Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Bài giảng môn kinh tế vi mô phần 1 trịnh hoàng hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.17 KB, 31 trang )

1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI GIẢNG:
MÔN KINH TẾ VI MÔ

NGƯỜI BIÊN SOAN: TRỊNH HOÀNG HIỆP

TP. HCM, 06- 2013


2

LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng là môn học đòi hỏi nhiều kiến
thức, đây cũng là môn học cơ sở ngành, các bạn sinh viên học tốt môn học này, sẽ có
điều kiện học tốt các môn học chuyên ngành.
Kinh tế vi mô học là môn khoa học xã hội. Nghiên cứu việc lựa chọn cách sử
dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ nhằm
đáp ứng nhu cầu của các cá thể trong nền kinh tế.
Hiện nay giáo trình môn kinh tế vi mô có rất nhiều giáo trình ở nhiều cấp độ
khác nhau, do nhiều tác giả viết khác nhau, bài giảng này được biên soạn nhằm mục
đích giúp cho các bạn sinh viên hệ cao đẳng biết cách tiếp cận môn học này ở mức độ
đơn giản hơn, dễ hiểu hơn.
Đây là bài giảng được tập hợp từ những tài liệu của nhiều tác giả khác nhau.
Đây là lần đầu biên soạn để có tài liệu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy, chắc còn
nhiều điều chưa thể hoàn thiện, mong các bạn đóng góp để lần sau sẽ tốt hơn.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1. Khái niệm về kinh tế học:
a. Đònh nghóa kinh tế học:
Là môn khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu cách sử dụng các nguồn lực một,
cách cách hợp lý, nhằm để sản xuất ra những sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao cho các thành viên trong nền kinh tế.
b. Kinh tế vi mô:
Là một nhánh của kinh tế học, nghiên cứu các vấn đề kinh tế mang tính chất rất
cụ thể, như nghiên cứu hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế như doanh
nghiệp, hộ gia đình sẽ phản ứng như thế nào, khi giá của một sản phẩm trên thò
trường thay đổi….
c. Kinh tế vó mô:
Là một nhánh của kinh tế học, nghiên cứu các vấn đề kinh tế mang tính chất
tổng thể, thông qua các chỉ tiêu kinh tế vó mô như:Tổng sản phẩm quốc gia, tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thương mạ, cán cân
thánh toán…

d. Kinh tế học thực chứng:
Là việc sử dụng các số liệu, mô hình kinh tế để giải thích các vấn đề kinh tế
trên cơ sở khách quan và khoa học, như việc giá xăng dầu trên thò trường Việt
Nam, sẽ bò biến động khi giá xăng dầu của thò trường thế giới biến động….

e. Kinh tế học chuẩn tắc:
Đưa ra những chỉ dẫn, quan điểm về cách thức giải quyết các vấn đề kinh tế

dựa trên quan điểm cá nhân, như quản lý về giá xăng dầu, điện… nên theo giá thò
trường tự do hay không.

2. Một số nguyên tắc để ra quyết đònh đối với các vấn đề kinh tế.
 Đánh đổi:


4

Nguồn lực của các chủ thể trong nền kinh tế có giới hạn, khi thực hiện một vấn
đề này, ta phải chấp nhận từ bỏ vấn đề cái khác.

