B
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI HẢI ĐĂNG
BẢN SẮC CHÂU ÂU TRONG TIẾN TRÌNH
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013
B
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI HẢI ĐĂNG
BẢN SẮC CHÂU ÂU TRONG TIẾN TRÌNH
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62317001
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Trần Văn Ánh
2. PGS.TS. Phan Thu Hiền
Phản biện:
1. PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên
2. PGS.TS. Ngô Minh Oanh
3. PGS.TS. Đinh Công Tuấn
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. ĐÀO MINH HỒNG
2. PGS.TS. PHẠM QUANG MINH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013
1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1.
Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 6
2.
Tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 8
3.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 20
4.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 20
5.
Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 21
6.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 22
7.
Kết cấu và cách trình bày đề tài ........................................................................ 23
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................. 24
1.1. Khái niệm “bản sắc” ......................................................................................... 24
1.2. Phân loại bản sắc............................................................................................... 26
1.3. Bản sắc trong quan hệ với văn hóa, biểu tượng và chính trị ............................ 32
1.4. Khái quát về EU ................................................................................................. 38
1.4.1. Lịch sử hội nhập châu Âu ....................................................................... 39
1.4.2. Cộng đồng Than và Thép châu Âu (ECSC) ........................................... 40
1.4.3. Hiệp ước Rome: Euratom và Thị trường chung ..................................... 41
1.4.4. Các chính sách chung ............................................................................. 41
1.4.5. Quá trình mở rộng thành viên ................................................................. 42
1.4.6. Đạo luật châu Âu đơn nhất (ESA) .......................................................... 42
1.4.7. Hiệp ước Maastricht và Hiệp ước Amsterdam ....................................... 43
1.4.8. Cơ cấu tổ chức của EU ........................................................................... 45
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 48
CHƯƠNG 2. BẢN SẮC CHÂU ÂU: TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN .................................................................................................................. …49
2.1. Các tiền đề của bản sắc châu Âu ..................................................................... 50
2.1.1. Tiền đề địa lý .......................................................................................... 50
2
2.1.2. Tiền đề lịch sử......................................................................................... 53
2.1.3. Tiền đề văn hóa ....................................................................................... 57
2.1.4. Tiền đề kinh tế ........................................................................................ 63
2.1.5. Tiền đề an ninh-chính trị......................................................................... 65
2.2. Nội dung của bản sắc châu Âu ........................................................................... 69
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 70
2.2.2. Tính khả thi của bản sắc châu Âu ........................................................... 72
2.2.3. Cấu trúc và các thành tố của bản sắc châu Âu ........................................ 76
2.3. Những nội dung cơ bản của bản sắc văn hóa châu Âu ...................................... 81
2.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 81
2.3.2. Nội dung bản sắc văn hóa châu Âu hiện nay .......................................... 83
2.3.3. Bản sắc văn hóa châu Âu trong văn hóa nhận thức ................................ 85
2.3.4. Bản sắc văn hóa châu Âu trong văn hóa tổ chức cộng đồng. ................. 93
2.4. Quan hệ giữa bản sắc văn hóa châu Âu và bản sắc châu Âu ............................. 95
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 97
CHƯƠNG 3. BẢN SẮC CHÂU ÂU VÀ EU ......................................................... 99
3.1. EU và nhu cầu xây dựng một bản sắc chung .................................................... 99
3.1.1. Châu Âu, EU và logic của tiến trình hội nhập khu vực ......................... 99
3.1.2. Ý nghĩa của bản sắc châu Âu đối với EU ............................................ 101
3.2. Những chính sách xây dựng bản sắc châu Âu của EU ................................... 103
3.2.1. Lịch sử xây dựng bản sắc châu Âu ...................................................... 104
3.2.2. Chính sách văn hóa châu Âu: một công cụ xây dựng bản sắc chung .. 105
3.2.3. Bản sắc châu Âu trong chính sách giáo dục của EU ........................... 109
3.2.4. Chính sách xây dựng các biểu tượng chung của EU ............................ 112
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nỗ lực xây dựng bản sắc châu Âu .................... 118
3.3.1. Sự ủng hộ của người dân ..................................................................... 118
3.3.2. Nhân tố kinh tế..................................................................................... 120
3.3.3. Vấn đề chính sách ................................................................................ 122
3.3.4. Nhân tố văn hóa – xã hội ..................................................................... 122
3
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 124
CHƯƠNG 4. BẢN SẮC CHÂU ÂU: HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG ....... 125
4.1. Bản sắc châu Âu trong nhận thức của người dân ........................................... 125
4.1.1. Bản sắc châu Âu trong nhận thức của người châu Âu ........................ 125
4.1.2. Bản sắc châu Âu trong nhận thức của người châu Á .......................... 129
4.2. Bản sắc châu Âu qua các biểu tượng của EU ................................................. 134
4.2.1. Cờ châu Âu .......................................................................................... 136
4.2.2. Ngày châu Âu ...................................................................................... 146
4.2.3. Châu Âu ca .......................................................................................... 151
4.2.4. Phương châm châu Âu ......................................................................... 157
4.2.5. Đồng Euro ............................................................................................ 161
4.3. Thách thức và triển vọng của bản sắc châu Âu .............................................. 170
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 173
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 175
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ XUẤT BẢN SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN .............. 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 183
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 196
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
ECSC
European Coal & Steel Community
Cộng đồng Than & Thép châu Âu
EEC
European Economic Community
Cộng đồng Kinh tế châu Âu
EC
European Community
Cộng đồng châu Âu
EDC
European Defense Community
Cộng đồng Phòng thủ châu Âu
EPC
European Political Communities
Cộng đồng Chính trị châu Âu
EIB
European Investment Bank
Ngân hàng Đầu tư châu Âu
ECB
European Central Bank
Ngân hàng Trung ương châu Âu
ESF
European Social Fund
Quĩ Xã hội châu Âu
CAP
Common Agriculture Policy
Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu
Âu
Chính sách Nông nghiệp chung
ESA
European Single Act
Hiệp định Đơn nhất châu Âu
CFSP
Common Foreign and Security Policy
EP
European Parliament
Chính sách An ninh và Đối ngoại
chung
Nghị viện châu Âu
GAAT
General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp định chung về thuế quan và mậu
dịch
OEEC
Organization of European Economic Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu
Cooperation
NATO
North Atlantic Treaty Organization
Euratom European Atomic Community
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.5.7:
Khái quát tiến trình hội nhập châu Âu
tr. 44
Bản đồ 2.2.2:
Bản đồ tiến trình mở rộng của EU đến năm 1995
tr. 53
Bảng 3.3.1:
Mức độ ủng hộ EU của người dân 27 nước thành viên
tr. 119
Bảng 3.3.2:
Mức độ ủng hộ EU của người dân theo nhóm nghề nghiệp
tr. 121
Bảng 4.1.1:
Nhận thức của người dân châu Âu về EU từ 1992-1998
tr. 128
Biểu đồ 4.1.2a: Đánh giá của giới lãnh đạo/quản lý châu Á về EU
Bảng 4.1.2:
Đánh giá về EU của giới lãnh đạo/quản lý châu Á
tr.131
tr.132
theo quốc gia
Biểu đồ 4.1.2b: So sánh đánh giá về EU ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á
tr. 132
6
BẢN SẮC CHÂU ÂU TRONG TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hơn nửa thế kỷ vừa qua, liên kết và hợp tác khu vực hay còn gọi là khu
vực hoá trở thành một xu thế phát triển mới và tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa
đang diễn ra sâu sắc. Liên minh châu Âu (EU) là trường hợp điển hình nhất, đã và
đang có được những bước tiến khổng lồ cùng với nhiều thành tựu đáng kể trong hợp
tác khu vực. Những gì EU đạt được chính là nguyên nhân để người ta xem sự hình
thành và phát triển của EU là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử châu Âu hiện đại. Sự
hình thành và phát triển của EU là một tiến trình thực hiện hội nhập khu vực bắt đầu
từ lĩnh vực kinh tế, chính trị, rồi văn hoá-xã hội…gắn với những chính sách và các
thiết chế khác nhau được tạo dựng nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền
vững của nó. Trong đó, xây dựng và phát triển một bản sắc chung cho EU, hay còn
gọi là bản sắc châu Âu, chính là tâm điểm của tiến trình nhất thể hoá về văn hoá-xã
hội hơn 30 năm qua ở châu Âu.
