Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ ĐỊNH



ĐẶC ĐIỂM PHÓNG SỰ TRỌNG LANG



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34




Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Văn Lân







Hà Nội – 2010



MỤC LỤC

A - PHẦN MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Error! Bookmark not defined.
3.Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu Error!
Bookmark not defined.
3.1. Mục đích Error! Bookmark not defined.
3.2. Đối tượng Error! Bookmark not defined.
3.3. Phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
3.4. Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
4. Kết cấu luận văn Error! Bookmark not defined.
B - NỘI DUNG Error! Bookmark not defined.
Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ PHÓNG SỰ VÀ PHÓNG SỰ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1930- 1945 Error! Bookmark not defined.
1.1.Khái niệm và đặc trưng của thể loại phóng sự Error! Bookmark not
defined.
1.1.1. Nguồn gốc sự hình thành và phát triển của thể loại phóng sựError!
Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của thể loại phóng sựError! Bookmark not
defined.
1.2. Khái lược về phóng sự Việt nam giai đoạn 1930 – 1945 Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Nguồn gốc của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Error!
Bookmark not defined.
1.2.1.1. Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là sự kế thừa và phát
triển thể ký trung đại Error! Bookmark not defined.
1.2.1.2. Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 là sản phẩm của những
biến động dữ dội về mặt lịch sử xã hội Error! Bookmark not defined.
1.2.1.3. Phóng sự giai đoạn 1930 – 1945 là con đẻ của quá trình văn hóa và

văn học phương Tây ảnh hưởng vào Việt Nam Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Thành tựu của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Error!
Bookmark not defined.
1.2.2.1. Sự đa dạng trong hệ thống chủ đềError! Bookmark not defined.
1.2.2.2. Sự thành công trong nghệ thuật biểu hiện Error! Bookmark not
defined.
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG PHÓNG SỰ TRỌNG LANG Error!
Bookmark not defined.
2.1. Phóng sự phản ánh nỗi khốn cùng của người dân Error! Bookmark
not defined.
2.1.1. Thực trạng đời sống của kiếp “làm dân” Error! Bookmark not
defined.
2.1.2. Thực trạng tha hóa của những kiếp “sống mòn” Error! Bookmark
not defined.
2.2. Phóng sự phơi bày các tệ nạn xã hội . Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Nạn mại dâm Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nạn trộm cắp Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Nạn lừa đảo, “làm tiền” Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Nạn quan tham Error! Bookmark not defined.
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT PHÓNG SỰ TRỌNG LANGError!
Bookmark not defined.
3.1. Cái tôi – tác giả trong phóng sự Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Cái tôi – nhân chứng khách quan Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Cái tôi giàu cảm xúc Error! Bookmark not defined.
3.2. Bút pháp nghệ thuật đặc sắc Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nghệ thuật dựng cảnh Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nghệ thuật dựng chân dung Error! Bookmark not defined.
3.3. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Từ ngữ gần với ngôn ngữ đời thườngError! Bookmark not defined.

3.3.2. Từ ngữ giàu sức biểu cảm Error! Bookmark not defined.
C - KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.

Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

1
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phóng sự là một thể loại văn học – báo chí ra đời muộn nhưng nó đã
nhanh chóng khẳng định được thế mạnh trong việc phản ánh một cách sâu
sắc, nhanh nhạy các vấn đề của hiện thực xã hội. Sự ra đời của phóng sự gắn
với tên tuổi của Ben Jamin Harris với các bài viết về Những việc xảy ra nơi
công cộng in trên tờ Boston, năm 1690. Leonard Ray Teel – Ron Taylor đã
viết “phóng sự có thể là vị trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo”. Tiến sĩ Karel
Stokal (Séc) lại khẳng định “phóng sự là một trong những thể loại báo chí
được người đọc yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất
đối với người viết”. Trong quá trình hình thành và phát triển, phóng sự có sự
giao thoa với các thể loại của văn học như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu
thuyết Điều đó càng khẳng định sự độc đáo về mặt thể loại và sức sống lâu
dài trong lòng bạn đọc của phóng sự.
Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 cùng với thơ truyện ngắn,
tiểu thuyết, kịch đã tham gia một cách tích cực vào quá trình hiện đại hóa
của văn học. Chúng ta không thể không thừa nhận rằng chưa bao giờ trong
lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn trước 1930 lại có một thời đại phóng sự
đạt được những thành tựu nổi bật, tạo nên sự bứt phá kì lạ như vậy. Phóng sự
Tôi kéo xe của Tam Lang – Vũ Đình Chí ra đời giống như một vầng sao đột
hiện ánh sáng, tiếp theo đó là cả một bầu trời sao rực rỡ của phóng sự Việt

