ÔNG HAI
Truy n ng n Làng c a Kim Lân ã l i trong lòng ng i c nh ng n t n g khó quên v ệ ắ ủ đ để ạ ườ đọ ữ ấ ượ ề
nhân v t ông Hai, m t nông dân yêu m n, g n bó v i quê h n g b ng m t tình c m thi t tha, ậ ộ ế ắ ớ ươ ằ ộ ả ế
sâu n ng.ặ
Ông Hai có m t tình yêu làng quê th t mãnh li t. M i khi nói n cái làng Ch D u quê ông n i ộ ậ ệ ỗ đế ợ ầ ổ
ti ng kh p vùng Kinh B c, ông u k b ng gi ng say mê náo n c l th ng. Nào là làng mình ế ắ ắ đề ể ằ ọ ứ ạ ườ
nhà ngói san sát, s m u t nh tnh; nào là n g làng toàn lát á xanh, tr i m a i t u làngầ ấ ư ỉ đườ đ ờ ư đ ừđầ
n cu i làng không h l m gót, ngày mùa ph i thóc ph i r m thì t t th n g h ng… Yêu m n, đế ố ề ấ ơ ơ ơ ố ượ ạ ế
hãnh di n v làng mình, nên ông Hai m c t t hay khoe. Theo ông thì cái gì c a làng Ch D u ệ ề ắ ậ ủ ợ ầ
quê ông c ng h n h n thiên h .ũ ơ ẳ ạ
Kháng chi n ch ng Pháp bùng n , cu c s ng c a gia ình ông Hai có nhi u thay i, duy ni m ế ố ổ ộ ố ủ đ ề đổ ề
t hào v làng Ch D u d n g nh v n y nguyên. n i t n c , ông hay k cho m i ng i ự ề ợ ầ ườ ư ẫ Ở ơ ả ư ể ọ ườ
nghe v làng mình v i nh ng h , nh ng ch ng càn, nh ng giao thông hào ch ng cht nh ề ớ ữ ố ữ ụ ố ữ ằ ị ư
m ng nh n, nh ng c ph lão râu tóc b c ph v n t p i m t, hai, m t, hai… Làng ông có chòi ạ ệ ữ ụ ụ ạ ơ ẫ ậ đ ộ ộ
phát thanh cao nh t vùng, có nhà thông tin r ng rãi sáng s a nh t vùng… Ông Hai r t kiêu ấ ộ ủ ấ ấ
hãnh v phong trào kháng chi n sôi n i c a làng Ch D u. Ông ã tích c c cùng m i ng i ề ế ổ ủ ợ ầ đ ự ọ ườ
ào n g p lu , rào làng kháng chi n, góp ph n vào nh ng thành tích áng t hào c a quê đ đườ đắ ỹ ế ầ ữ đ ự ủ
h n g.ươ
Tình yêu làng c a ông Hai c th hi n m t cách c m ng trong nh ng ngày bu c ph i t n ủ đượ ể ệ ộ ả độ ữ ộ ả ả
c . M i ni m vui, n i kh c a ông g n li n v i v n m nh c a làng Ch D u kháng chi n. Nghe ư ọ ề ỗ ổ ủ ắ ề ớ ậ ệ ủ ợ ầ ế
tin n dân làng Ch D u làm Vi t gian theo Tây, ông Hai vô cùng au kh : C ông ngh n ng đồ ợ ầ ệ đ ổ ổ ẹ ắ
h n l i, da m t tê rân r n, ông lão l ng i t n g nh không th c .ẳ ạ ặ ă ặ đ ưở ư ởđượ
Ông c m th y au n vì làng Ch D u yêu quý c a ông ã r i b Cách m ng. Không chu n i ả ấ đ đớ ợ ầ ủ đ ờ ỏ ạ ị ổ
s nh c nhã, ông v n g l ng ra ch khác r i cúi g m m t xu ng mà i. V n nhà, ông n mự ụ ờđứ ả ỗ ồ ằ ặ ố đ ềđế ằ
v t ra gi n g, n c m t c giàn ra. au n , x u h , ông Hai lúc nào c ng n m n p lo s ậ ườ ướ ắ ứ Đ đớ ấ ổ ũ ơ ớ ợ
ng i ta ý, bàn tán v dân làng Ch D u theo gi c. Có lúc u t quá, ông n m ch t tay, ườ để ề ợ ầ ặ ấ ắ ặ
