ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG QUỐC TUẤN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VÀ THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP XỬ LÝ
VI SINH BÃ DONG RIỀNG Ở BẮC KẠN LÀM THỨC ĂN
CHO LỢN ĐỊA PHƯƠNG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG QUỐC TUẤN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VÀ THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP XỬ LÝ
VI SINH BÃ DONG RIỀNG Ở BẮC KẠN LÀM THỨC ĂN
CHO LỢN ĐỊA PHƯƠNG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Toàn Thắng
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập nghiên cứu và tiến hành nhiệm vụ thực tập, em đã
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Để có được kết quả này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các cán
bộ, KTV bộ môn Hóa - Sinh của Viện Khoa học Sự Sống - ĐHTN.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin được gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới thầy cô và anh chị đã dành cho em sự quan
tâm, giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính
trọng sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Hoàng Toàn Thắng, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn em thực hiện bài báo cáo này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Viện Khoa Học Sự Sống, nơi mà em đã
được làm việc và học tập đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô
các chú, các anh chị KTV đã tận tình chỉ bảo và nhắc nhở những thiếu sót giúp
em trưởng thành hơn. Là hành trang không thể thiếu giúp em vững bước vào
đời, để trở thành một con người có ích cho xã hội.
Một lần nữa em xin kính chúc các thầy cô giáo, các anh chị của Viện
Khoa học Sự Sống - ĐHTN lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Đặng Quốc Tuấn
LỜI NÓI ĐẦU
Với phương châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực
tế”, chính vì vậy trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực
tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra
trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ
kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ
đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến
hành công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn
sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường
trở thành một người cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng
sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Hoàng Toàn Thắng. Tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi
sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương”
Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12
Bảng 2.1. Công thức thử nghiệm xử lý vi sinh bã dong riềng 28
Bảng 2.2:Sản lượng củ dong riềng chế biến trên địa bàn tỉnh năm 2013 31
Bảng 2.3. Sản lượng bã dong riềng thải có thể dùng chăn nuôi (tấn) 32
Bảng 2.4: Kết quả phân tích thành phần hóa học bã dong riềng (%) 35
Bảng 2.5: Thành phần hóa học của một số nguyên liệu 36
Bảng 2.6: Thành phần hóa học của các công thứcxử lý ở thí nghiệm 37
Bảng 2.7: Kết quả xác định sự biến đổi các chỉ tiêu cảm quan về mùi, màu
sắc, pH của bã dong riềng ở các công thức chế biến theo thời gian 38
Bảng 2.8. Kết quả phân tích thành phần hóa học của 1 kg hỗn hợp ủ ở các
công thứctheo thời gian 39
Bảng 2.9. So sánh thành phần hóa học của các công thức trước và
sau ủ 1 tuần 41
Bảng 2.10: Mức giảm thành phần hóa học của các công thức trước và sau ủ 1
tuần (tính theo VCK) 42
Bảng 2.11. So sánh thành phần hóa học của các công thức trước và
sau ủ 4 tuần 43
Bảng 2.12: Mức giảm thành phần hóa học của các công thức trước và sau khi
ủ 4tuần (tính theoVCK) 44
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học sự sống 3
Hình 2.1: Bã thải và nước thải của cơ sở chế biến dong riềng làm 34
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ash : Khoáng tổng số
CF : Crude fibre (Xơ thô)
Cs : Cộng sự
CP : Crude protein (Protein thô)
CT : Công thức
DNA : Deoxyribonucleic acid
DM : Dry matter (Vật chất khô)
HPLC : High-performance liquid chromatography
EE : Lipit thô
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NEF : Dẫn xuất không đạm
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
KHCN : Khoa học công nghệ
KHSS : Khoa học sự sống
KTS : Khoáng tổng số
Pr : Protein
TB : Trung bình
TCCS : Tiêu chuẩn cơ sở
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN : Thí nghiệm
TNHH : Trách nhiệm hưu hạn