Nam. Trong vòng mười lăm năm, các nhà văn, nhà báo đã cho ra đời một loạt
các phóng sự đặc sắc, phong phú cả về chất lượng và số lượng. Những phóng
sự được coi là đỉnh cao gắn liền với các tác giả có tên tuổi như Cạm bẫy
người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Một huyện ăn tết của Vũ
Trọng Phụng; Tập án cái đình, Việc làng của Ngô Tất Tố; Hà Nội lầm than,
Làm tiền, Làm dân, Xôi thịt của Trọng Lang. Trải qua những nốt thăng trầm
của lịch sử phát triển văn học – báo chí, phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 –
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

2
1945 có thể coi là sự khởi đầu viên mãn cho những giai đoạn phát triển tiếp
theo của thể loại phóng sự. Những thành tựu mà phóng sự giai đoạn này đạt
được không hề thua kém các thể loại văn học khác. Do đó, việc tìm tòi và
khám phá giá trị nhiều mặt của phóng sự giai đoạn 1930 – 1945 là cơ sở để
chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn về đóng góp của nó trong quá trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Với số lượng tác giả, tác phẩm khá phong phú, phóng sự Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945 ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên,
hầu hết các công trình và bài viết đều tập trung nghiên cứu về các cây bút
phóng sự quen thuộc như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố Trong
khi đó, Trọng Lang giành cả tài năng và tâm huyết cho thể loại này lại ít được
chú trọng. Nghiên cứu phóng sự Trọng Lang là việc làm cần thiết, góp phần
khẳng định giá trị và vị trí xứng đáng của ông trong phóng sự Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945.
Trọng Lang tên thật là Trần Tán Cửu, sinh năm 1905 tại Hà Nội trong
một gia đình quan lại tuần phủ. Trước cách mạng, ông viết báo, viết văn tại
Hà Nội. Từ năm 1947 – 1954, Trọng Lang sống trong vùng tạm chiếm ở Hà
Nội, là cộng tác viên của báo : Dân chủ, Ngày mới, Thời đại, Vì nước Từ

sau năm 1954, ông di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn. Trọng Lang là cây bút chỉ
chuyên viết phóng sự. Bạn đọc biết đến ông chủ yếu qua các sáng tác trước
1945 trở đi. Các tác phẩm phóng sự của ông khá phong phú, xét về số lượng
nhiều hơn cả số lượng tác phẩm của “ông vua phóng sự đất Bắc”- Vũ Trọng
Phụng. Theo thống kê sơ bộ, qua Phóng sự Việt Nam 1932- 1945 (gồm 3 tập
của nhà xuất bản Văn học, năm 2000), tác phẩm của Trọng Lang chiếm hơn
1/7 tổng số trang in.
Các tác phẩm chính của Trọng Lang bao gồm: Trong làng chạy(Báo
Ngày nay, Hà Nội, 1935); Đời bí mật của sư vãi(Báo Phong hóa, Hà Nội,
1935 - 1936); Gà chọi(Báo Phong hóa, Hà Nội, 1935); Đồng bóng(Báo
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

3
Phong hóa, 1935 - 1936); Hà Nội lầm than(Báo Ngày nay,1937, NXB Đời
nay, 1938); Làm dân(Báo Ngày nay, 1938); Làm tiền(Báo Ngày nay, 1938);
Thầy lang( Báo Hà Nội tân văn, 1941);Tết trong lòng người ta(Hà Nội tân
văn, 1941); Xôi thịt(Báo Ngày nay,1945); Vợ lẽ nàng hầu(NXB Tự do, 1950)
và Những đứa trẻ(NXB Tự do, 1950). Trong đó, các tác phẩm nổi tiếng được
nhiều người biết đến đó là Hà Nội lầm than, Làm dân, Trong làng chạy Nhìn
vào danh mục tác phẩm, ta thấy ông là cây bút thực sự nhạy bén trong việc
tìm tòi và khám phá nhiều ngõ nghách của hiện thực xã hội. Tác phẩm phóng
sự của Trọng Lang thực sự có giá trị hấp dẫn bạn đọc nhiều thế hệ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua việc tìm hiểu các bài viết và công trình nghiên cứu phóng sự Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi nhận thấy tên tuổi Trọng Lang thường
được nhắc đến trong tương quan so sánh với các cây bút phóng sự khác. Ngoài
ra, tập hợp các bài viết giành riêng cho phóng sự Trọng Lang còn rất thưa thớt.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại Việt Nam

