Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

LS MT Thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.37 KB, 56 trang )

CHƯƠNG I
MỸ THUẬT THỜI NGUYÊN THỦY
Số tiết: 03
A. MỤC TIÊU:
I. KIẾN THỨC:
- Giới thiệu cho SV hiểu rõ: Giai đoạn MT đầu tiên của loài người:
Rằng MT xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người: Người Nguyên
thủy trong cộng đồng công xã Nguyên thủy.
- MT bắt nguồn từ lao động -> là sản phẩm của lao động có ý thức ->
một nhu cầu TM không thể thiếu được của đời sống xã hội.
- Với phẩm chất TM ban đầu mà người Nguyên thủy đạt được ,chứng
tỏ MT có vai trò quan trọng trong c/s -> chẳng những là phương tiện để
nhận thức c/s mà còn là phương tiện để phản ánh c/s bằng đặc trưng ngôn
ngữ của MT.
- MT thời Nguyên thủy là một bài học lớn đầu tiên cho những người
yêu thích mỹ thuật học tập nghiên cứu và sáng tạo mỹ thuật.
II. KỶ NĂNG:
Giúp SV nắm bắt những phẩm chất mỹ thuật đầu tiên thông qua những
tác phẩm tranh bích họa hang động và những tác phẩm điêu khắc sơ khai
nổi tiếng qua ngôn ngữ tạo hình: hình thể, màu sắc, mảng, khối, cách sắp
xếp; giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Chủ đề phản ánh …
qua đó làm giàu thêm sự hiểu biết cho SV, ứng dụng những hiểu biết đó vào
bài tập thực hành và các môn học chuyên ngành khác.
III. THÁI ĐỘ:
Yêu mến, trân trọng những giá trị sáng tạo thẩm mỹ đầu tiên của con người.
B. CHUẨN BỊ:
I. GIẢNG VIÊN:
- Chuẩn bị cho đáo giáo án, tài liệu liên quan đến bài giảng.
- Chuẩn bị những tác phẩm nghệ thuật tốt, minh họa cho bài giảng
(phiên bản tranh).
* Phương pháp: kết hợp thuyết trình, trực quan (tranh minh họa), phát


vấn gợi mở.
II. SINH VIÊN:
- Nghiên cứu kỷ tài liệu, sác giáo khoa trước khi lên lớp.
- Sưu tầm những tài liệu, có liên quan đến bài giảng để tham khảo mở
rộng kiến thức.
- Tích cực chủ động và sáng tạo trong cách học cách tiếp thu.
1
C. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
MT thời Nguyên thủy là giai đoạn MT đầu tiên của loài người cách
chúng ta hàng vạn năm. Đây là thời kỳ con người sống từng bầy đàn trong
các hang động gọi là thời kỳ “ăn lông ở lỗ” -> Nhưng họ vẫn sáng tạo ra
những tác phẩm NT có giá trị, đánh dấu cái mốc đầu tiên chói lọi trong buổi
bình minh của lịch sử loài người.
I. NGUỒN GỐC CỦA MT THỜI NGUYÊN THỦY:
1. NT phát sinh trên cơ sở lao động:
Thông qua quá trình nhận thức lâu dài thế giới hiện thực.
Do sự cạnh tranh với thế giới tự nhiên để sinh tồn, bàn tay con người
thông qua lao động càng trở nên khéo léo hơn, các giác quan trở nên tinh tế
và nhạy cảm hơn, đặc biệt trong đó: Con mắt (ngày nay được gọi là kênh thị
giác) -> qua đó con người nhận thức thế giới cũng trở nên chính xác hơn.
Ví dụ: Các công cụ lao động thô sơ: đá, gỗ, xương thú; sau này mũi
lao, lưỡi rìu … được chế tác ngày một có mỹ thuật hơn về tạo dáng và họa
tiết trang trí …
=> Như vậy nguồn gốc đầu tiên của MT xuất phát từ lao động.
2. Nguồn gốc ma thuật:
Thời kỳ NT này là thời kỳ lạc hậu nhất của con người, ngoài những nhận
thức được thực tiễn hết sức sơ khai và mong lung, họ còn tin tưởng vào một
lực lượng siêu nhiên vô hình, có một sức mạnh vô biên thống lĩnh vạn vật.
-> Vì vậy trong mỹ thuật của họ mang đậm nét ma thuật (luận điểm
này được phần đông các nhà nghiên cứu MT tán thành)

-> Điều này được minh chứng qua một số hang động ở Tây bắc Tây Ban
Nha: với những tranh bích họa có nhiều hình tượng thú rừng bị mũi giáo đậm
vào hay bị chặt đầu … là cơ sở để các nhà khảo cổ kết luận: hình tượng để làm
ma thuật. Họ giải thích: nguồn sống chính của người Nguyên thủy là săn bắt thú
rừng nên họ phù phép thế nào đó để săn bắt thú rừng được nhiều hơn.
3. Nguồn gốc tường thuật:
Ngoài thuyết nguồn gốc ma thuật một số nhà nghiên cứu còn đưa ra
thuyết tường thuật: tức là rất nhiều hình tượng thú rừng được vẽ khắc trong
các hang động nổi tiếng ở Tây Ban Nha, ở Pháp … để ghi nhớ hình dáng
của con vật.
4. Nguồn gốc thẫm mỹ:
Là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của người Nguyên
thủy nhằm làm thỏa mãn những nhu cầu về cái đẹp trong cuộc sống hoang
dã của họ, qua các tranh hang động, qua các trang trí hoa văn trên đồ gốm,
trên đồ đá, trên xương thú và các võ ốc …
2
II. NHỮNG GIAI ĐOẠN MT NGUYÊN THỦY:
- Khoa sử Nguyên thủy đầu tiên phát hiện ở nước Pháp -> nên những
giai đoạn của thời Nguyên thủy lấy theo tên địa danh di chỉ được phát hiện ->
gồm các giai đoạn lớn sau:
1. Thời đồ đá củ (Đồ đá đẽo cách 12.000TCN)
2. Thời đồ đá giữa (… 12.000 -> 8.000 TCN)
3. Thời đồ đá mới (8.000 -> 4.000 TCN)
4. Thời đồng thau (4.000 -> 2.000 TCN)
5. Thời đồ sắt (2.000 -> 1.000 hoặc 500 TCN)
- Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu thời kỳ đồ đá củ:
+ Đồ đá củ (kéo dài từ 5 -> 7 chục vạn năm) được chia làm 3 giai đoạn:
. Thượng kỳ đồ đá củ
. Trung kỳ đồ đá củ
. Hạ kỳ đồ đá củ (giai đoạn quan trọng nhất)

+ Thời Hạ kỳ đồ đá củ được chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
. Thời Ôri nhắc (1 hang động ở biên giới Pháp và Tây Ban Nha)
. Thời Xôliutre
. Thời Mađơlen (1 hang động ở Pháp)
-> Chỉ đến hạ kỳ đồ đá củ MT mới xuất hiện. Lịch sử MT Nguyên
thủy bắt đầu từ giai đoạn Ôrinhắc và phát triển rực rỡ ở giai đoạn Mađơlen.
III.NGHỆ THUẬT:
1. Nghệ thuật điêu khắc:
- Những hình chạm khắc và tượng tròn … được phát hiện khá nhiều
vào thời Ôri nhắc ở nam nước Pháp, nam nước Áo và bắc nước Ý.
- Trong một điều kiện vô cùng khó khăn của thời kỳ xa xăm với những
dụng cụ rất thô sơ chỉ là những mãnh đá đẻo cầm tay người nghệ sĩ Nguyên
thủy đã sáng tạo nên những hình tượng điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.
* Tượng Vệ nữ Vi-len-đoóc-phơ (Áo):
- Chất liệu bằng đá mền; cao khoãng 16cm.
- Hình tượng thể hiện một người phụ nữ lùn (không đúng tỷ lệ), không
có tay và không có mặt, chân không có bàn chân -> tất cả được khái quát
hóa cao độ. Từ 2 bộ phận được thể hiện tượng trưng và được cường điệu: bộ
ngực (bầu sữa mẹ) và bụng -> Xuất phát từ quan niệm của người Nguyên
thủy: đó là 2 bộ phận quan trọng nhất của người phụ nữ: sinh đẻ và nuôi
dưỡng con. Qua đó tác phẩm còn thể hiện chế độ mẫu hệ, vai trò làm chủ và
quyết định của người phụ nữ.
3
* Chạm khắc:
- Người phụ nữ cầm cái sừng (ở Lốc xen-xi – Pháp).
+ Hình tượng đã có bàn tay, bàn chân. Ngực và bụng đã chú ý nhấn
mạnh, đặc biệt đôi mông được cường điệu rất nở nang.
+ Hình tượng khắc chưa sâu nhưng cũng tạo được độ đậm nhạt để thấy
nổi hình người, tuy nhiên hình tượng vẫn còn trong trạng thái khái quát,
tượng trưng.

