GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý kho trong doanh nghiệp là một việc rất quan trọng đòi hỏi bộ phận quản
lý phải tiến hành nhiều nghiệp vụ phức tạp, các doanh nghiệp không chỉ có mô hình tập
trung mà còn tổ chức mô hình kho phân tán trên nhiều địa điểm trong phạm vi vùng,
quốc gia, quốc tế. Quản lý thống nhất mô hình này trong kho không phải là việc đơn
giản nếu chỉ sử dụng phương pháp kho truyền thống.
Để xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả thì ngành công
nghệ thông tin đã phát triển tương đối phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, nó đã cung cấp cho chúng ta những biện pháp cần thiết đó. Đã qua đi thời tính
toán, lưu trữ dữ liệu bằng các phương pháp thủ công truyền thống mang nặng tính chất
lạc hậu, lỗi thời. Công nghệ thông tin đã đi vào các ngành với 1 phương thức hoạt động
hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng mà không mất đi sự chính xác.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại bước đột phá mới cho công tác
quản lý kho, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về hàng hóa, vật tư, nguyên vật
liệu và sản phẩm một cách chính xác kịp thời. Từ đó, người quản lý doanh nghiệp có
thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh
tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân cơ hội này, chúng em
muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới họ.
Đầu tiên, chúng em muốn cảm ơn người hướng dẫn, cô Nguyễn Thị Ngọc Tú, vì
sự hướng dẫn tận tình và khoa học. Đó là một cơ hội lớn cho em để được nghiên cứu và
làm việc dưới sự hướng dẫn của cô. Cảm ơn rất nhiều tới cô vì sự hướng dẫn và cách
đặt ra các câu hỏi nghiên cứu giúp chúng em tìm hiểu các vấn đề.
Chúng Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ, giảng viên trong khoa
Công nghệ thông tin – Trường Đại học Điện Lực đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em – những thành viên trong lớp
LTD7.CNTT17 trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chúng Em muốn cảm ơn những thành viên lớp LTD7.CNTT17 Trường Đại học
Điện Lực Những người bạn luôn chia sẻ và cổ vũ chúng em trong những lúc khó khăn
và chúng em luôn ghi nhớ điều đó.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ và gia đình đã luôn
ủng hộ, giúp đỡ em.
Hà Nội, tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đào Duy Tùng
Lê Ngọc Minh
Phan Văn Cường
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
Đồ án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống quản lý kho
Chương 2: Phân tích hệ thống
Chương 3: Thiết kế hệ thống
Chương 4: Cài đặt hệ thống
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO 1
1.1 Cơ sở lý thuyết khảo sát hiện trạng 1
1.1.1 Mục đích khảo sát hiện trạng 1
1.1.2 Nội dung khảo sát và đánh giá hiện trạng 1
1.1.3 Tổng quan về quy trình quản lý kho 2
1.2 Mô hình nghiệp vụ 3
1.2.1 Biểu đồ ngữ cảnh tổng quan 3
1.2.3 Biểu đồ phân rã chức năng 4
1.2.4 Nghiệp vụ xuất cho khách hàng: 5
1.2.5 Nghiệp vụ Báo cáo, kiểm kê hàng hóa: 6
1.2.6 Nghiệp vụ nhập hàng từ nhà cung cấp: 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 8
2.1 Các tác nhân của hệ thống 8
2.2 Biểu đồ use case 8
2.2.1 Biểu đồ use case tổng quát 8
2.2.2 Biểu đồ use case tìm hàng 9
2.2.3 Biểu đồ use case quản lý khách hàng 9
2.2.4 Biểu đồ use case quản lý nhà cung cấp 10
2.2.5 Biểu đồ use case quản lý xuất hàng 10
2.2.6 Biểu đồ use case quản lý nhập hàng 11