 Chi phí cơ hội:
Khi thực hiện một phương án nào đó, ta luôn bò mất một khoản chí ẩn rất quan
trọng, đó chính là chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội là phần giá trò lớn nhất của lợi nhuận bò mất đi, khi ta quyết đònh
lựa chọn phương án này.
 Những thay đổi biên:
Trong hoạt động kinh tế có những trường hợp thay đổi một hoạt động có thể
làm cho lợi nhuận tăng thêm hay giảm đi, thay đổi một hoạt động, là chi phí biên.
 Những khuyến khích vô hình tạo ra trong nền kinh tế.
 Giao thương làm tăng lợi ích cho mọi người, mọi quốc gia.
3. Phương pháp nghiên cứu dùng trong kinh tế:
Đưa ra giả thuyết, thu nhập dữ kiện, phân tích các dữ kiện đó trong cố gắng đạt
đến chân lý hoặc điều chỉnh lại lý thuyết, những thực nghiệm trong kinh tế học
thường khó thực hiện.
II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT.
1. Ba vấn đề kinh tế:
Nguồn tài nguyên của các quốc gia là có hạn. Trình độ, năng lực sản xuất của
các quốc gia là có hạn, để quyết đònh phân chia tài nguyên khan hiếm đó, các quốc

gia phải giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản sau:
- Quyết đònh phải sản xuất cái gì.
- Quyết đònh nguồn tài nguyên sẽ được phân chia để sản xuất ra hàng hóa theo
yêu cầu như thế nào.
- Quyết đònh sản lượng mà quốc gia này sản xuất cho ai.
2. Các hệ thống kinh tế để giải quyết 3 vấn đề kinh tế:
a. Hệ thống kinh tế truyền thống:


5

Ba vấn đề kinh tế được giải quyết dựa vào việc chuyền kinh nghiệm từ thế hệ
này sang thế hệ khác, phương thức này thường tồn tại ở các làng nghề, hiện nay
một số lónh vực có thể xem như là một phương pháp sản xuất kém hiệu quả.
b. Hệ thống kinh tế mệnh lệnh:
Ở hệ thống kinh tế này, ba vấn đề kinh tế do một chủ thể duy nhất trong nền
kinh tế quyết đònh đó là chính phủ, Thông qua các chỉ tiêu kinh tế mang tính chất
pháp lệnh.
Ở hệ thống này có ưu điểm, chính phủ điều tiết được các nguồn lực của nền
kinh tế một cách rất dễ dàng, Tuy nhiên có khuyết điểm là các nguồn lực sử dụng
không hợp lý, nên sản xuất không có hiệu quả.
c. Hệ thống kinh tế thò trường tự do:
Ba vấn đề kinh tế trên được giải quyết dựa vào cặp quan hệ cung và cầu để
đảm bảo lợi ích của mỗi bên, và lợi ích của mỗi bên được thể hiện thông qua
giá của sản phẩm, Ở cơ chế này các nguồn lực được phân bổ một cách rất hợp
lý, tuy nhiên ở cơ chế này cũng có nhiều khuyết tật.
d. Hệ thống kinh tế hỗn hợp:
Hệ thống kinh tế mà thò trường và chính phủ cùng nhau giải quyết ba vấn đề
kinh tế, phần lớn ba vấn đề kinh tế cơ bản được giải quyết bằng cơ chế thò trường,
chính phủ chỉ can thiệp vào thò trường trong một số trường hợp cụ thể. Để nhằm đạt

được mục tiêu là nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất ( PPF)
Tập hợp những phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể
sản xuất, khi sử dụng hết các nguồn lực của nền kinh tế. Để dễ phân tích, ta giả
đònh nền kinh tế chỉ tạo ra hai sản phẩm đó là xe hơi và máy tính.
Biểu diễn khả năng sản xuất:


6

Máy tính
1000 A
900
750
550
300

Không thể đạt được những phối hợp này.

B

C
I

Đường PPF

U

SX có hiệu quả


D
E

SX kém hiệu quả

F
Xe hơi
0

10

20

30

40



50

Qua phân tích đồ thò trên, ta có khái niệm đó chính là chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội của xe hơi là số lượng máy tính bò mất đi để sản xuất thêm một
chiếc xe hơi, Và theo thời gian, một số nguồn lực của nền kinh tế có xu hướng tăng
lên, đặc biệt là nguồn lực về lao động và trình độ công nghệ, nên số lượng sản
phẩm có thể tạo ra nhiều hơn.
Để biểu diễn điều này, người ta cho đường PPF dòch về bên phải so với vò trí
ban đầu.