T : Trước
S : Sau
SLCT : Sản lượng củ tươi
SLBT : Sản lượng bã tươi
SLK : Sản lượng khô
SLTB : Sản lượng tinh bột
VCK : Vật chất khô
VSV : Vi sinh vật
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1
:
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 1
1.1.2. Đặc điểm về tổ chức nhân lực của Viện Khoa học sự sống 2
1.1.3. Chức năng,nhiệm vụ của Viện KHSS 2
1.1.3.1. Nghiên cứu khoa học: 2
1.1.3.2. Chuyển giao công nghệ vào sản xuất: 2
1.1.3.3. Đào tạo và phục vụ đào tạo: 3
1.1.3.4. Dịch vụ khoa học công nghệ
3
1.1.4. Cơ cấu tổ chức 3
1.1.4.1. Bộ môn Hóa Sinh 4
1.1.4.2. Bộ môn Công nghệ tế bào 4
1.1.4.3. Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ gen 4
1.1.4.4. Bộ môn Công nghệ vi sinh 5
1.1.4.5. Bộ môn Sinh thái môi trường 5
1.1.4.6. Phòng phân tích hóa học 5
1.1.5. Tình hình hoạt động của Viện Khoa học sự sống 5
1.1.6. Một số thành tựu nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ 6
1.1.6.1. Nghiên cứu khoa học công nghệ 6
1.1.6.2. Chuyển giao khoa học công nghệ 7
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất 7
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 7
1.2.2. Phương pháp tiến hành 8
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8
1.2.3.1. Công tác phục vụ sản xuất 8
1.2.3.2. Các kết quả đạt được 12
1.3. Kết luận, đề nghị 13
1.3.1. Kết luận 13
1.3.2. Đề nghị 13
PHẦN 2
:
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
14
2.1. Đặt vấn đề 14
2.2. Tổng quan tài liệu 15
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 15
2.2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa của lợn 15
2.2.1.2. Đặc điểm cơ bản về sinh lý tiêu hóa của lợn 18
2.2.1.3. Các phương pháp thường dùng trong xử lý, bảo quản thức ăn phế phụ
phẩm cho gia súc và cơ sở khoa học của chúng 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 23
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành: 27
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.4.1. Phương pháp điều tra 28
2.3.4.2. Phương pháp thử nghiệm xử lý vi sinh bã dong riềng thải để làm thức
ăn chăn nuôi. 28
2.3.4.3. Phương pháp phòng thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu của khối ủ 29
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 30
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 30
2.4.1. Kết quả đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến củ dong riềng và sử
dụng bã thải để chăn nuôi ở địa phương 30
2.4.1.1. Đánh giá tình hình sản xuất và chế biến củ dong riềng ở Bắc Kạn 30
2.4.1.2. Tình hình sản xuất, chế biến củ dong riềng ở tỉnh Bắc Kạn 31
2.4.1.3. Sản lượng bã dong riềng thải và việc sử dụng bã thải ở địa phương . 32
2.4.2. Kết quả thí nghiệm xác định công thức ủ VSV thích hợp 34
2.4.2.1. Thành phần hóa học bã dong riềng 34
2.4.2.2. Thành phần hóa học nguyên liệu trước khi ủ 36
2.4.2.3. Thành phần hóa học của các công thức chế biếnbã dong riềng 37
2.4.2.4. Kết quả các chỉ tiêu trong quá trình ủ vi sinh bã dong riềng 37
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 44
2.5.1. Kết luận 44
2.5.2. Tồn tại 45
2.5.3. Đề nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
1. Tiếng việt 46
2. Tiếng Anh 47
1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập
Viện Khoa học sự sống (KHSS - INSTITUTE OF LIFE SCIENES -
THAI NGUYEN UNIVERSITY) là đơn vị nghiên cứu của Đại học Thái
Nguyên được thành lập theo Quyết định số 852/QĐ - TCCB do Giám đốc Đại
học Thái Nguyên ký ngày 30 tháng 9 năm 2008. Viện được Đại học Thái
Nguyên phân cấp cho Trường Đại học Nông Lâm quản lý toàn diện.
Viện Khoa học sự sống có chức năng nghiên cứu khoa học (cơ bản và ứng
dụng), phục vụ đào tạo Đại học và Sau đại học, chuyển giao khoa học công nghệ
thuộc lĩnh vực khoa học sự sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
trung du, miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Khoa học sự sống
“Life Sciences” là hoạt động nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ,
thương mại hóa các tiến bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghệ
sinh học, dược học, công nghệ y sinh học, chế biến thực phẩm và công nghệ môi
trường Đó là sự kết hợp của tất cả các ngành khoa học liên quan đến sinh vật
như thực vật, động vật và con người. Trong đó trọng tâm là khoa học sinh học
kết hợp với các ngành khoa học khác như hoá học, vật lý học, khoa học môi
trường để hợp thành lĩnh vực khoa học sự sống.