2.2.7 Biểu đồ use case quản lý báo cáo thống kê 11
2.3 Biểu đồ trạng thái 12
2.3.1 Biểu đồ trạng thái Đăng nhập 12
2.3.2 Biểu đồ trạng thái Quản lý đơn đặt hàng. 12
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 13
3.1 Biểu đồ tuần tự 13
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
3.1.1 Biểu đồ tuẩn tự đăng nhập 13
3.1.2 Biểu đồ tuần tự tìm hàng 14
3.1.3 Biểu đồ tuần tự thêm hàng 15
3.1.4 Biểu đồ tuần tự quản lý xuất hàng 16
3.1.5 Biểu đồ tuần tự quản lý khách hàng 17
3.1.6 Biểu đồ tuần tự quản lý báo cáo thống kê 18
3.2 Biểu đồ hoạt động 19
3.2.1 Biểu đồ hoạt động đăng nhập 19
3.2.2 Biểu đồ hoạt động quản lý sản phẩm 20
3.2.3 Biểu đồ hoạt động quản lý đơn hàng 21
3.2.4 Biểu đồ hoạt động báo cáo thống kê 22
3.2.5 Biểu đồ hoạt động tìm kiếm thông tin 23
3.3 Biểu đồ thành phần 24
3.4 Biểu đồ triển khai 24
3.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu 25
3.5.1 Biểu đồ dữ liệu khái niệm 25
3.5.2 Biểu đồ dữ liệu quan hệ 26
3.5.3 Các bảng cơ sở dữ liệu 27
CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 30
4.1 Tổng quan về hệ thống 30
4.1.1 Cài đặt phần mềm 30
4.1.2 Hệ thống phần cứng 32
4.2 Giao diện hệ thống 32
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Biểu đồ ngữ cảnh tổng quan 3
Hình 1.2 Biểu đồ phân rã chức năng quản lý kho hàng 4
Hình 1.3 Nghiệp vụ xuất hàng 5
Hình 1.4 Nghiệp vụ báo cáo, kiểm kê hàng hóa 6
Hình 1.5 Nghiệp vụ nhập hàng 7
Hình 2.1 Biểu đồ Use case tổng quát 8
Hình 2.2 Biểu đồ Use case tìm hàng 9
Hình 2.3 Biểu đồ Use case quản lý khách hàng 9
Hình 2.4 Biểu đồ Use case quản lý nhà cung cấp 10
Hình 2.5 Biểu đồ Use case quản lý xuất hàng 10
Hình 2.6 Biểu đồ Use case quản lý nhập hàng 11
Hình 2.7 Biểu đồ Use case quản lý báo cáo thống kê 11
Hình 2.8 Biểu đồ trạng thái Đăng nhập 12
Hình 2.9 Biểu đồ trạng thái Quản lý đơn đặt hàng 12
Hình 3.1 Biểu đồ tuần tự đăng nhập 13
Hình 3.2 Biểu đồ tuần tự tìm hàng 14
Hình 3.3 Biểu đồ tuần tự thêm hàng 15
Hình 3.4 Biểu đồ tuần tự quản lý xuất hàng 16
Hình 3.5 Biểu đồ tuần tự quản lý khách hàng 17
Hình 3.6 Biểu đồ tuần tự quản lý báo cáo thống kê 18
Hình 3.7 Biểu đồ hoạt động đăng nhập 19
Hình 3.8 Biểu đồ hoạt động quản lý sản phẩm 20
Hình 3.9 Biểu đồ hoạt động quản lý đơn hàng 21
Hình 3.10 Biểu đồ hoạt động báo cáo thống kê 22
Hình 3.11 Biểu đồ hoạt động tìm kiếm thông tin 23
Hình 3.12 Biểu đồ thành phần 24
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
Hình 3.13 Biểu đồ triển khai 24
Hình 3.14 Biểu đồ dữ liệu khái niệm 25
Hình 3.15 Biểu đồ dữ liệu vật lý 26
Hình 4.1 Giao diện form main 32
Hình 4.2 Giao diện đăng nhập hệ thống 32
Hình 4.3 Giao diện quản lý bán hàng 33
Hình 4.4 Giao diện quản lý khách hàng 33
Hình 4.5 Giao diện quản lý loại sản phẩm 34
Hình 4.6 Giao diện quản lý nhà cung cấp 34
Hình 4.7 Giao diện quản lý nhân viên 35
Hình 4.8 Giao diện quản lý hóa đơn nhập hàng 35
Hình 4.9 Giao diện quản lý sản phẩm 36
Hình 4.10 Giao diện quản lý hóa đơn xuất hàng 36
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Chi tiết phiếu nhập 27
Bảng 3.2 Chi tiết phiếu xuất 27
Bảng 3.3 Danh mục hàng 27
Bảng 3.4 Danh mục khách hàng 28
Bảng 3.5 Danh mục kho 28
Bảng 3.6 Danh mục nhà cung cấp 28
Bảng 3.7 Danh mục nhóm 29
Bảng 3.8 Phiếu nhập kho 29
Bảng 3.9 Phiếu xuất kho 29
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
PHẦN TỬ MÔ
HÌNH
KÝ HIỆU
Ý NGHĨA
Biểu đồ USE CASE
Tác nhân
(Actor)
Một người/nhóm người hoặc một
thiết bị hoặc hệ thống tác động hoặc
thao tác đến chương trình.
