BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------------------
LÊ THẾ PHIỆT
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng, Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------------------
LÊ THẾ PHIỆT
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 62.34.05.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học 1: GS. TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. ĐOÀN GIA DŨNG
Đà Nẵng, Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án
Lê Thế Phiệt
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ......................................................... 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 10
1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả . 13
1.2. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng ......................................................... 13
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 13
1.2.2. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 16
1.3. Khung nghiên cứu của luận án ............................................................................... 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 18
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA............................................................................................. 20
2.1. Lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................................... 20
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 20
2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam .................................... 23
2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ........................................ 25
2.2. Lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................... 28
2.2.1. Khái niệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................... 28
2.2.2. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................ 32
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................... 33
2.3. Điều kiện để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 41
2.3.1. Môi trường kinh doanh đối với sự tạo lập và hoạt động doanh nghiệp nhỏ
và vừa ............................................................................................................................. 41
2.3.2. Chính sách thị trường.................................................................................. 46
2.3.3. Khả năng tiếp cận các nguồn lực ................................................................ 46
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................... 47
2.4.1. Chính sách của Nhà nước ........................................................................... 47
iii
2.4.2. Thủ tục hành chính và dịch vụ hỗ trợ ......................................................... 47
2.4.3. Trình độ nguồn nhân lực ............................................................................. 48
2.4.4. Khoa học kỹ thuật ....................................................................................... 48
2.4.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................................................ 49
2.4.6. Thị trường ................................................................................................... 49
2.4.7. Năng lực của chủ doanh nghiệp và trình độ của người lao động ............... 50
2.4.8. Vốn.............................................................................................................. 50
2.5. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia và địa
phương tại Việt Nam ..................................................................................................... 50
2.5.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia .................................................................. 50
2.5.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương tại Việt Nam........................................ 56
2.6. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Đắk Lắk ......................................................................................................................... 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 63
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TỈNH ĐẮK LẮK ............................................................................................... 65
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng
đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................ 65
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................. 65
3.1.2. Điều kiện kinh tế ......................................................................................... 67
3.1.3. Điều kiện xã hội .......................................................................................... 71
3.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ..... 73
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa Đắk Lắk .................................................................................................................. 75
3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk ............................... 76
3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá về số lượng, quy mô ....................................................... 76
3.2.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh ............................................................. 80
3.3. Thực trạng về điều kiện phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk .... 98
