ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
CON NGƯỜI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG VĂN XUÔI ĐÔ THỊ MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
CON NGƯỜI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG VĂN XUÔI ĐÔ THỊ MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
Chuyên ngành: Lý thuyết và Lịch sử văn học
Mã số: 5.04.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Huỳnh Như Phương
-Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các sốâ liệu, nội dung và kết quả nêu trong luận
án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thò Thu Trang
MỤC LỤC
Dẫn luận
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .......................................trang 1
2. Lòch sử vấn đề ...................................................................................trang 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................trang 14
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................trang 16
5. Đóng góp mới của luận án ................................................................trang 17
6. Cấu trúc của luận án .........................................................................trang 18
Chương 1: Bối cảnh văn hóa - xã hội và sự phát triển của văn xuôi đô thò
miền Nam giai đoạn 1954 - 1975
1.1. Bối cảnh văn hóa - xã hội miền Nam giai đoạn 1954 - 1975..........trang 20
1.2. Sự phát triển của văn xuôi đô thò miền Nam
giai đoạn 1954 -1975...............................trang 38
Chương 2: Con người và cách ứng xử đối với những giá trò văn hóa truyền
thống
2.1. Con người gắn bó với quê hương ...................................................trang 63
2.2. Con người coi trọng nền tảng gia đình ...........................................trang 80
2.3. Con người tranh đấu, hy sinh vì dân tộc .........................................trang 99
2.4. Con người lạc quan, vì nghóa ..........................................................trang 115
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện mối quan hệ của con người với các giá trò
văn hóa truyền thống
3.1. Cảm hứng văn hóa của các nhà văn ..............................................trang 137
3.2. Những đặc điểm nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm....................trang 151
V. Kết luận ...........................................................................................trang 192
VI. Thư mục tham khảo .......................................................................trang 201
-1-
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Vấn đề văn hóa truyền thống đang được quan tâm, chú ý hiện nay ở
Việt Nam vì nhu cầu nhận thức về dân tộc; vì sự cần thiết phải quảng bá những
nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, đất nước Việt Nam với thế giới; vì mục tiêu
“xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân
tộc” như Nghò quyết Hội nghò lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII đã đề ra...
Các nhà nghiên cứu văn hóa, các công trình khoa học có liên quan đến
văn hóa đều khẳng đònh rằng sự phát triển của văn hóa gắn liền với vận mệnh
dân tộc; việc xác đònh những giá trò văn hóa mang tính truyền thống trong đời
sống tinh thần của con người là cần thiết và quan trọng.
Cách đây hơn hai phần ba thế kỷ, học giả Đào Duy Anh cho in cuốn Việt
Nam văn hóa sử cương. Đây là một trong những công trình nghiên cứu về văn
hóa đầu tiên ở Việt Nam.
Theo Đào Duy Anh, văn hóa là những gì do con người tạo ra, được hình
thành và phát triển trong một vùng không gian xác đònh (điều kiện đòa lý) và
thời gian cụ thể (điều kiện lòch sử). Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, qua
phân tích của nhà nghiên cứu, có đặc điểm là nền “văn hóa nông nghiệp” lấy
“gia tộc làm cơ sở”, lấy “cảm tình làm bản vò”, “tính ưa chuộng hòa bình”, “nhân
sinh quan kiện toàn”... Tác giả cũng cho rằng, những đặc điểm trên sẽ thể hiện
đầy đủ, rõ ràng các mặt tốt xấu của nó mỗi khi văn hóa dân tộc đứng trước một
thách thức mới cần phải thay đổi hoặc có sự xâm nhập của một nền văn hóa
khác.
Học giả Đào Duy Anh cũng như các nhà nghiên cứu khác như Đặng
Thai Mai, Cao Xuân Huy, Từ Chi, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Trần
-2-
Trọng Kim, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Hiến Lê, Kim Đònh, Lý Chánh Trung,
Trần Văn Giàu... khi đề cập đến văn hóa đều lưu ý đến mối quan hệ xung đột
và thống nhất nhau giữa hai mặt: truyền thống và hiện đại, hay nói khác hơn
giữa nhu cầu bảo lưu văn hóa truyền thống và nhu cầu phát triển theo hướng
hiện đại.
Các giá trò văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong sự ổn đònh
đời sống tinh thần của con người, đồng thời góp phần qui đònh phương hướng của
sự phát triển, thay đổi xã hội theo yêu cầu thời đại.
Ở Việt Nam, giá trò văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc thường được
xem xét từ góc độ lòch sử và đạo đức học. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc nhận
đònh: “Văn hóa Việt Nam là văn hóa nhân cách luận” [283; tr.496].
Nói đến văn hóa và những giá trò văn hóa là nói đến con người và những
biểu hiện, cách ứng xử của con người với tự nhiên, với xã hội, với tha nhân và
đời sống tâm linh. Trong các mối quan hệ mang tính bản chất ấy, con người vừa
là sản phẩm của văn hóa vừa là chủ thể lưu giữ và sáng tạo văn hóa.
Văn học là một thành tố của văn hóa và cũng là một biểu hiện cụ thể
của sáng tạo văn hóa. Tác phẩm văn học thường được hiểu là sản phẩm văn
hóa, là sự phản ánh và tái tạo hiện thực. Trong thực tế, sự chi phối của văn hóa
cũng như hoạt động sáng tác của nhà văn mầu nhiệm và phức tạp hơn nhiều.
Thông qua tác phẩm, người đọc không chỉ nhìn thấy bức tranh đời sống con
người với các sự kiện văn hóa đa dạng của nó, mà chính đặc điểm văn hóa còn
là cơ sở để khu biệt các giai đoạn, thời kỳ văn học và những đặc trưng nghệ
thuật của văn chương. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi: “Đặt văn học
trên cái nền văn hóa là phát hiện đúng môi trường hữu cơ của nó, qua đó, dễ
dàng nhận ra không phải bản chất xã hội, bản chất giai cấp mà bản chất thẩm
mỹ, chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của văn chương...” [30; tr.19].
