Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tài liệu tham khảo môn học cây ăn quả đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 52 trang )

Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

/>CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
TẦM QUAN TRỌNG, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ, HƯƠNG HƯỚNG, GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN LOẠI CÂY ĂN QUẢ
1.1. Ý nghĩa của nghề trồng cây ăn quả
- Cung cấp dinh dưỡng:đường, a xít hữu cơ, protein, lipid, chất khoáng, các loại
vitamin (A, B1, B2, C, PP).
- Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
- Tác dụng chữa bệnh: cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần kinh, dạ dày, bệnh về
đường tiêu hóa (kiết lỵ), tăng k/n đề kháng, chống nhiễm xạ, giảm nguy cơ ung thư.
- Tác dụng cải thiện, bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan, làm rừng phòng hộ, là cây
trồng quan trọng trong các hệ thống sản xuất nông –lâm kết hợp.
- Là nguồn cung cấp mật có chất lượng cao, thúc đẩy nghề nuôi ong phát triển.
- Cải thiện thu nhập cho nông hộ: thu nhập từ sản xuất CĂQ > gấp 3-5 lần trồng lúa.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả trên thế giới
1.2.1. Sản xuất cây ăn quả trên thế giới
- Có từ lâu đời: Trung Quốc, Ấn Độ (3000-4000 năm).
- Phổ biến ở các châu lục với 3 nhóm quả: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới.
- 2004 DT CĂQ thế giới: 52 triệu ha, SL: 497,4 triệu tấn/năm. Châu Á là nơi có DT lớn
nhất: 24,2 triệu ha, SL: 218,7 triệu tấn (bảng 1). Về NS châu Mỹ cao nhất: 15 tấn/ha,
châu Phi thấp nhất: 6,7 tấn/ha.
- Các loại quả chủ yếu: nho, cam quýt, táo tây, chuối, dứa, xoài.
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng quả trên thế giới
Châu lục
DT (tr.ha)
Toàn thế giới
52,07
1
Châu Âu
9,36


2
Trung và bắc Mỹ
3,71
3
Nam Mỹ
4,91
4
Châu Phi
9,39
5
Châu Á
24,19
6
Caribê
0,8
7
Châu đại dương
0,51
Nguồn: FAOSTAT, 2005 (http//www.fao.org)

NS (tấn/ha)
9,53
8,41
16,28
14,26
6,72
9,04
8,17
12,93


STT

SL (tr. tấn)
497,4
78,7
60,4
70,0
63,1
218,7
6,5
6,6

Bảng 2. Các nước sản xuất chuối hàng đầu thế giới, năm 2004
STT

1
2
3
4
5
6
7
8

Châu lục
Toàn thế giới
Ấn độ
Brazil
Philippin
Inđônêxia

Burundi
Trung Quốc
Ecuađo
Thái lan

Diện tích thu hoạch
(1000 ha)
4.545,6
680
486
400
300
300
270
220
139

1

Năng suất (tấn/ha)
15,5
24,7
13,6
13,8
14,7
5,3
23,1
26,8
12,9


Sản lượng (triệu
tấn)
70,6
16,8
6,6
5,5
4,4
1,6
6,2
5,9
1,8


Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

/>
9
10

Uganda
Saint Lucia
Việt nam

135
120
100

4,5
10
12,2


0,6
1,2
1,22

Bảng 3. Các nước sản xuất cam quýt hàng đầu thế giới, năm 2004
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Châu lục
Toàn thế giới
Brazil
Nigiêria
Mêhicô
Mỹ
Tây ban nha
Ấn độ
Iran
Pakistan
Italia

Achentina
Việt nam

Diện tích thu hoạch
(1000 ha)
7.391
939
730
524
430
302
265
227
200
175
145
79,5

Năng suất (tấn/ha)
14,6
21,9
4,5
12,4
34,7
20,18
17,8
16,7
7,12
16,83
15,4

6,57

Sản lượng (triệu
tấn)
108,1
20,5
3,25
6,48
14,9
6,1
4,72
3,77
1,58
2,95
2,23
0,52

Bảng 3. Các nước sản xuất dứa hàng đầu thế giới, năm 2004
Diện tích thu hoạch Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu
(1000 ha)
tấn)
Toàn thế giới
843,8
18,1
15,3
1
Nigiêria
116
7,66

0,89
2
Ấn độ
90
14,4
1,3
3
Inđônêxia
85
8,24
0,7
4
Thái lan
80
21,3
1,7
5
Trung Quốc
65.5
22,5
1,47
6
Brazil
55
26,2
1,44
7
Philippin
46
35,9

1,65
8
Việt nam
43,5
7,95
0,35
9
Ghinê
25,5
4,12
0,11
10
Vênêzuêla
18
21,1
0,38
1.2.2. Thị trường quả trên thế giới
Theo Vinanet (phát tin ngày 14/4/05)
• Quả nhiệt đới:
- Nhu cầu quả nhiệt đới tăng 8 % giai đoạn 2005-2010. Nhập khẩu toàn cầu đạt 4,3
triệu tấn năm 2010, các nước phát triển nhập 87% (3,8 tr. tấn)
- EU, Hoa Kỳ nhập 70%, EU- nhập nhiều nhất: Pháp- là thị trường tiêu thụ chính, Hà
Lan - thị trường trung chuyển lớn nhất châu Âu.
• Quả có múi:
- Sản xuất tăng nhanh, nhu cầu tăng chậm gây sức ép lên giá s/p  giảm DT trồng mới.
- Brazil và Florida của Mỹ- khu vực cung cấp quả có múi lớn nhất thế giới.
• Chuối:
- Nhập khẩu chuối toàn cầu đạt 14,3 triệu tấn năm 2010,
- Nhập khẩu chuối vào các nước đang phát triển và đang chuyển đổi sẽ tăng mạnh
STT


Châu lục

2


Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

/>-

Nhập khẩu chuối của các nước phát triển tăng 1-2%/năm trong những năm tới, trong
đó Canada, Hoa Kỳ chiếm 80% mức tăng trưởng,
EU vẫn là khu vực nhập khẩu chuối chủ yếu.

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha
(so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5
triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi:
800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả
lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về
sản lượng).
Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại
cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới
(cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và
phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây này chiếm 26%
tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19%.
Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, cho
sản lượng hàng hoá lớn; Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như sau:
+ Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang (chủ yếu ở 3 huyện Lục Ngạn,
Lục Nam và Lạng Giang), có diện tích 35,1 ngàn ha, sản lượng đạt 120,1 ngàn tấn. Tiếp theo

là Hải Dương (tập trung ở 2 huyện Thanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14 ngàn ha, sản lượng
36,4 ngàn tấn.
+ Cam sành: được trồng tập trung ở ĐBSCL, với diện tích 28,7 ngàn ha, cho sản lượng trên
200 ngàn tấn. Địa phương có sản lượng lớn nhất là tỉnh Vĩnh Long: năm 2005 cho sản lượng
trên 47 ngàn tấn. Tiếp theo là các tỉnh Bến Tre (45 ngàn tấn) và Tiền Giang (42 ngàn tấn).
Trên vùng Trung du miền núi phía Bắc, cây cam sành cùng được trồng khá tập trung ở tỉnh
Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 ngàn tấn.
+ Chôm chôm: cây chôm chôm được trồng nhiều ở miền Đông nam bộ, với diện tích 14,2
ngàn ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 61,54% sản lượng chôm
chôm cả nước). Địa phương có diện tích chôm chôm tập trung lớn nhất là Đồng Nai (11,4
ngàn ha), tiếp theo đó là Bến Tre (4,2 ngàn ha).
+ Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (diện tích khoảng 5 ngàn ha, sản
lượng gần 90 ngàn tấn, chiếm 70 % diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long cả nước).
Tiếp theo là Tiền Giang, có 2 ngàn ha. Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất so với các loại quả khác.
+ Bưởi: Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi
Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng…Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm
Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn. Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha,
phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm
48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó tập trung ở
huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang
(1,3 ngàn ha).
+ Xoài: cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam. Hiện có nhiều giống
xoài đang được trồng ở nước ta; giống có chất lượng cao và được trồng tập trung là giống
xoài cát Hoà Lộc. Xoài cát Hoà Lộc được phân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu Mỹ
Thuận khoảng 20-25 km) với diện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lượng 22,6 ngàn tấn. Diện tích
xoài Hoà Lộc tập trung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang (diện tích 1,6 ngàn ha, sản lượng 10,1 ngàn
tấn); tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp (873 ha, sản lượng 4,3 ngàn tấn).
+ Măng cụt: là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ. Măng cụt phân bố ở 2 vùng ĐBBSCL và
ĐNB, trong đó trồng chủ yếu ở ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho sản lượng


3


khoảng 4,5 ngàn tấn. Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớn nhất: 4,2 ngàn ha (chiếm
76,8% diện tích cả nước). Tuy măng cụt là sản phẩm rất được giá trên thị trường nhưng việc
mở rộng diện tích loại cây này hiện nay đang gặp nhiều trở ngại do thời gian kiến thiết cơ bản
dài (5-6 năm), là cây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với đất mầu ở các
cù lao.
+ Dứa: đây là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển trong
thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu. Các giống được sử dụng chính bao gồm giống
Queen và Cayene; trong đó giống Cayene là loại có năng suất cao, thích hợp để chế biến
(nước quả cô đặc, nước dứa tự nhiên…). Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn là
Tiền Giang (3,7 ngàn ha), Kiên Giang (3,3 ngàn ha); Nghệ An (3,1 ngàn ha), Ninh Bình (3,0
ngàn ha) và Quảng Nam (2,7 ngàn ha).
Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu tươi là: Sầu riêng
cơm vàng hạt lép, Vú sữa Lò rèn, Nhãn xuồng cơm vàng... Tuy nhiên, những loại này có diện
tích và sản lượng còn rất khiêm tốn (ví dụ diện tích của Nhãn xuồng cơm vàng mới chỉ có 200
ha, tập trung ở Bà Rịa-Vũng Tầu), không đủ tiêu thụ trong nước và giá bán trong nước thậm
chí còn cao hơn giá xuất khẩu..
Về chủng loại các trái cây có lợi thế cạnh tranh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định 11 loại
trái cây có lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Thanh long, Vú sữa, Măng cụt, Cây có múi (Bưởi,
Cam sành), Xoài, Sầu riêng, Dứa, Vải, Nhãn, Dừa và Đu đủ
Theo đề án qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020 mới nhất của Thủ tướng Chính phủ thì trong đó, đối với cây ăn
quả Chính phủ định hướng: Trong những năm tới mở rộng diện tích 11 loại cây ăn quả có lợi
thế; riêng đối với nhãn, vải chỉ trồng mới bằng các giống rải vụ, chất lượng cao và cải tạo
vườn tạp. Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, tầm nhìn năm 2020 khoảng 1,3
triệu ha. Bố trí chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông nam
bộ, Đồng bằng Sông Hồng và một số vùng khác có đủ điều kiện.

Rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến 2010 và qui hoạch 11 loại cây ăn
quả chủ lực xuất khẩu (bao gồm: Cam sành, Bưởi Năm Roi, Bưởi da xanh, Xoài cát Hoà Lộc,
Sầu riêng, Măng cụt, Thanh long, Vú sữa Lò rèn, Vải, Nhãn xuồng cơm vàng và Dứa.
II. MỘT SỐ HẠN CHẾ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng
bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Điều này cho thấy thị trường xuất
khẩu rau quả có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua thị trường xuất khẩu rau
quả của Việt Nam đã giảm mạnh. Nếu năm 2001, xuất khẩu 42 nước và vùng lãnh thổ, thì
năm 2004 còn lại 39 và năm 2005 chỉ còn 36.
Nguyên nhân của sự suy giảm này, trước hết là giống cây ăn trái của Việt Nam mới chỉ dừng
ở mức độ khai thác các giống đã có sẵn chứ chưa đầu tư thích đáng cho việc phát triển cũng
như bảo quản những giống mới có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của các thị trường khác
nhau. Hầu hết các cơ sở giống đều thiếu hẳn vườn cây đầu dòng hoặc không có vườn cung
cấp mắt ghép được nhân từ cây đầu dòng được xác nhận. Đối với giống cây có múi sạch bệnh
được sản xuất trong nhà lưới mỗi năm cũng chỉ khoảng 500.000 cây/năm trong khi đó nhu
cầu cần đến 4 đến 5 triệu cây giống mỗi năm và giá bán lại cao (12.000 đ đến 15.000 đ/cây),
do đó nhà vườn khó mua được giống tốt.
1. MỘT SỐ HẠN CHẾ VỀ SẢN XUẤT
Trong những năm qua sản xuất rau quả của Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định
nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế do những yếu kém nội tại của ngành rau quả cũng như những
bất cập trong thực hiện các chính sách phát triển. Cụ thể là:
- Về phát triển vùng chuyên canh rau quả xuất khẩu:
Trong những năm qua, những nỗ lực xây dựng vùng nguyên liệu tốt cho chế biến xuất khẩu
đã góp phần hình thành được nhiều vùng quả tập trung như vùng xoài cát Hoà Lộc (Tiền

4


Giang), Thanh Long (Bình Thuận), vải thiều Bắc Giang, nho (Ninh Thuận), bưởi Năm Roi
(Vĩnh Long)... Năm 2006, Việt Nam phấn đấu đưa diện tích cây ăn quả lên 760 nghìn ha, tăng

