Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

tội tham ô tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.67 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2012 – 2015
ĐỀ TÀI

TỘI THAM Ô TÀI SẢN
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hƣớng dẫn:
NGUYỄN THU HƢƠNG
Bộ môn: Luật tƣ pháp

Cần Thơ, tháng 12 năm 2014

Sinh viên thực hiện:
HỒ QUỐC THÁI
MSSV: S120082
Lớp: Luật văn bằng 2
Khóa: 38


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn
MỤC LỤC




LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 6
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 7
3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7
5. Bố cục luận văn ............................................................................................................. 8
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN ................................ 9
1.1. Khái quát chung các tội phạm về tham nhũng ..................................................... 9
1.1.1. Khái niệm các tội phạm tham nhũng............................................................ 9
1.1.2. Đặc điểm các tội phạm tham nhũng ........................................................... 11
1.1.3. Dấu hiệu pháp lý các tội phạm tham nhũng .............................................. 14
1.2. Khái quát về tội tham ô tài sản ............................................................................. 15
1.2.1. Khái niệm tội tham ô tài sản ....................................................................... 15
1.2.2. Nguyên nhân của tội tham ô tài sản ........................................................... 16
1.2.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản qua các
thời kỳ ............................................................................................................................. 17
1.2.3.1. Từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ...................................... 17
1.2.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự
1985 ra đời ...................................................................................................................... 18
1.2.3.3. Trong Bộ luật hình sự 1985............................................................... 19
1.2.3.4. Từ Bộ luật hình sự 1999 đến nay ...................................................... 19
1.3. Quy định quốc tế về tội tham ô tài sản trong Công ƣớc của Liên hiệp quốc về
chống tham nhũng năm 2003 ....................................................................................... 20
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm tham ô tài sản ........................................ 22
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
TỘI THAM Ô TÀI SẢN ............................................................................................... 24
2.1. Căn cứ pháp lý của tội tham ô tài sản .................................................................. 24
2.2. Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản ............................................................... 25
2.2.1. Khách thể của tội tham ô tài sản................................................................. 25

2.2.2. Mặt khách quan của tội tham ô tài sản ...................................................... 25
2.2.3. Chủ thể của tội tham ô tài sản .................................................................... 28
2.2.4. Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản .......................................................... 30
2


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

2.3. Hậu quả pháp lý khi phạm tội tham ô tài sản trong các trƣờng hợp cụ thể .... 30
2.3.1. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 1 Điều 278 .................... 30
2.3.2. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 2 Điều 278 .................... 31
2.3.3. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 3 Điều 278 .................... 35
2.3.4. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc khoản 4 Điều 278 .................... 36
2.3.5. Hình phạt bổ sung đối với tội tham ô tài sản ............................................. 37
2.4. So sánh tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam với quy định về hành
vi tham ô trong Công ƣớc Liên hiệp quốc năm 2003 ................................................. 37
2.5. Những điểm giống và khác nhau giữa tội tham ô tài sản với một số tội phạm
khác ................................................................................................................................ 39
2.5.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tội tham ô tài sản và tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ......................................................................... 39
2.5.2. Những điểm giống và khác nhau giữa tội tham ô tài sản và tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản .......................................................................................... 41
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở NƢỚC TA – NHỮNG
HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG ......................................................... 43
3.1. Thực trạng về tội tham ô tài sản ........................................................................... 43
3.1.1. Thực trạng tội tham ô trên phạm vi cả nƣớc.............................................. 44
3.1.2. Thực trạng tội tham ô trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ................................. 45

3.2. Những hạn chế dẫn đến thực trạng hiện nay ...................................................... 46
3.2.1. Trong quy định của pháp luật hình sự ....................................................... 46
3.2.2. Trong việc giải thích pháp luật ................................................................... 47
3.2.3. Một số hạn chế khác .................................................................................... 51
3.3. Một số kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong quy định về tội
tham ô tài sản................................................................................................................. 53
3.3.1. Đối với những hạn chế trong quy định pháp luật ...................................... 53
3.3.2. Đối với việc giải thích pháp luật ................................................................. 55
3.3.3. Một số giải pháp khác phòng, chống tội tham ô tài sản ............................ 56
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã đặt vấn đề xây dựng bộ máy Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân thật sự
trong sạch, vững mạnh. Hồ Chí Minh đã đề xuất phong trào “3 xây, 3 chống”1, viết
nhiều sách về chống tham ô, lãng phí, quan liêu, trong đó Ngƣời nêu rõ khái niệm và
các biểu hiện của chúng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tham ô “là trộm cướp, là
hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. Đối với cán bộ thì tham ô là
“Ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà
khai nhiều…”, đối với nhân dân thì tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế. Tại
Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với
chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Và trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, kinh tế là lĩnh
vực luôn tiềm ẩn khả năng tham ô lớn. Nhận thức rõ đƣợc mức độ nghiêm trọng và
những hậu quả nguy hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ
trƣơng, biện pháp đấu tranh nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và đạt đƣợc
những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn diễn ra phổ biến làm
giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc, gây bất bình trong nhân dân.
Trong các tội về tham nhũng thì “Tham ô tài sản” là một tội điển hình đƣợc quy định

đầu tiên trong các tội về tham nhũng. Với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, các đối tƣợng phạm tội đã thực hiện nhiều vụ án có tính
chất ngày càng phức tạp với mức độ, hậu quả ngày càng nghiêm trọng.
Vì vậy, tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên hành vi này luôn bị
luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm. Trƣớc khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu
lực, luật hình sự Việt Nam chỉ quy định tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Khi xây
dựng Bộ luật hình sự năm 1999, cơ cấu của nền kinh tế đã có sự thay đổi. Lúc này,
ngƣời có chức vụ, quyền hạn không chỉ quản lý tài sản thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa
mà cũng có thể quản lý cả tài sản của công dân khác cũng nhƣ tài sản khó xác định
thuộc sở hữu nào. Do vậy, hành vi tham ô có thể xảy ra đối với tất cả các loại tài sản.
Đó là lý do mà Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định tội tham ô tài sản. Đồng thời
Bộ luật hình sự xếp tội này vào Chƣơng “Các tội phạm chức vụ” (nhóm các tội tham
nhũng) mà không xếp vào Chƣơng “Các tội xâm phạm sở hữu”. Việc sắp xếp này

1

Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sưu tập báo cắt dán về cuộc vận động “ba xây, ba chống”, Lê Thị Lanh,
[Truy cập ngày
20/11/2014].