Use-case
Biểu diễn một chức năng xác định
của hệ thống
Mối quan hệ giữa
các use case
Use case này sử dụng lại chức năng
của use case kia
Use case này mở rộng từ use case kia
bằng cách thêm chức năng cụ thể
Use case này kế thừa các chức năng
từ use case kia
Biểu đồ TRẠNG THÁI
Trạng thái
Biểu diễn trạng thái của đối tượng
trong vòng đời của đối tượng đó
Trạng thái khởi đầu
Khởi đầu vòng đời của đối tượng đó
Trạng thái kết thúc
Kết thúc vòng đời của đối tượng
Chuyển tiếp
(transition)
Chuyển từ trạng thái này sang trạng
thái khác
Biểu đồ TUẦN TỰ
Procedure
(Phương thức)
Là một phương thức của B mà đối
tượng A gọi thực hiện.
Message
(Thông điệp)
Là một thông báo mà B gửi cho A.
Biểu đồ HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
Mô tả hoạt động gồm tên hoạt động
và đặc tả của nó
Trạng thái khởi
đầu
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
Trạng thái kết thúc
Thanh đồng bộ
ngang
Mô tả thanh đồng bộ ngang
Chuyển tiếp
Quyết định
Mô tả một lựa chọn điều kiện
Các luồng
Phân tách các lớp đối
tượng khác nhau trong
biểu đồ hoạt động
Phân cách nhau bởi một đường kẻ
dọc từ trên xuống dưới biểu đồ
Biểu đồ THÀNH PHẦN
Thành phần
Mô tả một thành phần của biểu đồ,
mỗi thành phần có thể chứa nhiều
lớp hoặc nhiều chương trình con
Mối quan hệ phụ
thuộc giữa các
thành phần
Mỗi quan hệ giữa các thành
phần(nếu có)
Biểu đồ TRIỂN KHAI
Các node
(các thiết bị)
Biểu diễn các thành phần không có
bộ vi xử lý
Các bộ xử lý
Biểu diễn các thành phần có bộ vi
xử lý
Liên kết truyền
thông TCP/IP
Giao thức truyền thông TCP/IP
thông qua kết nói mạng LAN
Mô hình NGHIỆP VỤ
Công việc cần thực hiện
Điểm lựa chọn điều kiện
Hồ sơ dữ liệu
Trinh ki duyet
1
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO
Trong chương 1, bài báo cáo sẽ trình bày tổng quan về bài toán quản lý kho, tình
trạng thực tế của bài toán và các khó khăn cũng như biện pháp giải quyết cho bài toán
được đặt ra.
1.1 Cơ sở lý thuyết khảo sát hiện trạng
1.1.1 Mục đích khảo sát hiện trạng
Càng ngày công nghệ thông tin càng chứng tỏ thế mạnh của mình trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống.Việc ứng dụng công nghệ thông tin lành mạnh vào trong cuộc sống
để xây dựng các phần mềm quản lý thay thế sức lao động thủ công của con người. Sau
khi đi khảo sát ở một số kho hàng hiện nay, nhận thấy việc quản lý các mặt hàng của
kho hàng vẫn mang nặng tính thủ công tuyền thống.Do đó, để có thể quản lý xuất nhập
khẩu từ kho cần giải quyết tốt các quy trình từ nhập hàng tới xuất hàng trong kho sao
cho đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán.
Tất cả các quy trình từ quản lý từ cập nhật tìm kiếm nhập hàng, bán hàng đều được
làm thủ công hoặc mới được tự động một phần bằng công cụ office. Nhưng vẫn chưa
khai thác được thế mạnh của các công cụ hỗ trợ này. Như chưa có cách quản lý giá các
mặt hàng nếu có biến động giá thay đổi nhanh (như khi nhà sản xuất giảm giá mặt hàng
nào đó để kích cầu…). Quản lý còn kém sâu sắc, chưa đưa ra được cách ghép nối từ nhà
sản xuất đến người mua. Chưa quản lý được thống kê mặt hàng và nhà cung cấp hợp lý
(địa chỉ nhà cung cấp, các loại mặt hàng và số lượng có trong kho,…). Quản lý khách
hàng vấn chưa có, khó truy xuất thông tin của khách hàng nhất là khách hàng tiềm năng
(giá trị hàng hoá đã mua, hậu mãi cho các khách hàng tiềm năng…).
