MỞ ĐẦU
Bệnh đau lưng gặp ở mọi lứa tuổi những người là nhân viên văn phòng, lái xe, phi
công, giáo viên,thợ may,những nghề phải ngồi hoặc đứng khom lưng lâu,ít hoạt động
thể lực dễ mắc chứng đau vùng lưng,thắt lưng.Căn bệnh này thường xuất hiện từ tuổi
trung niên.Nhóm thanh thiếu niên mải mê chơi games hay bị đau lưng từ trẻ,do để
lưng làm việc lâu trong tư thế không đúng.Nhiều người đau lưng do va chạm,nằm
ngồi,bê,khiêng vác,làm việc với máy tính,ngủ sai tư thế... khiến các dây chằng và mô
mềm vùng thắt lưng bị giãn và cơn đau xuất hiện.
Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân,chỉ có 6 - 8%
trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống.Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong
vòng 2 tuần,nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị
đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.
Chương I
TỔNG QUAN
A.Y HỌC HIÊN ĐẠI :
Nguyên nhân gây Đau lưng:
Phân loại:
Các nguyên nhân sinh đau lưng thì nhiều, nhưng có thể phân làm hai loại.
1
1. Nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương như: viêm tủy xương, hoại tử xương,
viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa
đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương,
loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì
tai nạn hay vì cử động quá mạnh, hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại...
đều có thể sinh đau lưng.
2 Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu
chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương
sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng
làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau
lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu
hóa...
Do tính chất phức tạp và nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau lưng. Vì vậy khi bị đau
lưng chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân để có cách phòng và chữa hiệu nghiệm.
Triệu chứng đau lưng:
Nếu đau lưng phía trên kèm theo tức ngực, có ho kéo dài với sốt nhẹ, người bệnh sút
cân kéo dài đó là dấu hiệu thường gặp trong bệnh lao. Đau lưng ở vùng giữa hay gặp
ở người trẻ tuổi, đặc biệt thấy xương sống có chỗ gồ lên có thể là đau cột sống. Đau
lưng ở đoạn dưới và đau nhiều sau khi mang vác nặng có thể do bong gân, giãn dây
chằng. Đau lưng nhiều ở đoạn cuối, xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng
hoặc khi vặn mình là nguyên do thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt đau vùng thắt lưng kèm
theo một bên đùi hoặc bàn chân thấy đau, tê và yếu có thể do dây thần kinh bị kẹt
hoặc gai đôi. Ở những người có tác phong đứng ngồi sai tư thế để cho hai vai thõng
xuống cũng là 1 nguyên nhân gây ra đau lưng.
2
Người có tuổi bị đau lưng lâu năm, kèm thêm làm việc chóng mệt.Hay tối sầm mặt
mày đó là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống gây hội chứng thiếu máu não. Phụ nữ
trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng thắt lưng là chuyện bình thường.
Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang người bệnh
cũng cảm thấy đau lưng cấp hoặc mạn.
Vậy cần phát hiện nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác để có phương pháp
chữa phù hợp.
Cách chữa trị đau lưng
A :Đau thắt lưng – Hông :
Đau lưng là chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh cột sống . Do nhiều
nguyên nhân ( viêm nhiễm, chèn ép đặc biệt là thoát vị đĩa đệm) thực chất là đau rễ
thần kinh lưng 5 (L5)hay cùng 1 (S1)
Lâm sàng :
- Đau dọc đường đi của dây thần kinh hông- thắt lưng, xuống mông ,mặt sau đùi
khoeo,cẳng chân xuyên ra phía ngón cái (nếu đau L5 ) hoặc phía ngón út (nếu đau S1)
- Dấu hiệu lasegue ,Bonnet.Neri dương tính
-Mất hoặc giảm phản xạ gót bình thường ,giảm cảm giác phía ngón út ,tổn thương rễ
S1
-Có thể có teo cơ và liệt ,không đứng được bằng gót chân (S1) hoặc mu bàn chân (L5)
Xét nghiệm cần làm :
-Chụp X quang cột sống thẳng và nghiêng,chọc dò dịch màng tủy
* Tùy theo từng trường hợp có thể làm thêm
-Chụp bao dễ thần kinh,chụp cột sống cắt lớp vi tính CT-Scanner
Điều trị :
1.
Điều trị nguyên nhân nếu xác định được
2.
Riêng với thoát vị đĩa đệm(30-40%) các ca có xu hướng
a.