7
Máy tính

1000

A

Đường PPF1

B

G
750

Đường PPF 2

F
Xe hơi
0

20

50

III. THỊ TRƯỜNG VÀ SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN KINH TẾ.
1. Đònh nghóa:
a.Thò trường: Là nơi mà người mua và người bán tác động lẫn nhau để xác đònh
giá cả và số lượng sản phẩm cần giao dòch, là nơi diễn ra quá trình trao đổi, dựa
trên lợi ích của mỗi bên.
b. Phân loại thò trường:

Phân theo vò trí đòa lý, thò trường được chia làm hai loại:
TT trong nước.
TT quốc tế.
 Phân theo vò trí mục đích sử dụng, thò trường được chia làm hai loại:
TT các hàng hóa và dòch vụ.
TT các yếu tố sản xuất.
 Phân theo tính chất cạnh tranh, thò trường được chia làm bốn loại:
TT cạnh tranh hoàn toàn.
TT cạnh tranh độc quyền.
TT độc quyền nhóm.
TT độc quyền hoàn toàn


8

 Để thấy được sự khác biệt giữa bốn loại TT trên, người ta phân biệt dựa vào
bảng TT sau:
Cấu trúc thò

Số lượng

Đặc điểm

Điều kiện

nh hưởng

trường

người bán


sản phẩm

gia nhập

đến giá

ngành
Cạnh tranh

Rất nhiều

Đồng nhất

Tự do

Không

Rất nhiều

Phân biệt

Tự do

Chút ít

Một số ít

Đồng nhất


Bò ngăn



hay Phân

chận

hoàn toàn
Cạnh tranh
độc quyền
Độc quyền
nhóm

biệt
Độc quyền

Một

hoàn toàn

Khác biệt

Bò ngăn



chận

2. Sơ đồ dòng chu chuyển kinh tế.

Nền kinh tế trong đời thường có rất nhiều người mua và bán tác động lẫn nhau,
để hiểu nền kinh tế vận hành như thế nào, người ta tìm cách đơn giản hóa vấn đề
để dễ dàng phân tích, cách đơn giản, thường là sử dụng đồ thò, đồ thò ở đây có tên
là sơ đồ chu chuyển KT:


9

Chi tiêu

Cầu
HH&DV

HỘ GIA ĐÌNH

Cung SLĐ,
vốn, đất đai

Doanh thu
THỊ TRƯỜNG HÀNG
HOÁ &DỊCH VỤ

Cung
HH&DV

CHÍNH PHỦ

THỊ TRƯỜNG CÁC
YTSX


Thu nhập: tiền lương, tiền
lãi,tiền thuê, lợi nhuận

DOANH NGHIỆP

Cầu
Chi phí các YTSX

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy nêu một số ví dụ về sự đánh đổi quan trọng mà bạn gặp phải trong cuộc
sống.
2. Lạm phát là gì, nguyên nhân của lạm phát. Lạm phát và thất nghiệp có mối
quan hệ như thế nào trong ngắn hạn.
3. Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vó mô. Thế nào là kinh tế học thực chứng và
kinh tế học chuẩn tắc.
4. Hãy nêu một số tính chất của các dạng thò trường.
5. Chi phí cơ hội là gì. Chi phí cơ hội tác động thế nào đến hành vi của chủ thể
trong nền kinh tế.
6. Kinh tế học là gì. Tại sao phải có môn học này, môn học này nhằm giải quyết
vấn đề gì.
BÀI TẬP

•1. Hùng là một sinh viên ngành kinh tế, mới tốt nghiệp. Anh ta quyết đònh đầu tư
200 triệu đồng để mở và điều hành một cửa hàng vật liệu xây dựng. Cửa hàng của


10

Hùng tạo ra lợi nhuận 5 triệu đồng mỗi tháng. Giả sử rằng lãi suất tiền gửi ngân
hàng là 1%/ tháng. Nếu Hùng đi làm cho công ty nước ngoài sẽ có thu nhập 4 triệu

đồng mỗi tháng. Hãy xác đònh:



a. Chi phí cơ hội của Hùng khi quyết đònh mở và điều hành cửa hàng.



b. Anh, Chò hãy cho anh Hùng lời khuyên là nên đi làm hay mở cửa hàng

vật liệu xây dựng.