1.1.2 Nội dung khảo sát và đánh giá hiện trạng
Khi đặt hàng các mặt hàng thì Bộ phận quản lý nhập hàng chịu trách nhiệm liên hệ
chọn được nhà cung cấp (NCC) hợp lý, có thể cung cấp các mặt hàng theo yêu cầu của
siêu thị trong tương lai và báo cho bộ phận bán hàng. Nhận thông tin về NCC và các
mặt hàng họ có thể đáp ứng, sau đó đăng ký thông tin với NCC về mặt hàng, nếu hợp
lý thì NCC sẽ ký hợp đồng và gửi hàng tới theo phiếu yêu cầu những mặt hàng có thể
đáp ứng được, nếu không NCC có thể huỷ hợp đồng. Lúc đó chúng ta sẽ tìm nhà cung
cáp khác. Khi hàng về kho bộ phận quản lý kho chịu trách nhiệm nhận hàng đủ số lượng
và kiểm tra chất lượng rồi báo cáo bộ phận quản lý nhập hàng trả tiền cho NCC. Ngoài
ra bộ phận quản lý kho cũng tạo Phiếu Trả hàng cho nhà sản xuất khi có mặt hàng nào
2
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
khác so với yêu cầu nhập hoặc có sản phẩn hết hạn bảo hành, sản phẩm được nhà sản
xuất thu hồi.
Những thông tin về mặt hàng được đưa vào cần được khai báo các thông tin để
quản lý như: Tên mặt hàng, tên nhà cung cấp, trạng thái hàng, số lượng, ngày nhập kho,
giá thành…và chúng được đặc trưng bởi một mã cho quản lý là Mã mặt hàng.
Khi khách hàng có yêu cầu số lượng lớn về các mặt hàng nào đó, thì được bộ
phận bán hàng thông báo cho bộ phận kho. Nếu có đủ số lượng thì báo lại để làm hoá
đơn và lưu thông tin khách hàng. Nhân viên dưới kho kiểm tra xem loại mặt hàng đó có
còn đủ trong Kho không. Nếu Kho không đủ loại mặt hàng đó đó thì Nhân viên thông
báo với Khách hàng là không thể đáp ứng, và hẹn Khách hàng để có thể thoả thuận để
nhập hàng vào thời gian gần nhất đến siêu thị liên hệ. Nếu kho còn đủ, Nhân viên làm
hóa đơn.
Cuối tháng có báo cáo hàng hàng, cuối quý có báo cáo quý.Cập nhật thông tin
khách hàng. Bộ phận quản lý tài chính kiểm tra, đối chiếu lại các hoá đơn và lập báo cáo
thu chi hàng ngày, hàng tháng, hàng quý. Bộ phận kho cuối mỗi tháng lập báo cáo cập
nhật hàng xuất - nhập - tồn để xác định được các loại hàng đã xuất, nhập, tồn kho và báo
cáo cho bộ phận quản lý về các loại mặt hàng và góp ý về nhập các mặt hàng sắp nhập
theo mùa để có cách bảo quản và chuyển hàng ra khu vực bán hàng hợp lý.
1.1.3 Tổng quan về quy trình quản lý kho
1.1.3.1 Quản lý nhập
Sau mỗi lần hàng bộ phận quản lý kho sẽ ghi lại chi tiết hàng xuất vào sổ cho tiết
hàng hóa, để tiện theo dõi hàng hóa trong kho. Khi mặt hàng nào đó trong kho sắp hết
hoặc đã hết thì bộ phận quản lý kho sẽ tiến hành báo cho ban quản lý. Ban quản lý sẽ
lệnh cho bộ phận mua hàng tìm kiếm nhà cung cấp và tiến hành mua hàng. Khi hàng
được mua về kho, bộ phận kho sẽ tiếp nhận phiếu giao hàng và kiểm tra số lượng và
chất lượng của hàng về có đúng với yêu cầu mua hàng không. Sau khi kiểm tra xong số
lượng và chất lượng của hàng đã đảm bảo thì bộ phận quản lý kho lập phiếu nhập kho.
Những hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu chât lượng và số lượng sẽ được bộ phận
quản lý kho giao cho bộ phận mua hàng trả lại nhà cung cấp cùng với biên bản kiểm
nghiệm hàng hóa. Một số hàng hóa khi xuất bán cho khách hàng vì một lý do nào đó
không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng được đưa về nhập kho chờ xử ký.