-> Ngoài ra các nhà khảo cổ còn phát hiện được một số bức chạm nổi,
khắc hình người đi săn, hình đàn hươu bơi qua sông (khắc trên mãnh xương
ở hang Lôrơte – biên giới Pháp – Tây Ban Nha) rất sinh động.
2. Hội họa Nguyên Thủy:
- Nếu như điêu khắc làm chúng ta khâm phục thì hội họa Nguyên thủy
làm chúng ta kinh ngạc và khâm phục hơn. Hội họa phát triển rực rỡ vào thời
Mađơlen (hang động ở Pháp) khoãng 25.000 -> 12.000 năm TCN -> đây
được coi là thời kỳ cổ điển hay thời hoàng kim của nghệ thuật Nguyên thủy.
- Về mặt đề tài: chủ yếu là cuộc sống săn bắn lúc bấy giờ -> tức là
phản ánh hiện thực đó là lý do tồn tại cũng là phẩm chất đầu tiên của mọi
nghệ thuật.
* Những bích họa nổi tiếng ở hang Antamira (Tây Ban Nha) thể hiện
những con bò rừng trong những tư thế khác nhau, những con lợn rừng nổi
khùng, những con hươu khi thì đi chậm chạp, khi thì phóng nhanh trong
trạng thái kinh hoãng.
* Bích họa ở hang Laxko (Pháp) vẽ những con ngựa gù lưng, xù lưng
chạy kế tiếp nhau: “Nghe vang lên một tiếng kêu kinh ngạc của hơi thở sâu
lắng nhất của cuộc sống”.
* Bích họa ở hang Phông đơ gôm (Pháp) vẽ và khắc hơn 200 con vật:
bò rừng, ngựa rừng, ma mút, hoẳng, tê giác, gấu, chó sói … “Động vật của
con người săn bắn thời tiền sử phong phú, sống động tưởng như có thể nghe
tiếng rống của những đàn bò vọng trong nhịp điệu thôi thúc của vó ngựa
đang phi”.
* Những hình vẽ người bắn cung tên: Xu hướng đồ họa hóa ở hang động
Tây Ban Nha rất sôi động và nhộn nhịp.
=> Như đã trình bày: Hội họa hang động Nguyên thủy phát triển rất
cao: từ những bức vẽ còn thô sơ ở giai đoạn đầu (Ôri nhắc) đến thời
Mađơlen đã trở thành những bích họa thật sự: động tác của con vật trở nên
phong phú đa dạng hơn, được thể hiện bằng tỷ lệ rất chuẩn xác, dù ở tư thế
rất động. Đã có những hình vẽ biểu lộ xúc cảm của con vật.

* Về màu: đã biết vận dụng màu tô từng bộ phận đến tô hết toàn thân.
Khả năng diễn đạt khối bằng sắc độ đậm nhạt gây được cảm xúc trọng
lượng con vật, tạo sức hấp dẫn sống động hơn. Những màu thông dụng họa
sĩ Nguyên thủy thường dùng căn bản là ô xít khoáng có sẳn trong thiên
4
nhiên: đen là than xương, là muội; đỏ là ô xít sắt; những chuyển độ của nó
tạo thêm màu nâu đất, vàng đất, đen xám … (màu xanh, lục hầu như không
có, màu trắng rất hiếm) cộng thêm màu thời gian … làm cho nhiều bức bích
họa màu sắc vẫn còn tươi rói sống động như mới vẽ hôm qua.
* Về kỹ thuật vẽ: Khá đơn giản – đầu tiên họ vẽ bằng ngón tay, sau vẽ
bằng đầu gậy đập, vẽ màu bằng những nắm lông, những núi xác thảo mộc.
Họa sỉ còn biết thổi màu qua những ống rỗng tạo nên những mãng màu nhòa
xóa nhẹ đường viền ở những bồn ngựa, bụng bò (bích họa hang Laxkô).
KẾT LUẬN:
Nền Mỹ thuật Nguyên thủy là một nền nghệ thuật lớn chưa đựng phẩm
chất hiện thực và phẩm chất thẫm mỹ đầu tiên của loài người trong những
điều kiện lịch sử cụ thể đã sản sinh ra nó. Đồng thời nó cũng là những bài
học thẫm mỹ đầu tiên cho những ai yêu thích mỹ thuật học tập và nghiên
cứu.
* CÂU HỎI – BÀI TẬP:
1. Trình bày nguồn gốc của MT thời Nguyên thủy?
2. Phân tích giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nội dung của tượng vệ nữ
Vinlenđoócphơ?
3. Chứng minh rằng hội họa thời Mađơlen là giai đoạn hoàng kim của
MT Nguyên thủy?
5
CHƯƠNG II
MỸ THUẬT CỔ ĐẠI
Số tiết: 10
A. MỤC TIÊU:

I. KIẾN THỨC:
- Giúp SV hiểu được nguyên nhân và các yếu tố hình thành các nền
mỹ thuật cổ đại.
- Sự phát triển của NT cổ đại nói chúng và của các nền NT Ai cập , Hy
lạp, La mã cổ đại nói riêng.
- Những đặc điểm chung và riêng của nghệ thuật các quốc gia cổ đại đó.
- Nắm được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của 3 nền mỹ thuật cổ đại.
Đặc biệt là các tác giả, tác phẩm được giới thiệu trong chương trình môn Nghệ
thuật ở THCS.
- Bước đầu biết đánh giá nghiên cứu và phân tích một tác phẩm mỹ thuật.
II. KỶ NĂNG:
- Rèn luyện cho SV phương pháp tiếp thu kiến thức bài học bằng sự
kết hợp kiến thức truyền thụ của thầy và sự năng động sáng tạo trong
phương pháp học của sinh viên, nhằm nắm bắt được nội dung và đặc điểm
cốt lõi của bài để vận dụng vào các môn học chuyên ngành nói chung cũng
như giảng dạy tốt phân môn thường thức mỹ thuật sau này ở THCS.
III. THÁI ĐỘ:
- Biết trân trọng và yêu thích những giá trị thẫm mỹ độc đáo của 3 nền
nghệ thuật cổ đại.
- Học tập, nghiên cứu tự giác, nghiêm túc và làm phong phú thêm kiến
thức cho mình bằng việc tham khảo thêm nhiều tài liệu có liên quan đến bài học.
B. CHUẨN BỊ:
I. GIẢNG VIÊN:
- Chuẩn bị giáo án chu đáo, nghiêm túc: với các đơn vị kiến thức cơ
bản, cốt lõi. Nhiều tài liệu tham khảo có liên quan đến bài giảng.
- Chuẩn bị tốt giáo cụ trực quan: tranh ảnh các tác phẩm NT nổi tiếng
kết hợp với các phương tiện và thiết bị chiếu hiện đại.
* Phương pháp giảng dạy: Kết hợp thuyết trình (phân tích – chứng
minh) với phương pháp trực quan (xem tác phẩm và phương pháp phát vấn
gợi mở)?

