Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

Nhận dạng sự tiến hóa của kiến trúc chùa việt trong diễn trình lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.13 MB, 241 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH
__________________________

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

NHẬN DẠNG SỰ TIẾN HÓA CỦA
KIẾN TRÚC CHÙA VIỆT
TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LÍ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ KIẾN TRÚC
MÃ SỐ:

62.58.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS - TS KTS NGUYỄN ĐỨC THIỀM
PGS - TS KTS TRẦN BÚT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BTCT

: Công nguyên


BSVHDT

: Dân tộc

BR – VT

: Diễn trình lịch sử

CN

: Đông Á

DT

: Đông Nam Á

DTLS

: Đại học

ĐÁ

: Giai đoạn

ĐNÁ

: Giáo sư

ĐH


: Khoa học xã hội



: Kiến trúc

GS

: Kiến trúc chùa Việt

KHXH

: Kiến trúc Phật giáo

KT

: Kiến trúc sư

KTCV

: Kiến trúc truyến thống

KTPG

: Nghiên cứu

KTS

: Nhà xuất bản


KTTT

: Phật giáo

NC

: Phó giáo sư

NXB

: Trước công nguyên

PG

: Thế kỉ

PGS

: Thành phố Hồ Chí Minh

TCN

: Trung Quốc

TK

: Trang

TP HCM


: Tiến sĩ

TQ

: Truyền thống

Tr.

: Văn hóa Thông tin

TS

: Việt Nam

TT

:

VHTT
VN
XD
: Bê tông cốt thép
: Bản sắc văn hóa dân tộc
: Bà Rịa – Vũng Tàu

Xây dựng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


Trang
0.1. Tính cấp thiết của đề tài luận án…………..……………………………..….…1
0.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ……………………………………….……3
Những đóng góp mới của luận án

0.3.
….……………………………….…….….3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề

0.4.
tài nghiên cứu ……………….……….4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
.1.

Sơ lược về sự tiến hóa của kiến trúc Phật giáo châu Á …………..….….5

.1.1.

Phật giáo và kiến trúc Phật giáo……………………………….……….…5

.1.2.

Khái quát lịch sử nghệ thuật - kiến trúc Phật giáo châu Á…………..……6

.1.3.

Sơ lược về sự biến đổi của kiến trúc Phật giáo ở các quốc gia châu Á…...9


1.1.3.1.

Sự biến đổi của kiến trúc tháp Phật giáo………………………..……10

1.1.3.2.

Sự biến đổi của kiến trúc tu viện và điện thờ Phật giáo………..…….12

1.2. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến kiến trúc chùa
Việt............14
1.2.1. Những nghiên cứu về tư tưởng và lịch sử Phật giáo Việt Nam ………...14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về kiến trúc chùa Việt……………………………14
Những nghiên cứu về sự hình thành và phát triển kiến trúc chùa Việt.....15

1.2.3.

1.2.4. Những nghiên cứu về đặc điểm kiến trúc chùa Việt…………………….19
1.2.4.1.

Về môi trường xung quanh chùa Việt……………………….………19

1.2.4.2.

Về cấu trúc, hình thức kiến trúc bên ngoài chùa Việt …..…………..22

1.2.4.3.

Về không gian kiến trúc bên trong chùa Việt………………………..23


1.3.

Những vấn đề cần được nghiên cứu tiếp……….………………………...24

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN – THỰC TIỄN
2.1. Đối

tượng

nghiên

Việt…….…………29

cứu

của

luận

án



kiến

trúc

chùa



2.1.1. Các khái niệm liên quan đến đối tượng nghiên cứu và tên đề tài………..29
Khái

2.1.1.1.

niệm

“chùa”………………………………………………….....29
2.1.1.2.

Khái

niệm

tiến

hóa…………………………………………….……..33
2.1.1.3.

Kiến trúc chùa Việt ………………………………...………………..34

2.1.1.4.

Sự tiến hóa của kiến trúc chùa Việt………...………………………..35

2.1.1.5.

Phong


cách

trong kiến trúc chùa Việt………………………………..35
2.1.2.

Kiến trúc chùa Việt - sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu tâm linh và thế

tục của cộng đồng Phật tử…………...…………………………….………36
2.1.3.

Kiến trúc chùa Việt - một bộ phận của kiến trúc truyền thống Việt

Nam.38
2.2. Phân chia các giai đoạn phát triển kiến trúc trong diễn trình lịch sử
2.2.1. Giai đoạn I: Tiếp nhận Phật giáo- định hình kiến trúc chùa Việt (CN- K X)...42
2.2.2. Giai đoạn II: Phát triển mạnh dòng kiến trúc chính thống (TK X - XIV)……..42
2.2.3. Giai đoạn III: Phát triển mạnh dòng kiến trúc dân gian (TK XV XVIII)……..44
2.2.4. Giai đoạn IV:Kiến trúc chùa Việt chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây
(TK XIX - XX)……………………………………………………….……46
2.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………..…49
2.4. Cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành và tiến hóa kiến trúc chùa Việt….50
2.4.1.



sở



luận


khoa

học

(cơ

sở

phương

pháp

luận)………….……………50
2.4.1.1.

Các

quan

điểm



luận

chung

nhất……………………………………51
2.4.1.2.


Các quan điểm lí luận chung: Học thuyết tiến hóa…………………..51

2.4.1.3.

Các quan điểm chuyên ngành: Lí luận kiến trúc……….……………55

2.4.2.



sở

tâm

linh………………………………………………...…………56
2.5. Phương pháp nghiên cứu…………………………….……………………57


Phương

2.5.1.

pháp

nghiên

cứu

chung…………………………………………57

Các

2.5.2.

phương

pháp

nghiên

cứu

cụ

thể……………………………….……58
2.5.2.1.

Phương pháp điền dã…………………………………………………58

2.5.2.2.

Phương pháp phân tích và tổng hợp…………………………………58

2.5.2.3.

Phương pháp lịch sử - lô gích………………………………………..59

2.5.2.4.

Phương pháp hệ thống cấu trúc và phương pháp tiếp cận hệ thống....59


2.5.2.5.

Phương pháp so sánh…………………………...………………...….63

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiến

trúc

chùa

Việt

qua

từng

giai

đoạn…………………………………..64
Kiến trúc chùa Việt xuất hiện và định hình (đầu CN – TK

3.1.1.

X)…………..64
Phật giáo thâm nhập và sự hình thành chùa Việt (đầu CN- TK V)……..

3.1.1.1.
64

3.1.1.2.

Sự phát triển kiến trúc chùa Việt (TK VI – X)……………...……….67

3.1.2.

Kiến trúc chùa Việt phát triển mạnh dòng chính thống (TKX -

XIV)…..71
3.1.2.1.

Vị trí chùa gắn có ý thức với môi trường thiên nhiên và môi trường

văn hóa - xã hội…………………………………………………...….71
3.1.2.2.

Sự phát triển các thành phần kiến trúc trong tổng thể

chùa………….73
3.1.3.

Kiến trúc chùa Việt phát triển mạnh dòng dân gian (TK XVI -

XVIII)….81
3.1.3.1.

Kiến trúc chùa Việt ở Đàng Ngoài (TK XVI – XVIII)……………....81

3.1.3.2.


Kiến trúc chùa Việt ở Đàng Trong (TK XVII - XVIII)………….…..90

3.1.4.

Kiến trúc chùa Việt giai đoạn giao lưu văn hóa và tiếp thu kĩ thuật –

kiến trúc phương Tây (TK XIX - XX)……………………………………..….97
3.1.4.1.

Vị trí xây dựng chùa và sự thay đổi thích nghi với hoàn cảnh

mới….97
3.1.4.2.

Những thay đổi trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc bộ…………………99


3.1.4.3.

Những thay đổi trong kiến trúc chùa Việt ở Trung bộ………..……100

3.1.4.4.

Những thay đổi trong kiến trúc chùa Việt Nam bộ……………....104

3.2.

Sự tiến hóa của kiến trúc chùa Việt trong diễn trình lịch sử……..…112

3.2.1.


Sự tiến hóa trong vị trí xây dựng

chùa………………………………….112
3.2.2.

Sự

tiến

hóa

của

bố

cục

tổng

thể

kiến

trúc

chùa

Việt……...…………….114
Sự tiến hóa của không gian, hình thức kiến trúc và kết cấu điện


3.2.3.
Phật....116
3.2.4.

Sự tiến hóa của trang trí chi tiết trong kiến trúc chùa

Việt……………..120
3.3. Kiến trúc truyền thống Việt Nam phản ánh qua kiến trúc chùa Việt ..124
3.3.1.

Đặc trưng kiến trúc truyền thống Việt Nam phản ánh qua kiến trúc

chùa Việt……………………………………………………………….……..124
3.3.1.1.

Qua cách lựa chọn vị trí xây dựng………………...………………..125

3.3.1.2.

