Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.16 KB, 24 trang )

1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của NHNN&PTNN Từ Liêm
Bảng 2.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NH NĂM 2010-2012 RÚT
GỌN
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN&PTNN Từ Liêm năm 2010 –
2012
Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2010 –
2012
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng tại chi nhánh Từ Liêm qua các năm 2010-2012
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN&PTNT; NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
HĐV : Huy động vốn; CN: Chi nhánh
HĐQT : Hội đồng quản trị
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TCTD : Tổ chức tín dụng
RRTD : Rủi ro tín dụng
VCSH : Vốn chủ sở hữu
Thuế TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp
HĐV : Huy động vốn
TCKT : Tổ chức kinh tế
NVHĐ: Nguồn vốn huy động
KQKD: Kết quả kinh doanh
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCTC: Tổ chức tài chính
NH: Ngân hàng
TT : Tỷ trọng
TL : Tỷ lệ


4
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỪ LIÊM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNN và PTNT – CN Từ Liêm
1.1.1. Giới thiệu chung về NHNN và PTNT Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt
Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -
Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong
phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.
Trụ sở hiện nay : Số 18 Trần Hữu Dực, Khu đô thị Mỹ Đình I, Từ Liêm Hà Nội.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/10/2013, vị
thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản ( trên 671.846 tỷ đồng); .tổng nguồn vốn (trên 593.648 tỷ đồng); vốn
điều lệ ( 29.605 tỷ đồng) Tổng dư nợ (trên 523.088 tỷ đồng)
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.
Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống
thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS). Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu
khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp và là một
trong những ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.026
ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức
quốc tế: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… tín
nhiệm, đầu tư. Bên cạnh đó, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của mình với
sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Với vị thế là định chế tài chính lớn nhất Việt
Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích
lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh
tế của đất nước

5
1.1.2 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Từ Liêm.
- Tên đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh Từ Liêm.
- Trụ sở: Số 10 Nguyễn Cơ Thạch, huyện Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt
Nam
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Từ Liêm là
chi nhánh cấp 1, trực thuộc NHNN&PTNT Thành Phố Hà Nội
Ngày 01/7/1988, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội ra đời và đi vào
hoat động. Ngày 01/8/1988, Theo Quyết định số 40/QĐ-NHCV, Giám đốc Ngân
hàng Nhà nước thành phố Hà Nội được uỷ quyền về việc sắp xếp bộ máy và bổ
nhiệm chức danh lãnh đạo của Chi nhánh Ngân hàng Từ Liêm. Như vậy, kể từ đây
NHNN&PTNT Từ Liêm chính thức ra đời và đi vào hoạt động.
Quá trình hình thành, đổi mới và phát triển của Chi nhánh trong 26 năm qua
trải qua 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chuyển đổi mô hình mới ( 1988 - 1990 ).
- Giai đoạn 2: Tiếp tục đổi mới hoạt động (1991 - 1996).
- Giai đoạn 3: Ổn định và phát triển (từ 1997 đến 2002).
- Giai đoạn 4: Phát triển và chuẩn bị hội nhập mở cửa (2003 - 2007).
- Giai đoạn 5: Hội nhập mở cửa (2008 cho đến nay)
Qua 26 năm đổi mới và phát triển với sự nỗ lực, phấn đấu bền bỉ, không
ngừng hoạt động sáng tạo, vượt qua những thách thức, khó khăn Chi nhánh Từ
Liêm đã trưởng thành về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò trung gian cung cầu vốn
cho các chủ thể trong nền kinh tế (đặc biệt là đối với các thành phần nông nghiệp),
tạo tiềm lực kinh tế cho khu vực Từ Liêm, đồng thời góp phần thực hiện các mục
tiêu, chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước và chính phủ và đạt được nhiều thành
tích cao trong quá trình hoạt động.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
KẾ HOẠCH KINH DOANHPHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐIPHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG MARE
TING
PHÒNG ĐIỆN TOÁN
PHÒNG KI ỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘPHÒNG KẾ TOÁN
NGÂN
QUỸ
6
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của NHNN&PTNT - CN Từ Liêm
Chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh đa ngành, chủ yếu là kinh doanh
tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước,
đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, ủy thác tín dụng cho Chính Phủ.
Thực hiện các hoạt động: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức
tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Thực hiện vốn đầu tư phát
triển nông nghiệp nông thôn; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;Dịch vụ thanh toán
giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và
giấy tờ có giá; bảo lãnh; phát hành thẻ; mobile Banking
1.3 Mô hình tổ chức
Chia làm 3 cấp bậc: Đứng đầu chi nhánh là giám đốc, tiếp đến là 2 phó giám
đốc chịu sự chỉ đạo điều hành của giám đốc. cuối cùng là các phòng nghiệp vụ do
một trưởng phòng điều hành và một phó phòng giúp việc quản lý
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của NHNH&PTNN Từ Liêm
(Nguồn : Phòng hành chính nhân sự)
7
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Chi nhánh NHNN&PTNN được chia làm 7 phòng ban:
- PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH: Có vai trò nghiên cứu, xây dựng,
tổng hợp, phân tích, báo cáo hoạt động kinh doanh quý, năm; đầu mối thực hiện
thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng; thực hiện các nhiệm vụ do
Giám đốc giao.

-PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, hạch toán
thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng nhà nước theo chế độ báo cáo
và kiểm tra chuyên đề, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính; quản lý và sử dụng
các quỹ chuyên dung, thực hiện nghiệp vụ thanh toán, các khoản nộp ngân sách nhà
nước, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
- PHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐI: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ,
bảo lãnh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ theo quy
định của nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao
- PHÒNG DỊCH VỤ VÀ MARKETING: Giải đáp thắc mắc, tranh chấp, khiếu
lại phát sinh, bên cạch đó là hoạt động nghiên cứu, xây dựng, triển khai các chiến
lược marketing, quảng bá, tuyên truyền đến khách hàng, thực hiện các nhiệm vụ
khác do giám đốc giao
- PHÒNG ĐIỆN TOÁN: Tồng hợp thống kê, lưu trữ dữ liệu; Xử lý các nghiệp
vụ hạch toán kế toán phát sinh; thống kê, cung cấp số liệu, thông tin theo quy địn,
ngoài ra còn bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tin học, thực hiện các nhiệm vụ được
giám đốc giao
- PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ: Chuẩn bị cho Hội nghị giao ban nội
bộ, đầu mối tiếp khách; quản lý các con dấu, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm
quản lý lao động, hoạch định và trực tiếp quản lý hồ sơ của cán bộ chi nhánh.
- PHÒNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ: thực hiện sơ kế, tổng kết
chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, tổ chức kiểm tra, xác minhh, tham
mưu ccho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền
8
1.4 Bộ máy lãnh đạo
- Giám đốc:
Ông Trần Đức Quang
Giám đốc có vai trò phụ trách chung, điều hành mọi hoạt động kinh của chi
nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước HĐQT và tổng giám đốc
NHNN&PTNN Việt Nam về hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNN Từ Liêm.
- Phó giám đốc phụ trách Tín dụng :

Ông Đỗ Công Hoan
Phó giám đốc phụ trách Tín dụng có vai trò trực tiếp quản lý, chỉ đạo, giám sát
và hỗ trợ mọi hoạt động của các Phòng Tín dụng, tiến hành lên kế hoạch hoạt động
cho Phòng Tín dụng, triển khai công tác đào tạo cán bộ và chịu trách nhiệm về các
nhiệm vụ được giao và nội dung được ủy quyền.
- Phó giám đốc phụ trách Kế toán và Ngân quỹ :
Bà Nguyễn Thị Khánh
Phó giám đốc phụ trách Kế toán và Ngân quỹ có vai trò trực tiếp quản lý, chỉ
đạo, giám sát và hỗ trợ mọi hoạt động của các Phòng Giao dịch, phụ trách công tác
đào tạo, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức tập huấn, triển khai sản phẩm, quy
định, quy chế của Ngân hàng và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được giao và nội
dung được ủy quyền.
Các Phó giám đốc được ủy quyền điều hành một số công việc khi Giám đốc
vắng mặt và có trách nhiệm báo cáo lại công việc đã thực hiện, chỉ đạo điều hành
các công việc do Giám đốc phân công.
9
PHẦN 2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỪ LIÊM
Thông qua thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của NHNN&PTNN Từ Liêm trong ba năm 2010 - 2012, thực hiện tính toán và
phân tích, ta có một số kết quả như sau:
2.1 Phân tích tình hình TS và NV của NHNN&PTNN Từ Liêm qua 3 năm 2010-2012
BẢNG 2.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NH NĂM 2010-2012 RÚT GỌN
(Đơn vị: 1.000.000 VNĐ)
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011

Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TL
(%)
Số tiền TL (%)
A. TÀI SẢN
1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 15.100 0,50 30.153 0,85 16.215 0,43 15.053 99,69
(13.938
)
(46,22)
2. Tiền gửi tại NHNN 505.944
16,8
4
642.173
18,0
5
721.187
18,9
5
136.229 26,93 79.014 12,30
3. Tiền, vàng gửi tại các TCTD
khác và cho vay các TCTD khác

126.005 4,19 160.543 4,51 155.296 4,08 34.538 27,41 (5.247) (3,27)
4. Cho vay khách hàng
2.343.77
2
78
2.700.51
6
75,8
9
2.892.48
7
76 356.744 15,22 191.971 7,11
5. Tài sản cố định 14.015 0,47 25.127 0,70 20.719 0,54 11.112 79,29 (4948) (19,69)
TỔNG TÀI SẢN
3.004.83
6
100
3.558.51
2
100
3.805.90
4
100 553.676 18,43 247.392 6,95
B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN
CHỦ SỞ HỮU
1. Tiền gửi và vay các TCTD
khác
219.015 7,40 132.125 3,77 110.965 2,96
(86.890
)