-3-
Gần đây, ngoài những công trình của một số nhà nghiên cứu nước ngoài
như M. Bakhtin, H. Taine, C.G.Jung… được dòch và giới thiệu; còn có những bài
viết và sách lý luận văn học có nhắc đến mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
của các tác giả trong nước như Phan Ngọc [282], Nguyễn Văn Hạnh [114], Lê
Ngọc Trà [417], Trần Đình Sử [367]... Một số công trình nghiên cứu, phê bình
văn học trung đại Việt Nam từ góc độ văn hóa học được dư luận chú ý như cuốn
Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy [401], Nho giáo và văn
học Việt Nam trung cận đại của Trần Đình Hượu [167], Văn học trung đại Việt
Nam dưới góc nhìn văn hóa của Trần Nho Thìn [397], hay “Đi tìm cổ mẫu trong
văn học Việt Nam” của Nguyễn Thò Thanh Xuân [481]... Những công trình nói
trên đã đem đến cho người đọc nhiều nhận thức mới mẻ trên cơ sở lấy văn hóa
và đặc trưng văn hóa để cắt nghóa các hiện tượng và biểu tượng văn học.
Văn học giai đoạn 1954 - 1975 tại các đô thò miền Nam có nhiều đặc
điểm khác biệt so với văn học trước đó và so với văn học miền Bắc cùng thời.
Đây là giai đoạn giao lưu, va chạm của văn hóa phương Đông và văn minh
phương Tây. Quá trình này diễn ra trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt và sự tồn
tại của chủ nghóa đế quốc, chủ nghóa thực dân mới. Vấn đề giữ gìn, phát huy hay
khước từ văn hóa truyền thống đặt ra gay gắt, đầy kòch tính và được phản ánh
trong văn học cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Với ý nghóa đó,
văn chương không chỉ là biểu hiện của văn hóa; mà thái độ của con người hay ý
thức của nhà văn đối với các giá trò văn hóa truyền thống cũng có vai trò nhất
đònh đối với sự phát triển của văn học và sự tồn tại của văn hóa dân tộc.
Đề tài “Con người và những giá trò văn hóa truyền thống trong văn
xuôi đô thò miền Nam giai đoạn 1954 - 1975” được chúng tôi lựa chọn xuất phát
từ thực tiễn lý luận và yêu cầu khoa học như đã nêu.
-4-
Đặt văn học đô thò miền Nam 1954 - 1975 trong dòng chảy và bối cảnh
văn hóa miền Nam để xem xét là cần thiết, phù hợp với đối tượng và điều kiện,
xu hướng nghiên cứu hiện nay. Mục đích của luận án là nhận thức, khám phá
giá trò văn chương của một bộ phận văn xuôi giai đoạn 1954 - 1975 ở miền Nam
vốn chưa được các công trình khoa học đi trước tìm hiểu và giải quyết đầy đủ.
Từ mối liên hệ giữa con người với giá trò văn hóa truyền thống, luận án còn
quan tâm đến vai trò của con người trong tác phẩm với tư cách là chủ thể văn
hóa đồng thời là sản phẩm của một thời đại văn hóa và văn hóa truyền thống;
sự tồn tại và biến đổi của các giá trò văn hóa truyền thống qua nhận thức và ứng
xử của con người.
2. Lòch sử vấn đề
Từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu văn học chuyên sâu bàn
về vấn đề con người ứng xử với các giá trò văn hóa truyền thống trong các tác
phẩm văn xuôi hay văn học nói chung. Một số bài viết và tác phẩm nghiên cứu
về văn học đô thò miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 nhắc đến văn hóa truyền
thống, văn hóa dân tộc với mục đích và quan điểm khác nhau.
2.1. Giai đoạn 1954 - 1975 ở miền Bắc xã hội chủ nghóa, việc nghiên
cứu, phê bình văn học đô thò miền Nam chủ yếu xuất phát từ lập trường chính trò
và thể hiện bằng hình thức báo chí là chính. Số lượng các bài viết nhiều, tập
trung vào một số tác giả như Trần Văn Giàu, Phạm Văn Só, Nguyễn Đức Đàn,
Trần Hữu Tá, Thạch Phương, Phan Đắc Lập, Trường Lưu, Phong Hiền...
Trong những bài viết có đề cập đến vấn đề văn hóa dân tộc, các tác giả
thường có ý dựa vào truyền thống, lấy văn hóa dân tộc để phê phán và đối lập
lại với những biểu hiện của chủ nghóa hiện sinh hay tư tưởng vọng ngoại, nô
dòch trong văn chương. Ví dụ trong bài “Những nọc độc của văn chương suy đồi
phương Tây trong cuốn tiểu thuyết Yêu của Chu Tử” trên tạp chí Văn học số
-5-
8/1965, tác giả Phạm Văn Sóõ nhận xét: “Trong Yêu có cái hỗn độn của chủ nghóa
hiện đại và cái cô đơn của chủ nghóa sinh tồn; có vấn đề số kiếp, vấn đề tình
thương siêu giai cấp mang màu sắc duy linh nhân vò, có triết lý bi đát của Cơ-lêmăng Rô-sê. Một chút không khí nhục thể và nhiều đám mây của triết học suy
đồi (…). Có cái gì Việt Nam ở trong đó chăng? Chẳng có gì cả…” [357; tr.60].
Tác giả Tầm Vu (Trần Văn Giàu) trong bài “Chân tướng Hồ Hữu Tường - “nhà
cầm bút” ” đăng trên tạp chí Văn học số 7/1968 phân tích và khẳng đònh: “Cái
văn hóa mà Hồ Hữu Tường đề ra không nhằm chống Mỹ mà nhằm chống lại
cuộc kháng Mỹ, chống lại Cách mạng dân chủ nhân dân, thì làm sao mà có thực
chất dân tộc được…” [102; tr.55]. Trong bài “Những diễn biến mới trong văn học
miền Nam vùng tạm bò chiếm những năm gần đây” đăng trên tạp chí Văn học số
7/1969, tác giả Nguyễn Đức Đàn cũng có ý nhận xét rằng “Đấu tranh giữa văn
hóa dân tộc lành mạnh với văn hóa nô dòch và suy đồi, vong bản” là cuộc đấu
tranh căng thẳng của văn chương, nghệ thuật [65; tr.66]. Như vậy, giá trò của văn
hóa dân tộc khẳng đònh sự tồn tại của dân tộc và có tác dụng đối kháng với văn
hóa ngoại lai. Mặt khác, tinh thần dân tộc cũng có khả năng chuyển hóa tư
tưởng xã hội, tư tưởng văn chương. Trường Lưu trong bài viết “Sự phá sản của
hình tượng “Người lính cộng hòa” trong văn học Sài Gòn” trên tạp chí Văn nghệ
quân đội số 7/1973, sau khi phân tích hành vi nhân vật người lính trong một số
tác phẩm văn xuôi đã kết luận: “Khi tinh thần đã sụp đổ, hình tượng người lính
ngụy trong văn học Sài Gòn cũng bò phá sản theo. Sự biến chuyển ấy trong văn
học, một mặt là do sự biến chuyển của cục diện chiến tranh, mặt khác nó bộc lộ
xu thế ngày càng tăng của những người cầm bút có lương tâm muốn miêu tả
những mặt cơ bản của hiện thực đã đến lúc khó bề lẩn tránh” [239; tr.140]. Theo
tác giả, đời sống tinh thần xã hội tác động trực tiếp đến con người, ngược lại ứng
xử của con người (nhà văn) cũng ảnh hưởng đến tư tưởng và đạo đức xã hội.
