TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CAO THÖY LIỄU
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XUẤT NHẬP KHẨU TÂY NAM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: D340301
Tháng 08 Năm 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CAO THÖY LIỄU
MSSV: LT11213
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XUẤT NHẬP KHẨU TÂY NAM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: D340301
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
LÊ TÍN
Tháng 08 Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của Quý thầy cô
và đã tiếp thu đƣợc rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban
Giám Hiệu trƣờng Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em
học tập nghiên cứu, cám ơn các thầy cô trƣờng Đại Học Cần Thơ đặc biệt là
các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho chúng em
những kiến thức quý báu sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho chúng em về
sau này. Đặc biệt em chân thành cám ơn thầy Lê Tín đã hƣớng dẫn tận tình và
đóng góp những ý kiến quý báo để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn
Xuất Nhập Khẩu Tây Nam, em cũng xin cảm ơn các anh, chị phòng Kế toán,
Chị Nguyễn Thị Cẩm Tú - Kế toán trƣởng Công ty đã hƣớng dẫn, giới thiệu và
giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Công ty.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong đƣợc sự đóng góp chân tình của quý
Thầy Cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Em kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên trong
Công ty dồi dào sức khoẻ, gặt hái đƣợc nhiều thành công.
Xin trân trọng cám ơn!
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Cao Thúy Liễu
i
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết
quả nghiên cứu của tôi, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong nghiên
cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Cao Thúy Liễu
ii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lê Tín
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp
Cơ quan công tác: Khoa kinh tế - QTKD
Tên sinh viên: Cao Thúy Liễu
Mã số sinh viên: LT11213
Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp
Tên đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn Xuất Nhập Khẩu Tây Nam.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Về hình thức:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
iii
6. Các nhận xét khác
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
sửa,…)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm…
NGƢỜI NHẬN XÉT
Lê Tín
iv
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 2
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................... 5
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 5
2.1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............. 5
2.1.1.1 Kế toán chi phí sản xuất ......................................................................... 5
2.1.1.2 Kế toán giá thành sản phẩm ................................................................... 8
2.1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................. 11
2.1.2 Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo chi phí thực tế ........................................................................................... 11
2.1.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí
thực tế .............................................................................................................. 11
2.1.3.1 Mục tiêu ............................................................................................... 11
2.1.3.2 Đặc điểm .............................................................................................. 12
2.1.3.3 Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.......... 12
2.1.3.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí theo phƣơng pháp kê khai thƣờng
xuyên ................................................................................................................ 13
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 23
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 23
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 23
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC, BỘ MÁY
QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT
NHẬP KHẨU TÂY NAM ............................................................................. 26
v
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ........................................... 26
3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CẤU CÔNG TY ........................................... 26
3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ....... 27
3.3.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................... 28
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận ................................................... 28
3.4 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ........................................................ 30
3.5 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ............................... 31
3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 30
3.5.1.1 Sơ đồ tổ chức ....................................................................................... 32
3.5.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận ................................................ 32
3.5.2 Các chính sách và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị ........................ 36
3.6 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA
3 NĂM (2010-2012) ........................................................................................ 39
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU TÂY NAM ............................... 42
4.1 THỰC TẾ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
TẠI CÔNG TY ................................................................................................ 42
4.1.1 Đặc điểm công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm .......... 42
4.1.1.1 Chi phí sản xuất ................................................................................... 42
4.1.1.2. Giá thành sản phẩm ............................................................................ 43
4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất............................................................. 43
4.1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................. 43
4.1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ..................................................... 46
4.1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung ............................................................ 49
4.1.3 Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ............................ 58
4.1.3.1 Tập hợp chi phí .................................................................................... 58
4.1.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang ................................................................. 59
4.1.3.3 Phƣơng pháp tính giá thành ................................................................. 59
4.1.4 Sổ tổng hợp ............................................................................................. 63
4.1.4.1 Sổ nhật ký chung.................................................................................. 63
4.1.4.2 Sổ cái.................................................................................................... 63
4.2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .............................................................................. 63
vi
4.2.1 Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm .................... 63
4.2.1.1 Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành Bột cá ...................... 63
4.2.1.2 Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành Dầu cá ..................... 64
4.2.2 Phân tích biến động giá thành Bột cá ..................................................... 65
4.2.2.1 Phân tích biến động giá thành đơn vị .................................................. 65