(39,67
)
(21.160
)
(16,02)
2. Tiền gửi của khách hàng
2.723.71
6
92,0
8
3.352.20
4
95,6
8
3.611.60
5
96,4
7
628.488 23,07 259.401 7,74
3. Phát hành giấy tờ có giá 15.213 0,52 19.145 0,55 21.050 0,57 3.932 25,85 1.905 9,95
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
2.957.94
4
98,4
4
3.503.47
4
98,4
5
3.743.62

0
98,3
6
545.530 18,44 240.146 6,85
TỔNG VỐN CSH 46.892 1,56 55.038 1,55 62.284 1,64 8.146 17,37 7.246 13,17
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ
VỐN CSH
3.004.83
6
100
3.558.51
2
100
3.805.90
4
100 553.676 18,43 247.392 6,95
10
Về tài sản:
Từ năm 2010- 2012 tổng tài sản của NH có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng
trưởng có xu hướng giảm dần, cụ thể như sau:
Năm 2011, tổng tài sản của chi nhánh ước đạt 3.558.512 triệu đồng, tăng
553.676 triệu đồng hay 18,43% so với năm 2010. Năm 2012 tổng tài sản của chi
nhánh ước đạt 3.805.904 triệu đồng, tăng nhẹ 247.392 triệu đồng hay 6,95% so với
năm 2011.
Trong năm 2011 những tài sản có tính thanh khoản cao tiếp tục có sự tăng
trưởng mạnh như: tiền mặt, kim loại quý, đá quý tăng 99,69% so với năm 2010.
Năm 2011, cùng với những khó khăn chung, tình hình kinh tế trong nước diễn
ra trong bối cảnh đầy biến động thì chủ chương hoạt động của Ngân hàng không
phải là đẩy mạnh tăng trưởng mà là giữ vững hiệu quả, hoạt động an toàn đồng thời
cũng là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng nhà nước nên tiền gửi tại NHNN chiếm một

tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản đạt 642.173 triệu đồng, chiếm khoảng 18,05%
và tỷ trọng tăng 1,21% so với năm 2010. Hoạt động tín dụng đối với các tổ chức
kinh tế và cá nhân vẫn là hoạt động tín dụng chính của Ngân hàng. Trong cơ cấu tài
sản thì khoản cho vay khách đạt 2.700.516 tăng 15,22% so với năm 2010 v à
chiếm tỷ trong 75,89% , tỷ trọng giảm 2,11% so với năm 2010.
Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác đạt 160.543
triệu đồng, tăng 27,41% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 4,51% trong tổng tài
sản của chi nhánh, tỷ trọng tăng 0,32% so với năm 2010. Qua đây có thể thấy được
sự tín nhiệm của các TCTD khác đối với NHNN&PTNN nói chung và chi nhánh
Từ Liêm nói riêng. Tài sản cố định của chi nhánh đạt 25.127 triệu đồng, tăng
79,29% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 0,71% trong tổng tài sản, tỷ trọng tăng
0,24% so với năm 2010 (chỉ có 0,47%)
Bước sang năm 2012 thì tổng tài sản của Ngân hàng đạt 3.805.904 triệu đồng,
tăng 6,95% so với năm 2011. Trong đó những tài sản có tính thanh khoản cao lại có
sự giảm mạnh như: tiền mặt, kim loại quý, đá quý giảm tới 46,22% so với năm
2010. Cùng với đó tài sản cố định chỉ còn 20.719 triệu đồng, giảm 17,54% so với
11
năm 2010. Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản có su hướng giảm từ 0,71%
năm 2011 xuống còn 0,54% năm 2012.
Tình hình là năm 2012 đối với các ngân hàng nói chung là năm bất ổn và đang
có dấu hiệu tiếp tục xấu đi, nhu cầu vốn của các tổ chức tín dụng và cá nhân giảm
do hoạt động kinh doanh trì trệ.Tuy nhiên tiền gửi tại NHNN chiếm một tỷ trọng
đáng kể trong tổng tài sản đạt 721.187 triệu đồng, chiếm khoảng 18,95% và tỷ
trọng tăng 0,9% so với năm 2011.
Hoạt động tín dụng đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân vẫn là hoạt động tín
dụng chính của Ngân hàng. Trong cơ cấu tài sản thì khoản cho vay khách đạt
2.892.487 tăng 7,1% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 76% , tỷ trọng tăng 0,11%
so với năm 2011.
Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác đạt 155.296
triệu đồng, giảm 3,27% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 4,08% trong tổng tài

