Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

SEMINAR BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2 Bệnh viêm gan vịt do virus (Duck virus hepatitis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.11 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA THÚ Y
SEMINAR: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2

Bệnh viêm gan vịt do virus
(Duck virus hepatitis)
GV hướng dẫn: T.S Huỳnh Thị Mỹ Lệ
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Thứ tự
Họ và tên Mã SV
1 Nguyễn Thị Thảo 533836
2 Nguyễn Thị Thúy 533841
3 Nguyễn Thị Tuyên 533850
4 Phạm Thị Trà Giang 533784
5 Đặng Kiều Quyên 543608
6 Hồ Thị Thương 533842
7 Trần Thị Hiệp 533792
8 Lê Thị Ngọc 533820
9 Dương Thị Ngọc 533819
10 Hà Thị Thanh Huyền 543584
11 Đoàn Thị The 533591
NỘI DUNG
1.
Giới thiệu chung
2.
Lịch sử và địa dư bệnh
3.
Căn bệnh
4.
Dịch tễ học
5.


Triệu chứng
6.
Bệnh tích
7.
Chẩn đoán
8.
Phòng và điều trị
Bệnh viêm gan vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh của loài vịt, đặc
biệt là vịt con mới nở đến 6 tuần tuổi gây cấc bệnh tích đặc trưng ở gan.
 Bệnh do virus viêm gan vịt (Hepatitis anatum virus) gây ra, có thể thuộc một trong 3
typ: typ1, typ2, typ3.
Bệnh thấy ở hầu hết các nước có nuôi vịt trên thế giới, gây thiệt hại đáng kể cho ngành
chăn nuôi.
GIỚI THIỆU CHUNG
 Bệnh viêm gan vịt xuất hiện từ lâu và đã lan ra khắp thế giới.
Bệnh đã có ở Việt Nam và đã gây ra nhiều vụ dịch lớn, đặc biệt là vụ dịch ở Đông
Anh năm 1979 – 1980 (Trần Minh Châu, 1982), ở Gia Lâm (Lê Thanh Hòa và Nguyễn
Như Thanh, 1984)…
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vacxin và kháng
thể phòng chống bệnh
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH

Virus viêm gan vịt được chia thành 3 typ:
Typ I: phân bố khắp thế giới, thuộc giống enterovirus, họ Picornavirus. Virus Typ1 gây bệnh đặc
trưng, tỉ lệ chết cao ( trên 80% ở vịt 3 tuần tuổi)
Typ II : chỉ có ở Anh, thuộc họ Astrovirus gây tử vong thấp hơn ở vịt con, gây chết cao hơn ở vịt lớn
(3 – 6 tuần tuổi)
Typ III : chỉ có ở Mỹ, thuộc họ Picornavirus, gây bệnh nhẹ hơn và tỉ lệ chết không vượt quá 30%.

Cấu trúc : VR viêm gan vịt có cấu trúc nhỏ bé, có thể xuyên qua màng lọc, kích thước 20 – 40nm. Virus

không có vỏ bọc.
CĂN BỆNH

Tính chất nuôi cấy:

Trên phôi: có thể nuôi cấy trên phôi gà 8 – 10 ngày tuổi, phôi vịt 10 – 14 ngày.
Trên phôi gà 9 ngày tuổi : 10 – 60% phôi chết sau ngày thứ 5 và 6. Sau 20 – 26 lần cấy chuyển, VR
nhược độc đối với vịt. Qua 63 lần cấy chuyển 100% phôi chết
Bệnh tích : phôi còi cọc, màng phôi dầy lên, thủy thũng, nước trứng đục, xanh, xuất huyết hoặc
hoại tử 1 số cơ quan phủ tạng của phôi ( đặc biệt là gan, lách)

Trên môi trường tế bào: có thể nuôi cấy virus trên môi trường xơ phôi gà, xơ phôi vịt, thận phôi ngỗng.
Virus gây bệnh tích tế bào: nhân co, virus đông đặc, tế bào tan vỡ…
CĂN BỆNH

Trên động vật cảm thụ: DHV Typ1 có thể nhân lên tốt trên cơ thể vịt con từ 1 – 7 ngày tuổi, bệnh
phát ra như trong tự nhiên.

Sức đề kháng:
VR có sức đề kháng cao với các yếu tố vật lý, hóa học, đề kháng tốt với ete và clorofooc.
Virus đề kháng với nhiệt độ cao, ở 37°C, chúng vẫn sống sót sau 21 ngày, ở 60°C tồn tại được
30 phút
VR có thể tồn tại trong thức ăn , chất độn chuồng, nước uống 15 – 40 ngày
CĂN BỆNH

Loài vật mắc bệnh:

Bệnh xảy ra ở vịt < 6 tuần tuổi, trong đó vịt con từ 1 – 3 tuần tuổi hay mắc và tỉ lệ chết
cao từ 50 – 95%, có khi tới 100%.


Có trường hợp những vịt con mới nở, vịt > 5 – 6 tuần tuổi cũng mắc bệnh

Vịt trưởng thành và các loại gia cầm khác không mắc bệnh.

Phương thức lây lan:

Qua thức ăn, nước uống, và chất bài xuất của vịt bệnh.

Virus có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh nên các nguyên nhân gián tiếp như
con người, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp bị nhiễm trùng cũng trở thành nhân tố truyền
bệnh.
DỊCH TỄ HỌC

Cơ chế sinh bệnh:
Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc qua vết thương rồi vào máu.
Chúng theo máu đến các cơ quan phủ tạng và tập trung nhiều nhất ở gan. Tại gan, virus tác
động làm quá trình trao đổi chất của gan bị rối loạn, làm lượng glycogen bị giảm thấp, lượng
lipid tăng lên. Do đó con vật bị thiếu năng lượng và suy giảm sức đề kháng.
Virus nhân lên trong các tế bào gan hình thành các thể bao hàm đặc trưng, tổ chức gan bị
phá hoại, gan không giải độc được và con vật chết do ngộ độc
DỊCH TỄ HỌC

Vịt bệnh thể hiện: lúc đầu ủ rũ, bỏ ăn, chỉ uống nước.