3.3.1. Môi trường kinh doanh đối với sự tạo lập và hoạt động của doanh
nghiệp nhỏ và vừa.......................................................................................................... 98
3.3.2. Chính sách thị trường................................................................................ 119
iv
3.3.3. Khả năng tiếp cận các nguồn lực .............................................................. 121
3.4. Kết quả điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................. 126
3.4.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 126
3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.............................................................. 128
3.4.3. Phân tích nhân tố....................................................................................... 129
3.4.4. Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................................... 132
3.5. Đánh giá chung thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk.... 137
3.5.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 137
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 138
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH ĐẮK LẮK ............................................................ 141
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk ....... 141
4.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk ............... 141
4.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk .................... 144
4.2. Giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk ..................... 146
4.2.1. Nhóm giải pháp cung cấp điều kiện để phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ............................................................................................................................. 146
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................................... 161
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 167
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Chữ đầy đủ
CNH HĐH
Công nghiệp hóa hiện đại hóa
DN
Doanh nghiệp
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐKKD
Đăng ký kinh doanh
EFA
Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)
EU
European Community (Cộng đồng châu Âu)
GDP
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GCN
Giấy chứng nhận
GCN QSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control Point System (Hệ thống phân tích
mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn)
HĐND
Hội đồng nhân dân
ISO
The International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa)
KH & ĐT
Kế hoạch và đầu tư
KMO
Kaiser-Meyer-Olkin (Hệ số KMO)
LN
Lợi nhuận
PAPI
Public Administration Performance Index (Chỉ số Hiệu quả Quản trị và
Hành chính công cấp tỉnh)
PCI
Provincial Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn
UBND
Uỷ ban nhân dân
VCSH
Vốn chủ sở hữu
VCCI
Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam)
VND
Việt Nam đồng
WTO
World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
Trang
1.1:
Đặc điểm mẫu khảo sát
17
2.1:
Tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
23
3.1:
3.2:
3.3:
3.4:
3.5:
Đóng góp của các khu vực kinh tế vào tăng trưởng GDP
của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2013
Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng GDP 2010 - 2013
Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo ngành kinh
doanh
Số lao động và thu nhập của người lao động
Chất lượng nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tỉnh Đắk Lắk
68
69
78
80
81
3.6:
Độ tuổi và kinh nghiệm sản xuất của các chủ doanh nghiệp
82
3.7:
Trình độ đào tạo của các chủ doanh nghiệp
83
3.8:
Chuyên ngành của các chủ doanh nghiệp
83
3.9:
Đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa về người lao động
84
3.10:
Quy mô vốn theo loại hình doanh nghiệp
85
3.11:
Biến động vốn trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
86
3.12:
Chi phí mua sắm trang thiết bị bình quân
87
3.13:
3.14:
Số lượng DNNVV áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu
chuẩn
Tỉ lệ sản phẩm chính so tổng doanh thu của doanh nghiệp
nhỏ và vừa
88
89
3.15:
Chất lượng sản phẩm của DNNVV so với đối thủ cạnh tranh
92
3.16:
Tình hình đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp nhỏ và vừa
92
3.17:
Sự tham gia hiệp hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa
94
3.18:
Sự tham gia hội chợ, triển lãm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
94
3.19:
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của DNNVV theo loại hình
DN
96
vii
Số hiệu
Tên bảng
bảng
3.20:
3.21:
3.22:
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của DNNVV theo ngành
kinh tế
Tình hình nộp ngân sách nhà nước bình quân một DNNVV
Tình hình kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và
vừa
Trang
96
97
98
3.24:
Đánh giá của doanh nghiệp về thiết chế pháp lý
117
3.25:
Đánh giá của doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng
119
3.26:
Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách thị trường
120
3.27:
Đánh giá của doanh nghiệp về tiếp cận đất đai và sự ổn định
trong sử dụng đất
122
3.28:
Đánh giá của doanh nghiệp về đào tạo lao động
124
3.29:
Đánh giá của doanh nghiệp về việc vay vốn
125
3.30:
Kết quả Cronbach's Alpha cho các biến
128
3.31:
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của các biến độc lập
129
3.32:
Kết quả phân tích EFA thang đo các biến độc lập
129
3.33:
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của các biến phụ thuộc
132
3.34:
Kết quả phân tích EFA thang đo các biến phụ thuộc
132
3.35:
3.36:
Trung bình của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk
Kết quả hồi quy
134
135
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1:
Tổng sản phẩm của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2013
67
3.2:
Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2013
69
3.3:
Tình hình biến động số lượng DNNVV hiện đang hoạt động
76
3.4:
Tình hình biến động số lượng DNNVV đăng ký mới
77
3.5:
Tỷ trọng loại hình DNNVV tỉnh Đắk Lắk
78
3.6:
Tình hình biến động vốn kinh doanh bình quân của DNNVV
79
3.7:
Xếp hạng PCI của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2013
99
3.8:
Điểm số các chỉ số thành phần cấu thành PCI của tỉnh Đắk
3.9:
Lắk giai đoạn 2009 - 2013
100
Xếp hạng các chỉ số thành phần PCI 2013 của Đắk Lắk
101
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
hình
Trang
1.1:
Khung nghiên cứu của luận án
18
2.1:
Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
32
2.2:
Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
34
3.1:
Giá thành của DNNVV tỉnh Đắk Lắk so với các đối thủ cạnh
tranh
91
3.2:
Đánh giá của doanh nghiệp về chi phí gia nhập thị trường
103
3.3:
Đánh giá của doanh nghiệp về khả năng tiếp cận tài liệu
105
3.4:
Đánh giá của doanh nghiệp về tính minh bạch và tiếp cận
thông tin
107
3.5:
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước
110
3.6:
Đánh giá của doanh nghiệp về cải cách hành chính
111
3.7:
Đánh giá của doanh nghiệp về chi phí không chính thức
112
3.8:
3.9:
3.10:
Đánh giá của DN về tính năng động và tiên phong của lãnh
đạo tỉnh
Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
DNNVV
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp
nhỏ và vừa sau phân tích EFA
116
126
133
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội khối lượng hàng hóa lớn và giải
quyết nhiều việc làm cho người lao động, các DNNVV còn tạo nên nguồn thu nhập ổn
định cho một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa
phương. Mặt khác, DNNVV giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho các doanh nghiệp lớn tạo
thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển. Hiện nay,
trong nền kinh tế các nước trên thế giới, các DNNVV chiếm khoảng 96% trong tổng
số các doanh nghiệp. Ở nước ta theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối năm 2013,
DNNVV chiếm gần 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp
khoảng 40% nguồn thu ngân sách [6]. Bên cạnh ưu thế về dễ khởi nghiệp, linh hoạt,
phát huy được nghề truyền thống, là vườn ươm tài năng kinh doanh. DNNVV lại có quy
mô nhỏ, trình độ lao động và quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận vốn vay
hạn chế. Do đó, cần có một hệ thống giải pháp hoàn chỉnh để phát triển DNNVV.
Việt Nam đã gia nhập nhiều hiệp hội kinh tế, thương mại khu vực, quốc tế và đặc
biệt là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo ra nhiều cơ hội cho DNNVV mở
rộng thị trường và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, có cơ hội áp dụng tiến bộ
của khoa học và công nghệ trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế cũng
mang lại cho DNNVV những thách thức to lớn đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,
xuất hiện nhiều đối thủ với sản phẩm có chất lượng và giá rẻ hơn. Hiện tại, thế giới
đang lâm vào tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị ở một số quốc gia và khu vực, sự
biến đổi khí hậu của trái đất ngày càng nghiêm trọng do tác động của ô nhiễm môi
trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Lãi suất cho
vay cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh; lạm phát tăng cao; giá vàng trong nước biến động mạnh và
cao hơn cả thế giới; tiền đồng mất giá… từ đó đã đẩy giá các yếu tố đầu vào tăng lên
rất cao, làm cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn, chỉ tính năm 2013 đã có khoảng
60.737 DNNVV bị giải thể hoặc ngưng hoạt động [28].
2
Thời gian qua, các DNNVV tỉnh Đắk Lắk có sự gia tăng nhanh chóng về số
lượng và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tỉnh Đắk Lắk
hiện có hơn 98% tổng số doanh nghiệp là DNNVV, hằng năm các DNNVV đóng góp
trên 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh [54]. Tuy nhiên, hoạt động của các
DNNVV vẫn còn nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng: sản xuất kinh doanh thiếu ổn
định, mang nặng tính tự phát, hiệu quả kinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu, nguồn
nhân lực yếu,... Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các DNNVV, sự trợ giúp của
Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng phát triển DNNVV Đắk Lắk
còn thấp so với kỳ vọng. Do vậy, việc tìm ra nguyên nhân và từ đó đề xuất định hướng
và hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV tại Đắk Lắk là vấn đề cấp
bách và có ý nghĩa thực tiễn nhằm tận dụng được những cơ hội do hội nhập Kinh tế
quốc tế mang lại.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của luận án là trên cơ sở khoa học và hệ thống các chỉ tiêu
nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất
giải pháp nhằm khuyến khích phát triển DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk.
- Mục tiêu cụ thể:
Góp phần bổ sung, phát triển lý luận và tiêu chí đánh giá sự phát triển DNNVV,
trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được các khía cạnh về phát triển DNNVV tại Đắk Lắk.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV tại Đắk Lắk.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV tại Đắk Lắk.
Đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV tại Đắk Lắk đến năm 2020.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng phát triển DNNVV tại Đắk Lắk như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển DNNVV tại Đắk Lắk?
- Những kết quả đạt được, những hạn chế, đối với phát triển DNNVV tại Đắk
Lắk là gì?
3
- Cần có giải pháp gì để phát triển DNNVV tại Đắk Lắk đến năm 2020?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về phát triển
DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
Đề tài chỉ nghiên cứu các DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk hoạt động theo Luật doanh
nghiệp năm 2005. Đề tài nghiên cứu loại hình DNNVV phân loại theo tiêu chí quy mô,
không phân biệt loại hình doanh nghiệp.
- Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2009 - 2013.
Số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu khảo sát của 200 DNNVV tỉnh Đắk Lắk.
Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung:
Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk.
Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk.
5. Điểm mới và đóng góp của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
Luận án góp phần bổ sung, phát triển lý thuyết về DNNVV (khái niệm, đặc điểm,
vai trò của DNNVV) và phát triển DNNVV (khái niệm phát triển, điều kiện để phát
triển, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV).
Luận án đã tổng hợp và xây dựng nội dung, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển
DNNVV. Bao gồm i) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá số lượng, quy mô (số lượng, cơ cấu,
nguồn vốn, lao động); ii) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về năng lực cạnh tranh (Nguồn lực
của doanh nghiệp, Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, Năng lực cạnh tranh của
sản phẩm, Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, Khả năng liên kết và hợp tác, Kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, Thị trường tiêu thụ sản phẩm).
4
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của
luận án:
Luận án đã phân tích thực trạng phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk, cụ thể: (1)
DNNVV tăng nhanh về số lượng, vốn, lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách và
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuy nhiên phát triển DNNVV còn mang
tính tự phát, chưa tập trung vào các ngành mũi nhọn. (2) Năng lực cạnh tranh của
DNNVV đã được cải thiện, tuy nhiên còn hạn chế về quy mô, công nghệ, trình độ
quản lý, vốn, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thị trường tiêu thụ và khả năng liên
kết. (3) Các điều kiện để phát triển DNNVV đã được quan tâm cải thiện, tuy nhiên còn
nhiều bất cập về môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận các nguồn lực và chính
sách hỗ trợ về thị trường.
Luận án đã nhận diện và đo lường được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk, theo thứ tự quan trọng lần lượt là: (1) Khoa học kỹ
thuật, (2) Năng lực chủ doanh nghiệp và trình độ người lao động, (3) Vốn, (4) Chính
sách của Nhà nước, (5) Thủ tục hành chính và dịch vụ hỗ trợ, (6) Thị trường.
Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk. Đó
là nhóm giải pháp: i) Cung cấp điều kiện để phát triển DNNVV (Một là, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho sự tạo lập và hoạt động của DNNVV, gồm: Tăng
cường tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Tăng cường nỗ lực cải cách hành chính;
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời doanh
nghiệp; Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Nâng cao tính năng động tiên phong
của đội ngũ lãnh đạo; Hoàn thiện môi trường kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; Hoàn
thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Hai là, hoàn thiện chính sách về thị
trường. Ba là, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực), ii) Nâng cao năng lực
cạnh tranh (Nâng cao năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp; Vốn; Nghiên cứu
thị trường và xúc tiến thương mại; Trình độ người lao động; Công nghệ; Hợp tác, liên
doanh liên kết).