-6-
Tuy nhiên khi trình bày các bi kòch tinh thần của “người lính Cộng hòa”, tác giả
Trường Lưu chưa chú ý đến đặc điểm truyền thống văn hóa và sự xáo trộn, đổ
vỡ trong các giá trò đạo đức luân lý đã ảnh hưởng quan niệm sống và hành vi
con người. Lữ Phương trong bài “Văn học nghệ thuật các thành thò miền Nam và
con đường phát triển của nó” đăng trên báo Văn nghệ số 553 (1974) lập luận:
“Vận mệnh của một nền văn học nghệ thuật cũng như vận mệnh của con người,
bao giờ cũng gắn liền với cái xã hội trong đó con người sinh sống và nền văn
học nghệ thuật của nó phát sinh nảy nở…”, vì vậy tác giả nhận đònh: “văn hóa
đã biến thành những sản phẩm tiêu dùng, hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều
khiển của hệ thống quảng cáo” [328; tr.3]. Thực tế văn hóa cũng như con người
có khả năng tác động đến đời sống xã hội chứ không chỉ lệ thuộc vào nó, nhất
là khi con người biết dựa vào những giá trò truyền thống.
Năm 1976, Thạch Phương đã tổng kết lại giai đoạn nghiên cứu nói trên
trong bài viết “Đọc lại những bài viết về văn nghệ vùng Mỹ - ngụy trong các
năm qua”. Tác giả ước tính: “có trên 250 bài” đăng trên các tạp chí và tuần báo
“đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về âm mưu, thủ đoạn, biện pháp của
chủ nghóa thực dân mới trên lónh vực văn học, triết học, mỹ học, lòch sử, tôn
giáo...”. Trong 250 bài này có “trên 50 bài” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn
học (tạp chí Văn học) và “khoảng 120 bài” trên các báo Học tập, Văn hóa Nghệ
thuật, Văn nghệ, Thống nhất... Sau khi khảo sát qua những bài viết trên, tác giả
đã sắp xếp thành 3 loại bài: “- Loại bài phê phán âm mưu và thủ đoạn thâm độc
của Mỹ-ngụy đối với văn hóa - văn nghệ (...). - Loại bài mang tính chất trao đổi
ý kiến, có đấu tranh phê phán những quan điểm, những hiện tượng sai trái (...).
- Loại bài biểu dương và cổ vũ những người cầm bút có khuynh hướng yêu nước
và tiến bộ” [335; tr.109-117]. Trong ba loại bài viết mà Thạch Phương đã phân
loại, vấn đề văn hóa dân tộc và ứng xử của con người với các giá trò tinh thần
-7-
truyền thống (nếu có đề cập) thường ở loại bài viết thứ nhất: phê phán âm mưu
và thủ đoạn thâm độc của Mỹ - ngụy đối với văn hóa - văn nghệ.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt và sự phân cách giữa hai
miền Nam Bắc, do điều kiện tiếp cận với nguồn tư liệu, sách báo xuất bản tại
miền Nam hạn chế; nên việc nghiên cứu về văn học đô thò miền Nam
1954 - 1975 tại miền Bắc, hầu như chỉ nhằm mục đích tuyên truyền và phê phán
kòp thời những biểu hiện tiêu cực của văn hóa thực dân mới.
2.2. Tại Sài Gòn và các thành phố miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, tình
hình nghiên cứu, đánh giá về thành quả văn xuôi hay văn học nói chung ít có sự
đồng bộ và nhất quán.
Ngoài những bài giới thiệu sách, những bài phê bình đăng thường xuyên
và rải rác trên các báo, tạp chí; các công trình viết về tác giả, tác phẩm văn xuôi
giai đoạn 1954 - 1975 có thể kể như:
Năm 1967, Nguiễn Ngu Í tập họp những bài phỏng vấn các nhà văn của
mình, hoàn chỉnh thêm và in thành cuốn Sống và viết với... Trong cuốn sách này,
chân dung một số tác giả văn xuôi và đời sống sáng tác đương thời được trình
bày chân thực và khách quan. Khi viết về Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, tác
giả Nguiễn Ngu Í lưu ý rằng sắc thái văn hóa đòa phương như là một ưu thế nổi
trội của họ: “Bây giờ, hễ nói đến miền Nam thì người ta nhớ ngay đến Bình
Nguyên Lộc, Sơn Nam…” [176; tr.206] hay “Thật ít ai tỏ tình yêu đòa phương
mình - đòa phương này là cả miền Nam nước Việt ra đời mấy trăm năm - một
cách cụ thể và nhiều khía cạnh như anh (Bình Nguyên Lộc)” [176; tr.222].
