Câu hỏi WH là câu hỏi bắt đầu bằng từ có W và H. Những từ này gồm có: WHAT,
WHO, WHERE, WHEN, WHY và HOW. Trong bài này ta tạm gọi chúng là từ WH.
Học xong động từ TO BE rồi, giờ ta có thể áp dụng TO BE với những từ WH để đặt ra vô
số câu hỏi.
* Nghĩa của các từ WH:
WHAT = cái gì
WHO = ai
WHERE = ởđâu
WHEN = khi nào
WHY = tại sao
HOW = như thế nào, bằng cách nào
* Công thức câu hỏi WH với động từ TO BE:
Từ WH + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
-Lưu ý:
+ TO BE phải được chia đúng biến thể (AM hay IS hay ARE) tùy theo chủ ngữ.
+ Bổ ngữ có thể là danh từ, tính từ, trạng từ, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời
gian. Có thể không có bổ ngữ.
- Ví dụ:
+ WHAT IS LOVE? = tình yêu là gì?
+ WHO AM I? = Tôi là ai?
+ WHO ARE YOU? = Bạn là ai?
+ WHERE IS MY KEY? = Chìa khóa của tôi ở đâu?
+ WHY AM I HERE? = Tại sao tôi lại ở đây?
+ HOW ARE YOU? = Bạn như thế nào? (Tức là "Bạn khỏe không?")
+ HOW IS IT MADE? = Nó được làm ra bằng cách nào?
1
* Trường hợp đặc biệt HOW:
- Với từ HOW, ta còn có công thức sau:
HOW + Tính từ + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ (nếu có) ?
- VD:
+ HOW TALL ARE YOU? = Bạn cao bao nhiêu?
+ HOW MUCH IS IT? Nó bao nhiêu vậy? (Hỏi giá tiền)
+ HOW FAR IS IT FROM YOUR HOUSE TO SCHOOL? Từ nhà bạn đến trường bao
xa?
ĐAI TỪ CHỈ ĐỊNH THIS,THAT,THOSE,THERE
Để có thêm công cụ để đặt câu, ta cần biết về những từ này.
* Nghĩa:
THIS = này, cái này, đây
THESE = số nhiều của THIS
THAT =đó, cái đó, điều đó
THOSE = số nhiều của THAT
* Cách dùng:
- Đại từ chỉ định luôn đứng trước danh từ
- Đại từ chỉ định có thể không cần danh từ, tự thân nó có thể làm chủ ngữ
* Ví dụ:
+ THIS CAR IS VERY FAST. = Chiếc xe hơi này rất nhanh.(chạy rất nhanh)
+ THIS IS A BASIC LESSON. = Đây là một bài học cơ bản.
+ THESE LESSONS ARE EASY TO UNDERSTAND. = Những bài học này dễ hiểu.
+ THESE ARE BASIC LESSONS = Những cái này là những bài học cơ bản.
2
+ THAT DOG IS VICIOUS. = Con chó đó dữ lắm.
+ THAT IS MY DAUGHTER. = Đó là con gái tôi.
+ THOSE PILLS ARE ASPIRINS. = Mấy viên thuốc đó là aspirin.
+ THOSE ARE MY CHILDREN = Mấy đứa đó là con của tôi.
CẤU TRÚC THERE IS/THERE ARE
Cấu trúc này dùng để giới thiệu rằng có cái gì, ai đó, ở đâu trong hiện tại. Ở đây, ta lại
cần áp dụng động từ TO BE đã học.
* Công thức thể xác định:
THERE IS + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có)
- Lưu ý:
+ Trước danh từ số ít đếm được, cần dùng A hoặc AN hoặc ONE (xem lại bài Mạo từ
bất định A/AN nếu cần)
+ Trước danh từ số ít không đếm được không thêm A/AN nhưng có thể thêm NO
(không), A LITTLE (một ít), LITTLE (ít) , MUCH (nhiều), A LOT OF (rất nhiều)
+ THERE IS có thể viết tắt là THERE'S
- VD:
+ THERE IS AN APPLE ON THE TABLE = Có 1 trái táo trên bàn.
