Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2014
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Lịch sử
Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Lớp TT: Năm
3
GV hướng dẫn TT: Phạm Thị Thẩm Mỹ
SV giảng dạy: Nguyễn Thị Duyên
o0o
I. Mục tiêu
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội
và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Biết quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên
không”.
- Tự hào về lịch sử dân tộc, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:
+ Giáo án điện tử
- Học sinh:
+ Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
5p A. Kiểm tra bài cũ
Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968 có kết quả như thế
nào?
- Gọi 1HS nhận xét.
- Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- 1HS trả lời: Kết quả của cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968:
+ Ta: tiến công và nổi dậy ở khắp
các thành phố, thị xã…
+ Địch: các cơ quan Trung ương,
địa phương của Mĩ và chính
quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến
chúng rất hoang mang lo sợ.
- 1HS nhận xét.
- 1HS trả lời: Mĩ thừa nhận thất
bại, chấp nhận đàm phán ở Pa-ri
về chấm dứt chiến tranh ở Việt
25p
2p
23p
9p
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Sau đòn tấn công bất ngờ Tết Mậu
Thân 1968, quân dân ta tiếp tục tiếp
tục giành được nhiều thắng lợi quan
trọng trên chiến trường miền Nam,
buộc đế quốc Mĩ phải thỏa thuận kí
kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10-
1972 về chấm dứt chiến tranh ở Việt
Nam. Nhưng gần đến ngày kí, Mĩ lật
lọng, ra lệnh dùng máy bay B52 ném
bom xuống Hà Nội và các thành phố
khác ở miền Bắc. Trước những hành
động lật lọng của đế quốc Mĩ, quân
dân ta đã có phản ứng như thế nào?
Bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi
ấy.
- Viết đề bài lên bảng, yêu cầu HS
nhắc lại.
2. Dạy bài mới
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 2
Nội dung 1: Âm mưu của đế quốc
Mĩ trong việc dùng máy bay B52
bắn phá Hà Nội
- Gọi 1HS đọc tên hoạt động
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chữ nhỏ:
“Trong 6 tháng miền Bắc Việt
Nam”
- Nêu những điều em biết về máy bay
B52.
- Chiếu hình ảnh và giới thiệu thông
tin về máy bay B52.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong
3 phút và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao Mĩ lại ném bom xuống Hà
Nội?
Nam.
- Lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Cả lớp viết tên bài vào vở, 2HS
nhắc lại.
- 1HS đọc
- Cả lớp đọc thầm
- HS trả lời
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời
câu hỏi:
+ Vì Hà Nội là thủ đô, là trung
tâm chính trị của cả nước, tập
trung các cơ quan đầu não cách
mạng của ta.
- Mĩ dùng máy bay B52 để bắn
phá vì đây là loại máy bay tối tân
10p
- Tại sao Mĩ lại dùng máy bay B52 để
bắn phá?
- Nhận xét, chốt ý, ghi bảng: Hòng
hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn
ở miền Bắc nước ta.
- Kết luận hoạt động 1.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2
Nội dung 2: Hà Nội 12 ngày đêm
quyết chiến với kẻ thù
- Gọi 1HS đọc tên hoạt động
- Yêu cầu HS đọc hết phần nội dung
chữ to.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong
3 phút để trả lời câu hỏi.
- Cho đại diện nhóm trình bày:
+ Tổ 1:
- Câu 1: Mĩ ném bom bắn phá Hà Nội
và các vùng phụ cận bắt đầu từ ngày
nào và kết thúc vào ngày nào? Kéo
dài trong bao lâu?
- Rút ý, ghi bảng:
- Thời gian: Bắt đầu ném bom vào
ngày 18-12-1972 và kết thúc vào ngày
30-12-1972
+ Tổ 2:
- Câu 2: Em có suy nghĩ gì về việc
máy bay Mĩ ném bom hủy diệt trường
học, bệnh viện?
+ Tổ 3: (cho HS đọc phần chữ nhỏ)
- Câu 3: Trận chiến đêm 26-12-1972
trên bầu trời Hà Nội diễn ra thế nào?
+ Tổ 4:
- Câu 4: Nêu kết quả cuộc chiến đấu
12 ngày đêm chống máy bay phá hoại
nhất lúc bấy giờ, còn gọi là “pháo
đài bay”, nó có thể mang 100-200
quả bom nên sức hủy diệt của
B52 rất lớn và nặng nề.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 1HS đọc
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 2
- 1 nhóm trình bày, nhóm khác bổ
sung, GV nhận xét, kết luận.