6. Kết cấu của luận án
Bố cục luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các
chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận án gồm có 4 chương:
5
- Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và phương
pháp nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Chương 3: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk
- Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Đắk Lắk
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam (nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2000). Tác giả Nguyễn Cúc đã phân tích thực
trạng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đề xuất một số điều kiện
để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (nhà xuất bản thống kê, 2001). Tác giả Vũ Quốc
Tuấn, Hoàng Thu Hòa đã trình bày kinh nghiệm quốc tế về phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa; Một số vấn đề cơ bản về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
như tiêu chuẩn, vai trò, chính sách trợ giúp, mạng lưới các tổ chức tư vấn, tạo dựng
tinh thần và bản lĩnh kinh doanh, phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (nhà xuất bản chính trị
quốc gia, 2002). Tác giả Nguyễn Đình Hương đã trình bày những vấn đề cơ bản về
phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường, phân tích thực
trạng, định hướng và những giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
hiện nay.
Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay
(nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2004). Tác giả Phạm Thúy Hồng đã phân tích thực
trạng chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đề ra các
giải pháp kiến nghị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế (nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2006). Tác giả Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào,
Nguyễn Hữu Thắng đã trình bày tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và những tác
động tới các DNNVV ở Việt Nam. Trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò, thực trạng,
những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân trở ngại đối với các DNNVV; Thể chế, chính
7
sách, thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh và đánh giá môi trường kinh doanh tổng
thể có tác động đến DNNVV ở Việt Nam. Các tác giả đề cập đến việc đổi mới nhận
thức, quan điểm, một số giải pháp và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp (nhà xuất
bản chính trị quốc gia, 2006). Tác giả Trang Thị Tuyết đã hệ thống hóa cơ sở lý luận
về quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp, phân tích thực trạng hoạt
động của các loại hình doanh nghiệp nước ta và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới ở nước ta trong tình hình hiện nay.
Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế (nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2006). Tác giả Vũ Trọng Lâm đã khảo sát,
đánh giá thực trạng, cả những thành công và yếu kém trong hoạt động chuyển đổi cơ
chế của các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là của thủ đô Hà Nội những năm qua.
Nghiên cứu đã trình bày lý luận và thực tiễn về các yếu tố cơ bản của kinh tế thị
trường tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế
quốc tế; từ đó rút ra những bài học bổ ích cho việc định ra các giải pháp để nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp Hà Nội.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa (nhà xuất
bản lao động, 2006). Tác giả Trần Sửu đã trình bày lý luận về cạnh tranh trong điều
kiện toàn cầu hóa; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
một số doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
một số doanh nghiệp Việt Nam.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay (nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2008). Tác giả Nguyễn
Hữu Thắng đã trình bày khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đo lường
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Một số kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả đánh giá thực trạng doanh nghiệp và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Đề xuất một số quan điểm, phương hướng và
8
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế ở Việt Namnghiên cứu điển hình tại thành phố Đà Nẵng (nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010).
Tác giả Nguyễn Trường Sơn đã trình bày lý luận cơ bản về lợi thế cạnh tranh và đánh
giá lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, phân tích lợi
thế cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành
phố Đà nẵng mang yếu tố ngoại sinh, yếu tố nội sinh. Đề xuất các chính sách và giải
pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế
tại thành phố Đà Nẵng.
