Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Sự thực ở đời trong giông tố và vỡ đê của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.49 KB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THANH TIẾN

SỰ THỰC Ở ĐỜI TRONG GIÔNG TỐ VÀ VỠ ĐÊ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn:

HỘ THỊ XUÂN QUỲNH

Cần Thơ, 4 - 2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
SỰ THỰC Ở ĐỜI TRONG GIÔNG TỐ VÀ VỠ ĐÊ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch Sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: TỪ QUAN ĐIIỂM TIỂU THUYẾT ĐẾN SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG
1.Quan điểm về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
3. Sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
4. Quan điểm và sáng tác của Vũ Trọng Phụng cua
Chương 2: GIÔNG TỐ VÀ VỠ ĐÊ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ĐÃ TÁI HIỆN CHÂN THẬT
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945
1.Thực trạng xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong tiểu thuyết Giông tố
2.Thực trạng xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong tiểu thuyết Vỡ đê
3.Tầm khái quát của Giông tố và Vỡ đê
C. PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong bốn năm học ở giảng đường đại học thì luận văn là một học phần quan trọng đối với mỗi
sinh viên. Nó giúp sinh viên làm quen và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Từ đo rèn luyện
cách làm việc khoa học và ý thức thực hiện một đề tai nghiên cứu khoa học.
Người viết hoàn thành một đề tài nghiên cứu khoa học và thu được những kết quả nhất định, đó
là nhờ sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô. Người viết xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô đã tạo
điều kiện thuận lợi cho người viết thực hiện đề tài này. Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến thầy Nguyễn Văn Tư, người đã tận tụy, nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn người viết trong
suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ người viết trong thời
gian qua.

3



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 với sự nở rộ của của những cây bút tài năng trong
làng văn đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà. Trong số
những nhà văn tài năng ấy thì Vũ Trọng Phụng được xem là một kiện tướng của nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại. Ông là nhà văn tiêu biểu cho trường phái “tả chân” triệt để. Dưới ngòi bút của ông
những mặt xấu xa trong xã hội đương thời đã được phơi bày rất chính xác, sinh động, chân thực.
Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, Vũ Trọng Phụng được xem là một
trong hai gương mặt tiêu biểu nhất cùng với Nam Cao. Người ta biết đến ông với một tài năng lớn
về mặt báo chí, một “ông vua phóng sự đất Bắc” và cũng là một nhà viết tiểu thuyết tầm cỡ. Nói
đến Vũ Trọng Phụng người ta nhớ ngay đến cái “sự thực ở đời” trong từng tác phẩm của ông.
Với lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “sự thực ở đời” trong “Giông Tố” và “Vỡ Đê” của
Vũ Trọng Phụng với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn, được biết nhiều hơn về con người, về văn
nghiệp, về quan điểm tư tưởng, lập trường của nhà văn. Từ đó, có thêm những tri thức cần thiết,
chính xác về một nhà văn lớn trong giai đoạn văn học 1930-1945, một tư tưởng tiến bộ mang đậm
tính nhân văn trong nền văn học nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Bàn về Vũ Trọng Phụng, trước sau đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về ông. Vũ Trọng
Phụng không chỉ đơn giản là một nhà văn, hơn nữa ông còn là một nhà văn “có vấn đề” , xung
quanh con người và sự nghiệp văn học của ông đã có rất nhiều dư luận. “Vấn đề Vũ Trọng Phụng”
là một vấn đề hao tốn khá nhiều giấy mực. Từ ngày nhà văn tài năng ấy nằm xuống, đến nay đã hơn
bảy mươi năm, đã có không biết bao nhiêu thay đổi từ cuộc sống xã hội cho đến con người nhưng
những vấn đề xung quanh nhà “phóng sự- tiểu thuyết” này vẫn luôn là tâm điểm chú ý, vẫn là đối
tương hướng đến của nhiều nhà nghiên cứu văn học.
Nói đến Vũ Trọng Phụng, các nhà nghiên cứu bàn đến rất nhiêù khía cạnh trong sáng tác của
ông bao hàm cả từ nội dung sáng tác đến nghệ thuật biểu hiện. Trong rất nhiều khía cạnh đó thì vấn

4



đề “sự thực ở đời” trong những trang viết của nhà văn là vấn đề thường xuyên được nhắc tới, được
quan tâm nhiều nhất.
Tên tuổi và sự nghiệp sáng tác của nhà văn được xem là tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực
này cũng đã “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” theo dòng chảy của văn học và cả dòng chảy của
thời gian. Ở sự ngợi ca hay phê phán thì Vũ Trọng Phụng đều được đặt ở vị trí tột cùng. Trước Cách
Tháng Tám-1945, Vũ Trọng Phụng được xem là “một nhà văn lớn”, “một ngòi bút tả chân sắc sảo,
lỗi lạc”, “một chiến sĩ tiền phong và can đảm”, “một nhà văn hiện thực trác việt”,[3;24]…
Nhà thơ Lưu Trọng Lư trong điếu văn đọc bên mồ Vũ Trọng Phụng ngày 15 tháng 10 năm
1939 đã khẳng định: “ tất cả cái sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng là phơi bày là chế nhạo tất cả
những cái rởm, cái xấu xa, cái bần tiện, cái đồi bại của một hạng người , của một thời đại. Vũ
Trọng Phụng đối với thời đại của Vũ Trọng Phụng, cũng giống như Balzac đối với thời đại của
Balzac…”[5;60]. Điều đó đã khẳng định vai trò không thể thay thế của Vũ Trọng Phụng trong việc
miêu tả cái “sự thực ở đời”. Và, “cái đáng giá, cái làm cho người ta ca ngợi Vũ Trọng Phụng ấy là
nhà văn có khuynh hướng xã hội, dám đi phanh phui những nhơ nhớp của xã hội, nêu cao lá cờ tả
chân triệt để, vào lúc mà cơn gió lãng mạn vẫn êm đềm thổi lên trong nhiều tâm trí” [3;23] theo lời
nhận xét của Phạm Thế Ngũ . Rõ ràng, trong các nhà văn hiện thực của ta trước Cách mạng phải
thừa nhận rằng Vũ Trọng Phụng là người có một địa vị không ai tranh giành được
Tuy nhiên , trong những năm chống nhân văn giai phẩm, thì cái “sự thực ở đời” trong các tác
phẩm của nhà văn cũng lại được nói đến nhưng lại theo chiều hướng ngược lại. Hoặc nhà phê bình
Vũ Đức Phúc trong cuốn “ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945” và cuốn “ Bàn về những
cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học hiện đại 1930-1945” cho rằng Vũ Trọng Phụng tiêu
biểu cho những tác gia tự nhiên chủ nghĩa, có cái nhìn tàn nhẫn đối với xã hội, khinh miệt nhân dân
lao động, có khi đề cao đế quốc, đề cao bọn rốt kít, chống Đảng cộng sản. Các nhà nghiên cứu trong
giai đoạn này đều nhìn nhận Vũ Trọng Phụng là nhà văn “có tư tưởng không lành mạnh” và hệ quả
là tác giả Vũ Trọng Phụng và sáng tác của ông không được giảng dạy trong nhà trường
Nhưng những giá trị đích thực rồi cũng sẽ tồn tại với thời gian. Khi Viện văn học với tư cách
là một cơ quan nghiên cứu văn học đã tổ chức một cuộc hội thảo nghiêm túc về Vũ Trọng Phụng.
Mãi đến năm 1983, khi nhà xuất bản Văn học cho in lại tác phẩm Vỡ Đê thì tên tuổi sự nghiệp của

nhà văn họ Vũ mới được nhìn nhận lại, và đến năm 1987, với sự ra đời của Tuyển tập Vũ Trọng
Phụng đã đưa ông trở lại với vị trí là nhà văn kì tài của dòng văn học hiện thực phê phán trước 1945
5


Nhìn chung, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình tìm hiểu về ngòi bút hiện thực của Vũ
Trọng Phụng. Rất nhiều cách nhìn nhận thấu đáo , cặn kẽ đã được nêu ra nhưng chung quy giới
nghiên cứu thường tập trung vào rất nhiều vấn đề xung quanh con người và sự nghiệp sáng tác của
ông chứ không nói tập trung chuyên sâu vào “sự thực ở đời” trong những sáng tác của ông. Vì thế,
người viết xin phép được đi sâu khám phá, tìm hiểu và trình bày về vấn đề “sự thực ở đời” trong
các sáng tác của Vũ Trọng Phụng với mong muốn được làm sáng tỏ hơn, chi tiết hơn về khả năng
phản ánh chân thực cuộc sống của “nhà văn nhà tiểu thuyết trác việt” này, từ đó ghi nhận những
đóng góp to lớn của ông đối với nền văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kì trước Cách mạng.
3. Mục đích yêu cầu của đề tài
Để đáp ứng đúng mục đích yêu cầu của đề tài, người viết sẽ tìm hiểu và làm sáng tỏ hai vấn
đề:
Một là,người viết phải thể hiện thật chính xác, rõ ràng yếu tố phóng sự trong hai tác phẩm
“Giông Tố’ và “Vỡ Đê” của tác giả. Đây là một yêu cầu tất yếu, vì để thâm nhập vào tác phẩm của
một nhà văn hiện thực, và đặc biệt là Vũ Trọng Phụng có biệt tài phóng sự, thì yếu tố phóng sự có
vai trò quan trọng trong việc đưa tác phẩm của ông vươn tới sự thành công, thể hiện cái “tầm” của
nhà văn.
Hai là, người viết phải cho thấy được cái “sự thực ở đời” trong hai tác phẩm “Giông Tố” và
“Vỡ Đê” của Vũ Trọng Phụng, chúng ta phải nhận ra tác giả muốn nói điều gì, muốn phản ánh hay
khám phá điều gì trong tác phẩm của mình. Đây là vấn đề trọng tâm trong yêu cầu của đề tài.
Trên đây là hai yêu cầu quan trọng giúp người viết có được hướng đi đúng trong quá trình
thực hiện đề tài, đưa đến một kết quả hợp lí đối với vấn đề mà đề tài đặt ra.
4.Phạm vi đề tài
Như đã biết, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bao gồm nhiều mảng: phóng sự, tiểu thuyết,
truyện ngắn, kịch, dịch thuật. Ở đề tài này, người viết chỉ tập trung vào lĩnh vực tiểu thuyết mà
trọng tâm là hai tác phẩm “Giông tố” và “Vỡ đê” của nhà văn. Ngoài ra, có thể liên hệ đến tiểu

thuyết “Số đỏ” và những thiên phóng sự của nhà văn như: Kĩ nghệ lấy Tây, Lục sì…. để từ đó đối
chiếu so sánh nhằm làm sáng tỏ vấn đề thể hiện trong hai tác phẩm “Giông tố” và “Vỡ đê”
6


5. phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt công việc của mình, chúng tôi sẽ thực hiện kết hợp nhiều thao tác, bao gồm
thống kê, phân tích, bình giảng, đánh giá. Với những thao tác này người viết sẽ tuần tự thực hiện
các bước.
Tiếp cận tác phẩm, khảo sát và thống kê các dẫn chứng thể hiện “sự thật ở đời” trong “Giông
Tố” và “Vỡ Đê”, có mở rộng qua một số tác phẩm khác.
Bình giảng và đánh giá những thành tựu hạn chế của nhà văn trong cách thể hiện nội dung
cũng như nghệ thuật qua các chi tiết quan trọng trong hai tác phẩm “Giông Tố” và “Vỡ Đê”
Với những phương pháp nói trên, chúng tôi mong rằng sẽ đáp ứng được yêu cầu của đề tài, có
được hướng đi đúng trong việc làm sáng tỏ “sự thật ở đời” trong các tác phẩm của nhà văn, đặc
biệt là hai tác phẩm “Giông Tố” và “Vỡ Đê”

7


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: TỪ

QUAN ĐIỂM TIỂU THUYẾT

ĐẾN SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
1.1.

Quan điểm sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng

Đương thời, Vũ Trọng Phụng có những tác phẩm được công chúng biết đến thì ông cũng hay

bị những nhà văn, những nhà phê bình không cùng chí hướng đem ra làm đối tượng để bán bổ. Ông
Thái Phỉ _ chủ báo Tin văn _trong bài “văn chương dâm uế”đăng trên báo Tin văn số 25 đã lên
tiếng công kích “bọn văn sĩ tả chân”_cách gọi của ông đối với những nhà văn hiện thực_ một cách
quyết liệt: “Họ (bọn văn sĩ tả chân) thấy thiên hạ ưa thích cái dâm uế thì hoặc là cố nhồi nhét cái
cảnh dâm uế vào bất cứ chuyện gì mình viết hoặc là viện cái chủ nghĩa tả chân dụng tâm tả cái dâm
uế một cách táo bạo và, vì thế, thành ra sống sượng khó coi, cố làm ra rung động giác quan của
người đọc hơn là nghĩ đến nghệ thuật”. Và đến Nhất Chi Mai (bút danh của Nhất Linh) ông cũng
thẳng bút mà hạ những dòng hết sức nặng nề, như là cố hạ bệ cho kì được tên tuổi Vũ Trọng Phụng
trong làng văn, với một giọng văn đầy tức tối phẩn uất, ông đã nói trên báo Ngày nay bằng những
lời lẽ nặng nề, ông xem Vũ Trọng Phụng là một thằng “văn sĩ nữa mùa” lòe đời bằng cái học vấn
“sơ học”. Không khẳng định mục đích của mình viết bài đăng báo Ngày nay là nhằm “vạch cái bẩn
thỉu, nhơ nhớp, dơ dáy của văn ông ta”(Vũ Trọng Phụng). Nhất Chi Mai đã nhắm vào “cái dâm”
trong những sang tác của Vũ Trọng Phụng mà xem đó là một thứ “điêu trá của văn chương”, ông
nói rằng nhà văn họ Vũ nên “tưởng đến đọc giả một chút” và cuối cùng là đưa ra những nhận định
rất cay cú: “Đọc văn Vũ Trọng Phụng thực không bao giờ tôi thấy một tia hi vọng, một tư tưởng lạc
quan. Đọc xong ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và chung quanh mình toàn
những kẻ giết người, làm đỉ, ăn tục nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng. Phải chăng đó là tấm
gương phản chiếu tính tình, lí tưởng của nhà văn, một nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen có
một bộ óc cũng đen và một nguồn văn cũng đen ?” [3;624]
Mặc dù những nhận định trên chỉ là vấn đề bất đồng quan điểm trong sang tác văn chương
nhưng đó cũng là cơ hội để nhà văn họ Vũ thể hiện quan điểm của mình trong sáng tác văn chương
8


nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng. Chúng ta đều công nhận rằng mỗi người trong cuộc sống
đều có một chân lý riêng để để tôn thờ một cách nghĩ riêng, vấn đề quan trọng là có đủ sức để
thuyết phục người khác nhìn nhận những quan điểm, chân lý của mình đúng và hợp lý. Vũ Trọng
Phụng không đao to búa lớn, không cay cú hằn học. Ông chỉ lặng lẽ trả lời lại những bài viết đã bôi

nhọ ông một cách thâm trầm nhưng cũng không kém phần sắc sảo.
Với những lời lẽ của ông Thái Phỉ trên báo Tân văn Vũ Trọng Phụng đã có một bức thư ngõ
đáp lại (đăng trên báo Hà Nội, số 38. 23_09_1936). Trong bức thư ngõ này nhà văn đã từng bước
trả lời một cách rành rọt những lý lẽ thiếu thiện chí của đối phương, đồng thời cũng thể hiện quan
điểm của mình trong khi đặt bút xuống trang giấy và viết. Ông nói: “Ông (Thái Phỉ) lại muốn bắt
bọn văn sĩ tả chân trong khi tả cái thực trần truồng nhơ bẩn, dâm loạn mà lại làm cho độc giả cảm
thấy thích, thấy những chuyện kia là thanh tao, nhã nhặn dễ thường mà hợp với luân lý, để bắt
chước tho bọn người trong chuyện đó sao ? Ông có quyền không thích cái sống sượng nhưng không
có quyền bắt chúng tôi khiêu dâm người đọc”[3;26]. Rõ ràng, chúng ta luôn nhận ra trong những
sáng tác của nhà văn, có những đoạn ông tả cái cảnh của đôi trai gái, ông tả với một vẽ khách quan
và quả thật, chúng ta có cảm giác vương vướng khi đọc những dòng đó, đó là vấn đề đạo đức , là lối
sống của con người trong cái xã hội phức tạp, bừa bộn, trong cái xã hội mà đồng tiền làm chủ và
nhân phẩm con người bị chà đạp đến tận cùng. Vũ Trọng Phụng rất có ý thức trách nhiệm khi miêu
tả những sự thực nhạy cảm như thế. Ông luôn muốn sự thật đó phải nhơ bẩn như đúng bản chất của
chúng, vì ông hiểu rằng độc giả luôn có khả năng “bắt chước” những nhân vật trong truyện. Vì vậy,
nói sự thực là để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh xã hội chứ không phải nói để người ta bắt chước.
Quan niệm của ông về thiên chức của nhà văn là thế và ông đã chứng minh điều đó bằng cả lời văn
của mình. Đọc những tác phẩm của ông trước cái cảnh “hiếp dâm được chờ đợi” của Xuân Tóc Đỏ
đối với mụ Phó Đoan độc giả chỉ cảm thấy đó là hành động ghê tởm đầy thú tính, đọc đoạn văn
Mịch bị nghị Hách cưỡng dâm, độc giả chỉ thấy bất bình căm tức trước hành động bất nhân của kẻ
dâm dục đê hèn, đọc đoạn Long và Tuyết ân ái, người ta chỉ muốn lắc đầu, lè lưỡi trước lối sống
buông tuồng, thiếu trách nhiệm với bản than của lớp thanh niên nam nữ trong giai đoạn trước Cách
Mạng. Và chỉ có thế ta mới hiểu được dụng tâm rất chân thành của một con người có tâm với cuộc
đời, biết đem tài năngcủa mình ra mà làm đẹp cho đời, Vũ Trọng Phụng đấu tranh cho cái đẹp, nói
đến cái xấu xa thấp hèn là nhằm đề cao cái tốt đẹp, thanh cao chứ không phải nói để mà nói. Đọc
9


