Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

Bài thuyết trình văn hóa và sự phát triển văn hóa Việt Nam ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 33 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
VẤN ĐỀ VĂN HÓA VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
A. VĂN HÓA
I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ NỀN VĂN HÓA
① Văn hóa
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra bằng
lao động và bằng hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình
độ phát triển của xã hội trong từng thời kỳ lịch sử.
② Nền văn hóa
Nền văn hoá là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình
thành dựa trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của
giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính
sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.
A. VĂN HÓA
II. PHÂN LOẠI VĂN HÓA
VĂN HÓA
TINH THẦN
(PHI VẬT THỂ)
VẬT CHẤT
(VẬT THỂ)
VĂN HÓA VẬT CHẤT
Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh
trong sản phẩm vật chất.
Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) Phố cổ Hội An (Việt Nam)
VĂN HÓA TINH THẦN
Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong
đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người.
Đờn ca tài tử Nam Bộ (Việt Nam)


Nho giáo
A. VĂN HÓA
III. TÍNH CHẤT CỦA VĂN HÓA
VĂN
HÓA
TÍNH GIAI CẤP
TÍNH KẾ THỪA
Sự phát triển của văn hóa bao giờ
cũng chịu sự quy định của cơ sở kinh tế,
chính trị của mỗi chế độ xã hội nhất định.
Tách rời khỏi cơ sở kinh tế và chính trị ấy
sẽ không thể hiểu được nội dung, bản
chất của văn hóa.
→ Văn hóa trong xã hội có giai cấp bao
giờ cũng mang tính giai cấp.
Nền văn hóa của bất cứ thời kỳ nào
của lịch sử cũng có sự kế thừa, sử dụng
những di sản của quá khứ và sáng tạo ra
những giá trị văn hóa mới trên cơ sở hệ tư
tưởng của giai cấp cầm quyền.
→ Văn hóa mang tính kế thừa.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
1.
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh.

Những phong tục tập quán, tín ngưỡng đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời.

Những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng.


Sự đa dạng về tôn giáo.

Văn học, nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại,…
Tục thờ cúng Hùng Vương Gói bánh chưng, bánh tét ngày lễ, Tết
Tục lệ ăn trầu
Lễ hội chùa Hương
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Phật giáo
Thiên chúa giáo
Nghệ thuật múa rối nước
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
2.
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra
những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam.
Múa sạp (Tây Bắc)
Tháp Chăm (Nam Trung Bộ)
Nhà rông (Tây Nguyên)
Chợ nổi (Nam Bộ)
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
3.
Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về
sau của các dân tộc khác, Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời
kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa
khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
① Về tư tưởng, đạo đức, lối sống
∗ Thành tựu

o
Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển sáng tạo ngày càng
tỏ rõ giá trị vững bền, làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách
mạng nước ta.
o
Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân được nâng cao.
o
Lối sống của người dân ngày càng hiện đại, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và các chuẩn mực
xã hội.
o
Thế hệ trẻ ngày càng trưởng thành, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
① Về tư tưởng, đạo đức, lối sống
∗ Những mặt còn hạn chế
o
Một bộ phận người dân còn mơ hồ, mất cảnh giác trước những luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc chế
độ ta.
o
Nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan còn lan tràn, tệ nạn xã hội gia tăng.
o
Lối sống ích kỷ, thực dụng, tham lam vẫn còn tồn tại, ý thức về pháp luật của người dân còn kém.
o
Giới trẻ còn thờ ơ với những vấn đề xã hội, kỹ năng mềm còn hạn chế,…
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
② Về giáo dục, khoa học
∗ Thành tựu
o
Tỉ lệ người biết chữ là 94% (năm 2013), từng bước đẩy lùi nạn mù chữ.

o
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
o
Khoa học được đầu tư phát tiển mạnh, nhiều công trình khoa học được đánh giá cao trong và
ngoài nước.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
② Về giáo dục, khoa học
∗ Những mặt còn hạn chế
o
Sự suy thoái trong đạo lý quan hệ thầy trò, bạn bè; môi trường sư phạm xuống cấp.
o
Lối sống ăn chơi, thiếu lý tưởng, hoài bão,…ở một bộ phận học sinh, sinh viên.
o
Việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, các môn chính trị, tư tưởng, các môn khoa học xã hội và
nhân văn.
o
Hiện tượng chảy máu chất xám.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
③ Về thông tin đại chúng
∗ Thành tựu
o
Phát triển nhanh về số lượng, quy mô, nội dung, hình thức, ngày càng phát huy vai trò quan
trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội.
o
Đặc biệt, hệ thống Internet được thiết lập và không ngừng phát triển.
o
Đội ngũ phóng viên, nhà báo ngày càng trưởng thành về chính trị, tư tưởng, góp phần đưa tin,
truyền tải kịp thời những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, những vấn đề thời sự đến

nhân dân.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
③ Về thông tin đại chúng
∗ Những mặt còn hạn chế
o
Còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện những vấn đề lớn do cuộc sống đặt
ra.
o
Sự phát triển nhanh chóng của Internet, mạng di động tạo cơ hội cho những văn hoá phẩm độc
hại lan truyền nhanh chóng, những thủ đoạn lừa đảo ra đời.
o
Khuynh hướng “thương mại hóa”, lạm dụng quảng cáo để thu lợi còn khá phổ biến.
o
Một số nhà báo vi phạm đạo đức nghế nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến
dư luận xã hội nhưng chưa được xử lý kịp thời.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
④ Về văn học – nghệ thuật
∗ Thành tựu
o
Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn.
o
Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tác ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, thể
hiện lòng tự hào dân tộc.
o
Số đông văn nghệ sĩ trước những biến động của thời cuộc, những khó khăn của cuộc sống vẫn
giữ gìn được phẩm chất, kiên định quan điểm sáng tác phục vụ nhân dân, làm nghệ thuật chân
chính.
o