nghi n r ng nguy n r a: Chúng bay n mi ng c m hay mi ng gì vào m m mà i làm cái gi ng ế ă ề ủ ă ế ơ ế ồ đ ố
Vi t gian bán n c nh c nhã th này! Có l ây là l n u tiên ông Hai oán gi n làng mình. ệ ướ để ụ ế ẽ đ ầ đầ ậ
Không th san s v i ng i ngoài, ông ch còn bi t tâm s v i nh ng a con cho v i n i au.ể ẻ ớ ườ ỉ ế ự ớ ữ đứ ơ ỗ đ
Nh ng r i n i au kh , nh c nhã ã c thay th b ng ni m vui s ng, hân hoan. Ông Hai ư ồ ỗ đ ổ ụ đ đượ ế ằ ề ướ
báo v i m i ng i cái tin làng ông b gi c phá, nhà ông b gi c t : Tây nó t nhà tôi r i ông ớ ọ ườ ị ặ ị ặ đố đố ồ
ch . t nh n… cái tin làng Ch D u chúng em Vi t gian y mà. Ra láo! Láo h t, ch ng có gìủ ạ Đố ẵ ợ ầ ệ ấ ế ẳ
s t. Toàn là sai s m c ích c ! Ông Hai m ng r vì dân làng Ch D u v n trung thành v i ấ ự ụ đ ả ừ ỡ ợ ầ ẫ ớ
kháng chi n. Làng Ch D u v n x ng áng v i ni m t hào c a ông Hai. Không nén n i c m ế ợ ầ ẫ ứ đ ớ ề ự ủ ổ ả
xúc, ông Hai múa tay lên mà khoe. M i n i kh , ni m vui c a ông không bó h p trong s bình ọ ỗ ổ ề ủ ẹ ự
yên c a b n thân và gia ình mà t t c u vì làng Ch D u quê h n g ông.ủ ả đ ấ ả đề ợ ầ ươ
M i ng i Vi t Nam u yêu th n g, g n bó v i quê h n g mình. ó là n i t tiên ông cha ỗ ườ ệ đề ươ ắ ớ ươ Đ ơ ổ
sinh c l p nghi p ã bao i. ó là n i chôn rau c t r n, n i có nh ng ng i thân yêu ang ơ ậ ệ đ đờ Đ ơ ắ ố ơ ữ ườ đ
c n cù làm l ng m t n ng hai s n g. Vì v y, lòng yêu m n làng quê ã tr thành tình c m ầ ụ ộ ắ ươ ậ ế đ ở ả
truy n th ng c a dân t c Vi t Nam, c bi t là ng i nông dân Vi t Nam. Yêu làng c ng là yêu ề ố ủ ộ ệ đặ ệ ườ ệ ũ
n c . Ông Hai ã bu n vui, s n g kh , ã kiêu hãnh, t hào vì làng Ch D u quê h n g ông. ướ đ ồ ướ ổ đ ự ợ ầ ươ
ó chính là v p m i trong tâm h n ng i nông dân th i kháng chi n ch ng Pháp ã c Đ ẻ đẹ ớ ồ ườ ờ ế ố đ đượ
nhà v n Kim Lân khám phá và th hi n.ă ể ệ
ANH THANH NIÊN
Trong mỗi tác phẩm văn học, nhân vật chính trở thành linh hồn thể hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng mà
tác giả muốn gửi gắm vào những đứa con tinh thần của mình. Với trường hợp anh thanh niên trong
truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long cũng vậy. Anh là một người sống lạc quan, yêu đời,
có tình có nghĩa với mọi người, đầy trách nhiệm với công việc và giàu lí tưởng sống. Xây dựng một nhân
vật chính cho tác phẩm cùa mình như thế, Nguyễn Thành Long muốn thể hiện một tư tưởng giàu chất
nhân văn về con người và cuộc đời.