•2. Giả đònh một nền kinh tế giản đơn, chỉ có hai ngành sản xuất máy tính và xe
hơi. Bảng sau đây, thể hiện các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế, khi các
nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu nhất:

•Bảng 1.1: Phản ánh các khả năng sản xuất ra các sản phẩm của 02 ngành.
•Các khả năng sản xuất

•Số lượng ô tô ( ngàn •Số lượng máy tính ( ngàn
chiếc)

chiếc)

•A

•80

•0


•B

•70

•8

•C

•60

•12

•D

•40

•16

•E

•0

•20

•a.Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế này.
•b. Nền kinh tế của quốc gia này, có khả năng sản xuất 50 ngàn ô tô và 14 ngàn
máy tính không.

•c. Hãy tính chi phí cơ hội của việc sản xuất ô tô và máy tính.



11

CHƯƠNG 2
CẦU CUNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
I. THỊ TRƯỜNG:
Ở thò trường này, doanh nghiệp không có quyền quyết đònh giá, Giá của sản
phẩm được hình thành dựa trên cặp quan hệ cung và cầu.Vì thò phần của mỗi doanh
nghiệp là rất thấp, thò trường ở đây chúng ta đang đề cập đến là thò trường cạnh
tranh hoàn toàn, như đã biết thò trường cạnh tranh hoàn toàn có những tính chất như
sau: Có nhiều người mua và nhiều người bán, tất cả đều tìm kiếm lợi ích cho mình,
thông tin hoàn hảo, có sự đồng nhất về sản phẩm., thuận lợi cho việc trao đổi.
II. CẦU THỊ TRƯỜNG:
1. KHÁI NIỆM:
Lượng tiêu thụ một sản phẩm trên trên thi trường ( QD) phụ thuộc vào các
yếu tố: Mức giá ( P), Thu nhập của của người tiêu dùng (I), Sở thích cuả người tiêu
dùng (Tas), Giá các sản phẩm có liên quan (PY), Qui mô tiêu thụ( N), Giá dự kiến
trong tương lai ( PF). Có thể diễn tả mối quan hệ trên dưới dạng hàm số như sau:
Q = f ( P, I, Tas, N, PY, Pf …).
Khi đưa ra khái niệm về cầu của một sản phẩm, để cho đơn giản khi phân
tích người ta chỉ xét mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu của SP, trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi.
Cầu của một sản phẩm trên thò trường: mô tả số lượng sản phẩm mà
người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Có thể diễn tả mối quan hệ giữa mức giá và sản lượng trên dưới 3 hình thức
sau:biểu cầu, đường cầu, hàm số cầu.


12


a.Biểu cầu:
Biểu cầu thò trường về đóa Compact/ tháng…
P
QA
QB

QD = QA +
QB +……..

50

0

2

7.000

40

3

6

14.000

30

5


8

21.000

20

7

10

28.000

10

9

14

35.000

Biểu cầu của sản phẩm, là bảng biểu, biểu diễn mối quan hệ giữa sự thay
đổi của mức giá với sản lượng cầu của sản phẩm.
b. Đường cầu của sản phẩm:
Có thể diễn tả các cặp quan hệ giữa mức giá và sản lượng cầu của SP lên đồ
thò, ta có đường cầu, đường cầu có dạng là đường thẳng hoặc đường cong.