Qua cách tổ hợp mặt bằng tổng thể công trình……...………...……126

3.3.1.3.

Qua cách phân chia không gian bên trong và chọn hệ bao che…….127

3.3.1.4.

Qua cách sử dụng vật liệu xây dựng và chọn hệ kết cấu chịu lực….128


3.3.1.5.

Qua cách tổ hợp mặt đứng và tạo hình tượng nghệ thuật kiến

trúc...131
3.3.1.6.
3.3.2.

Qua cách chọn màu sắc và trang trí công trình kiến trúc…………...135
Kiến trúc chùa Việt - một đại diện tiêu biểu của kiến trúc truyền thống

Việt Nam……………………………………………………………….138
3.3.2.1.

Về yếu tố công năng – kiến trúc chùa Việt tổ hợp nhiều chức năng của

kiến trúc truyền thống ……………………………………………...139
3.3.2.2.

Về yếu tố vật liệu, kĩ thuật xây dựng – kiến trúc chùa việt phản ánh các

hệ thống kết cấu của kiến trúc truyền thống Việt Nam…..…….140
3.3.2.3. Về tạo hình nghệ thuật – kiến trúc chùa Việt mang đầy đủ đặc trưng tạo
hình thẩm mĩ kiến trúc truyền thống Việt Nam và đóng góp thêm hình tượng đặc
thù……………………………………………………141
3.3.2.4.

Quan hệ giữa kiến trúc chùa Việt với yếu tố môi trường…………..142

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN



4.1 . Bản sắc văn hóa dân tộc biểu hiện trong kiến trúc chùa Việt………...144
4.1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc biểu hiện qua môi trường - cảnh quan xung quanh
ngôi chùa Việt ……………………………………………………..……147
4.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc biểu hiện qua tổng thể kiến trúc chùa Việt…... 149
4.1.3. Bản sắc văn hóa dân tộc biểu hiện qua những sắc thái khác nhau của kiến
trúc chùa Việt …………………………………………………...………151
4.1.4. Bản sắc văn hóa dân tộc biểu hiện qua chất dân gian đậm đà của kiến trúc
chùa việt ……………………………………………………………..….153
4.2.

Bài học rút ra từ vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc qua những biểu hiện

của kiến trúc chùa Việt…………………………………………….…..156
4.2.1. Những mặt mạnh qua sự biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
chùa Việt……………………………………………………………...…156
4.2.2. Những mặt hạn chế qua sự biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến
trúc chùa Việt …………………………………………………………...157
4.2.3. Vận dụng kinh nghiệm đúc kết từ việc nghiên cứu vấn đề bản sắc văn hóa
dân tộc trong phát triển kiến trúc chùa Việt ngày nay……………….….158

Kết luận và Khuyến nghị
Các kết luận……………………………………………………….……………161
Các khuyến nghị……………………………………………………….………162
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH MỤC SƠ ĐỒ MINH HỌA
Sơ đồ 0 – 1: Cấu trúc của luận án

Sơ đồ 0 – 2: Mục tiêu nghiên cứu của luận án

i
i


Sơ đồ 1 – 1: Quan hệ giữa Phật giáo và KTPG (tác giả)
ii
Sơ đồ 2 – 1: Quá trình tiến hóa của KTCV(tác giả)
vi
Sơ đồ 2 – 2: KTCV - sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu cộng đồng xã hội
(tác giả)
vi
Sơ đồ 2 – 3: KTCV- Sản phẩm tiếp biến văn hóa TT VN (tác giả)
vi
Sơ đồ 2 – 4: Diễn trình lịch sử PG Việt Nam qua các triều đại (tác giả)
viii
Sơ đồ 2 – 5: Quan điểm hệ thống và biện chứng xem xét các yếu tố tạo thành
và yếu tố tác động đến KTCV (tác giả)
ix
Sơ đồ 2 – 6: Phương pháp luận nghiên cứu vấn đề (tác giả)
ix
Sơ đồ 2 – 7: Hệ thống các hướng tiếp cận KTCV (tác giả)
x
Sơ đồ 3 – 1: Vị trí thành Luy Lâu và chùa Pháp Vân [66]
xi
Sơ đồ 3 – 2: Đặc trưng KTTT Việt Nam phản ánh qua KTCV (tác giả)
xxxiii
Sơ đồ 3 – 3: KTCV – Một đại diện tiêu biểu của KTTT VN (tác giả)
xxxiii

Sơ đồ 4 – 1: Bản sắc văn hóa dân tộc biểu hiện trong KTCV (tác giả)
xlii

DANH MỤC BẢNG MINH HỌA
Bảng 1 – 1: Các nhu cầu cơ bản hoạt động PG ban đầu ở Ấn Độ (tác giả)
Bảng 1 – 2: Các giai đoạn phát triển của NT KTPG châu Á (tác giả)
Bảng 2 – 1: Các giai đoạn hình thành và phát triển của KTCV (tác giả)
Bảng 2 – 2: KTCV: Định hướng nghiên cứu đồng đại (tác giả)
Bảng 2 – 3: KTCV: Định hướng nghiên cứu lịch đại (tác giả)
Bảng 3 – 1: Đặc điểm KTCV qua các giai đoạn phát triển (tác giả)
Bảng 3 – 2: Sự tiến hóa trong chọn vị trí xây dựng KTCV (tác giả)
Bảng 3 – 3: Sự tiến hóa của tổng thể KTCV (tác giả)
Bảng 3 – 4: Sự tiến hóa mặt bằng điện Phật (tác giả)
Bảng 3 – 5: Sự tiến hóa về hình thức kiến trúc điện Phật (tác giả)
Bảng 3 – 6: Sự tiến hóa của hệ kết cấu trong KTCV (tác giả)

iii
iii
viii
x
x
xviii
xix
xxii
xxiii
xxiv
xxviii

DANH MỤC BẢN VẼ - HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1 – 1:

Hình 1 – 2:
Hình 1 – 3:
1 – 3a:

Những con đường truyền bá của PG [102]
Luồng giao lưu giữa PG Giao châu và các tôn giáo châu Á [54]
Sự biến đổi về hình dáng và cấu trúc của các loại hình KTPG
Một số biến thể cơ bản từ stupa nguyên thủy Ấn Độ [154]

ii
ii
iv
iv


1 – 3b: Một số biến thể không từ hình thức của stupa, chỉ giữ lại phần ý
nghĩa ban đầu (tác giả tổng hợp từ các nguồn [52], [150], [157])
iv
1 – 3c: Các biểu hiện tương đồng về ý nghĩa của kiến trúc Phật giáo
(tác giả tổng hợp từ các nguồn [62], [150], [157])
iv
Hình 1 – 4: Sự biến đổi của kiến trúc tu viện và điện thờ Phật
v
1 – 3a: Cấu trúc và hình dáng tu viện ở Ấn Độ [157]
v
1 – 3b: Cấu trúc và hình dáng tổng thể KTPG [157]
v
1 – 3c: Hình thức phát triển của điện thờ Phật đến chaitya [154]
v
1 – 3d: Hình thức khác nhau của điện Phật [156], [157]

v
1 – 3e: Hình thức kết hợp tháp – điện Phật hay tu viên [146]
v
Hình 2 – 1: KTCV sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu tâm linh và thế tục
(Nguồn [78], [116], [124],[125])
vii
Hình 3 – 1: Đặc điểm ngôi chùa giai đoạn tiếp thu và định hình (đầu CN- TK X)
(tác giả)
xii
3 – 1a,b: Mặt bằng vihara Ấn Độ [157]
xii
3 – 1c: Sơ đồ mặt bằng tự viện, Nam Bắc triều TQ [163]
xii
3 – 1d: Sơ đồ tự viện thời Đường ở hang Đôn Hoàng [62]
xii
3 – 1e: Chùa Nam Thiền núi Ngũ Đài - Sơn Tây (TQ) [163]
xii
3 – 1f: Tháp đất nung thời Đường [66]
xii
3 – 1g: Mặt bằng chùa Dâu - Bắc Ninh (tác giả)
xii
3 – 1h: Mặt đứng chùa Dâu - Bắc Ninh (tác giả sưu tầm)
xii
3 – 1i: Bài trí tượng thờ chùa Dâu [124]
xii
Hình 3 – 2: Đặc điểm KTCV giai đoạn phát triển dòng KT chính thống
Thời Lý – Trần (TK X - XIV) (tác giả)
xiii
3 – 2a: Hình vẽ phục dựng mặt bằng chùa Một Cột thời Lý (tác giả)
xiii

