Thực tập tốt nghiệp
Trong quá trình hội nhập, Việt Nam dần chiếm một vị trí quan trọng trong việc
sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, hàng may mặc của Việt Nam có mặt rất nhiều nơi
trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu hàng dệt
may lớn nhất thế giới. Để tiếp tục cạnh tranh với những đối thủ lớn như Trung Quốc,
Đài Loan thì việc đưa tự động hóa vào trong sản xuất là một yêu cầu không thề thiểu
được. Tuy nhiên,với trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam hiện nay rất khó có thể
chế tạo ra những thiết bị phục vụ cho sản xuất để đạt những thành phẩm mang tiêu
chuẩn quốc tế. Hầu hết các dây chuyền công nghệ, máy móc chúng ta đều phải nhập từ
nước ngoài. Một hạn chế ở đây là chúng ta không nắm bắt được một cách chi tiết về
quy trình công nghệ để có thể hiệu chỉnh thiết bị theo đúng yêu cầu cụ thể trong quá
trình sản xuất. Chi phí cho việc mời chuyên gia từ nước ngoài rất cao và tốn nhiều thời
gian. Việc nghiên cứu chi tiết dây chuyền công nghệ để có thể vận dụng linh hoạt phù
hợp với yêu cầu sản xuất là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đồ án này được thực hiện với nội dung nghiên cứu quy trình công nghệ của máy
kéo sợi thô TJFA458 nhập từ Trung Quốc trong dây chuyền kéo sợi của Nhà máy sợi
II thuộc Tổng Công Ty CP Dệt May Hòa Thọ.Được sự hướng dẫn tận tình của anh Lý
Anh Lân cùng với quá trình đi sâu tìm hiểu, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Do hạn chế về thời gian nên trong quá trình thực tập, em chủ yếu nghiên cứu kỹ về
phần cơ cấu hoạt động của máy.
Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy trong khoa Cơ khí đã tạo điều
kiện cho em được cọ xát với thực tế và em thấy mình đã học được rất nhiều điều bổ
ích. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhà máy sợi 2- Tổng công ty cổ
phần dệt may Hòa Thọ và anh KS. Lý Anh Lân đã chỉ bảo hết sức tận tình cho em
trong suốt quá trình trực tập.
Sinh viên thực hiện
Trang 1
Thực tập tốt nghiệp
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Nhà máy Sợi 2- Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ xác nhận các sinh viên có tên :
Nguyễn Đăng Khoa đã thực tập tại nhà máy từ ngày 04 tháng 11 năm 2013 đến ngày 21
tháng 12 năm 2013
NHẬN XÉT CỦA NHÀ MÁY CÔNG TY
1. Việc đảm bảo thời gian thực tập :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Tinh thần thái độ thực tập của sinh viên :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Có còn nợ các tài liệu và các tài sản khác mà sinh viên mượn của nhà máy
không ?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đà nẵng, ngày tháng 12 năm 2013
Người hướng dẫn Nhà máy sợi 2- Tổng công ty cổ
phần dệt may Hòa Thọ
KS. Lý Anh Lân
Trang 2
Thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang 3
Thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ VÀ NHÀ MÁY SỢI
1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÒA THỌ:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ:
1.1.1. Giới thiệu chung:
Tổng Công Ty cổ Phần Dệt May Hoà Thọ là một thành viên của Tập Đoàn Dệt
May Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 36 - Ông ích Đường - Phường Hòa Thọ
Đông - Quận Cẩm Lệ - Thành Phố Đà Nẵng, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cảng
Đà Nẵng khoảng 15km.
Sản phẩm Dệt May Hoà Thọ đã có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới
như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ, .thông qua các nhà nhập khẩu
lớn tại nhiều nước.
Với hơn 7.000 lao động là cán bộ quản lý, các nhà thiết kế, kỹ thuật và công
nhân may có tay nghề cao cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đã sản xuất
khoảng 10 triệu sản phẩm trên năm.