Viện Khoa học sự sống (TiLS) là một viện nghiên cứu thuộc Đại học
Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở của Phòng Thí nghiệm trung tâm
thuộc trường Đại học Nông Lâm. Viện đã và đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ
các trang thiết bị, máy móc hiện đại và đồng bộ, để xây dựng hoàn chỉnh các
phòng thí nghiệm chuyên sâu góp phần tích cực triển khai các đề tài nghiên
cứu khoa học, hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao
không chỉ của trường Đại học Nông Lâm mà cả các trường thành viên như
Đại học Y khoa, Đại học Sư phạm, Khoa khoa học tự nhiên. Ngoài ra, còn
góp phần thực hiện tốt nhiều dự án chuyển giao công nghệ cho các địa
phương và hỗ trợ các hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm của
một số doanh nghiệp trên địa bàn.
2
1.1.2. Đặc điểm về tổ chức nhân lực của Viện Khoa học sự sống
Tính tới 12/2013, Viện có tổng số 30 cán bộ viên chức, bao gồm:
11cán bộ biên chế, 12 viên chức hợp đồng kỹ thuật viên, chuyên viên và 7
cán bộ kiêm nhiệm.
- Về đội ngũ cán bộ: 01GS, 04 PGS.TS, 03 TS, 04 Th.S công tác cơ
hữu tại Viện; 05 PGS, 02 TS kiêm nhiệm quản lý các bộ môn tại Viện.
- Về cơ sở vật chất: Năm 2012, Viện giải ngân và nghiệm thu gói thầu
thứ 2 của dự án TRIG pha 2 đầu tư phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào.
- Ngoài ra, Viện có rất nhiều cán bộ, giáo viên, nghiên cứu sinh, học
viên cao học và sinh viên các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên đến
tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và học tập.
1.1.3. Chức năng,nhiệm vụ của Viện KHSS
1.1.3.1. Nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện
miền núi phía Bắc. Chẩn đoán sớm dịch bệnh ở người, cây trồng và vật nuôi.
Bảo quản, chế biến nông sản phẩm. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo
vệ sức khỏe con người.
- Nghiên cứu và ứng dụng các hoạt tính sinh học của các hợp chất tự
nhiên trong bảo vệ sức khỏe con người, công nghệ thực phẩm và nâng cao
năng suất chất lượng vật nuôi cây trồng.
- Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn gen
bản địa.
- Nghiên cứu cải tạo và bảo vệ môi trường.
1.1.3.2. Chuyển giao công nghệ vào sản xuất:
- Tư vấn, đầu tư và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học sự
sống, trọng tâm là cho các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc.
- Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hỗ trợ
phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- Xây dựng các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của
cộng đồng, các mô hình sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, các mô hình y tế
cộng đồng…
3
1.1.3.3. Đào tạo và phục vụ đào tạo:
- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức cho
cán bộ, giảng viên trong và ngoài Đại học.
- Hướng dẫn sinh viên thực tập, thực hành các kỹ năng chuyên môn
thuộc một số ngành mũi nhọn về Khoa học sự sống của Đại học Thái Nguyên.
- Hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh làm đề tài nghiên cứu
khoa học các cấp tại Viện.
- Đào tạo, xây dựng trung tâm ươm tạo công nghệ, bồi dưỡng tài năng
trẻ trong nghiên cứu khoa học công nghệ
1.1.3.4. Dịch vụ khoa học công nghệ
- Đảm nhiệm các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất của các đơn vị và địa
phương trong khu vực các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Phân tích thành phần hóa học của nông sản thực phẩm, các hoạt động
sản xuất chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp.
- Cung cấp cây con giống chất lượng cao.
- Sản xuất, cung cấp nước uống tinh khiết và các sản phẩm khoa học
công nghệ khác
1.1.4. Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học sự sống
4
Viện có 2 phòng chức năng: (Phòng Tổng hợp và Phòng Khoa học -
Đào tạo) và 5 bộ môn (Bộ môn Hóa sinh, Công nghệ tế bào, Sinh học phân tử
và công nghệ gen, Công nghệ vi sinh và Sinh thái môi trường). Trong đó có
một phòng thử nghiệm được chỉ định của Bộ NN & PTNT thuộc hệ thống các
phòng thử nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm và thức
ăn chăn nuôi. Cuối năm 2012, Viện đã được Bộ Khoa học công nghệ và Môi
trường cấp chứng chỉ ISO cho phòng Phân tích Hóa học.
Là một đơn vị được đầu tư, tập hợp các trang thiết bị nghiên cứu khoa
học hiện đại. Viện khoa học sự sống là một cơ quan nghiên cứu công lập có
cơ sở vật chất trang thiết bị khá hiện đại và đồng bộ của khu vực Trung du
miền núi phía Bắc, tổ chức bộ máy nghiên cứu của Viện KHSS gồm:
1.1.4.1. Bộ môn Hóa Sinh
- Nghiên cứu thành phần hóa học của đất đai, phân bón, các loại nông sản,
thực phẩm phục vụ cho ngành chăn nuôi, trồng trọt và đời sống con người.