Người nghiên cứu về văn xuôi đô thò miền Nam tương đối tập trung và
có hệ thống là Cao Huy Khanh với công trình “Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền
Nam 1955 - 1969” [178] đăng nhiều kỳ trên tuần báo Khởi hành năm 1970. Ở
phần giới thiệu khái quát, Cao Huy Khanh viết: “Trong bảo tàng chữ nghóa còn
-8-
là tư tưởng dân tộc”; và ông nhận xét: “Càng về những năm sau, miền Nam
(không khí, mẫu người, ngôn ngữ) bắt đầu kêu gọi bày tỏ: nếp sinh hoạt điển
hình ở miền Nam...” [178; tr.8/số 74]. Trong nội dung chính, khi điểm qua hoạt
động và thành tựu của các nhóm bút mà ông cho là chính yếu ở miền Nam, tác
giả Cao Huy Khanh cũng cho rằng nhóm Nhân loại gồm Ngọc Linh, Sơn Nam,
Bình Nguyên Lộc… là những người đã “theo đúng truyền thống của những nhà
văn miền Nam điển hình như Hồ Biểu Chánh hay Phú Đức” [178; tr.7/số 85]. Bổ
sung cho phần nghiên cứu nói trên, năm 1973, 1974, Cao Huy Khanh còn có loạt
bài viết về văn xuôi miền Nam đăng trên tập san Thời tập; trong đó đáng lưu ý
là các bài viết về Ngọc Linh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc. Cũng như Nguiễn
Ngu Í, Cao Huy Khanh đánh giá đây là những nhà văn ưu tú, tiêu biểu của văn
xuôi miền Nam, có khuynh hướng quảng bá cho nét đặc thù về đất và người
Nam bôä.
Cũng năm 1970, Tạ Tỵ có cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ và năm 1971
cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay [453, 454] giới thiệu sự nghiệp văn
nghệ và tác phẩm của 20 nghệ só mà ông cho là thành đạt nhất, trong đó có 13
tác giả văn xuôi. Trong 13 tác giả văn xuôi này có Sơn Nam, Vũ Bằng, Võ
Hồng. Tạ Tỵ gọi Vũ Bằng là “một hiện tượng” trong văn xuôi, là “người trở về
từ cõi đam mê” [453; tr.61]; viết về Sơn Nam rất trân trọng “Sơn Nam, hơi thở
của miền Nam nước Việt” [453; tr.193] và cho rằng văn chương Võ Hồng gắn
liền với “quê hương bất hạnh”. Tạ Tỵ không chọn lựa nhà văn thuộc khuynh
hướng này hay khuynh hướng kia; khi phân tích giá trò văn chương của họ, ông
chủ yếu dựa vào nội dung hiện thực của tác phẩm, đời sống sáng tác của nhà
văn và bằng cảm nhận chủ quan của mình. Ví dụ, Tạ Tỵ viết về Vũ Bằng:
“Nhưng không phải Vũ Bằng chỉ nhớ có quà Hà Nội, mà Vũ quân còn nhớ quê
hương miền Bắc qua các món quà đó, vì trong hương vò của từng món, hình ảnh
-9-
một dải đồng bằng phì nhiêu…” [453; tr.69]. Với các tác giả khác, Tạ Tỵ cũng
có kiểu phê bình, nhận xét như vậy. Ông chỉ diễn giải mà không cắt nghóa hay
đi sâu vào mối quan hệ giữa môi trường, ký ức văn hóa với tư tưởng nghệ thuật
của người sáng tác.
Uyên Thao trong cuốn Các nhà văn nữ Việt Nam 1900 - 1970 giới thiệu
cuộc đời và tác phẩm văn xuôi của các nhà văn nữ như Nguyễn Thò Vinh, Linh
Bảo, Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thò Thụy Vũ, Nguyễn Thò Hoàng, Trùng
Dương. Đây là tác phẩm được nhiều người quan tâm vì một số cây bút nữ nêu
trên được xem là “hiện tượng” gây dư luận trên văn đàn đương thời. Cách dẫn
giải, phân tích của Uyên Thao không nhằm tới mục đích xếp vò thứ cho hàng
ngũ các nhà văn nữ; nhưng trong một chừng mực nhất đònh, tác giả cũng đã phân
biệt cho người đọc một số đặc sắc riêng của từng cây bút; như khi nhắc đến Túy
Hồng với hai tác phẩm Thở dài và Vết thương dậy thì, Uyên Thao nêu nhận xét
là “không ngoài một chủ trương mà người ta gọi là cynique muốn trình bày cá
nhân mình như một mẫu người phản kháng mọi trật tự hay luật lệ đã và đang có
của xã hội” [379; tr.181]. Thái độ hay phản ứng của nhân vật với văn hóa truyền
thống trong tác phẩm các nhà văn nữ có được nhà phê bình nhắc đến, nhưng
chưa được đánh giá, phân tích thành luận điểm.
Năm 1973, Doãn Quốc Sỹ trong tác phẩm Văn học và tiểu thuyết, phần
nói về “nền văn xuôi tại miền Nam tự do từ sau 1954” dẫn lại gần như nguyên
vẹn ý kiến của Cao Huy Khanh [369; tr.228-245].
Như vậy, các nhà nghiên cứu tại miền Nam trước 1975 dù có chú ý đến
văn xuôi nhiều hơn; nhưng các bài viết và công trình nghiên cứu vẫn chỉ dừng
lại ở việc phân tích, giới thiệu về tác giả, tác phẩm trong phạm vi quan tâm của
cá nhân người viết.
- 10 -
2.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay, việc nghiên cứu về văn học miền Nam
được đầu tư, chú ý nhiều hơn. Bên cạnh nhiều bài báo, còn có những bài tiểu
luận công phu và sách nghiên cứu, phê bình.
Năm 1976, cuốn sách Văn học giải phóng miền Nam của Phạm Văn Só
có phần phụ lục nói về “Một số xu hướng văn chương phản động và suy đồi ở
vùng tạm chiếm miền Nam” [360; tr.375-450]. Năm 1986, một tác phẩm khác
của Phạm Văn Só là Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, trong nội dung
có nhiều ý liên hệ, bàn luận thêm về ảnh hưởng của tư tưởng và văn học hiện
đại phương Tây đối với văn học thành thò miền Nam [361]. Trong cả hai công
trình nêu trên, tác giả Phạm Văn Só đều không nhắc đến nội dung văn hóa
truyền thống được thể hiện trong văn xuôi; nhưng ông có ghi nhận rằng: “một số
cây bút hiện thực và tiến bộ như Vũ Hạnh, Viễn Phương, Lê Vónh Hòa, Sơn
Nam (…) đã phê phán những tư tưởng tiêu cực và khinh bạc, rẻ rúng truyền
thống tốt đẹp của dân tộc…” [360; tr.446]. Đây cũng có thể coi là ý thức về giá
trò văn hóa dân tộc của các nhà văn.