Dệt May Hoà Thọ đã thực sự trở thành một trong nhưng doanh nghiệp may lớn
nhất của ngành Dệt May Việt Nam.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1962:
Được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hoà Thọ
(SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Năm 1975, khi thành phố
Đà Nằng được giải phóng, Nhà máy Dệt Hoà Thọ được chính quyền tiếp quản và đi
vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975.
Năm 1993:
Đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Dệt Hoà Thọ theo quyết định
thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Trang 4
Thực tập tốt nghiệp
Năm 1997:
Đổi tên thành Công ty Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 433/QĐ- TCLĐ của
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.
Năm 2005:
Chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May Hoà Thọ theo quyết
định số 200/2005/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2006:
Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hoà Thọ theo
quyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, và chính thức đi vào hoạt động vào
ngày 01 tháng 02 năm 2007.
- Tên giao dịch đối ngoại : HOATHO CORPORATION.
- Tên viết tắt : HOATHO CORP.
- Địa chi : 36 Ông ích Đường, Q. cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng.
- Điện thoại : (84-511) 3846 290
- Fax: (84-511) 3846 217
- Website : www.hoatho.com.vn
- Vốn điều lệ: tính đến 28/2/2009 là 96.500.000.000 đồng
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các đơn vị thành viên:
Năm 1963: Đầu tư 2 vạn cọc sợi và một xưởng dệt vải với 400 máy dệt
Năm 1975: Thành lập Nhà Máy Sợi Hoà Thọ
Năm 1997: Thành lập Nhà Máy May Hoà Thọ 1
Năm 1999: Thành lập Nhà Máy May Hoà Thọ 2
Năm 2001: Thành lập Công Ty May Hoà Thọ - Điện Bàn
Năm 2002: Thành lập mới hai đơn vị:
1 +Thành lập Nhà Máy May Hoà Thọ 3.
+ Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Quảng Nam.
Năm 2003: Thành lập Công Ty May Hoà họ - Hội An
Năm 2007: Đầu tư mới hai Công ty:
Trang 5
Thực tập tốt nghiệp
Công ty May Hoà Thọ - Duy Xuyên
Công ty May Hoà Thọ - Đông Hà
Năm 2011: Thành lập Nhà Máy May Veston Hòa Thọ
1.2. Ngành nghề kinh doanh và thành tựu đạt được:
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh:
- Đầu tư, sản xuất, gia công, mua bán, xuất nhập khẩu: vải, sợi, chi khâu,
quần ảo may sẵn và các loại thiết bị, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành dệt may.
- Kinh doanh nhà hàng, siêu thị tổng hợp, du lịch, vận tải, bất động sản.
- Xây dựng công nghiệp và dân dụng.
- Khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
- Góp vốn mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ,chứng khoán và bất động sán.
1.2.2. Thành tựu đạt được:
- Đảng bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu (2003 - 2007).
- Bốn năm liền đạt Cờ thi đua của Chính Phủ 2004-2005-2006-2007.
- Bốn năm liền đạt Danh hiệu xuất khẩu uy tín 2004-2005-2006-2007.
- Bốn năm liền đạt Cúp vàng thương hiệu Việt 2004-2005-2006-2007.
- Giải thưởng Sao vàng Đất Việt 2005, 2007
- Doanh nghiệp Dệt may tiêu biểu.
- Quả cầu vàng.
- Cúp vàng Đà Nẵng năm 2005
- Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007
- Doanh nghiệp ASEAN được ngưỡng mộ nhất 1 “Honouring ASEAN’s Most
Admired Enterprises”.
- Giải khuyến khích “Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”.
- Danh hiệu công sở văn hoá.
- Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn lao động năm 2008” do Bộ
Trang 6
Thực tập tốt nghiệp
Lao động và TBXH tặng.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trang 7
Thực tập tốt nghiệp
2. Tổng quan về nhà máy sợi 2
2.1. Sơ đồ quản lý nhân sự của nhà máy
Trang 8
Thực tập tốt nghiệp
2.2. Quá trình công nghệ kéo sợi
2.2.1. Các loại nguyên liệu kéo sợi
Nguyên liệu trong ngành kéo sợi có 2 loại chính:
- Xơ thiên nhiên
- Xơ hóa học
2.2.2. Các tính chất cơ bản của xơ bông
2.2.2.1. Chiều dài xơ: là khoảng cách 2 đầu xơ trạng thái duỗi thẳng (mm)
Chiều dài xơ càng lớn càng tăng độ ma sát giữa các xơ trong sản phẩm, do đó
đặc trưng độ bền của sản phẩm.