4.2.2.2 Phân tích biến động của các yếu tố cấu thành sản phẩm Bột cá.......... 66
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................................................. 66
b. Chi phí nhân công trực tiếp.......................................................................... 68
c. Chi phí sản xuất chung ................................................................................. 70
4.2.3 Phân tích biến động giá thành Dầu cá .................................................... 71
4.2.3.1 Phân tích biến động giá thành đơn vị .................................................. 71
4.2.3.2 Phân tích biến động của các yếu tố cấu thành sản phẩm Dầu cá......... 72
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................................................. 72
b. Chi phí nhân công trực tiếp.......................................................................... 74
c. Chi phí sản xuất chung ................................................................................. 75
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH VÀ HẠ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ........................................................................ 77
5.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ................................................ 77
5.1.1 Nhận xét .................................................................................................. 77
5.1.1.1 Ƣu điểm ............................................................................................... 77
5.1.1.2 Nhƣợc điểm ......................................................................................... 78
5.1.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm .......................................................................................................... 78
5.2 GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ......................................... 79
5.2.1 Nhận xét về sự biến động giá thành sản phẩm ....................................... 79
5.2.2 Giải pháp hạ giá thành sản phẩm ............................................................ 79
5.2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................................................... 80
5.2.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp.................................................................. 80
5.2.2.3 Chi phí sản xuất chung ........................................................................ 81
5.2.2.4 Một số giải pháp khác .......................................................................... 81
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 82
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 82
vii
5.1.1 Về công ty ............................................................................................... 82
5.1.2 Phƣơng pháp hạch tính giá thành ........................................................... 82
5.1.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................................ 82
5.1.4 Chi phí nhân công trực tiếp..................................................................... 82
5.1.5 Chi phí sản xuất chung ........................................................................... 83
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 83
5.2.1 Đối với công tác kế toán tại công ty ....................................................... 83
5.2.2 Đối với công tác tính giá thành sản phẩm .............................................. 83
5.2.3 Đối với các hoạt động khác .................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 85
PHỤ LỤC CHỨNG TỪ ................................................................................ 86
PHỤ LỤC SỔ CHI TIẾT ............................................................................ 104
PHỤ LỤC SỔ TỔNG HỢP ......................................................................... 114
viii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Phân tích kết quả kinh doanh qua 3 năm từ 2010 đến 2012 ............ 39
Bảng 4.1 Phân tích biến động các khoản mục giá thành Bột cá ...................... 65
Bảng 4.2 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................... 66
Bảng 4.3 Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp.................................................................................................................... 66
Bảng 4.4 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp .............................. 68
Bảng 4.5 Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi phí nhân công trực tiếp
.......................................................................................................................... 69
Bảng 4.6 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung ..................................... 70
Bảng 4.7 Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi phí sản xuất chung ...... 70
Bảng 4.8 Phân tích biến động các khoản mục giá thành Dầu cá ..................... 71
Bảng 4.9 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................... 72
Bảng 4.10 Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp.................................................................................................................... 72
Bảng 4.11 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp ............................ 72
Bảng 4.12 Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 4.13 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung ................................... 75
Bảng 4.14 Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi phí sản xuất chung .... 75
ix
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm theo chi phí thực tế ................................................................................. 11
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................ 15
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp..................................... 17
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung............................................ 20
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất ......................................... 22
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Tây Nam ................................... 28
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty.................................................. 30
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................... 32
Hình 3.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
.......................................................................................................................... 37
Hình 3.5 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
.......................................................................................................................... 38
Hình 4.1 Sơ đồ tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành Bột cá ......... 63
Hình 4.2 Sơ đồ tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành Dầu cá ........ 64
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
BHTN
:
Bảo hiểm thất nghiệp
CP
:
Chi phí
CCDC
:
Cộng cụ dụng cụ
CK
:
Cuối kỳ
DD
:
Dở dang
ĐK
:
Đầu kỳ
đ/m
:
Định mức
đ/kg
:
Đồng trên kilogam
FM
:
Bột cá
FO
:
Dầu cá
GTGT
:
Giá trị gia tăng
K/c
:
Kết chuyển
KG
:
Kilogam
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
MĐHT
:
Mức độ hoàn thành
NVL
:
Nguyên vật liệu
NC
:
Nhân công
NCTT
:
Nhân công trực tiếp
PX
:
Phân xƣởng
SL
:
Số lƣợng
SP
:
Sản phẩm
SXC
:
Sản xuất chung
TK
:
Tài khoản
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ
:
Tài sản cố định
VNĐ
:
Việt nam đồng
xi
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất nƣớc ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
với nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, rất
cần đến sự đóng góp của tất cả các ngành kinh tế, mà trong đó ngành công nghiệp
thủy sản chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã
hội, đồng thời đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân. Trong
một số năm gần đây, sản lƣợng tiêu thụ của ngành thủy sản ngày một tăng.