5 nghìn ha so với năm 2005 và đạt kim ngạch xuất khẩu rau quả phấn đấu đạt 330 triệu USD.
Để đạt mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tập trung phát triển các loại
cây ăn quả có lợi thế như loại cây có múi gồm cam, quýt, bưởi; dứa, xoài, nhãn, vải, thanh
long, sầu riêng, măng cụt, vú sữa. Phát triển các giống cây ăn quả chất lượng cao, đặc sản ở
các vùng như cam, quýt (Canh, Cần Thơ), bưởi (Phúc Trạch, Đoan Hùng, Năm Roi), Xoài cát
(Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang), quýt hồng (Đồng Tháp).
Tuy nhiên, diện tích các vùng chuyên canh còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích 755.000
ha cây ăn quả hiện có trên cả nước; phần lớn diện tích vẫn là vườn tạp, phát triển theo quy mô
hộ gia đình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định của xuất khẩu là do quy
hoạch chưa có trọng tâm, chưa tập trung tối ưu để tạo ra những vùng sản xuất có tính cạnh
tranh. Số vùng chuyên canh như vải thiều Bắc Giang, vú sữa Lò Rèn, thanh long Bình Thuận,
nho Ninh Thuận còn quá ít nên khi khách hàng cần sản lượng lớn, thời gian giao hàng ngắn
thì khó có thể thu gom đủ. Ngoài ra, do giống và quy trình chăm sóc không đồng đều, nguồn
nguyên liệu lại không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng chế biến.
2. NHỮNG TỒN TẠI
Bên cạnh một số thành tựu nhất định, hệ thống chính sách của Việt Nam nói chung, nông
nghiệp nói riêng còn nhiều bất cập, việc ban hành chính sách thiếu sự đồng bộ, không có tính
chiến lược mà thường mang tính giải quyết tình thế.
Nhiều chính sách còn chưa thực sự cụ thể hoá, mức độ phát huy hiệu lực còn rất hạn chế do
không đủ các nguồn lực về tài chính, trình độ quản lý, thủ tục rườm rà, khó vận dụng: Nghị
quyết 09 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
và tiêu thụ sản phẩm chưa có hướng dẫn và chính sách cụ thể; Quyết định 80 về khuyến khích
tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng chưa cụ thể hoá các quy chế hỗ trợ về cơ sở
hạ tầng, thuỷ lợi, xúc tiến thương mại, khuyến nông... và chế tài xử phạt các trường hợp vi
phạm hợp đồng nên khi triển khai còn gặp nhiều lúng túng, hiệu lực chưa cao;...
Quá trình xây dựng và thực thi chính sách chưa quan tâm đúng mức đến việc lấy ý kiến rộng
rãi của các thành phần kinh tế khác nên các doanh nghiệp Nhà nước thường được hưởng lợi
nhiều hơn, do đó chưa thực sự tạo được “sân chơi bình đẳng” trong môi trường kinh doanh
cho mọi thành phần kinh tế.
Trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, các chính sách của Nhà nước dường như vẫn quan tâm

nhiều đến việc thúc đẩy sản xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến quản lý tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm...; chưa tạo được động lực đột phá giải quyết được tình
trạng manh mún trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu
thị trường.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý cho HTX chuyển đổi, xây
dựng mới, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, trong Luật HTX vẫn
còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng về cơ chế, chính sách tài chính cho các HTX, các văn bản cụ
thể hóa thực hiện Luật HTX làm chậm, một số nội dung hướng dẫn thực hiện không đồng bộ
và chưa phù hợp với thực tế. Có những quy định cần thiết đến nay vẫn chưa được hướng dẫn
thi hành (như chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển HTX). Thêm vào đó, năng lực của
cán bộ HTX chưa cao, hoạt động của đa số HTX còn thụ động... nên đã phần nào hạn chế
hình thức tổ chức này phát huy hiệu quả; tác động của các chủ trương, chính sách còn chậm
đến các cơ sở, nhiều chính sách đã được ban hành nhưng đến nay các HTX nông nghiệp vẫn
chưa được hưởng lợi từ những chính sách đó.
Chính sách về đất đai vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục, điều chỉnh để khuyến khích
hơn nữa người nông dân tích tụ đất, lập trang trại sản xuất hàng hoá với số lượng lớn, quy
cách đồng đều, chất lượng cao... đáp ứng yêu cầu thị trường. Chưa có chế tài để gắn kết giữa

5


quyền lợi với nghĩa vụ và trách nhiệm sử dụng đất của người dân nên sản xuất hàng hoá chưa
thực sự đạt hiệu quả cao.
Các chính sách về kinh tế trang trại còn chưa được cụ thể hoá, khó áp dụng trong thực tiễn.
Do đó, sự phát triển của kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, hiệu quả hoạt động còn chưa
cao. Để loại hình kinh tế đặc thù này phát triển ngang tầm với ưu thế vốn có của nó, cần phải
xây dựng một kế hoạch phát triển lâu dài dựa trên thế mạnh của từng vùng.
Việc thực hiện các chính sách chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
còn chậm, thiếu đồng bộ. Tuy diện tích rau, quả và hoa, cây cảnh có tăng nhưng tại khu vực
sản xuất nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến thì năng suất, chất lượng rau quả còn

thấp, không đủ cho các nhà máy. Những nơi dân tự trồng thì rải rác, phân tán, diện tích manh
mún, chủng loại không ổn định, chất lượng không đồng đều. Việc thực hiện chủ trương đa
dạng hoá nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm chưa được
nhiều.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn từ nguồn ngân sách Nhà nước thiếu sự
cân đối giữa các ngành hàng, nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế (TD: đầu tư phát
triển thuỷ lợi chủ yếu tập trung cho cây lúa, phần lớn diện tích cây ăn quả chưa có công trình
thuỷ lợi). Sự chuyển biến trong điều chỉnh cơ cấu đầu tư còn chậm, chưa thực sự phù hợp với
yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế (thiếu tính chiến lược, định hướng thu hút đầu tư nước
ngoài; chi phí đầu tư cao; hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn còn nhiều bất cập; thủ tục hành chính
rườm rà...) nên chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
này. Do đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hết sức
hạn chế và có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây, chưa tương xứng với tiềm năng
cũng như thế mạnh phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Hiệu quả thực hiện các dự án trong
lĩnh vực này còn rất nhỏ so với hoạt động đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực khác. Ngoài
một số dự án sản xuất giống, chế biến nông sản..., nhìn chung các dự án đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực này triển khai chậm do khó khăn về thủ tục cấp đất, nguồn nguyên liệu...
Nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp so
với yêu cầu, theo đánh giá chung mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu vay vốn của các tổ
chức kinh tế, hộ gia đình. Đặc biệt, các doanh nghiệp tư nhân, HTX và hộ nông dân tiếp cận
nguồn vốn này còn rất ít. Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn tín dụng ngân hàng khoảng 70%,
lại gặp nhiều vướng mắc trong các quy định về thế chấp, thu hồi nợ. Việc cho vay ưu đãi
được thực hiện qua nhiều đầu mối (Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT,
Ngân hàng Chính sách xã hội) với mức lãi suất khác nhau nên người nông dân khó nhận biết
đầy đủ để tiếp cận nguồn vốn.
Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
sản xuất, chưa thực sự bám sát yêu cầu thị trường. Cơ chế quản lý KHCN chậm đổi mới, chưa
có chính sách và biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả

nguồn lực Nhà nước đầu tư cho KHCN; thiếu cơ chế gắn kết nghiên cứu KHCN với hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hiệu quả ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học thấp; thiếu
chính sách và biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nghiên cứu và đổi mới
công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh... Mức đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển KHCN trong ngành nông nghiệp còn thấp so với nhu cầu nên chưa
tạo được những bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Việc tổ chức chuyển giao, ứng
dụng KHCN vào sản xuất chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, thiếu sự phối hợp chặt chẽ
giữa công tác nghiên cứu và khuyến nông; chưa thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham
gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Về Giống, mặc dù đã có những văn bản pháp quy đối với quản lý giống, việc thực thi vẫn còn
nhiều bất cập. Hệ thống quản lý chất lượng giống còn yếu kém, số cán bộ quản lý ngành

6


giống ở cấp tỉnh quá ít, cấp huyện hầu như không có. Do đó, hệ thống sản xuất, cung ứng
giống cho dân chưa được giám sát chặt chẽ, đặc biệt việc quản lý giống lưu thông trên thị
trường còn lỏng lẻo nên vẫn còn tình trạng sử dụng giống kém chất lượng, nhất là giống cây
ăn quả, gây thiệt hại cho nông dân.
Hệ thống khuyến nông còn nhiều bất cập, đến nay vẫn còn 30% số huyện chưa có trạm
khuyến nông, 19% số xã chưa có cán bộ khuyến nông. Nội dung công tác khuyến nông mới
chú ý nhiều đến hướng dẫn kỹ thuật, chưa chú trọng đến việc hướng dẫn tổ chức sản xuất, thị
trường, chưa bám sát yêu cầu của nông dân... nên ở nhiều nơi chưa đạt hiệu quả cao. Hơn nữa,
còn thiếu cơ chế chính sách khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo,
nghiên cứu chủ động trực tiếp tham gia vào công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông
dân.
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm gần đây rất đáng lo ngại. Đặc biệt,
trong sản xuất rau quả, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản không đúng quy
định hoặc cấm lưu hành trên thị trường đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng
tới sức khoẻ người tiêu dùng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP đến nay về

cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn VSATTP còn chậm, thiếu
đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và và các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ
thống cơ quan quản lý Nhà nước về VSATTP còn yếu, phân tán, chưa phối hợp chặt chẽ giữa
các Bộ ngành.
Việc thực hiện ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản theo Quyết định 80 của Chính phủ
vẫn còn nhiều bất cập. Nhà nước chưa tạo được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải
quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là vấn đề hợp đồng sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông. Các chính sách về tín dụng, vốn sản xuất, đầu
tư cơ sở hạ tầng, giống mới, khoa học kỹ thuật…theo QĐ 80 chưa được các cấp, các ngành
triển khai đồng bộ, chưa khai thông. Đối với những trường hợp thiệt hại do các nguyên nhân
bất khả kháng (như thiên tai, dịch bệnh), Nhà nước chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho
các bên tham gia hợp đồng.
Các chương trình xúc tiến thương mại hiện nay vẫn chưa chú trọng vào phát triển thị trường
phi truyền thống trong khi chính những thị trường này mới là những thị trường mà Nhà nước
cần hỗ trợ xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trường.
Hiện nay các hoạt động đàm phán để ký kết các thoả thuận hoặc các hiệp định về thương mại
rau quả của Việt Nam còn chậm và cần phải triển khai mở rộng cũng như đẩy nhanh tiến độ
của các hoạt động nay thông qua đàm phán ký kết các FTA hoặc các hiệp định về buôn bán
rau quả với một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ…Do
chưa ký kết được thoả thuận song phương về buôn bán rau quả với một số thị trường, đặc biệt
là với Trung Quốc nên rau quả của Việt Nam hiện nay rất kém cạnh tranh với rau quả của
những nước đã có thoả thuận cắt giảm thuế quan như Thái Lan tại thị trường quốc tế. Đây là
một trong những rào cản đối với rau quả của Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc cũng thắt chặt
hoạt động kiểm soát rau quả nhập khẩu sau khi Trung Quốc gia nhập WTO tạo thêm khó khăn
cho rau quả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Công tác dự báo thị trường, tổ chức thu thập và xử lý thông tin đã có những tiến bộ đáng kể
nhưng còn rời rạc, chậm về thời gian, thiếu hệ thống từ cơ sở vật chất đến phương thức tổ
chức, nghèo nàn về nội dung, chưa thực sự trở thành một công cụ mạnh để chỉ đạo, hướng
dẫn sản xuất. Do thiếu thông tin về thị trường nên người sản xuất rất lúng túng trong việc
quyết định đầu tư nên trồng cây gì? qui mô ra sao? để có hiệu quả. Thị trường chưa thực sự

hướng dẫn sản xuất, chưa có tác động tích cực đổi mới cơ cấu sản xuất hướng theo nhu cầu
của thị trường. Công tác tổ chức dự báo thị trường, thu thập xử lý thông tin chậm về thời gian,
mức độ, tin cậy không cao, trên thực tế chưa trở thành công cụ mạnh hướng dẫn sản xuất.
Tầm vĩ mô, hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thị
trường, xúc tiến thương mại, xây dựng các quan hệ song phương và đa phương, tạo điều kiện

7


xuất khẩu rau quả còn rất hạn chế, thiếu chủ động. Hoạt động nghiên cứu tiếp thị thuộc các tổ
chức kinh tế, chuyên môn chậm phát triển, còn bị xem nhẹ, chưa tương xứng với yêu cầu phát
triển ngành rau quả nói chung, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả nói riêng. Sự yếu kém trong việc
xác định hệ thống thị trường xuất khẩu chủ lực và những mặt hàng rau quả xuất khẩu trọng
điểm là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình phát triển sản xuất - lưu thông - xuất
khẩu rau quả.
Để sản xuất đạt hiệu quả cao cần đầu tư vào những lĩnh vực thị trường thực sự có nhu cầu.
Người sản xuất đòi hỏi phải có nhu cầu thường xuyên về thông tin thị trường tiêu thụ để có
quyết định đầu tư sản xuất hợp lý. Tuy vậy, người sản xuất không thể tự giải quyết vấn đề này
cho mình, mà đòi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp.
III. PHÂN LOẠI CÂY ĂN QUẢ Ở VIỆT NAM
1. Một số tiêu chí phân vùng CAQ theo khí hậu:
Khí hậu là nhân tố môi trường biến động có ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất cây ăn quả
(CAQ). Căn cứ vào yêu cầu của CAQ đến với nhiệt độ để phát triển mầm hoa người ta chia
vùng CAQ thành ba vùng chính:
1.1. Vùng cây ăn quả nhiệt đới:
Bình quân nhiệt độ năm khoảng 24oC và cao hơn, có mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ bình
quân tháng lạnh nhất trong năm là trên 18o C. Phân hóa mầm hoa phụ thuộc vào độ ẩm của
đất. Cây ăn quả tiêu biểu: Chôm chôm, măng cụt, vú sữa, xoài, nhãn nhiệt đới (Xuồng cơm
vàng, Tiêu da bò).
1.2. Vùng cây ăn quả Á nhiệt đới:

Có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất trong năm (tháng
giêng) trong phạm vi 13 – 18o C. Phân hóa mầm hoa cần có số giờ lạnh thấp. Cây ăn quả tiêu
biểu: mận, hồng, vải, nhãn á nhiệt đới (nhãn chín muộn Hưng Yên, nhãn Ido Thái Lan)…
1.3. Vùng cây ăn quả ôn đới: Mùa đông dài, có băng tuyết, mùa hè mát. Cây ăn quả cần một
thời kỳ ngủ đông dài (để phân hóa mầm hoa). Cây ăn quả tiêu biểu của vùng: táo, lê, anh đào,
đào, mận. Yêu cầu độ lạnh thấp để phân hóa mầm hoa của các loại cây trên thường trong
khoảng 300 CU trở lên (CU- Chilling Unit = đơn vị đo độ lạnh = số giờ có nhiệt độ từ 70 C và
thấp hơn).
Ngoài 3 vùng chính nêu trên, còn có vùng CAQ ôn đới độ lạnh thấp. Với mùa đông có lúc
xuống dưới 00C và đôi khi có tuyết. Cây ăn quả chính của vùng là: lê, đào, mận, hồng, với yêu
cầu độ lạnh vài chục CU đến 150-200 CU.
Một số loại CAQ không có yêu cầu chặt chẽ về khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới như ổi,
chuối, na, hồng xiêm, mít. Cây ăn quả có múi là nhóm cây thích nghi rộng nhất: nhiệt đới, á
nhiệt đới và cả một số tiểu vùng ôn đới như Địa Trung hải.
Xoài và nhãn có dòng nhiệt đới và dòng á nhiệt đới như đã nêu ở trên.
2. Phân vùng cây ăn quả theo khí hậu Việt Nam
Khí hậu Việt Nam được xác định là nhiệt đới nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
lạnh từ lục địa Siberia, gió mùa Tây nam và Đông nam Á nên đã không còn thuần túy là nhiệt
đới. Do vậy, khí hậu đa dạng và được phản ánh trong Bảng 1.
So sánh các tiêu chí xác định vùng CAQ theo khí hậu cũng như đặc điểm thời tiết của 7 vùng
sinh thái trong Bảng 1 chúng ta có thể xác định vùng CAQ cho từng vùng sinh thái nông
nghiệp như sau:
Bảng 1: Một số đặc điểm khí hậu 7 vùng nông nghiệp sinh thái Việt Nam
Địa điểm

Độ cao

Vĩ độ Bắc

Nhiệt độ TB


8

Mùa mưa

Mùa
khô

Tổng
lượng
Mưa


(m)

( 0 C)

Năm

Tháng lạnh
nhất

(mm)

Đông Bắc
Cao Bằng

258

22,39


21,5

14,0 (T1)

III - IX

X - II

1445

Lạng Sơn

259

21,50

21,3

13,7 (T1)

III - IX

X - II

1400

Hà Giang

118


22,49

22,6

15,5 (T1)

VI - XI

XII-III

2362

Móng Cái

8

21,30

22,5

15,2

III - IX

XII-II

2769

Sơn La


676

21,20

21,0

14,5(T1)

III - IX

X - II

1419

Điện Biên

550

21,22

22,0

16,3(T1)

III - IX

X - II

1567


-

21,05

14,4(T1)

III - IX

X - II

2305

Tây Bắc

Phong Thổ

-

Trung du
Thái Nguyên

36

21,35

23,0

16,1(T1)


III - IX

X - II

2168

Phú Thọ

36

21,24

23,3

16,3(T1)

III - IX

X - II

1761

7

21,17

23,3

16,4(T1)


114

20,49

23,4

16,7(T1)

Bắc Giang

1533

ĐBSH
Phủ Liễn, Hải
Phòng
Hà Nội

III - IX

X - II

1878

16,5

Duyên hải
Bắc TB
Thanh Hóa

5


19,48

23,6

17,4(T1)

III - IX

X - II

1746

Vinh

5

18,41

23,9

17,9(T1)

V - XII

X - II

1868

Đồng Hới


7

17,29

24,4

19(T1)

VIII- I

II -VII

2112

16

16,24

25,2

20

VIII - II

III-VII

2956

TP.Đà Nẵng


5,8

16,02

25,6

21,3(T1)

VII-I

II-VII

2089

Quảng Ngãi

8,0

15,08

25,8

21,5(T1)

VII-I

II-VII

1036


Quy nhơn

5,0

13,46

26,7

23,0(T1)

VII-I

II-VII

1704

Tuy Hòa

11,6

13,05

26,5

23,2(T1)

IX-II

II-VIII


1492

6

12,15

26,5

23,9(T1)

IX-XII

II-VII

1360

Huế
Duyên hải
Nam TB

Nha Trang
Tây nguyên

9


Kontum

536


Pleiku

772

Buôn Mê
Thuột

461

23,7

20,7

IV-X

XI-III

1852

13,59

21,6

18,8(T12)

IV-X

XI-III


2447

12,41

24,2

21,4(T12)

IV-X

XII-III

1934

16,2(T12)

IV-XI

XII-III

1820

IV-XI

XII-III

Đà Lạt

1500


18,3

Di linh

972

20,6

Bảo lộc

850

20,7

18,3

IV-XII

XII-III

2876

Phan Thiết

9,9

26,6

20,0(T1)


IV-IX

X-III

1113

Dầu Tiếng

25

27,0

24,8(T1)

Bến Cát

4,9

26,6

24,5(T1)

TP HCM

8,8

27,0

25,7(T1)


Đông Nam bộ

11,2
10,49

Bà Ria-VT

2177
V-XI
VI-XI

XII-V

1356

ĐBSCL
Sóc Trăng

3

9,36

26,8

25,2(T1)

V-XI

XII-IV


1840

Cần Thơ

3

10,02

27,0

26,3(T1)

V-XI

XII-IV

1604

Cà Mau

2

9,10

26,5

24,9(T1)

IX-XI


XII-III

2360

1,5

10,0

27,3

25,5(T1)

III-XII

I-XI

2015

Rạch Giá

2.1. Trung du Miền núi Phía Bắc- Vùng CAQ á nhiệt đới và
CAQ ôn đới chịu lạnh thấp. Địa bàn vùng này gồm 12 tỉnh với vĩ độ bắc từ 220 C (Cao Bằng)
xuống đến 210 17 (Bắc Giang). Nhiệt độ tháng giêng là tháng lạnh nhất trong năm thấp nhất là
13,70C ở Lạng Sơn và cao nhất là 16,40C tại Bắc Giang, cả 2 trị số này đều thấp dưới 180C, có
mùa khô lạnh và mùa mưa nóng, càng lên cao nhiệt độ càng giảm và tạo thành tiểu vùng khí
hậu đặc thù (Xem Bảng 2).
Địa điểm

Hữu Lũng
Lạng Sơn

Trùng Khánh
Phó Bảng
Sa Pa

Độ cao
(m)

40
259
520
1482
1581

Bảng 2: So sánh khí hậu theo độ cao
Nhiệt độ Nhiệt độ tối Nhiệt độ tối
TB năm cao tuyệt đối thấp tuyệt
(0C)
(0C)
đối
(0C)
22,7
39,5
- 1,1
21,3
39,8
- 2,1
19,9
36,3
- 3,0
15,7

30,5
- 4,0
15,3
30,0
- 2,0

Lượng mưa
TB năm
(m/m)

Độ ẩm
TB năm
(%)

1427
1400
1572
1538
1769

83
81
81
83
87

Mang tính cận ôn đới hoặc tiểu vùng ôn đới độ lạnh thấp (Low Chill Temperate Area). Một
nhóm nghiên cứu về thử nghiệm CAQ ôn đới độ lạnh thấp cho thấy một số tiểu vùng núi cao
cùa Trung du Miền núi phía Bắc có mùa đông với độ lạnh CU khá phong phú cho phép phát
triển tốt CAQ ôn đới chịu lạnh thấp ở vùng này.


10


Bảng 3: Độ lạnh CU trung bình 10 năm của một số tỉnh Miền Núi phía Bắc
STT
Tiểu vùng
Độ cao
T0 Trung bình
Độ lạnh
(m)
tháng lạnh nhất
CU
TB Tối
TB tối
cao
thấp
1
Trùng Khánh
531,5
17,55
9,22
291,3
2
Nguyên Bình
491,4
18,70
9,85
236,7
3

Bắc Sơn
392,6
18,45
10,77
217,5
4
TX Lạng Sơn
257,9
18,89
10,73
203,7
5
Ngân Sơn
517,2
18,52
9,77
244,4
6
Mù Cang Chải
955,0
20,02
8,85
277,5
7
Bắc Hà
928,7
17,18
8,65
321,7
8

Sa Pa
1584,2
12,55
6,38
615,8
9
Hoàng Su Phì
539,3
21,00
11,20
139,7
10 Tam Đường
964,8
18,30
9,60
256,0
11 Sìn Hồ
1533,7
14,60
6,20
521,6
12 Tủa Chùa
18,30
9,60
243,9
13 Bình Lư
20,80
10,30
167,25
14 TP Điện Biên

475,1
23,40
11,20
84,50
15 Tuần Giáo
571,7
22,00
10,60
130,2
16 Pha Đin
1377,7
16,50
9,50
316,1
17 Cao Bằng
244,1
18,26
10,55
229,2
18 Hà Giang
116,9
20,15
12,86
120,35
19 TX Sơn La
675,5
21,11
11,34
133,6
20 Cò Nòi

670,7
20,65
17,55
164,1
21 Mộc Châu
971,9
17,40
9,68
281,3
Các dẫn liệu nêu trên là cơ sở để xác định vùng Trung du Miền núi phía Bắc là địa bàn CAQ
Á nhiệt đới và CAQ ôn đới độ lạnh thấp.
Thành phần CAQ trong vùng rất đa dạng theo độ cao gồm những loại như sau:
Vùng thấp dưới 500 m: chuối, dứa, ổi, đu đủ, táo, hồng xiêm. CĂQ có múi: mít, nhãn Á nhiệt
đới, xoài Á nhiệt đới, hồng địa phương, bơ, na...
Vùng cao trên 500 m: Đào, mận, hồng dòn, lê Châu Á hay Nasi (Tai Nung 2, Tai Nung 6).
Đất thích hợp nhất cho các loại CAQ là: đất phù sa ven sông, suối; đất nâu đỏ, đất nâu vàng,
nâu tím, đất xám mùn. Đất xám bạc màu vùng Trung du và một số nơi miền núi cũng có thể
trồng CAQ nhưng cần bón phân nhiều.
2.2 .Vùng đồng bằng sông Hồng – Vùng CAQ Á nhiệt đới:
Vùng này gồm 9 tỉnh nằm trong tam giác châu thổ sông Hồng. Nhiệt độ bình quân cả năm là
240C. Tháng giêng là tháng lạnh nhất với nhiệt độ 16,50C. Khí hậu chia làm hai mùa chính:
Mùa đông lạnh và khô từ tháng 10 – 2; mùa mưa nóng ẩm từ tháng 3 – 9. Khí hậu nằm trong
tiêu chí của vùng CAQ Á nhiệt đới.
Các CAQ tiêu biểu của vùng này là: nhãn, vải. Đây là 2 cây có biểu hiện phản ứng á nhiệt đới
rõ nhất. Vải chỉ trồng được ở một số vùng có mùa đông lạnh như Lục Ngạn Bắc Giang.
Những năm mùa đông ấm, nóng nhãn thường bị mất mùa. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có nghiên cứu nào ở phía Bắc về yêu cầu nhiệt độ lạnh để phát triển mầm hoa của 2 loại cây
trên. Cây ăn quả khác của vùng: hồng xiêm, cam, quít, bưởi, khế, táo. Cây bơ được trồng ở
một điểm tại Hà Nam và cho thu nhập tốt.
2.3. Vùng duyên hải Bắc Trung bộ: Vùng CAQ á nhiệt đới chịu ảnh hưởng nhiệt đới


11


Duyên hải Bắc Trung bộ bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trải dài tứ 19,48 đến 16,24 vĩ độ Bắc. Đặc điểm của vùng là
nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam. Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất trong năm (tháng 1)
ở Thanh Hóa và Vinh là 17,4 và 17,9 độ, thấp hơn 18 độ là giới hạn trên của á nhiệt đới; các
trị số này của Đồng Hới (Quảng Bình) và Huế là 19 và 200C tương ứng, cao hơn ngưỡng 18
0
C.
Các dẫn liệu trên cho thấy vùng CAQ Duyên hải Bắc Trung bộ vừa mang tính chất á nhiệt đới
và nhiệt đới nhưng chịu ảnh hưởng của khí hậu á nhiệt đới nhiều hơn. Trong một vùng khí
hậu lại phụ thuộc vào chênh lệch độ cao giữa vùng núi, vùng đồi và vùng ven biển, do vậy có
nhiều lựa chọn cho CAQ. Vùng ven biển, vùng đồi và vùng núi có thể trồng CAQ có múi,
nhãn, vải, đu đủ, mít…Một số vùng núi cao miền tây Thanh Hóa Nghệ An có thể trồng một số
CAQ có độ lạnh thấp như mận, đào, hồng.
2.4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ - Vùng CAQ nhiệt đới.
Địa bàn này bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên và Khánh Hòa, trải dài từ 16,2 – 12,15 vĩ độ Bắc. Số liệu trong Bảng 1 cho thấy
duyên hải Nam Trung bộ đã thực sự thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và càng vào Nam tính chất
nhiệt đới thể hiện càng rõ nét. Tuy vậy, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam đến Quảng Ngãi
vẫn còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của mùa đông phía Bắc và gió nóng miền Tây của đông
Trường Sơn, chế độ mưa cũng thay đổi càng vào nam, tổng lượng mưa càng giảm, mùa ít
mưa kéo dài.
Lựa chọn CAQ nên chọn đến CAQ nhiệt đới và nhóm cây có tính thích nghi rộng, có khả
năng chịu hạn tốt. Nên chú ý khai thác vùng đất cát ven biển có mực nước ngầm nông để
trồng xoài, chanh và một số CAQ khác.
2.5. Vùng Tây Nguyên – Vùng CAQ nhiệt đời chịu ảnh hưởng á nhiệt đới.
Tây Nguyên là vùng núi và cao nguyên rộng lớn ở Trung bộ thuộc sườn phía tây dãy Trường