Vũ Trọng Phụng nếu ta chỉ dừng lại ở những hình ảnh hiện tượng của câu văn thì ta chỉ nắm được
năm mươi phần trăm mong muốn của tác giả mà thôi. Có thể xem những nhà văn hiện thục phê

phán là những tay đầu bếp chỉ chuyên tâm chế biến những món ăn quen thuộc gần gũi với đời sống
nhưng hương vị của nó ta có nếm mới thấy được cái sâu sắc của cuộc đời. Mỗi nhà văn cắt lấy một
mảng hiện thực bằng tài năng của mình họ chiếm lĩnh mảng hiện thực đó và qua một quá trình
“đóng kén” thì tác phẩm của họ trở thành những sợi tơ lấp lánh chất hiện thực của đời sống, nhiều
nhà văn hiện thực cùng chuyên tâm sáng tác thì họ sẽ dệt nên cả một cuộc đời thực với đầy đủ mặt
tốt, xấu, thanh cao hay tầm thường của nó. Vũ Trọng Phụng cũng là một “con tằm” trot nặng nợ
cuộc đời như thế. Ông luôn luôn sống và sáng tác vì hoài bão tốt đẹp cho đời, dù rằng, trên trang
văn của ông chỉ toàn là những cảnh đời khốn khó, những thủ đoạn những cảnh tượng đê hèn của lớp
người vốn là con đẻ của cuộc hoài thai dị dạng giữa chủ nghĩa thực dân và chế độ phong kiến. Bàn
đến Vũ Trọng Phụng, người ta thường hay nói đến “cái dâm”nhưng cũng không nên quá xa lạm
bàn, cái vấn đề mà nhà văn hướng đến đâu chỉ có mỗi cái dâm, cái mà ông quan tâm là cả cuộc sống
đầy ắp hiện thực tối tâm. Là nhà văn có trách nhiệm, làm sao Vũ không nói đến điều đó!
Và khi bị Nhất Chi Mai công kích ông cũng nhân đó thể hiện quan điểm của mình (báo Tương
lai 25_03_1937). Nếu Nhất Chi Mai cho rằng Vũ Trọng Phụng “nên nghĩ đến đọc giả một chút” thì
nhà văn của chúng ta cũng thùa nhận “thưa ông, tôi nghĩ đến đọc giả của tôi lắm”. Ông cũng khẳng
định dứt khoát rằng khi hạ bút để nói đến những việc bẩn thỉu ông chỉ thương nhân loại ô uế, cuộc
đời bắt ông phải viết như thế và không thể khác hơn. Ông cho rằng nhóm Tự lực văn văn đoàn đã
“chạy xa hiện thực bằng những danh từ điêu trá của văn chương”. Với ông, hiện thực không phải là
để trốn chạy, hiện thực là một mãnh đất màu mỡ nhưng cũng lẫn rất nhiều gốc rễ, cỏ tạp muốn
mãnh đất ấy nở hoa đẹp thì phải ra sức phát cỏ,đào rễ tạp thì mới khiến cho nó đẹp hơn, tươi tốt hơn
và thiên chức của văn sĩ tả chân là phải làm như thế. Và trong hơn mười năm cầm bút của mình,
ông đã cày xới không biết mệt mỏi và thành tựu của ông đến ngày nay là rất đáng trân trọng. Đến
đây ông quả quyết đua ra quan điểm chính thức của mình đồng thời đó cũng là tuyên ngôn cho
trường phái tả chân vì đương thời Vũ Trọng Phụng nhận ra rằng giới văn chuong ngày càng ủng hộ
những nhà văn hiện thực phê phán và những sang tác của nhóm tự lực văn đoàn ngày càng đi vào
khuynh hướng cực đoan. Như vậy, quan điểm của ông là đại diện cho những tư tưởng tiến bộ đương
thời, được sự đồng thuận của nhiều người trong giới văn nghệ. Ông tuyên bố: “các ông muốn tiểu
10



thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng với tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở
đời”. Và ông đã thực sự phụng sự hiện thực cho đến hơi thở cuối cùng! Ông không ngần ngại vạch
rõ sự khác nahu giữa hai luồng tư tưởng, giữa hai khuynh hướng văn học và đồng thời cũng mạnh
dạn bộc lộ chính kiến của mình: “ các ông muốn theo thuyết tùy thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích
nghe, nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thật, thành ra nguy hiểm,vì sự thực
mất lòng”. Dẫu biết là sự thực mất lòng nhưng nhiệm vụ của nhà văn tả chân là phải sống vì hiện
thực, do thế, không thể tránh khỏi những cái nhìn phiếm diện ác cảm. Không vì thế mà ông chùng
bước, trái lại, nhà văn của chúng ta ngày càng cố gắn phấn đấu thực hiện thiên chức của một nhà
văn chân chính, nhìn đời bằng đôi mắt trung thực nhất có thể. Ông khẳng định: nhân loại tiến hóa ở
chổ trọng sự thực, nếu những nhà văn dám nói rõ vết thương của xã hội cho mỗi người nghe. Có thể
nghĩ rằng nhà văn hiện thực như một người thầy thuốc, mà nhiệm vụ của thầy thuốc là phải tìm ra
những ung nhọt của cuộc đời, phải vạch ra cho mọi người thấy và chữa trị nó để nó không làm đau
nhức xã hội. Có lẽ, người ta sống ở đời là phải có lý tưởng để mà theo đuổi. Những người có lý
tưởng đúng đắn thì họ sống rất tốt đẹp, ngược lại, lý tưởng sai lầm có thể gây nên những cách sống
lệch lạc dẫn đến hậu quả khôn lường. Vũ Trọng Phụng đã sống vì lý tưởng cao đẹp đó nên những gì
ông để lại cho đời là vô cùng đáng quý và đáng trân trọng.
Không chỉ tranh luận với Nhất Chi Mai hay Thái Phỉ, Vũ Trọng Phụng mới thể hiện quan
điểm của mình. Trong nhiều bài viết đăng trên báo nhà văn cũng hé mở cho chúng ta thấy được
mong muốn chân chính của ông. Trong bài viết với tiêu đề “Lối viết chuyên phái tả chân” đăng trên
Ngọ báo, Hà Nội, số 1271 (09_11_1931), Vũ đã trực tiếp bài tỏ những suy nghĩ của mình về tư
tưởng cũng như lập trình sáng tác của “phái tả chân”. Điều đó cho thấy ngay từ lúc xuất hiện trong
làng văn, Vũ Trọng Phụng đã có tư tưởng rất chính chắ. Giống như người đi rừng đã có la bàn xác
định rõ phương hướng mình phải đi, nhà văn đã dũng cảm vượt qua mọi núi cao, vực sâu, mọi khó
khan gian khổ để đi đến chân trời mà mình mong muốn. Cái thành công đầu tiên của một nhà văn là
việc nhà văn đó có tìm ra “hướng đi” và lập trường sáng tác phù hợp với tư tưởng của mình hay
không. Vũ Trọng Phụng đã sớm chọn lấy con đường cho mình, con đường ông muốn đi và đi cho
bằng được. Trong bài viết của mình, nhà văn đã nêu ra “phương hướng sáng tác” của phái tả chân
nhưng đó cũng chính là cách mà Vũ sáng tác “nhà văn tả chân, trái lại, chỉ lấy một đoạn đời nào đó
của người trong truyện rồi dắt độc giả đi thẳng những mạch lạc tự nhiên thiết thực. cái chổ hơn
11



người của họ là làm thế nào phô bài một cách rõ rệt cho công chúng biết. trong những trường hợp
này, hạng người này tính tình này hành động thế này, hạng người tính tình khác hành động thế
khác, người ta vì hoàn cảnh mà thay đổi tính tình, chí hướng ra sao, những chuyện yêu thương, gen,
ghét nhau trong gia đình, xã hội, những trận chiến đấu ngấm ngầm vì danh lợi thế nào, nói tóm lại,
họ chỉ cần nêu cho ta rõ được cái mặt thực của đời” và quả thật ông đã chứng minh bằng những
sáng tác của mình. Các nhân vật điển hình của Vũ Trọng Phụng đều đại diện cho những hoàn cảnh
điển hình, tính tình điển hình mà theo ông trong hoàn cảnh đó con người sẽ hành động như thế.
Mịch, Long, Nhị Hách, Xuân Tóc Đỏ, Mụ Phó Đoan…đều do bản chất hoặc hoàn cảnh mà hành
động. Kỳ thực nhà văn đã góp phần quan trọng trong việc làm rõ cái mặt thực của đời sống, các tệ
nạ xã hội như cờ bạc bịp, mại dâm, những cảnh đời đứa ở, con đòi, bộ mặt của đám chủ nhà giàu,
cuộc sống xa hoa của giới thượng lưu Hà thành…đều xuất hiện đầy đủ trong các sáng tác của ông.
Chưa có nhà văn nào mà trong văn nghiệp ngắn ngủi như Vũ Trọng Phụng lại có thể nói nhiều, nói
đúng, nói chính xác về hiện thực như ông. Ông phản ánh hiện thực bằng con mắt của một nhà văn
nhưng cũng bằng ống kính của một nhà báo. Trong những trang viết của Vũ Trọng Phụng, người ta
thấy ngồn ngộn chất hiện thực đang tồn tại, nó vừa là nhu cầu mà cũng vừa là tài năng thiên bẩm
của nhà văn. Hiện thực trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là một mảng lớn của đời sống chứ
không là từng mãnh số phận riêng lẻ như những nhà văn hiện thực cùng thời. Đọc Vũ Trọng Phụng,
người ta thấy được những mạt nhố nhăn của xã hội thượng lưu, một đám lưu manh khoác áo tri
thức, dung nạp toàn những quân bịp bợm, đến nổi một thằng “ma cà bông”, “nhặt ban quần” nhờ
“số đỏ” mà trở thành niềm tự hào của xã hội thối nát. Bên cạnh ta còn thấy một thanh niên trí thức
giàu long nhân nghĩa vì hoàn cảnh mà trở nên biến chất thành một kẻ trụy lạc cuối cùng tự sát bên
cạnh một cô gái điếm, một cô gái quê vì được đổi đời thành vợ lẻ của một bậc “phú gia địch quốc”
mà trở nên lẳng lơ xảo quyệt một cách đáng sợ. Bên cạnh ta còn thấy được những thủ đoạn bóc lột
vơ vét của đám quan lại địa chủ đương thời đối với nhân dân, những thủ đoạn tàn ác của đám tư sản
mại bản. Từ nông thôn “xôi thịt” đến thành thị “bơ sữa” tất cả hiện lên trước mắt người đọc bằng bộ
mặt thực của chúng, không hề có chút gì che giấu. Nhà văn tất nhiên có chổ hư cấu nhưng hư cấu là
để nhấn mạnh hiện thực, là để hiện thục sáng rõ hơn để người đọc cảm thấy được cuộc sống một
cách đầy đủ hơn. Thông thường,mỗi nhà văn sẽ thu tóm hiện thực rồi nhào nặn lại, them vào đấy