3 – 2b: Chùa Một Cột - Hà Nội (tác giả)
xiii
3 – 2c: Hình vẽ địa hình chùa Phật Tích - Bắc Ninh [95]
xiii
3 – 2d: Sơ đồ mặt bằng tháp thời Lý (tác giả)
xiii
3 – 2e: Sơ đồ mặt bằng điện Phật thời Lý (tác giả)
xiii
3 – 2f: Chân tảng đá hình hoa sen chùa Phật Tích [124]
xiii
3 – 2g: Bệ thờ đá thời Lý chùa Phật Tích [124]
xiii
3 – 2h: Sơ đồ mặt bằng tổng thể chùa Lấm - Quảng Ninh (tác giả)
xiii
3 – 2i: Sơ đồ mặt bằng tổng thể chùa Phổ Minh- Nam Định (tác giả)
xiii
3 – 2k: Mặt đứng tháp Phổ Minh [78]
xiii
3 – 2l: Sơ đồ mặt bằng chùa Lấm (tác giả)
xiii
3 – 2m: Mặt bằng điện Phật chùa Phổ Minh [78]
xiii
3 – 2n: Sơ đồ mặt bằng điện Phật thời Trần (tác giả)
xiii
3 – 2o: Bệ thờ đá thời Trần [124]
xiii
3 – 2p: Vì nóc thượng điện chùa Thái Lạc [78]
xiii
Hình 3 – 3: Đặc điểm KTCV giai đoạn phát triển dòng KT dân gian
Thời Mạc - Hậu Lê (TK XVI – XVIII) ở Bắc bộ (tác giả)

xiv
3 – 3a: Mặt bằng chùa Bối Khê – Hà Nội [95]
xiv
3 – 3b: Mặt bằng chùa Quang Minh – Hải Dương [156]
xiv
3 – 3c: Mặt bằng chùa Kỳ Lân – Vĩnh Phúc [156]
xiv
3 – 3d: Mặt bằng thượng điện thời Mạc (tác giả)
xiv


3 – 3e: Mặt cắt thượng điện chùa Cói – Vĩnh Phúc [78]
xiv
3 – 3f: Mặt bằng tổng thể chùa Keo – Thái Bình (tác giả)
xiv
3 – 3g: Mặt bằng tổng thể chùa Bút Tháp – Bắc Ninh (tác giả)
xiv
3 – 3h: Mặt bằng chùa Bút Tháp – Bắc Ninh [78]
xiv
3 – 3i: Mặt đứng chùa Keo – Thái Bình (tác giả sưu tầm)
xiv
3 – 3k: Gác chuông chùa Trăm Gian – Hà Nội [124]
xiv
3 – 3l: Mặt cắt chùa Thầy – Hà Nội [131]
xiv
3 – 3m: Bài trí tượng thờ chùa Keo [124]
xiv
3 – 3n: Phân tích tỉ lệ mặt bên chùa Bút Tháp – Bắc Ninh (tác giả)
xiv
3 – 3o: Gác chuông chùa Keo (tác giả sưu tầm)

xiv
Hình 3 – 4: Đặc điểm KTCV giai đoạn phát triển dòng KT dân gian
Thời Tây Sơn (cuối TK XVIII) ở Bắc bộ (tác giả)
xv
3 – 4 a: Mặt bằng chùa Tây Phương – Hà Nội [8]
xv
3 – 4 b: Mặt bên chùa Tây Phương (tác giả sưu tầm)
xv
3 – 4 c: Chi tiết bẩy ngang chùa Tây Phương (tác giả sưu tầm)
xv
3 – 4 d: Mặt cắt chùa Tây Phương [8]
xv
Hình 3 – 5: Đặc điểm KTCV thời Nguyễn (TK XIX - XX) ở Bắc bộ (tác giả) xv
3 – 5a: Mặt đứng tam quan chùa Phổ Minh –Nam Định [124]
xv
3 – 5b: Mặt đứng chính chùa Láng – Hà Nội [8]
xv
3 – 5c: Bài trí tượng thờ và trang trí nội thất chùa Liên Phái- Hà Nội [124] xv
3 – 5d: Mặt cắt chùa Láng - Hà Nôi [8]
xv
3 – 5e,f : Tam quan, chi tiết trang trí bờ nóc chùa Lý Quốc Sư- Hà Nội [125] xv
Hình 3 – 6: Đặc điểm KTCV thời Nguyễn (TK XIX - XX) ở Trung bộ (tác giả) xvi
3 – 6a: Mặt bằng tổng thể chùa Trường Xuân – Huế (tác giả)
xvi
3 – 6b: Mặt bằng tổng thể chùa Thiên Mụ – Huế (tác giả)
xvi
3 – 6c: Mặt bằng tổng thể chùa Quốc Ân – Huế (tác giả)
xvi
3 – 6d: Mặt bằng tổng thể chùa Chúc Thánh – Quảng Nam (tác giả)
xvi

3 – 6e,f: Mặt bằng chùa làng Trung bộ (tác giả)
xvi
3 – 6g: Mặt bằng chính điện chùa Từ Hiếu – Huế (tác giả)
xvi
3 – 6h: Bài trí tượng, trang trí điên Phật chùa Quốc Ân [124]
xvi
3 – 6i: Khung sườn gỗ nhà rường Trung bộ (tác giả sưu tầm)
xvi
3 – 6k: Mặt đứng chùa Đông Thuyền – Huế [124]
xvi
3 – 6l: Mặt đứng chùa Quốc Ân – Huế [124]
xvi
3 – 6m: Mặt đứng chùa Chúc Thánh – Quảng Nam [124]
xvi
3 – 6n: Mặt bằng tổng thể chùa Từ Đàm – Huế (tác giả)
xvi
3 – 6o: Mặt bằng chùa Từ Đàm – Huế (tác giả)
xvi
3 – 6p: Mặt đứng chùa Từ Đàm [124]
xvi
3 – 6q: Bài trí tượng, nội thất điện Phật chùa Từ Đàm (nguồn [124])
xvi
Hình 3 – 7: Đặc điểm KTCV giai đoạn tiếp nhận ảnh hưởng kĩ thuật KT
phương Tây (TK XIX - XX) ở Nam bộ (tác giả)
xvii
3 – 7a: Mặt bằng tổng thể chùa Giac Viên – TP HCM [25]
xvii
3 – 7b: Mặt bằng tổng thể chùa Giac Lâm – TP HCM (tác giả)
xvii
3 – 7c: Mặt bằng tổng thể chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang (tác giả)

xvii
3 – 7d: Mặt bằng tổng thể chùa Tam Bảo – Rạch Giá (tác giả)
xvii
3 – 7e: Mặt bằng tổng thể chùa Ấn Quang – TP HCM (tác giả)
xvii


3 – 7f: Mặt bằng chùa Phước Hội - An Giang (tác giả sưu tầm)
xvii
3 – 7g: Mặt bằng chùa Trường Thọ - TP HCM (tác giả sưu tầm)
xvii
3 – 7h: Mặt bằng chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang (tác giả sưu tầm)
xvii
3 – 7i: Mặt bằng chùa Tam Bảo – Rạch Giá (tác giả sưu tầm)
xvii
3 – 7k: Mặt bằng chùa Ấn Quang – TPHCM (tác giả sưu tầm)
xvii
3 – 7l: Mặt bằng tịnh xá Trung Tâm - TP HCM (tác giả sưu tầm)
xvii
3 – 7m: Kết cấu khung gỗ chùa Giác Viên –TPHCM [11]
xvii
3 – 7n: Kết cấu khung gỗ chùa Giác Lâm –TPHCM (tác giả sưu tầm)
xvii
3 – 7o: Mặt đứng chùa Giác Lâm – TP HCM [124]
xvii
3 – 7p: Mặt đứng chùa Giác Hải – TP HCM [124]
xvii
3 – 7q: Mặt đứng chùa Tân An – An Giang [124]
xvii
3 – 7r: Mặt đứng chùa Từ Nghiêm – TP HCM [124]

xvii
3 – 7s: Mặt đứng chùa Vĩnh Nghiêm – TP HCM [124]
xvii
3 – 7t: Nội thất điện Phật chùa Vĩnh Tràng [124]
xvii
3 – 7u: Nội thất điện Phật chùa Xá Lợi – TP HCM (tác giả)
xvii
Hình 3 – 8: KTCV gắn với cảnh quan thiên nhiên núi đồi [78], [124], [125]
xx
Hình 3 – 9: KTCV với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội- văn hóa
(nguồn [78], [116], [124], [125], tác giả sưu tầm)
xxi
Hình 3 – 10: Sự tiến hóa về hình thức KTCV Bắc bộ [78],[124],[125]
xxv
Hình 3 – 11: Sự tiến hóa về hình thức của KTCV Trung bộ [78], [124], [125] xxvi
Hình 3 – 12: Sự tiến hóa về hình thức KTCV Nam bộ [78], [116], [124],[125] xxvii
Hình 3 – 13: Sự tiến hóa về không gian bên trong điện Phật chùa Bắc bộ
(nguồn [78], [124], [125])
xxix
Hình 3 – 14: Sự tiến hóa về không gian bên trong điện Phật chùa Trung bộ
(nguồn [78], [124], [125])
xxx
Hình 3 – 15: Sự tiến hóa về không gian bên trong điện Phật chùa Nam bộ
(nguồn [78], [116], [124], [125])
xxxi
Hình 3 – 16: Sự tiến hóa trong sử dụng chất liệu trang trí KTCV (tác giả)
xxxii
3 – 16a: Trang trí thời Lý trên đá - chùa Phật Tích (Bắc Ninh), gốm chùa
Quỳnh Lâm (Hải Hưng) [124]
xxxii