+ THERE IS NO WATER IN THE TANK = Không có tí nước nào trong bồn.
+ THERE IS A LOT OF SUGAR IN VIETNAMESE WHITE COFFEE = Có rất nhiều
đường trong cà phê sữa kiểu Việt Nam.
THERE ARE + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có).
- Lưu ý:
3
+ Trước danh từ số nhiều, thường có số từ từ hai trở lên (TWO, THREE, FOUR) hoặc
không có số từ mà có MANY (nhiều), A FEW (một số), SOME (vài) A LOT OF (rất
nhiều)
+ THERE ARE có thể viết tắt là THERE'RE
- VD:
+ THERE ARE TWENTY MEMBERS ONLINE NOW. = Có 20 thành viên đang trực
tuyến hiện giờ.
+ THERE ARE GOOD PEOPLE AND BAD PEOPLE EVERYWHERE. = Có người tốt
và người xấu ở mọi nơi (Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu).
+ THERE ARE A LOT OF BEGGARS IN VIETNAM = Có rất nhiều người ăn xin ở
Việt Nam.
* Công thức thể phủ định:
THERE IS NOT + ANY + Danh từ số ít + (nếu có).
THERE IS NOT viết tắt: THERE ISN'T
- Lưu ý:
+ Ở thể phủ định, dùng dạng viết tắt nhiều hơn.
- VD:
+ THERE IS NOT ANY FAT IN SKIM MILK. = Không có chất béo trong sữa không
béo.
+ THERE ISN'T ANY MONEY IN MY WALLET = Trong bóp tiền của tôi, không có
lấy 1 xu.
THERE ARE NOT + Danh từ số nhiều + (nếu có) .
THERE ARE NOT viết tắt: THERE AREN'T
- VD:
+ THERE AREN'T MANY XICH LOS IN DISTRICT 1. = Ở quận 1, không có nhiều xe
xích lô.
* Công thức thể nghi vấn:
4
IS THERE ANY + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có) ?
- Có thể thay ANY bằng SOME (một ít)
- VD:
+ IS THERE ANY MILK IN THE FRIDGE? Trong tủ lạnh có sữa không?
+ IS THERE ANYONE HOME? = Có ai ở nhà không? (lưu ý là "anyone" giống như
"anybody" viết liền nhau, không có khoảng trống giữa any và one)
+ IS THERE A WAY TO FIX THIS COMPUTER? = Có cách sửa máy vi tính này
không?
ARE THERE ANY + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có) ?
+ ARE THERE ANY EGSS IN THE KITCHEN? = Trong bếp có trứng không?
câu hỏi YES ,NO voi động từ TOBE
Bài này củng cố thêm cách áp dụng động từ TO BE để đặt một loại câu hỏi đặc thù - câu
hỏi Yes -No. Câu hỏi Yes- No với động từ TO BE bắt đầu bằng biến thể của động từ TO
BE tương ứng với chủ ngữ sau nó. Người ta gọi đây là câu hỏi Yes - No vì để trả lời câu
hỏi này, ta phải bắt đầu bằng YES hoặc NO.
* CÔNG THỨC YES-NO VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ TO BE phải là biến thể tương ứng với chủ ngữ đi liền sau nó (AM hay IS hay ARE)
+ Bổ ngữ có thể là tính từ, danh từ, ngữ danh từ, trạng ngữ
- VD:
+ ARE YOU TIRED? = Bạn có mệt không?
+ ARE YOU A DOCTOR? = Bạn có phải là bác sĩ không?
+ IS HE A FAMOUS SINGER? = Anh ấy có phải là một ca sĩ nổi tiếng không?
+ IS SHE HERE? = Cô ấy có ở đây không? (HERE là trạng từ)
5
+ IS IT ON THE TABLE? = Nó có phảiở trên bàn không?
* CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI YES-NO:
- Nếu trả lời YES thì trả lời theo công thức: YES, chủ ngữ + TO BE.
- Nếu trả lời NO, thì trả lời theo công thức: NO, chủ ngữ + TO BE + NOT
+ Bạn hãy nhớ là TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ.