6


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

nhằm nhấn mạnh đặc trƣng nguy hiểm cho xã hội của tội này là sự lợi dụng chức vụ
quyền hạn, là tính tham nhũng của hành vi.

Tình hình tội phạm tham ô ở nƣớc ta hiện nay đang diễn ra cả ở chiều rộng lẫn
chiều sâu và sức công phá của nó không phải chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà cả
chính trị, xã hội. Trong khi đó, những quy định và sự giải thích các quy định này của
pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản vẫn còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc
trong thực tiễn áp dụng bên cạnh những mặt hạn chế khác. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài khoa học “Tội tham ô tài sản– Những vấn đề lý luận và thực tiễn” là một
yêu cầu khách quan và bức thiết nhằm lý giải một cách khoa học những vấn đề đang
đặt ra trong thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm phân tích những quy định hiện hành của pháp luật
hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản, qua đó thấy đƣợc những hạn chế, vƣớng mắc
trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này.
Trên cơ sở những hạn chế, vƣớng mắc ngƣời viết sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm
góp phần hoàn thiện khả năng áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội tham ô tài
sản trên thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu nhƣ trên, ngƣời viết sẽ trình bày khái quát những vấn
đề lý luận chung về tội tham ô tài sản; tập trung nghiên cứu, phân tích quy định của
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 ở khía cạnh dấu hiệu pháp lý và hậu
quả pháp lý của tội phạm này. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích thực tiễn vận dụng
pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử tội tham ô tài sản từ năm 2010 đến nay, phân
tích những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội
tham ô tài sản và đề cập đến một số tồn tại trong quy định pháp luật liên quan của tội
phạm này. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đƣa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy phạm pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản và một số giải pháp hỗ trợ
khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích đã đặt ra, trên cơ sở phép duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng
pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phƣơng pháp tổng hợp, đánh


7


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong các công trình của
một số nhà nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo của Toà
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng kết công tác xét xử và thông
tin trên mạng Internet để phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề thực tiễn xung
quanh tội tham ô tài sản.
5. Bố cục luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng với kết cấu nhƣ sau:
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở NƢỚC TA –
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG

8


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN
Trong chƣơng này, ngƣời viết sẽ đi vào nghiên cứu phần lý luận về khái niệm,
đặc điểm cũng nhƣ nguyên nhân hình thành các tội phạm tham nhũng nói chung và tội
tham ô tài sản nói riêng, về lịch sử hình thành các quy định về tội tham ô tài sản ở
Việt Nam cũng nhƣ những quy định của quốc tế về tội phạm này. Qua đó, ta sẽ hiểu
rõ hơn bản chất của loại tội phạm này để làm cơ sở cho việc nghiên cứu những quy
định hiện hành về tội tham ô tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam.
1.1. Khái quát chung các tội phạm về tham nhũng
Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm, từ khi có sự phân chia quyền lực và hình
thành Nhà nƣớc, khi con ngƣời bắt đầu sống tập trung thành cộng đồng xã hội. Tham
nhũng, tham ô có thể bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề cao cá nhân, coi trọng biếu
xén, cũng có thể do xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo đức, xã hội biến đổi liên
tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng, tham ô. Tham nhũng, tham ô xuất
hiện nhiều hơn ở các nƣớc có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình
quân trên đầu ngƣời thấp.
Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI)2, tham
nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham nhũng
và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã
hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tƣợng tham
nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị
đƣợc biến thành quyền lực kinh tế. Tham nhũng và tham ô làm chậm sự phát triển
kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nƣớc, đến chừng mực nào đó
nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội.
1.1.1. Khái niệm các tội phạm tham nhũng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2007 thì “Tham nhũng là hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

Và tại Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đƣợc sửa đổi, bổ sung
năm 2007 đã liệt kê 12 hành vi tham nhũng, cụ thể nhƣ sau:

2

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International viết tắt là TI) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế
hoạt động trong công cuộc chống tham nhũng tại các quốc gia, cũng như quốc tế.

9


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hƣởng với ngƣời khác để trục lợi;
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
- Đƣa hối lộ, môi giới hối lộ đƣợc thực hiện bởi ngƣời có chức vụ, quyền hạn
để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phƣơng vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nƣớc vì vụ
lợi;
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật

vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc sửa, đổi bổ sung năm 2009 chỉ quy
định 7 hành vi đƣợc coi là tội phạm có tính chất tham nhũng bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hƣởng đối với ngƣời khác để trục lợi;
- Giả mạo trong công tác.
Nhƣ vậy, theo ngƣời viết thì “Tội phạm tham nhũng” là hành vi của những
ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình đang nắm giữ
để nhằm mục đích trục lợi. Trục lợi ở đây là nhằm mang lại lợi ích cho ngƣời có chức

10


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

vụ, quyền hạn hoặc ngƣời khác mà ngƣời có chức vụ, quyền hạn mong muốn mang
lại lợi ích cho ngƣời đó.
1.1.2. Đặc điểm các tội phạm tham nhũng
Để phân biệt đƣợc các hành vi phạm tội có tính chất tham nhũng với các hành
vi phạm tội khác, ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây:
- Các tội phạm có tính chất tham nhũng là hành vi của những ngƣời có
chức vụ, quyền hạn.