3 – 16b: Trang trí gốm thời Trần tháp Bình Sơn chùa Vĩnh Khánh –
Vĩnh Phúc [124]
xxxii
3 – 16c: Trang trí gỗ thời Trần chùa Thái Lạc – Hải Hưng [124]
xxxii
3 – 16d: Trang trí vì kèo gỗ thời Hậu Lê [124]
xxxii
3 – 16e: Trang trí góc mái chùa Tây Phương [124]
xxxii
3 – 16f: Trang trí gỗ đầu dư chùa Tây Phương (tác giả sưu tầm)
xxxii
3 – 16g: Trang trí cẩn sành sứ trên cột chùa Phật Quang – Phan Thiết
(tác giả sưu tầm)
xxxii
3 – 16h: Trang trí cẩn sành sứ góc mái chùa Phật Quang (tác giả sưu tầm) xxxii
3 – 16i: Trang trí cẩn chén bát mái chùa Giác Lâm (tác giả sưu tầm)
xxxii
3 – 16k: Trang trí bằng hình tượng BTCT đúc sẵn cuối TK XX (tác giả ) xxxii
3 – 16l: Chi tiết trang trí bằng BTCT và thạch cao cuối TK XX (tác giả) xxxii
Hình 3 – 17: Cơ sở tỉ lệ hài hòa giữa KTCV với con người VN (tác giả)
xxxiv
3 – 17a: Modulor và KT cổ truyền Việt Nam [86]
xxxiv
3 – 17b: Phân tích tỉ lệ KT mặt đứng chùa Tây Phương - Hà Nội [65]
xxxiv


3 – 17c: Phân tích tỉ lệ mặt bằng, mặt cắt gác chuông chùa Phật Tích Bắc Ninh (tác giả sưu tầm)
xxxiv
3 – 17d: Tỉ lệ mặt đứng KT chùa Bút Tháp - Bắc Ninh (tác giả)

xxxiv
Hình 3 – 18: Đặc trưng kết cấu trong KTTT Việt Nam (tác giả)
xxxv
3 – 18a: Mặt cắt thượng điện chùa Cói – Vĩnh Phúc [124]
xxxv
3 – 18b: Mặt cắt thượng điện chùa Đậu – Hà Nội [8]
xxxv
3 – 18c: Chi tiết chống bẩy ngang chùa Keo-Thái Bình [11]
xxxv
3 – 18d: Tương quan giữa độ vươn của mái hiên và chiều cao mái trong
KTTT VN (tác giả)
xxxv
3 – 18e: Mặt đứng điện thánh chùa Bối Khê – Hà Nội [118]
xxxv
3 – 18g: Hệ đấu củng – tiếp rui trong KT cổ Trung Quốc (sưu tầm)
xxxv
3 – 18f: Tương quan giữa độ vươn của mái hiên và chiều cao mái trong
KT Trung Quốc [12]
xxxv
3 – 18h: Mặt cắt điện Viên Thông chùa Phổ Đà – Triết Giang, Trung Quốc
(tác giả sưu tầm)
xxxv
Hình 3 – 19: Hình dáng KTCV thay đổi ảnh hưởng từ KTTT đến KT Á- Âu xxxvi
3 – 19a: Mặt đứng chùa Phú Thạnh – An Giang [116]
xxxvi
3 – 19b: Mặt đứng chùa Long Thiền – Đồng Nai (tác giả)
xxxvi
3 – 19c: Mặt đứng chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang [116]
xxxvi
3 – 19d: Mặt đứng chùa Thiền Lâm – Tây Ninh [116]

xxxvi
3 – 19e: Mặt đứng chùa Đại Giác – Đồng Nai [116]
xxxvi
3 – 19f: Mặt đứng chùa Tam Bảo – Rạch Giá (tác giả sưu tầm)
xxxvi
3 – 19g: Mặt đứng chùa Khải Đoan – Lâm Đồng (tác giả sưu tầm)
xxxvi
3 – 19h: Mặt đứng chùa Bái Đính – Ninh Bình (tác giả sưu tầm)
xxxvi
3 – 19i: Mặt đứng chùa Đại Tòng Lâm- Bà Rịa-VT(tác giả sưu tầm)
xxxvi
3 – 19k: Mặt đứng thiền viện Thiền Chiếu – Đồng Nai (tác giả sưu tầm) xxxvi
3 – 19l: Mặt đứng chùa Minh Thành – Gia Lai (tác giả sưu tầm)
xxxvi
3 – 19m: Mặt đứng chùa Ấn Quang – TP HCM [124]
xxxvi
3 – 19n: Mặt đứng chùa Vạn Đức – TP HCM (tác giả sưu tầm)
xxxvi
3 – 19o: Mặt đứng chùa Linh Phước – Lâm Đồng (tác giả sưu tầm)
xxxvi
Hình 3 – 20: Một số xu hướng trang trí nội thất điện Phật Nam bộ gần đây xxxvii
3 – 20a: Điện Phật chùa Kim Cang - Long An (tác giả sưu tầm)
xxxvii
3 – 20b: Điện Phật chùa Phật Quang –Phan Thiết (tác giả sưu tầm)
xxxvii
3 – 20c: Điện Phật chùa Viên Giác – TPHCM (tác giả sưu tầm)
xxxvii
3 – 20d: Điện Phật thiền viện Thiền Chiếu (tác giả sưu tầm)
xxxvii
3 – 20e: Điện Phật tịnh xá Ngọc Duyên-TPHCM (tác giả sưu tầm)

xxxvii
3 – 20f: Điện Phật chùa Linh Phước - Lâm Đồng (tác giả sưu tầm)
xxxvii
3 – 20g: Điện Phật chùa Vạn Đức- TPHCM (tác giả sưu tầm)
xxxvii
3 – 20h: Điện Phật chùa Kỳ Quang II- TPHCM (tác giả sưu tầm)
xxxvii
Hình 4 - 1: KTCV - Qua cách lựa chọn vị trí xây dựng (tác giả)
xxxviii
4 - 1a: Cảnh chùa Thầy – Hà Nội [78]
xxxviii
4 - 1b: Cảnh chùa Keo – Thái Bình [78]
xxxviii
4 - 1c: Cảnh chùa Thiên Mụ - Huế (tác giả sưu tầm)
xxxviii
4 - 1d: Cảnh chùa Từ Hiếu – Huế (tác giả sưu tầm)
xxxviii
4 - 1e: Cảnh quan tự viện Horyu-Nara, Nhật Bản (tác giả sưu tầm)
xxxviii


4 - 1f: Cảnh quan chùa núi Phổ Đà-Trung Quốc (tác giả sưu tầm)
xxxviii
Hình 4 - 2: Qua cách tổ hợp mặt bằng KTCV-Bắc bộ (tác giả)
xxxix
4 - 2a: Mặt bằng tổng thể chùa Keo - Thái Bình (tác giả)
xxxix
4 - 2b: Mặt bằng chùa Keo [8]
xxxix
4 - 2c: Mặt bằng tổng thể chùa Thầy - (Hà Nội ) (tác giả)

xxxix
4 - 2d: Mặt bằng chùa Thầy [131]
xxxix
Hình 4 – 3: Qua cách tổ hợp mặt bằng KTCV Trung - Nam bộ (tác giả)
xl
4 – 3a: Mặt bằng tổng thể chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang (tác giả)
xl
4 – 3b: Mặt bằng chùa Vĩnh Tràng (tác giả sưu tầm)
xl
4 – 3c: Mặt bằng tổng thể chùa Từ Hiếu – Huế (tác giả)
xl
4 – 3d: Mặt bằng chùa Từ Hiếu – Huế (tác giả sưu tầm)
xl
Hình 4 – 4: KTCV - Qua tổ chức mặt bằng tổng thể - so sánh với
Phật tự Trung Hoa (tác giả)
xli
4 – 4a: Mặt bằng tự viện Hiển Thông núi Ngũ Đài, Trung Quốc [157]
xli
4 – 4b: Mặt bằng thiền tự Pháp Vũ núi Phổ Đà, Triết Giang – Trung
Quốc (tác giả sưu tầm)
xli
4 – 4c: Mặt bằng chùa Ông – TP HCM (tác giả sưu tầm)
xli