những yếu tố chủ quan và cuối cùng cho ra sản phẩm sẽ là một hiện thực đẩm chất đời sống nhưng
lại mang phong cách riêng của nhà văn, nhờ thế tác phẩm có đầy đủ chất chân thực nhưng cũng
12


giàu tính văn chương, tạo nên sự nhẹ nhàng khi hiện thực đó đi vào suy nghĩ của người đọc. Nhân
vật Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng là hư cấu và hiện thực trong tác phẩm cũng sẽ là hư cấu
nhưng không ai dám phủ nhận rằng xã hội Hà thành lúc đó không có phong trào Âu hóa, không có
phong trào quần vợt do tầng lớp tri thức rởm hô hào, không có những thằng “nhặt ban quần” mà trở
thành một ccay vợt có tiếng như “Chim, Giao” mà tác giả từng đề cập trong Số đỏ. Hoàn toàn có
thực! nhưng nhà văn phải hư cấu them để nó trở nên tức cười, đẻ nó trở nên hài hước mà đi vào
trường suy nghĩ của người đọc. Cả những mụ me Tây nhờ bán phấn buôn hương mà trở nên giàu
có. Rõ rang xã hội đó có thực và nhà văn phản ánh nó bằng văn chương, vì thế ta đọc văn của Vũ
Trọng Phụng mà cứ như đọc được cuộc sống hằng ngày.
Bên cạnh nhà văn của chúng ta đã kết luận một cách dứt khoát về “phương pháp dùng văn”
của phái “tả chân” bằng một câu ngắn gọn nhưng nói lên được sự vững chắc trong nhận định của
ông đó là “chỉ tả sự thực, toàn một giống thực. Điều đó có nghĩa là nhà văn tả chân chỉ luôn luông
phụng sự hiện thực. Chỉ là một câu ngắn gọn nhưng để đạt được nó thì không phải giản đơn. Có
những người suốt đời phấn đấu vì lý tưởng nhưng cuối cùng lại không đạt được. Với hai mươi bảy
năm tại thế, mười năm cầm butsnhuwng Vũ Trọng Phụng đã hoàn toàn sử dụng ngòi bút của mình
mà tả “một giống thực”như chính ông đã nói. Song, cũng khong vì thế mà nhà văn tả chân có thể
ôm đòm mọi thứ,, cái gì cũng có thể nói được. Như thế là viết tùy tiện, chỉ là thứ thông tin rao vặt
chỉ đáng đăng trên các báo lá cải mà thôi. Văn chương luôn đòi hỏi tính nghiêm túc của nó. Người
sáng tác văn chương là người làm việc tối quan trọng đó là trồng tỉa vào tư duy của con người
những bông hoa đẹp, nếu tùy tiện thì sẽ biến suy nghĩ của công chúng thành một khu vườn tạp.
Công chúng sẽ không biết đâu là hiện thực, đâu là giả tạo, cuộc sống trở thành một mớ hỗn độn. văn
chương viết ra là vì cuộc sống tốt đẹp nên “chủ nghĩa tả chân, vì thế, chỉ lọc lấy những sự thật có ý
vị”
Thực sự, nhà văn họ Vũ đã làm rất tốt thiên chức của một nhà văn tả chân. Ông đã cống hiến
trọn đời mình cho sự nghiệp văn chương hiện thực ông đã để lại cho chúng ta những hình ảnh, tư

liệu hết sức quý giá của xã hội Việt Nam những năm 1930_1945. Có được những trang văn đó Vũ
Trọng Phụng phải thực sự dũng cảm, chiến đấu với cái xấu, chiến đấu với búa rìu của dư luận và
chiến đáu với bệnh tật của mình. Ngày nay, khi giở từng trang văn của ông, ta như sống lại cái thời

13


mà xã hội Việt Nam đầy “giông tố”, cái thời mà nhà văn của chúng ta kìm nén những cơn ho mà
dâng hiến “sự thực” cho đời!

1.2.

Sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
Trong sự nghiệp hơn mười năm cầm bút của mình, Vũ Trọng Phụng đã để lại cho hậu thế một

khối lượng tác phẩm khá lớn và có chất lượng. Ông là một trong những nhà văn có năng lực sáng
tạo dồi dào nhất trong giai đoạn 1930-1945. Ông đã cống hiến cho vườn hoa văn học việt Nam
những bông hoa đẹp với nhiều thể loại: phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, dịch thuật, các bài
tạp văn tiểu luận…Nhưng nổi bật hơn cả là thể loại phóng sự và tiểu thuyết. Về phóng sự, ông được
mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Về tiểu thuyết, ông luôn được xem là nhà văn tiêu biểu
cho trường phái “tả chân”. Sự nghiệp văn chương của ông đã đạt đến thành công nhiều nhất ở hai
thể loại này. Ông đã sáng tác được bảy tiểu thuyết, bao gồm: Dứt tình (1934); Giông tố (1936); Số
đỏ (1936); Làm đĩ (1936); Lấy nhau vì tình (1937); Trúng số độc đắc (1938). Ngoài ra , cũng cần
nhắc tới hai truyện Quý phái (1938) và Người tù được tha (di cảo)
Với những tiểu thuyết trên, ông đã chinh phục trái tim của biết bao độc giả nhiều thế hệ và mai
sau mọi người vẫn nhắc đến những nhân vật mà ông đã xây dựng trong các tiểu thuyết của mình.
Những con người ấy là đại diện cho một thời, là tấm gương phản chiếu một lớp người, một loại
người trong cái xã hội đảo điên, bề bộn trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ai trong chúng ta có thể
quên thằng Xuân Tóc Đỏ, mụ Phó Đoan, tên tư bản và dâm dục Nghị Hách, cô gái quê thị Mịch,
chàng thanh niên trí thức Long, nhà Cách mạng hải Vân, giáo Minh, Phú, cuộc đời sa ngã của

Huyền, những tam lí rất người của Tiết Hằng, anh kí Phúc với cái may đầy biến cố, và vô số những
nhân vật khác nữa, họ chỉ xuất nhiện với tư cách là nhân vật phụ trong tác phẩm nhưng lại có tác
động lớn khi bước ra cuộc sống . Tất cả họ đã tạo nên một thế giới đông đúc, nhốn nháo trên trang
viết của nhà văn, tư đó hình thành nên thế giới nghệ thuật rất riêng của nhà văn tài năng họ Vũ. Vũ
Trọng Phụng là một nhà văn có biệt tài trong việc quản lí một thế giới nhân vật rất đông, có thể nói
là đông nhất trong số những nhà văn trước cách mạng. Điều đó đã bộc lộ khả năng quan sát kì
tài,độc đáo, sắc sảo của nhà văn. Ông thâm nhập vào xã hội hiện thực và khi phản ánh vào tác
phẩm thì nhân vật của ông là đại diện xuất sắc của mảng hiện thực mà ông ông thâm nhập. Không
phải đương nhiên nhà văn dựng nên một thằng Xuân Tóc Đỏ chỉ bằng trí tưởng tượng của mình,
14


cũng không phải đương nhiên ông có thể tả một cách xuất sắc cảnh ăn chơi tiệc tùng, cảnh sống xa
hoa của đám thượng lưu trưởng giả trong xã hội Việt Nam khi đó. Nếu không mắt thấy tai nghe,
cộng thêm sự quan sát tinh tế nhà văn đã đạt đến thành công mà cho đến nay ít người vượt qua ông
về khả năng phản ánh hiện thực.
Với quan điểm vững vàng, là một nhà văn thuộc “trường phái tả chân”, ông đã đưa ra cuộc
sống những trang văn đầy ấp tư liệu mà mỗi khi đọc ta cứ cảm thấy cuộc đời thực cứ bày ra trước
mắt ta với đấy đủ bản chất trụi trần của nó. Thật không ngoa khi Phùng Tất Đắc xưng tụng các tác
phẩm của ông là “tư liệu quý cho đời sau khảo sát buổi này”
Đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự, khi ông “nhảy” sang địa hạt tiểu thuyết, ông đã tạo
nên một sự bất ngờ cho văn giới và cả độc giả. Với tiểu thuyết đầu tay – một thiên tâm lí tiểu thuyết
– Dứt tình, lần đầu tiên được đăng trên Hải Phòng tuần báo năm 1934 thực sự đã gây nên những
người hoạt động văn nghệ, vì ở thể loại phóng sự, ông vừa được xem là “ông vua phóng sự đất Bắc”
, dư luận chưa kịp hết thán phục thì lại tiếp tục bất ngờ khi nhận được tiểu thuyết này.Dứt tình quả
đúng với cách mà tác giả và giới nghiên cứu nói về nó. Trong thiên tiểu thuyết này, tác giả hầu như
không bắt nhân vật hành động theo ý muốn của mình, ông không hề gò nhân vật theo theo cách mà
các nhà văn thường làm là dung nhân vật để chứng minh một luận điểm hay một cách nghĩ nào đó
của mình, ngòi bút của ông hoàn toàn “chiều” theo tiến trình phát triển tâm lí của nhân vật. Ông để
cho nhân vật tự bộc lộ những suy nghĩ của mình, những tiến trình tâm lí phức tạp nhưng cũng rất