Phẫu thuật: Nếu phải phẫu thuật gấp
3
Điều trị nội khoa nếu không có kết quả mới phẫu thuật
b. Điều trị nội khoa: Nằm giường cứng tránh vận động và giãn cơ
-Một số trường hợp khỏi sau đó phải có chế độ lao động thích hợp và luyện tập cơ
lưng
-Nếu chưa khỏi và ở tuyến trung ương dùng:
+Chymopapain 3000-4000 đơn vị tiêm đĩa đệm (chỉ một lần có kết quả 70-80%)
Hoặc triamcinolon 70mg trong 3,5ml(chỉ tiêm một lần vào đĩa đệm)kết quả như
chymopapain lại ít tai biến hơn và tương đương với phẫu thuật
c. Điều trị đối với những trường hợi không tìm được nguyên nhân :
1.Điều trị nội khoa :
a. Giai đoạn cấp tính :
-Nằm giường cứng tránh vận động 3-5 ngày
-Dùng một trong các thuốc giảm đau sau:
+ Aspirin
1-2g / ngày
+ Papacetamol 1-2g / ngày
+ Diclofenac
25mg × 2viên ×2-3 lần ngày hoặc 50mg tiêm bắp / ngày
+ Indometacin 25mg × 2viên ×2-3 lần ngày
* Thuốc giãn cơ :
+Diazepam tiêm bắp 1-2 ống 10mg hay 1-3viêm 5mg / ngày
* Tiêm ngoài màng cứng theo công thức sau:
+ Vitamin B12 × 200- 500 micorogam
+ Novocain 1 % ×10ml
*Tiêm cách nhật đến lúc hết đau:
+ Hay hydrocortison 1ml dịch treo (25ml)
+ Novocain 0.5% × 1ml
+ Một tuần tiêm 2-3 lần trung bình 10 lần
* Lưu ý: Bảo đảm vô trùng tuyệt đối
b. Giai đoạn mạn hoặc bán cấp tính :
4
- Kết hợp với vật lý trị liệu,châm cứu xoa bóp
- Kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lao động thích hợp
2 Điều trị ngoại khoa :
- Chỉ định đối với những trường hợp không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Đã điều
trị nội khoa kiên trì 6 tháng không đỡ , Hoặc tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sinh
hoạt hoặc có teo cơ, liệt vận động , rối loạn cơ tròn
B. Đau lưng do hư cột sống thắt lưng :
Đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng, khi vận động .Giảm rõ rệt khi nghỉ
ngơi đôi khi có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh tọa
Các xét nghiệm :
-Chụp X quang cột sống với các tư thế cần thiết
-Làm các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra đau vùng cột sống
Điều trị :
1.Dùng một số loại thuốc giảm đau sau:
- Acetyl salicylic
0.50
× 2-4 viên / ngày
- Indometacin
25mg × 2-4 viên / ngày
- Ibuprofen
200mg× 2-3 viên / ngày
- Diclofenac
50mg × 1-2 viên / ngày
- Acid niflumique 250mg× 1-2 viên / ngày
- Piroxican
10mg × 1-2 viên / ngày
2.Các phương pháp vật lý:
-Sử dụng các phương pháp nhiệt( hồng ngoại ,sóng ngắn ,paraffin, chườm…)
3. Với cột sống nếu đau nhiều: Cố định một thời gian dùng thêm các thuốc giãn
mạch
4.Với cột sống thắt lưng :Cần nằm nghỉ trong thời gian còn đau
- Sử dụng các thuốc giãn cơ (tolperison-Diazepanm…)
5. Phẫu thuật:
5
-Tùy theo trường hợp có chỉ định mổ chỉnh trục khớp,cắt xương , làm cứng
khớp,Ghép khớp cột sống nhân tạo
C: Đau lưng do viêm dính cột sống :
-Là bệnh mạn tính hay gặp ở nam giới ,Trẻ tuổi bị tổn thương viêm cột sống chưa
rõ nguyên nhân
Lâm sàng: Sưng đau vùng cột sống thắt lưng (Cổ-lưng –thắt lưng)
Các xét nghiệm cần thiết:
- Tốc độ lắng máu ,chụp X quang các khớp cột sống với các tư thế cần thiết
- Làm các xét nghiệm cần thiết
Điều trị nội khoa:
1. Sử dụng một số các loại thuốc chống viêm sau:
- Phenylbutazon 600mg×1 ống tiêm bắp cách ngày một ống
- Diclofenac
75mg ×1 ống tiêm bắp cách ngày một ống
- Indometacin
25mg × 4-6 viên / ngày
- Ibuprofen
200mg× 4-6 viên / ngày
- Ketoprofen
50mg× 2-4 viên / ngày
2. Dùng một trong những thuốc giảm đau sau đây:
- Diazepam
10mg /ngày uống hoặc tiêm bắp
- Tolperison
50mg× 2-4 viên / ngày
Hoặc 100mg× 1-2 ống tiêm bắp
- Clopromazin
50mg × 2-4 viên / ngày uống hoặc tiêm bắp
3.Dùng một số loại kháng sinh có tác dụng chậm sau:
- Salazosulfapyridin
500mg× 2-6 viên / ngày
- Co-Trimoxazol
480mg× 2-4 viên / ngày
- Te tracylin
250mg× 2-4 viên / ngày
- Thời gian điều trị từ 2-3 tuần. Sau đó có thể chuyển sang ngoại trú
a. Điều trị theo công thức sau:Một số các loại thuốc chống viêm sau
- Phenylbutazom
100mg × 2 viên / ngày
6
- Dielofenac
50mg
×1- 2 viên / ngày
- Ibuporofen
200mg × 2-4 viên / ngày
- ketopro fen
50mg × 2 viên / ngày
- A,tia pro fenic
0.50mg× 2-4 viên / ngày
b. Thuốc kháng sinh: Dùng một trong các loại thuốc sau
- Salazosulfapyridin
0.50 × 2 viên / ngày
- Co-trmoxazol
0.48 × 2 viên / ngày
- Tetracylin
0.25 × 2 viên / ngày
-Trong thời gian điều trị một liệu trình kéo dài từ 2-4 tuần (tùy thuộc vào diễn biến
của bệnh)
Ngoại khoa:
- Phẫu thuật nhằm mục đích phục hồi chức năng(chỉnh hình cột sống hay thay cột
sống nhân tạo)
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến các chứng đau lưng
như phụ nữ mang thai,bệnh sỏi thận hoặc thận hư cũng có thể dẫn đến đau lưng
*
Tóm lại : Đau lưng là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và rất phổ biến
B. Y HỌC CỔ TRUYỀN:
Trong Đông y đau lưng được gọi là yêu thống, thường liên quan đến các bệnh
về thận như thận âm hư và thận dương hư vì thận tàng tinh,thận chủ cốt ,tinh hoa hiện
ra ở tóc,thận chủ thủy.Vì vậy hay gặp ở người già và người thận yếu. Thận có sỏi,
viêm, ứ nước. Bệnh còn do phong thấp dẫn đến các cơ lưng bị co cứng hoặc các cơ
chằng vùng lưng bị tổn thương do tại nạn, bị đánh đập...