2.2.2.2. Độ mãnh ( chỉ số xơ ): là đặc trưng thiết diện ngang của xơ, độ mãnh xơ càng bé xơ
càng tinh, và ngược lại độ mãnh càng lớn xơ càng thô. Nếu xơ càng mảnh thì trên
cùng một thiết diện có nhiều xơ hơn, do dó tăng độ bền của sợi, độ mảnh có ảnh
hưởng đến quá trình gia công, xơ càng mảnh dễ gây điếm tật khi gia công.
2.2.2.3. Độ bền : là khả năng chịu lực kéo đứt khi thí nghiệm ( độ bền tuyệt đối ), là khả năng
chịu lực kéo đứt trên một đơn vị dộ dày ( độ bền tương đối Độ chín : biểu hiện mức độ
xenluloze chứa trong xơ, xơ càng chín thì xơ càng dày, rãnh xơ càng thu hẹp lại. Độ
chín của xơ càng cao càng dễ nhuộm màu, độ bền cùa xơ càng cao, khả năng hút ẩm
cao.
2.2.2.4. Độ xoắn : là mức độ quăn tự nhiên của xơ
2.2.2.5. Độ ẩm : biểu thị hàm lượng nước có trong bông tính theo phần trăm. Xơ bông và một
số loại xơ thiên nhiên có độ hút ẩm khá lớn có ảnh hưởng đến quá trình gia công, nếu
độ ẩm lớn dễ gây quấn suốt và gián đoạn công nghệ, giảm năng suất máy. Độ ẩm nhỏ
bụi xơ bay nhiều dẫn đến hao phí nguyên liệu, độ bền của sợi giảm, độ đứt tăng, ảnh
hưởng lớn đến quá trình công nghệ.
2.2.3. Nguỵên lý kéo sợi từ xơ
Nguyên lý kéo sợi là quá trình thực hiện 4 công đoạn: xé trộn và làm sạch
chải và làm sạch - làm mảnh và ghép sản phẩm - xe săn và quấn ống.
2.2.3.1. Xé trộn và làm sạch
Trang 9
Thực tập tốt nghiệp
Nguyên liệu đưa vào sản xuất ở dạng kiện nén chặt, có nhiều tạp chất, xơ ngắn
và điểm tật, cần được loại ra. Muốn loại trừ được tạp chắt, điểm tật, xơ ngắn và kéo
sợi được phải cho nguyên liệu cho các máy thực hiện quá trình xé tơi, loại trừ tạp chất
bằng tác dụng của các trục xé hoặc tay đánh phối hợp với các vòng ghi.
Quá trình xé trộn và làm sạch được thực hiện từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ
trạng thái xé tự do đến trạng thái xé giữ chặt một đầu. Tại đây nguyên liệu được làm
sạch khoảng 60 - 70% tạp chất.
Xé tơi và làm sạch có quan hệ chặt chẽ với nhau: nếu xé tơi tốt sẽ dễ trộn đều, dễ
loại trừ tạp chất vì liên kết giữa tạp chất và nguyên liệu giảm.
2.2.3.2. Chải và làm sạch
Dưới tác dụng của các mặt kim bố trí theo nguyên tắc nhất định ( hướng kim và tốc độ
kim ) làm cho các miếng xơ được phân tách nhỏ hơn thành các xơ đơn, làm xơ duỗi thẳng và
song song theo hướng chuyển động của kim, loại trừ tạp chất, điểm tật và xơ ngắn, trộn đều các
thành phần nguyên liệu và hình thành cúi chải
2.2.3.3. Làm mảnh và ghép sản phẩm
Sử dụng các cặp suốt kéo dài có tốc độ khác nhau (VI > V2 > V3 > Vn) làm cho
sản phâm được kéo dài ra, giảm kích thước ngang, các xơ được duỗi thẳng và song
song hơn, sau đó ghép sản phẩm đã được làm mảnh thành sản phẩm mới đều hơn
nhưng độ dày lớn hơn.