Chúng ta vốn quen với các khái niệm bản sắc khác nhau như: bản sắc dân
tộc, bản sắc văn hóa, bản sắc quốc gia…và vẫn thường xem sự hình thành và phát
triển của chúng gắn với một phạm vi không gian của một quốc gia. Vì thế, không ít
người nghi ngờ về sự tồn tại của một bản sắc khu vực hay bản sắc của một cộng
đồng khu vực. Tuy vậy, cũng có không ít học giả thừa nhận sự tồn tại của một bản
sắc chung của EU, bản sắc châu Âu [4, tr.56-57] và đánh giá cao sự cần thiết của nó
trong việc góp phần xây dựng một EU phát triển, thịnh vượng, mà quan trọng hơn
nữa là bền vững trên một nền tảng văn hóa-xã hội vững chắc [33, tr.133]. Thế
nhưng bản sắc châu Âu là gì? Nó hình thành như thế nào? Tại sao nó lại quan trọng
và cần thiết đến như vậy? Từ xưa đến nay, các chính trị gia nói nhiều về bản sắc
châu Âu, nhưng dường như họ chưa bao giờ giải thích ý nghĩa của nó [176, tr.7].
Ngay cả Tuyên bố chung về bản sắc châu Âu được ngoại trưởng các quốc gia thành
viên của Cộng đồng châu Âu (EC) tiếp nhận tại Copenhagen ngày 14 tháng 12 năm
7
1973 cũng chỉ để cập và chỉ ra một số nội dung chứ không hề giải thích cụ thể về
bản sắc châu Âu [101].
Xét từ góc độ lý thuyết, xu hướng trở thành một siêu nhà nước của EU (nhất
là kể từ khi Hiệp ước Lisbon được ký kết thông qua vào tháng 12 năm 2007 và có
hiệu lực kể từ ngày 1.12.2009) ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, để trở
thành một thực thể chính trị thực sự, các nhà lãnh đạo EU vẫn còn nhiều việc phải
làm, nhiều khó khăn và thách thức cần phải giải quyết cả từ góc độ lý thuyết lẫn
thực tiễn, trong đó phải kể đến sự ủng hộ của người dân và tính hợp hiến của EU.
Liên quan đến vấn đề này, ở một góc độ nào đó, vẫn là những câu hỏi xoay quanh
việc xây dựng và củng cố một bản sắc chung cho EU. Giáo sư Gerard Delanty, Đại
học Sussex, UK cũng cho rằng EU cần phải nỗ lực xây dựng những nguyên tắc pháp
lý nhằm tạo ra một kh ng gian thuận lợi cho sự phát triển của một bản sắc chung,
bản sắc châu Âu [48, tr.viii].
ấn đề quan trọng gây nhiều tranh cãi nhất trong những năm gần đây, kể cả
với các học giả và những nhà hoạch định chính sách, là liệu có thể thiết lập được
một bản sắc châu Âu như mong muốn hay kh ng, bởi EU bao gồm các quốc gia
thành viên vốn có bản sắc quốc gia vững chắc. Còn về m hình, bản sắc châu Âu có
cần phải được nhìn nhận trong tương quan với bản sắc quốc gia hay kh ng? Bên
cạnh đó, hàng loạt các câu câu hỏi liên quan được đặt ra: Liệu bản sắc chung có thay
thế các bản sắc quốc gia? ản sắc chung này có thể b đắp hay thay đổi các bản sắc
quốc gia? Có hay kh ng sự chuyển đổi những giá trị của bản sắc quốc gia vào bản
sắc chung?
ức độ chuyển đổi đến đâu và phải chuyển đổi như thế nào là cần thiết?
Liệu bản sắc châu Âu có trở thành một dạng bản sắc mới có tính chất hậ -
ốc gia
hay không? Đây là những vấn đề rất khó giải quyết trên cả góc độ lý luận lẫn thực
tiễn. Đồng thời, việc chính trị hóa những vấn đề nêu trên rất có thể đụng chạm đến
giá trị, niềm tin và những vấn đề khác của nhiều quốc gia thành viên.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về bản sắc châu Âu để từ đó đề ra những biện pháp
xây dựng, thúc đẩy là vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay ở châu Âu đối với các nhà
hoạch định chính sách của EU. Với các nhà khoa học, bản sắc châu Âu là một đề tài
8
nghiên cứu thú vị nhưng đầy thách thức bởi đối tượng nghiên cứu mới, thậm chí rất
mới (chưa có tiền lệ), luôn biến đổi và về cơ bản là không thể lượng hóa được. Vì
thế, bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU là một đề tài
nghiên cứu mang tính thời sự và có ý nghĩa khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, việc nghiên cứu về EU được tiến hành khá chậm trễ so với sự
hình thành của nó.
ãi đến năm 2001 chúng ta mới có một trung tâm nghiên cứu
châu Âu, hiện phát triển thành Viện nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam. Từ đó, EU đã bắt đầu được nghiên cứu nhiều về kinh tế, chính trị, xã
hội…và vai trò của liên minh này trên trường quốc tế. Một số công trình tiêu biểu
đã xuất bản như cuốn Thúc đẩy thương mại - đầ tư giữa Liên hiệp châu Âu và Việt
Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI của tác giả Bùi Huy Khoát chủ biên (2001)
[13]; Mở rộng EU và tác động của nó đối với Việt Nam do Carlo Filippini, Bùi Huy
Khoát và Stefan Hell biên soạn (2004) [6]; và cuốn sách Kinh tế và chính sách của
EU mở rộng do Carlo Altomonte và Mario Nava chủ biên (2004) [1]. Các công trình
này chủ yếu bàn về lĩnh vực kinh tế của EU và quan hệ kinh tế, thương mại giữa
Việt Nam và EU.
