Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận môn nguyên lý kế toán nội dung ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.76 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP NHÓM 10
NỘI DUNG:GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ- SỔ
CÁI

Các thành viên trong nhóm:
1
2
3
4
5
6
7
8

Nguyễn Thị Duyên (nhóm trưởng)
Lê Thanh Thúy
Nguyễn Thị Vân
Nguyễn Thị Hiền
Nguyễn Thị Bích Hồng
Vũ Thị Kim Duyên
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Tiến Dũng


Bảng phân công công việc và điểm đánh giá của nhóm trưởng đối với
các thành viên trong nhóm:


Họ và tên
Nguyễn Thị Duyên
( nhóm trưởng)
Lê Thanh Thúy
Nguyễn Thị Vân
Nguyễn Thị Hiền
Nguyễn Thị Bích Hồng
Vũ Thị Kim Duyên
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Tiến Dũng

I.

Công việc được phân
Tổng hợp và thuyết trình
Lấy ví dụ
Đặc trưng của hình
ghi sổ NK- SC
Trình tự ghi sổ hình
NK- SC
Trình tự ghi sổ hình
NK- SC
Lấy ví dụ
Trình tự ghi sổ hình
NK- SC
Làm slide

Điểm đánh giá
9.5


thức

9.0
9.5

thức

9.5

thức

9.5

thức

9.0
9.5
9.5

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái:

Hình thức Nhật ký- Sổ cái là hình thức ghi sổ “cổ điển” nhất.
1. Đặc trưng


Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự
thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển
sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại ( Phiếu
thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày
hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ
Nhật ký- sổ cái được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.

2. Các loại sổ sử dụng
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
a) Nhật ký – Sổ cái:
Nhật ký - Sổ cái là một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất, có sự kết hợp chặt
chẽ giữa phần Nhật ký để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo
trình tự thời gian, với phần Sổ cái để phân loại các nghiệp vụ kinh tế đó theo các
tài khoản kế toán. Nhật ký - Sổ cái gồm nhiều trang, mỗi trang có 2 phần:
-

Phần một: dùng làm sổ nhật ký gồm các cột: ngày tháng, số hiệu của
chứng từ, trích yếu nội dung nghiệp vụ kinh tế và số tiền.
- Phần hai: dùng làm sổ cái được chia ra nhiều cột, mỗi cột ghi một tài
khoản, trong mỗi cột lớn (ghi một tài khoản) lại chia 2 cột nhỏ để ghi bên
Nợ và bên Có của tài khoản đó. Số lượng cột trên sổ nhiều hay ít phụ
thuộc vào số lượng các tài khoản phải sử dụng (xem mẫu Nhật ký - Sổ
cái).
b) Các sổ và thẻ kế toán chi tiết:
Nội dung và kết cấu của các sổ và thẻ kế toán chi tiết phụ thuộc vào tính chất của
các đối tượng hạch toán và yêu cầu thu nhận các chỉ tiêu phục phụ công tác quản
lý và lập báo cáo.
Các sổ thẻ kế toán chi tiết được mở cho các đối tượng cần theo dõi chi tiết. Số
lượng sổ chi tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết
phục vụ quản lý của đơn vị.
Sổ và thẻ kế toán chị tiết là sổ dùng để phản ánh chi tiết cụ thể từng nghiệp vụ

kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng
hợp chưa phản ánh được. Sổ và thẻ kế toán chi tiết trong hình thức Nhật ký- sổ
cái gồm:
-

Thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định


-

Thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng
hóa
Sổ kế toán chi tiết các loại vốn bằng tiền ( quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển) và các khoản vay ngắn hạn, dài hạn.
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Sổ thẻ kế toán chi tiết chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thuộc các tài khoản khác tùy theo yêu cầu
phân tích kiểm tra và lập báo biểu từng nhành từng doanh nghiệp và tổ
chức kinh tế.

II.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ cái

Nhật ký- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế. Số
liệu ghi trên Nhật ký- Sổ cái dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Sơ đồ
Chứng từ gốc

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc

Nhật ký – Sổ cái

Bảng tổng
hợp chi tiết

Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
1. Hàng ngày, khi nhận được chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc,
người giữ sổ nhật ký- sổ cái phải kiểm tra tính pháp lý của chứng từ.


2. Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ ghi trên chứng từ để xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có, sau đó ghi các nội dung cần thiết của chứng từ
vào Nhật ký- sổ cái, sau đó ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.( Mỗi chứng từ kế toán được ghi vào sổ nhật ký- sổ cái trên một
dòng, đồng thời ở cả hai phần: phần nhật ký và phần sổ cái.
3. Cuối tháng, cuối quý nhân viên giữ sổ tiến hành khóa sổ, tổng cộng số
tiền ở phần Nhật ký, cộng tổng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính số
dư cuối tháng(quý) của từng tài khoản ở phần sổ cái. Sau đó tiến hành đối
chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký- Sổ cái và Bảng tổng hợp chi

tiết( lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết).
4. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh
Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Số
liệu trên Nhật ký – Sổ Cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ
được kiểm tra đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo
tài chính.
*,Nguyên tắc cân đối khi đối chiếu số liệu:

Tổng cộng số tiền phát
sinh ở Nhật ký

=

=

=

Tổng cộng số tiền phát
sinh bên Nợ của tất cả
các TK (ở phần Sổ cái)

Tổng số dư Nợ cuối
kỳ của tất cả các tài
khoản

*, Mẫu sổ Nhật ký- Sổ cái:

=

=


Tổng cộng số tiền phát
sinh bên Có của tất cả
các TK (ở phần Sổ cái)

Tổng số dư Có cuối kỳ
của tất cả các tài
khoản


TT
dòng

Ngày
tháng
ghi
sổ

Chứng từ
Diễn giải
Số
Ngày
hiệu tháng

Tổng
số
tiền
phát
sinh


TT
dòng

TK……
Nợ Có

TK……..
Nợ Có

Số dư đầu
kỳ
Cộng số
phát sinh
Số dư cuối
kỳ

I.

Ưu, nhược điểm của hình thức ghi sổ kế toán nhật ký- sổ cái
1. Ưu điểm:

Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các đơn vị có quy mô
nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế, nội dung hoạt động kinh tế giản đơn, sử dụng ít tài
khoản, số người làm kế toán ít.
-

-

-


Nhật ký sổ cái là hình thức ghi sổ kế toán "cổ điển" nhất; trong đó Sổ Cái
đồng thời cũng là sổ Nhật ký (ghi hàng ngày); do vậy quyển Sổ cái này
khá dài (vì phải ghi cho đủ các Tài khoản kế toán cần thiết của DN),. Vì
vậy, hình thức ghi Sổ kế toán NKSC chỉ thích hợp đối với các DN nhỏ,
họat động trong ngành thương mại mà thôi(số TK sử dụng ít) .
Sổ kế toán gọn nhẹ; tất cả các NVKTPS đều nằm gọn trong Sổ cái; chỉ
cần một kế toán trực tiếp ghi sổ; cộng sổ, lấy số dư và lên cân đối (giảm
chi phí khâu gián tiếp).
Việc ghi sổ kế toán không trùng lắp (định khoản ngay trên chứng từ gốc
và ghi các tài khoản đối ứng ngay trong 1 quyển sổ cái;
Từ đó việc lên cân đối số phát sinh các TKKT rất thuận lợi; nếu có sai sót
rất dễ đối chiếu để tìm ra ngay.

2. Nhược điểm:

- Chỉ thích hợp với quy mô DN nhỏ KD ngành thương mại


- Đối với các DN lớn, Các DN SX Công nghiệp, XD, VT... phải sử dụng nhiều
TKKT thì không thể áp dụng lọai hình kế toán NKSC được (Vì sổ sẽ dài "bất
tận" )
- Dễ phát sinh lệch dòng (râu ông nọ cằm bà kia) do dòng quá dài,dòng kẻ không
trùng nhau...Việc ghi sổ lãng phí (1 dòng rất dài chỉ ghi vài cột đối ứng)
- Ghi sổ cái quá chi tiết, mất thời gian, việc tổng hợp để phân tích số liệu kế toán
khó khăn, thiếu khoa học
- Kết cấu sổ không thuận tiện cho nhiều người cùng ghi sổ một lúc nên công
việc lập báo cáo bị chậm trễ.




×