quanh đề tài người lính và chiến tranh
- Thơ Chính Hữu ngắn gọn, cô đọng, hàm xúc, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh chân thực, mộc
mạc như bản chất của người dân xứ Nghệ nhưng lại mang nét hào hoa của người từng sống ở
HN.
II. Bài thơ "Đồng chí"
1. Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1948, sau những trải nghiệm của bản thân nhà thơ trong Chiến
dịch VB Thu động 1947. “Bài thơ được khơi nguồn từ những sâu sa mới mẻ và sâu lắng trong
những ngày CH trực tiếp tham gia chiến dịch VB thu đông 1947”
2. Đề tài: Người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp
3. Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tình đồng chí - phẩm chất cao đẹp của những người chiến sĩ cách
mạng trong cuộc kháng chiến chống P. Đó là những người lính xuất thân từ những miền quê
nghèo, vượt lên mọi gian khổ khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Ở họ có tình yêu nước tha thiết,
cháy bỏng. tinh thần lạc quan, yêu đời, tình đồng chí, đồng đội kéo sơn gắn bó.
4. Nội dung: Bài thơ xây dựng h/ả những anh bộ đội từ những miền quê nghèo khắp mọi miền
đn đi đánh giặc. Yếu tố quyết định mọi chiến thắng của các anh là tc mới nảy sinh được tôi luyện
trong thử thách và chiến đấu. Đó chính là tình đ.chí thiêng liêng cao cả.
5. Nghệ thuật
- Bài thơ ngắn gọn, súc tích, cô đọng.
- Hình ảnh chân thực, mộc mạc. Nhà thơ chú ý khai thác chất liệu hiện thực của cs chiến trường.


- Ngôn ngữ bình dị giàu sắc thái biểu cảm
- Sử dụng thể thơ tự do với kết cấu bó mạ. Số tiếng trong câu và số câu trong khổ không đều
nhau, phù hợp với việc diễn tả tc theo mạch cảm xúc.
- Sự hòa quyện giữa chất hiện thực khắc nghiệt và chất lãng mạn bay bổng.
=> Đây được coi là bài thơ hay nhất, thành công nhất viết về người lính trong cuộc kháng
chiến chống P. Mở đầu cho khuynh hướng viết về anh bộ đội Cụ Hồ.


6. Mạch cảm xúc và bố cục:
* Mạch cảm xúc: Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể
hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng
và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và
20).
Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Dòng 7 có cấu trúc đặc
biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình
cảm giữa những người lính.
Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những
hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó.
Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh
đặc sắc “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính



×