Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

giáo trình sinh lý gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.9 KB, 98 trang )

Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 1

SINH LÝ GIA SÚC
Biên soạn :

Th.S Nguyễn Thị Kim Ðông -
Cử nhân Hứa Văn Chung -

Chương I
Nhập môn sinh lý gia súc
I- Ðịnh nghĩa và mục ñích:
Sinh lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng của thiên nhiên (Physiology = phusis
là thiên nhiên và logos: học hỏi, tìm hiểu).
Từ "sinh lý học"xuất hiện từ thế kỷ XVI nhưng ñến thế kỷ XIX mới ñược Claude
Bernard ñưa sử dụng rộng rải.
Mục ñích SLH : nghiên cứu các hiện tượng sống trên cơ thể người và ñộng vật, liên hệ sự
hoạt ñộng của các phần cơ thể với nhau, giữa cơ thể với môi trường sống (trên những con
vật bình thường - sinh lý thường).
II - Các ngành của sinh lý.
Với tầm nghiên cứu ngày càng mở rộng sinh lý học ñược chia làm nhiều ngành khác
nhau:
- Sinh lý ñại cương: nghiên cứu các hiện tượng căn bản của sự sống trên tế bào - sinh lý
tế bào. Nghiên cứu các hoạt ñộng cung cấp trên nhiều ñộng vật khác nhau của một hệ cơ
quan, sinh lý so sánh.
- Sinh lý thực vật: nghiên cứu khảo sát các hiện tượng sống của cây cỏ thực vật.
- Sinh lý ñộng vật: nghiên cứu các hoạt ñộng sống của ñộng vật.
- Sinh lý người: nghiên cứu các hoạt ñộng sống của con người.
- Sinh lý gia súc: nghiên cứu các hoạt ñộng sống của những ñộng vật ñã ñược con người
chọn lọc, cải tạo qua một thời gian dài. Vì vậy ngoài những quy luật chung và những hoạt
ñộng sinh lý ñộng vật, gia súc còn nhiều ñặc ñiểm sinh lý khác nhau (ñộng vật ăn cỏ, thịt,
tạp...).



1


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 2

Cơ thể gia súc chịu ảnh hưởng của những ñiều kiện sống do con người sáng tạo: nuôi
dưỡng, quản lý và do sự chọn lọc, cải tạo giống lâu ngày nên ñã căn bản mất ñi tính
hoang dại và cũng thay ñổi về chức năng sinh lý, sức sản xuất: bò sữa, lợn thịt, thỏ, cừu
nhiều lông, gà lấy thịt, gà ñẻ trứng...
Muốn khống chế quá trình sinh lý của cơ thể gia súc và hướng nó theo yêu cầu của người,
ta phải nghiên cứu chức năng các cơ quan, ñặc ñiểm hoạt ñộng của chúng và quá trình
phát triển của gia súc ở từng giai ñoạn khác nhau nên ta cần nắm nhu cầu của từng giai
ñoạn ñể bổ sung ñúng lúc, ñúng cách có lợi nhất.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Sinh lý học không có những phương pháp riêng biệt mà phải nhờ vào các phương pháp
của khoa học khác: vật lý, hóa học, những kỹ thuật và giải phẫu...
Trong sinh lý tế bào, có thể dùng các kỹ thuật và phân tích ñể theo dõi các cấu trúc siêu
vi, cơ chế hoạt ñộng. Có thể ghép thêm, cắt bỏ ñể xác ñịnh vai trò sinh lý của tuyến, cơ
quan...
Tuy nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu có nhiều hiện tượng khó nhận thức bằng mắt
thường: nhiệt ñộ, phản ứng phân tiết, ño lường sự trao ñổi khí, ñịnh phân các kích thích
tố... nên các nhà sinh lý học phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Yêu cầu cải
thiện kỹ thuật là mục ñích thiết yếu của ngành sinh lý. Thí dụ: về mô học có: kính lúp,
kính hiển vi quang học, kính hiển vi ñiện tử,... ñể quan sát nhận ñược sự thay ñổi cơ cấu
tổ chức, chức năng tế bào. Ðể theo dõi quy trình hoạt ñộng và biến ñổi các chất trong cơ
thể, có thể sử dụng các chất phóng xạ.
IV. Những nguyên tắc căn bản của học thuyết sinh lý học:
1. Cơ thể là một khối thống nhất hoàn chỉnh, là một tổ chức rất chặt chẽ, các bộ phận
phối hợp nhau một cách tinh vi và hoạt ñộng một cách thống nhất. Sự hoạt ñộng của bất

cứ bộ phận nào của cơ thể trong bất cứ thời gian nào ñều có liên lạc mật thiết với toàn bộ
cơ thể bất kỳ một hoạt ñộng cục bộ nào không thể thoát ly ra toàn bộ cơ thể. Nếu tách rời
một hoạt ñộng sinh lý nào của cơ thể cũng ñều ñưa ñến kết quả thiếu sót.
2. Nguyên tắc thống nhất giữa cơ thể sinh vật và môi trường ngoài: bất cứ một cơ thể sinh
vật nào cũng ñều không thể sống tách rời ñiều kiện chung quanh. Trong quá trình sống,
cơ thể sinh vật không ngừng tác ñộng qua lại một cách phức tạp với môi trường ngoài.
Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, mỗi một ñặc tính sinh lý của cá thể ñều ñược hình
thành trong một thời gian lâu dài trong những ñiều kiện nhất ñịnh. Nếu ñiều kiện của môi
trường thay ñổi thì hoạt ñộng sinh lý phải thích ứng một cách có hiệu quả.
3. Nguyên tắc thần kinh: sự liên hệ mật thiết giữa các bộ phận trong cơ thể cũng như tác
ñộng qua lại giữa cơ thể và môi trường sống ñược thực hiện thông qua hoạt ñộng của hệ
thần kinh. Phương thức cơ bản của hoạt ñộng thần kinh là phản xạ.

2


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 3

V. Ðiều hòa thần kinh - thể dịch:
Thường ñể cho sinh vật có một cuộc sống hoàn chỉnh trong môi trường, cơ thể ñiều tiết
một cách hữu hiệu bằng những cơ chế sinh lý khác nhau. Phân biệt 2 cơ chế chính yếu:
ñiều tiết thần kinh và ñiều tiết thể dịch.
- Ðiều tiết thần kinh: hoạt ñộng này ñược thực hiện thông qua phản xạ. Phản xạ là phản
ứng của cơ thể ñối với kích thích bên ngoài hoặc ở bên trong có sự tham gia của hệ thần
kinh.
Phương thức ñiều tiết này chính xác, nhanh nhưng không kéo dài.
- Ðiều tiết thể dịch: ở ñộng vật cấp cao, ngoài ñiều tiết thần kinh còn có cơ chế ñiều tiết
thể dịch: trong cơ thể có những tế bào hay cơ quan ñặc biệt có thể tiết ra chất hóa học nào
ñó, những chất này ñược ñưa trực tiếp vào máu, gây ảnh hưởng ñến hoạt ñộng sinh lý của
sinh vật một cách trực tiếp. Ví dụ tế bào thần kinh tim phân tiết ñược chất Adrenaline tác

dụng vào các cơ quan nội tạng như tim ruột.

Ðặc ñiểm của phương thức bài tiết này là dẫn truyền chậm, giới hạn của vùng ảnh hưởng
tương ñối rộng và thời gian tác dụng tương ñối dài.
- Trong một cơ thể hoàn chỉnh, ta còn có cơ chế ñiều tiết kết hợp giữa ñiều tiết bằng thần
kinh và thể dịch.
VI. Ảnh hưởng của Sinh lý học ñối với các ngành khác:
Sinh lý học ảnh hưởng mạnh ñến các ngành khác, thúc ñẩy sự phát triển vượt bực của các
ngành sản xuất.
---------------------------------------------

3


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 4

Chương II
Sinh Lý Cơ Và Thần Kinh
I. Ðại cương:
Trong quá trình phát triển, mọi cá thể ñều bắt ñầu từ tế bào trứng (phối hợp giữa giao tử
O và O). Tế bào này phân cắt --> 1 nhóm tế bào ñồng nhất, sau ñó phân hóa ñể có những
ñặc trưng và hình thái, về cơ cấu lý hóa và chức năng sinh lý.
Mỗi tế bào thích nghi với vai trò và nhiệm vụ của nó trong cơ thể cũng như ñối với môi
trường ngoài. Ta có thể phân biệt 3 loại tế bào chính gắn liền vào hoạt ñộng sinh lý của
cơ thể.




Tế bào cơ: ñảm nhiệm việc co rút.

Tế bào thần kinh: dẫn truyền luồng kích thích.
Tế bào tuyến: tế bào phân tiết.

II. Tế bào cơ:
Tế bào cơ ñược xem như ñơn vị căn bản của sự co rút của vi sinh vật. Nhờ tính co rút này
mà sinh vật có thể vận ñộng, di chuyển ở trong không gian hoặc bên trong cơ thể như: sự
co dãn của tim, các mạch máu, nhu ñộng ruột giúp sinh vật duy trì sự sống.
Ta có thể phân biệt 3 loại tế bào cơ:
- Tế bào cơ trơn: màu trắng, co rút chậm, có tính tự ñộng (Thí dụ: cơ dạ dày, mạch máu,
ruột,...).
- Tế bào cơ vân: màu ñỏ, co rút nhanh không có tính tự ñộng (Thí dụ: Cơ tứ chi, lưng,
bụng,...).
- Tế bào cơ tâm: màu ñỏ, co rút nhanh, có tính tự ñộng, cấu tạo nên quả tim.
A) Tế bào cơ trơn:
Trong cơ thể sinh vật, tế bào cơ trơn là là thành phần cấu tạo các cơ quan bên trong. Ðó
là các tế bào dài (từ 50 - 100 (m). Nhân thường nằm trên ñường nối liền 2 ñầu tế bào cơ
trơn. Trong nhục chất có các tế bào và các chất dự trữ, ñặc biệt là glycogen.
* Chức năng sinh lý cơ trơn thường liên hệ với các kích thích tố của tuyến nội tiết (như
adrenalin, oxytocin,...).
* Tuy nhiên, nhiều cơ quan nội tại có thể tiếp tục co rút nếu cắt ñứt liên hệ với thần kinh.
Hiện nay nguồn gốc co cơ này (hay tính tự ñộng của cơ trơn còn mù mờ và ñược bàn cải
nhiều - ñặc biệt là cơ ruột).
* Tế bào cơ trơn có thể phản ứng lại kích thích sau 1 thời kỳ tiềm phục tương ñối dài so
với tế bào cơ vân.
Thời kỳ tiềm phục là thời gian từ ñiểm kích thích ñến lúc cơ bắt ñầu co (ở cơ trơn là 1
giây, cơ vân 0,71 giây).
* ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI trường ngoài rất quan trọng ñối với sự co rút của cơ trơn
(hormone Adrenalin làm thay ñổi hoạt tính cơ trơn - thuốc ñộc bảng A - ở mạch máu làm
tăng tính co rút, ở ruột làm giảm tính co rút, sự thay ñổi lượng CO2, O2 trong môi trưòng
bên trong cơ thể ---> co rút cơ trơn.


