Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghị luận xã hội về noi gương và nêu gương văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.12 KB, 3 trang )

Nghị luận xã hội về noi gương và nêu gương
văn 12
Tháng Ba 19, 2015 - Category: Lớp 12 - Author: admin

Đề bài: Noi gương và nêu gương là những đức tính tốt đẹp của con người. Em hãy Nghị luận
về noi gương và nêu gương của con người trong xã hội.
Trong cuộc sống ta gặp rất nhiều những khó khăn vất vả mà ta khó vượt qua được. Một nhà văn đã
từng nói không có số phận mà chỉ có con người quyết định lên số phận mà thôi. Thật vậy trong cuộc
sống có rất nhiều tấm gương vượt qua số phận một cách mạng mẽ. Những tấm gương đó đáng để
cho chúng ta nhìn nhận học tập và noi theo.
Trước hết ta hãy cùng nhau tìm hiểu “gương” ở đây có nghĩa là gì?Gương chính là những hành
động những việc làm và cả những con người cụ thể mà đã được xã hội và nhà nước công nhận .
Những con người những tấm lòng những việc làm cụ thể giúp ích cho xã hội cho cộng đồng cho đất
nước đều được gọi là gương. Nêu gương là chúng ta phát hiện tìm ra những người tốt việc tốt có
ích cho cộng đồng cho tổ quốc để tôn vinh trân trọng và biết ơn đối với những hành động việc làm
đó của họ. Noi gương đó là chúng ta học tập theo những tấm gương đó,học tập những việc thực
hành động thực mà họ đã làm để giúp cho xã hội ta ngày càng tươi đẹp và phát triển phồn vinh. Vậy
tại sao chúng ta cần phải nêu gương và noi gương họ, chúng ta đã được điều đó trước tiên là để
hoàn thiện mình hơn.

Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương của lối sống đẹp mà chúng ta cần phải học tập và
noi theo. Chắc các bạn cũng biết đến ca sĩ Phi Nhung đó là một người đã mở cả một ngôi nhà


chung để giúp đỡ những em nhỏ làng thang cơ nhỡ. Đó còn là những hành động nhỏ nhặt hơn rất
nhiều. đó có thể chỉ là những hành động như đưa một bà cụ sang đường những hành động nhỏ
như thế thôi cũng là một minh chứng của một lối sống đẹp sống có ích. Đó còn là sự hi sinh cao cả
của những người lính đã anh dũng hi sinh để phục vụ tổ quốc. Họ không nghĩ cho mình mà chỉ biết
nghĩ cho đảng cho nhân dân và cho Tổ Quốc. Đó chính là những tấm gương của tinh thần sống đẹp
sống có trách nhiệm mà chúng ta cần phải học tập . Có một tấm gương ma chúng ta cũng không
thể không nhắc đến. Đó chính là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc ta mà có lẽ cả cuộc đời người


đi từ khi sinh ra lớn lên đến khi chết cũng đáng để chúng ta học tập. Người đo được mang tên Hồ
Chí Minh. Tư tưởng đạo đức tác phong phong cách là một chỉnh thể tạo nên phong cách mẫu mực
của Hồ Chí Minh,là các mặt có liên quan chặt chẽ vói nhau. Chính những điều đó làm nên tư tửng
của một con người là tấm gương thể hiện sinh động cho tất cả mọi người noi theo . Sinh thời, khi
nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang đến gần, Hồ Chí Minh kêu
gọi toàn dân diệt "giặc đói" bằng một hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo
đó cứu những người bị đói. Người đã nói những lời chân tình và cảm động: “Lúc chúng ta nâng bát
cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả
nước, và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó
(mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”(1) và chính Người đã làm gương thực hiện trước. Hồ Chí
Minh đã tiếp thu truyền thống "thương người như thể thương thân" của dân tộc, nâng lên thành triết
lý hành động cách mạng vì dân, vì nước trong mỗi con người danh yêu cầu tất cả mọi người học
tập và làm theo. Nguyễn Ngọc Kí cũng là cai tên thân thuộc với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam
trở thành biểu tượng quyết tâm và sự kiên trì . Cậu bé Kí bị bại liệt cả hai tay khi mới bốn tuổi . Đôi
cánh tay ấy buông thõng như hai sợi dây đeo trên vai cậu. không được may mắn như bao bạn khác
cậu bé chỉ biết đứng nhìn bên cửa sổ nghe lỏm cô giáo giảng bài. Nhưng tất cả những gian khổ ấy
không làm cậu tụt lùi mà còn khiến cậu mạnh mẽ hơn bất cứ ai. Nhờ chính đôic hân và lòng quyết
tâm cậu bé Kí năm xưa đã được vào đại học và trở thành nhà giáo ưu tú . Không những thế thầy
giáo Nguyễn Ngọc Kí còn sáng tác ra những chín đầu sách văn học. Mỗi ngày sống và làm việc thầy
giáo Kí dã dùng đôi chân thay đôi tay với bao gian khổ từng ngày viết lên huyền thoại của cuộc đời
mình. Đó chính là những tấm gương mà chúng ta cần phải học tập noi theo.
Vậy chúng ta muốn nêu gương được thì phải làm như thế nào. Muốn nêu gương được thì nói phải
đi đôi với làm. Hồ Chí Minh từng dạy: "Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng
chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải
làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm
gương cả về ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là khó. Khó như cách mạng mà ta
đã làm được và đã thành công. Muốn làm được, ta phải: quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba
chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất là các đồng chí phải thành công.
Bên cạnh đó để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao thì chúng ta cần phải lấy gương người
tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng con



người cuộc sống xã hội mới. Trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm gương cho các con, anh chị là
tấm gương đối với các em; trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò; trong cơ
quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho
người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có
đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm gương giúp nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều
thiện, chống lại thói hư, tật xấu.
Những tấm gương những con người ấy chính là người làm nên một chuỗi những tấm gương sáng
mà chúng ta c



×