Về lĩnh vực xã hội, gần đây tác giả Đinh C ng Tuấn (2008) xuất bản cuốn Hệ
thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [27]. Cuốn sách
này bàn về thực tế của hệ thống an ninh xã hội của EU với những thành công, hạn
chế và những cải cách để từ đó tác giả đưa ra những kinh nghiệm mà Việt Nam có
thể học hỏi được. Bên cạnh đó, do vai trò và tầm ảnh hưởng của EU ngày càng tăng,
đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, các môn học liên quan đến EU được đưa vào giảng
dạy ở một số trường đại học có các ngành học liên quan như Khoa Kinh tế (nay phát
triển thành Đại học Kinh tế - Luật), ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; Khoa Quốc tế
học, ĐH KHXH&N Hà Nội; Khoa Quan hệ Quốc tế, ĐH KHXH&NV Tp. Hồ Chí
inh… Các giảng viên đảm nhận các môn học này cũng bắt đầu xây dựng các tập
bài đọc và giáo trình về EU, nhưng chủ yếu lưu hành nội bộ, riêng có Khoa Kinh tế,
9
ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh có giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế của Liên minh
châu Âu của tác giả Nguyễn Quang Thuấn và Bùi Nhật Quang (2009) [26].
Tất cả các công trình vừa trình bày phần lớn tập trung vào lĩnh vực kinh tế
của EU. Chúng tôi không tìm thấy một công trình khảo cứu đầy đủ nào về bản sắc
châu Âu đặt trong bối cảnh châu Âu với sự hình thành và phát triển của EU; cũng
như vai trò của nhân tố văn hóa trong sự hình thành và phát triển chủ nghĩa khu vực
ở châu Âu. Cuốn Âu-Mỹ-Nhật văn hóa và phát triển do tác giả Đỗ Lộc Diệp (chủ
biên, 2003) bàn về vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế mà chủ yếu là trường
hợp Nhật Bản, vấn đề văn hóa châu Âu và EU kh ng được bàn đến [2]. Nội dung
bàn đến vấn đề văn hóa và tiến trình hội nhập ở châu Âu gắn với EU chỉ có thể tìm
thấy trong một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như tác giả Lương
ăn Kế (2002) xem xét nhân tố văn hóa trong tiến trình liên kết châu Âu, nhưng
mới dừng lại ở những vai trò biểu hiện của văn hóa [15]; hay bài viết Chính sách
văn hóa của EU: những bước đi khó khăn của Trần Phương Hoa (2003) đề cập đến
vấn đề đa dạng về văn hóa mà EU đang phải đối đầu trong việc đưa ra một chính
sách văn hóa chung [10].
ề mặt lý thuyết, những nghiên cứu về bản sắc nói chung của các tác giả
trong nước là những tài liệu tham khảo giúp chúng t i xây dựng cơ sở lý luận tìm
hiểu đề tài, tiêu biểu có các c ng trình sau:
Tác giả Hà
ăn Tấn (2005) trong “Bản sắc văn hóa Việt cổ” cho rằng bản
sắc văn hóa là những nét văn hóa riêng cấu thành hệ giá trị được một dân tộc chấp
nhận và được xem là ph hợp [13, tr.152]; hay bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống
các giá trị văn hóa mà mỗi dân tộc chấp nhận [23, tr.153]. Trong khi Hà
ăn Tấn
cho rằng bản sắc văn hóa dân tộc có thể thay đổi thì Phan Ngọc (1998) trong cuốn
“Bản sắc văn hóa Việt Nam” lại xem bản sắc văn hóa là mặt bất biến của văn hóa
trong quá trình phát triển lịch sử [19, tr.33]. ên cạnh đó, tác giả Trần Ngọc Thêm
(2001) cho rằng bản sắc dân tộc là những giá trị đặc sắc dân tộc cơ bản được lưu
truyền trong lịch sử, là cái tinh hoa bền vững của nó [25, tr.293].
10
Tác giả Trần Đình Sử (1996) cho rằng bản sắc dân tộc là yếu tố gắn kết đời
sống tinh thần cộng đồng trong kh ng gian và thời gian, đồng thời phân biệt thế giới
tinh thần của cộng đồng này với cộng đồng khác [22, tr.180]. Có phần khác với
Phan Ngọc và Trần Ngọc Thêm về quan điểm bất biến của bản sắc, ng cho rằng
bản sắc được hình thành trong giao lưu, cố định trong giao lưu và kh ng ngừng biến
đổi phát triển [22, tr.180]. Ngoài ra, chúng ta còn tìm thấy những quan điểm khái
quát về bản sắc của Dương Trung Quốc (2001) khi ng cho rằng bản sắc là những
yếu tố có tính cách tiêu biểu nhất, phổ biến nhất giúp chúng ta nhận dạng được văn
hóa, tính cách của mình so với văn hóa và tính cách của cộng đồng khác [20,
tr.138]. Đứng từ góc độ xã hội học,
ai
ăn Hai và
ai Kiệm (2003) cho rằng bản
sắc thường được hiểu là những đặc điểm nổi bật và ổn định, tạo tính đồng nhất cho
con người ở các cấp độ cá nhân và nhóm cũng như ở cấp độ toàn xã hội [9, 2003].
Như vậy, bàn về bản sắc và những vấn đề có liên quan, các tác giả trong
nước tập trung chủ yếu nghiên cứu và hiểu khái niệm bản sắc với tư cách là bản sắc
của một cộng đồng khi nhấn mạnh đến bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc hay bản sắc
văn hóa dân tộc, ngoại trừ
của bản sắc.
ai
ăn Hai và
ai Kiệm có nhắc đến cấp độ cá nhân
iệc tìm hiểu về các bình diện của bản sắc châu Âu nhất thiết phải
được phân tích dựa trên một khung lý luận nhất định về bản sắc, nhất là bản sắc
cộng đồng.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài (chủ yếu là ở châu Âu và Mỹ), chúng tôi chia các tài liệu có
được thành hai nhóm: (1) Những tài liệu cung cấp về mặt lý luận bản sắc, nội hàm
và cấu trúc của bản sắc; và (2) những tài liệu về bản sắc châu Âu, đối tượng nghiên
cứu của đề tài, theo các hướng tiếp cận khác nhau.
iệc tìm hiểu nghiên cứu về bản sắc dưới nhiều góc độ khác nhau của các
học giả nước ngoài diễn ra từ rất sớm, thậm chí ngay từ thế kỷ thứ X III với quan
điểm của Immanuel Kant (1790) về cái t i (bản ngã) với hai khía cạnh: bản ngã siêu
nghiệm (cơ sở của mọi tri thức và nhận thức) và bản ngã thường nghiệm (khi chúng
ta tự xem xét nội tâm hoặc là cái chúng ta tự qui cho người khác [ 179]. Năm 1890,
11
William James trong c ng trình “Các ng yên lý của Tâm lý học” bàn đến bản ngã xã
hội (social self) và cho rằng chúng ta nhận ra mình th ng qua tương tác với những
người khác [41, tr.16-17]. Đến năm 1913, George Herbert Mead tiếp tục bàn về bản
ngã xã hội (the social self) và cho rằng hai bước phát triển bản ngã của một người
liên quan đến việc tổ chức những thái độ, quan điểm cụ thể của các cá nhân khác về
anh ta hoặc về một cá nhân nào đó qua các hành vi cụ thể và việc tổ chức các quan
điểm xã hội của đa số mọi người hoặc của nhóm xã hội mà anh ta là thành viên [95,
tr.374-380].