người. Trong tác phẩm, ông đã xây dựng nhân vật Tiết hằng là một cô gái xinh đẹp, thưở còn là nữ
sinh, hằng đã yêu Việt Anh, một học sinh nghèo nhưng rất có chí hướng, cả hai đã có một mối tình
rất đẹp, rất thơ mộng. nhưng rồi hoàn cảnh trớ trêu, con tạo lá lai sắp bày ngang trái, vì sự ép buộc
của gia đình mà Hằng phải làm vợ của Đào Quân, trước vốn là bạn cùng lớp của Hằng và Anh, sau
này trở thành một thương gia giàu có. Việt Anh sau mối tình đầy thất vọng với Tiết Hằng đã bỏ ra
đi mà tìm chí hướng cho mình, anh vào Nam làm báo, sau lại ra Bắc, lập ra một tờ báo tiếng Pháp.
Việt Anh đã từng có những ý nghĩ tốt đẹp nhưng sau khi gặp lại Tiết Hằng thì cái tình yêu ngày nào
đã sống lại biến chàng thành một kẻ độc ác, cướp vợ bạn và đã “đồng lõa” với thủy thần mà cướp
đi mạng sống của Đào Quân, Anh đã không cứu bạn trong khi mình có thể làm như vậy. việc làm
của Việt Anh cò thể qua mắt được pháp luật của xã hội nhưng không thể thoát khỏi sự truy vấn của
tòa án lương tâm, và chàng đã ân hận, đã tự giày vò mình, chàng đã không thể sống cạnh Tiết Hằng
15


dù lúc này chàng đã có thể một cách đường đường chính chính nghiễm nhiên có được tình yêu và
người đàn bà mà mình mong muốn.Chàng đã bỏ ra đi, sống cuộc đời trụy lạc ở các tiệm hút, sòng
bạc. Sau đó nhận ra mình không thể sống thiếu Hằng, mặc dù lúc này nàng đã là vợ của Huỳnh
Đức, một người đàn ông có đạo đức và rất yêu nàng, Việt Anh lại một lần nữa rủ Tiết Hằng đi trốn,
nhưng nàng đã quyết định “dứt tình”. Tiết Hằng đã quyết định ở lại cùng người đàn ông thực sự yêu
nàng.
Mới xem qua những nhân vật trong truyện, ta chỉ thấy toàn một bọn người độc ác, hèn hạ nữa,
một đàn sâu tàn nhẫn giành nhau xâu xé cánh hoa tươi, nhưng nếu chúng ta ngẫm nghĩ kĩ một chút,
ta sẽ thấy họ đáng thương và đáng mến biết chừng nào. Theo nhận định của Lê Tràng Kiều thì tác
giả đã khéo vẽ nên cái ẩn tình khuất khúc trong tâm hồn con người. Có thể nói tố chất của một nhà
phóng sự đã giúp cho nhà văn quan sát tâm lí con người một cách tinh tế, hợp logic tâm lí của nhân
vật, nhờ đó mà ông đã thành công trong việc mổ xẻ tâm lí của con người. Ngòi bút của Vũ Trọng
Phụng ở tiểu thuyết này hoàn toàn chỉ phỏng theo cái “hiện thực” tâm lí của con người. Ông không
điều khiển nhân vật mà luôn đẻ cho hnaan vật “tự do” thể hiện suy nghĩ của mình, tác phẩm chìm
vào dòng suy nghĩ của Tiết Hằng, nàng xuất hiện ở mỗi trang viết vô số những cơn sóng tư duy cứ
bủa lấy đầu óc nàng, khiến nàng hiện lên với những “cái bên trong” một cách sắc nét, chúng mâu

thuẩn nhau, giằng xé nhau và cho nhân vật nhiều khi cảm thấy mình như muốn nổ tung ra. Điều ấy
đã tạo cho độc giả một cảm nhận chân thật, chân thành khi dõi theo những suy nghĩ của tiết Hằng.
Dù Dứt tình chỉ là một tiểu thuyết đầu tay, nhưng Vũ Trọng Phụng không hề tỏ ra vụng về, chểnh
mảng trong cách viết của mình. Theo nhận xét của bạn bè đương thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan... thì ông là người rất nghiêm túc trong cuộc đời và ngay trong công việc ông cũng
chứng minh mình là người có trách nhiệm với những bất cứ việc gì mình tham gia và trong sáng tạo
nghệ thuật thì không phải bàn cãi . Vì thế, trong Dứt tình ông đã nhất nhất tuân theo cái chất hiện
thực mà mình muốn “vắt” ra từ tác phẩm. “Dứt tình là một bức tranh phóng theo sự thực của đời,
không tô điểm cho đẹp hơn mà cũng không bôi nhọ cho xấu thêm. Xem xong truyện ta có cảm giác
là đã sống qua những cảm tình phiền toái, rắc rối tầm thường vì đó chính là cảm tình của cuộc đời
hằng ngày: tầm thường và vụn vặt.
Sau khi cho ra đời tiểu thuyết Dứt tình, Vũ Trọng Phụng ngày càng nhận thêm nhiều sự mến
mộ của độc giả khắp trong cả nước và tên tuổi của ông được thường xuyên được nhắc tới trên diễn
16


đàn văn học đương thời. Với cái cột mốc đầu tiên cắm xuống địa hạt tiểu thuyết, Vũ đã xác định
ảnh hưởng của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển chung của văn học viết Nam trong giai
đoạn 1930-1945. Với thành công kể trên, nhà văn càng hăng hái sáng tác và năm 1936 được xem
như là thời gian sáng “ thần kì” của Vũ Trọng Phụng, ông đã làm chấn động giới văn chương với
bốn quyển tiểu thuyết xuất sắc, đó là: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ. Thực sự ông đã gặt hai
được nhiều thành công nhất trong mười năm cầm bút của mình. Các tác phẩm kể trên đã đưa tên
tuổi của ông lên đến đỉnh cao trng sự nghiệp sáng tác của mình. Nhìn những tiểu thuyết mà ông đã
đưa ra trong một năm, ta có cảm tưởng rằng ông đã lao động bằng tất cả cuộc đời mình, nhà văn cứ
như là đang ngập lún trong thế giới nghệ thuật của mình. Xác định hiện thực là lí tưởng mà mình
hướng đến trong sáng tác, ông đã gắn bó màu thịt với hiện thực. Kì thực mảnh đất hiện thực khá
màu mỡ đã làm cho tài năng nghệ thuật của ông ra hoa kết quả. Đó là tất cả những tinh anh mà ông
dâng hiến cho cuộc đời. Có những nhà văn qua một quá trình sáng rác đã bị “cạn nguồn” nhưng ở
Vũ Trọng Phụng ta không thấy điều đó, phải chăng tài năng của ông đã bám rễ rất sâu và rất chắc
vào hiện thực, mà hiện thực thừ vô cùng phong phú nên cảm hứng sáng tác của ông cứ tuôn trào ra

mãi.
Đầu năm 1936, ông tiếp tục làm sửng sốt giới văn học với việc cho đăng trên Hà Nội báo tác
phẩm Giông tố tứ số 1 ngày 2-1 cho đến số11 ngày 18-3. Đến số 18 lại đăng tiếp với tên là Thị
Mịch. Với tiểu thuyết này, ông đã tạo nên một cuộc “giông tố” giữa làng văn. Dư luận đương thời
rất xôn xao về tiểu thuyết này, mọi người, dù đôngh tình hay không , cũng muốn nói đến tác phẩm
này, dù đó chỉ là vài ý kiến nhỏ. Đới sống văn học lúc ấy vốn rất sôi động thì lại càng sôi động hơn
khi nhà văn ném ra một “quả bom tạ” vào lòng cái xã hội xấu xa đê tiện đương thời và sức công phá
của nó là vô cùng lớn. Trong Giông tố, người đọc hoàn toàn bị cuốn theo hàng loạt những sự đang
diễn ra. Tác phẩm mở đầu bằng sự kiện cưỡng dâm của tên tư bản dâm ô và độc ác nghị Hách đối
với thị Mịch, rồi đến vụ kiện cáo dài hơi của làng Quỳnh Thôn với nghị Hách, rồi sự kiện Long,
người yêu của Mịch, tìm cách trả thù. Nhưng sau đó anh hoàn toàn khiếp sợ trước cái gia thế của
ông “Bắc kì nhân dân đại biểu”, anh quay sang tìm cách để người yêu của mình lấy lẻ nghị Hách vì
nghĩ rằng mình không thể chọi lại một bực “phú gia địch quốc” như Tạ Đình Hách, rồi thì Mịch
thành vợ lẻ nghị Hách, sống cao sang trong một ngôi nhà Tây ở Hà Nội. Sau đó sự xuất hiện của
ông già Hải Vân, người đại diện cho nhà Cách mạng trong tiểu thuyết này, đã làm đổi thay mọi
17