Mức độ làm mảnh phụ thuộc vào mức độ chênh lệch tôc độ giừa cặp suốt ra và
cặp suốt vào.
E = V
ra
/ V
vào
: gọi là độ kéo dài hay bội số kéo dài
Ngoài ra ghép còn có tác dụng trộn thành phần hỗn hợp hoặc các loại nguyên
liệu khác nhau.
2.2.3.4. Xe săn và quấn ống
- Xe săn:
Khái niệm : quá trình xe là quá trình tác động một momen xoắn (M
x
) vào một
đầu sản phẩm còn đầu kia được giữ làm cho tiết diện sản phẩm quay đi một góc nào
Trang 10
Thực tập tốt nghiệp
đó quanh trục sản phẩm, tạo thành độ săn nhất định. Tùy theo hướng quay của
momen M
x
tác dụng mà sản phẩm có hướng xoăn trái hoặc hướng xoắn phải.
− Quấn ống:
Quá trình quấn ống nhằm để thuận lợi cho quá trình CN và sử dụng ở giai đoạn sau
2.2.4. Quá trình công nghệ kéo sợi
2.2.4.1. Hệ thống kéo sợi
Khái niệm: Hệ thống kéo sợi (hay còn gọi là quá trình công nghệ) là tập hợp các
thiết bị để thực hiện gia công từ nguyên liệu (bông, xơ) thành sản phẩm(sợi)
2.2.4.2. Các loại hệ thống kéo sợi
Hệ thống kéo sợi chải thô: máy xé kiện- máy loại kim loại và hạt nặng - máy xé
2 trục - máy trộn- máy xé 3 trục- máy loại bụi mịn- máy chải - máy ghép - máy sợi
thô - máy sợi con- máy đánh ống.
Hệ thống kéo sợi chải kĩ: : máy xé kiện- máy loại kim loại và hạt nặng - máy xé
2 trục - máy trộn- máy xé 3 trục- máy loại bụi mịn- máy chải - ghép sơ bộ - cuộn cuối
2.2.4.3. Quy trình sản xuất
o Cung bông: Bông từ những kiện bông sẽ được máy xé ra và theo đường ống được
các quạt vận chuyển đưa qua các máy chải.
o Chải: Bông đã được xé sau khi qua đây, sẽ được máy loại trừ tạp chất và tạo
thành những sợi bông với chi số nhất định được gọi là cúi chải và được xếp vào
thùng.
o Ghép thô: Với số lượng cúi chải theo yêu cầu công nghệ (8 sợi cúi chải) sẽ được
đưa vào máy ghép và sẽ cho ra 1 cúi ghép với chất lượng tốt hơn hoặc thành phần
theo yêu cầu
o Sợi thô: Cúi ghép sau khi qua máy thô sẽ được làm nhỏ lại với kích thước gần
bằng chiếc đũa.
o Sợi con: Sợi thô sau khi qua các máy con sẽ được xe, kéo thành những sợi với chi
số sợi theo yêu cầu công nghệ.
o Đánh ống: Đây là công đoạn cuối cùng làm cho sợi con có chất lượng tốt hơn, chắc chắn hơn,
Trang 11
Thực tập tốt nghiệp
có chi số phù hợp với nhu cầu khách hàng, thành những ống côn và được đóng gói để xuất cho
thị trường trong và ngoài nước, hoặc chuyển qua nhà máy nhuộm.
Chương II : NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
CỦA MÁY SỢI THÔ TJFA458
Máy sợi thô là một bộ phận trong dây chuyền công nghệ kéo sợi từ bông, có vai
trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sợi.
Nhà máy có tất cả 7 máy sợi thô loại TJFA458A của Trung Quốc
Mỗi máy có 120 cọc sợi thô tương ứng với 120 thùng cúi bông.