Năm 1959, Erik Erikson trong bài viết “Vấn đề của bản sắc về cái tôi” (The
problem of Ego identity) xem bản sắc là sự tương thích năng động của các phần cấu
thành tính cách, nhân phẩm với thực tiễn xã hội mà một người nhận thức được sự cố
kết bên trong và sự thân thuộc đầy ý nghĩa với thế giới bên ngoài [52, tr.101-164].
Erikson xem bản sắc là một tiến trình về cơ bản là vô thức, gắn và liên kết cá nhân
với xã hội. Năm 1987, Ruthellen Josselson sử dụng lý thuyết của Erikson về sự phát
triển của bản sắc nhưng triển khai quan điểm theo một hướng khác. Bà cho rằng bản
sắc là ý thức cụ thể, ổn định và đáng tin cậy của một người về chính họ là ai và họ
tồn tại với tư cách gì, nhưng lại lu n được bổ sung và tinh lọc theo thời gian. Ý thức
này gắn ý nghĩa của một người vào một người khác và vào những người khác. Bản
sắc còn là cách nhận thức sự liên tục của bản ngã liên kết giữa quá khứ với hiện
tại… Điểm cốt lõi nhất nằm ở chỗ Ruthellen Josselson xem sự hình thành bản sắc là
một quá trình “cá nhân hóa phân tách” (separation-individuation) trong đó cá nhân
bắt đầu xác lập ranh giới bản ngã trên cơ sở khác biệt so với người khác [83, tr.10].
Sau này vào năm 1982, trong nghiên cứu “Sự phát triển bản sắc từ giai đoạn
niên thiế đến trưởng thành: mở rộng lý thuyết và điểm lại các nghiên cứu” [125, tr.
341-358], Alan Waterwan cho rằng bản sắc bao gồm các khía cạnh sau: một nhận
thức rõ ràng về bản thân với những cam kết liên quan đến mục tiêu, giá trị và niềm
tin cùng các hoạt động hướng đến việc thực thi các cam kết này; trong đó có sự xem
xét hàng loạt những chuyển đổi bản sắc cùng với sự tự hài lòng, ý thức về sự đồng
nhất cá nhân và sự tự tin vào tương lai của cá nhân. Sau này Charles Taylor trong
12
nghiên cứu “Các nguồn lực của bản ngã” (Sources of the self) xem bản sắc là nhận
thức của chúng ta về chúng ta trên cơ sở biết được vị trí của mình, nên bản sắc của
một người được xác định bởi các cam kết đạo đức của người đó [116, tr. 27]. Còn
Paul Ricœur (1984) đưa ra khái niệm “bản sắc trần thuật” (narrative identity) th ng
qua kể chuyện [105]. Chúng ta là chủ đề trong câu chuyện của người khác và người
khác là chủ đề trong câu chuyện của chúng ta. Trong khi Andrew Weigert, J. Amith
Teitge và Dennis Teitge trong cuốn “Xã hội và bản sắc: hướng đến ngành tâm lý
học xã hội” (Society and identity: toward a sociological psychology) cho rằng bản
ngã (bản sắc) là một tiến trình nổi lên mà một cá nhân hình thành và được định hình
bởi m i trường văn hóa mà các tương tác xã hội diễn ra [123].
Riêng Joane Nagel (1994), Giáo sư Xã hội học của Đại học Kansas, Mỹ,
đồng thời là một nhà xã hội học văn hóa nổi tiếng, bàn đến khái niệm bản sắc tộc
người và cho rằng bản sắc tộc người nằm ngay chỗ giao nhau giữa sự xác định về
mặt tộc người của cá nhân (tự nhận thức) và sự qui kết tộc người của cộng đồng; vì
thế, bản sắc tộc người là sự biện chứng giữa sự nhận diện bên trong và sự gán cho từ
bên ngoài [99]. Sau này Amy Schulz (1998) đánh giá cả vai trò của lịch sử và cho
rằng chính các yếu tố lịch sử hình thành cả tiến trình và nội dung hay ý nghĩa của
bản sắc cộng đồng và bản sắc cá nhân [114]. Cũng nói về khái niệm bản sắc và đặc
biệt nói sâu hơn về cấu trúc của bản sắc, Mach Zdzilaw (1993) trong cuốn “Biểu
tượng, x ng đột và bản sắc: những bài viết về nhân học văn hóa” (Symbols,
Conflict, and Identity: Essays in Political Anthropology) cho rằng bản sắc là một
chỉnh thể phức hợp đại diện cho tính cách hợp nhất, đa chiều kích và không thể giản
hóa về vai trò riêng lẻ của một cá nhân trong những nhóm xã hội và hoàn cảnh xã
hội khác nhau [92, tr.3]. Ông còn chỉ ra sự khác biệt và mối liên hệ giữa bản sắc cá
nhân và bản sắc cộng đồng [92, tr.4]; trong đó, quá trình hình thành bản sắc dựa trên
cơ sở tương tác và phân loại [92, tr.5].
Như vậy, phần lớn các c ng trình nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau (chủ
yếu từ triết học, tâm lý học, xã hội học và nhân học văn hóa) của phương Tây mà
chúng t i vừa trình bày đều bàn về bản sắc cá nhân, trong khi các nhà nghiên cứu
13
trong nước lại chủ yếu bàn về bản sắc cộng đồng gắn với các khái niệm như bản sắc
văn hóa, bản sắc dân tộc hay bản sắc quốc gia…
Các tài liệu về yếu tố văn hóa, xã hội của tiến trình hội nhập châu Âu cũng
như các vấn đề xoay quanh bản sắc châu Âu và vai trò của nó đối với EU đã xuất
bản khá nhiều. Tuy nhiên, các tài liệu này chủ yếu nêu vấn đề và phân tích, nhận xét
rời rạc từ nhiều góc độ khác nhau nên hiện vẫn chưa có một công trình có tính
chuyên biệt khảo cứu có tính hệ thống về bản sắc của cộng đồng khu vực này. Trên
cơ sở những tư liệu có được về văn hóa châu Âu và EU nói chung, chúng t i nhận
thấy có hai hướng nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu về cơ sở văn hóa cho sự ra đời
của EU; và (2) vấn đề xây dựng một bản bản sắc chung EU (bản sắc châu Âu).