thứ, thân phận của Long an bày, anh là con cả nghị Hách và lại được bố mình gả đứa em gái cùng
cha khác mẹ cho mình, trước đó, anh đã thông dâm với vợ bố, một sự loạn luân cục bộ trong gia
đình. Tác phẩm kết thúc bằng việc Long cũng kết thúc cuộc đời của mình sau một cuộc vui chơi
thác loạn và để lại một bức thư nhờ chăm sóc Tuyết và đứa con vừa sinh, thành quả của tội lỗi mà
nghị Hách đã gây ra trong đời. Thực sự trong Giông tố nhà văn đã khái quát một cách chính xác bộ
mặt thật của tầng lớp thượng lưu, tư bản đương thời, chúng là những kẻ háo danh độc ác và cũng là
những con quỷ dâm dục. Bên cạnh , ông còn lên án thế lực đồng tiền đã chà đạp lên nhân phẩm tốt
đẹp của con người. Ông đã đưa vào Giông tố một xã hội xô bồ, đông đúc với nhiều tầng nhiều giới
trong xã hội Việt Nam. Trong Giông tố số lượng nhân vật là rất lớn, nhà văn của chúng ta đã bao
quát một mảng hiện thực rất lớn của đời sống, ông dõi đến mọi hạng người trong xã hội và miêu tả
họ đúng như bản chất mà họ vốn có và cần phải có. Ông đã dắt chúng ta đi từ nông thôn “xôi thịt”
đến thành thị “bơ sữa”, ông phản ánh mọi cái nhố nhăng , xấu xa của chúng và từ đó ta có thể khái

quát lên bản chất của xã hội đương thời. Đọc giông tố ta có cảm tưởng đang xem lại một cuốn phim
chân thật về một thời kì mà cuộc đời đầy nhữn bất công, ngang trái. Giông tố đã thực sự chinh phục
được trái tim của độc giả nhiều thế hệ bởi tầm vóc lớn lao của nó và cũng bởi sự vĩ đại của một tư
tưởng hiện thực với mong muốn bảo vệ cái đẹp cho đời. Ta có thể khẳng định Giông tố xứng đáng
đứng vào hàng kiệt tác của văn học Việt Nam.
Ra đời sau Giông tố, tiểu thuyết Số đỏ cũng được nhà văn cho đăng trên Hà Nội báo từ số 40
ngày 7-10. Tác phẩm này cũng được giới độc giả dang tay đón nhận như một món quà quý giá mà
Vũ Trọng Phụng dâng hiến cho đời. Trong tác phẩm, nhà văn đã dựng nên một không khí chính trị
khôi hài, ông lôi lên đấy rất nhiều nhân vật và xoay chúng như những con rối, biến chúng thành trò
cười cho độc giả. Nhưng tác phẩm không chỉ dừng lại ở tiếng cười, mà trên hết nó còn là một cú
“nốc-ao” vào bộ mặt giả dối của đám người tự xưng là tri thức, là văn minh, là tiến bộ trong xã hội
đương thời. Tác phẩm là một chiếc gương thần kì diệu mà mỗi lần soi vào đó, những gương mặt giả
dối bịp bợm phải phơi bày hết bản chất ghê tởm, gớm ghiếc của chúng. Truyện bắt đầu từ một vỉa
hè của Hà thành hoa lệ, ở đó có một thằng “ma cà bông” vô loại, một cô bán nước mía ế hàng và
một ông thầy bói chính hiệu điêu ngoa. Thế rồi thằng “ma cà bông” với cái tên cúng cơm là Xuân
Tóc Đỏ nhờ một hành động đê tiện của mình đã bị đuổi việc “nhặt ban quần”.May sao nó lọt vào
mắt xanh của mụ phó Đoan, một me Tây dâm đãng, bà ta cứu nó , đưa nó vào giới thượng lưu và từ
18


đó hàng loạt sự kiện diễn ra và thằng Xuân cũng từng bước mà vững chắc tiến lên cái địa vị “nhà
cứu quốc vĩ đại”. Trước tiên, nó làm quản lí cho tiệm may Âu hóa và kiêm luôn cái việc huấn luyện
viên quần vợt cho văn minh vợ và mụ phó Đoan. Sau nữa, nó được đưa đên gia đình Văn Minh và
trở thành “đốc tờ Xuân”, nhờ cứu chữa được cho cụ Tổ khỏi bệnh mà nó được gia đình cụ cố Hồng
ca tụng, cô con gái yêu của cụ cố Hồng là Tuyết thì đêm ngày mong đợi được thằng Xuân “làm hại
cả một đời con gái”, bà Phó Đoan thì cũng chỉ mong muốn được “thất thân” với nó, và nó nhanh
chóng nhận ra vai trò quan trọng của mình trong gia đình cụ cố Hồng, nó chủ động hơn và đã nắm
bắt cơ hội và trở thành “giáo sư quần vợt” “cái hi vọng của Bắc kì”. Nó đã lập công lớn trong cái
việc làm cho ông Phán mọc sừng thực sự đúng với cái tên của ông ta và nhân thể nó trở thành vị ân
nhân của gia đình cụ cố Hồng trong việc làm cho cụ Tổ thành một cái xác và cái chúc thư kia đi

vào thời điểm thực hành . Những tưởng đời của Xuân như thế đã là nhất nhưng càng về sau tên tuổi
của nó càng vang danh và nó trở thành anh hùng cứu quốc sau một trận thua trước tài tử quần vợt
của nước Xiêm để tránh một cuộc binh đao giữa hai nước. Tác giả đã dựng nên hàng chuỗi những
tình huống gây cười nhưng là để chúng ta... cười ra nước mắt, xã hội đã khốn nạn đến mức như thế
sao! Tại sao người ta có thể vinh danh một đứa lưu manh thành một vĩ nhân, sự chua chát mà ta
nghiệm ra trong Số đỏ là nổi đau không nguôi về sự đê tiện của cái gọi là văn minh, là tri thức.
Không đâu mà con người đều là những vua bịp như trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Ông đã dựng
nên một tác phẩm mà các nhân vất của nó vừa mang tình hài mà cũng vừa mang tính bi, hài trong
hành động mà chúng biểu hiện, bi trong ý nghĩa phản ánh của chúng đối với cuộc đời. Tác giả đã
lên án bọn thượng lưu tri thức vốn là những kẻ dốt nát ngu ngốc, những kẻ háo danh lợi, trọng đồng
tiền, kì chung chẳng có ích gì cho xã hội , chỉ đáng là những thứ rác rưởi trong cuộc sống. Ta không
thể tưởng tượng rằng bọn thượng lưu tri thức của Việt Nam trong giai đoạn đó mà như vậy thì đời
sống của nhân dân ta sẽ ra sao? Vấn đề đạo đức truyền thống cũng được nói đến trong tác phẩm
này, những người phụ nữ trong tác phẩm được nhà văn mô tả thường mang nhiều đĩ tính, cô Tuyết,
mụ phó Đoan.... là những đại diện tiêu biểu, nhà văn cũng muốn chúng ta nhìn lại vấn đề đạo đức
đang suy đồi trầm trọng . Ông cần ở mọi người cái nhìn nghiêm túc về thực trạng đạo đức của con
người trong xã hội cũ. Chính vì nhiều vấn đề được đề cập qua tác phẩm như thế nên Số đỏ được
nhiều nhà phê bình nghiên cứu trước sau thồng nhất dánh giá là tác phẩm xuất sắc không chỉ của
riêng Vũ Trọng Phụng mà còn là của nên văn học Việt Nam. Qua Số đỏ, ta càng cảm phục hơn đối
19


với một nhà văn luôn luôn vì đời mà trăn trở như Vũ Trọng Phụng! Nền văn học Việt luôn luôn tự
hào vì đã có Số đỏ của Vũ trọng Phụng.
Từ Giông tố đến Số đỏ qua Vỡ đê, Vũ Trọng Ohungj ngày càng khẳng định tư tưởng tiến bộ
của mình. Vỡ đê cũng được xem là thành công rất đáng trân trọng của nhà văn. Nó được các nhà
nghiên cứu đánh giá là một tác phẩm “đúng đường lối” và có giá trị phê phấn hiện thực sắc bén,
chua cay.
Vỡ đê ra đời trong bối cảnh thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương đang hoạt động mạnh mẽ.
Những hoạt động chính trị sôi nổi, rầm rộ khi đó chắc chắn có ảnh hưởng đến tư tưởng của nhà văn

khi ông viết Vỡ đê. Vũ Trọng Phụng đã nắm bắt và phản ánh đúng tinh thần của xã hội thời đó.
Nhà văn đã thể hiện rất chính xác cái không khí chính trị trong giai đoạn đó, những chuyển biến
chính trị nống hổi tính thời sự đã in đậm dấu vết trong Vỡ đê. Nhân vật chính trong Vỡ đê là Phú,
một thanh niên trí thức dở dang đường học vấn nhưng anh luôn có những tư tưởng tiến bộ. Cha anh
bị bắt, tù đày ở Côn Đảo và chết ở đó, hoàn cảnh gia đình chưa hết bi đát thì anh của Phú, giáo
Minh, lại cũng vì hoạt động cách mạng mà cũng bị đày đi Côn Đảo, gia đình không cách nào lo cho
Phú tiếp tục học hành, anh phải về quê sống cùng mẹ. Năm đó, nước sông dâng to, nhiều đoạn đê
sắp phải vỡ, vì không có chân tư văn lại không có tiền thuê người khác đi phu hộ, Phú phải đi hộ đê
như bao người nông dân khốn khổ khác. Vì là một sinh viên sức yếu tay mềm anh không thể kham
nổi công việc nặng nhọc, nên Phú bị một tên cai đánh bằng roi, là một tri thức nên anh không thể
cam chịu, anh chống trả tên kia bằng một cú đấm trời giáng, tên quan huyện vì ngại cái xuất thân từ
một gia đình có học vấn và cũng có truyền thống đấu tranh nên không truy cứu, nhưng sau đó nhận
ra sự bất công mà mình và những người dân phải gánh chịu nên Phú đã hô hào cho mọi người đấu
tranh đòi cắt người khác hộ đê và nhà nước phải trả tiền công cho nông dân như đã hứa. Phú mang
tội kích động quần chúng đấu tranh nên anh bị bắt giam trong nhà giam của quan huyện phải chịu
lấy sự tra tấn dã man, may sao anh được con gái quan huyện cứu thoát, anh lại về nhà sống cùng mẹ
mà gánh vác gia đình. Phú thực sự đã làm tốt vai trò của một người đàn ông trong cái lúc nặt nghèo
của hoàn cảnh. Sau đó thì giáo Minh được tha về, cả nhà sum họp, nhờ sự giúp đỡ của tham Quang
mà Phú tìm được việc làm tại Hà Nội và cũng tại đây anh gặp lại tiểu thư Kim Dung , người đã cứu
anh đêm nào, trong lòng họ đã có những xao xuyến. Nhưng sau đó gíao Minh lại bị bắt vì tổ chức
cho nông dân đấu tranh đòi hoãn thuế, miễn thuế, Phú lại phải về quê sống cùng mẹ. Trên đường
20