- Nghiên cứu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu về sinh lý, hóa sinh vật nuôi, cây trồng.
1.1.4.2. Bộ môn Công nghệ tế bào
- Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào thực vật trong sản xuất sinh
khối, nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống cây trồng mới có năng suất, chất
lượng và khả năng chống chịu cao.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào động vật trong điều khiển sinh
sản, chọn tạo giống vật nuôi và sản xuất protein đơn dòng.
1.1.4.3. Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ gen
- Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp chỉ thị phân tử trong xác định
và bảo tồn đa dạng sinh học; phân loại, phân lập loài sinh vật; xác định các
chỉ thị phân tử cho các tính trạng của sinh vật.
- Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích DNA và DNA tái tổ
hợp trong chuyển gen ở cây trồng, vật nuôi và trong lập bản đồ di truyền.
- Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp chẩn đoán sớm bệnh, dịch
bệnh ở người, động vật và thực vật.
5
1.1.4.4. Bộ môn Công nghệ vi sinh
- Nghiên cứu các chế phẩm sinh học như: thuốc kháng sinh, enzyme,
vaccine, chất bảo quản thực phẩm sinh học.
- Nghiên cứu phân lập định danh các vi sinh vật gây hại và hữu ích
phục vụ nông lâm nghiệp và y tế.
1.1.4.5. Bộ môn Sinh thái môi trường
- Nghiên cứu, ứng dụng, chế tạo các sản phẩm mới, triển khai công
nghệ trong lĩnh vực môi trường như phòng ngừa và xử lý nước cấp, nước thải,
xử lý ô nhiễm môi trường đất, khí thải.
- Nghiên cứu về tác hại môi trường đối với sức khỏe con người và động
vật (độc chất, các hóa chất sinh học…).
1.1.4.6. Phòng phân tích hóa học
- Phòng phân tích hóa học được thành lập theo Quyết định số
1181/QĐ-ĐHTN của Giám đốc Đại học Thái Nguyên, với chức năng nghiên
cứu khoa học, đào tạo và thực hiện các dịch vụ phân tích xét nghiệm.
- Phòng phân tích hóa học đã được Văn phòng công nhận chất lượng -
Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO 17025:2005, mã số
VILAS 603.
Dịch vụ thử nghiệm của phòng phân tích hóa học:
- Phân tích và đánh giá chất lượng môi trường (đất, nước và không khí).
- Phân tích và đánh giá chất lượng phân bón.
- Phân tích và đánh giá chất lượng nông sản và thực phẩm.
- Phân tích và đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi.
1.1.5. Tình hình hoạt động của Viện Khoa học sự sống
Trong năm qua, bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ KHCN của năm
trước chuyển sang, Viện Khoa học sự sống đã tích cực tìm kiếm thêm các đề
tài, dự án mới, tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học các cấp và làm công tác
chuyển giao tiến bộ KHCN cho các địa phương. Viện xác định đây là nhiệm
vụ chính trị hàng đầu, là sự sống còn của Viện. Các đề tài, dự án này vừa là
nhiệm vụ bổ sung vào hoạt động năm 2012 lại vừa được thực hiện tiếp trong
kế hoạch 2013 làm cho các hoạt động KHCN của Viện mang tính gối đầu và
liên tục, không bị gián đoạn theo thời gian.
6
Các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao KHCN của Viện tiến hành
trong năm 2012 -20113 gồm:
- Viện chủ trì thực hiện 1 đề tài quỹ gen cấp nhà nước, 01 đề tài cấp
Bộ, 7 đề tài cấp Đại học và 5 đề tài cấp Trường.
- Các dự án chuyển giao công nghệ gồm:
+ Dự án chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô nhân giống cây cho sở
KHCN Thái Nguyên.
+ Dự án khai thác nguồn gen lợn địa phương tỉnh Bắc Kạn.
+ Dự án chọn lọc và xây dựng mô hình chăn nuôi giống gà của đồng
bào Mông Bắc Kạn.
+ Dự án thử nghiệm phân bón phức hợp DAP cho một số cây trồng
chính trên đất canh tác nông nghiệp miền Bắc Việt Nam với Công ty TNHH
MTV DAP - VINACHEM.
+ Dự án khuyến nông về chăn nuôi gà sạch ở 10 tỉnh trong cả nước.