Từ sau khi Nghò quyết Đại hội Đảng IV đặt ra nhiệm vụ “quét sạch ảnh
hưởng của tư tưởng thực dân mới” ở miền Nam; nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội
đã xuất bản một số sách có nội dung phê phán văn hóa, văn nghệ (trong đó chủ
yếu là văn học) vùng đô thò miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Cụ thể là hai tập
Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ - ngụy tập trung bài viết của 15 tác
giả như Trà Linh, Phong Hiền, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Hà Xuân Trường…
[86&221]; hai tập Những tên biệt kích của chủ nghóa thực dân mới trên mặt trận
văn hóa tư tưởng của Vũ Hạnh, Thạch Phương, Huy Khánh, Phan Đắc Lập và
một số cây bút khác [130]; cuốn Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế
quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam của Lữ Phương [329]…
- 11 -
Những cuốn sách nói trên đều có chung nội dung phê phán tư tưởng
phản động, đồi trụy của văn học vùng đô thò miền Nam. Tính chất phản động
được nêu ra là: tư tưởng chống Cộng cực đoan, tuyên truyền cho nếp sống thác
loạn, đồi trụy, vong bản, vọng ngoại... Nguyên nhân chính theo phân tích của
các tác giả là do chính sách văn hóa thực dân mới của Mỹ, do ảnh hưởng của
văn hóa phương Tây xâm nhập và do hoàn cảnh, môi trường xã hội xấu tác
động. Vấn đề văn hóa truyền thống và thái độ con người đối với các giá trò văn
hóa chưa được các nhà nghiên cứu xem xét, đánh giá kỹ; mà chỉ tập trung phê
phán chiêu bài mò dân, giả danh văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống. Ví dụ
Lữ Phương viết: “Một điều quan trọng mà người ta thấy toát ra từ cái chồng hồ
sơ gọi là “văn hóa dân tộc” ấy là quan điểm chống Cộng hết sức nhất quán của
nó, dù là được biểu hiện trực tiếp hay không trực tiếp” [329; tr.101].
Trong cuốn Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ - ngụy (1987), tác giả Lê
Đình Kỵ cũng xác đònh mục tiêu cụ thể là: “phê phán các khuynh hướng tư tưởng
văn học” (chòu ảnh hưởng chủ nghóa thực dân mới) [195; tr.10], nên trong sự
“nhìn lại” của nhà nghiên cứu không thấy có nội dung tư tưởng văn hóa truyền
thống và sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với văn học đô thò miền Nam. Ngay
cả Thành Duy trong công trình lý luận có tên Về tính dân tộc trong văn học; ở
chương 7, khi đề cập đến bộ phận văn học này cũng chỉ gọi chung đó là “một
hiện tượng không bình thường”, là “văn hóa ngụy dân tộc” [61; tr.278]...
Những năm gần đây, do nhu cầu muốn tìm hiểu, đọc lại một giai đoạn
văn học vẫn còn nhiều “khoảng trống vắng” trong các nhận đònh, đánh giá, nên
đã có nhiều tác phẩm được in lại, được tái bản. Một số công trình nghiên cứu vì
vậy cũng được bổ sung, thay đổi để khách quan, chân xác hơn. Trần Trọng Đăng
Đàn khi in lại cuốn Văn hóa văn nghệ phục vụ cho chủ nghóa thực dân mới Mỹ
tại Nam Việt Nam 1954 - 1975 (xuất bản năm 1989, tái bản năm 2000), có bổ
- 12 -
sung thêm một nội dung “Về phần văn hóa, văn nghệ yêu nước, Cách mạng, tiến
bộ tại các vùng đòch tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975” . Tập
sách Nhìn lại một chặng đường văn học (in năm 2000), là công trình nghiên cứu,
tuyển chọn công phu hơn 1000 trang của Trần Hữu Tá về bộ phận văn học “yêu
nước, tiến bộ” ở khu vực thành thò miền Nam.
Trước đó, năm 1979, Thạch Phương đã có viết phần “Văn học yêu nước tiến bộ trong lòng các thành thò miền Nam” trong cuốn sách chung có tên Văn
học Việt Nam chống Mỹ cứu nước (phần thứ năm) [338; tr.385-452].
Cũng như tác giả Trần Trọng Đăng Đàn coi bộ phận văn học yêu nước,
cách mạng là “một dòng trong giữa những dòng đục” [72; tr.5], Thạch Phương
gọi “văn học yêu nước - tiến bộ là vũ khí đấu tranh của quần chúng bò áp bức”
[338; tr.445]; nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá sau khi phân tích bối cảnh ra đời và
đặc điểm của khuynh hướng văn học tích cực này đã nhận đònh: “Nó là sự tiếp
nối của truyền thống; nó khẳng đònh tư tưởng yêu nước, tinh thần tự cường dân
tộc luôn là nguồn mạch chính của văn học Việt Nam” [372; tr.125].
Đóng góp của Trần Hữu Tá đối với lòch sử nghiên cứu văn học đô thò
miền Nam nói chung cũng như phần văn học yêu nước - tiến bộ nói riêng là đã
khảo sát trên phạm vi rộng, có hệ thống một khối lượng lớn tác giả, tác phẩm từ
báo chí đến tài liệu và sách xuất bản; bao gồm nhiều thể loại khác nhau như
thơ, truyện, bút ký chính luận, lý luận phê bình. Tác giả không chỉ nhìn nhận
văn học yêu nước như một khuynh hướng tích cực của văn học đô thò miền Nam,
“gắn bó chặt chẽ với phong trào đấu tranh đô thò, với công cuộc giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước” [372; tr.124]; mà còn khẳng đònh giá trò bộ phận văn
học này “làm giàu cho kho tàng văn học dân tộc” và vì vậy “xứng đáng được
xem xét, đánh giá một cách trân trọng trong các công trình văn học sử”
[372; tr.126].
- 13 -
Tuy nhiên, do mục tiêu của các nhà nghiên cứu là phê phán chính sách
văn hóa của chủ nghóa thực dân mới và những tác hại từ “cuộc xâm lăng về văn
hóa và tư tưởng” của Mỹ; nên vấn đề văn hóa dân tộc chủ yếu chỉ xem xét như
biểu hiện của thái độ phản kháng với “văn hóa ngoại nhập”. Khuynh hướng văn
học “yêu nước, tiến bộ và cách mạng” được quan tâm khảo sát kỹ, nhưng
khuynh hướng này đã góp phần bảo vệ và phát huy những giá trò văn hóa truyền
thống như thế nào chưa được phân tích kỹ.