II. SINH VIÊN:
- Đọc trước giáo trình những tài liệu tham khảo có liên quan, chuẩn bị
trước một vài câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vấn đề bài học trước khi lên lớp.
- Sưu tầm những tác phẩm NT cổ đại nổi tiếng để tìm hiểu, nghiên cứu.
- Tích cực, chủ động sáng tạo trong cách học, cách tiếp thu.
6
C. NỘI DUNG BÀI DẠY:
MỸ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI
Số tiết: 04
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Địa lý – Xã hội:
- Ai cập cổ đại nằm ở đông bắc Châu phi trên lưu vực sông Nin – Lãnh
thổ là một dãi đất hẹp nằm dọc theo 2 bờ sông Nin có chiều dài 6.500km với
7 nhánh sông chảy về phương Bắc đổ vào địa Trung Hải; phía đông là biển
đỏ (Hồng Hải).
- Sông Nin có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của quốc
gia Ai cập là một báu vật của Đứng tối cao ban tặng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội và văn hóa nghệ thuật.
- Ai cập thời tiền sử chia làm 2 miền: Ai cập thượng (Bắc), Ai cập hạ
(Nam). Đến năm 3.100 TCN đất nước mới được thống nhất bằng sự chinh
phục của Vua Pharaong NácMe: đất nước trở thành một đế quốc Ai cập hùng
mạnh, thì nền nghệ thuật vĩ đại của nó mới hình thành và phát triển.
- Cùng với NT các thành tựu về khoa học: toán học, thiên văn, y học …
rất phát triển (như toán học người Ai cập đã tìm ra phương trình bậc nhất
trong đại số, biết tìm ra các hình tam giác vuông, chữ nhật … và số Pi (P =
3,14; 3,16) trong hình học. Về thiên văn họ biết làm ra lịch tính 1 năm có 365
ngày, 12 tháng, 1 tháng 30 ngày.
2. Tôn giáo – Tín ngưỡng:
- Người Ai cập tôn thờ nhiều vị thần – Tôn giáo đa thần giáo phát triển:
+ Châu thổ Sông Nin: thờ thần Rê (thần mặt trời), thần trí khôn – Ptah

thờ ở Mem phít; thần Amôn-Re thờ ở Thebơ.
+ Trong đời sống nông nghiệp: thờ thần mặt trời, thần sông Nin, thần
bảo vệ mùa màng …
+ Thờ các thần động vật: thần bò đực, thần Diều hâu …
=> Vị thần quan trọng nhất được người Ai cập tôn thờ là thần Amôn-
Rê; vị thần được yêu thích nhất là thần Ôdi-rít , thần của những người chết.
- Người Ai cập có lòng tin vào sự bất diệt của linh hồn (KA) -> nên
thân xác phải được bảo tồn cho linh hồn trú ngụ -> nảy sinh tục ướp xác
(Mômi) với kỷ thuật ướp xác phát triển cao và dùng vật liệu bền vững để tạo
tạc (vàng lá …), đặc biệt khuôn mặt phải giống -> vì vậy tượng Ai cập
mang tính chân dung sinh động.
- Nhiều công trình lăng mộ được xây cất là nơi trú ngụ (nhà ở) của linh hồn.
- Vua Pharaong: được quan niệm là vị thần sống – thay thần mặt trời
cai trị thần dân. Người Ai cập thần phục vua là thần phục thần mặt trời ->
7
với quan niệm và tín ngưỡng đã nêu, cắt nghĩa cho việc hoàn thành nhiều
công trình kiến trúc và điêu khắc vĩ đại trong mấy nghìn năm lịch sử.
=> Yếu tố Tôn giáo – tín ngưỡng nêu trên là nền tảng tư tưởng xuyên
suốt 4.000 năm phát triển NT Ai cập.
II. MỸ THUẬT:
1. Quan niệm về cái đẹp:
Tiếng Ai cập có danh từ Nơphe: hoàn hảo – tốt đẹp và có ích -> một
tác phẩm NT sáng tạo ra phải đạt được tiêu chuẩn đó -> nếu không sẽ không
có giá trị để tồn tại.
2. Đặc điểm mỹ thuật Ai cập:
- Nghệ thuật quan tâm tới cái vĩnh cữu, bỏ qua cái ngẫu nhiên.
- Quan tâm tính hoành tráng và tỉnh tại, trang nghiêm và mức độ.
- Các tác phẩm tuân theo một chuẩn độ NT nghiêm ngặt:
+ Vua: Cường tráng – cao – to – khỏe
+ Các hình tượng khác bên vua phải nhỏ lại.

+ Các quan cận thần được thể hiện theo thế đứng của nhà vua.
- Trong tranh và phù điêu: nhân vật đứng và ngồi được thể hiện theo
lối trực diện: đầu – tay – chân và thân dưới thì nhìn ngang (trắc diện) còn
thân trên và mắt nhìn chính diện (nhìn ngay) -> được gọi là nghệ thuật các
mặt nhìn thẳng.
- Tượng tròn nhân vật đứng: phụ nữ 2 chân ngang nhau; Nam giới
chân trái bước lên (Nam tính).
- Hình tượng thiên về khối lớn, khái quát, bỏ chi tiết vụn vặt, chú ý
tính chân dung (giống + có hồn).
- Màu: 3 màu chức năng:
+ Dùng làm dấu hiện bản chất cái được thể hiện.
+ Làm phương tiện phân biệt chức năng đàn ông (màu da đỏ
nâu), đàn bà (màu da vàng).
+ Chức năng thần bí: lục trù phú, phồn thực; đỏ thù nghịch; xanh
lơ, vàng là thần thánh.
III. CÁC GIAI ĐOẠN MT
1. Thời kỳ trước khi có các vương triều (3.100 TCN):
Thời kỳ hình thành một số quan niệm về tín ngưỡng và đặt ra chuẩn độ
NT cho sự phát triển NT sau này.
2 .Thời đế chế cổ đại (3.100 – 2.160 TCN):
Thời kỳ phát triển rực rỡ của VH – NT Ai cập hay còn gọi là thời kỳ
hoàng kim của NT.
8
3. Thời Trung đế chế (2.133 – 1.625 TCN):
Thời đất nước bị suy yếu – NT phát triển theo từng địa phương; xây
dựng nhiều đền đài; đắp nổi và hội họa phát triển.
4. Thời Tân đế chế (1.567 – 1.085 TCN):
Đất nước trở lại phồn vinh – NT được phục hồi theo xu hướng hiện thực.
IV. THÀNH TỰU MỸ THUẬT QUA CÁC GIAI ĐOẠN:
1. Kiến trúc:

* Kim tự tháp Pharaong Đgiôxerô (-3.100 TCN)
Xây dựng tại Ghize (thung lũng các vua) theo kiểu chồng tầng, gồm 7
tầng chồng lên nhau -> càng lên cao càng nhỏ dần – cao 60m -> đặt nền
móng cho xây dựng Kim tự tháp cổ điển sau này.
* Quần thể 3 kim tự tháp tại Ghize: Kêốp (khu phu), Khephren và
Mikerin (thời đế chế cổ đại). Trong đó vĩ đại nhất kim tự tháo Kêốp:
- Đồ sộ, hoành tráng – cao 146m – cạnh đáy 215m. Sử dụng 2 triệu 30
phiến đá nặng từ 2 đến 5 tấn; xây dựng trong 20 năm (10 năm làm đường);
sử dụng hàng vạn dân công …
- Kết cấu tạo hình: hình tháp nhọn 4 cạnh -> tạo hình chùm tia sáng
mặt trời -> Amôn “cái rực rỡ”. Khối – mãng – đường nét đơn giản khúc
chiết tạo tính biểu cảm sâu sắc, choáng ngợp.
- Kết cấu chất liệu và kiến trúc:
+ Đá được mài nhẳn chống xít lên nhau (không có chất kết dính), phía
ngoài ốp 1 lớp đá vôi nhẳn phẳng chống xói mòn.
+ Kiến trúc Kim tự tháp có nhiều phòng: phòng đặt quan tài của vua
và hoàng hậu, phòng để báu vật, phòng vui chơi … các phòng được nối với
nhau bằng những đường đi hẹp (đầy nguy hiểm bởi lắm cạm bẩy).
+ KTT duy nhất chỉ có một cửa ở phía bắc cách mặt đất 15m. Hệ thống
thông gió thoáng mát, nhiệt độ tốt.Vì vậy Kim tự tháp “Là một khối đá cực
kỳ vĩ đại, là nơi yên nghỉ cuối cùng của nhà vua, đồng thời nó khẳng định sức
sống trường tồn – vĩnh hằng của nhà vua lúc sống cũng như khi chết”.
* KTT Khephren (cao 140m) có thêm đền thờ có một hành lang dài
được chiếu sáng bằng ánh sáng khúc xạ. Cạnh đền có con nhân sư (xphin)
khổng lồ.
* KTT Mikenrin (cao 60m)
* Lăng vua Tút –tan –Kha –môn (Tân đế chế).
- Được khai quật vào tháng 11/1922 do nhà khảo cổ Cáctơ phát hiện.
Lần đầu tiên còn nguyên vẹn một ngôi mộ của ông vua trẻ (20 tuổi)
Pharaong Tuttankhamôn.