1. CHỨC NĂNG CỦA MÁY SỢI THÔ.
• Kéo dài và làm mảnh cúi bông tới độ mảnh nhất định.
• Xe dải xơ để đạt tới một độ bền, độ săn và kích thước nào đó tạo thành các sợi thô.
• Quấn sợi thô thành từng ống sợi có kích thước và hình dạng nhất định cho chu trình
Trang 12
Thực tập tốt nghiệp
tiếp theo.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY SỢI THÔ TJFA458:
2.1. Chức năng tiên tiến
- Sử dụng gàng cọc tốc độ cao kiểu đóng kín loại mới.
- Cơ cấu tạo hình kiểu kết hợp cơ điện.
- Sử dụng bộ điều khiển chương trình có thể lập trình và bộ biến tần để điều khiển.
- Khởi động tốc độ chậm.
- Điều khiển tự động đầy sợi, thực hiện định kích thước, định vị, định hướng.
- Hiển thị màn hình tinh thể lỏng.
- Tất cả các nút, công tắc lắp tập trung ở trên panel mặt bên của đầu máy, gồm thao tác
tự động của puli côn, giàn treo và dừng máy gấp.
2.2. Chất lượng cao
- Hai hình thức kéo dài ba suốt hoặc bốn suốt.
- Điều chỉnh nhỏ sức căng kiểu mâm tròn.
- Có thể trang bị sản phẩm trong nước TQ, SKF hoặc giá lắc Suessen (lựa chọn).
- Hệ thống làm sạch hoàn thiện, giảm rõ rệt tì vết của sợi.
- Chất lượng tạo sợi tốt, độ xù lông ít và giảm độ không đều của sợi thô.
2.3. Tính thích ứng rộng, tiêu hao thấp
- Tính ứng dụng của sản phẩm cao, phù hợp cho dệt sợi cotton, sợi polyeste, rayon và
sợi hỗn hợp của nó + Chiều dài sợi từ 22 - 65mm.
- Công suất danh định thấp, động cơ chính là 8,6KW, cả máy là 14,6KW (bao gồm máy
làm sạch kiểu lưu động). Là thấp nhất trong số các sản phẩm cùng loại;
- Khoảng cách cọc là 216mm, trong điều kiện đáp ứng được cuộn sợi tạo hình có đường
kính 152mm (6”) thì sẽ giảm được diện tích chiếm mặt đất.
- Truyền động ổn định, độ rung của máy nhỏ.
2.4. Thao tác, bảo dưỡng thuận tiện
- Bình dầu bánh răng truyền động chính bít kín trong thùng bánh răng đầu máy.
- Tính chắc chắn của thiết bị cao, tỉ lệ sự cố thấp.
- Tỉ lệ đứt đầu cực thấp.
2.5. Đầu máy
Phù hợp với vận hành tốc độ cao, kết cấu đầu máy kiên cố. Bánh răng chính cho
kéo dài, xe sợi và cuốn chủ yếu là bít kín trong đầu máy, tránh cho sơ bông ngắn đi
vào, thường xuyên phải bảo trì sạch sẽ.Việc điều chỉnh và duy tu cho tất cả bánh răng
Trang 13
Thực tập tốt nghiệp
thuận tiện. Ổ bi tra dầu bằng dầu mỡ. Đầu máy được vận chuyển cả chỉnh thể, lắp đặt
rất thuận tiện.
2.6. Cơ cấu lắc
Sử dụng trục nhiều hướng kiểu trượt vận động đều để liên kết, loại bỏ đi sự
truyền động bánh răng cơ cấu lắc, làm đơn giản đi cho kết cấu, giảm tiếng ồn.