Từ năm 1986, tại California, Võ Phiến với bộ sách Hai mươi năm văn
học miền Nam 1954 - 1975 [316] được xem là công trình khảo cứu, sưu tập qui
mô về văn học miền Nam. Tuy nhiên ngay ở phần tổng quan, một số ý kiến của
Võ Phiến đã bộc lộ sự chủ quan, thiếu chân xác. Ví dụ, Võ Phiến viết: “Còn
sách, còn truyện viết về nông thôn và dân quê trong thời kỳ này của những Sơn
Nam, Lê Xuyên, thì như kể chuyện lạ… bốn phương, chuyện xưa tích cũ cho bà
con nghe chơi, trầm trồ kinh ngạc chơi. Nghe chơi vì xa vời, vì không mấy quan
thiết đến mình…” [316; tr.58]. Thái độ của nhà văn với các giá trò văn hóa
truyền thống, vì vậy, cũng không phải là vấn đề “quan thiết” trong nghiên cứu,
đánh giá văn học của Võ Phiến.
Khoảng hơn mươi năm trở lại đây, trên các trang báo điện tử từ hải
ngoại có một số bài phê bình nghiên cứu về văn học miền Nam giai đoạn
1954 -1975 của Thụy Khuê, Nguyễn Văn Trung và một số tác giả khác.
Thành tựu của văn xuôi hay văn học miền Nam giai đoạn 1954 - 1975
nói chung, cần được đánh giá thỏa đáng; nhất là việc xem xét các giá trò văn
học, giá trò văn hóa truyền thống được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm
và vì sao văn xuôi lại quan tâm đến những giá trò văn hóa dân tộc ngay trong
quá trình giao lưu, hội nhập với văn hóa nước ngoài.
- 14 -
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khái niệm “Văn xuôi đô thò miền Nam giai đoạn 1954 - 1975” có ngoại
diên rất rộng, khái niệm “văn hóa truyền thống” lại càng rộng hơn. Căn cứ vào
mục tiêu đặt ra của luận án và điều kiện thực hiện, người viết giới hạn phạm vi
khảo sát vào đối tượng chính là các tác phẩm văn xuôi được sáng tác và xuất
bản tại các đô thò miền Nam từ 1954 đến 1975; trong đó trọng tâm là những tác
phẩm có khuynh hướng đề cao, bảo vệ giá trò văn hóa dân tộc (xét từ sự nhất
quán trong cảm hứng sáng tạo đến nội dung đặc điểm nghệ thuật, cách thể hiện
nhân vật), như các tác phẩm của Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng,
Nguyễn Văn Xuân, Vũ Bằng...
Luận án cũng không bao quát hết các công trình khảo cứu văn hóa hay
toàn bộ các thể loại của văn xuôi mà chỉ giới hạn ở các tác phẩm văn xuôi nghệ
thuật là tiểu thuyết, truyện ngắn và tùy bút.
Về nội dung khái niệm “văn hóa truyền thống” và “giá trò văn hóa
truyền thống”, luận án chỉ tập trung đề cập đến các giá trò tinh thần và chủ yếu
dựa theo ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu. Trong tác phẩm Giá trò tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Trần Văn Giàu cho rằng:
... Truyền thống có cái tốt cái xấu, nhưng khi chúng ta nói “giá trò
truyền thống” là chỉ có tốt mà thôi, bởi vì chỉ có những cái tốt mới
được gọi là giá trò, thậm chí, không phải mỗi cái gì tốt đều được gọi là
giá trò, mà là những cái tốt phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích
cực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận đònh và
hướng dẫn sự hành động, thì mới được mang danh là giá trò truyền
thống [107; tr.50].
Từ giới hạn được xác đònh này, tác giả Trần Văn Giàu phân tích và
chứng minh tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam gồm có 7 giá trò lớn:
- 15 -
- Yêu nước, - Cần cù, - Anh hùng, - Sáng tạo, - Lạc quan, - Thương người, - Vì
nghóa. Bảy giá trò tinh thần mà Trần Văn Giàu phân tích và khái quát nói trên,
về cơ bản không mâu thuẫn với những nhận đònh về văn hóa truyền thống của
các nhà nghiên cứu khác.
Luận án không lấy tác phẩm văn xuôi để minh họa cho hệ giá trò tinh
thần của dân tộc, không khảo sát toàn bộ các giá trò văn hóa truyền thống; mà
quan tâm chủ yếu đến nhận thức và hành động của chủ thể văn hóa trong bối
cảnh xã hội đô thò miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 và trong tác phẩm văn xuôi.
Đặt trong bối cảnh ấy, truyền thống không chỉ có nghóa là sự tiếp nối, duy trì mà
còn là sự chọn lựa của con người.
Luận án xác đònh khung thời gian và không gian cho khái niệm văn hóa
truyền thống theo ý kiến phân tích của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính.
Trong bài viết “Văn hóa cổ truyền, văn hóa truyền thống và truyền thống văn
hóa”, Nguyễn Xuân Kính cho rằng khái niệm văn hóa truyền thống ít được các
nhà khoa học phân biệt về thời gian mà thường dùng để “chỉ một cấu trúc văn
hóa, chỉ văn hóa của các xã hội nông nghiệp truyền thống” [193; tr.7]. Như vậy,
vấn đề quan tâm của luận án là môi trường, bối cảnh nông thôn thể hiện trong
các tác phẩm, đối lập với không gian đô thò và sự chuyển tiếp từ văn hóa truyền
thống sang văn hóa hiện đại trong những năm 1954 - 1975 tại miền Nam.
Về mối liên hệ giữa văn học và văn hóa trong tác phẩm văn xuôi, người
viết thống nhất với ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Một là văn học là
sự tự ý thức của văn hóa” (...); “Thứ hai là văn học trực tiếp tái hiện đời sống
văn hóa của từng dân tộc” (...); “Điểm thứ ba là văn học kết tinh văn hóa thẩm
mỹ của dân tộc, bảo tồn được những gì xem là đẹp là hay” [367; tr.63]. Ba đặc
điểm nêu trên là cơ sở lý luận cho việc nhận thức, đánh giá tác phẩm chứ không
phải là mục tiêu của luận án.