về, khi đi ngang hội khai trí tiến đức, anh nhận ra tiểu thư Kim dung lộng lẫy giữa những người bạn
cùng hội, anh cũng thấy được khoảng cách giữa hai người là mãi mãi không thể đến với nhau được.
Nhà văn đã xây dựng Phú là một thanh niên cấp tiến, có hiểu biết về tình hình chính trị khá rõ, nhờ
đó ông để nhân vật mình đứng lên kêu gọi mọi người đấu tranh một cách thẳng thắn mà không ngần
ngại gì. Điều đó phù hợp với logic của cốt truyện mà cũng đúng với tình hình thật của xã hội lúc đó,
những nhà cách mạng của ta ra hoạt động công khai lúc ấy cũng là những thanh niên trí thức cấp

tiến. Tác phẩm được xem là cột mốc quan trọng đánh đấu bước tiến quan trọng trên chặng đường
nhận thức của nhà văn về người cách mạng. Rõ ràng, Phú, Minh đã không còn xuất hiện với hình
ảnh cao siêu như ông già Hải Vân bản lĩnh phi thường mà họ chỉ là những con người bình thường,
nhưng nhờ nhận thức của thời đại mà đứng ra lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Qua tác phẩm, nhà
văn cũng thoáng thấy được khả năng đấu tranh quả quần chúng. Cỏ thể nói Vỡ đê đã thể hiện tầm
cao mới trong tư tưởng của nhà văn.
Với ba tác phẩm xuất sắc vừa nên trên, người đọc chưa kịp ngẩng đầu sau cái cuối đầu thán
phục thì Vũ Trọng Phụng lại cho ra đời tiểu thuyết “Làm đĩ” đăng trên tạp chí Sông Hương (Huế).
Đây được xem là tác phẩm chốt lại một năm sáng tạo sôi nổi và thành công của Vũ Trọng Phụng.
Khi đặt bút viết tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện rất rõ mục đích của mình là “ hô hào nhà đạo đức
và bậc làm cha mẹ chăm lo đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến
hủ bại vẫn coi là bẩn thỉu tức là cái sự dâm”. Chính là vị mục đích của tác giả, là như thế nên ta có
thể xem “Làm đĩ”như một cuốn sách có tính giáo huấn, nhất là về mặt giáo dục giới tính, dù vậy, nó
cũng không đánh mất cái hay của một tiểu thuyết văn chương mang dấu ấn của Vũ Trọng Phụng.
Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nhân vật Huyền, một người con gái trẻ trung xinh đẹp.
Nhưng những tác động của hoàn cảnh, rồi những tác động xô đẩy của dục vọng bản thân mà Huyền
đã đánh mất chính mình. Huyền đã được tả qua những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp từ lúc tám
bé cho đến lúc lớn lên, lúc có người yêu, bị gia đình ép buộc phải lấy chồng, rồi người yêu tự tử, rồi
từ đó oán hận gia đình, tìm cách trả thù gia đình, và kết cục là đi vào hoàn cảnh ngoại tình rồi cùng
cực hơn là đi làm đĩ. Nhân vật đã trải qua rất nhiều những diễn biến tâm lí, người đọc dường như bị
rơi vào trong thế giới của Huyền và họ cũng cảm thấy được những đường nét suy nghĩ của nhân vật
này đã từng xuất hiện trong lòng mình.Ít có cuốn tiểu thuyết nào trong văn học của chúng ta mà chỉ
có một mình nhân vật tự kể lại đời mình trong một tập kí sự sinh động, chân thật và chân thành, làm
21


người đọc khi thì sửng sốt, lúc lại phẫn nộ, lúc nào cũng cảm động xót thương vô cùng. Kết thúc
“Làm đĩ”, Vũ Trọng Phụng tả cảnh Huyền trao cho mình quyển nhật kí ghi lại quảng đời trụy lạc
của mình, hi vọng được “đem công bố cái mảnh đời tai hại cho thiên hạ”. Và tác giả cũng nghĩ ngay
là nhờ tập bút kí ấy mà cuộc đời tưởng như bỏ đi của Huyền cũng cũng không đến nổi bỏ đi đối với

những người con gái khác và nhân thể nhà văn cũng thể hiện một cách dứt khoát qua điểm của mình
khi dấn thân vào sự nghiệp văn chương: “...việc tôi làm. Tôi hiểu, người khác cứ yên tâm, khi một
nước có giặc, ta phải ra lính thì, đã đầu quân ta chỉ có hai đường, một là giết được giặc hai là bị giặc
giết, khuyên người lính chớ giết giặc, hay là đề phòng thế nào cho khỏi chết hay sao? Thế thì bắt
người lính ấy ngồi nhà”. Với ý kiến trên ông đã nêu lên vai trò của một văn sĩ tả chân chân chính là
phải chiến đấu cho sự thực, cho công lí, lẽ phải ở đời, bất chấp những khó khăn nguy hiểm. Và
trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của mình ông luôn là người lính hăng hái trên mặt đấu tranh
chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ cuộc sống, bảo vệ đạo đức tốt đẹp của nhân loại khỏi những điêu
trá gian ngoa, độc ác và thô bỉ.
Bước sang năm 1938, nhà văn của chúng ta lập gia đình với bà Vũ Mỵ Lương và cũng trong
năm đó bệnh lao của nhà văn bước vào thời kì cuối. Nghèo đói, bệnh tật cùng lúc tấn công vào cơ
thể yếu ớt của nhà văn, nhưng vượt lên trên tất cả, ông vẫn tiếp tục cống hiến cho đời tiểu thuyết
“Trúng số độc đắc”, trước lúc qua đời ông vẫn viết miệt mài cứ như con tằm nợ dâu thì phải nhả tơ
cho đời. Thật ra, ông không nợ ai, có chăng là ông nợ cuộc đời, cái kiếp văn nhân sao mà đắng cay
qúa! “Trúng số độc đắc” tác giả cho đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy từ ngày 13-5. Đây là quyển tiểu
thuyết mà ông sáng tác như là chạy đua với thời gian bởi không ai hiểu được sức khỏe của ông hơn
chính ông. Chúng ta không thể không xúc động khi tưởng tượng ra cái cảnh nhà văn của chúng ta
ngồi bên chiếc bàn nhỏ, với ánh đèn dầu tù mù, một tay ôm ngực dằn những cơn ho đang chực xé
toang lồng ngực của ông còn tay kia cứ viết lia lịa trong một thời gian ngắn đã hoàn thành tiểu
thuyết Trúng số độc đắc. Trong tác phẩm tác giả đã tao ra nhân vật Phúc, một anh kí quèn, thất
nghiệp,phải sống nhờ vào bố mẹ, lấy vợ lại lấy nhằm một con đàn bà chua ngoa. Trong gia đình
Phúc ai cũng trọng đồng tiền, tôn thờ vất chất. Riêng anh, sau khi thất nghiệp đã quyết định về nhà
đọc sách để mà “tu thân sữa chí” nhưng những người trong gia đình lại rất xem thường Phúc, bố mẹ
thì mắng Phúc là “ăn hại, đái nát, không đáng cầm bát cơm lên là ăn”. Dù vậy, Phúc vẫn là một
thanh niên có tấm lòng nhân hậu, anh ước mình có nhiều tiền để giúp đỡ người khác. Vận may đã
22


mỉm cười với Phúc, anh đã trúng số độc đắc mười vạn đồng, từ một anh kí quèn, thoắt cái anh biến
thành nhà cự phú. Kể từ sau giây phút đó, cuộc đời của Phúc xoay một trăm tám mươi độ, những kẻ