Nguyên nhân gây đau lưng:
- Do hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây nên đau,
hoặc do lao động quá sức mất thăng bằng khí cơ hoặc tổn thương cân cơ xương khớp
gây đau. Triệu chứng điển hình là lưng đau nhẹ, đau nặng dần, thay đổi tư thế vẫn
không giảm, thời tiết thay đổi làm đau hơn, rêu lưỡi trắng nhớt.
7
- Do công năng thận quá suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, tinh tủy hoặc
thận bị trệ đình tích lâu ngày gây đau.
- Mà cảm bệnh có 4 cách
+ Khí không đủ làm thận âm suy
+ Phong,hàn,thấp làm hại
+ Bị đánh,ngã gây ứ huyết
+ Nằm ở nơi ẩm ướt ,bị cảm .
Trong 4 nhân tố trên thì dẫn đến đau lưng
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến các chưng đau lưng
như phụ nữ mang thai,Bệnh sỏi thận hoặc thận hư cũng có thể dẫn đến đau lưng.
A . Đau lưng một bên hay đau hai bên cột sống có nhiều nguyên nhân gây ra
* Có thể chia ra làm các loại sau.Đau lưng cấp tính và đau lưng mạn
a.Đau lưng cấp tính:
- Thường gặp ở những trường hợp do lạnh gây ra co cứng các cơ ở cột sống
- Dây chằng cột sống bị viêm nhiễm
- Dây chằng bị phù nề chèn ép vào thần kinh khi vác nặng ,Làm việc,nằm sai tư thế
Sang chấn vùng cột sống
b Đau lưng mạn:Thừơng gặp ở các trường hợp
+ Do viêm xương cột sống
+ Do thái hóa cột sống
+ Do lao cột sống
+ Do ung thư
+ Do đau các nội tạng ở vùng ngực,bụng lan tỏa ra sau lưng
+ Do đau cơ năng
+ Do thống kinh
+ Do suy nhược thần kinh
8
*Chú ý:Cần chuẩn đóan đúng nguyên nhân dẫn đến bệnh đau lưng để đưa ra phác đồ
điều trị thích hợp
I. Đau lưng cấp do cứng các cơ:
- Y học cổ truyền(YHCT) dân tộc cho rằng do hàn thấp gây ra
* Triệu chứng: Đau lưng xảy ra đột ngột sau khi tắm ,bị lạnh ,mưa và ẩm thấp ,đau
nhiều không cúi được .Ho và trở mình cũng đau, thường đau một bên khi ấn các cơ
lưng bên đau thì thấy cơ bị co cứng, mạch trầm huyền
* Phép chữa . khu phong, tán hàn, trừ thấp ,ôn kinh, hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết)
BÀI THUỐC:
Bài 1.
Quế chi
8g
Tỳ giải
16g
Rễ lá nốt
8g
Kế huyết đằng 16g
Thiên niên kiện 8g
Trần bì
16g
Y dĩ
Cỏ xước
12g
18g
Rễ cây xấu hổ 16g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Bài 2.
Can khương thương truột thang gia vị
Can khương
8g
Quế chi
8g
Thương truột
12g
Y dĩ
12g
Cam thảo
6g
Xuyên khung 16g
Phục linh
12g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Bài 3 .