Ta có thể thấy, động cơ của hành vi tham nhũng không tự nhiên sinh ra ở mọi
ngƣời mà chỉ có ở một số đối tƣợng nhất định. Những đối tƣợng nhất định đó phải là
ngƣời nắm trong tay quyền lực và địa vị. Nếu không có chức vụ, quyền hạn, không
nắm giữ bất cứ tài sản nào thì không thể tham nhũng đƣợc.
Ngƣời có chức vụ, quyền hạn là ngƣời do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng
hoặc do một hình thức khác, có hƣởng lƣơng hoặc không hƣởng lƣơng, đƣợc giao
thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công
vụ.
Và theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ công chức là
những ngƣời sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.
Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây
gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách
nhà nƣớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật.

11



Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân
Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hƣởng lƣơng
từ ngân sách nhà nƣớc.
Ngoài những cán bộ, công chức ra, những ngƣời do hợp đồng hoặc do một
hình thức khác, những ngƣời này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ đƣợc
các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp đồng làm một
công việc nhất định thƣờng xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian nhất
định. Những ngƣời này cũng đƣợc coi là ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, họ
chỉ có thể thực hiện một số hành vi phạm tội nhất định.
Ngƣời có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của các tội phạm về
chức vụ khi hành vi phạm tội của họ đƣợc thực hiện trong khi thi hành công vụ, nếu
họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi thi hành công vụ thì không thuộc trƣờng
hợp phạm tội về chức vụ. Tuy nhiên, khẳng định trên không bao gồm các trƣờng hợp
phạm tội có đồng phạm (nhiều ngƣời tham gia), trong đó có ngƣời không thực hiện
hành vi phạm tội trong phạm vi thi hành công vụ, nhƣng trong một vụ án cụ thể, tội
phạm mà họ thực hiện phải có ngƣời thực hiện hành vi phạm tội trong khi thi hành
công vụ.
Mặc dù các tội phạm về chức vụ là do ngƣời có chức vụ thực hiện trong khi
thực hiện công vụ, nhƣng không vì thế mà cho rằng trong một vụ án cụ thể chỉ có
những ngƣời có chức vụ thực hiện tội phạm mà không có những ngƣời khác. Những
ngƣời có chức vụ nhất thiết phải là ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm, nếu là vụ án có
đồng phạm thì họ phải là ngƣời thực hành, còn những ngƣời khác không có chức vụ
có thể là ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục hoặc ngƣời giúp sức.

Tuy nhiên, không phải mọi cán bộ, công chức nắm trong tay quyền lực, địa vị
đều tham nhũng, mà chỉ có những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có
những kẻ nắm giữ quyền lực mang nặng chủ nghĩa thực dụng, thoái hóa, biến chất, lợi
dụng sự tin tƣởng của mọi ngƣời, sự yếu kém trong quản lý Nhà nƣớc… mới bòn rút,
đục khoét, chiếm đoạt tài sản để làm của riêng mình, thỏa mãn sự ích kỷ, ham muốn
của bản thân mình.

12


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

- Một đặc điểm quan trọng khác là tội phạm có tính chất tham nhũng xâm
phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nƣớc, làm giảm uy tín của cơ
quan, tổ chức đối với quần chúng nhân dân.
Hành vi xâm phạm đến cơ quan, tổ chức rất đa dạng và phong phú, nhƣng hành
vi xâm phạm chủ yếu của các tội phạm tham nhũng là xâm phạm đến các hoạt động
đúng đắn của các cơ quan, tổ chức và cũng chỉ xâm phạm đến một số lĩnh vực chứ
không phải xâm phạm hết tất cả các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện
chức năng và mục đích đã đề ra. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công
chức phải chí công, vô tƣ, không đƣợc lợi dụng chức vụ để trục lợi, nhƣng trong cơ
quan, tổ chức nào đó có cán bộ đã tham ô, nhận hối lộ, hoặc lấy tiền của cơ quan, tổ
chức mà mình là thành viên để đƣa hối lộ... là đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn
của cơ quan, tổ chức đó. Có thể nói, những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
bị xâm phạm do các tội phạm về chức vụ gây ra, chính là những quy định của pháp

luật hoặc của điều lệ buộc phải làm mà không làm, cấm không đƣợc làm thì lại làm.
Những quy định cụ thể này đƣợc thể hiện trong từng hành vi phạm tội cụ thể trong
chƣơng “Các tội phạm về chức vụ”.
Ngoài các đặc điểm trên, các tội phạm tham nhũng còn mang những đặc điểm
chung của tội phạm học nhƣ:
- Các tội phạm có tính chất tham nhũng có quy mô hoạt động rất lớn, có tổ
chức, có sự liên kết, có sự chỉ đạo chặt chẽ, phạm vi rộng.
Một đặc điểm chúng ta thƣờng thấy đối với các tội phạm về chức vụ là: Tội
phạm thƣờng đƣợc thực hiện dƣới hình thức đồng phạm, có vụ đƣợc thực với quy mô
rất lớn, có tổ chức chặt chẽ nhƣ: Vụ Tân Trƣờng Sanh, vụ Nhà máy dệt Nam Định, vụ
Tamexco, vụ Epco-Minh Phụng, vụ Mƣờng Tè, vụ nƣớc khoáng Kim Bôi, vụ Trịnh
Vĩnh Bình ở Bà Rịa-Vũng Tàu, vụ tham ô xảy ra ở cầu Sông Hàn-Đà Nẵng, vụ Thuỷ
Cung Thăng Long...
Thủ đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn trƣớc, ngƣời phạm
tội mặc dù đã là ngƣời có chức vụ nhƣng thƣờng móc nối với một số cán bộ có chức,
có quyền cao hơn trong các cơ quan, tổ chức kể cả các cán bộ trong các cơ quan tiến
hành tố tụng để tạo dựng mối quan hệ nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.