- VD:
+ ARE YOU THIRSTY? = Bạn có khát nước không?
Trả lời YES: YES, I AM.
Trả lời NO: NO, I AM NOT.
+ IS SHE YOUR GIRLFRIEND? = Cổ là bạn gái của anh hả?
Trả lời YES: YES, SHE IS.
Trả lời NO: NO, SHE IS NOT. (viết tắt = NO, SHE ISN'T)
+ ARE THEY YOUR FRIENDS? = Họ là bạn của anh hả?
Trả lời YES: YES, THEY ARE
Trả lời NO: NO, THEY ARE NOT (viết tắt: NO, THEY AREN'T).
* Trong văn nói hàng ngày, ta thường dùng dạng viết tắt. Dạng đầy đủ thường để dành
khi ta muốn nhấn mạnh ý muốn nói.
THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG
Đây là một trong những thì được dùng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Khi học xong thì này, bạn sẽ có thêm kiến thức ngữ pháp để đặt câu. Để đặt
được càng nhiều câu, bạn càng phải biết nhiều động từ. Bạn chỉ cần nhớ động từ
ở dạng nguyên mẫu của nó. Khi chủ ngữ thay đổi, động từ sẽ phải thay đổi cho
phù hợp và thay đổi như thế nào, bài này sẽ chỉ cho bạn các quy tắc cần biết.
Động từ thường loại trừ động từ TO BE và động từ khiếm khuyết.
Một lần nữa, khi học thì nào ta luôn xem xét công thức của nó ở 3 thể:
6
khẳngđịnh, phủ định và nghi vấn.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ
-Lưu ý:
+ Động từ phù hợp phải ở dạng tương ứng với Chủ ngữ.
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh
từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S
HOẶC ES NGAY SAU ĐỘNG TỪ.
+ Khi nào thêm S, khi nào thêm ES sau động từ? Ta có quy tắc rất dễ nhớ như
sau:
+ ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG LÀ CH, O, S, SH, X, Z THÌ TA THÊM ES. Ví dụ:
WATCH >HE WATCHES
GO > SHE GOES
DO > HE DOES
MISS SHE MISSES
WASH > HE WASHES
MIX > SHE MIXES
DOZE > HE DOZES
+ KHI ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG BẰNG Y, TA ĐỔI Y THÀNH I RỒI THÊM ES: FLY
> IT FLIES
+ TẤT CẢ CÁC ĐỘNG TỪ CÒN LẠI, TA THÊM S.
- Thí dụ:
+ I LIKE ICE-CREAM = Tôi thích kem.
7
+ YOU ALWAYS GET UP LATE. = Bạn luôn luôn dậy trễ.
+ THEY SING KARAOKE EVERY SUNDAY. = Họ hát karaoke mỗi chủ nhật.
+ SHE LOVES DURIANS = Cô ấy mê món sầu riêng.
+ HE AND I SING VERY WELL. = Anh ta và tôi hát rất hay.
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG. = Con chó đó sủa tối ngày.
+ SHE CRIES WHEN SHE MISSES HER HOMETOWN. = Cô ấy khóc khi nhớ
nhà.
- Ngoại lệ:
HAVE > HAS
I HAVE
YOU HAVE
SHE HAS
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + DO hoặc DOES + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ
- Lưu ý:
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là danh từ, ngữ danh từ số
nhiều, ta dùng DO.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ số ít nào, ta dùng DOES
+ DO NOT viết tắt là DON'T
+ DOES NOT viết tắt là DOESN'T
+ Thông thường, khi nói, ta dùng dạng viết tắt, dạng đầy đủ để dành khi muốn
nhấn mạnh.
- Thí dụ:
+ I DON'T LIKE HIM = Tôi không thích anh ta.
8
+ YOU DON'T UNDERSTAND THE MATTER = Bạn không hiểu vấn ề ở đây.
+ SHE DOESN'T RESPECT OLD PEOPLE JUST PEOPLE THEY ARE OLD =
Cô ta không kính trọng người lớn tuổi chỉ vì họ lớn tuổi.