- 16 -
Xuất phát từ thực tiễn tác phẩm và hướng đến việc nhận thức, thẩm đònh
tác phẩm văn học; luận án không đi ra ngoài các vấn đề có liên quan như đời
sống sáng tác, quan điểm nghệ thuật, nhân vật, nội dung, tư tưởng và phong
cách...
Với phạm vi khảo sát này, người nghiên cứu hy vọng vấn đề con người
với các giá trò văn hóa truyền thống trong văn xuôi đô thò miền Nam 1954 - 1975
sẽ được xem xét khách quan trong hệ thống và môi trường văn hóa của nó và
với vẻ đẹp văn chương đặc thù.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các yêu cầu đặt ra của luận án, người viết đã áp dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp lòch sử được sử dụng để khái quát chung về bối cảnh, đặc
điểm văn hóa, xã hội và sự phát triển của văn xuôi đô thò miền Nam. Phương
pháp này cho phép nhìn nhận và xem xét tác phẩm văn học như một hiện tượng
văn hóa - lòch sử gắn liền với các sự kiện trong đời sống xã hội và con người.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Với cách tiếp cận này, người
nghiên cứu không chỉ xem xét văn học phản ánh văn hóa thế nào mà còn vận
dụng những kiến thức tổng hợp về lòch sử, tôn giáo, chính trò, tâm lý… để có thể
giải mã, cắt nghóa các hiện tượng văn học. Trong quá trình tìm hiểu, phân tích
thái độ ứng xử của nhân vật với các giá trò văn hóa truyền thống, người viết
không tách rời tác phẩm văn chương với môi trường sống và những đặc thù nghệ
thuật riêng biệt của nó.
- Phương pháp loại hình trong nghiên cứu văn học thường dựa vào khái
niệm “kiểu” hoặc “mẫu” để phân chia, hệ thống các đối tượng. Luận án vận
dụng phương pháp loại hình để xác đònh đối tượng, phạm vi nghiên cứu và để
- 17 -
nhận diện, phân loại nhân vật ở chương 2 đồng thời xác đònh một số hình thức
thẩm mỹ mang tính cộng đồng và truyền thống trong chương 3.
- Phương pháp so sánh: Để nhận ra qui luật vận động của văn xuôi, sự
khác biệt độc đáo giữa các vùng miền, người viết có ý thức so sánh cả về đồng
đại lẫn lòch đại, giữa tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1954 - 1975 với các giai đoạn
trước và sau đó; giữa vùng miền này với vùng miền khác hay giữa các khuynh
hướng và phong cách biểu hiện khác nhau.
Trong quá trình thực hiện luận án này, người viết đã tiêáp xúc với một số
nhà văn, nhà văn hóa, trí thức am hiểu về giai đoạn văn học 1954 - 1975 ở miền
Nam như Sơn Nam, Võ Hồng, Lý Chánh Trung, Cao Huy Khanh, Nguyễn Q.
Thắng, Minh Quân, Chinh Văn, Mộng Bình Sơn, Tường Linh, Vũ Duy, Trần
Huiền Ân, Hoàng Đình Huy Quan... và một số nhà nghiên cứu văn hóa trong
nước như cố giáo sư Trần Quốc Vượng, giáo sư Nguyễn Xuân Kính... Những
kiến thức về đời sống sáng tác, văn hóa, xã hội qua trao đổi giúp cho người viết
có sự lý giải hợp lý hơn về các hiện tượng văn học giai đoạn 1954 - 1975.
5. Đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận
- Luận án góp phần khẳng đònh hiệu quả của hướng nghiên cứu: tiếp
cận, tìm hiểu, đánh giá văn học từ các giá trò văn hóa, trong mối liên hệ với văn
hóa.
- Khái quát sự phát triển của văn xuôi đô thò miền Nam. Nghiên cứu có
chọn lọc một bộ phận văn xuôi thuộc giai đoạn đặc biệt (1954 - 1975). Đây là
công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề giá trò văn hóa truyền thống
trong văn xuôi đô thò miền Nam.
- 18 -
Về mặt thực tiễn
- Luận án đáp ứng được nhu cầu nhận thức về đặc điểm và giá trò văn
hóa dân tộc đang là vấn đề được chú ý, liên quan đến đường lối phát triển đất
nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đối với tình hình tiếp nhận văn học đô thò miền Nam giai đoạn
1954 - 1975 và những vấn đề có liên quan trong đời sống văn hóa hiện nay: luận
án không chỉ góp phần đònh hướng, mà còn tham gia vào công việc cần thiết là
phân tích, thẩm đònh giá trò của các tác phẩm văn xuôi (giá trò văn học và cả giá
trò văn hóa).
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần thống kê tư liệu tham khảo và các bài viết có liên quan dài
25 trang; phần nội dung chính của luận án gồm 200 trang, trong đó:
- Phần Dẫn luận: Giới thiệu chung về luận án (19 trang).
- Chương 1: Bối cảnh văn hóa - xã hội và sự phát triển của văn xuôi đô
thò miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 (43 trang).
- Chương 2: Con người và cách ứng xử đối với các giá trò văn hóa truyền
thống (74 trang).
- Chương 3: Nghệ thuật thể hiện mối quan hệ của con người với các giá
trò văn hóa truyền thống (55 trang).
- Phần Kết luận (9 trang).
Trong chương 1, luận án giới thiệu khái quát về bối cảnh lòch sử, chính
trò, xã hội miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 và sự phát triển của văn xuôi. Người
viết coi đây là cơ sở hiện thực để tìm hiểu sâu hơn về các phản ứng, cách đối xử
của con người với các giá trò văn hóa truyền thống ở phần sau. Những kiến giải
vừa khách quan vừa chủ quan của người viết khi hình dung nên bức tranh văn
hóa miền Nam thời trước 1975 phần lớn xuất phát từ nội dung hiện thực của các
- 19 -
tác phẩm. Cái nhìn toàn cảnh về bức tranh đó là cần thiết để nhận thức rằng,
văn học thực sự là một hiện tượng văn hóa và sự phát triển của văn xuôi đô thò
miền Nam gắn liền với bối cảnh văn hóa - xã hội phức tạp của giai đoạn này.