13


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

- Các tội phạm có tính chất tham nhũng gây thiệt hại rất lớn nhƣng việc
phát hiện để xử lý lại rất thấp so với thực tế.
Nếu trƣớc đây tài sản bị chiếm đoạt, của hối lộ trong các vụ án tham nhũng
nhiều lắm cũng chỉ một vài trăm triệu đồng, nhƣng đến nay giá trị tài sản bị chiếm

đoạt lên tới hàng chục tỷ đồng thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Những quy định của Bộ
luật hình sự cũng nhƣ các hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng luôn bị lạc hậu so
với tình hình phạm tội xảy ra.
Quá trình hoạt động của các tội phạm này rất dài, có đƣờng dây từ cấp trên
xuống cấp dƣới, có tổ chức chặt chẽ nên rất khó phát hiện, nếu bị sơ hở thì trong nội
bộ cơ quan, tổ chức đã tự điều chỉnh (điều động, luân chuyển,v.v...). Đến khi bị phát
hiện thì hậu quả của hành vi đó đã gây ra thiệt hại rất lớn cho Nhà nƣớc, cho xã hội.
- Sự chai lì của ngƣời có chức vụ, quyền hạn đối với sự răn đe của pháp
luật.
Khi thực hiện các hành vi tham nhũng, những ngƣời có chức vụ quyền hạn đều
lƣờng trƣớc đƣợc kết cục và hậu quả hành vi của họ. Nhƣng sao họ vẫn thực hiện
hành vi tham nhũng? Điều đó cho ta thấy rằng luật có thể vẫn chƣa đủ nghiêm khắc
hoặc những ngƣời có chức vụ quyền hạn tin tƣởng vào một sự “che chở” nào đó.
1.1.3. Dấu hiệu pháp lý các tội phạm tham nhũng
Từ khái niệm và đặc điểm về các tội phạm tham nhũng trên cho ta thấy tội
phạm tham nhũng có các dấu hiệu pháp lý sau:
* Khách thể: Tình hình tội phạm tham nhũng hiện nay đang làm cho hoạt động
của cơ quan nhà nƣớc trở nên sai lệch, thiếu đi sự đúng đắn, làm giảm lòng tin của
nhân dân vào Đảng, Nhà nƣớc và ngƣời cán bộ, công chức. Các tội phạm về tham
nhũng đã xâm phạm trƣớc hết là về tính đúng đắn của hoạt động quản lý nhà nƣớc, uy
tín của cơ quan Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh đó một số hành vi tham nhũng còn xâm phạm
đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
* Chủ thể: Ta có thể thấy, tại tiêu đề chƣơng XXI của Bộ luật hình sự hiện
hành đã thể hiện đƣợc dấu hiệu về chủ thể của các tội phạm về tham nhũng. Đó là dấu
hiệu chức vụ, quyền hạn. Chỉ những ngƣời có chức vụ, quyền hạn mới trở thành chủ
thể của loại tội phạm này. Nhƣ đã đề cập ở phần trên, chủ thể của các tội phạm tham
nhũng là ngƣời do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có
hƣởng lƣơng hoặc không hƣởng lƣơng, đƣợc giao thực hiện một công vụ nhất định và
14



Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ; là những cán bộ, công chức, cán
bộ cấp xã đƣợc quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
* Mặt khách quan: Đòi hỏi ngƣời phạm tội phải có hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình để thực hiện một trong những hành vi phạm tội đã đƣợc quy định
từ Điều 278 đến Điều 284 của Bộ luật hình sự3. Dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn
là dấu hiệu về mặt khách quan để xác định hành vi nào là tội phạm tham nhũng.
* Mặt chủ quan: Ngƣời phạm tội đã thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp,
lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình thực hiện một trong những hành vi đƣợc quy
định tại mục A, chƣơng XXI, Bộ luật hình sự.
Nhƣ vậy, dựa vào các dấu hiệu pháp lý trên ta có thể phân biệt đƣợc tội phạm
tham nhũng với các tội phạm khác trong Bộ luật hình sự và qua đó sẽ giúp ta xác định
chính xác tội danh trong cấu thành tội phạm.
1.2. Khái quát về tội tham ô tài sản
1.2.1. Khái niệm tội tham ô tài sản
Để có đƣợc khái niệm về tội phạm tham ô tài sản, trƣớc hết ta cần tìm hiểu thế
nào là tham ô tài sản.
Theo từ điển tiếng Việt thì tham ô là lợi dụng quyền hành lấy cắp của công.
Cũng theo từ điển tiếng Việt thì tài sản là của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu
dùng. Nhƣ vậy, ta có thể hiểu tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lấy cắp
của cải, vật chất của công.
Tội phạm tham ô tài sản là tội phạm đƣợc Nhà nƣớc ta quy định từ rất sớm,
ngay sau khi giành chính quyền. Điều đó thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc
ta là cƣơng quyết đấu tranh đối với loại tội phạm này, bởi vì cùng một lúc nó xâm hại

đến hai khách thể quan trọng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và quan hệ
sở hữu tài sản. Hai khách thể này là nền tảng hoạt động của mọi Nhà nƣớc và mọi chế
độ xã hội. Tội phạm tham ô tài sản xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ
chức làm suy giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, làm giảm lòng tin của quần chúng
nhân dân vào các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nƣớc. Sự ảnh hƣởng của loại tội
phạm này không nhỏ khi nó còn xâm phạm đến khách thể là quan hệ sở hữu tài sản,
ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế, làm thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc. Nhƣ vậy,
với những ảnh hƣởng lớn mà loại tội phạm này có thể gây ra cho thấy sự cần thiết
phải có một chế tài đủ mạnh để phòng, chống một cách hiệu quả loại tội phạm này.