4


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 5

* Tách rời khỏi cơ thể, cơ trơn có sức chịu ñựng khá cao, do ñó nhiều thí nghiệm thực
hiện ñược dùng trong các sinh trắc nghiệm dược lực.
B. Tế bào cơ vân:
Cơ vân (cơ xương, cơ bắp) gồm nhiều sợi cơ nhỏ hợp lại có dây thần kinh vận ñộng ñến
ñể ñiều khiển việc co rút. Tùy theo nhiệm vụ, bắp cơ sẽ thay ñổi số ñơn vị hợp thành: như
bắp thịt ngoài của nhãn cầu: mỗi bắp cơ từ 3 - 6 sợi nhỏ do cần các cử ñộng tinh vi và
chính xác, trái lại các bắp thịt ở chân cần cử ñộng mạnh không cần chính xác nên mỗi
bắp cơ có từ 120 - 250 ñơn vị. Thí dụ: Chân mèo (bắp cơ): 200 - 600 sợi cơ nhỏ.
1. Chức năng sinh lý của cơ vân:
Khác với cơ trơn, cơ vân hoàn toàn không có tính tự ñộng nên khi cách biệt các hệ thần
kinh, cơ vân hoàn toàn không hoạt ñộng và teo dần. Hệ thần kinh trung ương liên hệ mật
thiết với cơ vân. Các cơ vân phát sinh phản xạ và phản ứng chủ ñộng khi có yêu cầu của
thần kinh trung ương.
Một bắp cơ luôn liên hệ với thần kinh qua 3 hình thức.
+ Liên hệ vận ñộng: dây thần kinh vận ñộng ñến chi phối bắp cơ ở nơi tấm ñộng (plaque
motrique).
+ Liên hệ cảm xúc: trên bao cơ, ở vùng gặp gỡ giữa thần kinh và cơ có nhiều cơ quan
golgi là những cảm thụ quan giúp cơ ñiều chỉnh hình dạng thích nghi với lực kéo.
+ Liên hệ dinh dưỡng: ñược thể hiện qua hệ thống mạch máu trên bắp cơ.
Ngoài ra, cơ vân còn có các ñặc tính sinh lý khác có thể khảo sát khi tách rời khỏi cơ thể
hoặc ngay trên cơ thể sinh vật.
- Tính dãn dài: (tỷ lệ thuận với lực kéo trong giới hạn rộng) một bắp cơ ñược treo 1 ñầu
trên giá và trên ñầu tự do ta dùng quả cân mắc vào thì bắp cơ sẽ dãn ra.
- Tính ñàn hồi: kéo dài bắp cơ, sau ñó thả bắp cơ ra sẽ trở lại trạng thái ban ñầu. Tuy

nhiên giới hạn ñàn hồi rất nhỏ (thí dụ: cơ ñùi sau chân ếch chỉ giữ tính ñàn hồi ñến quả
cân 50 g).
- Tính hưng phấn: cũng như mọi tế bào sống, tế bào cơ có tính hưng phấn, nghĩa là có thể
phản ứng lại kích thích bằng sự co rút trong ñiều kiện sinh lý bình thường. Kích thích bắp
cơ thường xuất phát từ dây thần kinh vận ñộng. Tuy nhiên có thể kích thích trực tiếp vào
bắp cơ, nó cũng phản ứng lại bằng co rút.
Có nhiều tác nhân kích thích: cơ học, hóa học, nhiệt, ñiện,...(ñiện quan trọng nhất - ñiện 1
chiều - pin).
2. Các loại co cơ:
Khi một bắp cơ co thì sức căng ở 2 ñầu sẽ tăng lên. Sức căng này ñược sử dụngtheo nhiều
cách khác nhau:
* Sự co ñẳng trương (contraction isotonique): cơ co ngắn dần nhưng sức căng của cơ
không ñổi (trường hợp ta nâng 1 vật nhẹ lên).
* Sự co ñẳng trường (contraction sometrique): chiều dài của bắp cơ không thay ñổi
nhưng sức căng ở 2 ñầu mỗi lúc 1 tăng (trường hợp ta giữ yên tại ví trí 1 vật nặng).
* Sự co dãn ra (contraction avec allongement): dù cố co lại nhưng bắp cơ cứ dãn ra vì vật
quá nặng.
C. Khảo sát thực nghiệm trên sự co cơ:
Dùng phương pháp cơ ñộng ký Marey ñể ghi lại cử ñộng của cơ.
Ngoài ra trong tình trạng sinh lý bình thường, phản ứng của cơ vân thay ñổi theo cường
ñộ kích thích và nhịp ñộ kích thích. Với phương pháp ñộng ký, ta ñược kết quả:

5


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 6

* Kích thích ñơn: nếu kích thích từng lần một và theo dõi bằng phương pháp cơ ñộng ký
ñẳng trương, ta có kết quả:
- Trong ñộng tác co cơ, ta phân tích 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ tiêm phục. Thời gian: 1/100 s.
+ Thời kỳ co cơ. Thời gian 4 - 5/100 s.
+ Thời kỳ cơ duỗi. Thời gian 6 - 7/100 s.
Dù biên ñộ có thay ñổi nhưng cơ ñộng ñồ vẫn không thay ñổi hình dạng (3 thời kỳ).
Thời kỳ tiềm phục là thời gian ñể luồng kích thích di chuyển từ ñiểm kích thích tới bắp
cơ.
* Kích thích ñôi (kích thích 2 lần), nếu ta kích thích 2 lần liên tiếp, cơ sẽ phản ứng khác
hẳn trường hợp kích thích ñơn:
- Kích thích 2 lần xảy ra thật nhanh liền sau khi kích thích thứ nhất phóng ñi, trường hợp
nầy kích thích lần 2 không có tác dụng vì tế bào cơ không ñủ thời gian khôi phục các
phản ứng biến dưỡng ñể sẵn sàng phản ứng lịa kích thích.
- Kích thích lần 2 xảy ra nằm trong thời kỳ co cơ của lần trước thì ta có hiện tượng tương
kế co cơ một cách hoàn toàn". Do ñó, trên ñộng ñồ ta có 1 cơ ñộng ñồ có dạng như
trường hợp kích thích ñơn nhưng biên ñộ cao hơn.
Kích thích lần 2 xảy ra trong thời kỳ duỗi cơ: Trường hợp nầy cũng có tương kế co cơ
nhưng không hoàn toàn. Trên ñộng ñồ ta thấy nhấp nhô
* Kích thích nhiều lần, thay vì kích thích 2 lần, ta kích thích nhiều lần liên tục ta phân
biệt 2 trường hợp:
- Rung cơ hoàn toàn (tetanos parfait): Ðó là trường hợp các kích thích kế tiếp luôn xảy ra
vào thời kỳ cơ co của lần kích thích trước: cơ rút hẳn và trở nên cứng chắc, ñó là trường
hợp rung cơ hoàn toàn.
- Rung cơ không hoàn toàn (tetanos imparfait): Ðó là trường hợp các kích thích kế tiếp
luôn xảy ra trong thời kỳ duỗi cơ của lần kích thích trước. Cơ cũng co rút liên tục và có
hiện tượng tam cấp trên ñộng ñồ.
- Rung có hoàn toàn: sử dụng ñiện cảm ứng (ñóng ngắt tự ñộng)
- Rung có không hoàn toàn: sử dụng tay ñóng ngắt mạch ñiện.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ HOẠT ñộng của cơ ñối với cơ thể:
Sự cử ñộng cơ vân gắn vào xương ở 2 ñầu gân, khi co rút sẽ làm xương cử ñộng. Các cử
ñộng trái ngược thực hiện ñược là nhờ sự co duỗi của các cơ ñối kháng. Nhờ dự hoạt
ñộng làm bắp cơ nở nang, rắn chắc, chịu ñược các thao tác bền bỉ dẽo dai, làm tăng

cường hô hấp và khi làm việc nhiều, nhu cầu nhiều oxy và thải nhiều CO2 nên bộ máy hô
hấp phát triển, lồng ngực con vật nở nang, dung tích khí trao ñổi tăng lên. Ngoài ra còn
làm bộ máy tuần hoàn phát triển vì phải co bóp nhiều ñể cung cấp ñầy ñủ chất dinh
dưỡng, dưỡng khí cho các cơ quan, ñông thời giúp sự thải CO2 và các chất ñộc nên tim to
ra chính nhờ sự vận ñộng, tốc ñộ lưu thông máu tăng cường và máu vận chuyển về tim dễ
dàng.
- Cơ trơn ở thành dạ dày, ruột... khi co rút sẽ làm nát nhuyễn thức ăn và ñẩy thức ăn dịch
chuyển trong ống tiêu hóa (hay cơ năng tiêu hóa ñược tăng cường, bài tiết ñược thuận
lợi).
Sự ñiều hòa nhiệt ñộ: khi cơ co sẽ phát nhiệt giúp ta duy trì nhiệt ñộ bình thương của cơ
thể (37oC).