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay (nhà xuất bản chính trị
quốc gia, 2014). Tác giả Nguyễn Trường Sơn đã tổng hợp những vấn đề lý luận chung
về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là sự phát triển lý luận và các nghiên cứu chuyên
sâu về các đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất phát từ cấu trúc bên trong của
doanh nghiệp; các nghiên cứu phát hiện và lượng hóa các nhân tố tác động đến quá
trình tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp thông qua việc khảo sát thực tiễn các
doanh nghiệp hiện tại. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập và đi sâu phân tích, giải quyết
các vấn đề đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
như vấn đề áp dụng quản trị công ty, việc tạo lập quan hệ lao động lành mạnh trong
doanh nghiệp, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vấn đề tiếp cận nguồn lực
kinh doanh, đặc biệt là nguồn tài chính của doanh nghiệp. Tác giả cũng đi sâu bàn luận
và giải quyết vấn đề quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Thừa
Thiên Huế của Trần Văn Hòa (2006). Luận án trình bày lý luận về phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở nông thôn Thừa Thiên Huế. Cuối cùng, đề xuất định hướng và những giải pháp
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Thừa Thiên Huế.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế của Phạm Văn Hồng (2007). Luận án phân tích lý luận về doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức của các
9
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá thực trạng
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xác định các vấn đề đặt ra đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề ra một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài
quốc doanh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997- 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải
pháp của Mẫn Bá Đạt (2008). Luận án phân tích về doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài
quốc doanh. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh
ở Bắc Ninh từ 1997 đến nay. Đề ra một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da - giày
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 của Nguyễn Văn Tân (2009). Luận án tìm
hiểu kinh nghiệm phát triển lĩnh vực da - giày của một số nước và địa phương có lĩnh
vực da - giày nổi tiếng. Đánh giá rõ thực trạng của các doanh nghiệp da - giày trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai; từ đó xây dựng các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da
- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đến năm 2020 của Phan Quốc Tấn (2012).
Luận án trình bày lý luận về phát triển doanh nghiệp trong khu công nghiệp và chính
sách hỗ trợ. Luận án đánh giá sự phát triển doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ. Cuối
cùng, luận án đề xuất giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
phát triển đến năm 2020.
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của
chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của Trần Thị Vân
Hoa (2003). Luận án đã phân tích những vấn đề lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ và
đánh giá, nhận xét về những tác động của chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp để nâng cao tác động tích cực của các chính sách kinh tế vĩ mô
của Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế của Lê Thị Mỹ Linh (2009). Luận án
10
phân tích lý luận về phát triển nguồn nhân lực, nội dung phát triển nguồn nhân lực,
kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khái quát sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam qua các chỉ tiêu như: Số
lượng và vốn, quy mô lao động, đóng góp vào GDP. Đặc điểm và điều kiện ảnh hưởng
đến phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng phát
triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Đề ra một số giải
pháp phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?
Henrik Hansen, John Rand and Finn Tarp 2002. Xem tại . Bài
viết phân tích liệu sự hỗ trợ của Chính phủ trong suốt quá trình hoạt động và các hình
thức tương tác khác của khu vực kinh tế Nhà nước có cải thiện hiệu suất dài hạn của
các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Việt Nam không. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: Thứ nhất, yếu tố quyết định đến động lực của công ty đó là: quy mô doanh
nghiệp, vị trí, năng lực sáng tạo và kinh nghiệm trước đây của chủ sở hữu là rất quan
trọng. Thứ hai, nghiên cứu cho thấy sự tương tác với các tổ chức Nhà nước có tác
dụng mạnh đến động lực của công ty. Các doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp Nhà
nước là khách hàng chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, sự hỗ trợ của
Chính phủ trong quá trình hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng dài hạn
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp ở nông thôn và hộ gia
đình.
The internationalization of Vietnamese SMES. Ari Kokko and Fredrik Sjöholm.
Stockholm School of Economics, Asian Economics papers. Vol 4. No. 1; 2004. Doanh
nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thay
đổi một cách nhanh chóng do sự quốc tế hoá của nền kinh tế Việt Nam. Một câu hỏi
được đặt ra là “Những doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như
thế nào bởi quá trình toàn cầu hoá ?”. Nghiên cứu chỉ ra đâu là những thách thức mà
các doanh nghiệp sẽ gặp phải khi các bước tiến về tự do hoá thương mại và quá trình
toàn cầu hoá được thực hiện. Những phân tích của báo cáo được dựa trên bộ số liệu
của cuộc tổng điều tra doanh nghiệp những năm 1990, 1996 và 2002, với nhiều chỉ số
11
khác nhau về hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, những nhận định về môi trường
kinh doanh và những mong đợi về xu hướng trong tương lai của các nhà quản lý doanh
nghiệp cũng đã được sử dụng trong báo cáo này.