3. THÔNG SỐ CỦA MÁY
3.1. Thông số vật lý
- Số lượng cọc : 120
- Chiều dài cọc:432 mm
- Khoảng cách cọc:216 mm
- Chiều dài máy: 14.475 mm
- Chiều rộng máy: 3640 mm với thùng cúi φ400 mm
4420 mm với thùng cúi φ500 mm
- Tổng hệ số kéo dài: 4,2- 12 lần
- Bộ phận kéo dài: bộ kéo dài 2 vòng da với 4 trục
- Đường kính trục bộ kéo dài : φ28 φ28 φ28 φ28
- Tốc độ cánh gàng : 600-1200 v/ph
3.2. Thông số động cơ
3.2.1. Động cơ chính
- Động cơ chính được điều khiển thông qua biến tần, nó có thể làm việc ở các cấp tốc
độ khác nhau phù hợp với yêu cầu của từng trạng thái vận hành của máy sợi. Nhờ
động cơ chính truyền động thông qua các bộ ly hợp, các bánh răng, dây xích mà sợi
thô được quấn vào ống sợi đặt trên cầu dưới của máy.
Các thông số của động cơ chính như sau:
- Loại motor: FX160M1-6
TH
- Công suất: 8.6KW
- Tốc độ: 980 v/ph
- Tần số: 50Hz
Trang 14
Thực tập tốt nghiệp
3.2.2. Các động cơ phụ
Gồm có 4 động cơ để điều khiển đai dẹt, điều khiển quá trình đổ sợi và truyền
động cho cơ cấu làm sạch bông bụi
Các thông số của động cơ như sau:
• Động cơ quạt hút: Y100L-2A.
P = 4KW, n = 3000 rpm.
• Động cơ đổ sợi: FW11-6
P = 0.25KW, n = 970 rpm.
• Động cơ reset dây đai puli côn: FW11-6.
P = 0.25KW, n = 970 rpm.
• Động cơ monorail: Y802-2.
P = 1.5KW.
Sơ đồ nguyên lý
Trang 15
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
Chương 3: QUÁ TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ KÉO SỢI TRONG
MÁY SỢI THÔ.
1. Sơ đồ công nghệ.
Chú thích:
1 Thùng đựng cúi bông.
Trang 16
3
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
2 Trục dẫn cúi.
3 Các cơ cấu dẫn cúi.
4 Các bánh răng của bộ kéo dài.
5 Xoắn giả
6 Gàng quay.
7 Trục định tâm ống sợi
8 Tay ép gàng.
9 Ống quấn sợi
10 Bánh răng cầu dưới truyền động cho ống sợi.
11 Sợi thô đã được quấn lên ống sợi.
2. Hoạt động.
Cúi bông từ thùng (1) đi lên, vòng qua trục dẫn cúi (2), rồi được đưa đến bộ phận
kéo dài gồm các cơ cấu xe đầu mối (3) và các bánh răng của bộ kéo dài (4). Sau khi ra
khỏi bộ phận kéo dài, cúi được đưa đến lỗ dẫn cúi (5) qua gàng (6), rồi đến tay gàng
(8) và được quấn lên ống sợi (9) do chênh lệch tốc độ giữa trục quay (7) gắn gàng và
bánh truyền động cho ống sợi (10).
Đề đảm bảo cho độ săn của sợi phảỉ đảm bảo tốc độ ra của sợi sau bộ phận kéo
dài phải luôn bằng với tốc độ quay của gàng.
Yêu cầu về độ căng của sợi trong quá trình quấn ống và giữa các lớp sợi phải đều
nhau, nên tốc độ của ống sợi phải giảm dần theo sự tăng đường kính của ống sợi.
Trang 17
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
3. Cấu tạo và chức năng của các bộ phận máy sợi thô TJFA - 458A.
3.1. Hệ thống dẫn cúi vào máy.
Hệ thống dẫn cúi vào máy gồm các trục cuốn, các thanh dẫn hướng có nhiệm vụ
nâng đỡ và dẫn cúi từ thùng cúi vào Đảm bảo yêu cầu cúi đi thẳng, không bị dính với
nhau, không bị xơ và kéo dãn ngoại lệ.
Dàn đưa cúi được truyền động bằng bộ truyền xích từ trục …đến các bánh xích
gắn đầu mỗi trục cuốn.