Can khương thương truột thang gia giảm
Khương hoạt
12g
Can khương 6g
Tang ký sinh
12g
Phục linh
10g
8g
Ngưu tất
12g
Quế chi
Thương truột 8g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Nếu đau nhiều thêm phụ tử chế 8g . tế tân 4g
9
*Ăn kiêng :Cà muối ,đố xanh , chất đắng, thịt ngan vịt, thịt trâu bò ,thịt gà ,cua
tôm,thịt chó
Kết hợp với châm cứu và xoa bóp bấm huyệt
* Châm cứu
Châm kim tại vùng đau (Á thị huyệt)Châm tả ( vê kim luôn) Nếu từ D12 trở lên thì
châm thêm hai huyệt Kiên tỉnh .Nếu từ thắt lưng xuống châm thêm huyệt Ủy trung
.Dương lăng tuyền cùng bên. Thủy châm vào nơi bị đau.
* Xoa bóp:
Phép :
Thư cân (làm giãn cơ) thông kinh, hoạt lạc ,giảm đau
Huyệt:
Đại trữ ,Thận du ,Mệnh môn Á thị
Thủ thuật: Day ,đấm,lăn,ấn,phân hợp,véo,phát
Trình tự xoa bóp:
Người bệnh nằm sấp hai tay xuôi theo chân .Nếu đau do dính khớp cột sống
thì ngực phải cách giường 5-10cm lúc đó cần gối cao. Trong trường hợp khác ngực
để sát giường
Thao tác: + Day rồi đấm hai bên lưng.
+ Lăn hai bên thắt lưng và cột sống
+ Tìm điểm đau ở lưng và cột sống
+Tìm điểm đau ở lưng. Day nhẹ đến mạnh ,ấn các huyệt Đại trữ,phế
Du,cách du,thận du ,Mệnh môn
+ Phân hợp hai bên thắt lưng
+ Véo cột sống lưng 3 lần
+ Phát huyệt Mệnh môn 3 cái
+ Vặn lưng
* Chú ý. Làm từ nơi không đau đến nơi đau và thủ thuật phải làm từ nhẹ đến mạnh để
người bệnh có thể thích ứng
* Bấm: Chỗ bán tận đầu và đuôi của đoạn cơ co
* Bật Gân:
10
- Nếu người bệnh đau quá không nằm sấp được .Dùng ngón tay cái bật mạnh
một nhánh thần kinh đi từ cổ ra vai ở hố trên đòn ( vị trí ở trên giữa bờ xương đòn 2
khoát ngón tay )Bật 1-2 lần .Sau đó day huyệt này 1 phút .Khi tác động vào đây
người bệnh có cảm giác đau mỏi ,nhức lan xuống bả vai ,một bên nách và ngực và có
thể nằm sấp được .Thầy thuốc tìm và bật gân huyệt ở lưng 1-2 lần và day 1 phút huyệt
cách du ( vì ở đó có một nhánh thần kinh chạy song song với cột sống). Sau đó kiểm
tra lại cơ lưng thấy mềm lại và đỡ đau hơn
-Tiếp đó ,bật gân ở sống lưng vùng đau rồi day chỗ bật gân 1 phút,Làm song
người bệnh sẽ cúi được hoặc ngồi xổm được dễ dàng.
- Nếu cúi mà còn có cảm giác căng ở cơ mông. Để bệnh nhân nằm sấp bật gân
ở chỗ nổi 1/3 ngoài và 2/3 trong của mào chậu,sau đó day 1 phút
- Cuối cùng là vặn lưng
* Tự tập ở nhà:
Sau khi bệnh nhân được ra viện ,người bệnh cần tập một số động tác sau;
- Nằm nhấc ngực: Người bệnh nằm sấp, hai tay chống lên giường ngang với
vai ,lấy sức của hai cánh tay nhấc người lên sao cho lưng vóng xuống như tư
thế ban đàu làm 5 -10 lần
- Nằm ưỡn lưng : người bệnh nằm sấp hai tay để ra sau lưng ,thân và hai chân
nhấc lên khỏi giường thành hình cung .Chú ý đầu gối không được cong có
nghĩa là cố định nửa thân trên và vận động nửa thân dưới làm 5-10 lần
- Đứng cúi lưng và ưỡn lưng: Người bệnh đứng hai chân mở rộng bằng vai ngón
chân chụm lại vào trong.Hai tay buông thẳng sao cho đầu ngón tay chấm đất
sau đó từ từ đứng dậy rồi ngửa thân ra sau ở mức độ tối đa nhất.Làm 5-10 lần
Chú ý. Mức độ làm tùy theo tình hình sức khỏe và trạng thái bệnh lý của người bệnh
tránh làm quá sức.
II . Đau lưng cấp do vác nặng,Khi thay đổi tư thế,Lệch tư thế
- Y học cổ truyền dân tộc cho là do khí trệ, huyết ứ
11
- Đau lưng cấp hay gặp ở người lao động ở các tư thế không thích hợp hoặc
mang vác quá nặng.
*Nguyên nhân:
Chính là do tư thế cúi không thích hợp hoặc mang vác quá nặng làm sai gân ,co gân
cơ gây huyết ứ ,khí trệ
*Triệu chứng:
- Sau khi mang vác nặng hoặc sau khi làm sai tư thế đột nhiên thấy đau dần vùng
thắt lưng .Có khi đau dữ dội làm vận động lưng bị hạn chế.Nếu nặng đi đứng phải
có người dìu.