đã giành một phần trong công trình nghiên cứu của mình để viết về các cây bút
phóng sự trong đó có Trọng Lang. Tác giả Vũ Ngọc Phan khẳng định “Trong
số các nhà văn viết phóng sự gần đây, Trọng Lang có óc phê bình hơn cả. Văn
ông đanh thép và sắc cạnh, chuyên về tả cảnh nhiều hơn tả tình”.
Hoài Anh trong Chân dung văn học – NXB Hội nhà văn(2001), cũng
trân trọng giành cho Trọng Lang một bài viết riêng với tiêu đề Cây bút chuyên
viết phóng sự trong văn học hiện đại. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến nét riêng
của phóng sự Trọng Lang và cho rằng “chỉ có phóng sự Trọng Lang là phóng
sự thuần túy”. Bên cạnh việc lý giải sự thành công của phóng sự Trọng Lang là
do ông có những quan điểm rõ ràng về phóng sự. Hoài Anh còn chỉ ra những
hạn chế của cây bút này, đó là “chỉ mơn man bên ngoài cái ung nhọt xã hội mà
không tìm được cách chọc nó”.
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

4
Trong luận văn thạc sỹ Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, tác
giả Đỗ Chỉnh chú ý đến Trọng Lang. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu chủ yếu đi
vào phân tích một số phóng sự tiêu biểu nhằm đi đến khẳng định nội dung
phong phú và giá trị nghệ thuật của phóng sự Trọng Lang.
Với bài viết Trọng Lang- một cây bút phóng sự xuất sắc trên tạp chí
nghiên cứu văn học số 2 – 2006, tiến sỹ Lê Dục Tú đã khẳng định vị trí của
Trọng Lang : “phóng sự của Trọng Lang có thể chưa thật lớn so với một số
cây bút cùng thời nhưng những gì ông đã có đóng góp ở thể loại phóng sự
không phải là không có ý nghĩa. Thể loại phóng sự ở giai đoạn 1930 – 1945
với sự góp mặt đầy tâm huyết của Trọng Lang đã khẳng định những thành tựu
chắc chắn của nó trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX”.
Như vậy, phóng sự Trọng Lang đã nhận được sự chú ý của giới nghiên
cứu. Tuy nhiên, để tìm hiểu toàn diện hơn về phóng sự Trọng Lang, chúng ta

cần có những công trình nghiên cứu mang tính chất hệ thống về phóng sự của
cây bút này.
Kế thừa những người đi trước, trong việc hoàn thành luận văn, người
viết mong muốn góp phần vào việc làm rõ những đặc điểm về giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật đồng thời khẳng định thêm vị trí của Trọng Lang trong sự
phát triển của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
3.Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thông qua việc tìm hiểu, khảo sát hệ thống phóng sự Trọng Lang,
chúng tôi xác định mục đích của luận văn như sau:
-Tìm hiểu những mảng hiện thực được phản ánh trong phóng sự Trọng
Lang.
-Làm rõ đặc điểm nghệ thuật phóng sự Trọng Lang.
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

5
Trên cơ sở đó, thấy rõ đặc điểm phóng sự Trọng Lang cả về phương
diện nội dung và nghệ thuật, góp phần khẳng định vị trí của cây bút này trong
phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
3.2. Đối tượng
Đối tượng của luận văn là các phóng sự của Trọng Lang được sáng tác
trong giai đoạn 1930- 1945. Luận văn tập trung khai thác những đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật của phóng sự Trọng Lang, nhằm rút ra những nét riêng
đặc sắc của tác giả này.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Với một luận văn thạc sỹ, chúng tôi giới hạn việc tìm hiểu ở một số
phóng sự của Trọng Lang in trong tuyển tập Phóng sự Việt Nam giai đoạn
1932- 1945, Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học ( 2000).

