UBND HUYỆN NGỌC HỒI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Lịch Sử
Ngày thi: 14/02/2012
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ:
(Đề thi này có 01 trang)
Câu 1 ( 2.0điểm) So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với phong trào giải
phóng dân tộc ở Châu Á ?
Câu 2 ( 3.0 điểm ) Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến
nay ?
Câu 3 ( 3.0 điểm ) Tại sao nói “ Hòa bình ,ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ ,vừa là thách
thức với các dân tộc ?
Câu 4( 2.0 điểm ) Tại sao đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau
chiến tranh thế giới thứ nhất ? chương trình khai thác lần thứ hai của đế quốc Pháp tập trung vào
những nguần lợi nào ?
Hết…………
ĐỀ CHÍNH THỨC
UBND HUYỆN NGỌC HỒI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Lịch Sử
(Bản hướng dẫn gồm 02 trang)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1
(2.0điểm)
Tiêu chí so sánh Châu Phi Châu Á
Tổ chức lãnh đạo - Thông qua tổ chức thống
Nhất Châu Phi .
- Lãnh đạo phong trào hầu
hết các chính đảng hoặc tổ
chức chính trị của giai cấp
tư sản
- Thông qua chính đảng của
giai cấp tư sản hoặc vô sản
ở từng nước .
- Lãnh đạo phong trào hầu
hết thuộc về chính đảng cả
giai cấp tư sản hoặc vô sản
Hình thức đấu
tranh
-Chủ yếu đấu tranh chính
trị hợp pháp .
-Đấu tranh chính trị kết hợp
đấu tranh vũ trang .
Mức độ giành độc
lập
- Các nước giành được độc
lập mức độ khác nhau .
- Các nước giành độc lập
đồng đều .
Sự phát triển kinh
tế sau khi giành
độc lập
- Không đồng đều sau khi
giành độc lập .
- Hiện nay vẫn còn nhiều
khó khăn.
- Sự phát triển nhanh chóng
về kinh tế sau khi giành
độc lập .
1.0
1.0
Câu 2
(3.0điểm)
* Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới có 5 nội dung
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai ,CNXH trở thành hệ thống thế giới và trở
thành lực lượng hùng mạnh vế chính trị ,quân sự, kinh tế trong nhiều thập niên
nửa sau của thế kỉ XX .Do sai lầm nghiêm trọng và sự chống phá của các thế
lực thù địch ,CNXH sụp đổ ở Liên xô và Đông Âu .
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai ,phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ
ở Châu Á ,châu Phi và Mĩ La Tinh ,làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa Đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc làm xuất hiện hơn 100 quốc gia
độc lập .Các nước Á Phi Mĩ La tinh càng có vai trò quan trọng ,trong đời sống
chính trị thế giới .nhiều nước đạt được thành tựu to lớn trong xây dựng và phát
triển kinh tế -xã hội như Trung Quốc ,Ấn độ và các nước ASEAN….
-Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất ,mưu đồ làm bá chủ thế giới ,nhưng
cũng phải chịu những thất bại nặng nề .Nhất là trong chiến tranh xâm lược Việt
Nam (1954-1975) .Sau khi khôi phục kinh tế ,các nước TBCN phát triển nhanh
chóng về kinh tế ( tiêu biểu như Nhật CHLB Đức ),ngày càng có xu hướng liên
kết khu vực ,tiêu biểu như sự ra đời của cộng đồng kinh tế Châu Âu .thế giới
hình thành ba trung tâm kinh tế -tài chính là Mĩ ,Nhật,Tây Âu .
- Trật tự thế giới hai cực được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai do Liên
Xô và Mĩ Đứng đầu .
- Thế giới chia thành hai phe đối đầu căng thẳng ,đỉnh cao là “chiến tranh lạnh”
1.0
1.0
1.0
Câu 3
(3.0điểm)
Câu 4
( 2.0)
- Đến năm 1989 Liên Xô và Mĩ Tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh .Nguy cơ
chiến tranh thế giới bị đẩy lùi .
- Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật với những tiến bộ phi thường và những
thành tựu kì diệu là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế nâng cao mức sống
và chất lượng cuộc sống của con người .
*Tại sao nói
- Hòa bình ,ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối
với các dân tộc .
- Từ sau chiến tranh lạnh bối cảnh chung của thế giới, nên các nước có cơ hội
thuận lợi trong việc xây dựng đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên
minh kinh tế khu vực .Bên cạnh đó ,các nước đang phát triển có thể tiếp thu
những tiến bộ khoa học - kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư
nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước .
- Đây là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp
về kinh tế .
- Trình độ dân trí và chất lượng nguần nhân lực còn nhiều hạn chế ,sự cạnh
tranh quyết liệt của thị trường thế giới ,việc sử dụng có hiệu quả của nguồn vốn
vay bên ngoài ,bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các
yếu tố truyền thống và hiện đại .
- Nếu nắm bắt thời cơ thì kinh tế -xã hội của đất nước phát triển ,nếu không
nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác .
- Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn
,phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc .
-vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách ,đường lối phù hợp để phát triển
kinh tế -xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc .
- Trong những năm qua ,đảng và nhà nước ta có những chính sách đường lối
phù hợp, nhờ đó ,đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống
khu vực và thế giới .
*Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam
và Đông Dương Vì
- Nước Pháp bị chiến tranh thế giới thứ nhất tàn phá nặng nề ,kinh tế kiệt
quệ .Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra ,ngay sau chiến tranh Pháp đẩy
mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương
* Chương trình khai thác lần thứ hai của Pháp tập trung vào các nguần lợi .
- Tăng cường đầu tư vốn mở rông sản xuất .
- Nông nghiệp : chủ yếu là đồn điền cao su .
- Công nghiệp : chủ yếu khai thác than đá ,mở rộng một số cơ sở công nghiệp
chế biến ,nhà máy sợi Nam Định ,rượi Hà Nội ,nhà máy xay xát gạo chợ Lớn
Thương nghiệp : để nắm chặt thị trường Việt Nam ,Đông Dương tư bản Pháp
đánh nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta .
- Giao thông vận tải : đầu tư phát triển .
- Tài chính : ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế .
- Thuế khóa : đánh thuế nặng và đặt nhiều thứ thuế .
1.0
1.0
1.0
0.5
1.5