1.1.6. Một số thành tựu nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ
1.1.6.1. Nghiên cứu khoa học công nghệ
Trong những năm qua, Viện đã thực hiện được 01 đề tài NCKH cấp
nhà nước, 05 đề tài NCKH cấp Bộ,07 đề tài NCKH cấp Đại học Thái Nguyên
và hàng năm thực hiện từ 03 - 05 đề tài NCKH cấp cơ sở.
Những sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị mà Viện KHSS đã tạo
ra trong năm 2013:
- Trình tự gen mã hóa ARNr 16S của chủng Lactobacillus plantarum
TL4 được đăng ký trên NCBI với mã số truy nhập là JQ937330.
- Giống chuối tiêu mới được xây dựng trên mô hình 600 cây.
- Quy trình sản xuất nấm Linh chi từ nguồn giống tự sản xuất tại
Viện KHSS
- Quy trình nhân giống cây Ba kích tím bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào.
- 24 quy trình phân tích và TCCS như quy trình phân tích Metanol,
Amilose, aflatoxin…. trên các thiết bị như quang phổ tử ngoại khả kiến,
HPLC, quy trình tách chiết DNA động vật tinh sạch trong phòng thí nghiệm,
quy trình xác định tổng số vi sinh vật trong nước…
7
1.1.6.2. Chuyển giao khoa học công nghệ
+ Lĩnh vực chăn nuôi: Viện đã tham gia chuyển giao về kỹ thuật chăn
nuôi gà theo tiêu chuẩn VIETGAP cho 10 tỉnh trung du miền núi phía Bắc
(Xây dựng các mô hình chăn nuôi, tư vấn chuyển giao các tiến bộ KHCN về
chăn nuôi…) đang trực tiếp góp phần làm tăng thu nhập cho hộ gia đình, góp
phần phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Viện cũng thực hiện có kết quả
tốt nhiều dự án chuyển giao khoa học công nghệ với tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang,
Thái Nguyên… và được các địa phương đánh giá cao.
+ Lĩnh vực trồng trọt: Viện đã tham gia chuyển giao KHCN về các kỹ
thuật nuôi cấy mô tế bào cho Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh Thái Nguyên
để nhân giống nhiều loại cây trồng như hoa cúc, phong lan, chuối, keo lai,
bạch đàn, khoai tây… đây là quy trình nhân giống cây trồng có chất lượng
cao, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh.
+ Viện đang triển khai có hiệu quả dự án với Công ty TNHH MTV
DAP - VINACHEM của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam về chương trình
khảo nghiệm phân bón DAP cho các loại cây trồng trên đất canh tác nông
nghiệp miền Bắc Việt Nam ở một số địa phương miền Bắc.
+ Viện đã liên kết với một doanh nghiệp tư nhân để sản xuất nước sạch
đóng chai phục vụ cho nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Nhằm nâng cao tay nghề và chuyên môn, hoàn thành tốt chương trình thực
tập tốt nghiệp. Tại cơ sở thực tập tôi đã xây dựng nội dung thực tập như sau.
Công tác phục vụ sản xuất
- Thực hiện các nhiệm vụ của Phòng phân tích hóa học phân công;
- Tham gia hỗ trợ các hoạt động chuẩn bị mẫu phân tích, chuẩn bị dụng
cụ phân tích, thực hiện các phân tích của chuyên đề nghiên cứu;
- Tham gia các hoạt động chuyên môn trong thời gian xuống địa bàn
nghiên cứu như: thu dọn bã thải ở cơ sở làng nghề tới khảo sát, thông cống
rãnh tiêu thoát nước để xử lý môi trường, hỗ trợ một phần khi thời gian cho
phép để giúp cơ sở chế biến giảm bớt căng thẳng nhân lực trong vụ sản xuất
8
chế biến dong riềng, thu gom phơi sấy bã dong riềng khô để phục vụ cho các
thí nghiệm chăn nuôi sau này…
Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học:
"Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong
riềngở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương”.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt những nội dung trên trong thời gian thực tập bản thân
tôi đã đề ra một số biện pháp thực tập như sau:
- Bám sát cơ sở, đi sâu tìm hiểu nắm vững tình hình thực tế sản xuất
của mô hình trang trại để có kế hoạch hợp lý cho triển khai công tác ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Khiêm tốn và tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
- Nhiệt tình trong công tác, tranh thủ thời gian để hoàn thành tốt công việc.
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của thầy cô giáo hướng dẫn.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, tích cực nghiên cứu, tham
khảo các tài liệu chuyên môn nhằm củng cố và nâng cao kiến thức tay nghề
để thực hiện đề tài đạt kết quả cao.