- Khi thở sâu hay ho đau tăng lên,
- Khi đi đứng hoặc đang đứng nằm xuống người bệnh phải lựa dần những tư thế
không đau.
- Khi kiểm tra có thể thấy cơ lưng co cứng làm vẹo cột sống.
- Có những điểm đau rõ ràng ở bên cạnh cột sống hay nhóm cơ cạnh cột sống.
- Những chỗ thường có điểm đau là L4-L5 hoặc L5- S1
*Phép Chữa :Hành khí, hoạt huyết ,thư cân, hoạt lạc
Bài thuốc:
- Bài 1.Dùng muối rang chườm nóng tại chỗ.
- Bài 2.Lá ngải cứu sao rượu đắp ấm tai chỗ.
- Bài 3 . Xoa dầu bóp ô đầu sống,quế ,đại hồi.
*Chú ý. Phải dán nhãn chai thuốc bảo quản tránh uống nhầm
- Bài 4 .
Đau lưng thang
Uy linh tiên
12g
Thương truật
8g
Ý dĩ
20g
Độc hoạt
8g
Tỳ giải
12g
Mộc qua
12g
Cỏ xước(rễ)
12g
Dây đau xương
12g
Củ cốt khí
12g
Trinh nữ
12g
Thổ phục linh
12g
Đậu đen
12g
12
Cam thảo
4g
Cẩu tích
12g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Ăn kiêng :Cà muối ,đỗ xanh , chất đắng, thịt ngan vịt, thịt trâu bò ,thịt gà ,cua tôm,thịt
chó
*Kết hợp với châm cứu và xoa bóp bấm huyệt.
* Châm cứu :
-Châm kim tại vùng đau (Á thị huyệt)Châm tả ( vê kim luôn) Nếu từ D12
trở lên thì châm thêm hai huyệt kiên tỉnh.
-Nếu từ thắt lưng xuống châm thêm huyệt ủy trung ,Dương lăng tuyền cùng
bên,Thủy châm vào nơi bị đau.
* Xoa bóp:
- Phép :
Thư cân (làm giãn cơ) , thông kinh, hoạt lạc ,giảm đau
- Huyệt :
Đại trữ ,thận du ,mệnh môn,Á thị
- Thủ thuật: Day ,đấm,lăn,ấn,phân, hợp,véo,phát
- Trình tự xoa bóp:
Người bệnh nằm sấp hai tay xuôi theo chân .Nếu đau do dính khớp cột sống thì ngực
phải cách giường 5-10cm lúc đó cần gối cao. Trong trường hợp khác ngực để sát
giường
- Thao tác:
+ Day rồi đấm hai bên lưng.
+ Lăn hai bên thắt lưng và cột sống
+ Tìm điểm đau ở lưng và cột sống
+Tìm điểm đau ở lưng day từ nhẹ đến mạnh ,ấn các huyệt Đại trữ,phế
Du,cách du,thận du ,Mệnh môn
+ Phân hợp hai bên thắt lưng
+ Véo cột sống lưng 3 lần
+ Phát huyệt Mệnh môn 3 cái
+ Vặn lưng
13
* Chú ý :Làm từ nơi không đau đến nơi đau và thủ thuật phải làm từ nhẹ đến mạnh.
Để người bệnh có thể thích ứng được.
* Bấm : Chỗ bán tận đầu và đuôi của đoạn cơ co.
* Bật Gân :
- Nếu người bệnh đau quá không nằm sấp được .Dùng ngón tay cái bật mạnh
một nhánh thần kinh đi từ cổ ra vai ở hố trên xương đòn ( vị trí ở trên giữa bờ xương
đòn 2 khoát ngón tay )Bật 1-2 lần .Sau đó day huyệt này 1 phút .Khi tác động vào
đây người bệnh có cảm giác đau mỏi ,nhức lan xuống bả vai ,một bên nách và ngực
và có thể nằm sấp được .Thầy thuốc tìm và bật gân huyệt ở lưng 1-2 lần và day 1 phút
huyệt cách du ( vì ở đó có một nhánh thần kinh chạy song song với cột sống). Sau đó
kiểm tra lại cơ lưng thấy mềm lại và đỡ đau hơn
-Tiếp đó bật gân ở sống lưng vùng đau rồi day chỗ bật gân 1 phút,Làm song
người bệnh sẽ cúi được hoặc ngồi xổm được dế dàng
- Nếu cúi mà còn có cảm giác căng ở cơ mông, Để bệnh nhân nằm sấp bật gân
ở chỗ nổi 1/3 ngoài và 2/3 trong của mào chậu sau đó day 1 phút
- Cuối cùng là vặn lưng
* Tự tập ở nhà:
Sau khi được ra viện người bệnh cần tập một số động tác sau:
- Nằm nhấc ngực: Người bệnh nằm sấp hai tay chống lên giường ngang với vai.
Lấy sức của hai cánh tay nhấc người lên sao cho lưng võng xuống như tư thế
ban đầu làm 5 -10 lần
- Nằm ưỡn lưng : Người bệnh nằm sấp hai tay để ra sau lưng thân và hai chân
nhấc lên khỏi giường thành hình cung .Chú ý đầu gối không được cong có
nghĩa là cố định nửa thân trên và vận động nửa thân dưới làm 5-10 lần.