Đường cầu TT đóa CP
P
A


50

B

40

Đường cầu thường dốc
xuống vì giữa giá và
lượng cầu có mối quan
hệ nghòch biến.
C

30

D

20

(D)
7

14

21 28

Q


13


c.Hàm số cầu:
Hàm nghòch biến, là hàm tuyến tính, có dạng tổng quát như sau:
QD = a.P + b, Với a= △QD/△P; b= QD - a.P
2. Qui luật của cầu:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, qui luật của cầu có tính chất sau:
P↑  QD↓
P↓  QD ↑
Mối quan hệ này là nghòch biến.
Phân biệt số lượng cầu và cầu của sản phẩm:
Số lượng cầu sản phẩm: là một con số cụ thể, tương ứng ở từng mức giá cụ
thể.
Cầu của một sản phẩm: là một khái niệm dùng để mô tả hành vi của người
tiêu dùng, bởi ngoài yếu tố giá của sản phẩm, còn có các yếu khác tác động đến
hành vi chi tiêu của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
3. Các yếu tố làm di và dòch chuyển đường cầu:
Di chuyển dọc theo đường cầu: Khi chỉ có yếu tố giá tác động, các yếu tố
khác không đổi, ta có hiện tượng di chuyển đường cầu, khi đó, có sự thay đổi về số
lượng cầu của sản phẩm.
Dòch chuyển đường cầu: Khi có sự tác của các yếu tố ngoài giá, khi đó có
sự dòch chuyển đường cầu, khi đó, có sự thay đổi về cầu của sản phẩm, như khi thu
nhập của người tiêu dùng tăng lên, ở cùng một mức giá như cũ, nhưng người tiêu
dùng sẽ mua số lượng sản phẩm nhiều hơn, như vậy, giá của sản phẩm vẫn không
đổi, nhưng người tiêu dùng mua sản phẩm nhiều hơn là do thu nhập của họ tăng
lên, khi ấy có sự dòch chuyển cả đường cầu. Vậy cầu của sản phẩm tăng lên.


14

Nếu các yếu tố khác không đổi, chỉ P thay đổi thì có hiện
tượng di chuyển dọc theo đường cầu, số lượng cầu thay đổi.

P
A’

A

50

B’

B

40
30

C

C’
D1

7

14 21 20 27 30

D2
Q

Các yếu tố làm dòch chuyển đường cầu:thu nập của người tiêu dùng, sở thích
của người tiêu dùng, giá các hàng hóa có liên quan, qui mô tiêu thụ của thò trường,
giá của sản phẩm ở tương lai.
Trong sử dụng giữa hai sản phẩm, chúng ta có các mối quan hệ sau đây:

Thay thế: Là hai sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau trong lúc sử dụng.
Bổ sung: Là hai sản phẩm phải được sử dụng đồng thời.
Độc lập: Không có quan hệ gì trong sử dụng.
III. CUNG THỊ TRƯỜNG:
1. KHÁI NIỆM:
Lượng cung ứng của sản phẩm trên thò trường( Qs) phụ thuộc vào các yếu tố:
Mức giá ( P), giá các yếu tố SX đầu vào (Pi), trình độ công nghệ (Tec), qui mô
sản xuất của ngành (Ns). chính sách thuế ( t), chính sách trợ cấp ( S), điều kiện tự
nhiên ( Na) đặc biệt là đối với SP về nông nghiệp.
Có thể diễn tả mối quan hệ trên dưới dạng hàm số như sau: Q = f ( P, Pi,
Tec, Ns, t, S …).
Khi đưa ra khái niệm về cung của một sản phẩm, người ta chỉ xét mối quan
hệ giữa giá cả và lượng cung của sản phẩm, trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi.


15

Cung của một sản phẩm trên thò trường: mô tả số lượng sản phẩm mà nhà
sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Có thể diễn tả mối quan hệ giữa mức giá và sản lượng cung dưới 3 hình thức
sau:Biểu cung, đường cung, hàm số cung.
Biểu cung: Biểu cung TT về đóa Compact/ tháng
P

QA

QB


QD = QA + QB
+……..