Việc theo dõi hàng nhập kho được diễn ra liên tục và thông tin về hàng trong kho được
bộ phận kho theo dõi theo ngày, tháng, quý thậm chí cả tuần.
3
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
1.1.3.2 Quản lý xuất
Bộ phận bán hàng sẽ nhận yêu cầu mua hàng của khách hàng. Khách hàng ở đây
có thể là mua lẻ hoặc mua buôn. Bộ phận bán hàng có chức năng nhận yêu cầu và gửi
đến bộ phận kho. Bộ phận kho sẽ kiểm tra lượng hàng trong kho, sau đó sẽ gửi thông
báo về số lượng hàng cho bộ phận bán hàng. Nếu đủ đáp ứng yêu cầu của khách hàng
thì bộ phận bán hàng sẽ viết hóa đơn bán hàng và giao cho khách hàng bản sao hóa đơn
bán hàng. Khách hàng sẽ nhận và gửi lại cho bộ phận quản lý. Bộ phận quản lý kho sẽ
tiến hành kiểm tra và lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho sẽ được gửi cho khách hàng và
một phiếu được giữ lại lưu vào kho phiếu xuất. Khi xuất hàng thông tin hàng xuất cũng
được lưu vào sổ chi tiết hàng hóa để tiện đối chiếu kiểm tra.
1.2 Mô hình nghiệp vụ
1.2.1 Biểu đồ ngữ cảnh tổng quan
Hình 1.1 Biểu đồ ngữ cảnh tổng quan
Thông
tin
hàng
hóa
Danh
sách
mặt
hàng
Hóa
đơn
Yêu cầu
Báo cáo
Hóa đõn
Mua hàng
0
Hệ thống quản lý
kho
Bộ phận bán hàng
Khách hàng
Lãnh đạo
Bộ phận nhận hàng
v
Thông
tin hóa
đõn
4
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
1.2.3 Biểu đồ phân rã chức năng
Hình 1.2 Biểu đồ phân rã chức năng quản lý kho hàng
5
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
1.2.4 Nghiệp vụ xuất cho khách hàng:
Khi có đơn đặt hàng qua bất kỳ phương tiện nào thì nhân viên quản lý bán hàng
tiếp nhận thông tin và thông báo cho kế toán viên để viết phiếu xuất. Phiếu xuất sau khi
hợp lệ sẽ chuyển xuống bộ phận kho hàng, thủ kho sẽ tiến hành xuất hàng theo đúng số
phiếu xuất
Hình 1.3 Nghiệp vụ xuất hàng
6
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
1.2.5 Nghiệp vụ Báo cáo, kiểm kê hàng hóa:
Nhân viên phòng kinh doanh là trực tiếp làm thủ tục nhập hàng hóa về từ nhà cung
cấp. Vì vậy khi có hàng về đến kho thì mọi thông tin của hàng hóa như thiếu, hỏng…sẽ
được báo cáo lên phòng kinh doanh. Mỗi khi giám đốc hay phòng kinh doanh có yêu
cầu báo cáo về tổng hàng nhập cũng như tổng hàng xuất thì thủ kho sẽ tính toán dựa vào
những thông tin của phiếu xuất, nhập đã được nhập vào máy. Kết quả tính toán sẽ báo
cáo tới Giám đốc hoặc phòng kinh doanh.
Hình 1.4 Nghiệp vụ báo cáo, kiểm kê hàng hóa
7
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
1.2.6 Nghiệp vụ nhập hàng từ nhà cung cấp:
Nhà cung cấp cấp hàng về đến công ty thì bộ phận nhập hàng tiến hành kiểm tra
gói hàng (packet) để xem số lượng hàng có đủ và đúng với lượng hàng mà mình đã đặt
hay không, kế toán viên của bộ phận kế toán hàng tồn kho sẽ theo mã hàng để viết phiếu
nhập kho. Thủ kho sẽ nhập vào kho theo đúng số phiếu và đầy đủ thông tin trên phiếu.
Hình 1.5 Nghiệp vụ nhập hàng
8
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1 Các tác nhân của hệ thống
Nhân viên: quản lý hàng xuất, hàng nhập, khách hàng, báo cáo thống kê
Khách hàng: tra cứu tìm hàng
2.2 Biểu đồ use case
2.2.1 Biểu đồ use case tổng quát
Khái quát các chức năng chính của hệ thống. Các chức năng này có tính tổng quát
dễ dàng nhìn thấy được trên quan điểm của các tác nhân.