- Đứng cúi lưng và ưỡn lưng : Người bệnh đứng hai chân mở rộng bằng vai ngón
chân chụm lại vào trong. Hai tay buông thõng sao cho đầu ngón tay chấm đất
sau đó từ từ đứng dậy rồi ngửa thân ra sau ở mức độ tối đa nhất. Làm 5-10 lần
14
Chu ý: Mức độ làm tùy theo tình hình sức khỏe và trạng thái bệnh lý của người
bệnh.Tránh làm quá sức.
* Châm cứu: Châm kim tại vùng đau (Á thị huyệt)Châm tả ( vê kim luôn) Nếu từ
D12 trở lên thì châm thêm hai huyệt ,kiên tỉnh
Nếu từ thắt lưng xuống châm thêm huyệt ,ủy trung ,Dương lăng tuyền cùng bên. Thủy
châm vào nơi bị đau.
III. Đau lưng do viêm cột sống:
* Triệu chứng:
- Sưng ,nóng ,đỏ vùng cột sống lưng đau
- Y học cổ truyền dân tộc cho là do thấp nhiệt
* Phương pháp chữa: Khu phong, thanh nhiệt .giải độc,hoạt huyết
Lợi niệu, Trừ thấp ( thanh nhiệt khu phong hòa thấp)
* Bài Thuốc:
Bài 1:
Rễ cây vòi voi
16g
Huy thiêm
16g
Thổ phục linh
16g
Ngưu tất
12g
Nam độc lực
10g
Huyết dụ
10g
Rễ cà gai
10g
Kê huyết đằng
12g
Rễ cây cúc áo
10g
Sinh địa
12g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Bài 2 .
Bạch hổ quế chi thang gia vị
Thạch cao
40g
Quế chi
6g
Tri mẫu
12g
Ngưu tất
12g
Kim ngân hoa
20g
Phòng kỷ
12g
Thương truật
8g
Tang ký sinh
12g
Ngạch mễ
12g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
15
- Nếu có hồng ban hoặc sưng đỏ nhiều thêm đan bì 12g, xích thược 8g,
sinh địa 8g
Bài 3:
Quế chi thược dược tri mẫu thang gia vị
Quế chi
12g
Tri mẫu
12g
Bạch thược
12g
Bạch truật
12g
Ma hoàng
8g
Phòng phong
12g
Liên kiều
12g
Kim ngân hoa
16g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Ăn kiêng :
Cà muối ,đỗ xanh , chất đắng, thịt ngan vịt, thịt trâu bò ,thịt gà ,cua tôm,thịt chó
* Xoa bóp:
- Phép :
Thư cân (làm giãn cơ) , thông kinh, hoạt lạc ,giảm đau
- Huyệt :
Đại trữ ,thận du ,mệnh môn Á thị
- Thủ thuật: Day ,đấm,lăn,ấn,phân hợp,véo,phát
- Trình tự xoa bóp:
Tư thế người bệnh. Nằm sấp hai tay xuôi theo chân .Nếu đau do dính
Khớp cột sống thì ngực phải cách giường 5-10cm lúc đó cần gối cao
Trong trường hợp khác ,ngực để sát giường
- Thao tác:
+ Day rồi đấm hai bên lưng.
+ Lăn hai bên thắt lưng và cột sống
+ Tìm điểm đau ở lưng và cột sống
+ Tìm điểm đau ở lưng,Day nhẹ đến mạnh ,ấn các huyệt Đại trữ,phế
Du,cách du,thận du ,Mệnh môn
+ Phân hợp hai bên thắt lưng,
+ Véo cột sống lưng 3 lần
+ Phát huyệt Mệnh môn 3 cái
+ Vặn lưng
16
* Chú ý:Làm từ nơi không đau đến nơi đau và thủ thuật phải làm từ nhẹ đến mạnh để
người bệnh có thể thích ứng
* Châm cứu: Châm kim tại vùng đau (Á thị huyệt)Châm tả ( vê kim luôn) Và châm
vùng lân cận .Nếu từ D12 trở lên thì châm thêm hai huyệt kiên tỉnh ,Nếu từ thắt lưng
xuống châm thêm huyệt Ủy trung ,Dương lăng tuyền cùng bên,Huyệt toàn thân hợp
cốc, túc tam lý ,huyết hải ,đại trùy, Thủy châm vào nơi bị đau.
*
Chú ý Không nên vận động nhanh,mạnh như trường hợp đau lưng do lạnh . Nên vận
động từ từ ,nhẹ nhàng theo sự tiến triển của đầu khớp Cột sống bị viêm
IV :
Đau lưng do bị suy nhược thần kinh,Đau lưng ở người
già, Do bị thoái hóa cột sống
-YHCT dân tộc gọi là thận hư
- Thường gặp ở thận dương hư và thận âm hư
a; Thận dương hư: Hay gặp ở người già có biểu hiện não suy ,ỉa chảy, suy nhược
thần kinh thể hưng phấn giảm.