- Nêu cao ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy,
quy chế của nhà trường và cơ sở.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại Viện KHSS, ngoài những lúc đi thực địa
điều tra tại địa phương, tôi dành thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm phân
tích hóa học để vừa làm vừa học các phân tích thành phần hoá học thức ăn,
sau đây là các chỉ tiêu phân tích đã được học và thực hành.
Các phương pháp phân tích thức ăn trình bày sau đây là các phương
pháp đã được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).Mỗi một
chất dinh dưỡng đều có phương pháp riêng theo các TCVN tương ứng. Việc
phân tích hiện nay được tiến hành hầu như tự động trên các thiết bị hiện đại vì
thế nó hạn chế đến mức thấp nhất các sai số không mong muốn và tác hại tới
sức khỏe của kỹ thuật viên cũng như các hệ lụy môi trường.
(1). Phương pháp lấy mẫu phân tích:
9
Mẫu được lấy theo TCVN 4325: 2007 (ISO 6497: 2002) [17]
Khi lấy mẫu cần xác định số lượng mẫu ban đầu. Lấy mẫu ban đầu ngẫu
nhiên từ đầu đến cuối của nơi chứa và đảm bảo rằng tất cả các lớp đều có mẫu
đại diện như nhau.
* Xử lý mẫu: Mẫu được xử lý và chuẩn bị theo TCVN 6952: 2001 (ISO
6498: 2002) [20]
* Nghiền mẫu: Khi nghiền mẫu có thể dẫn đến làm giảm hoặc tăng độ
ẩm của mẫu vì vậy cần nghiền càng nhanh càng tốt và giảm sự tiếp xúc mẫu
với không khí. Nếu cần thiết, đập vỡ hoặc tán nhỏ trước khi nghiền.
* Bảo quản: Mẫu sau khi lấy, được nghiền nhỏ, trộn đều và đựng trong
túi nilon có nhãn ghi kí hiệu mẫu và các thông tin cần thiết. Mẫu được bảo
quản để sử dụng cho phân tích các chỉ tiêu. Mỗi mẫu đều được phân tích 2 lần,
tính số trung bình giữa 2 lần phân tích có giá trị tương đương nhau.
(2). Phương pháp xác định vật chất khô.
Việc xác định độ ẩm của thức ăn gia súc được tiến hành theo tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN 4326: 2001) ( ISO 6496: 1999) [18]
* Nguyên lý: Sấy mẫu khô tuyệt đối ở nhiệt độ 105
0
C cho tới khi có
khối lượng không đổi và xác định sự thay đổi khối lượng của mẫu trong quá
trình sấy.
(3). Phương pháp phân tích protein thô trên thiết bị Kjeldahl
Xác định hàm lượng protein thô trong các loại thức ăn được tiến hành
theo TCVN 4328 - 1: 2007 (ISO 5983 - 1: 2005) [21]
* Nguyên lý: Trong phương pháp Kjeldahl người ta vô cơ hóa mẫu bằng
H
2
SO
4
98%, kết hợp với chất xúc tác để chuyển Nitơ hữu cơ ra dạng
(NH
4
)
2
SO
4
, rồi dùng NaOH để đẩy NH
3
ra khỏi muối Amoni, NH
3
sau khi
được giải phóng ra sẽ được cuốn đi bằng dòng hơi nước nóng. Sau khi được
làm nguội sẽ được hấp thụ vào dung dịch H
3
BO
3
ở trong bình hứng tạo ra
muối Borat amon có màu xanh trong.
R-CH(NH
2
)-COOH +H
2
SO
4
( NH
4
)
2
SO
4
+CO
2
+SO
2
+ H
2
O
(NH
4
)SO
4
+ NaOH NH
3
+ Na
2
SO
4
+ 2H
2
O
NH
3
+ H
3
BO
3
(NH
4
)
3
BO
3
10
Để xác định lượng muối Amoniac giải phóng ra trong quá trình chưng
cất ta đem đi chuẩn độ bằng dung dịch H
2
SO
4
0,1N đến khi nào dung dịch
chuyển sang màu tím nhạt là được.
(NH
4
)
3
BO
3
+ 3H
2
SO
4
3(NH
4
)
2
SO
4
+ 2H
3
BO
3
Từ lượng axit H
2
SO
4
0,1N tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ sẽ tính
được lượng đạm có trong mẫu.