- Lăng gồm nhiều căn phòng được bịt kính bằng gạch – Khi khai quật
mọi hiện vật giữ nguyên vị trí. Đặc biệt với chiếc quan tài nhà vua bằng đá rất
lớn trong đó có 3 quan tài khắc bằng vàng lồng vào nhau – khoảng trống các
9
lớp quan tài là chất nước thơm đã đông cứng ,xác nhà vua còn nguyên vẹn
sau khi chôn cất.
* Đền kác – nác (Thờ thần mặt trời Amônrê – thời tân đế chế)
- Là một trong những ngôi đền đẹp nhất Ai cập cổ bởi kiến trúc là một
tổ hợp những công trình đồ sộ có những pho tượng Pharaong khổng lồ.
- Đền có sân trống, rộng - bao quanh là những hàng cột lớn (có cột
cao 20,4m, đường kính 3,57m) gây ấn tượng uy nghi – huyền bí với sức
mạnh siêu phàm
* Đền Abu-sim-ben (Tân đế chế)
- Đền được đục vào núi đá – trước cổng đền có 4 pho tượng Pharaong
Ramxe II khổng lồ.
- Đặc biệt ở ngôi đền này, mỗi năm 2 lần ánh sáng mặt trời mọc chiếu
thẳng vào tận hậu cung ở đáy hành lang hẹp, sâu hơn 30m.
* Đền Lu-xô (Louxor) thờ thần Amôn-rê (Tân đế chế)
Nổi tiếng không kém đền Kác-nác, riêng sân của đền có hàng cột hùng
vĩ gồm 14 cột cao 20m.
2. Điêu khắc:
* Tượng Nhân sư (Xphinx) bên KTT Khephoren
- Mình sư tử đầu người – được coi là chân dung Pharaong Khephoren.
- Tượng cao 20m, dài 60m bằng đá nguyên khối.
-> Ý nghĩa: mang sức mạnh vô địch, huyền bí, sự kết hợp giữa quyền
lực nhà vua với sức mạnh thể chất của chúa sơn lâm, giữa sức mạnh trí tuệ
và hành động.
* Tượng Viên thư lại ngồi (thời đế chế cổ đại)
- Viên thư ký – 1 nghề quan trọng và ngưỡng mộ.
- Tượng tròn – đá – bố cục hình KTT, theo luật đối xứng. Mắt được

cẩn bằng đá và kim loại quí.
- Tượng mang tính chân dung rất sinh động.
* Tượng ông xã trưởng Séc ken Bơ lét (gỗ - đế chế cổ đại)
Diển tả trong tư thế đang bướctớii, tay trái chống gậy, mắt nhìn thẳng.
Khối căng tròn, dáng người đẩy đà – thô – mập (biệt tài dẫn tả người béo có
tuổi). Riêng đôi mắt rất sống động, bởi được gắn bột thủy tinh.
* Tượng đôi Vua Rahôtép và hoàng hậu Nôphơ:
- Là một kiệt tác của thời Đế chế cổ đại.
- Tượng tuân thủ chuẩn thức đường bệ nghiêm cẩn song vẫn toát lên
thần thái hiền hòa và vẽ đẹp dịu dàng của hoàng hậu qua mái tóc gọn gàng
và thân hình tươi trẻ dưới làn lụa mỏng.
* Đầu tượng Nữ hoàng Nhe Phectiti (Tân đế chế)
- Được coi là giai nhân trong lịch sử Ai cập, vợ của nhà vua cách tân
NT Akhê NaTôn.
10
- Tượng mang tính chân dung đậm nét – được sơn màu đặc trưng, mắt
được cẩn đá và kim loại quí – hiện lưu tại bảo tàng Berlin (Đức).
*Bức chạm gỗ Pharaong Tuttan Khamôn và vợ(Tân đế chế), được
mạ vàng, mặt sau ngai vua trong lăng mộ, diễn tả cảnh sinh hoạt giữa nhà
vua và hoàng hậu trẻ
3. Bích họa:
a. Hội họa thời đế chế cổ đại: chủ yếu là đồ họa đường nét, màu
sắc đẹp, hài hòa trong sáng: xanh lá mạ, xanh lơ, đỏ, nâu đất. Chủ đề săn
bắn sinh hoạt của nhà vua.
b. Thời Trung đế chế: 2 tác phẩm tiêu biểu:
“Con mèo hoang” và “Con chim rừng” được vẽ bằng tempera trong
nắp quan tài của một vị thủ lĩnh Khnumkhôtép
+ Màu: hòa sắc nhẹ, gợi cảm: da cam, nâu xám, vàng xám.
+ Nét vẽ điệu luyện chọn lọc.
+ Bố cục hợp lý, hình tượng trọng tâm

+ Diễn tả khá tốt trạng thái con vật.
c. Thời Tân đế chế: Hội họa mang tính trang trí, màu sắc sặc sỡ
với 2 khuynh hướng hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa. Đề tài về sinh hoạt của
vua chúa (vẽ trong nắp quan tài).
2 tác phẩm tiêu biểu: “2 nàng công chúa đang trò chuyện”( vẽ khỏa
thân) và “Cô gái đánh đàn”với nét vẽ rất tinh tế
* CÂU HỎI – BÀI TẬP:
1. Hãy phân tích những yếu tố hình thành mỹ thuật Ai Cập cổ đại?
2. Phân tích đặc điểm của mỹ thuật Ai Cập cổ đại?
3. Hãy nêu sự phát triển của mỹ thuật Ai Cập cổ đại (thông qua những
tác phẩm tiêu biểu: Kiến trúc, điêu khắc,hội họa)?
MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI
Số tiết: 04
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
- Nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại được coi là ngọn nguồn của nghệ thuật
Châu âu – Đặc biệt bằng sự mở đầu của nền nghệ thuật Phục Hưng Italia
(XIV – XVI)
- Những giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại được đánh giá
là mẫu mực và hoàn mỹ cả về ý nghĩa triết học và tính nhân bản của nó
11
1. Điều kiện địa lý:
- Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại không phải chỉ gồm những vùng đất của
Hy Lạp ngày nay mà bao gồm cả các đảo thuộc biển Êgiê và vùng Tây Tiểu Á.
- Vị trí địa lý rất thuận lợi cho sự phát triển giao thông trên biển để
phát triển kinh tế thương mại mà còn rất quan trọng trong việc tiếp thu
những tinh hoa của các nền nghệ thuật xung quanh: Ai Cập, Lưỡng Hà và
khu vực.
- Bản tính người Hy Lạp cởi mở, giàu trí tưởng tượng thông minh ưa tìm
tòi và sáng tạo cái đẹp. Họ được sống trong một thiên nhiên hài hòa, rất giàu
các vật liệu quý: như đá hoa cương, đá hoa Parốt, sắt, vàng, bạc… với những

điều kiện này đã góp phần lớn thúc đẩy nền văn minh Hy Lạp trong đó có nghệ
thuật tạo hình.
2. Đặc điểm xã hội:
- XH Hy Lạp cổ đại là một xã hội phát triển cao (TK VII – V TCN)
bằng việc thiết lập chế độ: Cộng hòa chủ nô ,là một xã hội bình đẳng, con
người được coi trọng và phát triển hài hòa trong quan hệ giữa cá nhân và xã
hội. Đặc biệt người nghệ sĩ (công dân tự do) được xã hội trọng nể.
- Xã hội Hy Lạp chú trọng đến việc phát triển trí tuệ và thể chất cho
thanh niên – đòi hỏi ở họ “phải có một trí tuệ mẫn tiệp trong một cơ thể
cường tráng” để sẵn sàng làm nghĩa vụ công dân cao cả với tổ quốc.
Ví dụ:
+ 7-14 tuổi: học nhạc, học thơ Home
+Từ 14 tuổi: Ra sân vận động học ném lao, ném đĩa, đấu vật, chạy thi
maraton…
+ Từ 20 tuổi: Biết luận đàm văn chương nghệ thuật, biết đấu trí bằng
tài hùng biện của mình
- Từ những đặc điểm xã hội ưu việt trên, không những tạo điều kiện
cho các loại hình nghệ thuật phát triển rực rỡ như: Kiến trúc, điêu khắc, văn
học, bi hài kịch (sân khấu), mà còn cả triết học và khoa học tự nhiên đạt
được những thành tựu rất lớn với những tên tuổi: Platôn, Arixtốt,
Đêmôcrits, Xôcơrát….(triết học) Hêracơlít, Pitago, Ơcơlít, Ácsimet (khoa
học tự nhiên).
- Mác đánh giá: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia HyLạp
– không có khoa học và nghệ thuật Hy Lạp”.
3. Quan niệm về cái đẹp:
- Một TPNT đẹp phải mang tính: Tỷ lệ - tầm thước – cân xứng, trật tự
- ổn định và hài hòa đó là những thuộc tính cơ bản của cái đẹp.
- Nghệ thuật Hy Lạp luôn vươn tới cái đẹp hài hòa – lý tưởng: hoàn
thiện và hoàn mỹ nhưng không tách rời cuộc sống.
12