Nghiên cứu cơ sở văn hóa trong giai đoạn hình thành EU chưa được quan
tâm nhiều. Josep Joffe (1992) trong “Một châu Âu mới: những bóng ma của ngày
hôm
a” [80] cho rằng điều mà EU lo lắng vào cuối 1992 là gìn giữ những giá trị
quá khứ chứ không phải là đối mặt như thế nào với những thách thức trong tương
lai. Trong cuốn Lịch sử ý tưởng châu Âu, Luisa Passerini (2002) có bài “Từ những
mỉa mai của vấn đề bản sắc đến những bản sắc của sự mỉa mai” và cho rằng bản
sắc văn hóa châu Âu bắt rễ từ những gắn kết về tộc người trên cơ sở những thăng
trầm chung trong lịch sử và ngôn ngữ [102]. Hầu hết các tác giả chỉ nêu vấn đề mà
không trình bày vì họ tập trung chủ yếu vào xem xét vấn đề văn hóa của EU trong
giai đoạn hiện nay.
ăn hóa và vấn đề bản sắc châu Âu sau khi EU thành lập được nhiều học giả
quan tâm nghiên cứu. Leonce Bakemans (1990) trong bài thuyết trình “Hội nhập
châu Âu và những chính sách văn hóa: phân tích về sự đối lập biện chứng [35] nhấn
mạnh đến vai trò quan trọng của sự tồn tại và phát triển của bản sắc châu Âu đối với
EU. Luận án tiến sĩ của David Michael Green (1999) với đề tài “Người châu Âu là
ai”? Văn hóa chính trị châu Âu trong bối cảnh hội nhập sau chiến tranh” [65] phân
tích tiến trình hội nhập châu Âu và vấn đề bản sắc châu Âu dưới góc độ triết học
chính trị. Denise Dunne (1997) có bài viết “Bản sắc văn hóa châ Â - thần thoại,
14
sự thật hay ảo tưởng” [139] bàn nhiều nhưng rất chung chung về bản sắc châu Âu
cũng như vai trò của nó trong việc hướng đến một EU phát triển.
Ngoài những nghiên cứu mang tính tổng quát trên, vấn đề tự thân của bản sắc
châu Âu và cấu trúc của nó là một đề tài còn đang gây tranh cãi nhiều đến mức
chúng tôi tìm thấy rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau trong
những tài liệu hiện có. Điều này thật ra không có gì là khó hiểu bởi tất cả tùy thuộc
vào việc người ta định nghĩa bản sắc và bản sắc châu Âu như thế nào. Những học
giả từ những quan điểm, góc độ tiếp cận hay phương pháp tiếp cận ngành khác nhau
chắc hẳn phải có những quan điểm khác nhau về bản sắc châu Âu, nên dẫn đến việc
người ta kh ng đồng ý với nhau về nội dung và cấu trúc của nó.
Trong những tài liệu có được, chúng tôi nhận thấy sáu nhóm quan điểm khác
nhau về bản sắc châu Âu có thể nhóm lại theo sáu mô hình về bản sắc châu Âu. Một
là, mô hình bản sắc châu Âu theo quan điểm Chủ nghĩa dân tộc (Euro-nationalist
mode of identity) nhấn mạnh yếu tố tộc người của Schlesinger (1993), Anthony
Smith (1992), John Keane (1992), Kostakopoulou (2001) hay Chủ nghĩa dân tộc
nhấn mạnh tính chất công dân của Wintle (1996), Ginner (1994), Garcia (1993),
Guibernau (2001), Jansen (1999) hay Laffan (1996). Hai là, mô hình bản sắc theo
quan điểm Chủ nghĩa yê nước lập hiến (constitutional Patriotism) của Habermas
(1992, 1993) và Edy Korthals Altes (1999). Ba là, mô hình bản sắc có tính hiệu
chỉnh (corrective European identity) với quan điểm của Schneider Heinrich (1999)
và Claude Thebault (1999). Bốn là, mô hình bản sắc mang tính chức năng
(functional European identity) của Haller (1994). Năm là, mô hình bản sắc theo
phương thức khế ước (contractual mode of European identity) theo quan điểm của
Weiler (2005) và Havel (1996). Sáu là, mô hình bản sắc theo chủ nghĩa kiến tạo
(constructivism mode of European identity) cùng với quan điểm của Anders
Hellstrom và Bo Petersson (2002), Dirk Jacobs và Robert Maier (1998).
Mô hình chủ nghĩa dân tộc xem bản sắc châu Âu như một kiểu bản sắc dân
tộc và xem sự hình thành và phát triển của EU như sự hình thành và phát triển của
cộng đồng các quốc gia, dân tộc hồi thế kỷ XIX. Các học giả ủng hộ mô hình này
15
xem bản sắc châu Âu như một “hình ảnh trong gương” của bản sắc dân tộc và áp
dụng những quan điểm, mô hình và nhiều thông lệ của quốc gia-dân tộc để giải
thích EU và bản sắc châu Âu. Họ nghĩ rằng những gì d ng để xây dựng bản sắc dân
tộc trước đây cũng có thể d ng để xây dựng bản sắc châu Âu. Trong mô hình này
xuất hiện hai xu hướng phân tích (2 nhánh): Chủ nghĩa dân tộc nhấn mạnh đến
những yếu tố về tộc người (Ethno-nationalism) và chủ nghĩa dân tộc có tính chất
công dân (civic nationalism).
Nhấn mạnh vào quá khứ và những liên kết tự nhiên hiện có của người châu
Âu, những người theo mô hình Chủ nghĩa dân tộc nhấn mạnh yếu tố tộc người tỏ ra
bi quan về tính khả dĩ của bản sắc châu Âu và sự hình thành của nó, tiêu biểu là
Philip Schlesinger (1993), Anthony Smith (1992) hay John Keane (1992). Những
học giả này đều hoài nghi về bản sắc châu Âu, bởi họ không tìm thấy một nền văn
hóa chung của châu lục này và chỉ thấy châu Âu thiếu một hệ thống huyền thoại
chung, một biểu tượng chung… những thứ mà đối với họ là rất cần thiết để tạo dựng
một bản sắc chung. Một số khác cũng hoài nghi và cho rằng châu Âu không có một
ký ức lịch sử và văn hóa chung và chính điều này đang đẩy người châu Âu ra xa
nhau hơn. Nói một cách khác, như những gì Smith chỉ ra, châu Âu thì quá đa dạng
và thiếu những tình cảm chung cũng như là một ký ức lịch sử cần thiết [108, tr.7273]. Số học giả còn lại thì cho rằng chính sự đa dạng về ngôn ngữ và đặc biệt là sự
ly giáo là những trở ngại cho việc xây dựng một bản sắc chung cho toàn châu Âu.
Ngoài ra, theo Kostakopoulou thì sự thiếu vắng những yếu tố đồng nhất như một hệ
thống giáo dục hay một hệ thống truyền th ng chung… cũng là những khó khăn để
tạo dựng một bản sắc châu Âu [85, tr.15].