(4). Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô
Hàm lượng lipit trong thức ăn được tiến hành theo tiêu chuẩn việt Nam
(TCVN 4331: 2001) (ISO 6492 : 1999) [19]
•
Nguyên lý tiến hành: Trong tế bào lipit ở dạng tự do và liên kết. Lipit tự
do chủ yếu tập trung ở một số cơ quan như hạt, quả (ở thực vật) và mô
mỡ động vật. Trong thực tế việc xác định lipit dựa vào hàm lượng lipit
được rút ra khỏi nguyên liệu bằng các dung môi hữu cơ. Có hai phương
pháp xác định:
Phương pháp trực tiếp: Chiết xuất lipit ra khỏi nguyên liệu và cân trực
tiếp lượng lipit chiết xuất được.
Phương pháp gián tiếp: Chiết xuất lipit ra khỏi nguyên liệu và cân
nguyên liệu còn lại sau khi chiết.
GERHARDT - Thiết bị phân tích nitơ theo
phương pháp Kjeldahl
LECO CNS - Thiết bị phân tích nitơ theo
phương pháp Dumas
11
(5). Phân tích chất xơ (xơ thô, NDF, ADF)
Hàm lượng xơ tổng số được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 4329: 2007) (ISO 6865:2000) [23] trên máy phân tích xơ ANKOM-
200/220.
* Nguyên lý phân tích xơ thô:
Việc phân tích xơ thô trong hệ thống này là đun sôi mẫu thức ăn trong
dung dịch 0,15M hoặc 0,3N axit H
2
SO
4
trong 30 phút để thủy phân các chất
hòa tan trong acid và sau đó cho thêm dung dịch 1,5M NaOH và đun sôi trong
30 phút nữa để thủy phân các chất hòa tan trong bazơ, cuối cùng dùng hỗn
hợp ete-cồn để hòa tan với các chất hữu cơ trong dung môi hữu cơ và xác định
phần còn lại.
* Nguyên lý phân tích xơ NDF:
NDF (Neutral Detergent Fibre) bao gồm tổng lượng các thành phần
xenlulose, hemixenlulose và lignin. Như vậy hàm lượng NDF lớn hơn hàm
lượng xơ thô trong cùng một mẫu thức ăn: NDF được phân tích bằng cách đun
sôi mẫu thức ăn trong 1 giờ với dung dịch rửa trung tính (Neutral Detergent
Reagent = sodium lauryl sulfate, dodecyl sodium sulfate, C1
2
H
2
5NaO
4
S +
disodium tetraborate decahydrate, Na
2
HPO
4
.2H
2
O + Na
2
EDTA.2H
2
O +
monoethylene glycol monoethylether (= 2-ethoxy ethanol) + nước ấm đã khử
khoáng, pH của dung dịch là 6,9 - 7,1).
Shoxlet - Thiết bị phân tách chất béo thô
tự động
Các dung môi chiết xuất lipit
thường dùng là Ether petroleum. Vì
nó có độ bay hơi cao và nhiệt độ sôi
thấp. Tốc độ quá trình chiết phụ
thuộc mức độ nghiền nhỏ của nguyên
liệu. Ngoài lipit ra còn có một số hợp
chất khác như Vitamin hòa tan trong
lipit, Phosphatit, steroit, các sắc tố
cũng được chiết ra. tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp các chất này rất ít
nên các lipit xác định được bằng một
trong hai phương pháp trên được gọi
là “ lipit thô”.
12
Thiết bị phân tích chất xơ ANKOM
Lò nung điện - Thiết bị phân tích
khoáng tổng số
•
Nguyên lý phân tích xơ ADF:
ADF (Acid Detergent Fibre) bao
gồm tổng lượng xenlulose và lignin.
ADF cũng được phân tích bằng cách đun
sôi mẫu thức ăn trong 1 giờ nhưng với
dung dịch rửa axit (Acid Detergent
Reagent = axit sulfuric đậm đặc + nước
đã khử khoáng + N-hexadecyl N,N,N-
trimethyl ammonium bromide, N-cetyl
N, N, N-trimethyl ammonium bromide,
C19H42BrN).
(6). Phân tích khoáng
Hàm lượng khoáng tổng số được
tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 4327- 1:2007) (ISO 5984: 2002)
[22]
* Nguyên lý:
Đốt cháy mẫu ở nhiệt độ 550 -
600
0
C. Khi mẫu cháy hoàn toàn chất hữu
cơ chỉ còn lại phần tro màu xám có khối
lượng không đổi, đem cân và tính ra
phần trăm lượng tro có trong mẫu.