4.Tính chất nghệ thuật:
- Sự phát triển của nghệ thuật Hy Lạp đầu tiên do động cơ tín ngưỡng
– thần thoại Hy Lạp, phản ánh những mặt tín ngưỡng của họ về vũ trụ và
nhân sinh “là sự nhân cách hóa những hiện tượng tự nhiên mang tính chất
nhân văn trong xã hội dân chủ của họ”.
- Một số vị thần được phản ánh trong nghệ thuật:
+ APÔLON: Vị thần dân gian, thần ánh sáng bảo trợ khoa học và nghệ
thuật.
+ ATHÊNA: Nữ thần chiến tranh bảo vệ thành phố và xây dựng thành bang.
+ APHRÔDIC: Nữ thần sắc đẹp và tình yêu
+ AKHIN: Nhân vật chính trong Iđiát của Home, người anh hùng dân
tộc Hy Lạp
+ GHÊRẮC: Nhân vật anh hùng nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp
+ PECXÊ: Người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp.
+ DỚT: Vua các vị thần đóng đô trên đỉnh núi OLIMPIA.
* Mác đánh giá: “Thần thoại Hy Lạp chẳng những là cái lò sản sinh
ra nghệ thuật Hy Lạp mà còn là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng nó”.
Những nhân tố địa lý - xã hội – tín ngưỡng (thần thoại). Tạo điều kiện thuận
lợi thúc đẩy nghệ thuật Hy Lạp phát triển nhanh chóng và rực rỡ.
II. CÁC GIAI ĐOẠN MỸ THUẬT:
1. Nền nghệ thuật Êgiê: Nghệ thuật mang tính sơ khai (trước TK XI)
2. Văn hóa thời Hôme (XI – VII TCN)
- Xuất hiện nhà thơ Home – TP: IĐIAT và ÔĐITXÊ.
- Nghệ thuật còn mang tính hình học – đơn giản – khái quát
3. Mỹ thuật thời cổ đại (VII – V TCN)
- Chế độ cộng hòa chủ nô – tín ngưỡng thờ thần Dớt, Apôlon.
- VH – NT – Triết học – toán học…phát triển rực rỡ.
- Hình thành 3 phong cách kiến trúc cơ bản: ĐÔRIT – IÔNÍC – CÔRIN.
4. Mỹ thuật thời cổ điển (V – TCN)
- Thế kỷ vàng – XH phát triển phồn thịnh trung tâm nghệ thuật Aphina

- KT và ĐK: sản sinh phong cách cổ điển với những tác phẩm và tác
giả nổi tiếng.
5. Mỹ thuật TK thứ IV TCN
Thời kỳ xã hội không ổn định nhưng mỹ thuật vẫn đạt được những
thành tựu đặc sắc.
6. Mỹ thuật thời Hy Lạp hóa (1/2 IV – I TCN)
Hy Lạp hóa các nước bị xâm lược – văn hóa Hy Lạp giao hòa với các nền
văn hóa phương đông (Lưỡng Hà…)
13
III. NHỮNG THÀNH TỰU MỸ THUẬT QUA CÁC GIAI ĐOẠN:
1. Kiến trúc:
* Sáng tạo những kiểu cột đạt giá trị TM cao tạo nên 3 phong cách kiến
trúc độc đáo – chất liệu: đá cẩm thạch là đơn vị chịu lực chính của đền thờ.
- Thức Đôríc: cột mập mạp, xẽ rãnh thưa (khoảng 20 rãnh) không sâu,
chân cột không có bệ. Trên đầu cột thường là hình chữ nhật đỡ những xà
nhà lớn (có dãy phù điêu). Kiểu thức này chắc khỏe nhưng thô, phát triển
nhiều trong lục địa Hy Lạp.
- Thức Iôníc: Thân cột thon, thanh thoát, rãnh xẽ sâu và dày hơn
(khoảng 48 rãnh). Đầu cột xoáy trôn ốc, chân cột có bệ đỡ thống nhất. Đầu
cột đỡ xà lớn không có phù điêu, thay bằng hoa văn hình học.
- Thức Côranhtiên: Kết hợp giữa 2 thức trên, đầu cột chạm trổ cành lá
Acăngtơ trông như một lẵng hoa.
* Đền Páctênông (xây dựng trong khoảng từ 447 – 432 TCN)
- Nằm trong tổng thể KT trên đồi Acơrôpôn. Đền thờ nữ thần Athêna
(nữ thần bảo vệ thành bang Aten).
- Đền thờ là sự kết hợp hài hòa giữa sự khỏe khoắn của thức đôríc và
sự duyên dáng của thức Iôníc (ngoài số cột 8 x 18 Đôríc ,trong cột Iôníc)
- Đền có kích thước rộng 31m, dài 70m, cao 14m đạt tới tỷ lệ vàng bởi
sự cân đối, hài hòa về tỷ lệ giữa các bộ phận kiến trúc.
- Công trình đền là sự kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa KT và ĐK: Trên

tường có 17 dãy phù điêu với tổng chiều dài 160m , thể hiện 350 hình tượng
con người và 250 con vât ,do nhà điêu khắc thiên tài Phiđiát và các học trò của
ông sáng tạo nên. Đền là công trình của 2 kiến trúc sư: Ichtinốt và Canli crát.
- Đền Páctênông là một kiệt tác có một không hai của thế giới cổ đại
và là một trong hàng trăm kỳ quan của thế giới.
* Đền Êréctêông (ở Aten)
Thờ thần Athêma và thần Pôxâyđôn nằm trong quần thể KT: Acơrơpôn
cái đẹp chủ yếu ở hàng cột được thay bằng các tượng nữ duyên dáng.
* Đền thờ thần Dớt ở Pécgam Ôlimpia; Đền thờ thần Ácthêmít ở
Êphiđơ…đều rất nổi tiếng.
* Nhà hát ngoài trời Epiđápr
Xây theo hình lòng chảo, có nhiều bậc ngồi bằng đá với sức chứa
25.000 người, dùng để biểu diễn các vở bi hài kịch của các tác giả nổi tiếng:
Xôphốc, Etsin, Aritxtôphan…
2. Điêu khắc:
- Cùng với KT điêu khắc Hi Lạp phát triển rực rỡ, người ta còn gọi NT
Hi Lạp CĐ là thời kỳ của điêu khắc.
- ĐK gồm nhiều thể loại: Tượng đài (ngoài trời), tượng tròn, phù điêu.
14
- Đề tài chủ yếu : là các vị thần -> thông qua đó để ca ngợi con người
trần tục
- Chất liệu đá hoa cương
a. TK VII -> VI (TCN)
- Tượng Curốt - nam thanh niên (đá hoa cương) tính cân xứng - chú ý
đến tỷ lệ -> tuy nhiên tạo hình còn khô khan.
- Tượng Côrê - Nữ thanh niên (đá hoa) tính khái quát -> còn khô cứng
như cột nhà
b.TK V-> IV (TCN)
- Giai đoạn đánh dấu sự phát triển tuyệt mĩ của ĐK Hi Lạp cổ đại.
- Đặc điểm NT:

+ Quan tâm đến tính chân thực của con người: có thể lực khoẻ -trí tuệ
mẫn tiệp - lạc quan yêu đời.
+ Nghệ sỹ: nhgiên cưứ sâu vẽ đẹp khuôn mặt: hình ô van, mủi thẳng,
lông mày cong mềm mại nổi ra hỏm mắt (tranh tối tranh sáng ) môi mủm
mỉm, vẻ mặt yên tỉnh có khi nghiêm nghị vui vui.
- Những nhà điêu khắc nổi tiếng :
* PHI-ĐI-ÁT
- NS thiên tài về KT-ĐK -> tiêu biểu nhất của thời đại hoàng kim - bao
trùm lên thế kỷ V (TCN)
- Đặc điểm NT: ông hướng tới cái đẹp cao quý của con người ,giàu
chất người - giàu chất sống.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ "Chiến tướng Xêphiđơ bị thương" (đá hoa)
+ "Tượng thần Dớt" Ngồi trên ngai vàng đền Ôlimpia - một trong
bảy kỳ quan thế giới cổ đại, tượng được khảm ngà voi và vàng ,với nhiều
trang trí đẹp, chiều cao (cả ngai ) 14m.
+ “Tượng nữ thần Athêna” cao trên 10 m, tay trái cầm chiếc khiên
nổi tiếng, tay phải cầm tượng nữ thần chiến thắng. Tượng được khảm ngà
và dính vàng lá, đôi mắt được cẩn bằng đá màu quý.
* PÔLI CLÉT
- Nhà điêu khắc kiêm lý luận nổi tiếng.
- Tác phẩm ĐORIPHO "Nam lực sỹ vác giáo". Ông nghiên cứu chuẩn
tỷ lệ thân người gọi là canon. Theo ông cái đẹp trước hết phải là tỷ lệ, tỷ lệ
đẹp là 7 đầu.
* MIRON:
- Biệt tài về nghiên cứu dáng động .
- TP “Người ném đĩa “(đá- Bảo tàng Rôma)
- Ông giỏi nghiên cứu về tỷ lệ, giải phẫu, bố cục phức tạp đa chiều
trong một hành động căng thẳng bất chợt.
15