Tác phẩm ra đời năm 1970 giữa lúc miền Bắc đang hăng say lao động sản xuất để xây dựng miền
Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Mỗi người dân miền Bắc ý thức sâu sắc vai trò
của bản thân mình đối với sự nghiệp chung của đất nước: sống đẹp, sống có ích để góp phần xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Và nhân vật anh thanh niên trở thành biểu tượng đẹp cho những con người tích cực,
trách nhiệm như thế.
Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao
hơn hai ngàn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây húi Sa Pa. Vậy nhưng sự trống
vắng khỏng làm chai đi những cảm xúc, tình cảm rất đỗi con người nơi anh. Anh sống lạc quan, yêu quý
tất thảy mọi người. Anh dọn dẹp nơi ở của mình gọn gàng sạch sẽ. Anh trồng hoa trong “vườn nhà”. Anh
nuôi gà để “tăng gia”, Tất cả những điều đó khẳng định rằng anh muốn tạo lập cho mình một cuộc sống
bình thường như mọi người dưới xuôi, không điều gì khiến anh buồn chán hay có cảm giác cỏ độc. Nghe
bác lái xe kể về người vợ mới ốm dậy, anh liền mang biếu bác củ tam thất. Có khách lên thăm (là ông
họa sĩ và cô kĩ sư) anh biếu họ một bó hoa to và những quả trứng gà Hành động đó mang những thông
điệp đầy nhân văn: hãy sống đẹp, hãy quan tâm đến nhau, hãy đến với nhau bằng tất cả tấm lòng và tình
cảm nhân hậu.
Đó còn là một con người đầy trách nhiệm, say mê với công việc và khiêm tốn. Anh hiểu công việc
của mình tuy gian khổ nhưng "thiếu nó anh buồn đến chết mất" vì công việc là niềm vui, là nguồn sống
của anh. Anh đã tìm được hạnh phúc trong công việc. Anh quan niệm công việc là người bạn đồng hành
với mình, chính vì thế cuộc sống của anh không bao giờ tẻ nhạt và buồn chán. Anh tâm sự "khi ta làm
việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em
đồng chí dưới kia". Con người đó cũng có quan niệm về hạnh phúc thật giản dị nhưng hết sức cao đẹp -
đó là được lao động, được cống hiến sức mình cho đât nước. Vì thế, khi biết tin nhờ mình phát hiện đám
mây khô mà không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ, anh thấy mình thật hạnh phúc. Tóm lại, được
cống hiến cho khoa học là lí tưởng sống của anh. Suy nghĩ của anh về cuộc sống thật đẹp, thật sâu sắc.
Không chỉ là người có suy nghĩ đẹp, anh còn là người biết hành động đẹp. Trong hoàn cảnh hết sức
gian khổ, một mình sống vắt vẻo trên đỉnh Yên Sơn,làm bạn với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết, sương
rơi để đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào việc báo trước thời tiết
hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Dù không ai đôn đốc, kiểm tra, nhưng anh vẫn tự
nguyện tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Công việc đòi hỏi phải thực hiện vào những thời khắc khó
khăn như nửa đêm giữa mùa đông giá rét, nhưng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, đến đúng thời điểm ấy là
anh thức giấc, xách đèn "đi ốp", xách máy đi đo, không bỏ sót một ngày nào, không quên một buổi nào,
âm thâm bền bỉ suốt nhiều năm trời. Nhưng khó khăn hơn tất cả đối với anh chính là vượt qua sự cô
đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng khóng một bóng người, và anh đã vượt qua được bằng sự miệt
mài, say mê trong công việc. Anh đã dùng tất cả thời gian, nhiệt huyết, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ
được giao, rảnh một chút là anh lại lấy sách ra để trò chuyện. Từ những công việc lặng lẽ âm thầm đó,
anh đã góp phần trực tiếp vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc. Đặc biệt, trong câu chuyện
của mình với người họa sĩ, anh luôn gạt đi ý định vẽ mình của người họa sĩ. Anh giới thiệu với ông
những người bạn của mình: anh kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư “trông sét”, Anh khiêm nhường nhận định
công việc của mình cũng chỉ là bình thường và trân trọng những đóng góp những hi sinh của bạn bè,
đồng đội.