1.2.3.2. Các kết quả đạt được
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung công việc ĐVT Số lượng
1 Phân tích mẫu Chỉ tiêu 32
2 Chuẩn bị mẫu Buổi 28
3 Chuẩn bị dụng cụ phân tích Buổi 15
4 Phơi sấy bã dong Kg 500
5 Thu gom bảo quản bã dong tươi Kg 2000
6 Hỗ trợ lao động cho cơ sở Công 25
7 Các hoạt động khác (vệ sinh nhiệm
sở, vệ sinh cơ sở chế biến…)
Buổi 5
13
1.3. Kết luận, đề nghị
1.3.1. Kết luận
- Các kết quả công tác phục vụ sản xuất đã thực sự giúp tôi có thêm
bài học kinh nghiệm về công tác quần chúng ở cơ sở, thông qua các hoạt
động cụ thể tôi thấy tự tin hơn ở bản thân và qua đó bồi dưỡng thêm tình
cảm nghề nghiệp;
- Thông qua các hoạt động phục vụ sản xuất tôi củng cố và học tập
thêm về tay nghề phân tích phòng thí nghiệm, được học hỏi các Kỹ thuật viên
ở Phòng phân tích hóa học về kiến thức và kỹ năng phân tích thành phần hóa
học thức ăn, qua đó đã tự mình phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu của chuyên
đề khoa học.
- Thông qua thực tập tốt nghiệp tôi đã trưởng thành hơn về tay nghề
nghiên cứu, biết cách tổ chức thực hiện một chuyên đề nghiên cứu cũng như
tổ chức và đánh giá kết quả nghiên cứu đạt được;
- Cũng thông qua đợt thực tập tại cơ sở bản thân tôi đã rút ra những bài
học kinh nghiệm về quan hệ, hợp tác lẫn nhau trong nghiên cứu, xây dựng
được kỹ năng thu thập số liệu và thông tin trong nghiên cứu, hình thành
những kỹ năng tính toán xử lý kết quả…
1.3.2. Đề nghị
Khoa và nhà trường cần duy trì việc đưa sinh viên xuống cơ sở và hãy
đặt niềm tin ở sinh viên khi giao trách nhiệm cho họ phải đối mặt với sự độc
lập hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp ở cơ sở.
14
Phần thứ 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: "Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi
sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương”.
2.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Phát
triển chăn nuôi lợn tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho nhu cầu trong nước và
cho xuất khẩu đang được chú trọng để đáp ứng xu thế hội nhập của nước ta.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2011 cả nước có 27,09 triệu
con, năm 2012 còn 26,54 triệu con giảm 2,1% so với năm 2011, đến năm
2013 đàn lợn cả nước chỉ còn 26,3 triệu con giảm 0,9% so với năm 2012
nhưng vào thời điểm cuối năm giá lợn lại tăng cao, đây là dấu hiệu cho thấy
cơ hội để số lượng đàn lợn lại có thể tăng lên trong những năm tới. Ngoài việc
tăng số lượng lợn thịt thì chất lượng thịt cũng được nâng cao thể hiện ở tỷ lệ
nạc từ 33,6% ở lợn nội lên 40,6%, và đạt 52-56% đối với các công thức lai
3/4 và 7/8 máu ngoại. (Niên giám thống kê Việt Nam, 2013)[12]. Riêng tỉnh
Bắc Kạn, là một địa phương miền núi, chăn nuôi lợn còn kém phát triển, năm
2010 cả tỉnh nuôi được 190.146 con lợn nhưng do năng suất chăn nuôi thấp
nên sản lượng thịt hơi chỉ đạt 9609 tấn (Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn,
2010. Về cơ cấu giống, ngoại trừ một số cơ sở chăn nuôi tập trung và một số
hộ chăn nuôi quy mô nhỏ các giống lợn năng suất cao ở khu vực thị xã hoặc
huyện lỵ, hầu hết là chăn nuôi nhỏ quy mô hộ gia đình với giống địa phương
năng suất thấp trên quan điểm tận dụng nguồn thức ăn sản xuất tại chỗ, đặc
biệt là nguồn thức ăn thô xanh, sản phẩm phụ chế biến nông sản.
Cây dong riềng là một loại cây lấy củ có giá trị kinh tế cao, có thể trồng
trên nhiều loại đất khác nhau mà vẫn cho năng suất cao, do đó cây dong riềng
được đồng bào nhiều địa phương miền núi quan tâm phát triển. Riêng đối với
tỉnh Bắc Kạn, trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng được chọn là cây xóa
đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Năm 2012, tỉnh Bắc Kạn trồng được
1.840 ha cây dong riềng, năm 2013 tăng lên tới tới 2.899 ha với năng xuất
trung bình đạt 50-70 tấn/ha. Nguồn thu nhập từ trồng và chế biến dong củ đã