Trên hệ thống dẫn cúi vào này có đặt bộ cảm biến hồng ngoại để phát hiện sự
cố khi đứt cúi, hoặc khi cúi trong thùng hết mà nhân viên vận hành chưa kịp thay
thế. Trong trường hợp này đèn màu trăng trên hệ thông các đèn tín hiệu sẽ sáng lên
báo hiệu cho người vận hành.
Trang 18
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
3.2. Bộ kéo dài.
Trang 19
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
Bộ phận kéo dài gồm 4 cặp suốt và 2 vòng da.
Suốt trên được bọc cao su tổng hợp, suốt dưới được chế tạo bằng kim loại có
xẻ rãnh để tăng ma sát. Do tốc độ các cặp suốt là khác nhau, nên cúi vào được kéo
dài ra. Các vòng da được làm bằng cao su tồng hợp có tác dụng tạo ra trường ma sát
hợp lý, kéo dài cúi yà làm cúi thêm bóng.
Tăng ép: Là hệ thống tạo lực ép lên các suốt thực hiện bằng lò xo nén, có thề
nâng lên hạ xuống một cách dễ dàng để thao tác sữa chữa hay hiệu chỉnh lực nén.
Trang 20
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
Một sự kéo dài hợp lý tức là kéo dài sao cho sự di chuyển xơ là tốt nhất, đồng
thời phân chia thành phần hợp lý nhất.
+ Tăng khả năng kéo dài thành phần và tồng thể.
+ Cải tiến bộ kéo dài tạo trường ma sát bằng các vòng da.
+ Chọn vật liệu bọc suốt có chất lượng cao.
+ Tăng lực ép hợp lý.
3.3. Cơ cấu xe săn và quấn ống
Hệ thống gàng (gàng và tay ép gàng) quấn ống cùng với cọc đỡ ống sợi được làm
bằng kim loại nhẹ. Được truyền động từ động cơ chính thông qua hệ thống bánh răng
Hệ thống đỡ và cố định ống sợi được đặt ở phần cầu dưới. Được truyền
động thông qua hệ thống trục khủy trong đầu máy.
Ống sợi thô: thường được dùng chủ yếu là các ống bằng nhựa (có thể được làm
bằng nhựa hoặc giấy). Yêu cầu đối với ống sợi là đảm bảo tính lắp lẫn, bề mặt không
được biến dạng.
Trang 21
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
3.4. Quấn ống sợi
Sợi được quấn lên ống do chênh lệch tốc độ giữa ống và tay gàng, hay nói cách
khác là do chênh lệch tốc độ do động cơ chính truyền cho cầu dưới và cầu trên. Sợi
sau khi được quấn đầy một lớp ống, thì tốc độ quay của gàng sẽ giảm đi so với trước
đó đảm bảo cho sợi không bị đứt khi quấn. Có được điều này là do hệ thống puly và
dây đai phía sau máy
3.4.1. Các bộ ly hợp điện.
Phanh hãm (+D3 - Yl): Model DLM3 - 1,2 A. Nó được bố trí ở tầng thứ hai trong
gian máy thứ 3. Trong quá trình kéo sợi bình thường thì nó có điện và ngăn cản việc
nới lỏng giữa puly phía dưới yà dây dai. Trong quá trình đổ sợi, phanh hãm mất điện
làm cho puly phía dưới, truyền động bởi động cơ căng dây đai, nâng lên hoặc hạ
xuống.
+ Bộ ly hợp căng dây dai (+D3 - Y3): Model DLM3 - 2,5 A. Được đặt ở trong
gian máy thứ ba. Chức năng của nó là: Khi động cơ căng dây dai làm việc, bộ ly hợp
Trang 22
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
điện được cấp điện, cùng với động cơ căng dây dai (M3) thực hiện điều khiển hoặc
đưa dây dai về vị trí ban đàu và làm căng nó.
+ Bộ ly hợp truyền động cầu (+H - Y4): Model DLM3 - 1,2 A. Được đặt ở phần
đầu máy. Chức năng của nó là: 1 giây sau khi động cơ nâng hạ cầu hoạt động, bộ ly
hợp có điện để điều khiển cầu nâng lên hoặc hạ xuống.