Việc tận dụng phụ phẩm từ mặt hàng thủy sản nói chung và phụ phẩm cá tra
nói riêng để sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng đƣợc chú trọng hơn.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc tối đa hoá lợi nhuận đƣợc các
doanh nghiệp đặt mối quan tâm lên hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến sự
sống còn của doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, ngoài các yếu tố nhƣ
vốn, nguồn nguyên liệu, thị trƣờng…thì một trong những nội dung có ý nghĩa
quan trọng là công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trong nền
kinh tế thi trƣờng, các doanh nghiệp phải chịu chi phối bởi tác động của các
yếu tố khách quan bên ngoài, cũng nhƣ sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh
nghiệp khác nhất là cạnh tranh về giá cả. Do đó, sản phẩm của doanh nghiệp
muốn tiêu thụ đƣợc thì phải dành đƣợc lợi thế trong cạnh tranh, mà cách tốt
nhất là doanh nghiệp phải phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm của mình.
Tổ chức tập hợp chi phí và xác định giá thành sản phẩm nhằm tính đúng,
tính đủ, tính chính xác chi phí cho một đơn vị sản phẩm để từ đó có kế hoạch
quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận.
Bên cạnh đó, việc phân tích giá thành để đề ra các biệp pháp hạ giá thành sản
phẩm đồng nghĩa với việc tích lũy, tạo nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh
doanh, là cơ sở để doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm, nhằm giành đƣợc thắng
lợi trƣớc các đối thủ cạnh tranh cùng nghành. Nhận thức đƣợc vấn đề đó việc
thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách đúng
đắn là hết sức cần thiết và quan trọng, là vấn đề quan tâm hàng đầu của lãnh
đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Tây Nam.
Với phƣơng châm lý thuyết gắn liền với thực tế, sau một thời gian thực
tập, đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô giáo và lãnh đạo, phòng kế
toán Công ty, với tất cả các tài liệu thu thập về quá trình sản xuất kinh doanh,
em đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất
nhập khẩu Tây Nam”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tây Nam.
1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm.
- Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố chi phí sản xuất đến giá thành sản
phẩm.
- Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản
phẩm và hiệu quả hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
- Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất, tính giá thành sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tại đƣợc tiến hành trong Công ty trách nhiệm nhiệm hữu hạn xuất
nhập khẩu Tây Nam.
1.3.2 Thời gian
Số liệu dùng để tính giá thành trong tháng 12/2012.
Số liệu dùng để phân tích sự biến động của giá thành từ tháng 10/2012
đến tháng 12/2012.