MỞ ĐẦU
0.1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
“Chùa”, một loại hình kiến trúc Phật giáo (KTPG) của Việt Nam, xuất hiện từ
khi Phật giáo (PG) từ Ấn Độ thâm nhập vào nước ta khoảng đầu Công nguyên (CN).
Từ đó ngôi chùa trở nên gắn bó với đời sống tâm linh nói riêng và tham gia vào đời

sống văn hoá nói chung của cộng đồng người Việt. Cùng với những thăng trầm của
PG Việt Nam, ngôi chùa Việt đã chịu nhiều thử thách và trải qua nhiều biến đổi để
thích ứng với hoàn cảnh và tồn tại đến ngày nay.
Ngôi chùa Việt không chỉ phản ánh nội dung tư tưởng PG Việt Nam, mà còn
vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo để phản ánh nhiều mặt của đời sống văn hoá – xã hội
ở từng thời kì lịch sử trong đó có lĩnh vực kiến trúc (KT).
Trong lịch sử, ngôi chùa Việt có mặt ở mọi nơi có cộng đồng người Việt quần
cư, từ phố thị đông đúc cho đến làng quê hẻo lánh, từ đồng bằng cho đến miền núi.
Trong những ngôi chùa còn tồn tại đến nay, ngoại trừ một số ít do các triều đình xây
dựng, hầu hết số còn lại đều do dân gian tạo ra. Dân cư mỗi nơi đều hết sức trân
trọng việc xây dựng chùa, dành khu đất đẹp nhất và tốt về phong thủy của địa
phương cho chùa tọa lạc, chọn những vật liệu tốt nhất và những thợ giỏi nhất, đồng
thời tổ chức không gian chùa sao cho phù hợp với tập quán sinh hoạt của cộng đồng.
Vì vậy, có thể nói kiến trúc chùa Việt (KTCV) được kết thành từ những phần tinh
hoa nhất của KT dân gian, những thành quả lắng đọng của KTCV đã tạo thành
những đặc trưng riêng cho ngôi chùa Việt và góp phần tạo nên những nét đặc sắc
chung cho nghệ thuật kiến trúc truyền thống (KTTT) Việt Nam.
Là một loại hình KT đặc sắc của KTTT Việt Nam và đã để lại nhiều di sản quý
cho kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc, nên ngôi chùa Việt ở các giai đoạn lịch sử
phát triển xã hội đã được nghiên cứu (NC) ở nhiều góc độ như lịch sử, văn hoá, kiến
trúc, mĩ thuật… Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổng
hợp một cách có hệ thống về sự hình thành và diễn trình tiến hóa của KTCV.
Việc nghiên cứu lịch sử KTTT ở các nước luôn được coi trọng, riêng ở Việt
Nam công việc này, mặc dù được giới NC KT quan tâm, nhưng do hoàn cảnh lịch


sử (chiến tranh kéo dài và những khó khăn sau chiến tranh) nên chưa làm được
nhiều, và đó là lí do đề tài được đặt ra.
Trong NC khoa học ở những lĩnh vực thuộc quá khứ nhằm phục dựng lại những
bức tranh toàn cảnh ở những thời khắc nhất định hoặc những quá trình, diễn trình

lịch sử (DTLS), các nhà NC buộc phải đi dần từng bước theo 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Phục dựng từng sự kiện
 Giai đoạn 2: Kết nối các sự kiện, tái hiện bức tranh toàn cảnh hoặc cuộn
tranh liên hoàn của một hoặc nhiều thời kỳ lịch sử.
Đề tài luận án “Nhận dạng sự tiến hóa của KTCV trong diễn trình lịch sử” thuộc
giai đoạn 2, lần đầu tiên thực hiện công việc kết nối các sự kiện của cả DTLS của
nó, nên chắc chắn chưa hoàn chỉnh. Công việc này cần phải bắt đầu, vì những lí do
sau:
1. Hiện chúng ta đã có 1 kho tư liệu sự kiện phong phú về KTCV ;
2. Cần hệ thống hóa các kết quả NC đi trước thành chuỗi giá trị;
3. Kết quả NC là tiền đề để những nhà NC sau này hoàn chỉnh tiếp.
Nghiên cứu sự tiến hóa của KTCV sẽ giúp nhận thức rõ hơn về lịch sử phát triển
của KTTT Việt Nam, vì ngôi chùa Việt là một trong số loại hình KT cổ có thời gian
tồn tại lâu nhất và đã để lại khối lượng di sản rất lớn, do đó phản ánh được nhiều
vấn đề liên quan đến sự phát triển của KTTT Việt Nam, nhất là vấn đề bản sắc văn
hóa dân tộc (BSVHDT) trong KT.
Bản sắc văn hoá trong nền KT của một dân tộc là tổng thể những đặc trưng của
nền KT đó, ở cả phần hữu thể - vật chất lẫn phần vô thể - tinh thần, giúp phân biệt
với nền KT của dân tộc khác. Hiểu biết, gìn giữ và phát huy BSVHDT trong mọi
lĩnh vực văn hóa trong công cuộc hội nhập vào đời sống của cộng đồng quốc tế
cũng là góp phần bảo tồn tính đa dạng văn hóa thế giới.
Phật giáo Việt Nam trong quá khứ thường xuyên giao lưu với PG các nước, vì
vậy trong KTCV thường có những yếu tố là kết quả của sự tiếp biến từ KT bên
ngoài được kết hợp với KTTT Việt Nam, để tạo ra những đặc thù không đâu có.
KTCV đã thể hiện rất tốt khả năng tiếp nhận và chuyển hoá những yếu tố ngoại lai
trong quá trình giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực.
Trong xu thế toàn cầu hóa, KT đang có xu hướng bị đồng hóa rất mạnh: có
những loại hình và phong cách được nhìn thấy ở mọi nơi từ Âu sang Á. Kiến trúc



Việt Nam đang bắt đầu cuộc đuổi bắt các trào lưu KT hiện đại của thế giới. Nhiều
phong cách mới du nhập từ phương Tây đã bắt đầu xuất hiện trong thời gian gần
đây, tuy số lượng các công trình loại này chưa phải là nhiều. Đây là cơ hội tiếp nhận
và biến đổi (tiếp biến) những thành tựu của KT thế giới để xây dựng ở Việt Nam
một nền KT dân tộc tiên tiến. Việc nghiên cứu lịch sử diễn trình tiến hóa của KTCV
nói riêng và KTTT Việt Nam nói chung sẽ giúp học hỏi được kinh nghiệm tiếp biến
văn hóa trong KT mà cha ông ta đã làm trong quá khứ để xây dựng nền KT Việt
mang bản sắc riêng mà không bị đồng hóa với KT của những nước có ảnh hưởng
lớn về văn hóa đến nước ta.
Những bài học kinh nghiệm trong quá khứ, được rút ra từ lịch sử KTCV sẽ đóng
góp nhiều gợi ý trong công cuộc xây dựng một nền KT Việt Nam tiên tiến, giàu
BSVHDT.

0.5. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là nhận dạng sự tiến hóa của KTCV trong
DTLS, qua đó tìm hiểu thêm về KTTT Việt Nam.
Mục tiêu NC cụ thể:
-

Hệ thống hóa các đặc điểm của KTCV ở từng giai đoạn phát triển;

-

Xác định nhân tố tác động và lí giải những biến đổi phát triển của KTCV;

-

Kết nối những phát triển qua các giai đoạn để nhận dạng sự tiến hóa của
KTCV;


-

Xác định những đặc trưng của KTTT Việt Nam biểu hiện qua KTCV.

Đây thực chất là 4 công việc cần làm, trong đó hoàn thành 3 việc đầu sẽ giúp
nhận dạng được sự tiến hóa của KTCV, việc thứ tư nhằm chứng tỏ KTCV là một đại
diện tiêu biểu của KTTT Việt Nam. (Sơ đồ 0-2)

0.6. Những đóng góp mới của luận án
-

Chứng tỏ được KTCV có tiến hóa trong DTLS theo 4 giai đọan phát triển do
nghiên cứu sinh đề xuất;

-

Quy các nguyên nhân gây nên biến đổi tiến hóa của KTCV về 3 tác động
chính và kiểu lựa chọn thích ứng của chùa Việt;

-

Bước đầu làm rõ dạng tiến hóa của KTCV, cách thức tiến hóa và quy luật
tiến bộ cụ thể của sự tiến hóa này;


-

Chứng minh KTCV phản ánh tương đối đủ các đặc trưng cơ bản của KTTT
VN ở từng thời kì lịch sử, là đại diện tiêu biểu của nền KT này.