6


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 7

III. Tế bào thần kinh (Neuron):
Trong cơ thể sinh vật, tế bào thần kinh có nhiệm vụ liên lạc giữa các vùng với nhau,
nghĩa là tế bào thần kinh nhận kích thích và chuyển ñến các tế bào khác trong cơ thể (tế
bào hiệu ứng: TB cơ, TB tuyến và cả các TBTK khác).
A) Cơ cấu tế bào thần kinh:
1. Tế bào thần kinh gồm các phần sau ñây:
* Phần thân: Gồm một khối nhân to ở giữa, trong chứa nhiều ty thể, tiểu sợi thần kinh,
tích bào chứa chất dự trữ, có dạng hình nhiều góc.
* Phần nhánh:
- Nhánh ngắn: phát xuất từ các chóp của phần thân - tùy mức ñộ tiến hóa các nhánh ngắn
này sẽ phân nhánh phức tạp hay không.
- Nhánh dài, phát xuất từ 1 góc của thân tế bào thần kinh, ñây là 1 nhánh chính có cấu
trúc như sau:

. Bên ngoài là bao myelin gồm các tế bào không liên tục từ ñầu ñến cuối tế bào thần kinh
(ñứt khoảng ở nút Ranvier).
. Bao Schwann: Ngoài bao myelin các tế bào rất mỏng tạo thành (hay trụ giác).
. Bên trong là khối nguyên trụ chứa các hạt nhỏ.
Tại các nốt Ranvier bao Schwann chạy ñến sát nguyên trụ. Các nhánh liên hệ mật thiết
với phần thân tế bào thần kinh. Nếu tách rời phần nhánh sẽ teo lại và thoái hóa dần.
B. Sinh lý thần kinh:
Tế bào thần kinh là nhóm hết sức chuyên hóa, không thể sinh sản ñược nữa; nên khi sinh
ra, sinh vật có một số tế bào thần kinh nhất ñịnh và giữ nguyên cho ñến chết. Nếu vì tai
nạn hoặc bệnh một số tế bào thần kinh bị hủy sẽ không tái lập lại ñược.
* Một số sợi thần kinh dẫn truyền luồng hưng phấn từ ngoài vào trong (trung khu thần
kinh) gọi là thần kinh hướng tâm.
* Một số khác: dẫn truyền luồỡng hưng phấn từ trung khu thần kinh ra ngoài gọi là thần
kinh ly tâm (thần kinh vận ñộng).
* Một số khác: có thể truyền luồng thần kinh theo 2 chiều, tuy nhiên nơi tiếp hợp sẽ quyết
ñịnh chiều vận chuyển của luồng thần kinh (sợi thần kinh pha).
Sợi thần kinh có các tính:
- Tính hưng phấn (tất cả sợi thần kinh): dẫn truyền kích thích. Tuy nhiên tính hưng phấn
sợi thần kinh có myelin cao hơn.
Dây thần kinh to từ 2 ( trở lên có bao myelin. Dây thần kinh nhỏ hơn không có bao
myelin.
Ngoài ra, vận tốc truyền các xung thần kinh ở những tế bào thần kinh không có bao
myelin tối ña 125 mét/s trong khi vận tốc của tế bào thần kinh có bao nhanh hơn 2 - 3 lần.
Các sợi thần kinh ñều có khả năng truyền dẫn lương thần kinh theo hướng nhưng ở các
nơi tiếp hợp (synap) sẽ quyết ñinh chiều vận chuyển duy nhất.
- Tính linh hoạt chức năng: ở dây thần kinh có bao myelin cao nhất (không có bao sẽ
chậm hơn).
- Tác nhân kích thích dây thần kinh: tế bào thần kinh có thể nhận nhiều tác nhân kích
thích khác nhau như cơ học, hóa học, nhiệt, ñiện,...Tuy nhiên kích thích ñiện hữu hiệu
nhất.

(Nguyên tắc Xa Dubois Raymond biến ñiện 1 chiều ( xoay chiều)

7


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 8

Muốn gây sự hưng phấn tế bào thần kinh, dùng ñiện phải thay ñổi ñột ngột hiệu thế,
cường ñộ: dùng ñiện 1 chiều chạy liên tục không gây sự hưng phấn, thần kinh không
phản ứng, chỉ phản ứng khi ñóng mở mạch ñiện.
Ðối với ñiện cảm ứng (xoay chiều) vì thay ñổi dòng ñiện theo chu kỳ và biến thiên cường
ñộ kích thích nên mỗi lần ñóng mở, ta sẽ ñược 1 kích thích. Vậy tác ñộng của ñiện cảm
ứng thay ñổi tùy cách ta sử dụng. Nếu kích thích liên tục, ta có hiện tượng tổng kế, nhưng
nếu tăng tần số kích thích quá lớn 100.000 ( 1.000.000 hertz/s dòng ñiện không tác hại không cảm giác - không hiện tượng ñiện giật.
C. Sự truyền luồng thần kinh qua nơi tiếp hợp:
1. Cơ cấu tiếp hợp:
Luồng thần kinh ñược truyền từ tế bào thần kinh này qua tế bào thần kinh khác theo một
chiều hướng nhất ñịnh. Nơi tiếp xúc giữa 2 tế bào thần kinh là nơi tiếp hợp (synap).
Có 2 loại tiếp hợp:
* Nhánh dài - nhánh ngắn.
* Nhánh dài - thân TBTK.
Dưới kính hiển vi thường nơi tiếp hợp là 1 nút phồng to quan sát thấy 2 phần rõ rệt
. Phần tiền tiếp hợp phần nhánh tận cùng của tế bào thần kinh trước, ngoài cùng là màng
tế bào dày (60 ( ), trong nguyên sinh chất có nhiều ty thể, tiểu sợi thần kinh; ñặc biệt có
nhiều túi nhỏ chứa acetycholin gọi là túi tiếp hợp (acetylcholin là chất môi giới hóa học
giúp cho sự truyền luồng thần kinh ñến tế bào kế).
. Phần hậu tiếp hợp có cấu trúc gần giống tiền tiếp hợp, nhưng không có sự hiện diện của
túi tiếp hợp. Giữa tiền và hậu tiếp hợp là khoảng giữa tiếp hợp (dày khoảng 200 ().
2. Cơ chế truyền luồng thần kinh:
a) Nơi tiếp hợp gữa thần kinh phó giao cảm (của thần kinh phế vị) và bộ phận hiệu ứng

(tim).
Loewi thực hiện năm 1921: lấy trái tim ếch ra khỏi cơ thể và giữ nguyên dây thần kinh
phế vị, người ta có thể duy trì nhịp ñập bình thường của tim trong vài giờ bằng cách ñể
tim trong dung dịch dinh dưỡng (như Ringer = muối, glucose...).
- Kích thích thần kinh phế vị, tim sẽ ñập chậm lại.
- Ðem tim ngâm trong dung dịch Ringer mới, tim sẽ ñập bình thường trở lại.
- Thay dung dịch dinh dưỡng 2 bằng dung dịch ban ñầu thì thấy tim ñập chậm lại (mặc dù
không kích thích thần kinh phế vị).
Theo Loewi giải thích: khi kích thích thần kinh phế vị, luồng thần kinh ñến nơi cuối cùng
của dây thần kinh phế vị trong cơ tim tiết ra 1 chất hóa học tan trong nước là acetylcholin
làm nhịp tim ñập chậm lại. Cơ chế này giải thích sự truyền luồng thần kinh và bộ phân
hiệu ứng.
b) Nơi tiếp hợp giữa dây thần kinh giao cảm và bộ phận hiệu ứng (Thí dụ dây thần kinh
ñến tuyến mồ hôi (tuyến mồ hôi).
Các sợi thần kinh giao cảm có thể tiết ra chất acetylcholin thường xuất phát từ các sợi
tiền hạch của dây giao cảm (như dây thần kinh dẫn ñến tuyến mồ hôi, tủy thượng thận).
Ngoài ra các sợi thần kinh xuất phát từ các sợi hậu hạch như dây thần kinh tim, mạch
máu tiết ra 1 chất Noradrenalin (ngược lại Adrenalin).
c) Nơi tiếp hợp giữa thần kinh và tế bào cơ:
Khi kích thích, sợi thần kinh vận ñộng có xuất hiện nhiều acetylcholin. Ngoài ra nếu ta
bôi acetylcholin nơi tâm ñộng 1 lượng nhỏ cũng có thể làm bắp cơ co lại.
d) Nơi tiếp hợp giữa 2 sợi thần kinh:

8


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 9

Giữa 2 sợi thần kinh, nơi tiếp hợp cũng có acetylcholin khi có lương thần kinh ñược dẫn
truyền. Tuy nhiên, nơi tiếp hợp ở hệ thần kinh cấp cao (trung khu = não, tủy sống) thì

chưa hiện rõ ràng của acetylcholin. Rất có thể acetylcholin nhưng cũng có thể là chất
khác mà chưa tìm ra ñược.
3. Hướng dẫn truyền của luồng thần kinh:
Qua quan sát và nhận ñịnh về chiều dẫn luồng thần kinh (cơ chế) qua nơi tiếp hợp cho ta
thấy hướng dẫn truyền của luồng thần kinh chỉ ñi từ tiền tiếp hợp --> hậu tiếp hợp. Do ñó
chính nhờ tiếp hợp giới hạn và quyết ñịnh hướng ñi của luồng thần kinh: hoặc hướng tâm,
hoặc ly tâm.
-------------------------------------------------

9


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 10

CHƯƠNG III
SINH LÝ MÁU
(Physiology of Blood)
Chức năng của máu:
Máu là thành phần quan trọng của nội môi trường. Ðối với các ñộng vật ñơn bào, các quá
trình trao ñổi chất ñược thực hiện qua mang tế bào; ñối với các ñộng vật ña bào sự trao
ñổi chất thông qua một chất trung gian là máu (máu có chức năng sinh lý rất quan trọng).
- Chức năng dinh dưỡng: Máu ñem các dưỡng chất hấp thu từ ruột ñến các tổ chức hay
các mô ñể nuôi dưỡng các bộ phận, cơ quan (glucose, acid amin, acid béo...)
- Chức năng hô hấp: máu mang oxygene từ phổi ñến các mô và mang CO2 từ các mô ñến
phổi.
- Chức năng bài tiết: máu mang các chất bài tiết từ các tế bào hay các mô ñể thải ra ngoài
qua hệ thống tiết niệu (urê, uric acid..)
- Chức năng nội tiết: máu mang các kích thích tố từ các tuyến nội tiết ñến cáccơ quan có
liên hệ ñể kích thích sự hoạt ñộng của các cơ quan này.
- Ðiều hòa thân nhiệt: máu mang những chất sinh nhiệt trong cơ thể ra ngoài ñể gây sự