Sơn, bao gồm những khối núi lớn nối với nhau bằng những cao nguyên bằng phẳng thành bậc
thềm hay lượn sóng thoải dần đến thung lũng sông Mêkông. Miền này bao gồm các tỉnh
KonTum, Gia Lai, ĐăkLăk, Lâm Đồng và Đăk Nông.
Các dẫn liệu của Bảng 1 cho thấy:
- Tây nguyên thuộc khí hậu nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng chia cắt địa hình nên mát hơn
nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh. Có nơi khí hậu còn mang tính á nhiệt đới như Đà Lạt,
Pleiku.
- Loại cây trồng thích hợp: nhiệt đới, á nhiệt đới thậm trí CAQ ôn đới chịu lạnh thấp. Cà phê,
chè, cao su là những cây công nghiệp chiếm diện tích lớn của vùng. Tuy nhiên tính đa dạng
của khí hậu còn cho phép lựa chọn nhiều loại CAQ cho miền này nhất là khu vực Gia Lai,
Kontum nơi còn quĩ đất nông nghiệp khá. Đất thích hợp cho CAQ: Feralit đỏ, vàng; Feralit
nâu đỏ, vàng mùn, đất xám.
2.6. Miền Đông Nam Bộ - Vùng CAQ nhiệt đới
Miền này bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận và Bình Thuận, thuộc khí hậu nhiệt đới. Tuy
nhiên nền nhiệt độ ở vùng đất đỏ trên các bực thềm phù sa cổ ở độ cao 500-200 m có hạ chút
ít từ 0,5 – 10C so với đồng bằng sông Cửu Long. Dao động nhiệt độ ngày đêm cũng lớn hơn.
Lượng mưa ở Đông Nam Bộ cũng lớn hơn ĐBSCL do gồm các cao nguyên Tây Nguyên. Tuy
nhiên Đông Nam Bộ lại có vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ít mưa với trung tâm khô hạn
Phan Rang có lượng mưa trung bình năm không tới 700 mm. Lựa chọn CAQ tối ưu cho vùng
này là nhóm CAQ nhiệt đới, á nhiệt đới có tính thích ứng rộng. Riêng Ninh Thuận nên lựa
chọn CAQ chịu hạn, ưa nắng như nho, gia súc ưa khí hậu khô như cừu, dê cũng thích hợp cho
vùng.

12


Các loại đất thích hợp cho CAQ trong vùng là Feralit nâu, đỏ; Feralit nâu vàng, đất phù sa
Tánh Linh và các ven sông suối; các vùng đất xám Tây Ninh, Lái Thiêu, Củ Chi cũng trồng
được CAQ nhưng cần đầu tư cao.

2.7. Vùng đồng bằng Nam Bộ - Vùng CAQ nhiệt đới.
Đồng bằng Nam Bộ bao gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần
Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Miền này là châu thổ
của sông Cửu Long xưa là vịnh nay được phù sa của sông Mê Kông bồi đắp mà thành nên địa
hình rất bằng phẳng.
Khí hậu mang tính nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, hầu như không thay đổi trong năm. Nhiệt
độ trung bình năm 26,5 – 27 0C nhiệt độ thấp nhất (T1, T12) là 25,2- 25,70C. Tổng lượng mưa
khá cao 1604 – 2360mm. Những yếu tố khí hậu đó tạo nên những thuận lợi cơ bản cho sản
xuất nông nghiệp nói chung và CAQ nói riêng. Thực tế, đồng bằng sông Cửu Long đang là
vùng dẫn đầu cả nước về cây ăn quả.
CHƯƠNG 2. CẤU TẠO VÀ QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĂN
QUẢ
3.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Sự phát triển của một cá thể kể từ khi sinh ra đến khi kết thúc gọi là vòng đời. Trong
vòng đời của cá thể người ta phân biệt hai quá trình: đó là sinh trưởng và phát triển (Xabinhin,
1949). Sinh trưởng là quá trình hình thành các cấu trúc mới (tế bào mới, các bộ phận mang
quả mới vv...) dẫn đến sự gia tăng về kích thước và khối lượng. Phát triển là quá trình biến
đổi về chất bên trong tế bào, mô, toàn cây làm cho cây chuyển từ trạng thái chất lượng thấp
hơn lên trạng thái chất lượng cao hơn, từ cấu trúc đơn giản lên cấu trúc phức tạp hơn, dẫn đến
sự thay đổi về hình thái và chức năng của các cơ quan trên cây.
3.2. Quá trình phát triển cá thể
Cây ăn quả phần lớn là cây lâu năm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài với
những thay đổi mang tính quy luật theo thời gian về sinh trưởng và phát triển. Mitsurin chia
vòng đời của cây ăn quả thành 4 thời kỳ khác nhau dựa vào các đặc tính sinh học và đặc điểm
hình thái khác nhau. Đó là thời kỳ phôi thai, thời kỳ non trẻ, thời kỳ cho sản lượng và thời kỳ
già cỗi.
- Thời kỳ phôi thai bắt đầu từ khi hình thành giao tử và kết thúc khi hạt được hình thành và
phát triển đầy đủ.
- Thời kỳ non trẻ: từ khi cây nẩy mầm đến khi cây bắt đầu ra hoa. Tuy nhiên, đối với cây
nhân giống vô tính thời kỳ non trẻ được tính từ khi xuất hiện lá thật đầu tiên cho đến khi

cây bắt đầu ra hoa. Thời kỳ này dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào giống, loài. Ví dụ thời kỳ
này rất ngắn ở cây chuối, dứa, dâu tây, đu đủ..., nhưng lại rất dài ở các cây ăn quả lâu năm
như mít, măng cụt, sầu riêng, vải...Ở thời kỳ này, ở một số cây như cây cam quýt, táo tây
có thể xuất hiện gai và một số đặc điểm khác đặc trưng cho các loài hoang dại tổ tiên của
chúng.
- Thời kỳ cho sản lượng được tính từ khi cây bắt đầu ra hoa. Thời kỳ này được đặc trưng
bởi sự sinh trưởng mạnh mẽ và năng suất cao. Ở giai đoạn này cây đã ổn định các tính
trạng và đặc tính đặc trưng cho giống. Để có những vườn cây đồng đều về kích thước và
chất lượng người ta thường tiến hành nhân giống vô tính khi cây đang ở thời kỳ cho sản
lượng cao.
- Thời kỳ già cỗi được đặc trưng bởi sự giảm sút đáng kể cả về sinh trưởng sinh dưỡng và
sinh trưởng sinh thực, và cuối cùng cây chết.
3.3. Thuyết già đi và trẻ hóa mang tính chu kỳ

13


Krenke (1940) phân biệt tuổi chung và tuổi riêng của cây và từng bộ phận riêng rẽ
của nó. Tuổi riêng của các bộ phận trên cây (chồi, cành, lá vv.. ) là thời gian kể từ khi xuất
hiện bộ phận đó đến thời điểm tính. Tuổi chung của chính bộ phận đó được tính bằng tổng
của tuổi riêng cộng với tuổi của cây mẹ đến thời điểm xuất hiện bộ phận đó. Với cách tính
như vậy thì tuổi chung của chiếc lá 30 ngày tuổi trên cây còn trẻ ít hơn của chiếc lá cùng tuổi
ở cây trưởng thành.
Krenke còn đưa ra các khái niệm về tiềm năng sống ban đầu và tiềm năng sống còn lại
của cây, theo đó tiềm năng sống ban đầu được hiểu là tuổi thọ trung bình của cây, còn tiềm
năng sống còn lại là hiệu số của tiềm năng sống ban đầu và thời gian sống mà cây đã trải qua.
Tất cả mọi sinh vật sống đều già và chết. Tuổi thọ trung bình của cây là một tính trạng
di truyền được hình thành trong quá trình tiến hóa và được quy định trước hết bởi các yếu tố
nội tại và có thể bị rút ngắn hoặc kéo dài bởi các yếu tố ngoại sinh. Các biện pháp kỹ thuật
canh tác có thể làm thay đổi và điều khiển quá trình già đi và trẻ hóa của cây như: làm đất,

bón phân, cắt tỉa, nhân giống vv… Có thể kéo dài đời sống của cây hoặc từng bộ phận của nó,
tăng kích thước tán và khả năng ra quả, thời gian bắt đầu ra quả vv…Ví dụ, bón phân đạm
làm chậm sự già đi, nhưng bón lân lại xúc tiến sự già hóa.
Mặc dù quá trình già hóa xẩy ra ở tất cả các bộ phận của cây nhưng mức độ không
giống nhau ở từng bộ phận. Sự già hoá xẩy ra mạnh mẽ ở các cành mang quả, vì vậy những
cành đã mang quả nhanh chóng bị suy yếu và chết. Trong quá trình già hóa chung ở cây cũng
xẩy sự trẻ hóa có tính chu kỳ và xẩy ra không đồng đều ở các bộ phận trên cây. Đó là sự tạo
mới các bộ phận và làm chậm trễ sự già hóa ở các bộ phận đang tồn tại. Những đợt lộc mới
hình thành là sự trẻ hóa so với cành mẹ sinh ra chúng.
Tồn tại sự khác biệt về tốc độ già hóa giữa tế bào ngủ và tế bào hoạt động. Các tế bào
ở đỉnh sinh trưởng của cành già đi nhanh hơn nhiều so với tế bào ở mầm ngủ trong nách lá.
Học thuyết này có thể giải thích sự trẻ hóa xẩy ra trong nhân giống vô tính, trong đốn tỉa
cành, khả năng ra rễ cao hơn ở các cành cấp thấp so với cấp cao hơn trên cùng một cây…
Học thuyết về sự già đi và trẻ hóa có tính chu kỳ của Krenke đã đưa ra một sự nhìn
nhận khoa học cho học thuyết về quá trình phát triển cá thể và đặt nền móng cho việc nghiên
cứu sự già đi và trẻ hóa của cây lâu năm. Học thuyết này vừa có giá trị về mặt lý thuyết vừa
có giá trị thực tiễn cao trong công tác chọn giống, nhân giống và đốn tỉa cành vv...
3.4. Các thời kỳ tuổi và các chu kỳ sinh trưởng, phát triển ở cây ăn quả
3.4.1. Các thời kỳ tuổi ở cây ăn quả
Dựa trên sự tương quan giữa hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng (sự hình thành và
phát triển của các bộ phận dinh dưỡng như thân, cành, lá) và sinh trưởng sinh thực (sự hình
thành và phát triển của hoa, quả) Sitt (1937) chia vòng đời cây ăn quả thành 9 thời kỳ. Đó
là:1- thời kỳ sinh trưởng; 2- thời kỳ sinh trưởng và ra quả; 3- thời kỳ ra quả và sinh trưởng; 4thời kỳ ra quả; 5- thời kỳ ra quả và tàn lụi; 6- 8 thời kỳ tàn lụi và chết cành; 9- thời kỳ sinh
trưởng: ở thời kỳ này toàn bộ bộ phận trên mặt đất già và chết, từ rễ xuất hiện các cành vượt
và cây được trẻ hoá và bắt đầu một chu kỳ mới.
Lý thuyết về 9 thời kỳ tuổi của Sitt thực chất chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết, chỉ có 5
thời kỳ đầu có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp
canh tác thích hợp cho từng thời kỳ tuổi của vườn cây.
3.4.2. Các chu kỳ sinh trưởng, phát triển ở cây ăn quả
Từ các học thuyết về chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả lâu năm của các

học giả nêu trên, để thuận tiện cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách dễ dàng và
hiệu quả vào sản xuất người ta phân biệt 2 chu kỳ trong vòng đời của vườn cây: chu kỳ lớn và
chu kỳ nhỏ.
3. 4. 2. 1. Chu kỳ lớn
Do hiện nay người ta nhân giống cây ăn quả bằng các biện pháp khác nhau, mà phổ biến
hơn cả là các phương pháp nhân giống vô tính, vì vậy về sự phát triển cá thể tồn tại sự khác