50

9

14

39.000

40

7

10

30.000

30

5

8

21.000

20

3


6

12.000

10

0

2

3.000

b.Đường cung:
Có thể diễn tả các cặp quan hệ giữa mức giá và sản lượng cung của SP lên
đồ thò, ta có đường cung, đường cung có dạng là đường thẳng dốc lên hoặc đường
cong.
Đường cung TT đóa CP:


16

P
C

40
30

B


S2
C’

B’

A
20

S1

A’
Q
12

21 22

28 30

35

Nếu các yếu tố khác không đổi, chỉ P thay đổi thì có hiện
tượng di chuyển dọc theo đường cung, số lượng cung thay
đổi.
c.Hàm số cung:
QS = f ( P)- là hàm số cung của SP, là hàm đồng biến, và là hàm tuyến tính,
có dạng tổng quát như sau: QS = c.P + d.
Với c= △Qs/△P, d= QS - c.P
2. Qui luật của cung:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, qui luật của cung có tính chất sau:
P↑  QS ↑

P↓  QS ↓
Mối quan hệ này là đồng biến.
Phân biệt số lượng cung và cung của SP.
Số lượng cung: là một con số cụ thể, tương ứng ở từng mức giá cụ thể.
Cung của một SP: là một KN dùng để mô tả hành vi của NSX, bởi ngoài
yếu tố giá của SP, còn các yếu khác tác động đến hành vi của NSX đối với SP.
3. Các yếu tố làm di và dòch chuyển đường cung:
Di chuyển dọc theo đường cung: Khi chỉ có yếu tố P tác động, các yếu tố
khác không đổi, ta có hiện tượng di chuyển dọc theo đường cung, khi đó, có sự thay
đổi về số lượng cung của SP.


17

Dòch chuyển đường cung: Khi có sự tác của các yếu tố ngoài giá, khi đó có
sự dòch chuyển đường cung, khi đó, có sự thay đổi về cung của SP.
Như khi số lượng nhà NSX trong ngành tăng lên, ở cùng một mức giá như
cũ, nhưng họ sẽ cung ứng số lượng SP nhiều hơn.

P
C

40
30

B

S2
C’


B’

A
20

S1

A’
Q
12

21 22

28 30

35

Nếu các yếu tố khác không đổi, chỉ P thay đổi thì có hiện
tượng di chuyển dọc theo đường cung, số lượng cung thay
đổi.

Vậy P của SP vẫn không đổi, nhưng họ cung ứng SP nhiều hơn là do qui mô
SX của ngành tăng lên, khi ấy có sự dòch chuyển cả đường cung. Vậy cung của SP
tăng lên.
Các yếu tố làm dòch chuyển đường cung:Giá các YTSX đầu vào, Trình độ công
nghệ SX, Các CS của CP, Qui mô SX của ngành, Giá của SP ở tương lai.
IV. THỊ TRƯỜNG CÂN BẰNG:
1. THỊ TRƯỜNG CÂN BẰNG:
Sau khi phân tích các đặc điểm, tính chất của bên cung và cầu, hãy xem cơ
chế hình thành giá của một SP dựa trên cặp quan hệ này như thế nào.