Nhan đề của truyện là "Lặng lẽ Sa Pa" nhưng Sa Pa có thật sự lặng lẽ không? Tác giả đã giải thích
một cách hết sức đơn giản cho người đọc: "Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ của Sa
Pa, một Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đên chuyện nghỉ ngơi có những con người đang làm
việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". Qua cách đặt nhan đề của truyện và xây dựng nhân vật chính với
những đặc điểm vô cùng đáng mến
đáng trân trọng, tác giả muôn nêu bật chủ đề và cũng là ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi những
con người sống đẹp, lao động một cách say mê và quên mình cho đất nước, nhắn nhủ đến mỗi người
đọc: "Hãy yêu thương nhau và sống đẹp hơn".
SANG THU
Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào trong thơ ca cũng
tự nhiên và gần gũi. Trước đây, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba hài thơ thu: Thu điểu, Thu vịnh, Thu ẩm,
sau này Xuân Diệu có Đây mùa thu tới. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu
đất nước một góc quê hương sang thu:
Bỗng nhận ra hương Ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Cả đám mây mùa hụ
Vắt nửa mình sang thu.
Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận
ra là hương vị ổi phả trong gió. Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa,
thoang thoảng bay. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ru". Một sự bất ngờ mà như đã đợi
sẵn. đợi từ lâu rồi, để giờ đây có dịp là buông ra ngay. Trong số chúng ta chắc chắn không ai chưa một
lần nếm vị ổi: giòn ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi. Cái dư vị của hương thơm đó cứ vân vít vương lại trong
ta khi chợt đọc câu thơ của Hữu Thỉnh. Có hương ổi. Và gió. Và sương. Những hạt sương thu mềm mại,
ươn ướt giăng màn qua ngõ. Mùa thu lại về. Mùa thu mang theo hương quê và mang theo sương mờ
ướt lạnh. Dường như có thêm sương nên thu dễ nhận hơn. “Sương chùng chình qua ngõ", “chùng chình"
hay là đợi chờ gì đây? Cứ dần dần như thế, cứ nhẹ nhàng!, mềm mại như thế, thu đến tự lúc nào không
hay. “Hình như thu đã về". Nhà thơ giật mình, hơi bối rối. Tự bao giờ nhỉ? Thu về? Từ hương ổi hay từ
gió, hay lừ sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Thu về, thu lại
về trên quê hương, trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời.
Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Con sông quê hương dềnh nước chở mùa thu. Những cánh chim hay vội Tất cả đều hối hả, xôn xao
khi thu về. Không còn cái gay gắt của mùa hè nóng nực, chỉ còn lại một bầu không gian ẩm ướt và se
lạnh. Một thoáng rối lòng để rồi nhường lại cho thu. Mùa thu vừa chớm rất nhẹ rất dịu, rất êm, mơ hồ như
cả đất trời đang rùng mình thay áo mới. Hữu Thính không tả trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao" như
Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè vừa qua:
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.
Mây trời vắt nửa mình sang thu. Lối diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo. Hình như trong đám mây đó còn
lại một vài làn nắng ấm mùa hè nên mới "vắt nửa mình". Thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và đám
mây cũng khác lạ.
Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm
cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với
những từ ngữ lấp láy: "chùng chình", “vội vã”, "dềnh dàng", và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng,
vừa vui sướng, Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người.
Sang thu - một hình ảnh quê hương tự nó đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê
trong mùa thu chung của cả đất trời Việt Nam.
SANG THU
hoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự nhiên ,nó gieo vào lòng
người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu .Khi chúng ta
chưa hết ngỡ ngàng bởi một Xuân Diệu “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ” thì đã gặp một
Hữu Thỉnh tinh tế ,sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang Thu” .