3.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp tổng hợp
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Giới thuyết về phóng sự và phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-
1945
Chương 2: Đặc điểm nội dung phóng sự Trọng Lang
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật phóng sự Trọng Lang




Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

6
B - NỘI DUNG
Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ PHÓNG SỰ VÀ PHÓNG SỰ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930- 1945
1.1.Khái niệm và đặc trưng của thể loại phóng sự
1.1.1. Nguồn gốc sự hình thành và phát triển của thể loại phóng sự
Trong lịch sử báo chí, phóng sự là thể loại ra đời muộn. Theo một số tài
liệu nghiên cứu về báo chí truyền thông đã cho rằng: thể loại phóng sự ra đời
đầu tiên ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX. Đó cũng là thành quả của cuộc đấu
tranh vì tự do báo chí kéo dài nhiều thế kỉ trước và sự đổi mới của hệ thống tư

tưởng dân chủ, tiến bộ ở các nước phương Tây.
Mầm mống của thể loại phóng sự nảy sinh từ trong lòng xã hội Phục
Hưng (Châu Âu). Tầng lớp thống trị trong xã hội đó đóng vai trò quyết định
nhu cầu của công chúng trong việc đọc gì, nghe gì. Vì thế, sự manh nha của
thể loại phóng sự bắt đầu chỉ là những thông tin về hoạt động của các cơ quan
chính phủ hay chỉ là những mánh khóe kiếm tiền của những viên cảnh sát bảo
vệ khu phố. Tính chất của phóng sự thời gian đầu còn đơn giản trong việc
truyền đạt thông tin, phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh chưa thực
rộng lớn và phổ quát. Phải đến cuối thế kỷ XIX, phóng sự chính thức được
công nhận “vinh danh” là một thể loại báo chí, với thuật ngữ bằng tiếng Anh-
reportage (Repor theo từ gốc Latinh có nghĩa là giành được một cái gì đó trong
chuyến đi).
Xung quanh những nguyên nhân dẫn đến sự “ thai nghén” ra đời của
“đứa con cưng” trong nghề viết báo này. Có rất nhiều ý kiến khác nhau, tuy
nhiên chúng ta có thể lí giải nó tập trung vào ba nguyên nhân chính:
Xã hội Châu Âu cuối thế kỉ XIX chứa đựng những biến động lớn lao tạo
nên những thay đổi mang tính đột biến trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa Tư
bản đã dẫn tới những cuộc khủng hoảng trầm trọng không những ở mỗi quốc
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

7
gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Đứng trước tình hình đó, chủ nghĩa tư
bản đã tự điều chỉnh và hình thành cơ cấu tổ chức độc quyền trong từng
nghành sản xuất đến nhiều nghành có tầm cỡ quốc gia, khu vực và vươn tới
phân chia toàn thế giới. Nên sản xuất trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa được xã
hội hóa ở mức độ cao nhưng lại mâu thuẫn gay gắt với quyền sở hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản phát

triển không điều hòa được. Do đó, xung đột giai cấp trong nội bộ dân tộc và
trong phạm vi quốc tế ngày càng gay gắt. Hàng loạt phong trào đấu tranh của
công nhân, nông dân nhằm chống lại giai cấp thống trị đã diễn ra rầm rộ, thể
hiện khát vọng tự do công bằng trong xã hội. Hoàn cảnh lịch sử với những
biến động dữ dội trên mọi mặt của đời sống xã hội là mảnh đất màu mỡ cung
cấp hệ thống đề tài phong phú cho các thể loại báo chí. Tuy nhiên, do một số
hạn chế nhất định các thể loại xuất hiện trước phóng sự như “tin, phỏng vấn,
bình luận” khó có thể truyền tải được dung lượng hiện thực rộng lớn đầy
những ba động của lịch sử, cũng như không đủ đáp ứng nhu cầu thông tin ngày
càng cao của công chúng. Trong hoàn cảnh “có vấn đề” với hàng loạt sự kiện
nổi cộm, xã hội Châu Âu cuối thế kỷ XIX, thực sự đã trở thành “bà đỡ” cho sự
ra đời của “đứa con đầu lòng trong nghề viết báo”(Vũ Ngọc Phan). Sự ra đời
muộn màng của phóng sự so với các thể loại báo chí khác, không làm giảm đi
sức hấp dẫn, sự “quyến rũ” và vai trò quan trọng của nó trong lịch sử báo chí.
Những biến thiên của một thời đại lịch sử là điều kiện khách quan đóng
vai trò tiên quyết dẫn đến sự ra đời của thể loại phóng sự. Bên cạnh đó, chúng
ta phải kể đến công lao của một lực lượng đông đảo các nhà báo – nhà văn và
đội ngũ công chúng đã có sự thay đổi về chất. Hiện thực đời sống với sự phân
chia, đấu tranh quyền lợi giữa các giai cấp vô cùng gay gắt và phức tạp, các
mối quan hệ chằng chịt cộng với những ung nhọt của chế độ xã hội tư bản bất
công đã đi vào giai đoạn cuối, là một tiền đề cho người viết phóng sự gặt hái
thành công. Nhu cầu của phần lớn công chúng trong việc tiếp nhận thông tin
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