Số liệu phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010
đến tháng 6/2013.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chi phí sản xuất và giá thành tại công
ty Tây Nam.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đinh Viết Tuyết Hiền (2009) đã thực hiện nghiên cứu “Kế toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá An Giang”, luận văn đại học,
Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của
công ty, thu thập số liệu sơ cấp bằng phƣơng pháp bán cấu trúc (không lập bản
câu hỏi, chỉ liệt kê những vấn đề cần hỏi) đối với nhân viên kế toán, và quan
sát quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ của công ty để đánh giá công tác
tổ chức kế toán. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ
thực tế phát sinh, ghi sổ kế toán. Tác giả còn sử dụng phƣơng pháp so sánh
liên hoàn để phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố chi phí cấu thành sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác tổ chức kế toán của công ty còn nhiều
hạn chế nhƣ không mở sổ chi tiết, phân bổ chi phí nguyên vật liệu theo số
lƣợng sản phẩm hoàn thành làm cho giá thành chƣa chính xác. Từ đó tác giả
đã đề ra những giải pháp giúp công ty cải thiện công tác kế toán nhƣ giải pháp
tiết kiệm chi phí, kế toán cần mở sổ chi tiết để thuận tiện cho công tác quản lý,
đánh giá hiệu quả kinh doanh.
2
Võ Thị Cẩm Vân (2011) với nghiên cứu “Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm nƣớc tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Cấp nƣớc và Môi trƣờng Đô thị Đồng Tháp”, luận văn đại học, Đại học Cần
Thơ. Nội dung: Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán, tìm hiểu
quá trình lƣu chuyển chứng từ của công ty và tiến hành hạch toán một số
nghiệp vụ thực tế phát sinh, ghi sổ kế toán. Đồng thời, tác giả còn sử dụng
phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối để phân tích ảnh hƣởng của
các yếu tố chi phí cấu thành sản phẩm. Nghiên cứu cho thấy, công tác tổ chức
kế toán của công ty khá tốt nhƣng cũng còn nhiều hạn chế nhƣ tỷ lệ thất thoát
nƣớc cao (40%), chi phí điện cao. Từ đó tác giả đã đề ra những giải pháp giúp
công ty cải thiện công tác kế toán nhƣ theo dõi chặt chẽ quy trình sản xuất,
kiểm tra thƣờng xuyên định mức tiêu hao để giảm bớt tình trạng thất thoát
nƣớc, bên cạnh đó công ty cần thay thế một số thiết bị cũ, sử dụng máy móc
thiết bị hiện đại để hạn chế điện tiêu hao.
Trƣơng Kim Thành (2009) đã nghiên cứu đề tài “Kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu
thủy sản CADOVIMEX”, luận văn đại học, Đại học Cần Thơ. Trong luận văn
này, tác giả cũng sử dụng số liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ phòng kế toán của
công ty để tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Ngoài ra, tác
giả cũng sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích sự biến động của các yếu
tố cấu thành sản phẩm và có những nhận xét về ảnh hƣởng của giá thành tới
hoạt động kinh doanh tại công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống kế
toán của công ty luôn phản ánh kịp thời và đầy đủ các loại chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó, còn một số vấn đề tồn tại nhƣ chi phí sản xuất còn khá cao, giá
cả nguyên vật liệu biến động liên tục ảnh hƣởng đến việc thu mua nguyên vật
liệu đầu vào. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu
vào bền vững, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Đoàn Bảo Ngọc (2008) với nghiên cứu “Phân tích giá thành tại công ty
cổ phần may Tiền Tiến tỉnh Tiền Giang”, luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.
Tác giả thu thập số liệu từ hồ sơ, sổ sách của công ty, đồng thời phỏng vấn và
trao đổi trực tiếp với nhân viên của công ty để tìm hiểu về nguyên nhân biến
động giá thành sản phẩm. Tác giả có những đánh giá chung về biến động của
tất cả các sản phẩm, chú trọng phân tích biến động các khoản mục giá thành
của các mặt hàng. Sau khi nghiên cứu, tác giả thấy rằng chi phí nguyên vật
liệu giảm đáng kể so với kế hoạch, nhƣng chi phí nhân công và chi phí sản
xuất chung tăng lên ảnh hƣởng không tốt đến giá thành sản phẩm. Do đó, tác
giả đã đề xuất một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhƣng vẫn đảm bảo
đƣợc chất lƣợng sản phẩm.