Bài thơ là những cảm nhận ,những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự
biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa .Không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai
vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của
nhà thơ :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se,
Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra
mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm
giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” -một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm .Câu
thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm , hương thơm lựng , vị giòn, ngọt, chua chua
nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê .Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm
trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu .
Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận
sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi :Hình như thu đã về!? Tâm hồn
thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm
đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu .
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn ,cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường
chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi :
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại ,những đàn chim vội vã bay về
phương nam …Không gian thu thư thái , hữu tình và chứa chan thi vị , đặc biệt là hình ảnh :
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu .
Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ ,trắng xốp ,kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng
của người thiếu nữ thảnh thơi , nhẹ nhàng “ vắt nửa mình sang thu”.Câu thơ có tính tạo hình không gian
những lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian : thu bắt đầu sang , hạ chưa qua hết , mùa thu
vừa chớm , rất nhẹ , rất dịu , rất êm , mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới …
Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ
trước cảnh vật, đất trời :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi .
Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây , song chỉ là “vẫn còn” , “đã vơi dần”, “ cũng
bớt bất ngờ” bởi mùa thu đã đến .Ý thơ còn gợi liên tưởng đến con người khi đã lớn tuổi và từng trải thì
những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm con người ta bất ngờ, bị động .Những suy tư đó của tác
giả có lẽ đã góp phần làm cho “Sang thu” trở nên giàu ý nghĩa .
Hình ảnh thơ đẹp , ngôn từ tinh tế , giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của
tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả . Có lẽ vì
vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê
nhà .
Sang thu - Hữu Thỉnh
Sang thu đã cho ta thấy sự vận động của cuộc sống quanh ta mà bấy lâu nay ta không
hề biết tới. Càng yêu thơ thu ta càng trân trọng và cảm phục tâm hồn thi sĩ của Hữu
Thỉnh và biết yêu quý hơn cuộc sống này.
Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là đẹp nhất của tự nhiên. Nó gieo vào lòng người những rung động nhịp
nhàng khiến ta cũng như giao hoà, đồng điệu. Biết bao nhà thơ, nhà văn đã cảm nhận và ghi lại một cách
rất tinh tế sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt đó. Khi chúng ta chưa hết ngờ ngàng bởi một Xuân Diệu
bâng khuâng, tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng. Bài
Sang thu của thi sĩ Hữu Thỉnh là sự cảm nhận như thế.
Bài thơ là sự chuyển động rất tinh tế của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Không như những
nhà thơ khác cảm nhận mùa thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào
xạc, Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu bằng một hương vị đặc biệt - đó chính là hương ổi:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa thu đang lan toả, chỉ có hương ổi làm
nhà thơ bất chợt xao lòng. Đó là một thứ hương vị không dễ dàng nhận ra. Bởi lẽ hương ổi không phải
một hương thơm ngào ngạt, nồng nàn, mà nó thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu nhưng cũng đủ đánh
thức xúc cảm trong lòng. Hữu Thỉnh gợi thật đúng, thật hay. Hương ổi không chỉ lan toả mà còn vận động
rất mạnh trong không gian. Có lẽ đó là sức sống dạt dào mà mùa hạ muốn tặng cho mùa thu chăng?
Màn sương thu hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc đó mà chùng chình chưa muốn
tan đi:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một
ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng quên được. Chùng chinh là sự rung rinh, lay động của làn sương hay
cũng chính là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ Hữu Thỉnh? Có lẽ là cả hai. Vạn vật trong thời khắc
chuyển mùa vì thế càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng. Cảm quan tinh tế của nhà thơ đã phát hiện ra
vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: Hình như thu đã về. Lời reo vui cũng thì thầm nhỏ nhẹ,
bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của mùa thu.
Để dòng cảm xúc trôi theo thời gian, cảm nhận rõ hơn bước đi của sự sống, nhà thơ lại tiếp tục quan sát:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bat đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nếu như khổ thơ thứ nhất, thu mới chỉ là sự đoán định (Hình như thu đã về) thì ở khổ thơ này nó đã trờ
thành sự khẳng định. Đó là hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. Mùa thu đã đến thật rồi!