- HS: Khoảng 20h ngày 18-12-
1972, Mĩ bắt đầu ném bom bắn
phá Hà Nội cho đến ngày 30-12-
1972 thì kết thúc. Kéo dài trong
12 ngày đêm.
- Chú ý theo dõi
- HS: Đây là một hành động độc
ác, vô nhân đạo, đáng bị lên án.
- HS trả lời.
- HS: Kết quả:
+ Địch: Nhiều máy bay B52 bị
bắn rơi, Mĩ thất bại nặng nề.
+ Ta: chiến thắng oanh liệt.
4p
5p
Mĩ của quân và dân Hà Nội.
- Rút ý, ghi bảng:
- Kết quả:
+ Địch: nhiều máy bay B52 bị bắn
rơi, Mĩ thất bại nặng nề.
+ Ta: chiến thắng oanh liệt.
- Tại sao ngày 30-12-1972, Ních-xơn
tuyên bố ngừng ném bom bắn phá
miền Bắc?
- Kết luận hoạt động 2.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Nội dung 3: Ý nghĩa
- Gọi 1HS đọc tên hoạt động
- Hỏi:
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng 12
ngày đêm chống máy bay Mĩ phá
hoại.
+ Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm
cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành
phố khác ở miền Bắc là chiến thắng
“Điện Biên Phủ trên không”?
- Giải thích rõ cụm từ “Điện Biên Phủ
trên không”.
- Chúng ta luôn tự hào vì mặc dù là
một đất nước nhỏ bé nhưng đã chiến
thắng 2 đế quốc hùng mạnh là Mĩ và
Pháp.
- Kết luận hoạt động 3.
C. Củng cố, dặn dò
- Để tưởng nhớ những người đã mất
trong trận ném bom phá hoại này,
người ta đã xây dựng Đài tưởng niệm
- Chú ý theo dõi.
- Ngày 30-12-1972, Ních-xơn
tuyên bố ngừng ném bom bắn phá
miền Bắc vì biết không thể khuất
phục được nhân dân ta bằng bom
đạn, vì chúng bị thất bại quá nặng
nề.
- 1HS đọc
- HS:
+ 12 ngày đêm chiến đấu và chiến
thắng cuối năm 1972 là một chiến
dịch phòng không oanh liệt nhất
trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền
Bắc. Đây cũng là thất bại nặng nề
nhất trong lịch sử không quân Mĩ.
+ Đây là chiến thắng oanh liệt và
mang tầm vóc vĩ đại, là một mốc
son chói lọi như chiến thắng Điện
Biên Phủ năm 1954.
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe
nạn nhân và Bảo tàng chiến thắng B52
tại Hà Nội. (chiếu hình ảnh)
- Hôm nay đây, được sống trong hòa
bình, chúng ta phải làm gì để thể hiện
lòng biết ơn đối với các thế hệ cha anh
đi trước đã hy sinh vì Tổ quốc?
- Vậy em nào có thể đọc những câu ca
dao, tục ngữ nói liên quan đến bài học
này?
- Em đã làm những công việc cụ thể
nào để thể hiện lòng biết ơn, nhớ về
nguồn cội?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau: Lễ
kí Hiệp định Pa-ri.
- Em cần biết ơn, kính trọng
những người có công với đất
nước; phải chăm chỉ học tập,
vâng lời người lớn…
- Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả
nhở kẻ trồng cây…
- Tham gia kỉ niệm ngày Thương
binh - liệt sĩ, ngày Quân đội nhân
dân Việt Nam; thăm viếng, làm
vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ…
- Chú ý lắng nghe.
PHẦN DỰ KIẾN TRÌNH BÀY BẢNG
Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2014
Lịch sử
Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
1. Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 bắn
phá Hà Nội
- Hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc nước ta.
2. Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến với kẻ thù
- Thời gian: bắt đầu ném bom vào ngày 18/12/1972 và kết thúc
vào ngày 30/12/1972.
- Kết quả:
+ Địch: Nhiều máy bay B52 bị bắn rơi, Mĩ thất bại nặng nề.
+ Ta: Chiến thắng oanh liệt.
3. Ý nghĩa
- Đây là một thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ.
- Quân dân ta lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên
không”.
MÁY CHIẾU
Huế, ngày … tháng … năm 2014
Giáo viên hướng dẫn