* XKÔ PÁC:
- Khai thác vẻ đẹp nội tâm với cảm xúc bi tráng, sâu lắng, cử động căng
thẳng mang kịch tính.
- Tác phẩm "Trận chiến đấu giữa Aten và nương quân tử" và “cuộc
chiến giữa người Hi Lạp với người Amadôn” (đá hoa)
*PRAXICHEN:
- Khai thác cảm xúc nhẹ nhàng, trạng thái trữ tình, mặt tượng hiện thực,
vờn chất da thịt.
- Tác phẩm "Vệ nữ ở Xnidơ" , “Ảphodita” (Nữ thần sắc đẹp và tình
yêu - đá hoa).
*LIXIP:
- Tổng hợp hai phong cách của Xkôpác và Praxichen tạo thành phong
cánh riêng của mình, ông nghiên cứu sâu cử động - tác phẩm có sức rung
động mãnh liệt.
- Tác phẩm “Ghê Rắc với con sư tử”
c. Nữa đầu TK IV đến TK I (TCN - Thời Hy Lạp hóa)
- Thời kỳ này NT không còn cường thịnh ở trung tâm Aten mà vươn tới
những miền đất mới ở Tiểu Á và Bắc Phi (bị Hi Lạp xâm chiếm và đồng hoá)
- Những tác phẩm nổi tiếng :
+ Tượng vệ nữ Milô (đá) - diễn tả vẻ đẹp tuyệt mỹ của cơ thể người
phụ nữ.
+ Tượng Thần chiến thắng ở Xamốtơ-ra-xơ –Diễn tả vẻ đẹp tuyệt mỹ
đầy nhục cảm của cơ thể người phụ nữ dính sát trang phục mỏng trước làn
gió ngược của đại dương.
+ Nhóm tượng Lao côn: Ba cha con bị rắn trời trừng phạt (Bảo tàng-
Vaticăng ) .Nhóm tượng đẹp đầy chất bi tráng diễn tả cảnh tượng khủng
khiếp đau đớn, kiệt sức về số phận con người
+ Dãy phù điêu ở đền thờ Pécgam - Dài khoảng 120m, bao quanh đền
thờ diễn tả cuộc giao chiến giữa các thần linh với người khổng lồ -> kỹ
thuật xây dựng hình tượng điêu luyện - hình khối mạnh mẽ, động tác dữ dội

3. Hội họa-đồ họa
- Trang trí trên gốm -> nét vẽ tinh tế, bố cục thoáng dựa theo hình dáng
đồ vật để vẽ - hình tượng được đơn giản làm bằng sự cách điệu rất cao.
- Đề tài: Thần thoại rút ra trong bản anh hùng ca của Hôme.
4. Đồ gốm:
- Nổi tiếng thế giới: gốm Áttícka: 2 loại
+ Nền đen hình đỏ -> gọi Ampho loại lớn dùng để thờ
+ Nền đỏ hình đen -> gọi Kyboc loại nhỏ dùng sinh hoạt.
16
* CÂU HỎI – BÀI TẬP:
1. Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển rực rỡ của nghệ
thuật Hy Lạp cổ đại?
2. Đặc điểm của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại?
3. Chứng minh rằng NT thời Hy Lạp CĐ là thời kỳ của ĐK (chứng
minh bằng tác phẩm)?
MỸ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI
Số tiết: 02
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
- Theo truyền thuyết La Mã hình thành vào năm 735 TCN từ một thành
phố do các vua nối nhau cai trị nhưng phải đến năm 506 TCN La Mã mới
trở thành một nước cộng hoà. Từ năm 260 TCN đến thế kỷ thứ I TCN La
Mã đã trở thành một quốc gia hùng mạnh - đế quốc La Mã, ngự trị ở vùng
Địa Trung hải và chinh phạt mở rộng bờ cỏi của mình gồm cả đất đai Châu
Âu, Châu Á và Bắc Phi.
- Sự phát triển mạnh mẽ và giàu có của đế quốc La Mã đã hình thành và
thúc đẩy nền NT La Mã phát triển rực rỡ bằng sự đan xen và hội tụ của nhiều
nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đặc biệt trong đó có sự ảnh hưởng rất lớn
của nghệ thuật Hy Lạp -> Mặc dù vậy La Mã có những sáng tạo riêng đặc sắc
về nghệ thuật.
II. NHỮNG THÀNH TỰU MỸ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI:

1. Kiến trúc:
KT La Mã rất phong phú, trong đó nỗi bật lên là các kiến trúc công
cộng: trụ sở, viện nguyên lão, đền thờ, cửa hàng, nhà kho, nhà tắm…. được
gọi chung Balixica đến những kiến trúc phục vụ tinh thần tôn vinh chiến
thắng, những chiến tích của hoàng đế: Khải Hoàn Môn, các trụ biểu đấu
trường, nhà hát
* Đấu trường Côlidê (có nghĩa là khổng lồ)
- Xây dựng theo hình Elip : vòng ngoài kích thước 188x156m. Sân đấu
bên trong 86x54m.
- Mặt ngoài cao 49m gồm 4 tầng, 3 tầng dưới có 80 vòm cuốn.
- Sức chứa 50.000 người -> Đấu trường Colide lúc đầu là một sân khấu
ngoài trời (Hí trường) dùng để biểu diễn nghệ thuật.
* Cổng hoàn môn (Công xtăngtin)
17
Một công trình đồ sộ tráng lệ với 3 vòm cuốn với nhiều dãy phù điêu
ngợi ca những cuộc chinh phạt, những chiến tích hào hùng của nhà vua.
* Cầu máng Gađơ
Một công trình thuỷ lợi dẫn nước tưới tiêu đặc sắc: cầu cao 49m, dài
274m, gồm 3 tầng móng với 52 cổng vòm (dưới to trên nhỏ). Cầu Gađơ nằm
trong hệ thống cầu và ngòi dẫn nước từ đầu nguồn về Nimxơ dài 48km.
* Nhà tắm Caracala:
Có kích thước 330 x 330m với cấu trúc nhiều phòng: phòng ấm, phòng
nóng, phòng tắm hơi, bể bơi, phòng lạnh phòng hát, phòng tranh, thư
viện phục vụ cho những hoạt động nghỉ ngơi, giải trí của người La Mã cổ.
2. Điêu khắc La Mã:
* Thể loại tượng tròn: Phát triển mạnh đặc biệt là chân dung các
hoàng đế. Đặc điểm nghệ thuật: mang tính tả thực cao và đặc tả tính cách
nhân vật rõ rệt.
- Tượng hoàng đế Ôguýt ở Prima Poó ta: Vị hoàng đế đầu tiên của đất
nước La Mã, ông được tôn thờ như một vị thần và tên ông được xếp sau

danh tướng - hoàng đế lừng lẫy Xêda . Tượng kết hợp giữa tính hiện thực và
tính lý tưởng hoá.
- Tượng chân dung bán thân - tượng đầu: Mang tính hiện thực sâu
sắc - loại chân dung này mang đậm chất La Mã (trong nghệ thuật điêu khắc
Hy Lạp cổ chưa thấy xuất hiện).
* Thể loại chạm nổi: Ngợi ca và tôn vinh vai trò cá nhân được thể
hiện trong các trụ tưởng niệm hay phù điêu trang trí ở bề mặt các khải hoàn
môn -> đặc sắc nhất là :
- Trụ biểu Tơragian: tưởng niệm hoàng đế Tơragian, cột cao 40m
được chạm khắc 1 dãi phù điêu dài 200m cuốn quanh cột từ chân lên đến
đỉnh: ngợi ca chiến công và chiến thắng của nhà vua ở Đaxi trong những
năm 101-102-105-106.
* BÀI TẬP:
Hãy trình bày những sáng tạo của người La Mã cổ đại trong kiến trúc và
điêu khắc?
18
CHƯƠNG III
MỸ THUẬT PHỤC HƯNG ITALIA
THẾ KỶ XIV - XVI
Số tiết: 06
A. MỤC TIÊU:
I. KIẾN THỨC:
- Trước hết giúp SV nắm được những đặc điểm cơ bản của mĩ thuật
thời trung cổ.
- Khẳng định lại giá trị thẩm mĩ nghệ thuật và tư tưởng của Mĩ thuật
Hy Lạp cổ đại và sự ảnh hưởng của nó đối với mĩ thuật phục hưng.
- Sự đổi mới về phong cách mĩ thuật thời phục hưng.
- Sự phát triển của phong cách MT phục hưng -> chủ yếu là hội hoạ
- Nắm được đặc điểm của hội hoạ phục hưng.
- Một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu của thời phục hưng.