14


biệt lớn giữa cây nhân giống bằng hạt và nhân giống vô tính. Cây nhân giống vô tính không
phải trải qua thời kỳ phôi thai và kể từ khi mới hình thành cây mới đã có tiềm năng ra hoa nếu
điều kiện dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh cho phép, vì nó tiếp tục quá trình phát dục của
cây mẹ mà trên đó nó đã phát triển thành thục, nhờ vậy mà cây nhân giống vô tính mau
chóng bước vào thời kỳ cho quả hơn cây nhân giống bằng hạt. Căn cứ vào thực tế sản xuất
vòng đời của cây có thể chia thành 4 giai đoạn phát triển khác nhau như sau:
 Thời kỳ cây non: tính từ khi trồng đến khi ra quả lần đầu tiên. Đặc điểm của thời kỳ này là
sinh trưởng sinh dưỡng chiếm ưu thế so với sinh trưởng sinh thực. Bộ khung tán và khung rễ
của cây sinh trưởng khá nhanh, trong điều kiện chăm sóc tốt số lần ra lộc trong năm nhiều, tán
mau chóng được mở rộng. Ở thời kỳ này các biện pháp kỹ thuật canh tác cần tập trung vào
việc tạo hình, cắt tỉa nhẹ, tăng cường quản lý đất, bón phân hợp lý để thúc đẩy bộ rễ phát
triển, hình thành cơ quan dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả quang hợp, tăng tích luỹ dinh dưỡng
trong cây để đạt mục đích ra quả sớm, cây chóng bước vào thời kỳ đạt năng suất cao.
 Thời kỳ sinh trưởng, kết quả: từ khi bắt đầu ra quả đến khi cây sai quả. Đặc điểm của thời
kỳ này là ở đầu thời kỳ tán cây và bộ rễ vẫn sinh trưởng mạnh, mở rộng nhanh nhất, sinh
trưởng vẫn chiếm ưu thế, cành khung vẫn tiếp tục hình thành. Do cành sinh trưởng mạnh, lộc
ra nhiều làm tiêu tốn nhiều dinh dưỡng nên phân hoá mầm hoa yếu, rụng hoa, rụng quả nhiều
dẫn đến tỉ lệ đậu quả thấp. Khi tuổi cây cao lên, cành khung sinh trưởng yếu dần, số lượng
cấp cành và cành ngang tăng lên, phân hoá mầm hoa tốt hơn và đậu quả cũng được cải thiện,
cây bước vào thời kỳ sai quả. Các biện pháp chăm sóc vườn cây trong thời kỳ này tập trung

chủ yếu vào việc bón phân đầy đủ, kịp thời và cân đối, tiếp tục tạo hình, cắt tỉa nhẹ để ổn định
tán, phòng trừ sâu bệnh và cung cấp đủ nước khi cây cần.
 Thời kỳ kết quả và sinh trưởng: Cây bước vào thời kỳ ra quả với số lượng lớn. Đặc điểm
của thời kỳ này là cây ra nhiều cành ngang nhỏ, thế sinh trưởng khoẻ nhưng không mạnh như
các thời kỳ trước, tán đã tương đối ổn định, cành lá tích luỹ nhiều gluxit, sinh trưởng sinh
thực chiếm ưu thế, cây bước vào thời kỳ ra quả sai nhất trong vòng đời của cây. Cùng với thời
gian, do cây ra hoa kết quả nhiều nên dinh dưỡng tiêu hao lớn, số lần ra lộc giảm mạnh, đặ
biệt là lộc thu, số lượng lộc ra trên cành cũng giảm, dinh dưỡng tích luỹ trên cây giảm làm
ảnh hưởng đến sự phân hoá mầm hoa, năng suất giảm và có thể dẫn đến hiện tượng ra quả
cách năm ở một số loài như vải, nhãn, xoài, cam quýt ... Sau khi liên tục cho năng suất cao,
sinh trưởng của các cành ngang nhỏ suy yếu, lá rụng sớm, một phần cành bị khô và chết, nếu
chăm sóc kém vườn cây nhanh chóng chuyển sang giai đoạn già cỗi.
Ở thời kỳ này cần chú ý điều hoà quan hệ giữa sinh trưởng và ra quả, kéo dài thời gian cây
cho quả sai để năng cao hiệu quả kinh tế và kéo dài tuổi thọ vườn cây. Do đó cần tăng cường
quản lý đất vườn cây để thúc đẩy bộ rễ phát triển, bón phân kịp thời, cắt tỉa hợp lý để tán
thoáng và tạo mới cành mang quả, phòng trừ sâu bệnh thường xuyên.
 Thời kỳ già cỗi: khi năng suất của cây và sinh trưởng sinh dưỡng đều giảm mạnh. Đặc điểm
của thời kỳ này là lượng cành mới phát sinh ít, cành khô và chết nhiều lên, xuất hiện cành
vượt từ các mầm ngủ nằm sâu trong tán để thay thế cành khung, sinh trưởng của rễ cũng suy
yếu nhiều, rễ mới ít được hình thành do đó lượng quả trên cây ít. Nguyên nhân già cỗi là do
số cấp cành trên cây tăng, khoảng cách vận chuyển dinh dưỡng lớn nên trao đổi chất giữa rễ
và lá chậm chạp, kém hiệu quả, chất dinh dưỡng bị tiêu tốn nhiều trong quá trình vận chuyển
cho các cành khô, cành vô hiệu. Mặt khác tuổi cây đã lớn, trong đất tích luỹ nhiều muối, lưu
huỳnh....bất lợi cho bộ rễ hoạt động. Các biện pháp chăm sóc vườn cây là quản lý đất (xới
xáo, tăng cường nguồn phân hữu cơ), tăng cường bón đạm để thúc đẩy sinh trưởng sinh
dưỡng nhằm trẻ hoá vườn cây, cắt tỉa đau để trẻ hoá cành khung thay mới tán, thúc đẩy phát
sinh cành mới làm chậm quá trình già hoá và kéo dài tuổi thọ vườn cây.
Các giai đoạn trong chu kỳ sống của cây ăn quả lâu năm dài hay ngắn chịu ảnh hưởng của
giống, chất lượng cây con, điều kiện đất trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Một vườn cây
được trồng và chăm sóc tốt có tuổi thọ dài và cho năng suất cao, ổn định trong nhiều năm.


15


3.4.2.2. Chu kỳ nhỏ
Trong chu kỳ sinh trưởng hàng năm của cây có thời kỳ sinh trưởng khi mà các hoạt
động sống trong cây xẩy ra mạnh mẽ và thời kỳ ngủ nghỉ tương đối hoặc mọi hoạt động xẩy
ra một cách chậm chạp.
Trong thời kỳ sinh trưởng cây ra lộc, ra hoa, kết trái, bộ rễ cũng phát triển mạnh.
Trong thời kỳ ngủ nghỉ thì ngược lại, không có các dấu hiệu rõ rệt về sinh trưởng, phát triển
của cây. Người ta phân biệt hai trạng thái ngủ nghỉ: ngủ nghỉ sâu và ngủ nghỉ tạm thời. Khi
gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận (lạnh, khô hạn) cây ngừng sinh trưởng và chuyển sang
trạng thái ngủ nghỉ tạm thời, khi gặp điều kiện thuận lợi cây lại tiếp tục sinh trưởng. Đó là
phản ứng thích nghi của cây với các điều kiện bất thuận của môi trường đã được hình thành
trong quá trình tiến hoá. Cây ở trạng thái ngủ nghỉ sâu do các yếu tố nội sinh quyết định, và
dù điều kiện bên ngoài thuận lợi cây vẫn không chuyển sang trạng thái hoạt động tích cực cho
đến khi cây đã được thoả mãn nhu cầu ngủ nghỉ. Sự ngủ nghỉ sâu được coi là một đặc điểm
thích nghi được hình thành trong quá trình tiến hoá của cây sau một mùa sinh trưởng và ra
quả, các hoạt động dường như ngừng lại để giảm tiêu hao dinh dưỡng, các sản phẩm quang
hợp được dự trữ trong các bộ phận của cây để chuẩn bị cho một mùa sinh trưởng mới. Khi
cây ở giai đoạn ngủ nghỉ sâu nồng độ các hoocmôn ức chế sinh trưởng trong mầm cao (axít
abscixíc), trong khi đó hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng thấp (auxin, gibberillin,
xitokinin... ), các chất dinh dưỡng hữu cơ dự trữ dưới dạng tinh bột, gluxit cao. Mức độ và
thời gian ngủ nghỉ biến động tuỳ theo giống loài và điều kiện khí hậu nơi trồng. Ở các vùng
khí hậu á nhiệt đới và ôn đới thời kỳ sinh trưởng và ngủ nghỉ ở cây xẩy ra theo mùa trong mối
quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, còn ở các vùng nhiệt đới do có nền nhiệt độ cao quanh
năm và mùa sinh trưởng dài nên các thời kỳ sinh trưởng và ngủ nghỉ ít rõ rệt hơn.
3.5. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển các bộ phận của cây
3.5.1. Bộ rễ
Kể từ khi sinh ra rễ chính sinh trưởng và ăn sâu vào đất, tiếp tục dài ra và phân nhánh

giống như bộ phận trên mặt đất để dần hình thành nên một bộ rễ hoàn chỉnh và có cấu trúc
tương đương với bộ phận trên mặt đất. Dựa vào cấu tạo và chức năng người ta phân biệt 4 loại
rễ, đó là rễ sinh trưởng, rễ hút, rễ chuyển tiếp (quá độ) và rễ dẫn. Rễ sinh trưởng là phần mút
rễ, nơi có mô phân sinh luôn phân chia để tạo ra rễ hút mới. Rễ hút là phần quan trọng làm
chức năng hút nước và dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây. Hai loại rễ này có cấu tạo sơ
cấp và chiếm phần chủ yếu của bộ rễ (chiếm tới 90% tổng chiều dài của bộ rễ). Rễ quá độ là
rễ chuyển tiếp giữa phần rễ hút và rễ dẫn. Chức năng của rễ dẫn là đảm bảo vận chuyển hai
dòng nhựa nguyên và nhựa luyện cho cây, đồng thời giữ cho cây bám chắc vào đất. Rễ vận
chuyển có cấu tạo thứ cấp giống với cấu tạo của thân cành.
 Sự hình thành và sinh trưởng bộ rễ ở cây ăn quả: Sinh trưởng của bộ rễ cây ăn quả lâu năm
có tính chu kỳ và luôn được tạo mới. Sự sinh trưởng của bộ rễ phụ thuộc vào nguồn gốc của
rễ (hữu tính hay vô tính), loài, giống, điều kiện tự nhiên và chế độ canh tác.
Bộ rễ sinh trưởng từ hạt thường ăn sâu hơn bộ rễ có nguồn gốc vô tính, nhưng bộ rễ vô
tính phân nhánh mạnh, lan rộng về chiều ngang và có nhiều rễ tơ hơn. Bộ rễ sinh trưởng
mạnh, ăn sâu trên các loại đất có tầng canh tác dày, được xới xáo tốt và bón phân đầy đủ.
Phần lớn rễ phân bố ở độ sâu từ 5-50 cm tuỳ loại đất. Rễ cái ở cây trưởng thành có nguồn gốc
từ hạt có thể ăn sâu tới 1-2 m. Phân bố về chiều sâu của bộ rễ bị chi phối nhiều bởi tính chất
của đất, mực nước ngầm, loài và giống gốc ghép. Theo Trần Thế Tục (1984) cam quýt trồng
trên đất phù sa cổ và bazan ở Phủ Quỳ có bộ rễ phân bố sâu hơn các vùng đất khác. Nghiên
cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã xác định rằng bộ rễ của của cây ăn quả càng dịch
chuyển về phía Nam càng lan sâu hơn, tuy nhiên, ở phía nam bộ rễ phân bố nông ở các trường
hợp như nơi có mực nước ngầm cao và tầng canh tác mỏng.

16


Về chiều ngang, rễ phân nhánh tương tự như bộ phận trên mặt đất, theo đó miền rễ hút
và rễ sinh trưởng phân bố chủ yếu theo vành tán cây. Ở cây trưởng thành rễ lan xa bằng 1,21,5 lần hình chiếu tán cây.
Tóm lại, một bộ rễ được coi là tốt nhất là bộ rễ phân bố đều theo hình tròn, ăn sâu và
rộng, có khả năng hút nước và dinh dưỡng khoáng trong toàn bộ tầng canh tác. Với bộ rễ như

vậy khả năng chịu hạn, chịu lạnh của cây sẽ được tăng cường và đảm bảo cho bộ phận trên
mặt đất hoạt động tốt, năng suất ổn định, kéo dài tuổi thọ vườn cây.
3.5.2. Bộ phận trên mặt đất
Như đã đề cập ở trên, sự già đi và trẻ lại xảy ra đồng thời trong suốt quá trình phát
triển cá thể ở các giống loài cây ăn quả chủ yếu là giống nhau, chỉ khác nhau về tốc độ, mức
độ và ở đặc điểm các pha vật hậu. Chính điều này quyết định đến khả năng ra quả sớm hay
muộn và tuổi thọ ngắn hay dài ở các loài cây ăn quả khác nhau.
 Sự thay mới cành: tồn tại sự khác biệt về tuổi thọ của các loại cành trên cây. Cành khung có
tuổi thọ dài hơn nhiều so với các loại cành mọc ở phía ngoài tán, vì vậy người ta thấy có sự
già đi và chết mang tính chu kỳ của các loại cành này, để rồi cây lại tạo ra các đợt cành mới
thay thế. Quy luật này được thể hiện rất rõ trong thực tế khi cây càng lớn thì diện tích tán
mang lá và quả càng dịch chuyển ra phía ngoài, còn phía trong tán chỉ có cành khung và trơ
trụi lá. Các cành mang quả thường yếu đi sau một mùa mang quả và nhiều cành sau đó khô và
chết. Để tạo mới cành mang quả và hạ thấp độ cao của tán sau mỗi vụ thu hoạch quả người ta
tiến hành cắt ngắn cành đã mang quả để kích thích các mầm phía dưới nẩy chồi, hoặc cắt bỏ
hẳn những cành yếu và khô. Khi cây đã già các cành khung sẽ được thay thế bởi các cành
vượt mọc ra từ mầm ngủ lâu năm trên thân chính hoặc các cành cấp 1- 2. Bằng cách đó người
ta trẻ hoá vườn cây và một chu kỳ sinh trưởng mới bắt đầu thay thế bộ tán đã già yếu.
 Tính cân đối về hình thái: đó là sự giống nhau một cách tương đối về sinh trưởng và phát
triển ở các phần tán khác nhau của cây, nhờ đó tồn tại có sự giống nhau một cách tương đối
về số lượng lộc, độ lớn của cành, mức độ phân cành ở các hướng tán khác nhau đảm bảo cho
tán cây phát triển cân đối về các hướng.
 Tính cục bộ: ở một số cây ăn quả tồn tại tính cục bộ ở các bộ phận riêng rẽ của cây. Đó là sự
cung cấp dinh dưỡng từ các lá quang hợp trên cành cho các bộ phận đang hình thành gần nhất.
Người ta cũng thấy hiện tượng các chất dinh dưỡng hữu cơ do lá tổng hợp dự trữ trong các
cành dinh dưỡng không dịch chuyển từ cành này sang cành khác khi mùa thu đến, nhưng các
cành mang quả lại có khả năng thu hút các chất dinh dưỡng này từ cành dinh dưỡng gần nhất.
Tính cục bộ càng thể hiện rõ ở các cành khung ở một số cây ăn quả như vải, nhãn. Hiện tượng
ra quả cách năm ở các phần tán khác nhau trên một cây vải thể hiện tính độc lập của cành
khung rõ rệt.