Understanding Factors of Organizational Mortality: Considering Alternatives to
Firm Failure. Panco, R., and Korn, H,. 1999. Xem tại . Nghiên
cứu này cho rằng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố
như: tuổi doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, sự thích nghi của doanh nghiệp và mật
độ dân số. Nghiên cứu đã cho rằng môi trường vẫn còn tương đối ổn định theo thời
gian, sự phản ứng với môi trường kinh doanh phụ thuộc vào các đặc tính của doanh
nghiệp và các phản ứng của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh ngày càng tăng.
Bài viết này đề xuất một mô hình để các doanh nghiệp chủ động hơn khi đưa ra các
phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
Linking firm and managers' characteristics to perceived critical success factors
for innovative entrepreneurial support. Jaloni Pansiri, Zelealem T. Temtime. Journal
of Small Business and Enterprise Development, Volume 17, issue 1; 2010. Bài viết
này nhằm mục đích phân tích, nhận diện các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu
suất thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và mối quan hệ của các nhân tố này
với các đặc điểm của công ty. Nghiên cứu cũng xác định mối quan hệ phụ thuộc giữa
các yếu tố quan trọng bằng cách sử dụng hệ số tương quan. Nghiên cứu này được dựa
trên việc xem xét các tài liệu, trong đó cung cấp một sự hiểu biết lý thuyết của cả hai
yếu tố quan trọng và đặc điểm công ty. Lý thuyết sau đó đã được thử nghiệm bằng
cách sử dụng các dữ liệu chính được thu thập thông qua một cuộc khảo sát trong tổng
số 203 doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn ngẫu nhiên từ ba thành phố ở nước Cộng
hòa Botswana. Phân tích thành phần chính (PCA) với phép xoay Varimax được sử
dụng để giảm các dữ liệu. Phân tích phương sai (ANOVA) được tiến hành để kiểm tra
mối quan hệ giữa các đặc điểm công ty và các tác động nhận thức của các yếu tố quan
trọng lựa chọn.
Factors Affecting Business Success of Small & Medium Enterprises (SMEs) in
Thailand. Chuthamas Chittithaworn, Md. Aminul Islam, Thiyada Keawchana and
Dayang Hasliza Muhd Yusuf. Asian Social Science, Vol. 7, No. 5; May 2011. Nghiên
cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của các doanh nghiệp nhỏ và
12
vừa ở Thái Lan. Những yếu tố này là: đặc trưng của doanh nghiệp, bí quyết quản lý,
sản phẩm và dịch vụ, khách hàng và thị trường, cách thức kinh doanh, nguồn lực tài
chính, chiến lược và môi trường bên ngoài. Kết quả phân tích chỉ ra rằng yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến thành công của các DNNVV tại Thái Lan là đặc trưng doanh
nghiệp, khách hàng và thị trường, cách thức kinh doanh, nguồn lực tài chính và môi
trường bên ngoài.
Effect of Entrepreneur and Firm Characteristics on the Business Success of
Small and Medium Enterprises (SMEs) in Bangladesh. Md. Aminul Islam and
Mohammad Aktaruzzaman Khan, Abu Zafar Muhammad Obaidullah, M. Syed Alam.
International Journal of Business and Management, Vol. 6, No. 3; March 2011.
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của đặc điểm doanh nhân và đặc điểm của công ty
đến sự thành công của DNNVV ở Bangladesh. Kết quả cho thấy đặc tính của doanh
nhân là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của các DNNVV ở Bangladesh. Tuy
nhiên, kết quả cũng cho thấy đặc điểm công ty không phải là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự thành công của các DNNVV ở Bangladesh.
Determinants of business success of small and medium enterprises. Javed
Mahmood Jasra, Dr. Muhammad Asif Khan, Ahmed Imran Hunjra, Rana Aziz Ur
Rehman, DR. Rauf - I - Azam. International Journal of Business and Social Science Vol.