II. KỸ NĂNG:
- SV có thể phân tích được một số tác phẩm mĩ thuật thời phục hưng -
trên cơ sở đó đánh giá được giá trị của các tác phẩm.
- Vận dụng được kiến thức của bài học vào học tập nghiên cứu các học
phần lý thuyết và thực hành chuyên ngành và ứng dụng vào cuộc sống thẩm
mĩ hàng ngày.
III. THÁI ĐỘ:
- Biết trân trọng và yêu quý những giá trị thẩm mĩ, mỹ thuật vô song
của thời Phục hưng sáng tạo ra.
- Học tập nghiên cứu tự giác, nghiêm túc bằng việc học ở lớp, học ở
nhà, tìm tòi thêm nhiều tài liệu tranh ảnh có liên quan để làm phong phú
thêm kiến thức bài học.
B. CHUẨN BỊ
I. GIẢNG VIÊN:
- Chuẩn bị giáo án nghiêm túc với các đơn vị kiến thức cơ bản, trọng
tâm. Tài liệu tham khảo có liên quan đến bài giảng.
- Chuẩn bị tốt giáo cụ trực quan, các thiết bị CNTT hiện đại hỗ trợ,
minh họa:
* Phương pháp giảng dạy: Kết hợp: thuyết trình (phân tích - chứng
minh) - Trực quan (xem phim, tranh ảnh TPNT) - phát vấn gợi mở.
19
II. SINH VIÊN:
- Nghiên cứu trước giáo trình và tài liệu tham khảo có liên quan đến
bài, - chuẩn bị trước một số câu hỏi đề làm sáng tỏ nội dung bài học.
- Sưu tầm những tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng thời Phục hưng để tìm
hiểu, nghiên cứu.
- Tích cực chủ động sáng tạo trong cách học, cách tiếp thu.
C. NỘI DUNG BÀI DẠY:
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Khái niệm Phục hưng:

- Làm tái sinh (sống lại), hồi phục lại những giá trị tư tưởng thẩm mĩ
tiêu biểu của nghệ thuật cổ điển cổ đại Hy Lạp thế kỷ V TCN, cả trong văn
hóa và nghệ thuật và phát triển mạnh mẽ, tư tưởng nghệ thuật đó trong thời
đại mới ở trung tâm Phờlorenxia (ITalia)
- Vào thế kỷ XV nhà nghiên cứu Vadari trong cuốn "ghi chép sinh
động về các hoạ sĩ - điêu khắc và kiến trúc nổi tiếng nhất" ông đã đề cập
đến Phục hưng nghệ thuật, từ đó mới có tên Phục hưng.
- Theo nghiên cứu ,phong trào văn hoá Phục hưng bắt đầu từ cuối thế
kỷ XIII đầu thế kỷ XIV và đến cuối thế kỷ XVI mới kết thúc (300 năm).
- Hạt nhân của phong trào văn hoá phục hưng là "chủ nghĩa nhân
văn" (xây dựng một nền văn hoá vì con người).
- Phục hưng chỉ có ở Châu Âu: đầu tiên là nước ITalia ,với những trung
tâm lớn: Phơlorenxia, Milan, Pida, Rôm, Vơnidơ Sau đó từ ITalia lan sang
các nước châu Âu khác : Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức,Anh, Pháp
2. Bối cảnh lịch sử - xã hội.:
- Đầu thế kỷ XIV, nước ITalia có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh
tế và kỷ thuật, với sự xuất hiện từng lớp thị dân giàu có -> là tiền thân của
giai cấp tư sản hay sự xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa.
- Là thời kỳ phát minh khoa học và phát triển địa lý (1492 ,Cơritxtop
CôLông tìm ra Châu Mỹ) -> mở rộng thị trường, phát triển thương nghiệp,
mở rộng giao lưu văn hoá Đông Tây. Những phát minh khoa học làm sáng
tỏ nhiều vấn đề về con người, tự nhiên - xã hội, về vũ trụ
=> Với bối cảnh lịch sử - xã hội mới đã tạo điều kiện cho văn hoá nghệ
thuật phát triển rực rỡ theo tinh thần hơi thở mới của thời đại.
-Thời đại Phục hưng - như Ăngghen đánh giá "là bước ngoặt tiến bộ
và vĩ đại nhất từ trước đến nay của nhân loại".
20
3. Những cái mới trong nghệ thuật Phục hưng:
- Không công nhận nghệ thuật thời trung cổ. Chấp nhận thế giới có thật
với trung tâm là con người. Hết sức ca ngợi con người và thiên nhiên là

trọng tâm của nghệ thuật.
- Tin tưởng vào khoa học: Sử dụng những thành tựu của khoa học vào
NT thúc đẩy NT phát triển: tìm ra chiều sâu không gian -> đẻ ra luật xa gần; áp
dụng quang học -> tìm ra những quy luật về màu sắc; nghiên cức sâu cơ thể
con người -> tìm ra luật giải phẩu tạo hình
- Tính chân thực: Bằng những thủ pháp NT mới: tìm bố cục, tìm tỷ lệ,
tìm mảng khối, luật xa gần nằm trên mặt phẳng (Lêôna ) tìm ra luật hút
ngắn cơ thể và giải phẫu học (Mikenlăng).
- Xây dựng TPNT: mỗi bức tranh đều áp dụng quy tắc hình học - chia
bức tranh thành nhiều khu vực -> trên đó sắp xếp nhân vật và các nhóm nhân
vật hoạt động.
- Tìm ra chất liệu sơn dầu và phát triển nó thành chất liệu vận năng (là
1 cuộc cách mạng về kỹ thuật và chất liệu).
=> Những cái mới đó làm cho nghệ thuật Phục hưng hoàn toàn có sinh
khí mới.
II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA MỸ THUẬT PHỤC HƯNG ITLIA
QUA CÁC THỜI KỲ.
1. Thời tiền Phục hưng:
- Giai đoạn có nhiều mâu thuẩn phức tạp: sự đan xen giữa nội dung
VHNT thời trung cổ và những nét mới đang lên (tiếp thu nghệ thuật cổ đại
Hy Lạp và phát triển chúng trong thời đại mới).
- Bản thân NS mang nhìều mâu thuẩn trong tư tưởng và quan điểm
sáng tác. Tuy nhiên ưu điểm rõ rệt là hướng tới "tư tưởng nhân văn". Họ đi
đầu mở đường cho sự phát triển của MT Phục hưng cực thịnh sau này.
* HS B. Giốttô (1267 - 1337)
- Được coi là cha đẻ - người mở đường cho nền hội họa mới thời Phục
hưng sơ khai.
- NT của ông: đã giảm bớt chất khô lạnh, mang tính người sâu sắc.
Thiên nhiên gắn bó với con người. Là hoạ sĩ xử lý có chiều sâu không gian
đầu tiên trong tranh.