0.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát triển và tiến hóa của KTCV vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa
có ý nghĩa thực tiễn. Ý nghĩa khoa học là ở chỗ góp phần làm rõ hơn những giá trị
văn hóa ẩn chứa trong kiến trúc cổ Việt Nam và những kinh nghiệm xây dựng của
ông cha ta trong quá khứ; còn ý nghĩa thực tiễn là giúp rút ra nhiều bài học cần thiết
cho công tác bảo tồn, tôn tạo hay phục dựng lại những ngôi chùa cổ như những di
sản văn hóa dân tộc, hoặc phát triển các KTPG nói riêng và kiến trúc tôn giáo nói
chung cho phù hợp với thời đại. Trải bao thăng trầm của lịch sử dân tộc và trong cả
những hoàn cảnh ngặt nghèo của quá khứ ngôi chùa Việt đã luôn luôn gắn bó với
đời sống của đại bộ phận người Việt, vì vậy KTCV tồn tại được và phát triển. Ngày
nay đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá đã khác những thế kỉ (TK) trước rất nhiều,
nhưng nhu cầu tâm linh của cộng đồng vẫn còn đó, nên vẫn cần ngôi chùa để đáp
ứng nhằm giúp ổn định trật tự xã hội. Ngoài những người tu hành, mỗi đối tượng
trong cộng đồng đều có thể tìm thấy những giá trị tinh thần khác nhau khi bước vào
không gian của ngôi chùa. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn bổ sung thêm những
kiến thức có thể cần thiết ở phương diện này hay phương diện khác cho những
nghiên cứu khoa học tiếp theo về KTTT Việt Nam.


Sơ đồ 0 - 1

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN


Sơ lược
lược về
về sự
sự tiến
tiến hóa
hóa của

của KTPG
KTPG châu
châu Á
Á
Tổng
Tổng quan
quan những
những NC
NC liên
liên quan
quan đến
đến KTCV
KTCV
Những
Những vấn
vấn đề
đề cần
cần được
được NC
NC tiếp
tiếp
Đối
Đối tượng
tượng NC:
NC: KTCV
KTCV
Phạm
Phạm vi
vi NC
NC


Cơ sở
sở NC
NC
Phương
Phương pháp
pháp NC
NC
KTCV
KTCV qua
qua từng
từng giai
giai đoạn
đoạn phát
phát triển
triển
Sự
Sự tiến
tiến hóa
hóa của
của KTCV
KTCV trong
trong diễn
diễn trình
trình lịch
lịch sử
sử
KTTT
KTTT Việt
Việt Nam

Nam phản
phản ánh
ánh qua
qua KTCV
KTCV
Bản
Bản sắc
sắc văn
văn hóa
hóa dân
dân tộc
tộc trong
trong KTCV
KTCV

Sơ đồ 0 - 2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Hệ
Hệthống
thống hóa
hóa đặc
đặc điểm
điểm KTCV
KTCV

ở từng
từng giai
giai đoạn
đoạn phát

phát triển
triển

Nhận
Nhận dạng
dạng sự
sự tiến
tiến hóa
hóa
của
của KTCV
KTCV
trong
diễn
trình
trong diễn trình lịch
lịch sử
sử
qua
qua đó
đó tìm
tìm hiểu
hiểu KTTT
KTTT VN
VN

Xác
Xác định
định nhân
nhân tố

tố tác
tác động
động và
và lílí giải
giải
những
biến
đổi
phát
triển
của
KTCV
những biến đổi phát triển của KTCV

Kết
Kết nối
nối những
những phát
phát triển
triển qua
qua các
các giai
giai đoạn
đoạn
để
nhận
dạng
sự
tiến
hóa

của
KTCV
để nhận dạng sự tiến hóa của KTCV

Xác
Xác định
định những
những đặc
đặc trưng
trưng
của
của KTTT
KTTT Việt
Việt Nam
Nam biểu
biểu hiện
hiện qua
qua KTCV
KTCV


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
.2.

Sơ lược về sự tiến hóa của kiến trúc Phật giáo châu Á

.2.1. Phật giáo và kiến trúc Phật giáo
Toàn bộ cuộc sống của xã hội loài người bao gồm lĩnh vực vật chất (tồn tại xã

hội) và lĩnh vực tinh thần (ý thức xã hội). Tồn tại xã hội là tất cả những gì đang diễn
biến xung quanh chúng ta, còn ý thức xã hội là kết quả phản ánh tồn tại xã hội vào
bộ não con người. Ý thức xã hội được phản ánh bằng nhiều hình thái khác nhau
trong đó có tôn giáo và nghệ thuật.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh niềm tin của con người vào
những nguồn sức mạnh siêu tự nhiên. Sự ra đời của tôn giáo bắt nguồn từ nhu cầu
của con người về điểm tựa cho tinh thần trước những bất trắc đầy rẫy của cuộc sống.
Nhằm giải đáp những băn khoăn của con người về cội nguồn của thế giới và nền
tảng của tất cả sự sống, các tôn giáo đã đưa ra ý niệm về “Thực thể Thiêng liêng”.
Thực thể Thiêng liêng có thể mang tên khác nhau như Thần Linh, Kami, Thượng
Đế, Brahman, Phật Pháp, Chân Như, Đạo... ở các truyền thống tôn giáo khác nhau
[149, tr.27]. Thực thể Thiêng liêng có phẩm tính siêu việt, vô giới hạn và chế ngự tất
cả, con người không thể nắm được dù bằng lí trí. Vì vậy để miêu tả, các tôn giáo
phải sử dụng đến nhiều hình thái biểu hiện khác nhau như ngôn từ, lễ bái, thiền
định, sự im lặng, âm nhạc, khiêu vũ, tranh tượng...và cả KT. Kinh nghiệm của các
tôn giáo cho thấy KT có khả năng gợi lên cảm thức về “Thực thể Thiêng liêng” với
đầy sức mạnh và vẻ đẹp nhờ các yếu tố hình khối, đường nét, màu sắc và chất lượng
thẩm mĩ [153, tr.78].
Như các tôn giáo khác, PG cũng khai thác khả năng sáng tạo của con người để
sản sinh ra một nền nghệ thuật biểu hiện cái nhìn của PG về cuộc đời. Mặc dù nhấn
mạnh vào sự giác ngộ tâm linh, nhưng PG vẫn thông qua những hoạt động thông
thường của con người, trong đó có KT, để dẫn dắt tin đồ đi đến mục đích. (Sơ đồ 11)
Phật giáo do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra ở Ấn Độ vào TK VI TCN. Phát
xuất từ vùng Đông - Bắc Ấn, PG bắt đầu lan rộng ra các vùng lân cận và các quốc
gia châu Á từ TK III TCN. Con đường truyền bá của PG phát triển theo hai hướng:


hướng thứ nhất về phía Nam châu Á - nơi lưu giữ được những truyền thống PG
Nguyên Thủy (Theravada); hướng thứ hai là các vùng phía Bắc châu Á đi theo tư
tưởng của các tông phái PG Đại Thừa (Mahayana). Sự phân tách này cũng được thể

hiện trong nghệ thuật PG.[146, tr.7]
Theo chân PG, KTPG đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trên những không
gian rộng lớn, chủ yếu từ TK I TCN đến khoảng đầu TK XVI. Nhìn toàn cục đây là
một quá trình vĩ mô thống nhất, phát xuất từ một cội nguồn để rồi phân thành nhiều
nhánh, chảy đi các hướng khác nhau. Qua tiếp xúc với những nền văn hoá khác
nhau, KTPG đã tạo ra những sản phẩm phong phú hơn hay nghèo nàn đi, sáng tạo
hay bắt chước, là tùy thuộc vào hoàn cảnh và tài năng của con người ở từng nơi.
[157, tr.81], (Hình 1- 1)
Chùa Việt cũng nằm trong dòng chảy đó. Vì vậy để có tầm nhìn bao quát liên
quan đến sự tiến hóa của KTCV trong không gian văn hóa rộng lớn ấy thì các giai
đoạn phát triển chung của nghệ thuật KTPG châu Á cần phải được biết đến.