2 No. 20; November 2011. Nghiên cứu này xem xét vai trò của các yếu tố ảnh hưởng
đến sự thành công của các DNNVV ở Pakistan. Nghiên cứu này kết luận rằng có một
mối quan hệ giữa kinh doanh thành công và các yếu tố của doanh nghiệp như: nguồn lực
tài chính, chiến lược marketing, nguồn lực kỹ thuật, hỗ trợ của Chính phủ, thông tin, kế
hoạch kinh doanh, trình độ chủ doanh nghiệp. Kết quả cũng cho thấy rằng các nguồn lực
tài chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của DNNVV.
A Study on Factors Affecting the Performance of SMEs in Malaysia. M. Krishna
Moorthy, Annie Tan, Caroline Choo, Chang Sue Wei, Jonathan Tan Yong Ping, and
Tan Kah Leong . International Journal of Academic Research in Business and Social
Sciences, Vol. 2, No. 4, 2012. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất tại
Malaysia. Dựa trên các dữ liệu thu thập từ 300 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
sản xuất của Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ nghịch biến
13
giữa tinh thần kinh doanh kém và quản lý nguồn nhân lực không phù hợp với hiệu suất
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặt khác, kết quả cũng đã chứng minh rằng có một
mối quan hệ thuận giữa việc sử dụng các thông tin thị trường và ứng dụng của công
nghệ thông tin với hiệu suất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu cũng cho
rằng việc sử dụng các thông tin thị trường tác động lớn nhất đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả
- Các nghiên cứu hiện tại chưa có một công trình nào nghiên cứu về tình hình
phát triển DNNVV ở tỉnh Đắk Lắk.
- Một số nghiên cứu chỉ đánh giá phát triển về số lượng doanh nghiệp nhỏ và
vừa, chứ chưa quan tâm đến các yếu tố về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- Một số nghiên cứu có xem xét đến chính sách phát triển doanh nghiệp và môi
trường kinh doanh, nhưng chưa đề cập đầy đủ các điều kiện để phát triển DNNVV.
- Một số nghiên cứu về phát triển DNNVV dựa trên các chỉ tiêu đánh giá khác
nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào dựa trên các chỉ tiêu số lượng, quy mô và năng
lực cạnh tranh.
- Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp,
nhưng chưa có nghiên cứu nào lượng hóa được các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến phát
triển DNNVV.
Tất cả các “khoảng trống nghiên cứu” trên đây sẽ là hướng nghiên cứu chính của
luận án này.
1.2. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện theo phương pháp hỗn hợp: kết hợp nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng.
1.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Qua các công trình khoa học đã được công
bố, những quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, cùng với những quan
điểm, chính sách của Nhà nước, từ đó hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận, xác
định một số chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV tại Đắk Lắk.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua việc thảo luận nhóm với các nhà quản trị
14
trong DNNVV tỉnh Đắk Lắk, các cán bộ quản lý Nhà nước trong Tỉnh, làm cơ sở để
phân tích định lượng với mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi
quy bội.
1.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển DNNVV tại Đắk Lắk:
- Thống kê mô tả: Giúp nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới
hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để
phân tích, tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được nhằm
rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm để phân tích, đánh giá thực
trạng phát triển DNNVV tại Đắk Lắk.
- Phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện
tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông
qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời
gian, để có được những nhận xét xác đáng về thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Đắk Lắk.
- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: sử dụng để đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị
của thang đo. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy của từng thang đo, đánh
giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items), hệ số tương quan Alpha của Cronbach
(Cronbach’s Alpha) được sử dụng. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định
thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi (items) trong thang đo tương quan với
nhau [67], hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai
của từng mục hỏi (items) và tính tương quan của từng mục hỏi (items) với điểm của
tổng các mục hỏi (items) còn lại của phép đo.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên
đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà
nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường
hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh
nghiên cứu [67]. Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là chấp
nhận được.
Khi đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items), những mục hỏi (items) nào