* Triệu chứng: Sợ lạnh chân tay lạnh,đau lưng,di tinh ,nặng hơn có thể liệt dương
tiểu tiện nhiêu lần ,răng lung lay, thường hay ỉa lỏng vào buổi sáng (ngũ canh tả) ,chất
lưỡi nhợt,mạch trầm trì
*Phương pháp chữa :
Ôn bổ thận dương (mệnh môn)
* Bài Thuốc:
Bài 1
Kim anh tử
12g
Khiếm thực
12g
Hoài sơn
12g
Thục địa
12g
Ba kích
12g
Nam đỗ trọng
20g
Long nhãn
12g
Hà thủ ô
12g
Quy bản
10g
Cao bàn long
12g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Bài 2
Thận khí hoàn (Bát vị quế phụ ) giạ vị
17
Thục địa
12g
Viễn trĩ
6g
Sơn thù
12g
Kim anh tử
12g
Hoài sơn
12g
Khiếm thực
12g
Trạch tả
8g
Thỏ ty tử
8g
Phục linh
4g
Đại táo
12g
Nhục quế
4g
Ba kích
12g
Táo nhân
8g
Phụ tử chế
Cẩu tích
12g
Dâm dương hoắc 12g
Mẫu lệ
12g
8g
*Bài thuốc trên được dùng trong các trường hợp thận dương hư có kèm theo di tinh
liệt dương và hay được sử dụng rộng rãi
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Bài 3
Hữu quy hoàn
Lộc giác xương
12g
Thục địa
12g
Nhục quế
4g
Đương quy
8g
Phụ tử chế
8g
Đỗ trọng
12g
Kỷ tử
10g
Thỏ ty tử
8g
Sơn thù
12g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Ăn kiêng :
Cà muối ,đỗ xanh , chất đắng, thịt ngan vịt, thịt trâu bò ,thịt gà ,cua tôm,thịt chó
Kết hợp với châm cứu các huyệt : Quan nguyên,khí hải,mệnh môn ,thái khê , túc tam
lý
b; Thận âm hư:Thừơng gặp ở những người bị bệnh Suy nhược thần kinh ,cao huyết
áp ,xơ cứng động mạch ,rối loạn chất tạo keo (luput đan đỏ…) thời kì phục hồi của
các bệnh nhiễm khuẩn.vv..
18
* Triệu chứng :Hoa mắt .chóng mặt ,ù tai ,răng lung lay ,miệng khô, lòng bàn tay,bàn
chân nóng ,hay ra mồ hôi trộm,nhức trong xương (cốt chứng) , đau lưng ,nam giới có
thể di tinh ,chất lưỡi đỏ,mạch tế sác.
* Phương pháp chữa: Bổ thận âm
BÀI THUỐC
Bài 1
Mạch môn
12g
Quy bản
12g
Thiên môn
8g
Thạch hộc
12g
Tang thầm
8g
Ngưu tất
12g
Thục địa
12g
Hoài sơn
12g
Kỷ tử
12g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Bài 2
Hà sa đại táo hoàn gia Long cốt mẫu lệ
Tử hà sa (dùng riêng) 1 chiếc
Tạo giác
4g
Đẳng sâm
16g
Hoàng bá
8g
Thục địa
16g
Phục linh
16g
Đỗ trọng
12g
Mẫu lệ
16g
Thiên môn
12g
Long cốt
16g
Mạch môn
12g
Ngưu tất
16g
Trạch tả
8g
Tán bột, làm viên mỗi ngày uống 16-20g
Bài 3:
Lục vị hoàn
Thục địa
16g
Sơn thù
12g
Đan bì
8g
Hoài sơn
12g
Phục linh
8g
Sắc uống ngày 1thang/ 3 lần uống sau ăn 30 phút
Hoặc tán bột ngày uống 20g
Châm bổ các huyệt : Thận du ,Can du,Tam âm giao,Quan nguyên,Nội quan, Thần
môn.
19
Ăn kiêng : Cà muối ,đỗ xanh , chất đắng, thịt ngan vịt, thịt trâu bò ,thịt gà ,cua tôm,
cá chất cay và có tính chất nóng.
C.