Mặt khác, những học giả theo Mô hình chủ nghĩa dân tộc có tính chất công
dân lại nhìn nhận lạc quan về bản sắc châu Âu. Những học giả này xem EU như một
cộng đồng cùng chung vận mệnh và được xây dựng dựa trên sự kết hợp các cơ chế
và nguyên tắc chính trị.
ichael Wintle cũng xem tiến trình xây dựng bản sắc châu
Âu như bản sắc của một dân tộc như Smith nhưng lại tách ra theo một hướng khác:
Mô hình chủ nghĩa dân tộc có tính chất công dân. Wintle tin vào sự tồn tại của bản
16
sắc châu Âu dưới hình thức các tiêu chuẩn giáo dục chung, những trao đổi về giáo
dục và sự tổ chức của một xã hội công dân châu Âu. Ngoài ra, Wintle còn cho rằng
bản sắc châu Âu chính là những đặc điểm cốt lõi chung từ những giá trị thời Đế chế
La Mã, Thiên Chúa giáo, thời kỳ Khai sáng, Cách mạng công nghiệp, những tri thức
chung về ngôn ngữ và một m i trường tự nhiên chung [126, tr.13-22]. Salvador
Ginner cũng chỉ ra những đặc điểm là cơ sở của bản sắc châu Âu từ những thay đổi
tích cực về tuổi thọ trung bình đến tính chất thế tục hóa mạnh mẽ trong xã hội, sự
phát triển mọi mặt của đời sống tư bản chủ nghĩa và sự thịnh vượng về kinh tế [61,
tr.22-26].
Cũng đánh giá lạc quan về bản sắc châu Âu, Soledad Garcia cho rằng bản sắc
châu Âu phải bao gồm văn hóa cổ Hy lạp, bộ luật và thể chế La Mã, Thiên Chúa
giáo, những giá trị thời Phục hưng, thời Khai sáng, chủ nghĩa lãng mạn, phúc lợi xã
hội và cả sự đa dạng trải ra khắp châu lục [59, tr.7-9]. Guibernau lại nhận định rằng
bản sắc châu Âu còn trong thời kỳ phôi thai và chính là sự kết tinh của Thiên Chúa
giáo, của các ý tưởng tiến bộ về tự do, chủ nghĩa nhân văn và đời sống vật chất
thịnh vượng [63, tr.6]. Thomas Jansen lại khẳng định rằng những yếu tố (văn hóa,
lịch sử, kinh tế và an ninh chung…) mà việc xây dựng một quốc gia dân tộc dựa vào
cũng có thể giải thích tiến trình hội nhập châu Âu và sự xuất hiện của một Liên
minh châu Âu siêu quốc gia [164, tr.29]. Với cùng cách tiếp cận như vậy nhưng tập
trung vào một vận mệnh chung, Brigid Laffan chỉ ra ba nguyên tắc để xây dựng bản
sắc châu Âu: chung vận mệnh, khoan dung với sự đa dạng, và sự nhấn mạnh khía
cạnh công dân [90, tr.99].
Khác với mô hình trên, chủ nghĩa yê nước lập hiến nhấn mạnh vào thể chế,
hiến pháp và vai trò của chúng. Có nghĩa là bản sắc châu Âu hay một nền văn hóa
châu Âu chỉ có thể xây dựng dựa trên những qui định của pháp luật, sự phân quyền,
dân chủ, sự tôn trọng nhân quyền và những thứ khác đảm bảo được cho sự phát
triển của mọi hình thái văn hóa một cách công bằng. Vì vậy, bản sắc châu Âu phải
được c ng dân nơi đây sẻ chia mà không cần phải quan tâm đến bản sắc hay văn
17
hóa quốc gia của từng công dân, và dân quyền phải trở thành thiết bị gắn kết chính
trong EU.
Chúng ta cũng có thể tìm thấy những quan điểm tương tự như vậy trong
nghiên cứu của Habermas (1992, 1993) và Edy Korthals Altes (1999) [128], [73].
Những học giả này xem Hiến pháp dựa vào luật pháp và nguyên tắc của EU là
những phương tiện để xây dựng bản sắc châu Âu. Theo Altes, chúng ta chẳng thể
tìm thấy bản sắc châu Âu trong những ngôn từ đẹp đẽ về một lịch sử chung, một nền
tảng tinh thần chung; vì vậy kh ng nên đào và tìm mãi kho báu quá khứ đã bị lãng
quên, cái cần quan tâm lúc này là phải cùng nhau hành động. Chính vì vậy, bản sắc
châu Âu chỉ có thể tìm thấy trong cấu trúc của Liên minh châu Âu, thể chế, nguyên
tắc, điều luật và các chính sách của nó cùng với sự ủng hộ của công chúng.
Một mô hình khác của bản sắc châu Âu là mô hình bản sắc có tính hiệu
chỉnh. Đây là một m hình “pha trộn” bởi nó thừa nhận quan điểm của mô hình chủ
nghĩa yêu nước lập hiến trong khi vẫn nhấn mạnh những đặc điểm, truyền thống văn
hóa tộc người của các quốc gia thành viên. Với những học giả theo đuổi mô hình
này, bản sắc dân tộc có giá trị như những biểu tượng cho những hành động chung và
cũng là nguồn tài nguyên để xây dựng bản sắc châu Âu.
Chúng ta có thể tìm thấy những quan điểm như thế này trong nghiên cứu của
Schneider Heinrich và Claude Thebault. Xem xét bản sắc châu Âu như một hiện
tượng xã hội, Schneider Heinrich đi đến kết luận rằng bản sắc châu Âu tồn tại như
một bản sắc mang tính chất mở (bao hàm) và “số nhiều” dựa trên những nguyên tắc
của nền dân chủ, bình đẳng, tôn trọng sự đa dạng và một ý thức hệ của sự cộng tác.
Heinrich còn nhấn mạnh rằng bản sắc chung mới này phải và chỉ có thể tồn tại cùng
lúc và cộng tồn với bản sắc các quốc gia, dân tộc ở châu Âu [77, tr.12].
Đối với Claude Thebault, bản sắc châu Âu được cấu thành bởi ba cái trụ: Chủ
nghĩa nhân văn và tất cả những giá trị của nó làm nên di sản của ngày hôm nay; sự
đa dạng và tính phổ quát là những giá trị châu Âu; bổn phận và nghĩa vụ. Claude
Thebault còn cho rằng bản sắc châu Âu có tính hai mặt: một mặt là ký ức và di sản
chung; mặt kia là ý chí luận và một dự án cần đạt được [118, tr.7]. Với hai học giả
18
này, bản sắc châu Âu được xây dựng cả trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và trên cơ
sở của nguồn tài nguyên là bản sắc quốc gia, dân tộc.
Mô hình thứ tư là mô hình bản sắc mang tính chức năng, vạch ra rằng sự mở
rộng hợp tác của giới cầm quyền, sự phát triển thói quen cộng tác trong việc giải
quyết những vấn đề phát sinh rốt cuộc đã chuyển đổi những giá trị và mối quan tâm
xã hội. Mô hình này nhấn mạnh vào sự hợp lý về mặt kinh tế và lợi ích. Những học
giả ủng hộ mô hình này xem bản sắc châu Âu là một kiểu bản sắc mới không thể
xây dựng theo mô hình xây dựng bản sắc quốc gia, dân tộc như những gì chúng ta
nhận thức về bản sắc cá nhân, bản sắc của nhóm hay bản sắc dân tộc. Vì vậy, Haller
cho rằng bản sắc châu Âu đang hình thành để phù hợp với lợi ích hiện tại và không
nhất thiết phải chú trọng đến những vấn đề đại loại như sự khoan dung tôn giáo, chủ
nghĩa thực dân, chế độ chiếm hữu nô lệ và sự nô dịch hóa các dân tộc thiểu số và
những nhóm người thấp kém ở châu Âu [74, tr.248].