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG BECAUSE IT DOESN'T WANT TO BE
CHAINED. = Con chó đó sủa suốt ngày bởi vì nó không muốn bị xích lại.
* Công thức thể nghi vấn:
DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ Dùng DO khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ
số nhiều nào.
+ Dùng DOES khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số ít
nào.
- Thí dụ:
+ DO YOU LIKE COFFEE? = Bạn có thích cà phê không?
+ DOES SHE LIKE ME? Cô ấy có thích tôi không?
+ DO THEY KNOW THEY DISTURB OTHER PEOPLE WHEN THEY SING
KARAOKE TOO LOUD? = Khi họ hát karaoke quá lớn, họ có biết rằng họ làm
phiền người khác không?
* Khi nào dùng thì hiện tại đơn:
- Khi cần diễn tả một hành động chung chung, thường lặp đi lặp lại trong hiện tại.
- Khi nói về một dữ kiện khoa học hoặc một chân lý luôn luôn đúng (mặt trời mọc
ở hướng Đông)
- Khi đưa ra chỉ dẫn (Đến ngã tư, quẹo trái).
- Khi nói về một sự việc diễn ra theo thời khóa biểu nhất định
- Khi nói về một thói quen trong hiện tại
9
- VD:
+ The sun rises in the east and sets in the west. = Mặt trời mọc ở hướngĐông và lặn ở hướng Tây.
+ You walk down this street and turn left at the second crossroads. = Bạn đi đường này và rẽ trái ở ngã tư thứ hai.
+ The bus leaves at 8 o'clock. = Xe buýt khởi hành lúc 8 giờ
+ I always go to bed before 12. = Tôi luôn đi ngủ trước 12 giờ.
* Những trạng từ thường dùng trong thì hiện tại đơn:
NEVER = không bao giờ
SOMETIMES = thỉnh thoảng
OFTEN = thường
USUALLY = thường (mức độ thường cao hơn OFTEN)
ALWAYS = luôn luôn
EVERY DAY = mỗi ngày (có thể thay DAY bằng MONTH (tháng), WEEK (tuần),
YEAR (năm) )
* 3 Loại câu hỏi với thì hiện tại đơn của động từ thường:
- Câu hỏi YES - NO:
+ Cấu trúc : giống như thể nghi vấn trên đây.
+ Cách trả lời:
Nếu trả lời YES: YES, Chủ ngữ + DO hoặc DOES (tùy theo chủ ngữ, quy tắc ở
trên có đề cập)
Nếu trả lời NO: NO, Chủ ngữ + DO NOT hoặc DOES NOT (tùy theo chủ ngữ,
quy tắc ở trên có đề cập)
+ Thí dụ:
DO YOU UNDERSTAND WHAT I SAID? = Bạn có hiểu điều tôi vừa nói không?
Trả lời YES: > YES, I DO.
10
Trả lời NO: > NO, I DON'T.
- Câu hỏi OR:
+ Cấu trúc:
DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ
2 + Bổ ngữ 3 (nếu có)?
+ Cách trả lời:
Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3 (tùy theo người trả lời)
Lưu ý:
Động từ phù hợp là phải được chia tương ứng theo chủ ngữ, phần trên đây có
giải thíc.
Ta có thể rút ngắn câu trả lời bằng cách bỏ chủ ngữ và động từ, chỉ trả lời với bổ
ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3
+ Thí dụ:
Hỏi: DO YOU LIKE COFFE OR TEA? = Bạn thích cà phê hay trà?
Trả lời: I LIKE COFFEE. (nếu thích cà phê) > Cách trả lời gọn hơn:
COFFEE.
Trả lời: I LIKE COFFEE (nếu thích trà) > Cách trả lời gọn hơn: TEA.
- Câu hỏi WH:
+ Cấu trúc:
Từ WH + DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu
có) ?
+ Cách trả lời: theo nội dung câu hỏi, công thức giống như công thức thể khẳng
định ở trên.
+ Thí dụ:
Hỏi: WHY DO YOU DISLIKE HIM? = Tại sao bạn ghét anh ta?
11
Trả lời: BECAUSE HE IS ARROGANT. =Tại vì anh ta kiêu căng.