thoát nhiệt (H2O).
- Ðiều hòa sự cân bằng nước: giữa các thành phần khấc nhau trong cơ thể.
- Chức năng bảo vệ cơ thể: chống sự xâm nhập của vi trùng, virus, các mầm bệnh từ
ngoài vào nhờ các protid ñặc biệt gọi là các kháng thể và các bạch cầu trong máu.
- Các chức năng khác: duy trì áp suất thẩm thấu, ñiều hòa ñộ pH (trong máu).
II. Tính chất của máu:
1. Mùi vị: là chất lỏng, sệt, màu ñỏ, vị mặn hơi tanh do chứa nhiều acid béo bay hơi.
2. Ðộ quánh: thường trong khoảng từ 3 - 6: chủ yếu do hàm lượng protid huyết tương và
hồng cầu quyết ñịnh. Vì vậy hàm lượng hồng cầu trong một thể tích máu càng nhiều thì
ñộ quánh càng lớn. Mặt khác, protid huyết tương cao thì ñộ quánh cũng tăng. Ðộ quánh
của máu ảnh hưởng ñến sức cản của máu trong mạch nên ảnh hưởng ñến huyết áp.
3. Tỷ trọng:
Chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng hồng cầu.
- Tỷ trọng máu của một số loài gia súc như trong bảng sau:
** Ðộ pH máu của một số loài gia súc (phản ứng của máu).
Máu có phản ứng kiềm yếu. Ðộ pH của máu vào khoảng 7,35 - 7,50. Trong ñiều kiện
bình thường, ñộ pH máu thay ñổi rất ít (0,1 - 0,2). Khi pH máy thay ñổi từ 0,2 - 0,3 trong
khoảng thời gian dài, gia súc có thể bị trúng ñộc toan hoặc kiềm.
4. ÁP SUẤT THẨM THẤU CỦA máu: gây nên do hàm lượng muối hòa tan trong máu
và hàm lượng protid (áp suất thể keo - chỉ 1 phần nhỏ).
Các muối thường: NaCl, NaHCO3 ....
ÁP SUẤT THẨM THẤU DO CÁC muối tạo nên gọi là áp suất thẩm thấu tinh thể.
ÁP SUẤT THẨM THẤU HUYẾT tương bình thường ổn ñịnh trong từng loài gia súc.
ÁP SUẤT THẨM THẤU ( C DD NaCl (%).
Bảng áp suất thẩm thấu máu của một số loài gia súc như sau.

10


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 11


5. Khối lượng máu:
Thường máu chiếm 1/13 trọng lượng của cơ thể (hơi tăng ở gia súc sơ sinh và trẻ em).
Máu ở mạch quản và ở tim gọi là máu tuần hoàn. Phần còn lại ở dạng dự trữ trong các
kho máu: máu ở lách 16%, gan 20%, da 10%.
Như vậy máu tuần hoàn trong cơ thể chiếm khoảng 1/ 2 tổng lượng máu (phụ thuộc vào
tình trạng hoạt ñộng của cơ thể).
Tỷ lệ % của lượng máu so với thể trọng khác nhau tùy loài gia súc trình bày dưới bảng
sau:
Sự thay ñổi khối lương máu chịu ảnh hưởng bởi hệ thần kinh, ngoài ra các tuyến nội tiết
và các nhân tố khác cũng tham gia ñều hòa lượng máu trong cơ thể.
III. Thành phần của máu:
Máu là 1 mô liên kết ñặc biệt gồm 2 thành phần:
. Phần ñặc là hồng cầu chiếm 45% thể tích.
. Phần lỏng là huyết tương chiếm 55% thể tích.
1. Huyết tương: là một chất lỏng màu vàng nhạt (pH = 7,35), tỷ trọng 1,023.
Màu vàng của huyết tương do sắc tố mật Bilirubin.
Ở LOÀI NHAI LẠI, MÀU NÀY do sắc tố Carotene.
- Gia cầm : - Xantophylle.
Trong huyết tương nước chiếm 90% - 92%, vật chất khô 8 - 10%.
Trong vật chất khô gồm:
. Khoáng, protid, glucid, lipid.
. Các sản phẩm phân giải protid, glucid, lipid, các men, kích thích tố, vitamin, các thể
miễn dịch và các sắc tố.
Protid trong huyết tương chủ yếu gồm 3 loại: Albumine - Globuline - Fibrinogene.
Chiếm 6 - 8% tổng số huyết tương. Ngoài ra còn có các men ở dạng protid có trong máu
như: lipase, amylase, phosphatase ....
* Albumine: tạo từ gan, sau ñó ñược ñưa vào máu. Albumine huyết tương ñược chuyển
hóa vào các mô ---> các Albumine ñặc biệt ñối với từng mô.
Nhiệm vụ: Liên kết và vận chuyển acid béo, sắc tố mật và nhiều chất khác.

* Globuline: Gồm
- Globuline, có nhiệm vụ vận chuyển Cholesterin, các
hormone (dưới dạng steroide, phosphatid, các acid béo và các hóa chất khác
Globuline là loại Globuline miễn dịch.
Mối tương quan giữa hiện tượng Albumine và Globuline trong huyết tương gọi là hệ số
protid. Hệ số này phản ánh tình hình sức khỏe của gia súc.
* Fibrinogen: Tạo ra từ gan, tham gia vào sự ñông máu. Nếu lấy Fibrinogene ra khỏi máu
thì huyết tương sẽ không ñông. Phần huyết tương không có Fibrinogen gọi là huyết
thanh.
Trong cơ thể, protid của huyết tương luôn ñược phân giải và tổng hợp, trực tiếp tham gia
vào sự trao ñổi chất trong cơ thể. Hàm lượng protid trong huyết tương chịu sự ñiều hòa
của hệ thần kinh.
* Glucid: Trong huyết tương chủ yếu là glucose (40 - 260 mg%). Hàm lượng glucose
trong máu tương ñối ổn ñịnh ñối với từng loài ñược ñiều hòa bởi hệ thần kinh và nội tiết.
Khi hàm lượng ñường tăng cao hoặc hạ thấp trong máu ñều ---> bệnh lý.
11


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 12

* Lipid: trong huyết tương ở dạng nhũ tương gồm: acid, béo tự do, Cholesterine,
Glyceride....
* Trong huyết tương còn có 1 số sản phẩm chuyển hóa như acid lactic, acid pyruvic, các
thể ketone...
* Muối vô cơ: trong huyết tương: Na, K, Ca, Mg,...
* Các men tiêu hóa: maltase, lipase, trypsine, oxidase.
* Các kích thích tố: do các tuyến nội tiết tiết ra.
* Các kháng thể: do các tế bào bạch cầu tiết ra như các ñộc tố dùng trung hòa ñộc tố của
vi trùng.
* Các vitamin tan trong nước và dầu.

* Các khí: CO2 , O2 .
* Các chất cặn bã: urea, acid uric, NH3,....
2. Thành phần hữu hình:
- Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
a) Hồng cầu:
- Hình dáng và số lượng:
Ðối với gia cầm, lưỡng thê, cá, bò sát: hồng cầu có hình bầu dục có nhân.
Ðối với hữu nhũ: hầu hết hồng cầu có hình tròn, không nhân.
Từng hồng cầu riêng lẻ có màu vàng, từng ñám hồng cầu màu ñỏ.
Số lượng hồng cầu của các loài gia súc biến thiên tùy tình trạng cơ thể, tùy thuộc vào tuổi
tác, phái tính, di truyền nòi giống, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng hoạt ñộng của gia
súc.
- Số lượng hồng cầu 1 số loài gia súc trình bày ở bảng sau:
- Cấu tạo: hồng cầu ñược bọc bởi 1 màng mỏng ở ngoài.
Bên trong: sườn tế bào chất = cốt huyết cầu là lipoprotein.
Cốt huyết cầu: hình mạng lưới, xốp, ngấm ñầy Hb.
Tổng số diện tích bề mặt hồng cầu rất lớn: 2.500 m2; có từ 27 - 32 m2/ kg thể trọng.
. Thành phần hóa học của hồng cầu: H2O
65 - 68%
Chất khô 32 - 35%
Trong chất khô:
Chất hữu cơ 95 - 98%
Chất vô cơ 2 - 5%
Trong chất hữu cơ:
Hàm lượng Hb 75 - 85%
- Tính chất:
. Ðàn hồi: biến dạng ñàn hồi ñể di chuyển trong các mạch máu nhỏ.
. Nhớt: dính nhau thành từng chuỗi.
. Tính thẩm chọn lọc qua màng tế bào hồng cầu: cho hấp thu hoặc loại thải các chất khi
cần thiết.

. Biến dạng theo môi trường:
+ Dung dịch ñẳng trương (NaCl= 9o/oo) hình dáng hồng cầu không ñổi.
+ Dung dịch ưu trương (dd NaCl > 9o/oo): nước từ hồng cầu ñi ra ngoài ---> hồng cầu
teo lại ==> teo huyết.
+ Dung dịch nhược trương (dd NaCl < 9o/oo): nước từ ngoài ngấm vào hồng cầu nở to
lên ñến 1 mức ñộ nào ñó sẽ vỡ ra ==> tiêu huyết.
Hiện tượng tiêu huyết: sự phá vỡ hồng cầu phóng thích Hb ra môi trường ngoài. Có 2
nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu huyết:

12


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 13

* Dung dịch nhược trương: nước ngấm vào hồng cầu làm hồng cầu nở to ñến một lúc nào
ñó sẽ vỡ ra gọi là thời ñiểm bắt ñầu tiêu huyết. Tiếp sau ñó, hồng cầu bị vỡ phóng thích
hoàn toàn Hb ra môi trường ngoài gọi hiện tượng tiêu huyết hoàn toàn.
Sức ñề kháng của hồng cầu: sức chịu ñựng tối ña của hồng cầu trong môi trường nhược
trương mà lúc ñó hiện tượng tiêu huyết sắp xảy ra. Trong lâm sàng thú y, xác ñịnh sức ñề
kháng của hồng cầu có ý nghĩa rất quan trọng. Sức ñề kháng này khác nhau tùy loài gia
súc và tùy tình trạng sinh lý, bệnh lý.
* Tiêu huyết do huyết thanh của máu: huyết thanh máu có thể gây tiêu huyết hoặc tự
nhiên hoặc sau khi bị kích ñộng.
Cho hồng cầu thỏ vào huyết thanh chó thì hồng cầu hoàn toàn bị tiêu huyết, dung huyết
thanh ñẳng trương và còn tốt.
Cho hồng cầu thỏ vào huyết thanh bọ, bình thường không gây tiêu huyết nhưng nếu huyết
thanh bọ bị kích ñộng bằng cách chính trước máu thỏ dưới da bọ một thời gian sẽ thấy
tiêu huyết.
Ngoài ra các ñộc tố của các vi trùng cũng có khả năng gây ra hiện tượng tiêu huyết.
Sức ñề kháng của hồng cầu 1 số loài gia súc ñược trình bày dưới bảng sau:

- Huyết cầu tố: (Hemoglobin)
. Cấu tạo như là một loại Protein phức tạp là Chromoprotein có phân tử trọng 70.000.
Gồm: 1 phân tử globine (1 loại Protein)
4 phân tử hème
---> globine ---> Hb có tính ñặc trưng từng loài.
Trong Hème có Fe hóa trị 2.
. Hóa tính: Hb có ái lực mạnh với O2, CO2, CO.
- O2 : trong ñiều kiện áp suất O2 cao: Hb hóa hợp dễ dàng với O2 bằng cách dính vào Fe
của hème tạo oxyhemoglobine (HbO2) theo phản ứng thuận nghịch.