 Sự ngủ nghỉ và nhu cầu lạnh của cây: Đối với nhóm cây rụng lá mùa đông như táo tây, mận,
mơ, đào, hồng, nho ... cần một thời gian lạnh nhất định trong năm để cây ngủ nghỉ và hoàn
thành chu kỳ sinh trưởng hàng năm. Nếu thiếu hụt lạnh cây có thể không ra hoa kết quả. Lavi
và các cộng sự (1972), Anderson (1987), Petri (1987) đã xác định được ngưỡng nhiệt độ
(7,20C) mà ở đó hiệu quả cảm ứng lạnh của cây đạt cao nhất và đưa ra khái niệm đơn vị lạnh.
Một đơn vị lạnh (đvl) là thời gian cây ở trạng thái ngủ nghỉ trong 1 giờ ở nhiệt độ 7,20C khi
hiệu quả cảm ứng lạnh đạt cao nhất (100%). Hiệu quả cảm ứng lạnh giảm dần ở nhiệt độ 6 00C và 8 - 140C, nhiệt độ trên 200C làm giảm mạnh hiệu quả cảm ứng lạnh. Richardson
(1974) thì coi 1đvl là thời gian 1 giờ trong điều kiện 2,5-9,10C và đưa ra mô hình Utah để dự
báo thời gian kết thúc ngủ nghỉ. Cách tính như sau:
1 đvl:
thời gian cây ngủ nghỉ ở điều kiện 2,5 - 9,10C trong 1 giờ
0,5 đvl:
1,5 - 2,4 và 9,2 - 12,4 0C trong 1 giờ
0 đvl:
<1,4 và 12,5 - 15,9 0C trong 1 giờ
- 0,5 đvl:
16 - 180C trong 1 giờ
-1 đvl:
>180C trong 1 giờ

17


Hiệu quả cảm ứng lạnh đối với cây mang tính tích luỹ vì vậy nhiệt độ cao trong thời gian cây
ngủ nghỉ làm suy giảm hiệu quả cảm ứng lạnh mà cây đã tích luỹ được trước đó. Ở khu vực
miền núi phía bắc nước ta có thể trồng một số cây ăn quả ôn đới nhờ có mùa đông lạnh. Tuy
nhiên, do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên khí hậu mùa đông được đặc trưng bởi
các đợt ấm xen kẽ với các đợt lạnh. Điều này gây ảnh hưởng bất lợi cho việc thoả mãn nhu
cầu lạnh của cây.
Bảng 3.1. Nhu cầu lạnh của một số cây ăn quả ôn đới

Cây trồng
Nhu cầu lạnh (đvl)
Số ngày
Quả hạnh
200-300
8-14

700-1000
29-41
Táo tây
1200-1500
52-60
Anh đào
1100- 1300
46-54
Nho châu âu
450-700
19-29
Đào
1000-1200
42-50

1200-1500
50-62
Mận
700-1100
29-42
Hồng
<100
Nguồn: Tài liệu ở Hội thảo về cây ăn quả ôn đới tổ chức ở Sapa năm 1997.

- Tác dụng của cảm ứng lạnh và hậu quả của thiếu hụt lạnh đối với cây
Các nghiên cứu của Lavi (1972) và một số tác giả khác về ảnh hưởng của cảm ứng lạnh
đối với cây cho thấy cảm ứng lạnh làm cho tốc độ hô hấp giảm, kích hoạt một số enzim như
amilase thúc đẩy thuỷ phân tinh bột dẫn đến tăng hàm lượng hydrat cácbon hoà tan trong cây
để giúp cho việc nẩy mầm, nở hoa. Theo Tuff (1957) cây đào Lovell đã trải qua cảm ứng lạnh
đầy đủ thì chỉ cần 16 ngày để mầm hoa bật, trong khi đó phải cần đến 133 ngày để bật hoa khi
đặt cây trong điều kiện phòng ấm. Như vậy, cảm ứng lạnh còn làm tăng khả năng huy động
các hợp chất hữu cơ dự trữ trong cây để nẩy mầm, bật hoa.
Khi cây không được thoả mãn nhu cầu ngủ nghỉ do thiếu hụt lạnh những hậu quả sau đây
có thể xẩy ra (Stino, 1987; Anmon, 1987):
+ Cây nẩy chồi kém, ít lá và lá kém phát triển, ít hoa, hoặc hoàn toàn không ra hoa mặc dù đã
có mầm hoa, tỉ lệ hoa dị hình cao.
+ Lá rụng muộn, hoặc không tự rụng, hoa nở muộn và nẩy chồi không đồng đều.
+ Cây mang ít quả, diện tích lá giảm do ít điểm sinh trưởng, sinh trưởng đỉnh mạnh ức chế các
chồi bên nẩy mầm.
- Các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dài ngủ nghỉ của cây: bên cạnh ảnh hưởng của yếu tố
nhiệt độ đến sự ngủ nghỉ của cây, các yếu tố khí hậu khác cũng có những ảnh hưởng nhất định
như:
+Ẩm độ cao trong thời gian cây ngủ nghỉ làm ngắn lại thời gian ngủ nghỉ;
+ Nhiệt độ cao luân phiên với nhiệt độ thấp có thể làm triệt tiêu tác dụng của cảm úng
lạnh xẩy ra trong thời gian có nhiệt độ thấp, vì vậy làm kéo dài thêm thời gian ngủ nghỉ;
+ Ngày ngắn kèm theo nhiệt độ thấp và bức xạ thấp thúc đẩy cảm ứng lạnh;
+ Tỉ lệ các hoocmon sinh trưởng trong cây: cây thoát khỏi trạng thái ngủ nghỉ khi nồng độ
gibberillin, auxin và citokinin tăng, nồng độ axít abscisic giảm.
- Các biện pháp khắc phục thiếu hụt lạnh
Việc đưa sản xuất cây ăn quả ôn đới ra ngoài vùng sản xuất truyền thống đã được biết
đến từ năm 1943. Để mở rộng sản xuất hàng hoá cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới sang các
vùng á nhiệt đới và nhiệt đới có hiệu quả người ta đã nghiên cứu và áp dụng một cách thành
công các biện pháp kỹ thuật như: chọn địa điểm trồng thích hợp, chọn giống có cảm ứng lạnh
thấp, xử lý rụng lá nhân tạo và các biện pháp phá ngủ cho cây.


18


+ Chọn địa điểm: từ trước đến nay sản xuất cây ôn đới ở các vùng nhiệt đới chủ yếu được giới
hạn ở các vùng có độ cao lớn để có thể thoả mãn nhu cầu lạnh của cây, vì cứ lên cao 100 m
nhiệt độ giảm trung bình 0,60C. Vì nhiệt độ tối thấp trung bình/ năm là yếu tố ảnh hưởng
mạnh hơn bất cứ yếu tố nào khác đến cảm ứng lạnh nên chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh
với nhiệt độ cực tiểu trung bình năm ở những nơi mà đã sản xuất thành công ở nhiệt đới. Ở
nước ta sản xuất cây ăn quả ôn đới có nhu cầu lạnh thấp tập trung chủ yếu ở một số nơi ở các
tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lâm đồng.
+ Chọn giống có cảm ứng lạnh thấp: chọn giống có nhu cầu lạnh thấp và chịu nhiệt cũng là
biện pháp quan trọng. Trong các giống táo tây chịu nhiệt thì giống Anna được coi là lựa chọn
tốt nhất nhờ khả năng chịu nhiệt cao và cnhu cầu lạnh thấp nhất (khoảng 200-300 giờ lạnh).
Trong thực tế giống Anna được trồng phổ biến ở Philippin, Indonesia và một số nước khác.
Anna là giống được nhà tạo giống Aba Stein (Israel) chọn ra từ giống táo địa phương Ein
Sheme. Đây là giống chín sớm và được coi là giống táo mùa hè có phẩm chất tốt nhất. Anna
trồng ở Trại giống Phó Bảng, tỉnh Hà Giang sinh trưởng, tự rụng lá và ra hoa, đậu quả tốt, cho
thu hoạch vào tháng 6-7 với chất lượng thơm ngon và quả có màu sắc đẹp.
+ Các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ khác: khi việc chọn địa điểm và chọn giống vẫn chưa thoả
mãn hoàn toàn nhu cầu ngủ nghỉ của cây, đặc biệt đối với những giống có nhu cầu lạnh cao,
thì việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác là cần thiết nhằm hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng,
tăng số lượng mầm hoa, làm rụng lá nhân tạo và kích thích nẩy chồi đồng đều. Biện pháp kỹ
thuật hữu hiệu nhất để hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng cảu cây ôn đới trong điều kiện nhiệt
đới có nền nhiệt độ cao và ẩm như ở nước ta là tạo tán thích hợp thông qua việc tạo hình cắt
tỉa, uốn cong cành hàng năm để cho cành mang quả phát triển. Để xử lý rụng lá nhân tạo và
phá ngủ cho cây người ta sử dụng các hoá chất như: thiourea 10%, cyanamide 1-2%, KNO3,
DNOC, DNPB... Ngoài ra, xử lý rụng lá nhân tạo có thể tiến hành theo lối thủ công trong điều
kiện sản xuất nhỏ ở hộ gia đình.
3.6. Quá trình ra hoa, đậu quả và hiện tượng ra quả cách năm

Sự ra hoa, đậu quả là những vấn đề quan trọng bậc nhất sau khi lập vườn quả. Khi cây
ở trong điều kiện sinh trưởng thuận lợi thì thời gian và mức độ ra hoa ảnh hưởng mang tính
quyết định đến năng suất vườn quả trong năm. Vì vậy, từ lâu các nhà nghiên cứu đã quan tâm
nghiên cứu cơ chế ra hoa và các biện pháp điều khiển quá trình này. Đã có vô số các nghiên
cứu về quá trình sinh học này được tiến hành và cho đến nay vẫn tồn tại một số học thuyết về
sự ra hoa, các biện pháp điều khiển ra hoa cũng được áp dụng thành công ở một số cây ăn quả
như dứa, xoài, nhãn, cam quýt vv..., nhưng vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ.
3.6.1. Quá trình ra hoa
Như đã đề cập ở trên, cây ăn quả phát triển từ hạt phải trải qua thời kỳ non trẻ để bước
vào thời kỳ trưởng thành. Theo quy luật phát triển cá thể khi ở thời non trẻ cây không ra hoa
kết trái. Quá trình quá độ từ non trẻ đến trưởng thành cũng chỉ xẩy ra từ từ bởi vì phần dưới
của cây vẫn duy trì ở thời kỳ non trẻ trong khi phần trên bắt đầu mang hoa, quả. Ra hoa chỉ là
dấu hiệu bên ngoài hoặc đặc điểm để phân biệt thời kỳ non trẻ và thời kỳ trưởng thành.
3.6.2. Sự phân hoá mầm hoa
3.6.2.1. Các học thuyết về sự phân hoá mầm hoa
Chủ yếu có 3 học thuyết khác nhau về sự phân hoá mầm hoa ở cây ăn quả. Đó là:
 Học thuyết về dinh dưỡng: nội dung chính của học thuyết này là khi tỉ lệ Hydrat cacbon:
Nitơ (C:N) trong cây đạt đến một mức nhất định tuỳ theo giống mới xẩy ra sự phân hoá mầm
hoa. Khi cây sinh trưởng sinh dưỡng quá mức do bón nhiều đạm hoặc tích luỹ sản phẩm
quang hợp kém đều có thể làm cho cây không ra hoa hoặc dẫn đến hiện tượng quả cách năm.
Gourley và Howlett (1947) đã tiến hành nghiên cứu nhiều năm về tỉ lệ C:N trên táo tây và đưa
ra 4 mô hình như sau:
Mô hình 1: Thiếu C đủ N : sinh trưởng sinh dưỡng kém và cây không ra hoa.

19


Mô hình 2: Thiếu C ở mức độ nhẹ, N cao: sinh trưởng sinh dưỡng ở mức trung bình,
cây không ra hoa.
Mô hình 3: C và N ở mức đủ: cây ra hoa nhiều và sai quả.