Related Items:
BÀI TẬP VỀ THÌ HIỆN TẠI ĐƠN
ĐỘNG TỪ "TO BE" -THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI TO BE
Câu hỏi OR với động từ
TO BE
Đây là câu hỏi cũng bắt đầu bằng động từ TO BE nhưng không thể trả lời bằng YES hay
NO.
* CÔNG THỨC CÂU HỎI OR VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ 2 ?
- Lưu ý:
+ Bổ ngữ có thể là tính từ, danh từ, trạng từ, trạng ngữ
- VD:
+ ARE YOU HUNGRY OR ANGRY? = Bạn đang đói hay đang giận?
+ ARE YOU A DENTIST OR A DOCTOR? = Anh là nha sĩ hay là bác sĩ?
* CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI OR VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
Chủ ngữ + TO BE + Bổ ngữ 1 hoặc Bổ ngữ 2 (người trả lời phải chọn 1 trong 2)
-VD:
+ ARE YOU HUNGRY OR ANGRY?
Trả lời: I AM ANGRY. (nếuđang giận)
I AM HUNGRY. (nếu đang đói)
+ ARE YOU A DENTIST OR A DOCTOR?
Trả lời: I AM A DENTIST. (nếu là nha sĩ)
12
I AM A DOCTOR. (nếu là bác sĩ)
THÌ HIỆN TẠI TIẾP
DIỄN
Thì hiện tại tiếp diễn dùng diễn tả hành động đang diễn ra trong hiện tại. Ngoài ra nó còn
được dùng để diễn tả những hành động mang tính tạm thời. Thì này là thì một trong
những thì cơ bản.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + TO BE + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có)
- Lưu ý:
+ TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE) -nếu cần, bạn xem lại
bài "Động từ TO BE".
+ Động từ nguyên mẫu khi không nói gì khác được hiểu là động từ nguyên mẫu không có
TO.
+ Khi thêm ING ngay đằng sau động từ nguyên mẫu, cần nhớ vài quy tắc sau:
Nếu động từ tận cùng bằng 1 chữ cái E, bỏ E đi rồi mới thêm ING ( RIDE > RIDING)
Nếu động từ tận cùng bằng 2 chữ cái E, thêm ING bình thường, không bỏ E ( SEE >
SEEING)
Nếu động từ tận cùng bằng IE, đổi IE thành Y rồi mới thêm ING (DIE > DYING)
Nếu động từ đơn âm tận cùng bằng 1 và chỉ 1 trong 5 nguyên âm (A, E, I, O, U) với một
và chỉ một phụ âm, ta viết phụ âm đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ING. ( STOP >
STOPPING, WRAP > WRAPPING, SHOP > SHOPPING )
Các động từ ngoài các quy tắc trên ta thêm ING bình thường.
- Thí dụ:
+ I AM TYPING A LESSON = Tôi đang đánh máy 1 bài học
+ YOU ARE READING THIS ARTICLE = Bạn đang đọc bài này.
13
+ HE IS SLEEPING = Anh ta đang ngủ
+ SHE IS SWIMMING = Cô ấy đang bơi.
+ THE DOG IS BARKING = Con chó đang sủa
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + TO BE + NOT + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có)
- Lưu ý:
+ TO BE phải được chia tương ứng với chủ ngữ. (AM hay IS hay ARE)
+ AM NOT không viết tắt nhưng có thể viết tắt I M = I'M
+ IS NOT viết tắt = ISN'T
+ ARE NOT viết tắt = AREN'T
- Thí dụ:
+ I'M NOT JOKING, I AM SERIOUS = Tôi không phải đang đùa đâu, tôi nói nghiêm
chỉnh đấy!
+ SHE IS NOT DRINKING WATER, SHE IS DRINKING VODKA. = Cô ta không phải
đang uống nước, cô ta đang uống rượu vodka.
* Công thức thể nghi vấn:
TO BE + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có) ?
- Lưu ý:
+ TO BE phải chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE)
- Thí dụ:
+ ARE YOU KIDDING? = Mầy đang đùa hả?