BÀI THUỐC KINH NGHIỆM:
1. Bài thuốc đã học hay sử dụng trong trường hợp đau lưng
Bài 1
Thận khí hoàn (Bát vị quế phụ ) gia vị
Thục địa
12g
Viễn trí
6g
Sơn thù
12g
Kim anh tử
12g
Hoài sơn
12g
Khiếm thực
12g
Trạch tả
8g
Thỏ ty tử
8g
Phục linh
4g
Đại táo
12g
Nhục quế
4g
Ba kích
12g
Táo nhân
8g
Phụ tử chế
Cẩu tích
12g
Dâm dương hoắc 12g
Mẫu lệ
Bài 2
8g
12g
Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm
Độc hoạt
12g
Đẳng sâm
8g
Phục linh
12g
Tang ký sinh
12g
Cam thảo
8g
Tế tân
6g
Bạch thược 12g
Phòng phong
12g
Quế chi
6g
Ngưu tất
12g
Thục địa
12g
Đỗ trọng
8g
Đại táo
12g
Bài 3
Đương quy 12g
Độc hoạt tang ký sinh gia vị thang
Độc hoạt
12g
Đẳng sâm
12g
8g
Phục linh
12g
Tang ký sinh
12g
Cam thảo
8g
Tế tân
6g
Bạch thược 12g
Quế chi
6g
Đương quy 12g
Phòng phong
20
Ngưu tất
12g
Thục địa
12g
Đỗ trọng
8g
Đại táo
12g
Xuyên khung
4g
Ý dĩ
20g
Tục đoạn
8g
Phòng kỷ
8g
Mộc qua
8g
Mã tiền chế
2g
Một dược
6g
Nhũ hương
6g
2.Bài thuốc kinh nghiệm
-Mai ba ba. bôi sữa nướng vàng, tán bột ,mỗi lần uống 10g với nước rượu ấm
-Nhân hột mướp. sao cháy tán nhỏ, hòa rượu uống,lấy bã đắp chỗ đau hoặc dùng rễ
mướp đốt tồn tính ,mỗi lần uống 10g với rượu ấm rất mau khỏi.
-Hạt cau rưng. tán bột ,mỗi lần uống 10g vào lúc đói.
-Hột chanh .1 vốc sao vàng tán bột,mỗi lần uống 10-20g với rượu vào lúc đói.
Chương II
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Tóm lại. Bệnh đau lưng là một bệnh rất phổ biến của người dân Việt Nam chúng
ta.Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi những người là nhân viên văn phòng, lái xe,
phi công, giáo viên, thợ may - những nghề phải ngồi hoặc đứng khom lưng lâu, ít hoạt
động thể lực dễ mắc chứng đau vùng lưng, thắt lưng. Căn bệnh này thường xuất hiện
từ tuổi trung niên. Nhóm thanh thiếu niên mải mê chơi games hay bị đau lưng từ trẻ,
do để lưng làm việc lâu trong tư thế không đúng. Nhiều người đau lưng do va chạm,
nằm ngồi, bê, khiêng vác, làm việc với máy tính, ngủ sai tư thế...
Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 - 8%
trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong
vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân
bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.
21
*Điêu trị bằng thuốc YHCT: Hiện nay, rất nhiều người tin dùng thuốc Đông y
trong việc phòng và chữa bệnh . thuốc Đông y phải trải qua công đoạn sắc thuốc cầu
kỳ và phải uống thuốc đúng thời điểm. Người xưa cho rằng: Thuốc có công hiệu hay
không một phần quan trọng là do cách sắc thuốc và uống thuốc và kiêng kỵ nghiêm
ngặt thì thuốc mới phát huy tác dụng.Nếu chúng ta tuân thủ đúng thì việc dùng thuốc
đông y để chữa bệnh là rất tốt và hiệu qủa.
* Phối hợp YHHĐ và YHCT: Hiện nay, theo đà phát triển của công tác kết hợp y
học hiện đại và y học cổ truyền, việc phối hợp sử dụng tân dược (thuốc tây) và đông
dược (thuốc ta) có xu hướng ngày càng gia tăng Như vậy, có thể thấy, tân dược cũng
có thể dùng cùng đông dược, thậm chí trong nhiều trường hợp là hết sức cần thiết,
nhưng với điều kiện sự phối hợp đó phải hợp lý, có cơ sở khoa học rõ ràng và nghiêm
túc, tuyệt đối không phối hợp tuỳ tiện và liều lĩnh.
Nếu phối hợp không đúng, sẽ phát sinh các tác dụng phụ, thậm chí có thể đưa đến
những hậu quả nghiêm trọng.
KIẾN NGHỊ
Trong thời gian học và đi thực tế tại cơ sở. Tôi cảm thấy mình được nhận ra nhiều
điều bổ ích và nhận thấy chuyên môn của tôi được vững vàng hơn. Vì thế cá nhân tôi
kiến nghị Hội đông y tỉnh Thái Nguyên. Cần mở nhiều lớp như thế này để chúng tôi
được trao rồi kiến thức và lắm bắt được nhiều điều bổ ích hơn nữa.Để mai này khi về
địa phương có thể phục vụ bệnh nhân tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Tài liệu tham khảo
1.
Thực hành điều trị, trang 38 - 160 - 270 ,Nhà xuất bản y học
2.
Các bệnh nội khoa,trang 414-417-540-541-542
3.
Xoa bóp bấm huyệt ,trang 26-27
4.
Nam y nghiệm phương,trang 684-685,Nhà xuất bản y học
5.
Y học cổ truyền, trang 734-735,Nhà xuất bản y học
22
MỤC LỤC
Mở đầu
Trang
1
YHHĐ
1
1 Đau thắt lưng-Hông
3
2 Đau lưng do hư cột sống thắt lưng
5
YHCT
7
1 Đau lưng cấp do cứng các cơ
8
2 Đau lưng cấp do vác nặng,Khi thay đổi tư thế,Lệch tư thế
11
3 Đau lưng do viêm cột sống
15
4 Đau lưng do suy nhược thần kinh,
Đau lưng ở người già,Do bị thái hóa cột sống
17
BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
21
23