3

Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

15


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Theo Điều 278 Bộ luật hình sự 2009, chúng ta có thể hiểu khái niệm cơ bản về
tội tham ô tài sản, đó là: hành vi của những người nắm giữ chức vụ, quyền hạn, họ đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản
lý.
Việc ngƣời có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt
tài sản để có thể cấu thành tội tham ô tài sản thì cần phải có mối quan hệ giữa chức
vụ, quyền hạn đó với tài sản mà ngƣời đó chiếm đoạt, tức là chức vụ đó cần phải gắn
liền với tài sản bị chiếm đoạt. Ví dụ: Thủ quỹ của một cơ quan, tổ chức thì chức vụ,

quyền hạn là quản lý thu chi quỹ của cơ quan, tổ chức có mối quan hệ quản lý trực
tiếp với tài sản là tiền quỹ của cơ quan, tổ chức, khi ngƣời thủ quỹ đó lợi dụng việc
quản lý tiền quỹ của mình để chiếm đoạt số tiền quỹ mà mình đang nắm giữ thì mới
cấu thành tội tham ô tài sản.
Về đặc điểm, thì ngoài những đặc điểm của các tội phạm tham nhũng, tội tham
ô tài sản còn có một đặc điểm quan trọng khác là tội phạm này còn xâm phạm đến
khách thể là quyền sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội.
1..2.

Nguyên nhân của tội tham ô tài sản

Chống tham ô là vấn đề luôn đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và đã trở
thành một nội dung quan trọng trong hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời. Theo Hồ Chủ tịch,
nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh tham ô đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói: “Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, nảy sinh ra các bệnh
nguy hiểm như lười biếng, ngại gian khổ, khó khăn, tham danh, trục lợi, thích địa vị
quyền hành, tham ô… Cũng do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ
chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước, làm hại lợi ích của Cách mạng, của nhân dân”4.
Ngoài ra, bệnh quan liêu cũng là nguồn gốc sinh ra tệ nạn tham ô. Hồ Chủ tịch
đã chỉ rõ: “có tham ô, lãng phí là vì bệnh quan liêu”. Bệnh quan liêu là kẻ thù rất
nguy hiểm, nó làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vƣợt
khó của cán bộ ta, phá hoại đạo đức “Cách mạng”: cần, kiệm, liêm, chính, chí công,
vô tư.

4

Việt báo,Chống tham ô lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Phạm Phú Bình,
[Truy cập ngày

26/8/2014].

16


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bệnh tham ô còn do trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa và trình độ tổ chức
quản lý Nhà nƣớc yếu kém. Một số cán bộ, công chức tự cho mình là giỏi, xa rời quần
chúng nhân dân và chỉ muốn làm thầy quần chúng. Do trình độ văn hóa, trình độ
chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật thấp, thiếu hiểu biết thực tiễn, quen chỉ đạo
lại không chịu rèn luyện tu dƣỡng nên một số cán bộ, công chức đã bị suy thoái phẩm
chất đạo đức, tham ô, lãng phí… gây ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng và Nhà nƣớc.
1..3.

Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản qua

các thời kỳ
1.2.3.1. Từ trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trƣớc Cách mạng tháng 8 năm 1945 thì những quy định về hành vi tham ô tài
sản vẫn chƣa rõ ràng, hành vi tham ô vẫn xảy ra ở giai cấp cầm quyền. Những quy
định về tội tham ô đƣợc quy định qua nhiều thời kỳ, trong nhiều văn bản khác nhau
nhƣ Bộ luật Hồng Đức, Hoàng Việt luật lệ và trong những văn bản thời Pháp thuộc.
Nhƣng trong phần này ngƣời viết sẽ nghiên cứu những quy định về hành vi tham ô
trong Bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ hình luật chính thống đầu tiên của nƣớc ta đƣợc
hoàn chỉnh ở triều Lê Thánh Tông thế kỷ 15, gồm có 13 chƣơng, 722 điều. Giai đoạn
này hình thành bộ luật này là giai đoạn đất nƣớc thuộc hình thái xã hội phong kiến,

nên tài sản của nhà vua, của Triều đình chính là tài sản công. Những quy định về tội
tham ô tài sản nằm rãi rác trong Chƣơng chức chế và Chƣơng quân chính của Bộ luật.
Trong Chƣơng chức chế và Chƣơng quân chính, ta có thể thấy hành vi tham ô
đƣợc quy định tại: Điều 143 “Thuyền đi mà tiếm dụng dây kéo thuyền hay tiếm dụng
đồ vua thì bị xử tội lưu hay chết”; Điều 206 “Các quan thu thuế không thu theo
ngạch đã định, lại giấu bớt số thuế thì xử theo tội giấu đồ vật công…”; Điều 253
“Những người giữ kho vũ khí lấy bán trộm thì bị chém, phải bồi thường gấp đôi, sung
công…”; Điều 280 “Trúc gỗ dùng cho quân nhu mà bản tướng tự lấy dùng riêng thì
bị xử biếm hay bãi chức, bồi thường gấp đôi, sung vào kho quân nhu”… Ta có thể
thấy, khái niệm về tội tham ô tài sản vẫn chƣa đƣợc đƣa ra trong giai đoạn này nhƣng
hình phạt cho những hành vi này là rất nghiêm khắc. Điều đó cho thấy rằng giai cấp
cầm quyền đã ý thức đƣợc sự nguy hại cho xã hội mà hành vi này mang lại, hành vi
đó chẳng những làm thất thoát tài sản phục vụ việc công mà còn làm cho bộ máy quan
lại giúp việc vua trở nên tha hóa, biến chất. Việc đó sẽ ảnh hƣởng rất lớn cho xã hội,
ảnh hƣởng đến cuộc sống ngƣời dân và ảnh hƣởng đến việc cai trị đất nƣớc của nhà
vua.