Hồ Hiền Hạnh (2010) với nghiên cứu “Phân tích sự biến động chi phí
sản xuất tại công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau”,
luận văn đại học, Đại học Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu: Tác giả có những
đánh giá chung về biến động của tất cả các sản phẩm. Bên cạnh đó, tác giả sử
dụng phƣơng pháp so sánh và thay thế liên hoàn để phân tích biến động chi
phí sản xuất và ảnh hƣởng của sự biến động chi phí đến quá trình sản xuất,
phân tích biến động chi phí sản xuất giữa thực tế so kế hoạch qua các năm,
3
phân tích cơ cấu của một số mặt hàng chủ lực. Qua nghiên cứu cho thấy, giá
thành sản phẩm tăng qua các năm là do nguồn cung cấp nguyên vật liệu không
ổn định gây ra thừa, thiếu nguyên vật liệu, chi phí thay thế, lắp đặt cao do thiết
bị sản xuất cũ kỹ, lạc hậu. Từ đó, tác giả đề ra một số biện pháp giảm chi phí
nhƣ không thu mua nhỏ lẻ để giảm chi phí thu mua, xây dựng mức tiêu hao để
kiểm soát chi phí…
Qua lƣợc khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu sử
dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán, bên cạnh đó còn tiến hành
phỏng vấn nhân viên kế toán và quan sát quy trình hạch toán luân chuyển
chứng từ tại đơn vị. Từ đó, các tác giả thực hiện hạch toán một số nghiệp vụ
thực tế phát sinh và ghi sổ kế toán. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trƣơng Kim
Thành (2009), Võ Thị Cẩm Vân (2011) còn nhiều hạn chế nhƣ chƣa hạch toán
sổ kế toán, trình bày thực trạng kế toán tại đơn vị chƣa đầy đủ. Do vậy, nghiên
cứu này kế thừa phƣơng pháp nghiên cứu của Đinh Viết Tuyết Hiền (2009),
Trƣơng Kim Thành (2009) và Đoàn Bảo Ngọc (2008). Nghiên cứu này trình
bày thực tế công tác kế toán tại đơn vị, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, phản ánh các chứng từ kế toán và tiến hành ghi sổ chi tiết, sổ cái và sổ
nhật ký chung. Đồng thời, sử dụng các phƣơng pháp thống kê, hạch toán,
phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp thay thế liên hoàn để phân tích sự biến
động của các yếu tố cấu thành sản phẩm.
4
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Kế toán chi phí sản xuất
Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất đƣợc tham khảo từ tác
giả Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2009. Kế toán chi phí. TP. Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Lao động, trang 22-23.
a. Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống (tiền
lƣơng và các khoản trích theo lƣơng) và lao động vật hóa (nguyên vật liệu,
nhiên liệu, khấu hao TSCĐ…) mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất kinh
doanh trong một kỳ nhất định.
b. Phân loại
* Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Toàn bộ chi phí đƣợc chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Là tiền lƣơng chính, tiền lƣơng phụ, các khoản
trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phải trả khác
cho công nhân viên chức trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là phần giá trị hao mòn của tài sản
cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản tiền điện, tiền nƣớc, điện
thoại, thuê mặt bằng…
- Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí sản xuất kinh doanh khác
chƣa đƣợc phản ánh trong các chi phí trên nhƣng đã chi bằng tiền nhƣ chi phí
tiếp khách, hội nghị…
* Phân loại theo chức năng hoạt động
Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh
để phân loại. Toàn bộ chi phí đƣợc chia thành 2 loại là chi phí sản xuất và chi
phí ngoài sản xuất.
-
Chi phí sản xuất:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
Trong 3 loại chi phí trên có sự kết hợp với nhau:
5
Kết hợp giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp đƣợc gọi là chi phí ban đầu, thể hiện chi phí chủ yếu cần thiết khi bắt đầu
sản xuất.
Kết hợp giữa chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đƣợc
gọi là chi phí chuyển đổi, thể hiện chi phí cần thiết để chuyển nguyên vật liệu
thành sản phẩm.
- Chi phí ngoài sản xuất
Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý
chung toàn doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa; bao gồm các khoản chi phí nhƣ vận chuyển, bốc vác, bao bì,
lƣơng nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và
những chi phí liên quan đến bảo quản, dự trữ sản phẩm, hàng hóa.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ những chi phí chi ra cho
việc tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành
chính, kế toán, quản lý chung.
* Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh
Theo cách phân loại này chi phí đƣợc chia thành 2 loại:
- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất sản phẩm hoặc mua bán hàng hóa.
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và đƣợc
tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có
chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì
chúng ta đƣợc tính thành phí tổn của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh.
* Ngoài ra còn có cách phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu
chi phí và phân loại theo cách ứng xử của chi phí
c. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phì nguyên vật liệu trực
tiếp (chi phí nguyên vật liệu chính)
Phƣơng pháp này áp dụng thích hợp trong trƣờng hợp chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá
thành sản phẩm. Do vậy, trong sản phẩm trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm
giá trị vật liệu chính và đƣợc xác định nhƣ sau:
CP NVL trực
CP NVL trực
tiếp (chính) trong SP + tiếp (chính) phát
dở dang đầu kỳ
sinh trong kỳ
Giá trị vật liệu
chính nằm trong =
sản phẩm dở dang
Số lƣợng sản
+
cuối kỳ
phẩm hoàn thành
6
x
Số lƣợng SP dở
dang cuối kỳ
SLSP dở
dang CK
(2.1)
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương:
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phƣơng pháp này phù hợp trong
trƣờng hợp chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản
xuất chung đều chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lƣợng sản phẩm dở dang để quy ra
sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thƣờng dựa
vào giờ công hoặc tiền lƣơng định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc
đánh giá, phƣơng pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn
các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số theo số thực tế.
Giá trị vật liệu
chính nằm trong =
sản phẩm dở dang
cuối kỳ
SL sản phẩm hoàn
CP NVL trực
CP NVL trực
tiếp (chính) trong SP + tiếp (chính) phát
dở dang đầu kỳ
sinh trong kỳ
x
Số lƣợng sản
phẩm hoàn thành
CP VLP bỏ
dần vào SX trong =
sản phẩm dở dang
SL SP
+
cuối kỳ
hoàn thành
CP sản xuất
chung trong =
sản phẩm dở dang
cuối kỳ
+ Số lƣợng SP dở
dang cuối kỳ
= SL sản phẩm DD CK * Mức độ % hoàn thành
thành tƣơng đƣơng
CP VLP trực
tiếp sản xuất
trong kỳ
CP VLP trong
sản phẩm
+
dở dang đầu kỳ
CP nhân công
trực tiếp trong =
sản phẩm dở dang
cuối kỳ
SLSP dở
dang CK
SL sản phẩm hoàn
thành tƣơng đƣơng
CP NC trực
tiếp trong SP +
dở dang đầu kỳ
CP NC trực
tiếp phát sinh
trong kỳ
SL sản phẩm hoàn
thành tƣơng đƣơng
SL SP
+
hoàn thành
CP sản xuất
CP sản xuất
chung trong SP + chung phát sinh
dở dang đầu kỳ
trong kỳ
CP sản xuất =
dở dang cuối kỳ
SL SP
+
hoàn thành
(2.2)
+
SL sản phẩm hoàn
thành tƣơng đƣơng
(2.4)
7
+
(2.5)
+
(2.2)
(2.3)
SL sản phẩm
x hoàn thành
tƣơng đƣơng
(2.4)
SL sản phẩm
x
hoàn thành
tƣơng đƣơng
(2.5)
SL sản phẩm
x hoàn thành
tƣơng đƣơng
(2.6)
(2.6)
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Đối với những sản phẩm có khối lƣợng sản phẩm dở dang ở các khâu
trong dây chuyền sản xuất tƣơng đối đồng đều nhau, có thể vận dụng mức độ
hoàn thành chung của sản phẩm dở dang là 50% để tính, sẽ giảm bớt đƣợc
công việc xác định mức độ hoàn thành ở từng công đoạn. Phƣơng pháp tính
này còn gọi là phƣơng pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến. Chi phí chế
biến gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Phân bổ chi phí chế biến của mỗi giai đoạn cho sản phẩm dở dang giống
nhƣ phƣơng pháp ƣớc lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng, nhƣng mức độ hoàn
thành là 50% .