Mô hình bản sắc mang tính chất khế ước xem tiến trình hội nhập châu Âu là
một tiến trình của những trao đổi ngoại giao và kinh tế-xã hội. Vì vậy, EU không
phải là một liên minh, một chính thể, và công dân châu Âu sống với những nền văn
hóa dân tộc của họ. Với cách nhìn như thế này, các quốc gia thành viên là động lực
của tiến trình hội nhập; vì vậy mà phạm vi, giới hạn và những điều khoản về quyền
công dân châu Âu phải được xác định trên cơ sở luật pháp của từng quốc gia. Theo
mô hình này thì cá nhân/quốc gia thành viên có thể thúc đẩy bản sắc chung châu Âu,
nhưng bản sắc này chắc chắn sẽ yếu ớt bởi EU xây dựng cơ bản dựa trên cơ sở là
các quốc gia ở châu Âu. Václav Havel và Weiler là những đại diện tiêu biểu ủng hộ
mô hình này. Với Weiler, bản sắc châu Âu chỉ có thể là một bản sắc “linh hoạt”
được sẻ chia với sự cân nhắc, thương thảo và sự phù hợp trên nền tảng của những kế
hoạch chung hơn là một bản sắc tập thể cứng nhắc. Weiler cũng khẳng định rằng
châu Âu chỉ có thể tìm thấy mình với khả năng thống nhất sự đa dạng của các quốc
gia thành viên và con người nơi đây [122, tr.78]. Václav Havel thì cho rằng những
giá trị cốt lõi cấu thành bản sắc châu Âu không gì khác chính là những cam kết vì
19
một lục địa không chia cắt, vì quyền tự do cá nhân và vì tính nhân văn phổ quát [72,
1996].
Mô hình cuối cùng nổi lên trong những tài liệu hiện có là mô hình bản sắc
theo chủ nghĩa Kiến tạo. Mô hình này xem bản sắc châu Âu như một nhiệm vụ nổi
lên trên một mạng lưới phức tạp của tiến trình thể chế hóa mọi hoạt động hợp tác.
Vì vậy, bản sắc châu Âu kh ng đơn thuần là một bản sắc đã hình thành mà là một
tiến trình, một kế hoạch cần đạt được. Bản sắc chung này không mâu thuẫn với bản
sắc các quốc gia, dân tộc mà cũng không giống hệt như bản sắc quốc gia, dân tộc.
Mô hình bản sắc mang tính tạo dựng hướng vào việc xây dựng EU thành một cộng
đồng của sự đa dạng mà không hề cố gắng tạo ra “những con người châu Âu đúng
nghĩa”; thế nhưng sẽ chuyển đổi những chủ thể và công dân, những người mà cuộc
sống của họ vốn gắn với quốc gia, dân tộc thành những công dân EU tích cực.
Những quan điểm này chúng ta có thể tìm thấy trong nghiên cứu của Anders
Hellstrom và Bo Petersson (2002), Dirk Jacobs và Robert Maier (1998). Theo
Jacobs và Maier, bản sắc châu Âu là kết quả của những nỗ lực xây dựng một bản
sắc chung trong khi thực hiện cả ba kế hoạch hiện tại của EU cùng một lúc [82,
tr.21].
Bên cạnh sáu mô hình vừa đưa ra, chúng tôi còn tìm thấy những quan điểm
khác nữa, những quan điểm mà không thể đưa vào những mô hình trên. Ví dụ như
Llobera, người ủng hộ cho những giá trị hiện tại nhưng vẫn cho rằng những di sản
của nền văn minh Hy-La, Thiên Chúa giáo, những giá trị thời Phục hưng, thời kỳ
Khai sáng và những thành tựu khoa học, chủ nghĩa duy lý, sự tiến bộ, sự tự do và
dân chủ là những thành tố chủ chốt của một bản sắc châu Âu mới [91, tr.179]. Hay
bản sắc châu Âu, với Fuanaromya, được bắt nguồn từ sự đa dạng của từng quốc gia,
dân tộc và nổi lên khi các quốc gia nhận thấy họ cùng chung một tương lai, những
quyền cơ bản và một nền dân chủ nghị viện [58, tr.78]. Tuy vậy, những quan điểm
này cũng có thể xem là “sự pha trộn” của hai hay nhiều mô hình bản sắc châu Âu đề
cập ở trên.
20
Khi xem xét bản sắc châu Âu dưới góc nhìn của các mô hình lý thuyết truyền
thống, sự đa dạng trong văn hóa châu Âu là quá rõ ràng đến mức thiếu hụt những
yếu tố cần thiết để xây dựng một bản sắc chung. Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn
đồng ý với rất nhiều học giả, có thể họ kh ng đồng ý với nhau về bản sắc châu Âu
và cấu trúc của nó, những người cho rằng bản sắc châu Âu vốn dĩ đã hình thành,
đang trong thời kỳ phôi thai; và cho dù nó còn yếu ớt và mỏng manh thì nó cũng cần
được đẩy mạnh và phát triển trong bối cảnh châu Âu hội nhập hiện nay.
Bản sắc, ở một vài khía cạnh, vốn là một tiến trình; bản sắc châu Âu cũng là
một tiến trình không phải là ổn định, tĩnh mà là động, linh hoạt và không ngừng
biến đổi. Vì vậy, những gì mà EU đã làm để thúc đẩy bản sắc châu Âu là cực kỳ
quan trọng. Mặc d chúng t i kh ng đồng ý hoàn toàn với quan điểm theo mô hình
chủ nghĩa yêu nước lập hiến, nhưng thừa nhận vai trò quan trọng của Hiến pháp,
pháp luật và các thể chế trong việc thúc đẩy sự phát triển của bản sắc châu Âu.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Chúng tôi nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát
triển của EU nhằm góp phần làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu
vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu
vực ở châu Âu; trên cơ sở phân tích hai mối quan hệ có tính lý luận: (1) Quan hệ
tương tác giữa chính trị, văn hóa và bản sắc; (2) Quan hệ tác động qua lại giữa các
thiết chế chính trị với sự hình thành và phát triển của một bản sắc chung.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu này đạt được những mục tiêu đề ra, ngoài những thao tác
nghiên cứu mang tính truyền thống như tổng hợp và phân tích, chúng tôi còn sử
dụng một số phương pháp sau:
-
Phương pháp so sánh c ng với hướng tiếp cận có tính liên ngành, gần
đây được sử dụng nhiều trong nghiên cứu văn hóa, nhằm làm nổi bật các tiền đề của
bản sắc châu Âu và sự vận động, tương tác giữa chúng với nhau trên cơ sở so sánh
với một số khu vực. Hướng tiếp cận liên ngành là quan điểm sử dụng, vay mượn
21
một số phương pháp của các ngành khác có hiệu quả trong việc khảo sát đối tượng
nghiên cứu của luận án.