17


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

1.2.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc khi Bộ luật
hình sự 1985 ra đời
Trong giai đoạn này, các chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta đối với tội xâm
phạm sở hữu đƣợc thể hiện rõ nét. Sắc lệnh số 223 - SL ngày 27 tháng 11 năm 1946
quy định về “tội biển thủ công quỹ” đã đƣợc ban hành, trong đó tại “Điều thứ 1” của

sắc lệnh quy định:
“Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, hoặc phu lam, hoặc
biển thủ công quỹ hay của công dân đều bị phạt khổ sai từ 5 năm đến 20 năm và phạt
bạc gấp đôi tang vật hối lộ, phu lam hay biển thủ.
Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công.
Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản.
Các đồng phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên.”
Với một số tài sản nhà nƣớc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an
ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, Nhà nƣớc ta đã ban hành các văn bản để bảo vệ
nhƣ Sắc lệnh số 12 ngày 12 tháng 3 năm 1949 về việc phạt tội ăn cắp, lấy trộm tài sản
của nhà binh. Do các văn bản pháp luật, các quy định về các tội phạm đƣợc trình bày
khá đơn giản, đƣờng lối chính sách xử phạt chƣa đƣợc rõ ràng nên tác dụng giáo dục
bị hạn chế, các ngành Công an, Kiểm sát, Toà án gặp nhiều khó khăn khi vận dụng,
không thống nhất về đƣờng lối xử lý cho nên ngày 21 tháng 10 năm 1970, Nhà nƣớc
ta đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa5 nhằm thể hiện
thái độ kiên quyết đấu tranh của Nhà nƣớc ta đối với hành vi xâm phạm tài sản của
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nói chung và tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa nói
riêng. Theo đó, tội tham ô tài sản chƣa quy định tài sản bị chiếm đoạt phải do ngƣời
có chức vụ, quyền hạn quản lý. Điều luật cũng chƣa cụ thể hoá định lƣợng giá trị tài
sản phạm tội, chỉ quy định chung chung tham ô tài sản có số lượng lớn, rất lớn, giá trị
đặc biệt6 khiến các cơ quan chức năng áp dụng luật khá khó khăn và không thống
nhất.
Ngày 15 tháng 3 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam ban
hành Sắc lệnh 03-SLT ở miền Nam trƣớc ngày chính thức thống nhất tổ quốc, tội
tham ô đƣợc quy định Điều 4 - Tội xâm phạm tài sản công cộng. So với Pháp lệnh
trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa năm 1970 thì sắc lệnh 03-SLT không
miêu tả các dấu hiệu tội phạm, đây là nhƣợc điểm của văn bản này nên ngày 8 tháng 3
5
6


Pháp lệnh không số ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa.
Điều 8 Pháp lệnh không số ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa.

18


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

năm 1978, Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Nội vụ đã
ban hành Thông tƣ liên bộ số 61 hƣớng dẫn thi hành pháp luật thống nhất sắc lệnh 03SLT ngày 15 tháng 3 năm 1976, nhằm tiến tới vận dụng thống nhất Pháp lệnh ngày
21/10/1970 trong cả nƣớc.
1.2.3.3. Trong Bộ luật hình sự 1985
Với sự phát triển của khoa học pháp lý nói chung và pháp luật hình sự nói
riêng, năm 1985 Bộ luật hình sự đầu tiên với 12 chƣơng, 280 điều đƣợc ban hành. Tại
Điều 133, tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa đƣợc quy định: “Người nào lợi dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm trực
tiếp quản lý, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: Thông đồng với
người khác ở trong hoặc ngoài cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; Dùng thủ đoạn xảo
quyệt, nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội
trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Nhƣ vậy, điều luật đã quy định rõ tội tham ô
tài sản phải là: thứ nhất, do ngƣời có chức vụ, quyền hạn là chủ thể; thứ hai, phải lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt; thứ ba, đối tƣợng là tài sản xã hội
chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, Bộ
luật hình sự đƣợc sửa đổi, bổ sung và tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa đƣợc sửa đổi
nhƣ sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa

mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu
đồng hoặc dưới năm triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần
hoặc bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. So với
Bộ luật hình sự 1985, lần sửa đổi, bổ sung này đã có sự mở rộng về phạm vi chủ thể
bằng cách lƣợc bỏ cụm từ “trực tiếp” trong đoạn “có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài
sản” thành “người có trách nhiệm quản lý tài sản”; quy định rõ giá trị định lƣợng tài
sản bị chiếm đoạt và thời hạn hình phạt tù tối thiểu tăng từ một năm lên hai năm.
1.2.3.4. Trong Bộ luật hình sự 1999 đến nay
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ luật hình sự 1999 đã thay thế bộ
luật hình sự 1985. Về tội danh không còn là tội “ tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa”
nhƣ điều 133 Bộ luật hình sự 1985 nữa, mà là tội: “Tham ô tài sản” quy định tại Điều
278 Bộ luật hình sự 1999. Theo đó, không còn quy định tham ô tài sản xã hội chủ
nghĩa, mà chỉ quy định tham ô tài sản. Việc thay đổi này không chỉ đơn thuần về câu
chữ mà làm cho bản chất của tội tham ô cũng thay đổi, không chỉ có tài sản xã hội chủ
19


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

nghĩa mới là đối tƣợng của tội tham ô và không chỉ những ngƣời trực tiếp quản lý tài
sản xã hội chủ nghĩa mới có thể trở thành chủ thể của tội tham ô. Đối với mức định
lƣợng tài sản quy định là yếu tố định tội, nếu khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự năm
1985 quy định tham ô 5.000.000 đồng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì khoản
1 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tham ô 500.000 đồng đã bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; thay tình tiết đã bị xử lý kỷ luật bằng tình tiết đã bị xử lý kỷ luật
về hành vi này; thay tình tiết vi phạm nhiều lần băng tình tiết "đã bị kết án về một
trong các tội quy định tại mục A chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm".