+ IS SHE CRYING? Có phải cô ấy đang khóc
* Khi nào thì dùng thì hiện tại tiếp diễn:
14
- Khi diễn ta hành động đang xảy ra trong hiện tại ngay khi nói.
+ I AM TRYING TO EXPLAIN BASIC GRAMMAR TO YOU = Tôi đang cố giải thích
ngữ pháp cơ bản cho bạn.
- Khi diễn tả hành động đang xảy ra trong hiện tại, nhưng không nhất thiết là trong lúc
đang nói. Nói cách khác, tình huống này mô tả một hành động hiện trong quá trình thực
hiện trong hiện tại:
+ I AM WORKING ON A WEBSITE = Tôi đang làm 1 website (Khi tôi nói câu này, tôi
có thể đang uống cà phê với bạn, nhưng tôi đang trong quá trình thực hiện hành động làm
website)
- Khi diễn ta hành động mà bình thường không xảy ra, hiện giờ chỉ xảy ra tạm thời thôi, vì
một lý do nào đó.
+ I AM NOT WORKING TODAY BECAUSE I HAVE A BAD FEVER .= Hôm nay tôi
không làm việc vì tôi bị sốt cao (Bình thường tôi làm việc, tạm thời hôm nay không làm
việc vì bị sốt)
- Khi diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai rất gần, đã có kế hoạch sẵn, phải
nêu rõ trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
+ I AM SEEING MY DENTIST TOMORROW = Ngày mai tôi đi gặp nha sĩ của tôi. (đã
có hẹn sẵn với nha sĩ)
+ ARE YOU DOING ANYTHING TONIGHT? = Tối nay em có làm gì không? (hỏi xem
người ta có lên kế hoạch gì cho tối nay hay chưa)
* Câu hỏi WH với thì hiện tại tiếp diễn:
- Công thức câu hỏi: thêm từ WH trước công thức thể nghi vấn của thì hiện tại tiếp diễn.
- Thí dụ:
+ WHAT ARE YOU DOING ? Anh đang làm gì vậy?
+ WHEN ARE YOU COMING HOME ? Khi nào anh về nhà?
* Cần biết thêm:
- Vì tính chất của thì hiện tại tiếp diễn là diễn tả hành động đang xảy ra nên ta thường
dùng các trạng từ sau với thì này:
15
NOW = bây giờ
RIGHT NOW = ngay bây giờ
AT THE MOMENT = hiện thời
FOR THE TIME BEING = trong thời điểm hiện tại
- Một số động từ với bản chất ngữ nghĩa của chúng không thể dùng với thì tiếp diễn được,
như:
KNOW = biết
BELIEVE = tin
UNDERSTAND = hiểu
HATE = ghét
LOVE = yêu
LIKE = thích
SOUND = nghe có vẻ
NEED = cần (tiếng Việt có thể nói "Tôi đang cần" nhưng tiếng Anh không thể dùng thì
hiện tại tiếp diễn với động từ này, nếu muốn nói "Tôi đang cần " bạn phải nói "I AM IN
NEED OF " hoặc chỉ là " I NEED ")
APPEAR = trông có vẻ
SEEM = có vẻ
OWN = sở hữu (tiếng Việt có thể nói " Tôi đang có " nhưng tiếng Anh không dùng tiếp
diễn với OWN mà chỉ cần nói " I OWN " = Tôi sở hữu
Related
THÌ HIỆN TẠI HOÀN
THÀNH
16
Nhu cầu diễn đạt của chúng ta rất lớn và nếu chỉ với những bài học trước, chúng ta sẽ
không thể diễn đạt một số ý như: nói ai đó vừa mới làm gì, kể lại trải nghiệm của ta, thông
báo ta đã bắt đầu làm và vẫn còn đang làm một việc gì đó,vv Nhưng không sao, học
xong bài này, bạn sẽ đặt được những câu như vậy.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + Động từ ở dạng quá khứ phân từ.
- Giải thích:
+ Nếu chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là danh từ, ngữ danh từ số nhiều ta dùng
HAVE
+ Nếu chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là danh từ, ngữ danh từ số ít, ta dùng HAS
+ Dạng quá khứ hoàn thành của một động từ đa số được tạo ra bằng cách thêm ED đằng
sau dạng nguyên mẫu của động từ đó.