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
Theo phƣơng pháp này, giá trị sản phẩm dở dang đƣợc xác định dựa vào
định mức tiêu hao hoặc chi phí kế hoạch cho các khâu, các bƣớc chế tạo sản
phẩm. Vì vậy, phƣơng pháp này chỉ phát huy tác dụng khi hệ thống định mức
chi phí có mức độ chính xác cao.
Công thức nhƣ sau:
CP NVL trực tiếp = SLSP dở dang CK x Định mức CP NVL
(2.7)
CP NC trực tiếp = SLSP dở dang CK x Định mức CP NC x MĐHT (2.8)
trong SPDDCK
CP sản xuất chung = SLSP dở dang CK x Định mức CP SXC x MĐHT (2.9)
trong SPDDCK
CP sản xuất dở dang cuối kỳ = (2.7) + (2.8) + (2.9)
2.1.1.2 Kế toán giá thành sản phẩm
Những vấn đề chung về giá thành sản phẩm đƣợc tham khảo từ tác giả
Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2009. Kế toán chi phí. TP. Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Lao động, trang 45- 46.
a. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất của một khối lƣợng sản phẩm,
đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp tiến hành sản xuất.
b. Phân loại
* Phân loại theo thời điểm xác định
Đối với doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm đƣợc chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành đƣợc tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất
kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế
hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành đƣợc tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất
kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế
hoạch.
8
Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau
nhƣ sau:
Giá thành
Kế hoạch
Tổng sản phẩm
Giá thành
định mức
=
theo kế hoạch
*
(2.10)
Giá thành định mức theo sản lƣợng thực tế là chỉ tiêu quan trọng để các
nhà quản trị làm căn cứ để phân tích, kiểm soát chi phí và ra quyết định.
- Giá thành thực tế: Là giá thành đƣợc xác định sau khi đã hoàn thành việc
chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất
kinh doanh thực tế đạt đƣợc.
* Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành
Giá thành sản phẩm đƣợc chia thành 2 loại:
- Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối
lƣợng công việc, sản phẩm hoàn thành.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung.
- Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối
lƣợng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm.
Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và đƣợc tính nhƣ sau:
Giá thành toàn bộ
(Giá thành tiêu thụ)
Giá thành
=
sản xuất
Chi phí ngoài
+
sản xuất
(2.11)
c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
* Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản dơn)
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản
xuất giản đơn, quy trình chỉ sản xuất ra 1 loại sản phẩm chính duy nhất.
Giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp này đƣợc tính theo công thức sau:
Tổng giá thành
sản phẩm
hoàn thành
Giá trị sản
Tổng chi phí
= phẩm dở dang + sản xuất phát sinh đầu kỳ
trong kỳ
Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
(2.12)
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Số lƣợng sản phẩm hoàn thành
(2.13)
* Phương pháp hệ số
Phƣơng pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá
trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lƣợng lao động nhƣng
thu đƣợc đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau.
9
Các doanh nghiệp sành sứ, hóa chất, thuỷ tinh, sản xuất giầy dép, may
mặc...thƣờng áp dụng phƣơng pháp tính giá thành này.
Trong trƣờng hợp này, đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn
bộ quy trình công, đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm chính hoàn
thành. Trình tự hạch toán theo phƣơng pháp hệ số nhƣ sau:
- Bước 1: Dựa vào hệ số tính giá thành để quy đổi tất cả sản phẩm về 1 loại
sản phẩm chuẩn (sản phẩm có hệ số bằng 1).
Tổng SP chuẩn = Tổng số lƣợng SP loại (i) x Hệ số của SP loại (i) (2.14)
- Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (áp dụng 1 trong các
phƣơng pháp xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ đã nêu ở nội dung trên)
- Bước 3: Xác định tổng giá thành của sản phẩm chuẩn
Tổng giá thành Chi phí sản
Chi phí sản
Chi phí sản
thực tế sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
phẩm chuẩn
đầu kỳ
trong kỳ
cuối kỳ
(2.15)
- Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn:
Giá thành thực tế của sản phẩm chuẩn
Giá thành đơn vị SP chuẩn =
Tổng số lƣợng sản phẩm chuẩn
(2.16)
- Bước 5: Xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm chính:
Giá thành đơn vị
của từng loại
sản phẩm
=
Giá thành
đơn vị của
sản phẩm gốc
*
Hệ số quy đổi
sản phẩm
loại (i)
(2.17)
* Phương pháp tỷ lệ
Phƣơng pháp tính giá thành tỷ lệ áp dụng thích hợp trong trƣờng hợp cùng
một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu đƣợc các sản phẩm cùng loại
với chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau.