đã khinh thường anh, bao gồm bố mẹ, vợ, anh trai, ông chủ hãng ô tô...nay lại tôn thờ anh như một
vị thánh sống. Và điều quan trọng là bản thân Phúc cũng thay đổi tứ sau khi anh trở thạnh một
người giàu có. Từ một thanh niên có ước muốn cao đẹp anh bỗng trở thành một kẻ trụy lạc ăn chơi,
trước lời khuyên chân thành của bạn mình anh cũng trân tráo mà trả lời “khi xưa tôi thật thà đạo
đức vì chưa có đủ tiền để hư”. Đó cứ như là một gáo nước lạnh dội xuống đầu của cái xã hội vốn
trọng đồng tiền mà xem nhẹ những bản chất đạo đức tốt đẹp của con người. Vũ cũng muốn nhấn
mạnh rằng con người rồi sẽ đổi thay nhanh chóng khi họ có tiền, đồng tiền làm biến chất, làm lu mờ
đi những nhân cách cao đẹp của con người. Tác phẩm này, nhà văn của chúng ta còn thẳng thừng
ném vào khuôn mặt gian trá của xã hội bằng nhận định hết sức chính xác: “Phúc phải cay đắng nhận
ra rằng khi đứa con trúng số mười vạn đồng, cố nhiên là bất thình lình, cả bố lẫn mẹ nó đều thấy nó
biến hình ra là một bực đại quý tử”. Quả thực trong cái xã hội đảo điên đó, những mối dây tình cảm
thiêng liêng cao cả của gia đình, hơi ấm của tình mẹ con, của nghĩa cha con của tình chồng vợ chỉ là
một thứ nô lệ cho đồng tiền. Đồng tiền như là một thứ quì tím, nó hóa xanh hay đỏ là do con người
tiếp xúc với nó theo cách nào, có người xem nó là phương tiện đổi chác sản phẩm trong xã hội loài
người, có người xem nó là chí tôn, phải tôn thờ lạy lục nó như một thứ thần quyền linh thiêng.
Trong giai đoạn mà nhà văn của chúng ta sống, rõ ràng xã hội có rất nhiều kẻ tình nguyện làm kẻ
nô lệ cho đồng tiền. Tả phúc, tác giả đã có cái nhìn sáng suốt, tính nhạy cảm thật tinh tế, không
những trong thấy những tình cảm muốn biểu lộ mà cả những ý muốn còn sơ phát, tiềm tàng. Qua
những việc được kể lại, những cảnh trong Trúng số độc đắc ta thấy Vũ Trọng Phụng đã lên án thế
gian và người đời thật nghiêm khắc. Quyển tiểu thuyết cứ như là một sự cố gắng, sự tập trung tinh
lực của một nhà văn lỗi lạc sắp giã từ cuộc đời. Nhà văn sau khi đã viết xong, đã tự tay đóng thành
quyển, ngắm nghía vuốt ve như không muốn rời tay, ông nhìn nó thật lâu rồi mới chịu giao cho nhà
xuất bản. Theo lời kể của Ngọc Giao, người bạn tri kỉ của Vũ Trọng Phụng, thì trong những ngày
bệnh tình trở nặng, ông đã nhờ Ngọc Giao dìu mình đến nhà in, xin những trang bản thảo đã in
xong, còn lấm lem dấu mực từ tay của những thợ in, căn dặn Ngọc Giao là khi ông chết, hãy dùng
những trang bản thảo này lót đầu cho mình. Điều đó càng khẳng định tấm lòng của Vũ đối với cuộc
đời mới thiết tha làm sao! Vũ Trọng Phụng thực sự là một nhà văn lớn, có tầm vóc lớn trong nền
23



văn học Việt Nam. Khát vọng cao đẹp của ông là chiến đấu cho cái đẹp, cho công lí và càng xúc
động hơn nữa là ông mang nó xuống cả nắm mồ!
Qua việc tìm hiểu sơ lược những sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, chúng ta đã được
chúng kiến tài năng đắc sắc của một nhà văn cả đời chỉ viết những trang “tả chân tiểu thuyết”.
Xuyên suốt những trang tiểu thuyết của ông, chúng ta đã được đi từ mảng hiện thực này đến mảng
hiện thực khác của cái gọi là “mặt trái đời”, ông đã đưa chúng ta đến với những cuộc đời, những số
phận, cười có, khóc cũng có, và kì chung lại thì đó là “sự thực ở đời”. Từ những số phận đó, ta khái
quát lên thành xã hội mà ở đó đồng tiền là bá chủ, nhân nghĩa bị vứt ra ngoài đường cho người ta
chà đạp, nhà văn của chúng ta đã trân trọng cái phần bị người ta coi khinh đó, ông đã tranh đấu vì
nó suốt cả đời mình. Bên cạnh ta con thấy hiện lên trước mắt ta là cảnh tượng khốn khó tột cùng
của nhân dân ta trong cái chế độ thực dân phong kiến vô nhân đạo. Đọc Vũ Trọng Phụng, ta có thể
không thấy lạc quan nhưng ta sẽ thấy ở đó một tấm lòng thiết tha với đất nước, với dân tộc, với
cuộc đời và sẽ ngày càng yêu mến ông hơn.

1.3.

Quan điểm và sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thống nhất với nhau
Là một nhà lỗi lạc, trước hết nhà văn đó phải có quan điểm lập trường sáng tác thật vững chắc.

sau đó, chính bản thân nhà văn đó có sáng tác nhằm phục vụ cho quan điểm của mình. Phải có sự
thống nhất như thế mới xứng đáng là nhà văn đại diện cho một khuynh hướng trong văn học.
Không phải lúc nào cũng có sự hòa hợp giữa tư tưởng và việc làm, có nhiều người lúc đầu hô hào
thế này thế nọ nhưng sau đó thì lại làm khác, lịch sử từng chứng kiến những con người như thế. Là
nhà văn đại diện xuất sắc cho trường phái tả chân đã từng nêu lên quan điểm của mình trong khi
tranh luận cùng Nhất Chi Mai và sự thực đó đã được minh bằng cả cuộc đời viết văn của ông. Ông
đã dùng ngòi bút của mình mà phụng sự cho cái quan điểm của mình. Cho đến nay, chúng ta vẫn
mặc nhiên công nhận tài năng của nhà văn trong việc miêu tả cái “sự thực ở đời”.
Từ những bài phóng sự của ông, ta thấy toát lên biết bao nhiêu là sự thực: nạn cờ bạc bịp đã
phát triển mạng lưới ra sao, nạn mãi dâm đã kinh khủng như thế nào ở Hà Nội khi đó,cuộc sống của
những đứa ở con đòi và bản chất của đám chủ nhà đê tiện ra lám sao… tất cả như hiện lên đầy đủ

24


qua những sáng tác của ông với bộ mặt thật chính hiệu của nó. Rồi khi sang địa hạt tiểu thuyết, một
lần nữa ông lại chứng minh rằng mình lae kẻ suốt đời chỉ đi tìm sự thực. Trên những trang văn của
ông, ta đọc mà cứ như đang ngó thấy cuộc đời sống động trước mắt ta. Điều đó cho thấy được sự
nhất quán cao độ giữa lập trường quan điểm và những tác phẩm mà ông đã cống hiến cho nền văn
học nước nhà.
Với quyển tiểu thuyết đầu tay của mình- quyển Dứt tình- tác giả đã chứng minh một cách rõ
ràng về cái mục đích của mình. Ông đã dựng nên một hoàn cảnh rất thật, xuất hiện trong đời thực,
đó là chuyện mối tình đầu tan vỡ, rồi một người đi lấy chồng, một người tìm cho mình hướng đi tới
tương lai. Sau đó gặp lại và rồi lại đến với nhau trong tội lỗi. những chuyện như vậy không phải là
không phải là không được nói đến trong cuộc sống nhưng cái hay của ông là đã xây dựng được một
nhân vật mà suy nghĩ của nhân vật ấy là đại diện cho suy nghĩ của nhiều người trong xã hội, đó là
Tiết Hằng. Rõ ràng, ta nhận ra ở Hằng cái tính cách của một người con gái, cái tâm lí của một người
đàn bà: ngoan ngoãn, sắc nét, cố đè nén dục tình, chống lại mọi cám dỗ nhưng chỉ vì thiếu nghị lực
mà hằng phải khổ suốt đời. có những đoạn ta thấy Tiết Hằng thật đáng ghét nhưng ta còn lạ gì tâm
tình của một người con gái, muốn kêu ngạo mà không kêu ngạo được, muốn quả quyết mà không
quả quyết được. Tác giả xây dựng lên nhân vật Tiết Hằng không hẳn là để chứng minh cho cái
thuyết đàn bà nhẹ dạ nhưng với mô tả chân thực của ông, ông phải để cho Tiết Hằng yêu lại Việt
Anh rồi dẫn đến ngoại tình. Có lẽ khi Dứt tình ra đời, rất nhiều độc giả nữ đã nhìn thấy cuộc đời
mình trong đó, người viết xin viện dẫn ra đây ý kiến của Cô Lệ Chi, một cây bút phê bình nữ đăng
trên báo Đông Tây sau khi đọc Dứt tình: “ đọc xong truyện Dứt tình, tôi suy nghĩ tôi rất buồn. Thân
thể của bạn gái chúng tôi chỉ là thí nghiệm của tâm lí. Một bất trắc của số mệnh có thể xảy ra làm
rạo rực tâm hồn ta, trong lúc ta còn trẻ đẹp và thật thà; ta cũng có nghị lực để tự chủ nhưng khi
thắng được nó thì tâm hồn đã tan nát cả rồi…”. Những cảm nhận chân thật và chân thành như thế đã
phần nào cho thấy được cái tác dụng của sự thực trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Rõ ràng,
ông không hề thi vị hóa cuộc sống một chút nào, cuộc đời, qua lăng kính nghệ thuật của của nhà
văn đã được sao chếp gần đúng như nguyên bản, cộng thêm những hư cấu nghệ thuật, thêm những
dụng ý của tác giarthif những sáng trác của ông trở nên bất hủ. Vì đọc Vũ Trọng Phụng ta thấy

được cuộc đời , vì đọc Vũ Trọng Phụng ta thấy nhân vật của ông cứ như trong tác phẩm bước ra
cuộc đời với đầy đủ chất điển hình của nó. Bên cạnh Tiết Hằng thì nhân vật Việt Anh cũng hiện lên
25


×