Sau đó có biểu hiện triệu chứng thần kinh như: đi xiêo vẹo, run rẩy ngã về một phía, đầu ngoẹo,
chân đạp không khí và chết nhanh.

Chỉ sau 1-2 giờ kể từ lúc có triệu chứng lâm sàng đầu tiên, vịt con đã chết.

Khi chết, vịt nằm ở tư thế 2 chân duỗi thẳng đầu quay ngược về phía sau (tư thế Opisthotonus).


Trường hợp bệnh kéo dài có thể do Salmonella kế phát gây nên hiện tượng ủ rũ cao độ và ỉa
chảy
TRIỆU CHỨNG
Tư thế chết đặc trưng: Đầu ngoẹo ra sau

Bệnh tích quan trọng nhất là ở gan: gan viêm, sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ.

Toàn mặt gan có nhiều nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ, rìa gọn. Đôi khi các nốt
này nhỏ li ti và tràn lan, cạnh điểm xuất huyết có những đám tụ máu đỏ hoặc đám vàng nhạt
do tổ chức gan thoái hóa.

Lách có thể hơi sưng, thận tụ máu

Cơ tim nhợt nhạt, màng bao tim và túi khí bị viêm
BỆNH TÍCH
BỆNH TÍCH
Gan sưng, màu vàng nhạt, xuất huyết lấm tấm
Gan sưng, màu vàng nhạt, xuất huyết lấm tấm
BỆNH TÍCH
Gan xuất huyết lan rộng, không có ranh giới
BỆNH TÍCH
Gan sưng to, nhũn, dễ nát khi ấn nhẹ
BỆNH TÍCH
Đám tụ máu đỏ và đám màu vàng nhạt trên bề mặt gan
BỆNH TÍCH
Thận sưng, nhạt màu Viêm màng bao tim
BỆNH TÍCH
Cơ tim nhợt nhạt (giống
luộc chin

Phôi vịt 15 ngày chết do virus

Chẩn đoán lâm sàng dựa vào DTH và TC-BT

Chẩn đoán virus học

Chẩn đoán huyết thanh học:

Phản ứng trung hòa

Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch

Phản ứng ELISA
CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM GAN VỊT
CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM GAN VỊT

Chẩn đoán virus học:

Bệnh phẩm: Gan, lách, óc vịt bị bệnh pha với nước sinh lý thành nồng độ 20%, xử lý kháng
sinh để diệt tạp khuẩn, ly tâm lấy nước trong.

Gây nhiễm: Có thể gây nhiễm cho vịt mẫn cảm, phôi gà hoặc phôi vịt và gây nhiễm trên môi
trường tế bào.

Quan sát TC-BT
PHÂN BIỆT VIÊM GAN VỊT VÀ DỊCH TẢ VỊT
Đặc điểm Dịch tả vịt Viêm gan vịt
Căn bệnh - Bản chất là AND
- Có vỏ bọc lipid
- Bản chất là ARN

- Không có vỏ bọc
DTH - Vịt, ngan, ngỗng, thiên nga (vịt mẫn cảm nhất)
- Mọi lứa tuổi
- Chỉ xảy ra ở vịt
- Vịt <6 tuần tuổi, đặc biệt từ 1-3 tuần tuổi.
TC
-
Phù đầu, mềm nhủn,tích dịch, sờ tay vào giống
như quả chuối tiêu
-
Đau mắt, chảy nước mắt
-
Có thể xuất huyết tổ chức dưới da.
- Không có hiện tượng phù đầu, chảy nước mắt, không xuất huyết
dưới da
- Tư thế chết Opisthotonus (chân duỗi thẳng,đầu ngoẹo bên lưng
hoặc trên sườn) rất đặc trưng.
PHÂN BIỆT VIÊM GAN VỊT VÀ DỊCH TẢ VỊT
  

- Xoang bao tim tích nước vàng,có thể có viêm ngoại tâm mạc, xuất huyết thành
điểm thành vệt.
- Cơ tim nhợt nhạt (giống luộc chín), màng bao tim và túi khí bị viêm.

- Không nát.

- Hoại tử đầu đinh ghim

- Sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ.
- Bề mặt gan có hiện tượng xuất huyết lan rộng, không có ranh giới.

- Các điểm xuất huyết đinh gim, màu đỏ, bên cạnh có những đám tụ máu, màu
đỏ hoặc những đám màu vàng nhạt do gan bị thoái hóa.
- Các nốt hoại tử màu vàng nhạt.
Dạ dày Phủ nhiều dịch nhầy như mủ. Xuất huyết niêm mạc - Không có

- Niêm mạc ruột bị tụ máu, xuất huyết hình vòng nhẫn
- Ruột già có vệt xuất huyết đỏ xen kẻ vệt vàng, có vết loét hình cúc áo.
- TH nặng:có nốt loét nhỏ,trên có phủ bựa màu trắng.
- Không đặc trưng
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN VỊT

Vệ sinh phòng bệnh

Khi chưa có dịch xảy ra

Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y

Tự túc con giống, không chăn thả vịt ở những nơi có dịch.
Nếu không tự túc được con giống phải tiến hành phòng bệnh cho vịt bằng cách tiêm KHT hoặc vacxin trước khi đưa
về nuôi.

Sát trùng tiêu độc vỏ trứng, máy ấp, dụng cụ ấp bằng formol 1%

×