Mô hình 4: Thiếu N: cây ít hoa và hiếm khi đậu quả.
Theo các tác giả có thể chuyển đổi từ mô hình này sang mô hình khác bằng cách điều
chỉnh mức độ đốn tỉa và liều lượng phân bón.
 Học thuyết về hoocmôn ra hoa: Julius Sach (1888) là người đầu tiên đưa ra khái niệm gọi là
chất tạo hoa. Chất này được hình thành trong lá do kết quả của quá trình quang hợp, sau đó
Chailakhyan (1968) đổi tên thành Florigen, cây chỉ phân hoá mầm hoa khi tích luỹ đủ
hoocmôn ra hoa. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa xác định và phân lập được chất gọi là
Florigen, mặt khác vẫn chưa xác định được những quy luật rõ ràng về vai trò của các
hoocmôn thực vật khác trong việc kiểm soát sự ra hoa.
 Học thuyết về quang chu kỳ đối với sự phân hoá hoa đúng với nhiều loại cây ngắn ngày,
còn cây ăn quả lâu năm phần lớn thuộc nhóm cây trung tính, chỉ có cây dứa được biết đến như
một cây ngày ngắn không bắt buộc. Các yếu tố khí hậu khác như nhiệt độ thấp và khô hạn có
tác dụng kích thích ra hoa trên nhóm cây ăn quả hơn là quang chu kỳ.
3.6.2. 1. Thời gian bắt đầu phân hoá mầm hoa và các điều kiện tiên quyết
 Vai trò của hoocmôn nội sinh: Lá được coi là cơ quan nhận cảm kích thích tố ra hoa
Florigen, sau đó Florigen được vận chuyển đến mầm và kích thích phân hoá hoa. Các nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng nếu trên cây đang có quả thì Florigen được chuyển đến quả cùng với các
sản phẩm quang hợp khác để nuôi quả và ngăn cản chất này đến mầm. Ngược lại, Luckwill
(1970) cho rằng quả cung cấp một phần các sản phẩm tự nó đồng hoá được đến mầm và các
chất này ngăn cản mầm phân hoá hoa.
 Ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng: các chất kích thích sinh trưởng có ảnh
hưởng khác nhau đến sự phân hoá mầm hoa. Các nghiên cứu của Grochuwska (1968), Hoad
(1979) cho thấy auxin (IAA, NAA) thúc đẩy phân hoá hoa, còn axit gibberillic (GA) có ảnh
hưởng ức chế (Manivel, 1973). Xử lý zeatin (cytokonin tự nhiên) và benzyladenin (cytokinin
tổng hợp) có tác dụng khắc phục được ảnh hưởng của rụng lá đối với phân hoá mầm hoa trên
táo tây.
 Tương tác giữa hạt và lá: Chan và Cain (1967) đánh gia vai trò của hạt trong phân hoá hoa
bằng cách thụ phấn nhân tạo cho hoa của giống táo không hạt Spencer. Táo Spencer không
hạt vì hoa của nó không hấp dẫn đối với ong. Kết quả cho thấy 95 % cành mang quả không
hạt năm sau lại ra hoa, còn những cành mang quả có tổng số hạt 1-15 hạt chỉ có 20% cành

mang hoa vụ sau, những cành có tổng số hạt > 15 - số cành mang quả năm sau 1-2 %. Như
vậy, có thể thấy sự có mặt của hạt trong quả ngăn cản sự phân hoá mầm hoa của cành. Về vai
trò của lá Huet (1972) đã kết luận rằng càng tăng số lá trên cành mang quả ở giống lê không
hạt Barlett càng hạn chế được tác dụng ức chế của hạt và làm tăng số cành mang hoa.
 Khoanh vỏ ở cành: Gourley và Howlett (1927) đã tiến hành khoanh vỏ trên táo tây và thấy
rằng những cây bị khoanh vỏ ra hoa nhiều hơn so với những cây không khoanh vỏ vào mùa
xuân năm sau, trên cơ sở đó đã giải thích hiện tượng này là do chất kích thích ra hoa được vận
chuyển trong libe và tích luỹ ở phần trên vòng khoanh. Sau này khoanh vỏ trở thành một biện
pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất để điều khiển ra hoa ở nhiều loại cây ăn quả khi cần
thiết.
 Xuân hoá: Theo nhà bác học Nga Lysenko xuân hoá là khi hạt hoặc mầm cần được xử lý
lạnh nhân tạo thì mùa xuân đến mới có thể nẩy mầm hoặc ra hoa. Một số cây ăn quả đòi hỏi
nhiệt độ thấp nhất định để phân hoá mầm hoa như các giống vải. Cây vải chỉ phân hoá mầm
hoa khi nhiệt độ ở vào khoảng 7-130C tuỳ theo giống (Ngê Diệu nguyên, Ngô Tố Phần,
1991).
3.6.3. Các biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa

20


Hiện nay mặc dù cơ chế ra hoa ở cây ăn quả chưa được làm rõ và quá trình ra hoa bị chi
phối bởi một loạt các yếu tố nội sinh và ngoại sinh và sự tương tác giữa môi trường với hệ
gen của cây, nhưng bằng các biện pháp kỹ thuật khác nhau con người có thể điều khiển quá
trình này theo ý muốn. Có thể chia các biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa thành các nhóm
sau:
3.6.3.1. Các biện pháp cơ giới: gồm các biện pháp khoanh vỏ, cắt tỉa cành, tỉa rễ, hun khói.
 Khoanh vỏ chỉ khoanh rộng 2-3 mm để loại bỏ một phần vỏ trên cành để hạn chế tạm thời
dòng vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ. Rễ trong thời gian này phải sử dụng
dinh dưỡng dự trữ phục vụ cho hô hấp và sinh trưởng cho đến khi vết thương lành. Sau khi
khoanh vỏ 7-10 ngày callus sẽ hình thành và gắn liền vết thương. Khoanh vỏ tiến hành vào

mùa xuân hoắc đầu mùa hè khi tượng tầng đang phân chia mạnh và bóc vỏ dễ dàng. Biện
pháp khoanh vỏ thường được áp dụng trên những cây ra quả cách năm, những cây có xu
hướng sinh trưởng sinh dưỡng quá mức hoặc đơn giản là để xử lý ra hoa trái vụ. Nông dân
Vùng đồng bằng Sông cửu Long thường khoanh vỏ hoặc dùng dây kẽm xiết cành để làm cho
nhãn ra hoa trái vụ. Tuy nhiên, nếu tiến hành khoanh vỏ thường xuyên sẽ làm cho cây nhanh
chóng kiệt sức, dẫn đến ra hoa nhiều nhưng đậu quả kém và vườn cây nhanh chóng tàn lụi
như ở các vùng trồng cam Đường canh hiện nay ở Từ Liêm, Hà Nội và Văn Giang, Hưng
Yên.
 Cắt tỉa cành trong thời gian cây ngủ nghỉ làm giảm bớt số lượng mầm trên tán dẫn đến sự
mất cân đối giữa sinh trưởng của bộ rễ và tán cây. Sự bất cân đối này sẽ thúc đẩy tán sinh
trưởng mạnh hơn vì lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong cây cung cấp cho một số lượng mầm
ít hơn nên số lượng mầm hoa tăng lên. Những cây không cắt tỉa cành ra hoa kém hơn do cây
sinh trưởng yếu và tán rậm rạp. Cắt tỉa cây trong mùa sinh trưởng là biện pháp tốt đối với
vườn cây còn trẻ nhưng không có lợi cho vườn cây trưởng thành. Ở các giống chín sớm cắt tỉa
mùa hè có thể tiến hành kết hợp với việc sử dụng các chất kìm hãm sinh trưởng để điều khiển
cây ra hoa theo ý muốn.
 Cắt tỉa rễ - một biện pháp kỹ thuật truyền thống trong nghề làm vườn - có tác dụng làm
giảm chất dinh dưỡng dự trữ trong rễ để cung cấp cho mầm và loại bỏ bớt đỉnh sinh trưởng rễ
nơi sản sinh ra các hoocmôn do rễ tổng hợp được, nhờ đó sinh trưởng sinh dưỡng của mầm
giảm tạo cơ hội thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. Cắt tỉa rễ còn tạo ra stress tạm thời về nước
và dinh dưỡng khoáng cho cây, làm tăng tỉ lệ C:N. Biện pháp này được áp dụng rộng rãi trong
sản xuất cam quýt để sản xuất cây quất cảnh ở miền bắc, chanh tứ thời, khắc phục hiện tượng
ra quả cách năm ở cam Đường canh vv...
 Hun khói là biện pháp được áp dụng rộng rãi trong sản xuất xoài trái vụ ở Philippin trên
giống xoài Carabaovà Pico trước những năm 1980 (Bondad, 1989).
3.6.3. 2. Tổ hợp ghép: nhiều nghiên cứu đã xác định rằng những giống ra hoa khoẻ ghép trên
các gốc ghép có ảnh hưởng lùn thường bước vào thời kỳ ra quả sớm hơn so với ghép trên gốc
ghép bình thường. Sự ra hoa sớm trên các gốc ghép lùn là do sinh trưởng hạn chế của bộ rễ
giúp cho cây kết thúc sinh trưởng sinh dưỡng sớm để chuyển sang sinh trưởng sinh thực.
3.6.3.3. Xử lý các chất kìm hãm sinh trưởng: các chất này có tác dụng làm giảm sự tổng hợp

các chất kích thích sinh trưởng, đặc biệt là GA để tạo điều kiện cho mầm phân hoá hoa. Hiện
nay ethrel và các chất sản sinh ra etylen được sử dụng để rải vụ dứa và một số cây ăn quả
khác như xoài vv...
3.6.3.4. Bón phân: bón dư thừa đạm làm cho sinh trưởng sinh dưỡng mạnh, tán trở nên rậm
rạp làm cản trở sự phân hoá hoa. Tuy nhiên việc bón phân kết hợp giữa Kali và đạm ở những
nồng độ nhất định có tác dụng kích thích ra hoa ở một số cây ăn quả. Hiện nay Multi-K hoặc
KNO3 được sử dụng rộng rãi trong điều khiển xoài ra hoa trái vụ ở Phillipin thay thế cho việc
hun khói trước đây. Ở miền nam nước ta KNO3 cũng được sử dụng phun cho một số giống
xoài xoài làm cho xoài ra hoa sớm để kéo dài thời gian cung cấp quả cho thị trường. KClO3
hiện đang được sử dụng để kích thích nhãn ra hoa trái vụ ở miền Nam nước ta.

21


Tóm lại, quá trình ra hoa ở cây ăn quả là rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, đồng thời mang tính đặc thù của giống. Mặc dù vậy những tác động làm hạn chế sinh
trưởng sinh dưỡng, phá ngủ cho mầm và tăng cường dinh dưỡng hữu cơ cho mầm đều có tác
dụng thuận lợi cho sự phân hoá hoa và đạu quả sau này. Vì vậy, hiệu quả của việc xử lý hoá
chất (bao gồm cả các chất điều tiết sinh trưởng và phân bón) để điều khiển cây ra hoa theo ý
muốn phụ thuộc nhiều vào thời gian xử lý, liều lượng, nồng độ chất sử dụng và phản ứng của
giống.
3.6.4. Sinh trưởng và phát triển của quả
Để có được quả thu hoạch cây phải trải qua một loạt các quá trình sinh trưởng và phát
triển mà mỗi một quá trình lại chịu sự chi phối của một loạt các yếu tố ngoại cảnh, do vậy
năng suất quả hàng năm được quy định bởi số lượng mầm hoa đã phân hoá, số mầm hoa bật
và nở, số lượng hoa đậu và phát triển thành quả. Các yếu tố thời tiết bất lợi gây ra rụng hoa
rụng quả đều làm giảm năng suất vườn cây.
3.6.4.1. Sự đậu quả và rụng quả: mặc dù có số lượng hoa trên cây rất lớn ở nhiều loại cây ăn
quả nhưng số lượng hoa đậu thành quả thường rất thấp. Một cây cam quýt trưởng thành có
khoảng 100.000 - 2000.000 hoa nhưng chỉ có 1-2% số hoa cho quả thu hoạch (Erickson và

Brannaman, 1960). Ở xoài có khoảng 400-6000 hoa/chùm nhưng tỉ lệ đậu quả chỉ là 0,250,5% (Phạm Thị Hương, 2001). Nguyên nhân chính là do sự rụng hoa và quả. Đối với phần
lớn các loại cây ăn quả thường xẩy ra hai đợt rụng hoa và quả tập trung:
- Đợt 1: khi nở hoa những hoa không được thụ phấn sẽ nhanh chóng rụng sau khi nở.
- Đợt hai: quả rụng khi còn nhỏ vì không được thụ tinh đầy đủ hoặc do bị sâu bệnh hại.
Ngoài ra, sau khi quả đã vào chắc cũng có thể xẩy ra rụng quả do thiếu nước, thiếu dinh
dưỡng, sâu bệnh hoặc gió bão.
3.6.4.2. Sự sinh trưởng của quả
Sự sinh trưởng của quả thường trải qua 4 thời kỳ: thời kỳ phân bào, thời kỳ phân hoá các
bộ phận của quả, thời kỳ giãn bào, thời kỳ chuyển mã và chín. Trong các thời kỳ khác nhau
các yếu tố nội sinh và ngoại cảnh ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của quả, vì vậy hiểu
rõ ảnh hưởng của các yếu tố này giúp cho người sản xuất đưa ra những biện pháp kỹ thuật
thích hợp để chăm sóc và quản lý vườn cây.
 Yếu tố nội sinh
- Số lượng tế bào/quả: trọng lượng cuối cùng của quả tuỳ thuộc vào số lượng tế bào/quả
và tiềm năng sinh trưởng của chúng, vì vậy các yếu tố ngoại sinh và nội sinh làm kéo dài
thời kỳ phân bào và thúc đẩy tế bào phình to đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của quả.
- Tỉ lệ lá/quả là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả và trọng lượng quả.
Theo Magnet (1931) và Weinberger (1932) các giống đào và táo tiêu chuẩn ghép trên
gốc ghép hữu tính cần 10 lá cho 1 quả phát triển, nhưng để quả đạt kích thướcthương
phẩm tỉ lệ này là 50-70lá/ quả. Nếu cây không được tỉa hoa tỉa quả sớm kích thước quả
bé và không đạt tiêu chuẩn thương phẩm. Cây mang quá nhiều quả còn có thể làm gãy
cành và ra quả cách năm. Các giống quýt thường đậu quả rất sai nên quả nhỏ, tỉ lệ quả
đạt tiêu chuẩn thương phẩm thấp, vì vậy để cải thiện tình hình này ở một số nước như
Nhật, Mỹ, Israel và Úc thường tỉa bớt quả bằng cách phun ethphon hoặc NAA loãng cho
cây khi cây mới đậu quả (Wheaton, 1981).
- Thời gian chín của quả: Tồn tại sự cạnh tranh dinh dưỡng gay gắt giữa sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng của quả ở những giống chín sớm do tỉ lệ lá/quả còn thấp khi cả lộc
và quả đều sinh trưởng mạnh. Cùng một chỉ số lá/quả như ở giống chín sớm các giống
chín muộn thường cho quả thường to hơn, năng suất cao hơn nhờ thời gian sinh trưởng

của quả dài hơn và khi bộ lá đã hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu quả đã chín vẫn để lâu trên
cây sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự ra quả năm sau.