.2.2. Khái quát lịch sử nghệ thuật - kiến trúc Phật giáo châu Á
Nghệ thuật KTPG Ấn Độ bắt đầu được quan tâm dưới thời Ashoka (273 - 232
TCN). Những TK cuối TCN và TK I CN là giai đoạn chuẩn bị cho sự phát triển đầu
tiên của KTPG. Ở Ấn Độ trước công nguyên, Phật được thờ dưới dạng những biểu
tượng: một chiếc ngai trống, một cái cây hoặc một stupa... Trong TK I cùng với sự
phát triển của PG Đại Thừa, trào lưu tạc tượng Phật hình người để thờ bắt đầu phát
triển, tuy vậy stupa vẫn là biểu tượng quan trọng. TK II, KTPG có bước phát triển
đầu tiên, bên cạnh những sáng tạo về hình tượng Đức Phật [146, tr.57]. Sự phát triển
của PG Đại Thừa đã tạo một sức bật mới, lan khắp các vùng lãnh thổ Ấn Độ. Nằm
không xa Amarâvati (Đông Nam Ấn), nơi phong cách nghệ thuật có những ảnh
hưởng lớn đến cả vùng Đông Nam Á là Nâgârjunikonda, một trung tâm PG đã tạo
được những ảnh hưởng rất rộng nhờ có những tu viện lớn như những trường đại
học, nơi cha đẻ của triết lí “Không” phái Trung Quán - Đại Thừa là Long Thọ
(Nâgârjuna) giảng dạy. Cùng với PG Đại Thừa, nghệ thuật KTPG phát triển mạnh
và bước vào giai đoạn phát triển sáng tạo đầu tiên, TK II - VI, đặt nền móng cho tất
cả sự tiến hóa về sau [157, tr.29].
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên này, các loại hình KT đặc trưng của PG
Nguyên Thủy bắt đầu có những biến thể mang phong cách địa phương, nhưng về



nội dung cơ bản vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu và đó cũng là những mô hình được
các quốc gia theo đạo Phật tiếp nhận. Stupa, hình tượng trung tâm của KTPG, vẫn là
biểu tượng được tôn kính nhất. Các chaitya và vihara được đục vào vách núi hoặc
xây dựng trên mặt đất, có mặt ở khắp Ấn Độ, cách xa các trung tâm thành thị [146],
[154], [157]. (Bảng 1-1)
Giai đoạn phát triển đầu tiên của nghệ thuật KTPG được chia làm hai nấc: nấc
phát triển thứ nhất kéo dài trong khoảng TK II – III (tiền kì), có tính quyết định đối
với nghệ thuật KTPG, lan tỏa chủ yếu ở các vùng Gandhara (Tây - Bắc Ấn),
Mathurâ (Bắc Ấn), Amarâvati (Đông - Nam Ấn), vùng Tây - Bắc Dekhan; nấc phát
triển thứ hai xuất phát từ những thành tựu trước đó và kéo dài trong các TK IV – VI
(hậu kì), đã mở rộng phạm vi ra toàn đế quốc Gupta Ấn Độ. Trong khoảng thời gian
này, ở Indonesia và bán đảo Trung - Ấn, nghệ thuật KTPG bắt đầu hình thành, còn
tại Trung Quốc, nhờ sự lan truyền nhanh chóng qua vùng Trung Á, nghệ thuật
KTPG tiền kì đã đạt đến đỉnh cao. Làn sóng này nhanh chóng truyền sang Triều
Tiên (TK IV - VI) và Nhật Bản (TK VI - VII). Trong sự phát triển này nghệ thuật
KTPG Ấn Độ luôn đi trước một bước: Vào giữa TK V - VI khi phong cách thời Lục
Triều, chính là phong cách cuối cùng của Gandhara được cải biên, vẫn ngự trị ở
Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản thì nghệ thuật Ấn Độ đã tiến đến trình độ cổ
điển Gupta, và khi Đông Á đạt đến nghệ thuật cổ điển, khoảng giữa TK VII - VIII
thì nghệ thuật KTPG Ấn Độ đã vào giai đoạn suy tàn (giai đoạn thứ hai) . [148,
tr.74], [157, tr.80] (Bảng 1-2)
Nếu trong giai đoạn phát triển đầu tiên các sự kiện diễn ra gần như nối tiếp nhau,
dù ở những khoảng cách xa, thì sang giai đoạn thứ hai, các TK VII - VIII, là sự nở
rộ và sự thuần thục phổ biến của nghệ thuật KTPG trên toàn châu Á, trong đó tập
trung chính vào TK VIII với nhiều phong cách đã chín muồi như phong cách hậu
Gupta và Pala ở Ấn Độ, nghệ thuật Dvaravati ở bán đảo Trung Ấn, nghệ thuật
Khmer tiền kì, đỉnh cao nghệ thuật cổ điển thời Đường ở Trung Quốc, nghệ thuật
Silla ở Triều Tiên và nghệ thuật thời kì Nara ở Nhật Bản. Những công trình điển

hình như Borobudur ở Java, hang động ở núi Thiên Long - Trung Quốc, đền thờ
Sokkul - am ở Triều Tiên, thiền viện Todaiji ở Nara - Nhật Bản… đã được sáng tạo
gần như đồng thời trong khoảng những thập niên giữa TK VIII, và cho thấy những
đặc trưng chung của nghệ thuật cổ điển đỉnh cao, vì đây là những quả chín của một


quá trình hình thành, phát triển và tiến hóa diễn ra khá nhanh khắp mọi nơi ở những
thế kỉ trước. Đối với nghệ thuật chế tác hình tượng, vào những TK VII -VIII khắp
toàn châu Á đã tồn tại một phong cách nghệ thuật PG quốc tế. Nghệ thuật KTPG
giai đoạn này, đến lượt nó, lại đặt ra một nền tảng mới, đưa ra một chuẩn so sánh và
một mô hình hoàn thiện mà những giai đoạn sau và các vùng mới sau này noi theo.
[157, tr.80]
Trong khi nghệ thuật PG Ấn Độ đã tắt vào khoảng TK XII thì một giai đoạn lớn
thứ ba của sự tiến hoá toàn cục đã được khẳng định ở nhiều vùng, trong khoảng TK
XI - XV, dưới hình thức của một sự nở rộ muộn như ở Java (Indonesia), ở vương
quốc Angkor (Campuchia), ở Sukhothai (Thái Lan), ở Trung Quốc đời Tống, ở
Triều Tiên triều đại Koryo và ở Nhật Bản vào các thời kì Fujiwara và Kamakura.
Trong khi phong cách phổ biến ở đỉnh cao của nghệ thuật cổ điển Gupta trong phạm
vi khu vực ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và nghệ thuật cổ điển thời Đường trong
phạm vi vùng Viễn Đông đã thuộc về quá khứ, thì lúc này những sắc thái địa
phương đã xuất hiện rõ ràng hơn và những hướng tiến hoá càng trở nên tách biệt
nhau hơn, do trên khắp châu Á những sự tiếp xúc đã trở nên thưa hơn hoặc đã bị
hoàn toàn cắt đứt, và những ảnh hưởng chỉ được nhận thấy trong những vùng gần
gũi nhau, như giữa Trung Quốc đời Tống và Nhật Bản giai đoạn Kamakura và
Ashikaga [157, tr.81].
Nghệ thuật PG giai đoạn này có những thay đổi quan trọng nhất tại những nơi
nổi lên phong trào tinh thần tác động lên sáng tạo nghệ thuật PG như Thiền tông ở
Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam vào TK XIII – XIV đến TK XVI. Thiền tông
khuyến khích mạnh mẽ những sáng tạo nghệ thuật PG chối bỏ khuôn sáo truyền
thống, nhất là trong các nghi thức cúng tế tôn giáo, bằng cách đưa ra một quan điểm

hoàn toàn trái ngược và khích lệ đối với các nghệ sĩ về trách nhiệm và quan niệm
đối với một tác phẩm nghệ thuật. [157, tr.81]
Ở giai đoạn muộn này người ta còn quan sát thấy những thành tựu đáng lưu ý
khác của dân tộc Thái vào TK XIV - XV. Dù thâm nhập muộn màng vào một vùng
đất văn minh cổ xưa, người Thái vẫn có thể tạo ra những hình tượng tôn giáo đặc
trưng riêng trên cái nền của nghệ thuật Dvaravati và vương quốc Khmer.
Trong giai đoạn thứ tư, bắt đầu từ TK XV trở đi, không kể một số trường hợp
ngoại lệ, ở khắp mọi nơi người ta thấy rõ sự suy yếu nối tiếp nhau của sức sáng tạo


nghệ thuật PG, sự lặp lại các nguyên mẫu cổ điển và sự thiếu vắng một nội dung
tinh thần sâu sắc hơn hoặc những hình thức mới thật sự sống động. Nguyên nhân
hoặc là do chính PG phải lùi bước mỗi lúc một nhiều trước những sức mạnh tinh
thần bản địa, dân tộc như Ấn Độ giáo hay Khổng giáo; hoặc do người ta tự bằng
lòng với sự lưu truyền có tính quy ước của những kiểu thức đã qua thử thách thời
gian như tại các quốc gia theo PG Nguyên Thủy ở vùng Nam Á, nơi PG tồn tại như
một tôn giáo dân gian hoặc quốc giáo [157, tr.81].
Đó là bối cảnh chung của toàn châu Á. Trên đất Việt Nam, căn cứ vào các cứ
liệu và di tích lịch sử thì KTPG có thể đã có mặt ngay từ giai đoạn phát triển đầu
tiên, tức từ TK II - III. Lúc đó ở Việt Nam phần đất phía Bắc đang bị nhà Hán đô
hộ, phần đất phía Nam thuộc về vương quốc Phù Nam.
Đầu TK III, Khương Tăng Hội (sinh tại Giao châu, cha mẹ gốc vùng Sogdiane Trung Á) đã khai mở Thiền học Đại Thừa trên đất Việt. [5, tr.26], (Hình 1-2)
Đến TK V - VI, ở Giao châu đã có chùa, tháp cao [79, tr.197], [66,tr.14]. TK X
trở đi, khi đất nước ta giành lại được chủ quyền, KTPG Việt Nam mới thực sự có
điều kiện phát triển, nhất là dưới sự bảo trợ của triều đình. TK X - XIV, tương ứng
với giai đoạn phát triển thứ ba của nghệ thuật KTPG châu Á.
TK XV trở về sau, cùng nghệ thuật KTPG châu Á, KTPG Việt Nam cũng rơi
vào tình trạng suy thoái chung và phát triển chủ yếu trong dân gian.