Trong chế độ làm việc bình thường, khi cầu ống sợi vượt quá hành trình đặt trước
giống như chạm vào công tắc giới hạn trên và dưới (+K - SL6, +K - SL17, +K - SL9),
thì bộ ly hợp không có điện ở chế độ “mở”, và cắt nguồn chuyển động của cầu ống sợi
nâng hoặc hạ làm cho cầu dừng lại ở vị trí giới hạn ngăn ngừa mọi tại nạn.
+ Bộ ly hợp điều khiển cầu (+K - Y5): Model DLK1 - 5AF. Cũng được đặt ở đầu
máy, có, chức năng:
- Khi làm việc bình thường: ly hợp mất điện trong chế độ “mở”, momen quay từ
động cơ chính không truyền sang động cơ nâng hạ cầu được
- Trong đổ sợi: Khi động cơ nâng hạ cầu làm việc, bộ ly hợp có điện trong chế độ
‘đóng”, và do đó cầu ống sợi có thể nâng hoặc hạ.
3.4.2. Cơ cấu truyền động cho hệ thống hệ thống
Trong quá trình quấn sợi, sợi được quấn xuyên suốt chiều dài ống, đó đó ở cầu
dưới, ngoài hệ thống truyền động cho cọc sợi, còn phải có hệ thống truyền động giúp
cho cầu dưới chuyển động tịnh tiến lên xuống. Ở cầu trên, hệ thống truyền động có
đơn giản hơn, vì nhu cầu thay đổi tốc độ cho cơ cấu gàng là không cần thiết. Ngoài ra
thì còn phải truyền động cho hệ thống kéo dài sợi. Vì vậy để đáp ứng đủ công suất
truyền động cho 4 cơ cấu truyền động chính cho máy thì người ta dùng một động cơ
chính 3 pha có công suất 8,6 kW, 960v/ph. Ngoài ra thì còn 4 động cơ nhỏ dùng để tạo
các chuyển động trong các trường hợp đặc biệt.
3.4.2.1. Cơ cấu truyền động cho cầu trên
Vì gàng quay ở tốc độ cao và không đổi suốt quá trình quấn nên cơ cấu truyền
động cho gàng rất đơn giản, từ động cơ chính qua bộ truyền đai ……. và đai răng đưa
Trang 23
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
lên trục được ẩn trong dàn trên. Trục này truyền động đến 120 gàng bằng các bánh
răng trụ răng nghiêng
3.4.2.2. Cơ cấu truyền động cho bộ phận kéo dài
Cũng giống như dầm cầu trên, tốc độ quay của các trục ép trên bộ phận kéo dài là
không đổi trong suốt quá trình quấn ống, tuy nhiên tốc độ quay của các trục ép nhỏ
hơn rất nhiều so với tốc độ động cơ, do đó cơ cấu giảm tốc phải qua nhiều khâu. Để
Trang 24
Thực tập tốt nghiệp Nguyễn Đăng Khoa – Lớp 09CDT2
thực hiện điều này thì ở đây người ta chủ yếu dùng bộ truyền bánh răng trụ răng
nghiêng và truyền đến trục ép đầu tiên qua 4 cấp
Ngoài ra trên máy còn có hệ thống làm sạch trục su ép sử dụng cơ cấu con cóc và
CAM quay, sau mỗi chu kỳ nhất định, tấm nỉ vệ sinh sẽ trượt một đoạn nhỏ, giúp lấy đi
bụi bông bám vào trục, tăng chất lượng của sợi con
Bộ phận làm sạch với bánh cóc
3.4.2.3. Cơ cấu nâng hạ dầm cầu trên
Sau khi quấn xong mỗi lớp sợi thô thì tốc độ tịnh tiến lên xuống phải giảm dần để
bảo đảm chế độ làm việc của máy. Để thực hiện điều này, máy sử dụng hệ thống
truyền động bằng pulley côn, đặt song song ngược chiều nhau và truyền động với nhau
Trang 25