22


Sự hình thành và phân bố hạt trong quả: Kích thước quả tỉ lệ với số lượng hạt có sức
sống và phát triển đầy đủ ở các loại cây ăn quả có hạt (mít, mãng cầu, na, táo tây, lê,
lựu). Ở những loại quả này khi ngăn nào đó hạt không phát triển bình thường hoặc
không hạt thì hình dạng quả bị biến đổi, dị dạng. Hạt là nơi cung cấp hoocmôn cho quả
phát triển, vì vậy kích thước quả tỉ lệ với số lượng hạt phát triển trong quả. Ở các giống
nho không hạt người ta phải phun GA3 khi quả đậu để quả sinh trưởng và phát triển
bình thường. Ở Mỹ GA3 cũng được phun trên cam Washington Navel, một giống cam
không hạt nổi tiếng trên thế giới, để cải thiện khả năng đậu quả và sinh trưởng của quả.
 Yếu tố ngoại cảnh
- Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều mặt đến sinh trưởng và phát triển của quả như: tốc độ sinh
trưởng, màu sắc, phẩm chất, mã quảvà chất lượng quả.
- Nước: sinh trưởng của quả giảm trong điều kiện khô hạn, thiếu nước, ngược lại, trong
điều kiện ẩm độ cao quả to nhưng thịt quả xốp, hương vị kém.
- Ánh sáng mạnh có thể gây ra nám quả, nhưng thiếu ánh sáng quả nhỏ, lên màu kém.
- Gió: sinh trưởng của quả giảm khi gió mạnh do phát tán tăng làm tăng tốc độ hô hấp. Gió
mạnh còn làm cho quả rụng hoặc bầm dập do va đập.
Để cải thiện khả năng đậu quả, giá trị thương phẩm của quả cần áp dụng các biện pháp
kỹ thuật thích hợp: như đảm bảo thụ phấn tốt cho các giống cần thụ phấn, cung cấp đủ phân
bón, tưới cho vườn cây vào các thời kỳ khủng hoảng nhất như nở hoa, đậu quả, thời kỳ quả
lớn nhanh, tỉa hoa, tỉa quả khi cần và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
3.6.5. Hiện tượng ra quả cách năm ở cây ăn quả và các biện pháp khắc phục
Sự ra quả thất thường đã được biết đến từ lâu trên các loại cây ăn quả như vải, xoài,
cam quýt, táo tây vv... Sự luân phiên của thời kỳ có quả với thời kỳ không có quả được gọi là
tính ra quả cách năm. Những năm cây mang nhiều quả gọi là năm "được mùa", còn những

năm cây hoàn toàn không ra hoa hoặc ra hoa nhưng năng suất không đáng kể gọi là năm "mất
mùa". Trong những năm được mùa người sản xuất và phân phối thường phải đối mặt với với
các vấn đề như: khủng hoảng thừa, giá cả thấp, các vấn đề về bảo quản, chế biến các sản
phẩm ứ đọng. Trong những năm mất mùa người sản xuất bị thua lỗ do thất thu, còn người tiêu
dùng phải trả giá cao do khan hiếm sản phẩm. Vì vậy, sản xuất đạt năng suất, phẩm chất cao
và ổn định là mục đích của các nhà vườn sản xuất hàng hoá hiện nay hướng tới.
Vấn đề ra quả cách năm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và có các ý kiến
khác nhau về nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó các yếu tố thường được kể đến là
đặc tính của giống, tuổi cây, tỉ lệ C:N, điều kiện canh tác và điều kiện khí hậu.
 Đặc tính của giống: thực tế sản xuất cho thấy các giống khác nhau thể hiện tính ra quả cách
năm khác nhau trong cùng một điều kiện canh tác và khí hậu. Trong các giống vải thì vải
thiều Phú hộ ra quả thất thường nhất, sau đó đến vải thiều Thanh Hà, còn các giống vải chua
và vải nhỡ ra quả đều đặn và cho năng suất ổn định hơn. Trong các loài cam quýt thì quýt có
tính ra quả cách năm nhiều hơn các loài khác (Davies và Albrigo,1998). Giống Cam đường
canh (là một giống quýt) trồng ở ngoại thành Hà Nội cũng là giống ra quả cách năm rất điển
hình. Các giống chín muộn thường có xu thế ra quả cách năm nhiều hơn các giống chín sớm.
 Tuổi cây: tuổi cây là yếu tố quan trọng chi phối nhịp điệu sinh trưởng của cây. Khi còn trẻ
cây ra quả đều đặn hơn do sự tạo mới đều đặn các cành mang quả, khi cây đã già (> 15 tuổi)
tính ra quả cách năm rõ rệt hơn. Ở những vườn xoài quảng canh ở Ấn độ hiện tượng ra quả
một lần trong 5 năm vẫn thường gặp (Sen, 1946).
 Các yếu tố khí hậu: các yếu tố khí hậu bất thuận như mưa, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ
thấp trong thời gian cây nở hoa có thể biến một năm được mùa thành năm mất mùa ở một số
cây ăn quả, đặc biệt là xoài, vải, nhãn vì điều kiện như vậy thuận lợi cho nấm bệnh phát triển
và cản trở quá trình thụ phấn thụ tinh. Cây xoài trồng ở miền bắc chỉ đậu quả tốt nếu thời tiết
ấm và khô trong thời gian hoa nở. Khô hạn trong thời gian quả sinh trưởng là yếu tố gây rụng
quả mạnh ở nhiều loại cây ăn quả có tính chịu hạn thấp như các cây trong họ cam quýt. Đối
-

23



với các cây đòi hỏi đủ lạnh trong thời gian ngủ nghỉ thì nhiệt độ cao trong mùa đông là
nguyên nhân chính gây ra mất mùa trong những năm đó. Vải thiều Phú Hộ chỉ ra quả bình
thường khi mùa đông đủ lạnh, nếu không cây không ra hoa mà chỉ ra lộc.
 Dinh dưỡng của cây: tính ra quả cách năm có liên quan đến lượng dinh dưỡng có ở trong
cây. Thực tế sản xuất cho thấy vào các năm sai quả cây thường bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, ra
lộc kém nên số cành mẹ cho năm ít, không đủ dinh dưỡng cho cây phân hoá mầm hoa cho
năm sau.
 Yếu tố canh tác: Những vườn quả quảng canh ít được bón phân đầy đủ và không được
phòng trừ sâu bệnh thường xuyên thường ra quả cách năm nhiều hơn những vườn quả thâm
canh được chăm sóc tốt.
Để khắc phục tính ra quả cách năm một cách hiệu quả cần xác định rõ nguyên nhân cụ
thể cho từng vườn cây, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp. Các biện pháp thông dụng để khắc
phục những nguyên nhân gây ra sự ra quả cách năm kể trên là chọn giống không có tính ra
quả cách năm, chọn vùng sinh thái phù hợp cho giống đã chọn, bón phân, tưới nước và phòng
trừ sâu bệnh thường xuyên, kết hợp cắt cành sửa tán, tỉa hoa, tỉa quả trong những năm sai quả
để cân bằng mối quan hệ giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực thì mới có thể
ổn định năng suất cho vườn cây. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp điều khiển ra hoa như
đã đề cập ở phần trên.

24


CHƯƠNG 3. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY ĂN QUẢ
Sự biến động về các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến mọi hoạt
động sinh trưởng, phát triển của cây. Các yếu tố này xác định kiểu hình trong khi đó các biện
pháp kỹ thuật tác động đến cây trồng đều nhằm hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của các yếu tố
ngoại cảnh. Hiểu biết rõ ràng về yêu cầu ngoại cảnh của từng loại cây và ảnh hưởng của các
yếu tố ngoại cảnh lên chúng là điều kiện cần thiết để xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp
cho từng điều kiện canh tác cụ thể.

4.1.Khí hậu
4.1.1. Nhiệt độ
Vì nhiệt độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phản ứng sinh lý, sinh hoá xảy ra trong cây,
nó xác định tốc độ các chức năng khác nhau của cây như sự hấp thụ nước và dinh dưỡng
khoáng, quang hợp vv. Tốc độ quang hợp giảm ở nhiệt độ thấp, dẫn đến sinh trưởng của cây
bị chậm lại. Nhiệt độ còn ảnh hưởng mang tính quyết định đến hàng loạt các quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây như: sự ra hoa, giới tính hoa, sự ngủ nghỉ của hạt và mầm, quá
trình chín của quả.
Nhiệt độ tối thấp và tối cao mà phần lớn cây có thể sinh trưởng được nằm vào khoảng
4,5-36oC. Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng của cây thay đổi tuỳ theo loài, giống cây và các
giai đoạn phát triển của chúng. Thêm vào đó, từng bộ phận riêng rẽ của cây có thể chịu đựng
ngưỡng nhiệt độ tới hạn khác nhau, trong đó rễ thường mẫn cảm với nhiệt độ thấp hơn thân,
mầm hoa mẫn cảm hơn mầm lá. Ví dụ: cây xoài trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ dưới
00C trong vài ngày, nhưng hoa bị chết ở 4,50C trong vài giờ. Khi nhiệt độ mùa đông xuống tới
10-150C cây xoài sẽ ra hoa rất sai, nhưng để cây thụ phấn tốt nhiệt độ ban ngày lý tưởng trong
thời gian này là 21-270C. Đối với cây vải tổng thời gian nhiệt độ tương đối thấp là yếu tố
quyết định đến sự ra hoa. Có sự khác biệt lớn về nhu cầu nhiệt độ thấp giữa các giống. Giống
Brewster cần hơn 200 giờ ở nhiệt độ 7,20C để cây ra hoa, các giống khác cần 200 giờ ở nhiệt
độ 13-140C. Ở Trung quốc giống vải nếp và Hoài chi phân hoá mầm hoa tốt ở 0-100C, ở 11140C các chùm hoa vẫn có giá trị kinh tế, < 18-190C cây vẫn ra hoa nhưng chùm hoa có nhiều
lá và không có giá trị kinh tế. Giống vải Trần tử cần tích luỹ đủ 200 giờ ở nhiệt độ 70C cây
mới ra hoa đậu quả tốt, nếu < 150 giờ cây ra hoa và đậu quả kém.
Ở nhiệt độ không thay đổi cây sinh trưởng và ra quả chậm hơn so với cây ở điều kiện
biến động nhiệt độ giữa ngày và đêm. Đó cũng chính là sự khác biệt giữa sản xuất cây ăn quả
ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Các cây á nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ đêm thấp hơn nhiệt độ
ngày. Nhóm cây ôn đới cần mùa đông lạnh để thoả mãn nhu cầu ngủ nghỉ để hoàn thành chu
kỳ sinh trưởng, phát triển hàng năm của mình.
Ngưỡng nhiệt độ tối thấp và tối cao trong các tháng lạnh nhất và nóng nhất là chỉ tiêu
quan trọng quyết định đến vùng phân bố và sản xuất các loại cây ăn quả, khi nhiệt độ vượt
qua giới hạn này sẽ gây tổn hại cho cây. Nhiệt độ thấp gây hại chủ yếu cho các loại cây ăn
quả nhiệt đới, trong khi đó nhiệt độ cao gây hại trên nhiều loại cây ôn đới và một số cây á

nhiệt đới. Mức độ thiệt hại tuỳ thuộc vào nhiệt độ, khoảng thời gian xẩy ra nhiệt độ thấp và
giai đoạn sinh trưởng của cây. Ở những nơi có mùa đông lạnh việc chọn địa điểm để trồng các
loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới trở nên rất quan trọng như: độ cao, vĩ độ, độ dốc,
hướng dốc, hướng gió gây hại thịnh hành (gió mùa đông bắc, gió Tây-nam, gió mạnh) để đảm
bảo chế độ nhiệt thích hợp cho vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự lên màu của quả khi chín, do vậy ảnh hưởng lớn đến
mã quả, đặc biệt đối với các loại quả ăn tươi. Đối với các loại quả trong họ cam quýt màu sắc
quả khi chín là sự kết hợp của các loại sắc tố, bao gồm chlorophyll, carotenoid, anthocyanin
và lycopene. Khi nhiệt độ > 150C vỏ quả thường có màu xanh do sắc tố Chlorophyll quy định,
khi nhiệt độ <150C Chlorophyll bị phân huỷ và lục lạp (chloroplast) chuyển thành lạp sắc
(chromoplast) chứa sắc tố màu vàng, vàng da cam hoặc đỏ (carotenoid, lycopene vv.. ). Cam

25


×