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng kể.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
④ Về văn học – nghệ thuật
∗ Những mặt còn hạn chế
o
Còn ít tác phẩm văn học – nghệ thuật đạt đỉnh cao về chất lượng.
o
Xu hướng “thương mại hóa” làm cho chức năng giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ của văn học bị suy
giảm.
o
Giới trẻ còn quay lưng với văn học, nghệ thuật dân tộc.
o
Vấn đề quản lý trong xuất bản văn học – nghệ thuật còn nhiều sơ hở, dẫn đến nhiều tác phẩm
kém về chất lượng hay mang nội dung sai lệch.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
⑤ Giao lưu văn hóa với nước ngoài
∗ Thành tựu
o
Giao lưu văn hóa với nước ngoài từng bước được mở rộng. Chúng ta tiếp xúc rộng rãi với những
thành tựu vă hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá tri tốt đẹp,
độc đáo của văn hóa Việt Nam.
B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
⑤ Giao lưu văn hóa với nước ngoài
∗ Những mặt còn hạn chế
o
Giao lưu văn hóa với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở.
o

Số văn hóa phẩm độc hại và phản động xâm nhập vào nước ta còn quá lớn trong khi số tác phẩm
có giá trị của ta đưa ra bên ngoài còn quá ít.
o
Xu hướng “sùng ngoại, bài ngoại” đều ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn hóa nước nhà
và quá trình hội nhập vào nền văn hóa thế giới.
C. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
NGÔN NGỮ TUỔI “TEEN”
T
E
E
N
T
E
E
N
C. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN – NGÔN NGỮ TUỔI “TEEN”
++ Xu hướng sử dụng ngôn ngữ tuổi “teen” của giớ trẻ:
Xu hướng đơn giản hóa
Một số diễn đạt của giới trẻ:

quá→ wá; quen → wen; yêu → iu; buồn → bùn; biết không → bitk; mấy → mí; được →
dc; không → k,ko; bạn → u; không → hem; biết chết liền → bít chít lìn; em → m; anh → n,…

Chèn tiếng Anh vào: nếu → if; bạn → you → u; chúc ngủ ngon → good night → g9; chào →
hi → 2,…
→ Đây là xu hướng phổ biến nhất
C. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN – NGÔN NGỮ TUỔI “TEEN”
++ Xu hướng sử dụng ngôn ngữ tuổi “teen” của giới trẻ:
Xu hướng phức tạp hóa
Một số diễn đạt của giới trẻ:


vui → dzui; thôi → thoai; về → dzìa; xin lỗi → ><in lô0~i; rồi → roài,…

Biểu đạt tình cảm đi kèm: :( → buồn; T_T → khóc; =.= → mệt mỏi; ^^ → vui,…

Cách trình bày cầu kỳ: “Thiếu vắng anh em không thể sống thêm một phút giây nào nữa” →
“ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa”.

Một số diễn đạt đã trở thành câu ‘’cửa miệng’’: ‘’vãi’’ (xinh vãi, buồn ngủ vãi, kinh vãi,…);
‘’á đù’’; ‘’đậu xanh rau má’’,…
→ Đây là xu hướng mang nặng tính cá nhân của giới trẻ
C. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN – NGÔN NGỮ TUỔI “TEEN”
Tác động của xu hướng sử dụng ngôn ngữ tuổi “teen”:
Xu hướng này thể hiện sự sáng tạo của giới trẻ, trước mắt có thể giúp các bạn cảm thấy vui
vẻ, thích thú hơn khi trò chuyện với nhau, thể hiện cá tính của các bạn. Tuy nhiên, về lâu dài, xu
hướng này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu:
o
Sử dụng lâu dài có thể trở thành thói quen. Các bạn có thể quen tay sử dụng ngay cả khi giao
tiếp với người lớn, gây khó hiểu cho họ hay thậm chí sử dụng trong bài kiểm tra,…
o
Đặc biệt, chính thói quen này đã dẫn đến tình trạng viết sai chính tả nhiều vô kể của các bạn
học sinh, sinh viên.
o
Từ những sáng tạo đơn giản đó, nhiều bạn trẻ lợi dụng để nói tục, chửi thề, phát ngôn thiếu
văn hóa,…
→ Đó là những tác động xấu mà ta dễ dàng thấy được, nhưng về sâu xa, xu hướng này đã và
đang làm mất đi sự trong sáng, chuẩn hóa, lành mạnh của tiếng Việt.
C. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN – NGÔN NGỮ TUỔI “TEEN”
NGUYÊN NHÂN:
NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN


Do đặc điểm của tiếng Việt là nhiều chữ cái có thể cùng biểu thị một âm, ví dụ: c,k dùng để
biểu thị âm /cờ/: con cá, cái kéo; b,p dùng để biểu thị âm /bờ/: bánh bò, pa-tê,…

Bắt nguồn từ việc viết tắt.

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet cùng với các ứng dụng trò chuyện trực tuyến tạo
điều kiện cho giới trẻ có thể thoải mái giao lưu, trò chuyện với nhau.
NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN

Do thói quen chạy theo trào lưu của giới trẻ. Họ cho rằng không theo xu hướng là lỗi thời,
là ‘’quê mùa, lúa’’.

Sự quan tâm chưa đúng mức của gia đình, nhà trường, xã hội.

Các diễn đàn, trang mạng muốn ‘’hút khách’’ nên lôi kéo giới trẻ chạy theo xu hướng ấy.

×