Phương pháp lịch sử học cùng với quan điểm lịch sử cụ thể của chủ
nghĩa
ác trong tìm hiểu và phân tích những đặc điểm của các yếu tố cấu thành một
bản sắc chung của EU đặt trong tiến trình hình thành và phát triển của EU. Quan
điểm lịch sử cụ thể của chủ nghĩa
ác cho phép chúng tôi tỉnh táo nhìn nhận các tác
nhân bên ngoài có khả năng tác động đến sự hình thành và phát triển của bản sắc
châu Âu.
-
Phương pháp hệ thống – cấu trúc xác định bản sắc châu Âu là một hệ
thống có tính biểu tượng và tìm hiểu cấu trúc bên trong của các thành tố, đánh giá
tầm quan trọng của từng thành tố và mối quan hệ giữa chúng.
-
Phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative) và định lượng
(quantitative) trong phân tích các kết quả phỏng vấn sâu (trực tiếp), kết quả khảo sát
bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu và đánh giá độ mạnh yếu của các giá trị cấu thành bản
sắc châu Âu.
Bên cạnh đó, chúng t i còn sử dụng quan điểm của Chủ nghĩa kiến tạo
(Constructivism) để nhìn nhận và phân tích đối tượng nghiên cứu của đề tài trong
bối cảnh thay đổi sâu sắc của quan hệ quốc tế ở châu Âu kể từ khi một cộng đồng
khu vực hình thành [8, tr.41-43].
5. Những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài bước đầu xây dựng một hệ thống lý luận về bản sắc,
cấu trúc và các bình diện quan hệ của bản sắc nhằm tạo ra một khung phân tích nhất
quán cho nghiên cứu bản sắc cộng đồng và khảo sát tầm quan trọng của nó trong
việc xây dựng và phát triển một cộng đồng khu vực.
Về mặt thực tiễn, việc tìm hiểu khái niệm bản sắc một cách có hệ thống giúp
chúng tôi nhận thức đúng đắn hơn về công cuộc bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc và bản sắc quốc gia Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó chúng ta
có cơ sở lý luận để đưa ra hoặc điều chỉnh các chính sách văn hóa có liên quan.
22
Trong những năm gần đây tầm ảnh hưởng và vai trò của EU ngày càng mở
rộng, tác động mạnh mẽ đến các vấn đề quốc tế, trong đó có các vấn đề liên quan
đến Việt Nam và khu vực ASEAN. Vì thế, tìm hiểu về một chủ thể chính trị mới và
có tầm ảnh hưởng lớn là rất cần thiết và quan trọng với bất kỳ một quốc gia nào
trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Mối quan hệ Việt Nam-EU đang phát triển mạnh mẽ và ổn định, việc tìm
hiểu về EU nói chung và bản sắc châu Âu nói riêng sẽ góp phần tăng cường sự hiểu
biết lẫn nhau, là cơ sở để phát triển và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác.
Theo khảo sát mới nhất (năm 2008), với người dân Việt Nam, EU hiện là đối tác
quan trọng thứ tư của Việt Nam sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản [97, tr.82].
Ngoài ra, đề tài này sau khi hoàn tất sẽ là một công trình nghiên cứu có tính
chuyên biệt cao, vì thực tế tìm hiểu về EU ở nước ta, nhất là về mảng văn hóa-xã
hội không nhiều và không sâu. Đây cũng sẽ là một tập tài liệu tham khảo cho sinh
viên các khối ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn, đặc biệt là sinh viên
chuyên ngành ăn hóa học, Đ ng phương học, Quan hệ quốc tế...
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khi nhắc đến khái niệm “bản sắc châu Âu” (European identity), kh ng ít
người ngỡ rằng đây là bản sắc văn hóa châu Âu hay một thứ bản sắc chung của châu
Âu và người châu Âu, như nói đến bản sắc châu Á, bản sắc Đ ng Nam Á, bản sắc
châu Phi hay bản sắc ắc
ỹ. Giới nghiên cứu văn hóa hay quan tâm đến văn hóa
thường hiểu bản sắc châu Âu chính là bản sắc văn hóa châu Âu, một khái niệm
người ta nhắc đến nhiều, nói nhiều nhưng mơ hồ và rất chung chung.
Từ tiếng Anh “European” thường có nghĩa “thuộc về châu Âu” khi là tính từ
và “người châu Âu” khi là danh từ. Tuy nhiên, c ng với sự ra đời và phát triển mạnh
mẽ của EU từ những năm 50 của thế kỷ XX, từ “European” khi là tính từ còn có
nghĩa “thuộc về EU”, “của EU”. Thực tế, trong nhiều năm gần đây người ta sử dụng
tính từ “European” với nghĩa mới này nhiều hơn và phổ biến hơn kh ng chỉ ở châu
Âu mà còn ở các quốc gia khác. Theo nghĩa này, khái niệm “European identity” có
thể dịch ra là bản sắc châu Âu chỉ bản sắc của EU. Như vậy, đối tượng nghiên cứu
23
của luận án này là bản sắc châu Âu với ý Nghĩa là bản sắc của EU. Thực tế, bản sắc
văn hóa châu Âu và bản sắc châu Âu có mối quan hệ v c ng mật thiết. Chúng t i
sẽ trình bày nội dung này trong
ục 2.4, Chương 2.
7. Kết cấu và cách trình bày luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án này gồm có 4 chương. Chương 1
gồm có hai phần: phần lý luận và phần thực tiễn. Trong phần lý luận, chúng tôi tìm
hiểu và phân tích khái niệm bản sắc, cấu trúc của bản sắc cũng như các các khái
niệm có liên quan; phần thực tiễn trình bày khái quát về EU, cơ cấu tổ chức và quá
trình hình thành và phát triển của cộng đồng này. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã
trình bày trong Chương 1, Chương 2 trình bày những tiền đề của bản sắc châu Âu,
những nội dung của bản sắc châu Âu; những nội dung và đặc tính cơ bản của bản
sắc văn hóa châu Âu trước khi phân tích mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa châu Âu
và bản sắc châu Âu hiện nay. Chương 3 trình bày sâu hơn về bản sắc châu Âu đặt
trong mối quan hệ và tác động qua lại với EU, trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu xây dựng
một bản sắc chung của EU, phân tích các chính sách xây dựng bản sắc của EU cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bản sắc này. Chương
4 gồm có hai phần: Phần 1 trình bày thực trạng bản sắc châu Âu trên cơ sở tổng hợp
các kết quả khảo sát bản sắc châu Âu trong nhận thức của người dân ở châu Âu và
châu Á về EU và bản sắc châu Âu; để tìm hiểu kỹ hơn về bản sắc châu Âu gắn với
tiến trình phát triển của EU, chúng tôi tìm hiểu bản sắc châu Âu qua các biểu tượng
của EU và quá trình xây dựng các hình ảnh có tính biểu tượng của EU; Phần 2 trình
bày những thách thức và triển vọng của bản sắc châu Âu dưới các xu hướng tác
động của thực tế đang diễn ra ở châu Âu trong những năm gần đây.