.2.3. Sơ lược về sự biến đổi của kiến trúc Phật giáo ở các quốc gia châu Á

Những nhu cầu cơ bản của hoạt động PG nguyên thủy là biểu lộ sự tôn kính và
tưởng nhớ công ơn đối với Đức Thích Ca Mâu Ni, thuyết giảng những giáo huấn
của Ngài và tu hành theo gương Đức Phật. Để đáp ứng các nhu cầu này 3 loại hình
KTPG đã hình thành ở Ấn Độ là stupa, chaitya và vihara.
Stupa (phù đồ hay bảo tháp) ban đầu là những ngôi mộ lớn của những nhân vật
quan trọng trong xã hội cổ Ấn Độ. Khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt (1), các đệ tử
của Ngài đã xây dựng những stupa để tưởng nhớ và thực hiện nghi thức cúng lễ đi
vòng quanh. Từ đó stupa trở thành biểu tượng của PG. Khởi đầu, nơi diễn ra những
hoạt động PG là vihara (tu viện) – khu vực thiêng liêng được tách biệt với môi
trường thế tục, hạt nhân của niềm tin trong cộng đồng Phật tử. Trong vihara thường
có một stupa chứa xá lợi Phật nằm ở trung tâm, bao xung quanh là các phòng tăng;
ngoài ra, còn có nơi dành cho cúng lễ và nơi giảng kinh. Về sau, hai nơi này kết hợp


thành tòa điện chung gọi là chaitya, bên trong chứa một stupa nhỏ. Nhiều vihara và
chaitya ở Ấn độ được đục vào vách núi đá với quy mô rất lớn như hang ở Ajanta,
Ellora...[146], [148], [157].

1.2.3.1. Sự biến đổi của kiến trúc tháp Phật giáo
Dưới thời Asoka (TK III TCN) stupa được xây nhiều, phần lõi nguyên thủy
trong stupa lớn ở Sanchi cũng được xây vào thời kì này. Hình thức của stupa lớn
Sanchi thấy như ngày nay, được hoàn thiện vào TK II TCN, gồm 4 phần cơ bản: đế
cao (medhi) hình tròn, thân trên đế hình bán cầu (anda - quả trứng), chóp trên anda
gồm một khung vuông ở giữa cắm một cái lọng (harmika - trụ đứng gắn 3 đĩa tròn
nằm ngang), rào vây quanh đế (vedika) với 4 cổng vào (torana) ở 4 hướng mà bên
trong là đường chạy đàn thứ nhất. Đường chạy đàn thứ hai nằm trên đế bao quanh
anda. Trước thời Asoka ở tâm anda có hòm đựng xá lợi hoặc thánh tích, biểu thị ý
nghĩa mộ chí của stupa theo quan niệm của người Arya: hạt xá lợi trong tháp là hạt
giống sẽ nẩy nở trong kiếp sau thành một sinh linh. Đến thời Asoka hòm xá lợi được
chuyển lên đỉnh anda, từ đây stupa trở thành biểu tượng của vũ trụ quan PG: bán cầu

anda biểu thị vũ trụ vô tận, cây cột đứng của stupa tượng trưng trục vũ trụ. Mô hình
cổ điển này đã gợi ý cho biết bao kiểu tháp Phật ra đời ở khắp châu Á bằng cách
biến đổi các bộ phận của stupa nguyên thủy. Có thể nêu một số xu hướng sau đây:
[157, tr.85-111], (Hình 1-3)
 Xu hướng ở Gandhara và Tây Bắc Ấn vào những thế kỉ đầu CN. Đế vươn thành
khối trụ nhiều tầng, bề mặt giữa các tầng bố trí những khám tường đặt tượng
Phật hoặc phù điêu để tín đồ chiêm ngưỡng khi chạy đàn. Cột trụ của lọng được
kéo cao và gắn thêm nhiều đĩa tròn. Ở một số nơi, khung hình vuông ở chóp biến
thành khối lập phương, bên trên chồng những phiến đá vuông nhô dần ra, đó có
thể là lưu ảnh ngọn lửa của nghi thức hiến tế trong tín ngưỡng Bà-la-môn giáo.
Một kiểu thức nữa cũng ở Gandhara là đế tròn chuyển thành đế vuông và có
nhiều tầng. Qua những biến đổi này bán cầu anda mất dần vai trò chính, sự quan
tâm chuyển dần sang đế và chóp stupa.
 Xu hướng giữ nguyên mẫu nhưng sử dụng nhiều điêu khắc trang trí cho stupa
thêm sinh động ở Amaravati và miền Đông - Nam Ấn.
 Xu hướng ở vùng Nam Á và bán đảo Trung - Ấn kéo dãn cân đối cả 3 phần đế,
thân, chóp và tạo những đường viền nhô ra thắt lại gây ấn tượng chuyển tiếp nhẹ


nhàng giữa các phần, dẫn đến một hình thức gần như quả chuông. Vẻ uyển
chuyển của nét cong từ chóp nhọn xuống đến chân đế rộng làm cho ngôi tháp
như bám chặt thêm vào mặt đất.
Các xu hướng trên lan sang các quốc gia phía Đông và Đông - Nam Ấn vào nửa
sau thiên niên kỉ thứ nhất và phát triển thành những hình thức cực kì hoành tráng mà
tiêu biểu nhất là Borobodur ở Java, Indonesia.
 Xu hướng tháp Tây Tạng tôn trọng những nét cơ bản của stupa cổ điển nhưng
làm phồng phía trên bán cầu cho gần với hình cầu hơn.
 Xu hướng phát triển tháp Phật không từ stupa gốc. Một bản khắc bằng đất nung
tìm thấy ở Kumrahar (Bắc Ấn- khoảng TK II) thể hiện một KT tháp nhiều tầng
vươn cao gồm những khối hộp chồng lên nhau, càng lên cao càng nhỏ dần, tầng

trệt có đặt tượng thờ; đỉnh là khối bán cầu rất nhỏ và một cái lọng. Tháp - điện
thờ nhiều tầng này gọi là sikhara, được xem là hình tượng của núi vũ trụ Mêru,
lúc đầu có cả trong KTPG lẫn KT Ấn giáo ở Ấn Độ, nhưng về sau trở thành đặc
trưng riêng của KT Ấn giáo. Tháp kiểu này còn thấy ở các quốc gia Nam Á và
Đông Nam Á như tháp Kukut ở Thái Lan, tháp Sal Mahal Pasada ở Sri Lanka, và
nhiều biến thể khác ở Myanmar và Bali.
 Xu hướng tháp nhiều tầng ở Đông Á TK IV - VII, cũng thuộc phả hệ này. Tuy
nhiên, trong quá trình chuyển hóa mô hình ngoại lai thành tháp Phật nhiều tầng
có sự vay mượn hình thức của KT bản địa, được định hình bằng kĩ thuật mà
người Trung Hoa sử dụng trong nhiều thế kỉ trước trong những tháp canh. Tháp
Phật ban đầu có mặt bằng vuông với lối đi hẹp bao quanh và bộ mái vươn ra đỡ
bằng hệ thống đấu củng, nhưng về sau tháp mặt bằng bát giác được ưa chuộng vì
khả năng chống động đất tốt hơn và cho trường nhìn rộng hơn.
 Một xu hướng khác của tháp nhiều tầng là tháp Kim Cương Tọa, xuất hiện trước
tiên ở Ấn Độ được truyền sang Trung Quốc, gồm 5 tháp nhiều tầng cùng đứng
trên một khối đế cao vững chắc mà bốn mặt được trang trí những tầng khám
khắc dầy đặc tượng các La Hán.
 Một xu hướng ở Nhật Bản kết hợp sáng tạo stupa và tháp Đông Á thành loại
tháp Tahoto: một vòm mái kiểu stupa Ấn Độ nhô lên khỏi lớp mái thứ nhất, phía
trên được che bởi lớp mái thứ hai, hai lớp mái đều vuông và đua ra rất xa, chóp
tháp là một trụ đồng gắn nhiều vành tròn theo hình thức của tháp Đông Á.


×