HbO2 : không bền nên khi áp suất O2 giảm như ở mao quản các mô: sẽ bị phân tích --->
O2 + Hb. Nhờ ñặc tính này máu chuyên chở O2 từ phổi ñến các nơi tiêu thụ:
- CO2 giống như O2.

Phản ứng này không bền. CO2 bị kết hợp/phân tích dễ dàng tùy áp suất CO2 dính vào
phân tử globine nên Hemoglobine có thể vận chuyển O2 và CO2 cung lúc.
- CO: Hb hóa hợp dễ dàng với CO ---> carbohydrate hemoglobine (HbCO)
Hb + CO --> HbCO
HbCO : bền khó bị phân tích làm máu thiếu Hb tự do ñể chuyển chở Oxygene. Khi hít
nhiều CO sẽ bị chết ngạt. Khi gia súc bị trúng ñộc CO chữa bằng cách cho thở O2 nguyên
chất hoặc O2 + 5 - 10% CO2 - lúc ñó HbCO bị phân tích ---> CO Hb: thải ở phổi ra ngoài.
Hàm lượng Hb trong máu các loài gia súc tăng, giảm tùy giống, tuổi, ñiệu kiện dinh
dưỡng, tình trạng sinh lý và bệnh lý.
Ðể ñánh giá [Hb] trong máu, dùng chỉ số máu:

13


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 14


- Nhiệm vụ của hồng cầu chính là chuyên chở O2 và CO2 từ phổi ñến các cơ quan và
ngược lại. Trong 100 cc máu + 20 cc oxygene ==> chỉ có 0,3 cc oxygene ở dạng hòa tan,
phần còn lại kết hợp với Hb. Do ñó, trong trường hợp xuất huyết nhiều, chỉ truyền vào cơ
thể huyết tương và huyết thanh không ñủ mà phải truyền cả huyết tương và hồng cầu.
Hồng cầu còn ñiều hòa ñộ pH của máu.
- Sự thành lập và hủy hồng cầu: hồng cầu có tuổi thọ giới hạn và phải ñược tái tạo liên
tục. Hồng cầu của nhai lại có tuổi thọ từ 1 - 2 tháng, gia cầm: 30 - 40 ngày. Hồng cầu già
bị hủy hoại và thay thế bởi hồng cầu mới nên số lượng hồng cầu thường không ñổi.
Trung bình hàng ngày có 1/120 tỷ số hồng cầu bị hủy.
Ở BÀO THAI VÀ ÐỘNG VẬT sơ sinh, hồng cầu thành lập ở gan và tùy tạng. Ðộng vật
trưởng thành, hồng cầu ñược tạo ra từ tủy xương. Sự thành lập hồng cầu cần có ñạm, Fe,
vitamine (B), Cu, Mn, Mg, Co... Nếu cơ thể thiếu Fe, Cu, vài loài gia súc có thể gây bệnh
thiếu máu (heo, bê con), nếu thiếu vitamine có thể gây xáo trộn việc tạo hồng cầu.
Hồng cầu ñược phá hủy ở lách, tủy xương và ở gan. [Fe] trong các hồng cầu bị hủy ñược
gan, lách, tủy xương sử dụng lại trong việc tạo hồng cầu mới, phần còn lại ñưa ñến gan
==> sắc tố mật, theo ống tiêu hóa thải ra ngoài.
b) Bạch huyết cầu:
- Số lượng:
Số lượng bạch huyết cầu 1 số loài gia súc: (nghìn/m3)
Số lượng bạch cầu trong máu ít hơn nhiều so với hồng cầu thường không ổn ñịnh. Số
lượng bạch cầu tùy thuộc tình trạng sinh lý, bệnh lý gia súc.
- Phân loại:
Bạch cầu ñược chia làm 2 nhóm chính: bạch cầu có hạt (bạch cầu trung tính, ái toan, ái
kiềm), bạch cầu không hạt (bạch cầu ñơn nhân lớn, lâm ba cầu).
Tỷ lệ % giữa các loại bạch cầu là công thức bạch cầu. Ở CÁC LOÀI GIA SÚC, CÔNG
THỨC NÀY không giống nhau. Trên cùng 1 loài, công thức bạch cầu tương ñối ổn ñịnh,
nhưng sẽ thay ñổi khi bệnh.
- Tính chất của bạch cầu:
. Tính xuyên mạch: bạch cầu có thể biến hình ñể chui qua khe hở các mao mạch.
. Tính di chuyển: bạch cầu tạo các giả túc di chuyển giữa các khỏang trống gian bào.

. Tính thực bào: bạch cầu tạo giả túc bao bọc và tiêu hủy vi trùng, các xác tế bào chết...
Bạch cầu thực bào ngay trong tế bào.
. Tính bài tiết: tiết ra các men tiêu hóa như maltase, peptidase, trypsin. Ngoài ra, bạch cầu
còn bài tiết thrombokinase giúp sự ñông huyết.
. Tính cảm ứng: một số hóa chất trong tế bào và mô có thể thu hút bạch cầu: các ñộc tố
của vi trùng, chất iod, ... Chất làm bạch cầu lánh xa: rượu.
- Sự thành lập và sự hủy bạch cầu:
Giống như hồng cầu và tiểu cầu, trong thời kỳ phôi thai, bạch cầu ñược tạo ra ở lách và
gan nhưng ñến giai ñoạn trưởng thành, bạch cầu ñược tạo ra ở xương. Riêng lâm ba cầu
ñược tạo ra ở hạch bạch huyết, bạch cầu ñơn nhân lớn tạo ra từ các tế bào của hệ thống
lưới nội mô.

14


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 15

Bạch cầu có chức năng thực bào chất lạ, vi trùng ... các xác tế bào bị chết. Khi nồng ñộ
các sản phẩm này tích tụ quá nhiều làm bạch cầu bị hủy hoại. Ðời sống bạch cầu từ 2 - 15
ngày, sau ñó cũng bị phân hủy ở gan và lách.
- Chức năng của bạch cầu:
. Giúp cho sự ñông huyết nhờ tiết Thrombokinase.
. Bảo vệ cơ thể: Tiết kháng ñộc tố làm vô hiệu hóa ñộc tố vi trùng.
Nuốt các chất lạ vào cơ thể phân hủy các chất này, mang ñến các cơ quan khác --->
ngoài.
. Tiêu hủy xác tế bào già, thực bào chúng.
c. Tiểu cầu:
Trong máu loài hữu nhũ có 100.000 - 600.000 tiểu cầu/mm3. Ðông vật sơ sinh ít tiểu cầu
hơn ñộng vật trưởng thành.
Trong một số bệnh truyền nhiễm, cấp tính, tiểu cầu giảm. Trong quá trình tiêu hóa và

ñộng vật mang thai tiểu cầu tăng.
Tiểu cầu dễ vỡ, phóng thích thrombokinase.
Tiểu cầu dễ dính vào các chất khác và dễ dính vào nhau tạo thành nút chặn khi chảy máu,
do ñó có chức năng quan trọng: ngăn ngừa xuất huyết khi màng huyết quản bị tổn
thương. Trong thời kỳ ñông máu, tiểu cầu giữ nhiệm vụ rất tích cực. Trong cơ chế ngăn
chặn các vật lạ, vi trùng xâm nhập cơ thể tiểu cầu cô ñọng các vật này trước khi chúng bị
thực bào. Ðời sống tiểu cầu từ 3 - 5 ngày và bị phân hủy khi già ở lách.
II. Sự ñông huyết (Coagulation):
Sự ñông máu là hiện tượng rất cần thiết và quan trọng ñể hàn gắn vết thương và làm
ngưng chảy máu. Hiện tượng ñông máu xảy ra ngay sau khi máu tiếp xúc với bề mặt
nhám của vết thương và lúc ñó, tiểu cầu của máu rất nhạy cảm với các phản ứng cơ học,
sẽ phóng thích các yếu tố ñông máu, ñặc biệt là chất thrombokinase, và hiện tượng ñông
máu bắt ñầu.
Hiện tượng ñông máu có thể xảy ra bên trong các mạch máu khi các mạch máu có hiện
tượng viêm. Kết quả làm xáo trộn về sự phân phối máu tại vùng này.

1. Cơ chế ñông máu:

15


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 16

Các nhân tố chính trong sự ñông máu là:
- Ion Ca2+: Xúc tác trong sự thành lập Thrombin.
- Thrombin: hoạt hóa Fibrinogen ---> Fibri, (Fibrinogen là tiền chất của Fibri).
- Tiểu cầu: cho ra và hoạt hóa men thrombokinase, ngoài ra còn ngăn cản tác dụng của
héparin.
Hầu hết các nhân tố cần thiết cho sự ñông máu là những chất ban ñầu không hoạt ñộng,
dần dần ñược hoạt hóa và ---> phản ứng nhanh chóng.