Trong trƣờng hợp này đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy
trình công nghệ, đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
Công thức tính nhƣ sau:
- Tính tổng giá thành định mức (hoặc tổng giá thành kế hoạch) của các loại
sản phẩm theo sản phẩm theo sản lƣợng thực tế
Tổng giá thành
= ∑ ( ZĐM x SL thực tế từng loại sản phẩm)
(2.18)
định mức
- Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ, chi phí sản
phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của quy trình để tính tổng giá thành thực tế
của các loại sản phẩm.
Tổng giá thành
Chi phí sản
Chi phí sản
Chi phí sản
thực tế của các = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
loại sản phẩm
đầu kỳ
trong kỳ
cuối kỳ
(2.19)
10
- Tính tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành định mức
(2.20)
Tổng giá thành thực tế của các loại thành phẩm
Tỷ lệ
=
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm
- Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm
Giá thành thực tế = ZĐM x Tỷ lệ
(2.21)
* Ngoài ta còn có phương pháp loại trừ sản phẩm phụ, phương pháp liên
hợp, phương pháp phân bước.
2.1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Một đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất tƣơng ứng với một đối tƣơng
tính giá thành sản phẩm nhƣ trong các quy trình cộng nghệ sản xuất đơn giản.
Một đối tƣợng tập hợp chi phí tƣơng ứng với nhiều đối tƣợng tính giá
thành sản phẩm nhƣ trong các quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại
sản phẩm khác nhau
Nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất tƣơng ứng với một đối tƣợng
tính giá thành sản phẩm nhƣ trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp
gồm nhiều công đoạn khác nhau.
2.1.2 Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm theo chi phí thực tế
Quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo chi phí thực tế có thể tiến hành theo quy trình khác nhau. Quá trình này
có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Chi phí sản xuất thực tế
đầu vào
Chi phí sản xuất thực tế
đầu ra
(Chi phí sản xuất dở dang
đầu kỳ + Chi phí sản xuất
thực tế phát sinh trong kỳ)
(Giá thành thực tế sản
phẩm + Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ)
Nguồn: Phạm Văn Dược và cộng sự, 2009.
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế
Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo chi phí thực tế có thể trình bày qua các bƣớc cơ bản sau:
- Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành,
kỳ tính giá thành và kết cấu giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại sản
phẩm.
11
- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí.
- Tổng hợp chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tƣợng tính giá
thành.
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Xác định tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm.
2.1.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo chi phí thực tế
Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi
phí thực tế đƣợc trình bày dựa trên tham khảo từ tác giả Phạm Văn Dƣợc và
cộng sự, 2009. Kế toán chi phí. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động,
trang 52- 54.
2.1.3.1 Mục tiêu
- Lập báo cáo tài chính.
- Hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh.
- Nghiên cứu cải tiến sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí.
2.1.3.2 Đặc điểm
- Tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh.
- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế
phát sinh đã tập hợp.
- Giá thành sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất thực tế.
2.1.3.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
a. Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập
hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tƣợng tập hợp chi phí
sản xuất là xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào (phân xƣởng, bộ phận,
quy trình sản xuất…) và thời kỳ chi phí phát sinh (trong kỳ hay kỳ trƣớc) để
ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B…)
Để xác định đƣợc đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất ngƣời ta thƣờng dựa
vào những căn cứ nhƣ:
- Căn cứ vào địa bàn sản xuất
- Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất
- Căn cứ vào tính chất quy trình công nghệ sản xuất
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, trình độ của ngƣời làm công tác kế toán
- Căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm sản xuất…
Các đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất có thể là phân xƣởng sản xuất, quy
trình công nghệ sản xuất, sản phẩm hay nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, công
trƣờng thi công…
12