WANTED > WANTED
NEEDED > NEEDED
Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:
1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE >
DATED, LIVE > LIVED )
2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY > TRIED, CRY
> CRIED )
3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó
thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP > STOPPED, TAP >TAPPED, COMMIT
> COMMITTED )
4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình
thường.
+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ hoàn thành BẤT QUY TẮC, tức là chúng
ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên
mẫu sang dạng quá khứ hoàn thành không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng
Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ hoàn thành của một động từ nằm ở cột thứ 3 (cột
thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ - ta sẽ học thì quá khứ ở bài sau- và
cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:
DO > DID
17
Các cách diễn đạt quan hệ
sở hữu
Để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta đã học tính từ sở hữu và đại từ sở hữu. Tuy nhiên, nhiều
khi quan hệ sở hữu không đơn giản chỉ là giữa các đại từ nhân xưng và danh từ mà nó còn
có thể là giữa ngữ danh từ và danh từ. Bài này sẽ chỉ cho bạn thêm các cách còn lại để
diễn đạt quan hệ sở hữu.
Ngoài cách dùng tính từ sở hữu để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta còn có các cách sau:
* Cách thứ nhất: DÙNG OF
- OF có nghĩa là CỦA khi được dùng để diễn đạt quan hệ sở hữu. (trong tiếng Việt, có thể
không cần viết CỦA cũng có thể hiểu được, nhưng trong tiếng Anh phải có OF)
- Khi dùng OF thì danh từ "bị" sở hữu đứng đầu rồi đến OF rồi mới đến danh từ chủ sở
hữu
- Ta thường dùng OF để diễn đạt quan hệ sở hữu khi danh từ "bị" sở hữu là danh từ trừu
tượng
- Thí dụ:
+ THE BEGINNING OF THE MOVIE = phần đầu của bộ phim (phần đầu bộ phim)
+ THE SIZE OF THE PORTRAIT = Kích thước của tấm chân dung.
* Cách thứ hai: không cần dùng gì cả, chỉ cần sắp xếp hai danh từ cạnh nhau
- Ta dùng cách sắp xếp hai danh từ cạnh nhau để diễn đạt quan hệ sở hữu khi cả hai danh
từ này đều là danh từ cụ thể.
- Để diễn đạt quan hệ sở hữu theo cách này thì thứ tự sắp xếp danh từ rất quan trọng:
DANH TỪ CHỦ SỞ HỮU ĐỨNG TRƯỚC DANH TỪ "BỊ" SỞ HỮU.
- Thí dụ:
+ THE CAR RADIO = Máy radio của xe hơi
+ THE TREE TRUNK = Thân của cây (thân cây)
* Cách thứ ba: dùng Sở Hữu Cách với 'S
- Ta đã biết 'S có thể là viết tắt của IS hoặc HAS. Giờ đây ta cần biết thêm 'S ngay sau
một danh từ có khi không phải là dạng viết tắt của ai mà nó là một phương cách để diễn
đạt quan hệ sở hữu giữa hai (ngữ) danh từ.
18
- Cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu:
+ Thông thường, ta chọn cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu khi hai (ngữ) danh từ
nói về người hoặc con vật. Tuy nhiên, 'S có thể dùng cho sự vật khi nó được nhân cách
hóa (ta coi nó như con người) hoặc cho các đơn vị thời gian hoặc trong những câu thành
ngữ.
+ Thí dụ:
THE BOY'S HAT = cái nón cùa thằng nhỏ
PETER'S CAR = Xe hơi của Peter
THE EARTH'S SURFACE = Bề mặt của trái đất
A DAY'S WORK = Công việc của một ngày
- Vài điều cần lưu ý:
+ Khi dùng 'S, ta phải theo thứ tự sau:
Danh từ làm chủ sở hữu'S + Danh từ bị sở hữu
+ Nếu danh từ làm chủ sở hữu là một ngữ danh từ dài cũng không sao, cứ thêm 'S ngay
sau chữ cuối cùng trong ngữ danh từ đó, ví dụ:
MY SISTER-IN-LAW'S CHILDREN = Những người con của chị dâu tôi (hoặc em dâu
tôi vì sister có thể là chị gái hoặc em gái, brother có thể là anh trai hoặc em trai)
+ Nếu bản thân danh từ làm chủ sở hữu tận cùng bằng S rồi thì ta chỉ cần thêm ' đằng sau
nó thôi, khỏi thêm S.