Sự ñông máu trải qua các giai ñoạn:
. Giai ñoạn 1: các tiểu cầu, bạch cầu, bị phá hủy phóng thích men thrombokinase.
. Giai ñoạn 2: Thrombokinase kết hợp với ion Ca2+ hiện tượng biến prothrombin do gan
tiết ra ---> Thrombin.
. Giai ñoạn 3: dưới tác dụng của Thrombin, một phân ñoạn của piptid của Fibrinogen bị
tách rời, sau ñó trùng hợp lại ==> Fibrin (mạng).
. Giai ñoạn 4: cuối cùng dưới tác dụng của Ca2+ và các tiểu cầu còn nguyên vẹn làm: khối
máu ñông co rút lại còn 1/20 so với khối ban ñầu, từ ñó mạng Fibrin ñược thành lập và
huyết thanh ñược ñẩy ra ngoài.
2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự ñông máu:
- Yếu tố làm gia tăng ñông máu:
. Sự tiếp xúc của máu với miệng vết thương làm bạch cầu, tiểu cầu tiết Thrombokinase.
. Nhiệt, rượu, vitamine K, muối Ca2+ hòa tan.
- Các yếu tố (chất) ngăn cản sự ñông máu:
. Citrate natri
. Oxalate natri
. EDTA
. Héparin
Tốc ñộ ñông máu thay ñổi tùy loài gia súc. Tốc ñộ ñông máu nhanh nhất ở gia cầm, chậm
nhất ở ngựa.
Trong phòng thí nghiệm tốc ñộ ñông máu thay ñổi tùy thuộc:
- Các lọ ñựng có thành nhám: tốc ñộ ñông máu nhanh hơn lọ có thành trơn láng.
Tốc ñộ ñông máu ở vài loài gia súc:
3. Sự quan trọng của hiện tượng ñông huyết:
Sự ñông máu rất cần thiết ñể làm ngưng sự xuất huyết, nếu không thì 1 vết thương nhỏ
cũng có thể làm chết người. Bệnh huyết hủ là bệnh thiếu Thrombokinase trong máu nên
máu rất chậm ñông hay không ñông.
V. Các nhóm máu (Blood groups)
A. Sự ngưng tập hồng cầu:
Hiện tượng ngưng tập hồng cầu là hiện tương hồng cầu dính chặt nhau làm bế tắc mạch

máu. Hiện tượng này ñược Landsteiner khám phá, giải thích: trong hồng cầu có những
chất ñặc biệt gọi là kháng nguyên (Agglutinogen) A và B. Trong huyết tương có 2 kháng
thể (Agglutinin) tương ứng là
.
Trong máu người, hồng cầu có thể kháng nguyên A, B, AB. Ngược lại trong huyết tương
có thể có kháng thể
.
Nếu hồng cầu có kháng nguyên A thì huyết tương không có kháng thể mà chỉ có .
Nếu hồng cầu có kháng nguyên B thì huyết tương không có kháng thể mà chỉ có .

16


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 17

Nếu hồng cầu có kháng nguyên AB thì huyết tương không có
; nếu có sẽ gây ngưng
tập hồng cầu.
B. Phân loại máu:
Căn cứ vào các ñặc tính kể trên, người ta chia máu người làm 4 nhóm:
1. Nhóm máu A:
Hồng cầu có kháng nguyên A.
Huyết tương có kháng thể .
2. Nhóm máu B:
Hồng cầu có kháng nguyên B.
Huyết tương có kháng thể .
3. Nhóm máu AB:
Hồng cầu có kháng nguyên AB.
Huyết tương có kháng thể
.

4. Nhóm máu O:
Hồng cầu không có kháng nguyên.
Huyết tương có kháng thể
.
Nhóm máuAgglutinogen
trong hồng cầuAgglutinin
trong huyết tương
C. Nguyên tắc truyền máu:
Hiện tương xuất huyết: máu chảy ra ngoài cơ thể hay vào các cơ quan bên trong.
Có 2 trường hợp xuất huyết:
- Xuất huyết cấp tính: như bị ñứt ñộng mạch.
- Xuất huyết chậm: như hiện tượng kinh kỳ ở loài linh trưởng.
Khi xuất huyết nhiều sẽ làm áp suất máu giảm, các dưỡng khí ñược ñưa vào cơ thể giảm
làm cho hoạt ñộng của tế bào bị ñình trệ, chết. Nhạy cảm nhất là tế bào thần kinh và tim.
Lúc xuất huyết nhiều, phải truyền máu ñể cấp cứu vì truyền máu sẽ ñem lại các dưỡng
chất cần thiết và tạo áp suất máu trở lại bình thường.
Ðể tránh sự ngưng tập hồng cầu trong truyền máu phải chọn nhóm máu sao cho ñể hồng
cầu của người cho không bị huyết tương của người nhận gây ngưng tập, nghĩa là huyết
tương của người nhận không chứa những kháng thể tương ứng với các kháng nguyên
chứa trong hồng cầu người cho. Do ñó, ta phải ứng dụng các nguyên tắc:
- Máu người cùng nhóm tiếp ñược.
) nên có thể nhận tất cả các nhóm
- Máu nhóm AB (huyết tương không kháng thể
máu.
- Nhóm máu A và B không thể truyền cho nhau mà chỉ có thể nhận máu cùng nhóm và
nhóm O.
- Máu nhóm O tuy có kháng thể
nhưng số lượng ít nên sẽ loãng ñi trong máu người
nhận nên không phản ứng với hồng cầu máu người nhận thuộc nhóm A, B.


17


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 18

Người ta còn chia yếu tố Rhesus
Nếu có Rh+ không có Rh -.
Nếu cha (mẹ) Rh+ và mẹ (cha) Rh -, bào thai dễ bị chết do Rh+ trong bào thai gây tạo
kháng thể chống lại yếu tố này ở cơ thể người mẹ.
Máu Rh+ gây ngưng tập 85% Rh -.
----------------------------------------------------

18


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 19

CHƯƠNG IV
SINH LÝ TUẦN HOÀN
(Physiology of Circulation)
I. Ðại cương:
Máu lưu thông trong cơ thể theo 1 vòng kín từ tim ---> các cơ quan và từ các cơ quan trở
về tim.

1. Ðại tuần hoàn:
Máu ñỏ từ tâm nhỉ trái ---> tâm thất trái ---> ñộng mạch chủ: phân phát oxygen và chất
dinh dưỡng ñến các cơ quan, ñem CO2, chất cặn bã về tâm nhỉ phải bằng tĩnh mạch chủ.
Thời gian ñại tuần hoàn khoảng 24 giây.
2. Tiểu tuần hoàn: (tuần hoàn phổi).
Máu ñen: tâm nhỉ phải ---> tâm thất phải ---> ñộng mạch phổi ---> phổi: thải CO2, nhận

O2 do quá trình hô hấp, biến máu ñen ---> ñỏ. Sau ñó theo 4 tĩnh mạch phổi về tâm nhỉ
trái.
Thời gian tiểu tuần hoàn 6 giây.
Sự tuần hoàn máu rất quan trọng. Nếu ngưng tuần hoàn huyết áp sẽ giảm nhanh làm
ngưng mạch ---> tê liệt, ngưng hoạt ñộng các mô bào ==> chết.
II. Sinh lý của tim:
1. Chu kỳ co bóp của tim:
- Tim co dãn ñể ñảm bảo quá trình tuần hoàn máu tiến hành không ngừng. Mỗi lần tim co
dãn là 1 chu kỳ tim ñập.
- Tim co bóp: tâm thu.
- Tim dãn: tâm trương.
Nếu mỗ lồng ngực cóc hoặc ếch, quan sát sẽ thấy tim co bóp.
. Xoang tĩnh mạch co bóp.
. Tâm nhỉ thu (tâm nhỉ phải thu trước, tâm nhỉ trái 0,01 s)
.Tâm thất thu.
Trong thực tế, chu kỳ co bóp của tim bao gồm:
. kỳ tâm nhỉ thu: 0,1 s
. kỳ tâm nhỉ trương: 0,7 s
. kỳ tâm thất thu: 0,3 s
. kỳ tâm thất trương: 0,5 s
. kỳ tâm nghỉ: 0,4 s.
Thí dụ: Heo: tim ñập 75 lần/phút ==> chu kỳ co bóp của tim:
Kỳ tim nghỉ: khi toàn bộ tâm nhĩ và thất ñều nghỉ.
Nếu so sánh thời gian nghỉ và làm việc: nghỉ nhiều hơn làm việc ==> co bóp nhịp nhàng
liên tục không mệt mỏi.
2. Valve tim và tiếng ñộng của tim:
* Tác dụng của valve tim: giữ máu chảy một chiều, không chảy ngược.
- Giữa tâm nhỉ và tâm thất có valve nhỉ thất.

19



Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 20

- Tâm nhỉ phải và tâm thất phải: Valve 3 lá.
- Tâm nhỉ trái và tâm thất trái: Valve 2 lá.
Valve nhỉ thất do mô sợi tạo thành. Ðầu cố ñịnh có dây chằng cố ñịnh, dây chằng này
bám vào chân tâm thất.
Lúc tâm thất thu: các sợi dây chằng này co ngắn lại nên valve không bị lộn ngược về tâm
nhỉ.
Giữa ñộng mạch và tâm thất có valve bán nguyệt giữ cho máu chảy từ tâm thất vào ñộng
mạch.
* Tiếng tim: Trong mỗi chu kỳ co bóp của tim, nếu dùng tai nghe trực tiếp hoặc dùng ống
nghe ñặt vào buồng tim ngoài lồng ngực: có 2 thứ tiếng.
. Tiếng tâm thu: phát sinh ñồng thời với lúc tâm thất bắt ñầu co bóp: âm thanh kéo dài,
ñục, thấp, ký âm: "pùm" do chấn ñộng màng valve với bó dây chằng và sự co bóp của cơ
tâm thất.
. Tiếng tâm trương: do valve ñộng mạch ñóng lại ở kỳ tâm thất trương, âm thanh cao,
ngắn, ký âm: "tắc".
Như vậy trong một chu kỳ co bóp của tim, ta nghe ñược 2 thứ tiếng: "pùm", "tắc".
Khi tim bị bệnh, viêm: tiếng tim nghe thay ñổi. Căn cứ vào sự thay ñổi của tiếng tim có
thể tìm hiểu chức năng sinh lý và quá trình bệnh lý của tim.
3. Nhịp tim (tần số tim ñập):
Khi tim ñập thì mõm tim hoặc vách tim chạm vào thành ngực. Dùng tay sờ hoặc tai nghe
ta có thể biết ñược số lần tim ñập/ phút: nhịp tim/ phút.
Nhịp tim thể hiện cường ñộ trao ñổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể, của tim.
Nhịp tim của một số loài gia súc: (lần/ phút).
Trong cùng 1 loài gia súc, cùng cá thể nhịp tim có nhiều thay ñổi.
Nhân tố ngoại cảnh và trạng thái bản thân cơ thể cũng ảnh hưởng ñến nhịp tim.
Trong ngày nhịp tim vào buổi sáng chậm hơn chiều.