Các tình tiết định khung hình phạt cũng đƣợc quy định lại nhƣ: thêm từ "khác"
đối với tình tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng là yếu tố định khung hình phạt; bỏ tình tiết "có sự thông đồng với người khác";
tình tiết "có tổ chức" Điều 113 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định ở khoản 3, nay
Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định ở khoản 2; thêm từ "chiếm đoạt" vào
các tình tiết "tài sản có giá trị..."; định lƣợng tài sản bị chiếm đoạt trong các tình tiết
là yếu tố định khung hình phạt cũng thay đổi theo hƣớng không có lợi cho ngƣời
phạm tội (từ một trăm triệu đồng đến ba trăm triệu đồng đƣợc thay bằng từ năm mƣơi
triệu đồng đến hai trăm triệu đồng (khoản 2); từ ba trăm triệu động đến dƣới năm trăm
triệu đồng đƣợc thay bằng từ hai trăm triệu đồng đến dƣới năm trăm triệu đồng
(khoản 3); hình phạt bổ sung đƣợc quy định ngay trong điều luật.
Do định lƣợng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài
sản không còn phù hợp với thực tế, nên sau 10 năm thực hiện, kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2010 định lƣợng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài
sản đƣợc nâng từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng theo Khoản 2 Điều 1 luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 19997.
1.3. Quy định quốc tế về tội tham ô tài sản trong Công ƣớc của Liên hiệp quốc
về chống tham nhũng năm 2003
Công ƣớc của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng đƣợc Đại hội đồng Liên
hiệp quốc thông qua ngày 01/10/2003. Sự ra đời của Công ƣớc đã đáp ứng đƣợc yêu
cầu bức thiết của cả cộng đồng quốc tế trong việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc
tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm ngăn chặn các hành vi tham ô, tham nhũng.
Việt Nam là thành viên chính thức của Công ƣớc kể từ ngày 18/9/2009.
Mục đích chung nhất của Công ƣớc là hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn
cầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong hoạt động phòng, chống tham ô, tham
nhũng thông qua hệ thống các biện pháp phòng, chống hữu hiệu. Và trong Điều 1
7

Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009.


20


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Công ƣớc đã khẳng định: “Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp nhằm đấu tranh
phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả hơn…Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ
trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả
việc thu hồi tài sản”.
Công ƣớc này bao trùm tất cả các lĩnh vực của công tác chống tham nhũng,
gồm: phòng ngừa, điều tra, truy tố tham nhũng và việc phong toả, tạm giữ, tịch thu và
hoàn trả tài sản có đƣợc do phạm các tội quy định trong Công ƣớc. Điều này phản ánh
mong muốn của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng, thực thi Công ƣớc chống
tham nhũng của Liên Hợp quốc nhƣ một công cụ phòng, chống tham nhũng toàn diện,
hệ thống, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng của mỗi
quốc gia cũng nhƣ từng khu vực và trên toàn thế giới.
Công ƣớc yêu cầu các quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp lập pháp
và các biện pháp cần thiết khác để hình sự hóa 11 hành vi gồm: Hối lộ công chức
quốc gia (Điều 15); Hối lộ công chức nƣớc ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế
công (Điều 16); Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công
chức (Điều 17); Lợi dụng ảnh hƣởng để trục lợi (Điều 18); Lạm dụng chức năng
(Điều 19); Làm giàu bất hợp pháp (Điều 20); Hối lộ trong khu vực tƣ (Điều 21); Biển
thủ tài sản trong khu vực tƣ (Điều 22); Tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có (Điều 23);
Che giấu tài sản (Điều 24); Cản trở hoạt động tƣ pháp (Điều 25). Ngoài các yêu cầu
về hình sự hóa một số hành vi tham nhũng, tại Điều 26 Công ƣớc còn yêu cầu các
quốc gia thành viên quy định về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân.
Qua nghiên cứu, rà soát cho thấy, Bộ luật hình sự 1999 về cơ bản đã đáp ứng

các yêu cầu hình sự hóa của Công ƣớc trong đó có tội tham ô tài sản đƣợc quy định
tại Điều 278. Tội tham ô tài sản trong Công ƣớc đƣợc quy định tại Điều 17 nhƣ sau: “
Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức: Mỗi Quốc
gia thành viên sẽ áp dụng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp cần thiết khác
để quy định thành tội phạm, khi được thực hiện một cách cố ý, hành vi của công chức
tham ô, biển thủ hoặc chiếm đoạt dưới các hình thức khác cho bản thân hoặc cho
người hay tổ chức khác công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có
giá trị mà công chức này được giao quản lý do địa vị của mình”.
Đây là quy định mang tính tổng quát để các quốc gia thành viên dựa vào đó nội
luật hóa thành quy định của riêng quốc gia mình. Tuy Điều 17 của Công ƣớc quy định
còn chƣa cụ thể nhƣng về cơ bản thì ta cũng có thể biết đƣợc những dấu hiệu pháp lý
của loại tội phạm này. Về chủ thể, ngƣời có chức vụ, quyền hạn ở đây là “công chức”,
21


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

và khách thể mà loại tội phạm này xâm phạm là quan hệ sở hữu tài sản và hoạt động
đúng đắn của cơ quan, tổ chức của quốc gia, hành vi này phải đƣợc thực hiện một
cách cố ý dựa vào “địa vị” của ngƣời có chức vụ, quyền hạn.
Tuy nhiên, trong quy định tại Điều 17 ta có thể thấy khách thể của tội tham ô
tài sản có phạm vi rộng hơn trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Cụ thể
trong quy định của Công ƣớc là “công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ
thứ gì có giá trị”, ngoài tài sản công, Công ƣớc còn quy định áp dụng đối với tài sản
thuộc “tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị”. Còn trong quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam thì đối tƣợng chỉ là tài sản công, tài sản của Nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, Công ƣớc còn quy định tình tiết “tham ô, biển thủ hoặc chiếm