sản của chi nhánh, tỷ trọng giảm 0,43% so với năm 2010. Tài sản cố định của chi
nhánh đạt 20.719 triệu đồng, giảm so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 0,54% trong
tổng tài sản, tỷ trọng giảm 0,17% so với năm 2011
Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của chi nhánh qua những năm qua có sự tăng trưởng tương
đối. Năm 2011 v à 2012 tổng nguồn vốn lần lượt là 3.004.836 triệu đồng và
3.558.512 triệu đồng, tăng 553.676 triệu đồng và 247.392 triệu đồng so với năm
trước liền kề. Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, tiền gửi của khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 85 – 97% cơ cầu nguồn vốn và luôn có sự tăng trưởng
qua các năm.
Năm 2011 tiền gửi của khách hàng tăng 23,07% so với năm 2010 tuy nhiên
đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng có xu hướng chững lại chỉ còn có hơn 7 so với
năm 2011, cụ thể năm 2010 là 2.723.716 triệu đồng, năm 2011 là 3.503.474 triệu
đồng tăng 779.759 triệu đồng tương ứng 28,63% so với năm 2012, năm 2012 là
3.611.605 triệu đồng, tăng 108.131 triệu đồng và tương ứng giảm 3,09%.
12
Các nguồn vốn khác như tiền gửi và các khoản vay chiếm tỷ trọng nhỏ
khoảng trên dưới 1% và có xu hướng giảm mạnh từ năm 2010 đến 2012 do sự
khủng hoảng của nền kinh tế.
Các giấy tờ có giá cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng tăng dần qua
các năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng chững lại:
Năm 2011 đạt 19.145 triệu đồng tăng 3.932 triệu đồng so với năm 2010 tức
25,85%; Năm 2012 đạt 21.050 triệu đồng chỉ tăng 1.905 triệu đồng so với năm
2011 tức 9,95%.
Vốn chủ sở hữu tiếp tục có sự tăng trưởng trong các năm qua. Năm 2010, vốn
chủ sở hữu đạt 46.892 triệu đồng, năm 2011 là 55.038 triệu đồng, tăng 8.146 triệu
đồng và tương ứng tăng 17,37% so với 2010, năm 2012 là 62.284 triệu đồng, tăng
7.246 triệu đồng và tương ứng tăng 13,165% so với năm 2011.
Nhìn chung nguồn vốn của chi nhánh hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi
của khách hàng, qua đó cho thấy chi nhánh từ liêm có khả năng thu hút vốn từ

nguồn bên ngoài cao.
2.2 Phân tích KQKD của NHNN&PTNN-CN Từ Liêm qua 3 năm 2010-2012
Trong cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, Agribank Từ Liêm đã thể hiện
sự nỗ lực vượt bậc trong việc hoàn thành các kế hoạch được giao. Để đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh của NH Agribank Từ Liêm trong thời gian gần đây ta có
thể theo dõi bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm 2010-2012.
13
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN&PTNN Từ Liêm năm 2010 - 2012
(Đơn vị: 1.000.000 VNĐ)
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
So sánh 2011 với
2010
So sánh 2012 với
2011
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
1.Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 349.989 400.015 450.152 50.026 14,29 50.137 12,53
2. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 300.023 346.995 380.197 46.932 15,66 33.202 9,57
I. Thu nhập lãi thuần 49.966 53.020 69.955 3.054 6,11 16.935 31,94
3.Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 9.376 8.289 6.195 (1.087) (11,59) (2.094) (25,26)
4.Chi phí hoạt động dịch vụ 1.425 1.967 2.098 542 38,04 131 6,66
II. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 7.951 6.322 4.097 (1.629) (20,49) (2.225) (35,19)
III. Lãi/ lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối 329 545 614 216 65,65 69 12,66
IV. Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 288 346 480 58 20,14 134 38,73
V. Tổng thu nhập hoạt động 58.534 60.233 75.146 1.699 2,90 14.913 24,76
Chi phí tiền lương 15.124 17.346 22.096 2.222 14,69 4.750 27,38
Chi phí khấu hao và khấu trừ 6.237 5.563 4.558 -674 - 10,81 -1005 - 18,07
Chi phí hoạt động 9.098 7.987 7.612 -1111 -12,21 -375 -4,70
VI. Chi phí hoạt động 30.459 30.896 34.266 437 1,43 3.370 10,91
VII. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh trước chi phí dự phòng RRTD
28.075 29.337 40.880 1.262 4,50 11.543 39,35
VIII. Chi phí dự phòng RRTD 17.591 17.916 26.843 325 1,85 8.927 49,83
IX. Lợi nhuận trước thuế 10.484 11.421 14.037 937 8,94 2.616 22,91
X. Thuế TNDN 2.621 2.855 3.509 234 8,93 654 22,91
XI. Lợi nhuận sau thuế 7.863 8.566 10.528 703 8,94 1.962 22,90
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy: Từ năm 2010-2012 hầu hết các khoản thu nhập đều tăng
nhưng riêng khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ lại giảm xuống. Sở dĩ có kết quả như vậy là do những năm gần đây năm 2010-
2012 nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dich vụ ngân hàng
của khách hàng nên các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ giảm, tuy nhiên lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi
nhánh có xu hướng tăng dần đạt 329 triệu đồng trong năm 2010 tăng 216 triệu đồng đạt 545 triệu đồng năm 2011, năm 2012 đạt
614 triệu đồng.
Sang năm 2011, doanh thu của Ngân hàng đạt 60.233 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 1.699 triệu đồng, tương ứng 2,9%
so với năm 2010. Trong tình hình kinh tế đất nước khó khăn nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng thì sự tăng trưởng
chậm của doanh thu trong năm 2011 so với năm 2010 như vậy cũng là điều dễ hiểu và nằm trong dự trù kế hoạch của Ngân hàng.
Với chi phí hoạt động ngày càng gia tăng , nhưng tốc độ chậm hơn tăng doanh thu nên lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng vẫn duy
trì và tăng trưởng qua các năm. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng là 10.484 triệu đồng. Năm 2011 lợi nhuận trước
thuế đạt 11.421 triệu đồng. Năm 2012 lợi nhuận trước thuế đạt 14.037 triệu đồng. Điều này phần nào cho thấy trong năm 2011
Ngân hàng hoạt động khó khăn hơn so với năm 20012 và năm 2010, đặc biệt năm 2011 hoạt động khó khăn cùng với tác động của
mục tiêu và chính sách của Chính phủ trong từng thời kì.
Tuy vậy xét theo tình hình kinh tế thì Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Từ Liêm vẫn đạt mức tăng trưởng dương là
một điếu khá ấn tượng trong toàn ngành Ngân hàng nói chung và đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói
14
riêng, đã góp phần giúp chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh các năm theo định hướng của Chủ tịch Hội đồng quản trị
NHNo&PTNT Việt Nam.
15
2.3 Tình hình huy động vốn.
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế đã có rất nhiều biến động tác động đến
hoạt động huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Từ Liêm và đã
tạo nên nhiều chuyển biến. Khái quát công tác huy động vốn tại chi nhánh ta có:

Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn giai đoạn
2010 – 2012
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ)
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TL
(%)
Số tiền
TL
(%)
1.Tổng NVHĐ 2.957.944 3.503.474 3.743.620 545.530 18,44 240.146 6,85
2. NVHĐ theo
đối tượng
100 100 100
HĐV từ dân cư 2.810.047 95 3.012.988 86 3.256.919 87

202.941 7,22 243.931 8,1
HĐV từ TCKT 59.158 2 385.382 11 355.643 9,5
326.224 551,45 (29.739) (7,72)
HĐV từ nguồn
khác
88.739 3 105.104 3 131.058 3,5
16.365 18,44 25.954 24,69
3. NVHĐ theo
thời gian
100 100 100
Tiền gửi không
kì hạn
177.476 6 252.351 7,2 314.464 8,4
74.875 42,19 62.113 24,61
Tiền gửi có kì
hạn
2.780.468 94 3.251.123 92,8 3.429.156 91,6 470.655 16,93 178.033 5,48
16
4. NVHĐ theo
loại tiền
100 100 100
HĐV bằng
VNĐ
2.869.206 97 3.223.196 92 3.481.567 93 353.990 12,34 258.371 8,02
HĐV bằng
ngoại tệ
88.738 3 280.278 8 262.053 7 191.540 215,85 (18.225) (6,50)
Có thể thấy rằng, nguồn vốn huy động của chi nhánh biến động mạnh mẽ
trong 3 năm, năm 2011 đạt 3.503.474 triệu đồng tăng mạnh so với 2010 và tăng
545.530 triệu đồng hay 18,44%, có thể nói đây là một thành công lớn của ngân

hàng trong vấn đề huy động vốn. Năm 2012 nguồn vốn đạt 3.743.620 triệu đồng,
tăng 240.146 triệu đồng so với 2011 nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đạt gần
7% thì có thể nó đây cũng là 1 con số khả quan so với quy mô nguồn vốn huy động
lớn năm 2011 là 3.503.474 triệu đồng.
Huy động vốn theo đối tượng
Đối với hầu hết các ngân hàng, vốn huy động chủ yếu là vốn từ tiền gửi-
NHNN&PTNN Từ Liêm cũng không là ngoại lệ. Trong những năm qua, nguồn vốn
tiền gửi liên tục tăng. Năm 2010 chỉ đạt 2.957.944 triệu đồng.thì đến năm 2012 con
số này là 3.503.474 triệu đồng.
Tỷ trọng tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trên dưới 90% tổng vốn
huy động, năm 2010 nguồn vốn này chiếm 94 % trong toàn bộ lượng vốn huy động
của chi nhánh.
Nguồn tiền gửi các TCTD, TCTC chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 5%)
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tương đối lớn là do chi nhánh có thời gian
hoạt động khá dài đã tạo được uy tín trên thị trường, đặc biệt đối với các tầng lớp
dân cư. Bên cạnh đó, chi nhánh không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động
vốn và các dịch vụ ngân hàng để thu hút nguồn tiền gửi vào ngân hàng.
Huy động vốn theo thời gian
Kỳ hạn của vốn huy động có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Kỳ hạn vốn huy động mà ngắn trong khi kỳ hạn cho vay lại dài sẽ dẫn
tới những rủi ro về lãi suất, thanh khoản cho ngân hàng.
17
Qua bảng trên ta có thể thấy, cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn luôn có sự thay
đổi qua các năm. Trong đó vốn có kỳ hạn luôn chiếm tỉ trong lớn hơn và chủ yếu là
do sự đóng góp của vốn có kỳ hạn dài (trên 12 tháng ) đặc biệt là trong năm 2011,
tỷ trọng vốn huy động này lên tới 67%. Năm 2012 nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ
trọng 43% song vẫn là nguồn vốn có tỷ trong cao nhất trên tổng vốn huy động.
Cũng bởi vì tình trạng nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến tâm
lý của người dân. Những năm gần đây, xu hướng tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn
có xu hướng tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn trong hoạt động của chi nhánh.