Nhiệt ñộ ngoại cảnh cao, thân nhiệt tăng, thần kinh hưng phấn, ăn, vận ñộng ñều làm
nhịp tim gia tăng.
4. Thể tích tâm thu và thể tích phút của tim:
Mỗi lần tim co bóp, lượng máu do tâm thất trái và phải bằng nhau. Lượng máu này là thể
tích tâm thu của tim.
Thí dụ: thể tích tâm thu của : Ngựa 500 kg: 850 ml
Bò 500 kg: 580 ml
Cừu 50 kg: 55 ml
Chó 10 kg: 14 ml.
Tg lượng máu phóng ra/ phút gọi là thể tích phút của tim.
Thí dụ: Ngựa: 20 - 30 lít, Chó: 1,5 lít, Cừu: 4 lít.
Thể tích tâm thu và nhịp tim thay ñổi sẽ ảnh hưởng ñến thể tích phút của tim.
5. Công của tim:
Là năng lượng sinh ra do tim co bóp (giống như cơ vân) phần lớn là nhiệt năng, một phần
chuyển thành công cơ giới. Công cơ giới của tim có tác dụng:
- Tăng tốc ñộ máy chảy.
- Khắc phục áp lực ñộng mạch.

20


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 21

III. Ðặc tính sinh lý của cơ tim:
A) Hệ thống dẫn truyền trong tim:
Cơ tim có cấu tạo ñặc biệt heo kiểu hợp bào, vì thế sau khi tế bào hưng phấn thì sẽ truyền
dẫn hưng phấn ñi một cách nhanh chóng ñến toàn bộ cơ tim.
Mặt khác, nó có một hệ thống chuyên trách truyền dẫn hưng phấn. ở tâm nhỉ là nút Keith
Flack nằm ở vách tâm nhĩ phải nơi ñổ vào cửa của tĩnh mạch xoang trước và tĩnh mạch
xoang sau.

Hệ thống dẫn truyền xung ñộng
Nút Asof Tawara kéo dài xuống 2 bên vách liên thất bởi 2 nhánh của bó His.
Tận cùng của bó His là những sợi nhỏ phân bố vào cơ tâm thất là sợi Purkinje.
B. Tính hưng phấn của cơ tim:
Cũng như các tổ chức khác, cơ tim có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và co bóp.
Ngoài ra cơ tim cũng có ñặc ñiểm riêng của nó:
Dùng dòng ñiện cảm ứng có cường ñộ khác nhau kích thích tim:
Ðối với dòng ñiện có cường ñộ dưới ngưỡng: không tác dụng.
Khi tăng cường ñộ kích thích ñến mức ñộ nhất ñịnh (ñúng ngưỡng) thì các sợi cơ tim ñều
co bóp.
Nếu tăng cường ñộ lên nữa sự co bóp không tăng gọi là hiện tượng "tất cả hoặc không" "All or none".
Tính hưng phấn của cơ trơn có tính gián ñoạn khác với các cơ khác. Bằng Thí nghiệm
chứng minh ñược:
- Lúc kích thích có cường ñộ ngưỡng ñúng vào kỳ tâm thất thu: tim hoàn toàn không ñáp
ứng: "kỳ trơ tuyệt ñối".
- Lúc kích thích và thời kỳ tâm trương: tim có ñáp ứng, phản ứng cao hơn binh thường
gọi là "co bóp ngoại lệ" hay hiện tương "ngoại thu tâm". Tiếp theo ñó, kỳ nghỉ sẽ dài hơn
bình thường ñể bắt ñầu cho nhịp sau gọi là "kỳ nghỉ bù trừ". Nguyên nhân sinh ra nghỉ bù
là do xung ñộng từ lúc Keith Flack truyền xuống gặp phải kỳ không ñáp ứng của co bóp
ngoại lệ của cơ tim.
C. Tính tự ñộng của tim:
Tim hoạt ñộng 1 cách nhịp ñiệu do có tính tự ñộng. Khi cô lập tim ra khỏi cơ thể và ñặt
trong ñiều kiện thích hợp như nhiệt ñộ vừa phải, ñộ pH thích hợp, tỷ lệ các ion giống như
huyết tương, ñủ oxy, dưỡng chất... thì tim vẫn hoạt ñộng 1 cách nhịp ñiệu trong 1 thời
gian dài. Ðiều ñó chứng tỏ tim có tính tự ñộng cao.
Ðể nghiên cứu ñặc tính này, có nhiều giả thuyết khác:
. Phái cơ luận: tính tự ñộng của tim do tổ chức cơ quyết ñịnh.
. Phái thần kinh luận: tính tự ñộng của tim do tổ chức thần kinh quyết ÐỊNH. ẢNH
HƯỞNG NÀY THẤY rõ ở tim ñộng vật cấp cao chịu ảnh hưởng của thần kinh giao cảm
và thần kinh mê tẩu.

Ngày nay, 2 quan ñiểm này bổ sung cho nhau.
d) Tính tự ñộng của tim ñộng vật hữu nhũ:
Khởi ñiểm từ nút Keith Flack (nút tự ñộng chính) có tính hưng phấn cao nhất. Hưng phấn
tư từ nút này sẽ truyền qua các sợi cơ tâm nhỉ với tốc ñộ chậm khoảng 1m/ s. Từ nút
Keith Flack truyền ñến tâm thu phải 0,03s, tâm nhĩ trái 0,045s.

21


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 22

Xung ñộng này ñến nút Asof Tawara rất chậm: 0,5 - 0,6s, chính vì vậy mà làm cơ tâm nhỉ
co thắt trước tâm thất.
Khi xung ñộng hưng phấn ñi qua bó His và sợi và Purkinje thì truyền ñi rất nhanh: 5 - 6
m/s, vì vậy làm toàn bộ cơ tâm thất hưng phấn và co bóp cùng lúc ñể ñẩy máu vào ñộng
mạch.
e) Tính tự ñộng của tim loài lưỡng thê:
Ðể xác ñịnh tính tự ñộng tim ếch, Stannius ñã làm thí nghiệm buộc các nút:
*(1) Buộc giữa xoang tĩnh mạch và tâm nhỉ làm mất liên hệ giữa xoang tĩnh mạch và tim.
Kết quả xoang tĩnh mạch ñập bình thường vì trong xoang tĩnh mạch có hạch tự ñộng
chính hạch Remark. Quan sát thấy tâm thất, tâm nhỉ ngưng ñập, sau 1 thời gian thấy cả 2
ñều ñập trở lại với nhịp chậm hơn bình thường.
*(2) Ngăn giữa tâm nhỉ và tâm thất, quan sát thấy tâm nhỉ ngưng ñập, tâm thất ñập nhưng
yếu so với xoang tĩnh mạch. Ðiều nầy chứng tỏ ở tâm nhỉ có trung tâm ức chế là hạch
Ludwig. Tâm thất ñập yếu hơn do có trung khu hưng phấn phụ là hạch Bidder.
*(3) Ngăn 1/2 cách mõm tim (và tâm nhĩ): mõm tim hoàn toàn không ñập: Hạch Bidder
nằm ở 1/2 phía trên của tâm thất.
f) Hiện tượng ñiện sinh vật của tim:
Mỗi một mô bào khi hưng phấn thì phát sinh ra ñiện. Dòng ñiện là một chỉ tiêu rất tin cậy
trong việc tìm hiểu về ñặc tính sinh lý của cơ quan, mô bào.

Trong ñiều kiện sinh lý bình thường, lúc hưng phấn tim phát ra dòng ñiện theo một quy
luật nhất ñịnh. Lúc tim bị bệnh thì dòng ñiện này thay ñổi. Vì thế trong sinh lý học, việc
nghiên cứu hoạt ñộng ñiện của tim có ý nghĩa rất lớn. Ta có thể dùng tâm ñiện kế nhạy ñể
ghi ñược ñường thay ñổi của ñiện thế, gọi là ñiện tâm ñồ.
Ðiện tâm ñồ của một chu kỳ co bóp tim gồm 5 sóng, ký hiệu P, Q, R, S, T.
- Sóng P: biểu hiện sự hưng phấn trong tâm nhĩ bình quân 0,8s; xuất hiện trước khi tâm
nhĩ thu; chiều cao: 1,6 mm.
- Sóng Q: biểu thị sự hưng phấn bắt ñầu ở tâm thất.
- Ðoạn PQ: chỉ thời gian truyền dẫn hưng phấn từ tâm nhĩ qua tâm thất chiếm 0,12 - 0,2s.
- Sóng QRS: biểu thị tâm thất từ trạng thái nghỉ chuyển sang trạng thái hưng phấn. Do
các vùng khác nhau trong tâm thất phát sinh hưng phấn không cùng lúc nên khuynh
hướng của ñiện thế thay ñổi. QRS chiếm 0,05 - 0,1s. Chiều cao sóng R: 9mm.
- Ðoạn ST: hầu như nằm ngang; chứng tỏ toàn bộ tâm thất ở trạng thái hưng phấn.
- Sóng T: chỉ sự khôi phục trong tâm thất. Khi hưng phấn hết thì tâm thất bắt ñầu khôi
phục. Nơi nào hưng phấn trước thì khôi phục trước; nơi nào hưng phấn sau sẽ khôi phục
sau.
Trong một ñiện tâm ñồ tiêu chuẩn, các sóng chiếm một khoảng thời gian và 1 ñộ cao nhất
ñịnh. Khi tim bị bệnh thì tùy từng bệnh khác nhau mà các sóng này thay ñổi, dựa vào ñó
có thể tìm hiểu và chẩn ñoán bệnh tim và các quá trình hoạt ñộng sinh lý của nó.
IV. ÁP HUYẾT:
Là áp lực của máu ñối với thành mạch quản trong trạng thái bình thường. áp huyết ñược
sinh ra và duy trì ở 1 áp lực nhất ñịnh, ñược quy ñịnh bởi 2 nhân tố:
- Năng lượng lúc tim co bóp.
- Sức cản trong hệ thống mạch quản.
Năng lượng do tim co bóp phóng ra 1 phần giúp tốc ñộ máu chảy, phần khác thể hiện áp
lực trong ñộng mạch chủ. Ðối với những mạch càng xa tim, áp huyết càng giảm. Vì vậy,
máu chảy ñược từ ñộng mạch lớn ñến ñộng mạch nhỏ.