- Đề tài: vẽ nhiều về chúa và học trò của chúa.
- Tác phẩm:
+ "Phản bội chúa"
21
+ “Đám tang chúa”
+ “Thánh Franxit giảng đạo cho bầy chim”
+ “Sự gặp gỡ giữa thánh Gioăng với người chăn chiên”
* HS Madăciô (1401 - 1428) và nhà ĐK Đônatenlô (1386 - 1466)
Được coi là những nhà cải cách và sáng tạo cái mới của MT trong giai
đoạn này ,với nhiều tác phẩm nổi tiếng cùng với người Thầy Giốt tô thúc
đẩy MT thời Phục hưng cực thịnh phát triển rực rỡ.
2. Thời cận Phục hưng:
Thành phố Phơlorenxia trở thành trung tâm của NT Phục hưng. Người
đại diện tiêu biểu cho giai đoạn này là:
*HS Bô ti xen li (1445 - 1510).
Nghệ thuật mang tính trang trí chi tiết. Nét bút đặc biệt tinh tế. Ở chừng
mực nào đó ông phá bỏ tỷ lệ cân đối của con người: kết hợp cái uyển chuyển
nhịp nhàng của cơ thể (tiếp thu cổ đại) với tỷ lệ kéo dài (tiếp thu trung cổ) -> tạo
nên vẻ đẹp dịu dàng, mãnh dẽ ,có nhục cảm của con người. Nhân vật thường
mang nổi buồn mơ mộng, đặc biệt ở cặp mắt, và dáng đi lướt trên mặt đất.
- Tác phẩm:
+ "Ngày sinh của vệ nữ"
+ "Mùa xuân", "truyền tin"
3. Thời Phục hưng phát triển (TK XVI) (thời hoàng kim)
Trong giai đoạn này có một khoảnh khắc sung mãn và hạnh phúc nhất
của nghệ thuật chỉ kéo dài khoảng 30 năm: 1490-1520 -> được gọi là đại
Phục hưng, bởi 3 bậc khổng lồ: Lêônađơvanhxi - Mikenlangêlô - Raphen
sáng tạo sung sức nhất.
* Nội dung chính của giai đoạn nghệ thuật này::
- Ca ngợi những mẫu hình con người đẹp, phát triển cân đối mạnh về

thể chất và tinh thần.
- Ca ngợi những người anh hùng vươn cao hơn mức bình thường.
- Phương pháp tạo hình: Khát vọng vươn tới sự tổng hợp, khái quát
hình tượng đạt đến mức điển hình.
- Khát vọng tìm ra những quy luật chung của các hình tượng và mối
liên hệ lôgic giữa chúng với nhau -> vì vậy họ đã đạt được sự tổng hợp hài
hoà giữa các khía cạnh h/đ đẹp nhất trong các tác phẩm của mình mà giai
đoạn trước chưa đạt tới.
22
*HS Lêonađơvanhxi (1452 - 1519)
- Nhà bác học, nhà hoạ sĩ vĩ đại nhất bao trùm cả thời đại Phục hưng, 1
trong 3 bậc khổng lồ, nhà sáng tạo cái mới.
- Ông là nhà nghiên cứu phát minh có những đóng góp to lớn không
những đối với khoa học mà còn với nghệ thuật: Nghiên cứu và hoàn thiện
những quy luật về hôị hoạ: luật hình hoạ, luật viễn cận, luật giải phẫu, luật
sáng tối
- Ông còn là nhà lý luận NT nổi tiếng với tác phẩm nói về “Hội họa”.
Đối với ông hội họa đồng thời “Vừa là khoa học vừa là cô con gái đẹp, hợp
pháp của thiên nhiên".
- Ông chỉ để lại cho hậu thế hơn 20 tác phẩm- Nhưng mỗi tác phẩm là
một cách nhìn mới, một công trình nghiên cứu khoa học nghệ thuật truy tìm
đến tận cùng chân lý cuả cái đẹp -> cho các HS đời sau nghiên cứu học tập
và phát triển thêm.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ “Bữa ăn cuối cùng" (tranh tường)
+ "Mônilida" (sơn dầu)
+ "Lêda” (sơn dầu)
+ "Đức mẹ bên cửa sổ - 1 và 2 cửa sổ" (sơn dầu)
+ "Đức mẹ trong hang đá" (sơn dầu)
+ "Quý bà với con chồn" (sơn dầu)

* Nhà ĐK-HS Miken lăng giêlô (1475 - 1564)
- Nhà điêu khắc - hoạ sĩ vĩ đại, nhà KTS, nhà thơ danh tiếng, một
trong 3 bậc khổng lồ của thời đại Phục hưng. Nhà sáng tạo cái mới.
- NT của ông đầy tính năng động, cuồng nhiệt, mạnh mẽ. Các nhân vật
ham hành động cuồn cuộn như những cơn lốc với sức mạnh cơ thể và chiều
sâu TT. Mặt khác NT của ông bao giờ cũng chứa đựng những bi kịch và
mâu thuẩn lớn lao của thời đại ,vừa mang tính CM vừa mang tính chiến đấu
(khác với Lêôna).
- Qua TP ông đề cập đến 2 vấn đề lớn:
+ Ca ngợi thể xác và tinh thần của những con người thánh thiện và đẹp đẽ.
+ Qua những nhân vật đó nói lên số phận của con người trong xã hội
Phục hưng
- Tác phẩm tiêu biểu :
- Điêu khắc:
+ “Piétta” (khóc chúa trời - tượng tròn)
23
+ “Đa vít” (tượng tròn)
+ "Ngày và đêm" (tượng tròn)
+ “Người nô lệ nổi dậy" (tượng tròn)
- Hội họa:
+ “Bích hoạ vẽ cho nhà thờ Xicxtin”, là một bản tráng ca về
con người gồm 343 nhân vật trên diện tích: 624m
2
-> toát lên sức
mạnh - ý chí, sự sáng tạo và vẻ đẹp trần thế.
+ Bích hoạ: "ngày phán xử cuối cùng" mang tính bi hùng của
thời đại PH.
+ Bích hoạ: "Chúa tạo ra Ađam" (trích)
=> NT của ông có một tầm quan trọng đặc biệt không những đối với thời đại
ông mà cả đối với nền NT Châu Âu sau này. Chỉ 500 năm sau Picátxô (HS vĩ đại

thế kỷ XX) mới đạt được sự toàn diện của đỉnh cao NT, là người kế tục xứng
đáng những tư tưởng NT của Mikenlăng.
* HS Raphaen (1483 - 1520)
- Ông là một thiên tài hội họa, một trong 3 bậc khổng lồ thể hiện đầy đủ
những lý tưởng của thời Phục hưng cực thịnh.
- Khác với Lêôna và Mikenlăng, ông chưa phải là nhà sáng tạo cái mới,
nhưng có công khai thác và tổng hợp 2 phong cách của 2 bậc tiền bối để
phát triển con đường nghệ thuật của riêng mình.
- Ông là bậc thầy của tranh chân dung và những tranh có bố cục lớn
với những nhân vật có nhân cách cao quý, vẻ đẹp tự nhiên hoàn mỹ. Màu
hình, ánh sáng, bố cục của ông hài hoà đến mức chuẩn mực.
- Ông vẽ rất nhiều về đề tài : Đức mẹ và chúa hài đồng ,nên được mệnh
danh là : "HS của những đức mẹ".
- Tác phẩm tiêu biểu :
+ "Đức mẹ của đại công tước", "Đức mẹ đồng trinh và chúa hài
đồng", "Đức mẹ Xícxtin" "Trường học Aten" (Toà thánh vatican)
* Trường phái Vơnidơ (ở Bắc ý) nữa đầu và giữ TK XVI.
- Vào nữa đầu thế kỷ XVI cùng với trường phái Phơlorenxia - Vơnidơ
một thành phố tươi đẹp ở Bắc Ý đã trở thành một trong những trung tâm NT
quan trọng của nước Ý Phục hưng.
- Các bậc thầy của trường phái này yêu thích thiên nhiên hoà hợp với
con người nên tác phẩm của họ lộng lẫy màu sắc và ánh sáng.
* HS Goócgiôn (1476-1510)
- Người sáng lập trường phái Vơnidơ.
24
- Ông là người ưa thích màu sắc và kỹ thuật sử dụng màu sắc nổi tiếng
-> tạo không gian lẫn không khí và hơi nước bao phủ làn da nhân vật.
- Trong tranh khoả thân: ông đã tạo ra được cái rạo rực- ấm áp của cơ
thể. NT của ông giàu chất trữ tình và duyên dáng.
- Tác phẩm:

+ “Iuđiphơ"
+ "Nàng vệ nữ ngủ"
* HS Tixiên (1477-1576)
- Học trò của Gioócgiôn - sau khi thầy mất ông lãnh đạo trường phái Vơnidơ.
- NT của ông: đượm chất thế tục, cuồng nhiệt, yêu đời. Về bố cục và
phương pháp tạo hình đa dạng hơn thầy. Màu sắc trở thành khuôn khổ chính
trong tranh ông.
- Tác phẩm:
+ "Maria lên thiên đàng"
+ "Sám hối"
+ “Thánh Sêbátchiên tử vì đạo"
* HS Tintôréttô và Paolô Vêrônegiơ.
- Đều là những bậc thầy lớn của hội hoạ Vinidơ
*CÂU HỎI-BÀI TẬP
1. Hãy phân tích khái nệm “Phục hưng”và những cơ sở hình thành
nên MT thời kỳ Phục hưng ?
2. Đặc điểm của hội họa Phục hưng là gì ?
3. Hãy phân tích một số tác giả ,tác phẩm của thời kỳ Phục hưng ?
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×