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn có sự dịch chuyển tỷ trọng từ tiền gửi có kỳ hạn
chiếm tỷ trọng cao năm 2010 sang tỷ trọng tiền gửi không có kỳ hạn chiếm tỷ trọng
thấp trọng năm 2011 và 2012. Điều này có thể dẫn tới bất ổn, rủi ro thanh khoản,
lãi suất ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng, Tuy nhiên tỷ trọng tiền
gửi không kỳ hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ nên tình hình hiện tại vẫn không quá
đáng lo ngại
Huy động vốn theo loại tiền:
Huy động vốn nội tệ : Là nguồn huy động chủ yếu của chi nhánh, luôn chiếm
trên 90% tổng vốn huy động. Đặc biệt là năm 2010 lên tới 97% . Do tình trạng bất
ổn của nền kinh tế, lạm phát, việt nam động rớt giá, để hạn chế rủi ro chi nhánh đã
tích cự huy động vốn từ ngoại tệ mạnh, đồng thời với uy tín của một ngân hàng nhà
nước, chi nhánh Từ Liêm đã thu hút được sự hợp tác, đầu tư từ nước ngoài. Trong
những năm 2010-2012, vốn nội tệ không ngừng tăng trưởng, từ 2.869.206 triệu
đồng năm 2010 lên tới 3.223.196 triệu đồng năm 2011, tăng 12,34%,năm 2012 đạt
3.481.567 triệu đồng, tăng 8,01 % so với năm 2011.
Huy động vốn bằng ngoại tệ đổi ra VND có sự tăng trưởng tương đối. Trong
những năm 2010-2012, vốn ngoại tệ quy đổi không ngừng tăng trưởng, từ 88.738
triệu đồng năm 2010 lên tới 280.278 triệu đồng năm 2011, tăng mạnh 215,85%,
năm 2012 đạt 262.053 triệu đồng, giảm nhẹ 6,5 % so với năm 2011. Tỷ trọng vốn
huy động bằng ngoại tệ có xu hướng tăng lên xong còn khá thấp, chỉ đạt chưa đầy
10%, thấp hơn trung bình ngành ngân hàng.
18
Do đặc thù của hệ thống NHNN&PTNN Việt Nam, khách hàng chủ yếu là các
đối tượng nông nghiệp, không có nhu cầu vay ngoại tệ, do đó tỷ trọng vốn ngoại tệ
chiếm tỷ trọng thấp. Sự tăng trưởng tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ cho thấy nhu
cầu về vốn ngoại tệ của chi nhánh có xu hướng tăng lên.
2.4 Tình hình hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chính của ngân hàng, góp phần quyết định
đến doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng và NHNN&PTNN chi nhánh T ừ Liêm
cũng không nằm ngoài trong số đó

Khái quát công tác cho vay tại chi nhánh ta có
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng tại chi nhánh Từ Liêm qua các năm 2010-2012
(Đơn vị: 1.000.000 VNĐ)
(Nguồn: Phòng kế hoạch, kinh
doanh)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TL
(%)
Số tiền
TL
(%)
1.Tổng dư nợ 2.425.877 100 2.767.774 100 2.965.950 100 341.897 14,09 198.176 7,16
2. Dư nợ theo
thời hạn vay
Ngắn hạn 1.819.408

75,0
0
2.244.941
81,1
1
2.477.754
83,5
4
425.533 23,39 232.813 10,37
Trung hạn 505.311
20,8
3
436.201
15,7
6
401.293
13,5
3
-69.110 -13,68 -34.908 -8,00
Dài hạn 101.158 4,17 86.632 3,13 86.903 2,93
-14.526 -14,36 271 0,31
3. Dư nợ theo
mục đích cho
vay
Cho vay nông
nghiệp
1.881.651
77,5
7
2.197.059

79,3
8
2.504.746
84,4
5
315.408 16,76 307.687 14,01
19
Cho vay công
nghiệp và
thương mại
327.567
13,5
0
387.235
13,9
9
302.612
10,2
1
59.668 18,22 -84.623 - 21,85
Cho vay tiêu
dung
37.318 1,54 31.269 1,13 15.826 0,53 -6.049 -16,21 -15.443 -49,39
Cho vay kinh
doanh bất
động sản
97.236 4,01 84.953 3,07 69.303 2,33 -12.283 -12,63 -15.650 -18,44
Cho vay khác 82.105 3,38 67.258 2,43 73.463 2,48 -14.847 -18,08 6.205 9,22
Qua bảng 2.4.2 ta thấy: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm luôn có xu
hướng tăng, tăng trưởng luôn dương. Trong năm 2011 dư nợ tín dụng đạt