22



Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 23

Ðo áp huyết trực tiếp một số loài:
V. Ðộng mạch ñập:
Tim co bóp làm cho mạch quản chấn ñộng và co bóp 1 cách nhịp nhàng: mạch ñập hay
ñộng mạch ñập. Có thể dùng ngón trỏ ấn vào nơi ñộng mạch nằm sâu dưới da ñể nghe và
ñếm.
Nhịp mạch bằng nhịp tim. Căn cứ vào nhịp mạch có thể biết mạch nhanh hoặc chậm.
- Nơi kiểm tra mạch ñập (bắt mạch) ở các loài gia súc:
+ Bò: ÐM ñuôi hoặc ÐM hàm ngoài.
+ Ngựa: ÐM hàm ngoài
+ GIA SÚC NHỎ: §M ÐÙI.
VI. SINH Lý CỦA HỆ MẠCH
Mạch quản là một hệ thống khép kín, gồm có ñộng mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Cấu
tạo của các loại mạch quản rất thích ứng với chức năng của chúng. Thành ñộng mạch có
rất nhiều sợi ñàn hồi, từ ñộng mạch trung bình ñến ñộng mạch nhỏ, sợi ñàn hồi giảm dần,
sởi cơ tròn tăng lên và nó có khả năng co giãn. Ðộng mạch nhỏ tiếp tục phân nhánh, cuối
cùng là mao mạch. Ở MAO MẠCH CHỈ CÓ MỘT LỚP tế bào nội mạc rất mỏng thuận
tiện cho việc trao ñổi chất. Máu từ mao mạch về tĩnh mạch. Thành của tĩnh mạch mỏng,
ñường kính của nó lớn hơn ñường kính ñộng mạch tương ứng. Máu chảy trong mạch
quản tuân theo những qui luật của ñộng lực học thể lỏng (gần như nước chảy trong ống
nhưng phức tạp hơn nhiều).
Theo qui luật chung thì dịch thể lưu ñộng trong một ống, nơi rộng chảy chậm, nơi hẹp
chảy nhanh; nhưng ở ñộng mạch ta thấy máu chảy ở trong ñộng mạch chủ nhanh hơn
trong ñộng mạch nhỏ vì tổng số ñường kính ñộng mạch nhỏ lớn hơn ñường kính ñộng
mạch chủ.
Máu chảy ở mao mạch chậm nhất, khoảng 0,5- 1,0m/s.
Máu chảy trong tĩnh mạch nhỏ và trung bình chậm hơn trong tĩnh mạch chủ, vì ñường
kính chung của nó lớn hơn so với ñường kính tĩnh mạch chủ.

Máu chảy trong ñộng mạcg với tốc ñộ không ñồng ñều. Lúc tâm thu ñẩy máu vào ñộng
mạch làm máu chảy nhanh hơn, lúc tâm trương thì chảy chậm. Khi ñi qua mao mạch thì
tốc ñộ máu chảy ñiều hòa.
Ngoài ra máu chảy trong mạch quản còn có hiện tượng phân dòng. Vì hồng cầu có tỉ
trọng lớn hơn tỉ trọng huyết tương, nên lúc máu chảy hồng cầu có ñặc tính tập trung vào
trục trung tâm, xung quanh là huyết tương. Vì huyết tương ở xung quanh ma sát vào
thành mạch quản nên chảy chậm, hồng cầu ở giữa chảy nhanh hơn.
VII. Sự ñiều hòa hoạt ñộng của tim:
Tim chịu sư ñiều khiển của thần kinh giao cảm và thần kinh mê tẫu:
- Thần kinh giao cảm: bắt nguồn từ tủy sống, tận cùng ở nút Keith Flack cơ tâm nhĩ, nút
Asof Tawara, bó His, cơ tâm thất.
Tác dụng của thần kinh giao cảm: làm tim ñập nhanh, mạnh, tăng tốc ñộ truyền dẫn và
tăng tính hưng phấn của tim, tăng áp huyết.
- Thần kinh phế vị: bắt nguồn từ hành não tận cùng ở nút Keith Flack, cơ tâm nhĩ, nút
Asof Tawara, bó His.
Tác dụng của thần kinh phế vị: làm tim ñập chậm, ñập yếu, giảm tính hưng phấn.
Trung tâm thần kinh chi phối tim: trung tâm giao cảm ở tủy sống, trung tâm mê tẫu ở
hành não. Ngoài ra còn có trung tâm cao cấp ở vùng hạ tầng thị giác.

23


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 24

VIII. Sự ñiều hòa hoạt ñộng của hệ mạch quản.
1. Thần kinh co mạch và dãn mạch:
Thần kinh co mạch nói chung thuộc hệ giao cảm. Ðầu tận cùng của các sợi giao cảm giải
phóng ra Adrenaline và nor-Adrenaline có tác dụng làm co mạch rất mạnh.
Thần kinh giãn mạch: thần kinh phó giao cảm có tác dụng làm dãn mạch.
2. Trung tâm vận mạch:

Có 2 trung khu: co mạch và dãn mạch
Trung khu co mạch quan trọng hơn trung khu dãn mạch. Khi hưng phấn trung khu này thì
các mạch quản co lại, huyết áp tăng, khi ức chế trung khu này thì mạch quản dãn ra.
Chức năng của trung khu dãn mạch thì chưa thể hiện rõ lắm.
IX. Sự ñiều hòa hoạt ñộng tim mạch bằng thể dịch (Regulation of the Heart and
Blood Vessels)
Tủy thượng thận tiết ra Adrenaline và Noradrenaline có tác dụng làm tăng cường quá
trình trao ñổi chất của tim, làm tăng lượng máu do tim phóng ra, làm tăng huyết áp.
Kích thích tố ADH của não thùy sau có tác dụng làm co ñộng mạch nhỏ và mao mạch (
tăng huyết áp.
Rerin do thận tiết ra có tác dụng làm co ñộng mạch nhỏ cũng làm tăng huyết áp. (Rerin
tiết nhiều khi thận bị bệnh).
---------------------------------

24


Trường ðH Cần Thơ - Giáo trình Sinh lý gia súc ----------------------------------------------------------- 25

CHƯƠNG V
SINH LÝ HÔ HẤP
(Physiology of Respiration)
Hô hấp là cánh cửa qua trọng của trao ñổi chất. Cơ thể ñơn bào lấy oxy và các dinh
duỡng trực tiếp từ môi trường xung quanh, ñồng thời thải CO2 và các sản phẩm dị hóa ra
môi trường bên ngoài. Sự trao ñổi này thực hiện nhờ sự khuyếch tán các chất qua màng tế
bào. Ðây là hình thức ñơn giản nhất.
Ở GIA SÚC VÀ CÁC ÐỘNG vật bậc cao khác do cường ñộ trao ñổi chất cao, hơn nữa
hầu hết các tế bào nằm sâu trong cơ thể, chỉ ñể lại lớp tế bào da tiếp xúc với môi trường
bên ngoài. Do ñó ñã hình thành các cơ quan hô hấp chuyên biệt là phổi ñể ñảm nhận chức
năng hô hấp. Quá trình trao ñổi khí ñược thực hiện qua màng phế nang phổi. Người ta

chia các hoạt ñộng sinh lí hô hấp làm bốn phần chính sau:





Phần thông khí phổi, gồm các hoạt ñộng cơ học ñưa khí trời vào phổi.
Phần kết hợp và vận chuyển khí trong máu gồm các phần ñưa khí từ phổi ñến mô
bào và ngược lại.
Phần hô hấp mô bào.
Phần ñiều hoà hô hấp, gồm các quá trình ñiều hòa thần kinh-thể dịch cường ñộ
thông khí cho phù hợp cho nhu cầu sinh lý của cơ thể theo từng hoạt ñộng sống.

I. ÁP LỰC TRONG NGỰC VÀ trong phổi
Bộ máy hô hấp của gia súc chủ yếu gồm có lồng ngực và phổi nằm trong lồng ngực.
1. ÁP LỰC TRONG NGỰC
Lồng ngực có một khung xương gồm xương sống, xương ức, xương ñòn và xương sườn,
khớp ñộng với cột sống. Bao quanh khung xương là các cơ tham gia hô hấp gồm 2 loại
cơ là cơ hít vào thông thường có các cơ răng cưa lớn, cơ gian sườn và cơ gai sống và cơ
hít cố gắng gồm các cơ bậc thang, cơ ức ñòn chủ, cơ ngực, cơ răng cưa lớn, cơ duới ñòn,
cơ bậc thang và cơ trám.
Cơ hoành ñược xếp vào loại cơ hít thông thường. Nó là các vòm ngăn cách giữa xoang
ngực và xoang bụng. Bình thường vòm hoành lồi lên phía ngực. Các xương sườn hình
vòm cung, phía ñầu sau khớp ñộng với cột sống. Phía ñầu trước khớp với xương ức di
ñộng. Như vậy có thể hình dung lồng ngực như là một cái hộp khí chỉ hở một ñường dẫn
khí ra vào của phổi. Ở THỜI KỲ BÀO THAI XOANG LỒNG NGỰC CHỨA dịch thể
mà không có không khí. Ngay sau khi ñẻ, lần ñầu tiên con vật thở (hít vào), lồng ngực
trương ra kéo theo phổi cũng trương ra, không khí từ ngoài vào phổi và từ ñó hình thành
áp lực âm. Trị số áp lực âm của lồng ngực thấp hơn áp suất khí trời khoảng 5-15 mmHg.
Con vật càng lớn lên cơ phát triển nở nang làm cho lồng ngực ngày càng phát triển, lực

kéo lồng ngực ñối với phổi càng mạnh do ñó áp lực âm có trị số càng lớn.
Nhờ có áp lực âm của lồng ngực mà nó làm cho phổi không bị xẹp lại và luôn luôn ở vị
trí theo sát mặt trong của thành lồng ngực. Vì một lý do nào ñó có lỗ thủng ở thành ngực,
khí trời tràn vào lồng ngực, triệt tiêu áp lực âm, phổi sẽ bị xẹp lại, con vật sẽ bị ngạt thở.
ÁP LỰC ÂM CÒN CÓ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC tới hoạt ñộng của tim phải, vì lồng
ngực có áp suất thấp hơn các vùng khác của cơ thể, do ñó nó góp phần vào quá trình thu
góp máu tĩnh mạch về tim, giúp cho tim làm việc hiệu quả và nhẹ nhàng hơn. Cũng nhờ

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×