18

Biểu cung và cầu TT về đóa CP/ tháng
P

QS

QD

Sự thay đổi của P

50

39

7

QS > QD: Dư thừaP↓

40

30

14

QS > QD : Dư thừa P↓

30


21

21

QS = QD : P cân bằng

20

12

28

QS< QD:Thiếu hụt P↑

10

3

35

QS< QD:Thiếu hụt P↑

Qua biểu cung và biểu cầu ta nhận thấy ở các mức giá lớn hơn hoặc nhỏ hơn
mức giá P = 30 thì đều có sự chênh lệch giữa số lượng cung và cầu của một SP, nên
TT luôn có sự đều chỉnh giá.
Chỉ có tại P = 30, thì số lượng cung và cầu bằng nhau, tại đây hình thành nên
mức giá và sản lượng cân bằng ( P0 = 30, Q0= 21).
Nếu biểu diễn trên đồ thò ta có:


P

S
E0
30 = P0

D
0

Q0 = 21

Q

Tại điểm cân bằng TT E0: QD = QS = Q0, đây cũng là PP tìm P0, Q0 bằng PP
đại số, ngoài ra, có thể biểu diễn các cặp quan hệ giữa giá và sản lượng cung cầu


19

lên cùng một đồ thò như trên, từ đó ta tìm được mức giá và sản lượng cân bằng, và
đây cũng chính là PP xác đònh P0, Q0 bằng PP hình học.
Như vậy, giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng SP mà người ta muốn
mua đúng bằng lượng SP mà người bán muốn bán.
2. THẶNG DƯ VÀ KHAN HIẾM:
Như đã biết, mức giá mà cao hơn hoặc thấp hơn giá cân bằng luôn làm cho
TT mất cân đối- dư thừa hoặc thiếu hụt, khi đó xu hướng giá là tự động điều chỉnh
về điểm cân bằng, ta lượng hóa điều này bằng PP hình học để dễ phân tích:

P


S
Dư thừa HH

40

E0

P0
20

Thiếu hụt HH

12

14

Q0

3. SỰ THAY ĐỔI GIÁ CÂN BẰNG
a. Cung không đổi, cầu thay đổi:
Cầu thay đổi theo hướng tăng, cung không đổi.

28

D
30

Q



20

P
P2
P1

S
E2
E1
D2
D1

0

Q1

Q

Q2

Giá cân bằng tăng, sản lượng cân bằng tăng
b. Cầu không đổi, cung thay đổi:
Cung thay đổi theo hướng tăng, cầu không đổi.

S1

P

P1


E1

S2

P2

E2
D

0

Q1

Q2

Q

Giá cân bằng giảm, sản lượng cân bằng tăng
c. Cung và cầu thay đổi cùng một tỷ lệ
Cung và cầu thay đổi cùng một tỷ lệ theo hướng tăng.


21

P

P1

S1
E1


E2

D1
0

S2

D2
Q

Q1

Q2

Giá cân bằng không đổi, sản lượng cân bằng
tăng

Suy ra cho các trường hợp tương tự.
V. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNG.
1. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU.
Lượng cầu của một SP phụ thuộc vào nhiều yếu tố: P, I, PY........Nếu các yếu
tố này thay đổi, làm lượng cầu SP thay đổi theo, Để đo lường sự thay đổi của lượng
cầu khi các yếu tố này thay đổi, người ta có các khái niệm tướng ứng:
a. Độ co giãn của cầu theo giá ED:
Là tỉ lệ % thay đổi trong lượng cầu, khi P sản phẩm thay đổi 1%, với điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
Công thức tính:



22

ED



ED



Với:
P 

Q%
P%

Q

P

D



P
1



Q




D

D

/Q

P / P

P

Q

P ;Q
2

D

2

D



Q

1




Q

2

2

Nếu sự thay đổi của mức giá và sản lượng cầu là không đáng kể, thì ta có
công thức tính ED tại một điểm như sau:
ED = (dQ/dp).(P/Q), ED luôn có giá trò âm, và tùy theo tính chất của SP nhạy
cảm nhiều hay ít đối với sự thay đổi của giá, mà ta có các trường hợp của ED như
sau:
Nếu % QD > %P: thì giá trò ED > 1, người tiêu dùng phản ứng mạnh đối
với sự thay đổi của giá, trong trường hợp này, người ta gọi là cầu co giãn nhiều.
Nếu % QD < %P: thì giá trò ED <1, người tiêu dùng phản ứng ít đối với sự
thay đổi của giá, trong trường hợp này, người ta gọi là cầu co giãn ít.
Nếu % QD = %P: thì giá trò ED= 1, người ta gọi là cầu co giãn đơn vò,
doanh thu của người bán và mức giá SP trong trường hợp này là không đổi.
Nếu giá thay đổi nhiều, nhưng sự thay đổi trong sản lượng cầu là rất ít, ta gọi
đây là cầu hoàn toàn không co giãn theo giá. NTD phản ứng rất ít khi giá thay đổi,
đây là trường hợp đặc biệt, nếu đứng ở gốc độ của DN phải biết để điểu tiết giá, để
tăng doanh thu.
Nếu giá thay đổi ít, nhưng sự thay đổi trong sản lượng cầu là rất nhiều, ta gọi
đây là cầu hoàn toàn co giãn theo giá. NTD phản ứng rất nhiều khi giá thay đổi,


23

đây là trường hợp đặc biệt, nếu đứng ở gốc độ của DN phải biết để điểu tiết giá, để

tăng doanh thu.
b. Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cầu theo giá:
Tính thay thế của SP: SP có nhiều SP thay thế thì ED càng lớn.
Thời gian:Trong ngắn hạn độ co giãn của cầu nhỏ hơn trong dài hạn.
Tỷ phần chi tiêu của SP trong TN:SP chiếm tỷ phần cao trong TN thì có ED
nhỏ.
Tính chất của SP.
Vò trí của mức P trên đường cầu.
c. Độ co giãn của cầu theo thu nhập EI:
Là % thay đổi của lượng cầu, khi thu nhập thay đổi 1%, trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
Công thức tính:

EI



 QD %
I%

EI



QD
I
.
I
Q


Tính chất của EI:
EI thường có giá trò dương.
EI <1 : SP thiết yếu.
EI >1: SP cao cấp.
EI < 0: SP cấp thấp.
c.Độ co giãn chéo của cầu theo giá: EXY

D


24

Là % thay đổi của lượng cầu SP X, khi P sản phẩm Y thay đổi 1%, trong
điều kiện các điều kiện khác không đổi.
Công thức tính:

EXY
EXY

 QX %

 PY %
 Q X . PY

QX
 PY

Tính chất của EXY:
EXY > 0: X, Y là 2 sản phẩm thay thế cho nhau.
EXY < 0: X, Y là 2 sản phẩm bổ sung lẫn nhau.

E XY = 0: X, Y là 2 sản phẩm độc lập.
2. Độ co giãn của cung theo giá-ES:
Là tỉ lệ % thay đổi trong lượng cung, khi giá SP thay đổi 1%, với điều kiện
các yếu tố khác không đổi.
Công thức tính:


25

E
E

S

S

P 




Q

S

%


P%


Q

P

S

P
1



S

S

P / P

P

Q

P ;Q
2



Q /Q

S


2

S



Q

1



Q

2

2

Nếu sự thay đổi của mức giá và sản lượng cung là không đáng kể, thì ta có
công thức tính ES tại một mức giá như sau: ES = (dQS/ dP)*(P/Q).
Tương tự phía bên cầu, phía cung cũng có các trường hợp như sau:
ES > 1: Cung co giãn nhiều.
ES < 1: Cung co giãn ít.
ES = 1: Cung co giãn đơn vò.
ES = 0: Cung hoàn toàn không co giãn.
ES = : Cung hoàn toàn co giãn.
a.Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cung theo giá:
Thời gian:Cung trong dài hạn co giãn nhiều hơn trong nhắn hạn.
Khả năng dự trữ SP: Khả năng dự trữ càng cao thì độ co giãn theo giá càng
bé, và ngược lại.

VI. SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO TT.
1. SỰ CAN THIỆP TRỰC TIẾP:
a. Giá trần- Pmax:


×