2.767.774 triệu đồng, tăng 341.897 triệu đồng tức 14,09% so với năm 2010. Năm
2012 dư nợ tín dụng đạt 2965.950 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2011 là 198.176
triệu đồng hay 7,16%. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng dương, cho thấy chi nhánh
có chất lượng tín dụng tốt. Tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng chững lại có
thể là do nền kinh tế bất ổn, chi nhánh theo đuổi phương châm an toàn tín dụng cao.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Sau
đây ta đi xem xét cụ thể theo từng cách phân loại cho vay:
* Dư nợ tin dụng theo thời hạn vay:
Qua bảng trên ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư
nợ (luôn từ 75- 85%) và xu hướng vẫn còn tăng. Dư nợ ngắn hạn trong năm 2012
đạt 2477.754 triệu đồng, chiếm gần 84% tổng dư nợ, và tăng 10,37% so với năm
2011. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì khách hàng chủ yếu của chi nhánh là trong lĩnh
vực nông nghiệp, thường là các khoản vay ngắn hạn để nông dân đầu tư, mua sắm
trang thiết bị, trồng trọt, chăn nuôi, theo từng thời vụ, Còn đối với các đối tượng
khác, chi nhánh luôn phải cân nhắc đối với các dự án, nhu cầu về vốn dài hạn được
thẩm định xem xét kỹ lưỡng để hạn chế rủi ro, do đó xu hướng cấp vốn dài hạn của
chi nhánh giảm khiến cho tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng ngày càng tăng,
điều này cũng góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
20
Dư nợ trung và dài hạn giảm rõ rệt, không chỉ giảm về tỷ trọng trong tổng dư
nợ tín dụng mà còn giảm về mặt doanh số qua các năm, giảm 11,23% từ năm 2010
đến 2012. Năm 2012 dư nợ tín dụng dài hạn đạt 86.903 triệu đồng, chiếm 2,93%
trong tổng dư nợ tín dụng. Nguyên nhân chính là do sự bất ổn trong nền kinh tế, các
hoạt động, nhu cầu kinh doanh có tính kém an toàn của các đối tượng trong nền
kinh tế, cũng những chính sách chiến lược phát triển ổn định và an toàn của chi
nhánh đã tác động, làm hạn chế nguồn vốn cho vay dài hạn
* Dư nợ theo mục đích cho vay:
Nhìn chung cho vay nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của chi nhánh và tỷ
trọng của hoạt động này có xu hướng ngày càng gia tăng. Một phần là do thực hiện

chính sách, mục tiêu kinh tế của chính phủ và nhà nước, một phần là do sản phẩm
của chi nhánh được nông dân quen dùng, ưa chuộng.
Cho vay công nghiệp để sản xuất có xu hướng tăng tương đối, tăng cả về
doanh số lẫn tỷ trọng trong năm 2011 nhưng đến năm 2012 thì lại có xu hướng
giảm. Tuy nhiên so với năm 2010, doanh số cho vay công nghiệp năm 2012 vẫn
tăng lên. Mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh, sản xuất bị
kìm hãm, cầm chừng, tuy nhiên vẫn có nhưng đơn vị làm ăn tốt và sẵn sang đi vay
vốn với lãi suất cao, chi nhánh xem xét thầm định khoản vay để đưa ra quyết địn
phù hợp.
Cho vay bất động sản có xu hướng giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng âm, nguyên
nhân là do tình trạng khủng hoảng, bất ổn, ế ẩm của thị trường nhà đất. Các khoản
cho vay khác của chi nhánh nhìn chung có xu hướng hạn chế, giảm.
Tỷ lệ nợ xấu thấp, xu ướng bất ổn. Năm 2010 là 1%; năm 2011 là 5%; năm
2012 là 4,4%. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trong năm 2011 đã tăng lên về số tuyệt
đối nhưng sang năm 2012 lại có sự giảm xuống, đây là một dấu hiệu tốt về hoạt
động cho vay tại chi nhánh.
2.5 Hoạt động thanh toán
21
Nhìn chung nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền thông qua hệ thống chuyển tiền
điện tử nội bộ, thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện tốt, đảm bảo đáp
ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Tình hình thanh toán
trong năm 2012 đạt được những kết qu ả cụ thể như sau:
- Thanh toán qua NHNN: 610 món đạt 330 t ỷ đ ồng
- Thanh toán bằng tiền mặt: 80.232 món đ ạt 7.550 tỷ đồng
- Thanh toán điện tử: 32.111 món
- Thanh toán bù trừ: 7.890 món đạt 330 tỷ đồng
Công tác thanh toán có đóng góp không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh
cũng như sự phát triển của chi nhánh.
2.6 Các hoạt động khác
Các hoạt động kh ác ngoài những hoạt động trên nhìn chung đều có xu hướng