Thu không còn là sự mong đợi,
đoán định. Thu hiển hiện trong cuộc sống, trên cỏ cây hoa lá và trong lòng người. Cũng như sương thu,
dòng sông dường như cũng thong thả, chậm chạp hơn. Như hút vào lòng mình tất cả niềm sung sướng,
thoả thuê của cuộc sống để dềnh lên những con nước mát lành. Mọi chuyển động có vẻ rất đều đều, rất
nhẹ, riêng có cánh chim là vội vã cuống quýt. Sự vội vàng đó phải chăng cũng là sự vội vàng trong tâm
hồn Hữu Thỉnh, muốn được mở rộng lòng mình đón nhận mọi rung động dù là nhỏ nhất? Điểm nhìn của
nhà thơ như được nâng dần từ dòng sông, cánh chim đến bầu trời cao rộng:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Lại một sự biến chuyển khác trong khoảnh khắc giao mùa khiến lòng ta rung động. Đó không phải là lớp
lớp mây cao đùn núi bạc hay máy biếc về đâu bay gấp gấp mà lại là đám mây mùa hạ - vắt nửa mình
sang thu. Có thể là một đám, hai đám hay nhiều hơn nữa nhưng có lẽ trong Sang thu mây không thể nào
lớp lớp mây cao dược. Vì mùa thu mới bắt đầu chưa thể nhuốm đượm lên lớp lớp sự vật. Hình ảnh đám
mây là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo của Hữu Thỉnh. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở
nên sinh động, giàu sắc gợi cảm.
Mỗi khổ thơ là một sự chuyển biến rất rõ của không gian. Bài thơ có tựa đề là Sang thu mà sao vẫn thấy
phảng phất dấu hiệu mùa hè:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Dấu hiệu đó là nắng, mưa, sấm, nhưng đã là nắng, mưa, sấm cuối mùa. Ánh nắng chói chang ngày nào
nay đã vơi dần cơn mưa trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nhiều. Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy
nghĩ liên tưởng thú vị.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy
nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Mùa thu của thiên nhiên hay mùa thu của mồi đời người? Nhìn cảnh
vật biến chuyến khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu
của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi, với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một
mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn? Hai hình ảnh sấm và hàng cây đứng tuổi vừa có
ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm
nhận và liên tưởng. Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như
mùa hạ, hay lạnh lẽo, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng và đi rất lặng lẽ. Thu không đánh
thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngạt ngào mà reo vào lòng ta
những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ
thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.
Mùa thu và thi sĩ từ lâu đã có duyên nợ nhưng không phải thu nào cũng như nhau, ví như bài
Sang thu vậy. Nhà thơ Hữu Thỉnh nắm bắt hồn thu ngay trong khoảnh khắc chuyển mùa. Đó
là những chuyển biến rất tinh vi mà phải có một tâm hồn thật tinh tế mới cảm nhận được.
Có thể ta chưa thấy được hết vẻ đẹp của mùa thu trong bài thơ và thấu hiểu những gì mà
nhà thơ muốn nhắn gửi nhưng Sang thu đã cho ta thấy sự vận động của cuộc sống quanh
ta mà bấy lâu nay ta không hề biết tới. Càng yêu thơ thu ta càng trân trọng và cảm phục tâm
hồn thi sĩ của Hữu Thỉnh và biết yêu quý hơn cuộc sống này.
Thu đến rất nhẹ nhàng và đi rất lặng lẽ. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang
động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao
động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống.
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng
thú vị. “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi". Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn
thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Mùa thu của
thiên nhiên hay "mùa thu" của mỗi con người? Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh
nghĩ đến cuộc đời khi đã "đứng tuổi". Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày
sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng
hơn. Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho
thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Mùa thu thường không rạo
rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽ, thê lương như mùa đông.
Thu đến rất nhẹ nhàng và đi rất lặng lẽ. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu
sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta
những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất
giàu ý nghĩa