Hình 2.1 Biểu đồ Use case tổng quát
9
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
2.2.2 Biểu đồ use case tìm hàng
Khách hàng có thể tìm hàng theo tên hàng hoặc mã hàng. Nhập thông tin về mã
hàng hoặc tên hàng, hệ thống sẽ tìm kiếm theo yêu cầu và gởi lại kết quả cho khách
hàng.
Hình 2.2 Biểu đồ Use case tìm hàng
2.2.3 Biểu đồ use case quản lý khách hàng
Nhân viên sau khi đăng nhập thành công vào hệ thống sẽ tìm khách hàng theo mã
hoặc tên rồi sau đó có thể tùy chọn các chức năng tương ứng như nhập thông tin khách
hàng, xóa thông tin khách hàng, sửa thông tin khách hàng.
Hình 2.3 Biểu đồ Use case quản lý khách hàng
10
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
2.2.4 Biểu đồ use case quản lý nhà cung cấp
Nhân viên sau khi đăng nhập thành công vào hệ thống sẽ tìm nhà cung cấp theo
mã hoặc tên rồi sau đó có thể tùy chọn các chức năng tương ứng như nhập thông tin
khách hàng, xóa thông tin khách hàng, sửa thông tin khách hàng.
Hình 2.4 Biểu đồ Use case quản lý nhà cung cấp
2.2.5 Biểu đồ use case quản lý xuất hàng
Nhân viên sau khi đăng nhập thành công vào hệ thống sẽ dựa vào yêu cầu của
khách hàng để lập hóa đơn xuất hàng, kiểm tra hàng trong kho xem có còn đáp ứng được
không (tìm hàng), nếu đáp ứng được sẽ giao hàng cho khách hàng và cập nhật thông tin
hàng xuất vào hệ thống. Nếu hàng trong kho không đáp ứng được thì thông báo cho
khách hàng.
Hình 2.5 Biểu đồ Use case quản lý xuất hàng
11
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
2.2.6 Biểu đồ use case quản lý nhập hàng
Nhân viên phải đăng nhập thành công vào hệ thống. Sau 1 thời gian định kì, kho
sẽ nhập them hàng mới. Nhân viên lập hóa đơn yêu cầu nhập hàng gồm các thông tin về
hàng muốn nhập. Bên nhà cung cấp sẽ cung cấp hàng theo yêu cầu. Nhưng trước khi
nhận hàng, nhân viên kiểm tra hàng xem có đúng yêu cầu về chất lượng và số lượn
không. Nếu không đúng 1 trong các yêu cầu thì từ chối nhập hàng.
Hình 2.6 Biểu đồ Use case quản lý nhập hàng
2.2.7 Biểu đồ use case quản lý báo cáo thống kê
Nhân viên phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
Cuối tháng nhân viên sẽ phải thống kê về hàng nhập, hàng xuất, doanh thu và báo
cáo cho quản lý.
Hình 2.7 Biểu đồ Use case quản lý báo cáo thống kê
12
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
2.3 Biểu đồ trạng thái
2.3.1 Biểu đồ trạng thái Đăng nhập
Hình 2.8 Biểu đồ trạng thái Đăng nhập
2.3.2 Biểu đồ trạng thái Quản lý đơn đặt hàng.
Hình 2.9 Biểu đồ trạng thái Quản lý đơn đặt hàng
13
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Ở chương 2, việc phân tích hệ thống đã xác định được những use case và tương
tác giữa chúng với nhau trong hệ thống mới. Từ đó, chương 3 tiếp tục xác định tương
tác giữa tác nhân với đối tượng của hệ thống, hoạt động của chúng thông qua các biểu
đồ như biểu đồ tương tác đối tượng (Biểu đồ tuần tự), biểu đồ hoạt động, biểu đồ thành
phần, biểu đồ triển khai. Sau đó, ta sẽ tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu và giao diện của
hệ thống.
3.1 Biểu đồ tuần tự
3.1.1 Biểu đồ tuẩn tự đăng nhập
Hình 3.1 Biểu đồ tuần tự đăng nhập
14
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
3.1.2 Biểu đồ tuần tự tìm hàng
Hình 3.2 Biểu đồ tuần tự tìm hàng
15
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú
3.1.3 Biểu đồ tuần tự thêm hàng
Hình 3.3 Biểu đồ tuần tự thêm hàng