ổn định và tăng nhẹ. Đến cuối năm 2012, doanh số bảo lãnh đạt 1306 tỷ đồng, Lợi
nhận từ kinh doanh ngoại tệ tăng 12,6% so với năm 2011. Hoạt động thanh toán đã
có nhiều biến chuyển, đảm bảo luân chuyển vốn cho khách hàng một cách kịp thời.
Các hoạt động Marketing, phát hành thẻ, Mobile Banking cũng đạt được những
thành tựu đáng khích lệ
22
PHẦN 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Qua quá trình thực tập tại ngân hàng NHNN&PTNT-CN Từ Liêm, em nhận
thấy, bên cạnh những thành công đạt được chi nhánh còn một số hạn chế, tồn tại
cần khắc phục để đạt được kết quả tốt hơn. Vì vậy, em xin nêu ra 1 số vấn đề còn
tồn tại trong chi nhánh như sau:
Vấn đề 1: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Từ Liêm
Nguồn huy động vốn của các NH thì ngày một đa dạng và phong phú hơn.
Trong đó nguồn vốn tiền gửi luôn giữ một vai trò quan trọng nhất.
Xét trong cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT-CN Từ Liêm, tiền gửi của
khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 85 – 97% cơ cầu nguồn vốn và có sự tăng
trưởng trong năm 2011 tuy nhiên đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng có xu hướng
chững lại Mặt khác trong tương lai Ngân hàng có thể gặp phải khó khăn là tỷ lệ đó
có thể bị giảm do Ngân hàng ngày càng chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác
trong nền kinh tế cũng tiến hành huy động tiền gửi tiết kiệm: các ngân hàng khác,
các công ty bảo hiểm, bưu điện… Từ đó Ngân hàng nên có những chính sách trong
quản lý và điểu tiết cơ cấu trong nguồn vốn của mình để đảm bảo đạt hiệu quả trong
kinh doanh hơn trong tương lai.
Vấn đề 2: Nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông nghiệp chi nhánh Từ Liêm trên địa bàn Hà Nội
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của Ngân hàng. Trong bối cảnh hậu
suy thoái của nền kinh tế hiện nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng đối với
khách hàng doanh nghiệp cũng bị hạn chế nhiều nguyên nhân là do trong nước,
hàng tồn kho các doanh nghiêp lớn đặc biệt, ở lĩnh vực bất động sản, chứng khoán,

các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, dẫn đến t ình
trạng các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản ngày càng nhiều. Tình trạng doanh nghiệp
không trả được nợ làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng vọt. Điều này buộc các ngân
hàng phải thay đổi để thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường hiện nay.
23
Mặc dù vậy, qua bảng 2.4: Dư nợ tín dụng tại chi nhánh Từ Liêm qua các
năm 2010- 2012. Ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng những năm gần đây của
NHNN và PTNT chi nhánh Từ Liêm luôn dương (năm 2011 là 14,09% và 7,16%
năm 2012) tuy nhiên lại đang có xu hướng chậm lại và giảm mạnh. Vì vậy chi
nhánh cần phải có những giải pháp cụ thể đưa ra để nâng cao hoạt động tín dụng
của mình.
Vấn đề 3:Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Từ Liêm
Vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ở bất cứ ngành nghề,
lĩnh vực nào và tầm quan trọng của việc sử dụng vốn cũng như vậy. Chả thế mà cha
ông ta xư a đã có câu: “ Một vốn bốn lời” để nhắc nhở con cháu về việc sử dụng
đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất.
Qua bảng 2.3 và bảng 2.4: Giữa huy động vốn và sử dụng vốn để cho vay giai
đoạn 2010 -2012 có sự khác biệt lớn. NHNN&PTNT-CN Từ Liêm, xét riêng trong
năm 2012: Vốn huy động đạt 3.743.620 triệu đồng trong khi dư nợ tín dụng chỉ đạt
2965.950 triệu đồng tức 79,22% so với tổng vốn nguồn huy động. Như chúng ta đã
biết hoạt động tín dụng lại là hoạt động chính của ngân hàng. Qua đó ta có thể thấy
rằng tỷ lệ nguồn vốn được sử dụng để cho vay trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy
động chiếm tỷ trọng chưa tương xứng. Điều này gây thất thoát, lãng phí lớn cho chi
nhánh. Chính vì thế NHNN&PTNN-CN Từ Liêm cần có những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao kết quả kinh doanh, tránh gây
thất thoát, lãng phí nguồn vốn đã huy động được.
24
PHẦN 4. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Xuất phát từ các vấn đề đã nêu ở trên em xin đề xuất 3 đề tài

- Hướng 1: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Từ Liêm
Đề tài này thuộc học phần: Quản trị tác nghiệp, bộ môn Ngân hàng chứng
khoán.
- Hướng 2: Nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông nghiệp chi nhánh Từ Liêm trên địa bàn Hà Nội
Đề tài này thuộc học phần: Quản trị tác nghiệp, bộ môn Ngân hàng chứng
khoán.
- Hướng 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng N ông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Từ Liêm
Đề tài này thuộc học phần: Quản trị tác nghiệp, bộ môn Ngân hàng chứng
khoán.

×