THE STUDENTS' BOOKS = những cuốn sách của các sinh viên/học sinh
THE SMITHS' HOUSE = Căn nhà của gia đình họ SMITH.
DICKENS' NOVELS = Những cuốn tiểu thuyết của ông DICKENS (tên ông ta có S đằng
sau)
Tương lai với
GOING TO
Để diễn đạt hành động trong tương lai, ta đã học thì tương lai đơn. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp, ta cần dùng cấu trúc TO BE + GOING TO. Trong bài này, ta sẽ học công
thức và cách dùng cấu trúc rất phổ biến này.
19
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + TO BE + GOING TO + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Lưu ý:
+ TO BE phải được chia tương ứng với chủ ngữ (AM hay IS hay ARE)
+ GOING TO trong văn nói được rút gọn thành GONNA
- Thí dụ:
+ I AM GOING TO SEE HER TONIGHT. = Tối nay tôi sẽ gặp cô ấy.
+ SHE IS GOING TO MAD AT ME. = Cô ta sẽ rất giận tôi.
+ IT IS GOING TO RAIN. = Trời sẽ mưa đây.
+ Cần phân biệt TO + GOING TO + Động từ nguyên mẫu với thì hiện tại tiếp diễn TO
BE + Động từ nguyên mẫu thêm ING.
I AM GOING TO GO TO SCHOOL = Tôi sẽ đi học.( Tương lai với GOING TO)
I AM GOING TO SCHOOL = Tôi đang đi học (Thì hiện tại tiếp diễn)
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + TO BE + NOT + GOING TO + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Lưu ý:
+ TO BE phải chia đúng theo chủ ngữ.
+ TO BE + NOT có thể viết tắt (xem lại bài về động từ TO BE nếu cần)
+ GOING TO có thể rút gọn thành GONNA trong văn nói.
- Thí dụ:
+ I AM NOT GOING TO HELP HIM = Tôi sẽ không giúp nó.
+ THEY ARE NOT GOING TO LISTEN TO ME. = Họ sẽ không nghe tôi nói đâu.
* Công thức thể nghi vấn:
20
TO BE + Chủ ngữ + GOING TO + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ TO BE chia tương ứng với chủ ngữ.
+ GOING TO có thể rút gọn thành GONNA trong văn nói.
+ Có thể thêm từ WH trước TO BE trong công thức trên để tạo ra câu hỏi WH.
- Thí dụ:
+ ARE YOU GOING TO BE BACK BEFORE 10pm? = Bạn có về trước 10 giờ tối
không?
+ WHAT ARE YOU GOING TO DO TONIGHT? = Tối nay bạn sẽ làm gì?
* Khi nào ta dùng cấu trúc GOING TO:
- Khi muốn diễn đạt kế hoạch, dự định cho tương lai mà ta đã có sẵn rồi. (Ở thì tương lai
đơn với WILL, người nói ra quyết định sẽ làm ngay khi nói)
+ WE ARE GOING TO CELEBRATE HIS BIRTHDAY THIS WEEKEND. = Chúng ta
sẽ tổ chức ăn mừng sinh nhật của cậu ấy vào cuối tuần này.
- Khi muốn tiên đoán một hành động sẽ xảy ra dựa trên bằng chứng trong hiện tại (Thì
tương lai đơn dự đoán mang tính chủ quan hơn, không dựa vào bằng chứng cụ thể, chắc
chắn như Tương lai với GOING TO)
+ LOOK AT THOSE CLOUDS! IT IS GOING TO RAIN. = Nhìn những đám mây đó
kìa. Trời sẽ mưa đây.
21