Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.6 KB, 2 trang )
Nhà Phật lời răn dạy con người rằng "Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình". Đúng vậy,
trong cuộc sống con người phải đấu tranh với rất nhiều thứ để có thể là một con người theo
đúng nghĩa. Trong đó, đấu tranh với chính bản thân mình là cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt
nhất. Đó là cuộc đấu tranh không bao giờ ngừng nghỉ. Điều nguy hiểm nhất của con người là
có thể chiến đấu một mất một còn với người khác song lại dễ dàng thoả hiệp với chính mình.
Mà suốt cả cuộc đời, mỗi người đều luôn phải không ngừng đối diện với cuộc đấu tranh giữa
khát vọng và khả năng, ước mơ và hiện thực. Khát vọng, ham muốn của con người không bao
giờ có điểm dừng mà khả năng lại có hạn. Cuộc đấu tranh trong mỗi người đã dẫn đến những
con đường khác nhau của mỗi người. Người chiến thắng được những ham muốn cá nhân, biết
dừng lại đúng lúc, người lại dễ dàng đầu hàng, buông thả mình theo những ham muốn cá
nhân. Và kết quả là con người có những tính tốt và tính xấu.
Danh giới giữa đức tính tốt và thói xấu không phải lúc nào cũng rõ ràng. Biểu hiện của tính tốt
và thói xấu được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người đối với những người xung quanh.
Tính tốt là kết quả sự điều hoà hợp lí giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi cộng đồng. Nó trở
thành thói xấu khi quyền lợi của cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng. Chẳng hạn
như thói ích kỉ, sự tham lam, lười biếng, trốn tránh trách nhiệm, ham chơi, tự thoả mãn… Trước
khi gây nên những hậu quả không tốt đối với cộng đồng, thói xấu ấy đã gây ra những điều tai
hại cho chính người "sở hữu" nó.
Vì thế mới có câu "Những thói xấu ban đầu là ngưười khách qua đường, sau trở nên ngưười
bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính".
Đây là một câu nói rất đúng, đã hình tượng hoá ảnh hưởng của những thói xấu đối với bản
thân mỗi con người.
Người xưa nói "Nhân chi sơ tính bản thiện", (bản tính con người vốn thiện), do điều kiện sống,
vì nhu cầu sinh tồn, vì những mối quan hệ phức tạp và sự khắc nghiệt của cuộc sống mà con
người dần dần có những thói xấu. Không phải ngay từ khi sinh ra con người đã mang sẵn
những thói xấu. Thói xấu dần dần hình thành và ngự trị trong mỗi người. Người nào có bản lĩnh
cứng cỏi, chiến thắng được chính mình thì những thói xấu ấy ít có cơ hội bộc lộ.
Ban đầu, vì những lí do khách quan nào đó, vì cuốc sống của bản thân mình, con người muốn
dành lấy cho mình cái lợi. Đó là nguyên nhân của sự ích kỉ. Lần đầu, sự ích kỉ, lòng ham muốn
dành lấy cái lợi cho mình ấy có thể chỉ là bản năng, chỉ thoáng qua như người khách qua
đường. Người có bản lĩnh, biết dừng lại đúng lúc, sớm thức tỉnh thì thói xấu sẽ bị hạn chế. Cụ