Chương 2 là chương chính của luận án, nội dung chia thành 4 đề mục là:
Con người gắn bó với quê hương; Con người coi trọng nền tảng gia đình; Con
người đấu tranh, hy sinh vì dân tộc; Con người lạc quan, vò nghóa. Đó cũng là
những giá trò văn hóa dân tộc được khẳng đònh, quan tâm nhiều nhất trong các
tác phẩm văn xuôi có khuynh hướng bảo lưu văn hóa truyền thống. Những giá
trò văn hóa nói trên tồn tại, biến đổi qua ứng xử của con người. Khi trình bày,
phân tích mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên, xã hội, với gia
đình, cộng đồng, với bản thân (niềm tin, tâm linh)...; người viết không chỉ dựa
vào các giá trò tinh thần truyền thống của dân tộc, mà luôn coi trọng tư cách
chỉnh thể nghệ thuật và giá trò thẩm mỹ của tác phẩm.
Trong chương này luận án không đi sâu vào quan niệm về con người
trong văn xuôi mà tập trung đề cập đến con người với tư cách chủ thể văn hóa.
Chương 3 phân tích một số đặc điểm, thủ pháp nghệ thuật thể hiện mối
quan hệ của con người với các giá trò văn hóa truyền thống trong tác phẩm như
cảm hứng văn hóa, quan niệm về con người gắn với giá trò văn hóa, những đặc
điểm thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu... Vấn đề quan trọng luận án quan tâm là
văn xuôi hướng đến đáp ứng yêu cầu cách tân, hiện đại hóa ra sao bên cạnh
việc vẫn giữ được phẩm chất nghệ thuật truyền thống và đặc trưng văn hóa vùng
miền. Đó cũng là yêu cầu đặt ra cho con đường phát triển văn học hiện nay.
- 20 -
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH VĂN HÓA - XÃ HỘI
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN XUÔI ĐÔ THỊ MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
Hai mươi năm (1954 - 1975) là một đoạn đường dài đối với lòch sử đương
đại cũng như với văn chương Việt Nam. Trên một nửa đất nước tính từ vó tuyến
17 đến mũi Cà Mau, một giai đoạn văn học với nhiều đặc điểm khác biệt so với
trước và sau đó đã tồn tại và phát triển. Nó là một phần không thể tách rời của
văn học dân tộc và bối cảnh văn hóa - xã hội phức tạp của giai đoạn này. Tìm
hiểu văn xuôi đô thò miền Nam 1954 - 1975 và những vấn đề có liên quan đến
phạm vi văn học giai đoạn này là nhiệm vụ và yêu cầu đầu tiên đặt ra đối với
người nghiên cứu.
1.1. Bối cảnh văn hóa - xã hội miền Nam giai đoạn 1954 - 1975
Nhìn từ diễn trình lòch sử Việt Nam và từ văn học, 1954 là một cột mốc
khá rõ ràng. Sự kiện lòch sử phân chia đất nước thành hai miền tác động mạnh
mẽ đến việc phân kỳ trong văn học. Văn học Việt Nam vốn có truyền thống gắn
bó với lòch sử; nay càng liên quan chặt chẽ hơn. Mối quan hệ này cho phép xem
xét những sự kiện lòch sử, chính trò đã in bóng trên tác phẩm văn chương và tác
động đến đời sống tinh thần con người như thế nào. Khó có thể mô tả và phân
tích hết bức tranh văn hóa - xã hội giai đoạn 1954 -1975 nhưng vẫn có thể hình
dung ra một số đường nét chính như: tình hình chính trò căng thẳng và cuộc chiến
tranh kéo dài, ác liệt; sự xáo trộn về dân cư, sự va chạm, xâm nhập về văn hóa;
tốc độ đô thò hóa nhanh chóng và những thay đổi trong tâm lý và nếp sinh hoạt
thường nhật…
- 21 -
1.1.1. Hiệp ước Genève 1954 và những xáo trộn về dân cư ở miền Nam
Đối với nhiều người Việt Nam, hiệp ước Genève 1954 đã biến sông Bến
Hải, tỉnh Quảng Trò thành một nhát cắt tàn nhẫn, ngăn đôi đất nước thành hai
miền Nam và Bắc. Sự phân ly này kéo dài hơn hai thập niên và mang theo
nhiều hệ lụy bi thương mà không một dân tộc nào muốn có.
Từ đây miền Bắc đi theo con đường xây dựng chủ nghóa xã hội do Đảng
Cộng sản lãnh đạo; miền Nam dưới sự bảo trợ của Mỹ, một chính quyền mới
được thành lập từ trung ương đến đòa phương. Chế độ Ngô Đình Diệm, rồi sau
đến Nguyễn Văn Thiệu và các đời tổng thống khác dù đã thực hiện nhiều chính
sách, biện pháp chống Cộng triệt để, nhưng thực chất họ vẫn chỉ kiểm soát được
các thành phố và thò tứ. Các làng quê xa hoặc miền rừng núi thường là vùng giải
phóng hoặc căn cứ cách mạng. Tổ chức cơ sở đảng hoạt động ngay trong lòng
thành phố, bám sát vào các phong trào đấu tranh của nhân dân. Xung đột về
chính trò kéo theo hàng loạt những biến cố lòch sử liên tục xảy ra như phong trào
Đồng khởi ở các vùng quê; phong trào xuống đường của học sinh, sinh viên ở
các thành phố; sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và cuộc đấu tranh
của tăng ni phật tử; cuộc đảo chính năm 1963; biến cố Mậu Thân 1968; Hiệp
đònh Paris 1973… Và sự kiện lớn nhất kết thúc giai đoạn lòch sử đặc biệt này là
ngày 30 tháng 4 năm 1975 - giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hiệp ước Genève 1954 ngoài việc chia đôi đất nước, còn kéo theo sự
xáo trộn về dân cư. Nguyễn Hiến Lê ghi chép rằng có “140.000” người miền
Nam ra miền Bắc tập kết và tới “860.000 đồng bào miền Bắc di cư vào Nam”
[212; tr.361]. Phần lớn những người Bắc di cư vào Nam là người theo đạo Thiên
chúa. Trong Hồi ký Hoành Linh Đỗ Mậu có viết:
… Là người đã dính dự rất chủ động trong việc di cư hơn 800 ngàn
đồng bào từ Bắc vào Nam. Lansdale là một só quan cao cấp xuất sắc