đoạt dưới các hình thức khác cho bản thân hoặc cho người hay tổ chức khác”. Theo
Công ƣớc 2003 thì đối tƣợng thụ hƣởng tài sản tham ô không chỉ là bản thân ngƣời
tham ô mà còn có “người hay tổ chức khác”. Nhƣ vậy, trong tình tiết này động cơ vụ
lợi là không có khi ngƣời tham ô dùng tài sản họ tham ô đƣợc để “cho người hay tổ
chức khác”. Trong khi đó, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài
sản thì động cơ vụ lợi là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Với tính chất và mức độ nguy hiểm nhƣ hiện nay mà tội phạm tham ô tài sản
gây ra, việc tạo nên sự liên kết giữa các quốc gia trong công tác đấu tranh phòng
chống loại tội phạm này càng trở nên cấp thiết hơn nhằm làm trong sạch bộ máy quản
lý của các quốc gia. Và Công ƣớc cũng quy định nghĩa vụ hợp tác quốc tế nhằm thúc
đẩy và xây dựng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, trong đó có nghĩa vụ tham
gia các chƣơng trình và dự án quốc tế về phòng ngừa tham nhũng và thiết lập các thiết
chế trong nƣớc về vấn đề phòng chống tham nhũng. Mong rằng với sự hợp sức của
các quốc gia thành viên sẽ đẩy lùi đƣợc tội phạm tham ô nói riêng và tội phạm tham
nhũng nói chung.
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm tham ô tài sản
Với những ảnh hƣởng to lớn mà tội tham ô tài sản có thể gây ra, việc nghiên
cứu về tội phạm này càng trở nên cấp thiết hơn trong tình hình kinh tế - xã hội phát
triển nhƣ hiện nay. Việc hiểu rõ hơn bản chất cũng nhƣ những dấu hiệu, nguyên nhân,
đặc điểm của tội phạm này sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc đƣa ra những biện pháp
phòng ngừa hữu hiệu loại tội phạm này.

22


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn


Quá trình nghiên cứu tội tham ô tài sản còn mang ý nghĩa quan trọng trong
việc chỉ ra những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, góp phần
hoàn thiện quy định pháp luật.
Một ý nghĩa nữa của việc nghiên cứu này là góp phần tuyên truyền về tác hại
và ảnh hƣởng to lớn mà loại tội phạm này gây ra cho xã hội, cho Đảng và Nhà nƣớc
ta. Qua đó góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về phòng, chống loại tội phạm nguy
hiểm này.
 Tóm lại, việc tìm hiểu về những vấn đề lý luận chung của tội tham ô tài sản
giúp ta có đƣợc cái nhìn tổng quan về loại tội phạm chức vụ mang tính chất tham
nhũng này. Đây là những cơ sở quan trọng để giúp ta tiếp tục nghiên cứu những quy
định của pháp luật hiện hành về tội tham ô tài sản.

23


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
TỘI THAM Ô TÀI SẢN
Để hiểu sâu hơn về tội tham ô tài sản, ở chƣơng này, ngƣời viết sẽ nghiên cứu,
phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tội tham ô tài sản, so
sánh quy định của pháp luật Việt Nam về tội tham ô tài sản với quy định về tội tham ô
trong Công ƣớc Liên hiệp quốc. Qua đó, tạo tiền đề cho việc đƣa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội tham ô tài sản.
2.1. Căn cứ pháp lý của tội tham ô tài sản
Trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tội tham ô tài

sản đƣợc quy định tại Điều 278 thuộc chƣơng XXI (Chƣơng Các tội phạm về chức
vụ) nhƣ sau:
“Điều 278. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc
dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm
năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng;
24


Luận văn tốt nghiệp

Tội tham ô tài sản
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn


b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến
năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Nhƣ vậy, Điều 278 Bộ luật hình sự quy định nhiều khung hình phạt, để có thể
áp dụng một cách chính xác quy định của pháp luật, tránh việc định tội danh sai thì ta
cần hiểu rõ các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản để phân biệt giữa tội tham ô tài sản
với các tội khác.
2.2. Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản
2.2.1. Khách thể của tội tham ô tài sản
Nếu trƣớc đây, tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Chƣơng các tội phạm xâm
phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa (Chƣơng IV phần tội phạm, Bộ luật hình sự năm 1985),
thì khách thể của tội phạm này nhất định là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Từ Bộ
luật hình sự năm 1999 đến nay, tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Chƣơng các tội
phạm về chức vụ. Việc quy định nhƣ vậy cho thấy khách thể của tội tham ô tài sản
không chỉ là xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa. Tội tham ô tài sản trực tiếp xâm hại
đến quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội. Ngoài ra, tội phạm này còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan
nhà nƣớc, tổ chức bởi vì ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã làm không đúng, làm sai
chức trách, làm trái các nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực
công tác của mình phụ trách và bằng cách đó đã chiếm đoạt tài sản.
2.2.2. Mặt khách quan của tội tham ô tài sản
Đối với mặt khách quan của tội tham ô tài sản thì đòi hỏi ngƣời phạm tội tham
ô phải có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn
lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Hành vi phạm tội của tội này trƣớc hết phải là hành vi

chiếm đoạt, đối tƣợng chiếm đoạt là tiền, tài sản mà ngƣời phạm tội đƣợc giao quản
lý. Ngƣời phạm tội đã chiếm đoạt tài sản mình đang quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng
trách nhiệm quản lý tài sản đó. Thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn đƣợc thực hiện
rất đa dạng. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy thủ đoạn đƣợc thể hiện ở
25


×