8
ngày càng khắt khe. Một phóng sự không chỉ đáp ứng được yêu cầu phản ánh,
truyền tải lượng thông tin chân thực về đời sống xã hội đương thời mà còn
phải phân tích và lý giải một cách sâu sắc về các sự kiện, hiện tượng đang diễn

ra của lịch sử, đồng thời định hướng cho độc giả phương cách tiếp nhận thông
tin. Thị hiếu của bạn đọc không còn hứng thú với những câu chuyện hư cấu
lãng mạn, bay bổng. Điều mà họ mong chờ ở bài viết là sự cập nhật những
thông tin thời sự nóng hổi. Các nhà văn thời kỳ này đã chú ý nhiều hơn đến
tâm lý của công chúng trong việc tiếp nhận thông tin. Họ hướng vào những
mối quan tâm chung của thời đại, nắm bắt thực tế và cho ra đời những bài báo
phản ánh hiện thực một cách sinh động, hấp dẫn. Sự tham gia của các nhà văn
vào đội ngũ viết báo làm nảy sinh mối “giao duyên” kỳ ngộ giữa văn học và
báo chí. Các tác phẩm phóng sự không đơn thuần chỉ mang tính chất truyền
đạt thông tin như ở giai đoạn đầu mà còn khơi gợi ở bạn đọc những rung động
về cái đẹp và cuộc sống. Các nhà văn đem đến cho thể loại phóng sự một lối
viết mới, một cách tiếp cận hiện thực độc đáo. Chính họ đã góp phần cho sự ra
đời của phóng sự - một thể loại mang tính chất tổng hợp phong cách sáng tạo
của nhiều thể loại báo chí khác và văn học.
Cuối thế kỷ XIX Châu Âu chứng kiến những bước phát triển vượt bậc
về kinh tế do cuộc cách mạng công nghiệp đem lại. Một trong những thành tựu
rực rỡ của nghành công nghiệp hiện đại đó là khoa học kỹ thuật ngày càng tân
tiến, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã
hội đương thời. Chúng ta phải kể đến sự ra đời của điện thoại, điện tín, sóng
điện từ Chính những kỹ thuật này là điều kiện thúc đẩy cho việc truyền đạt
và tiếp nhận nguồn thông tin đa chiều về mọi mặt đời sống xã hội. Đây là nền
tảng cho một nền công nghệ thông tin mới thực sự nhạy bén với những đổi
thay dâu bể của lịch sử, những khám phá về các địa danh xa xôi, hẻo lánh. Mặt
bằng truyền bá thông tin không chỉ tỏa đi nhiều nơi trong nội bộ một nước mà
còn lan rộng, kết nối thông tin giữa các quốc gia, khu vực. Vì thế, việc tiếp
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

9

xúc, giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa là một hệ quả tất yếu.
Ở thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn phân chia thị trường
gay gắt, xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng ảnh hưởng. Văn hóa và văn học ở
các nước bản địa xâm nhập sâu rộng vào đời sống tinh thần nhân dân các nước
thuộc địa. Bối cảnh giao lưu văn hóa diễn ra trên diện rộng là một trong những
cơ sở để báo chí vươn tầm phát triển trên phạm vi quốc tế. Khoa học kỹ thuật
phát triển giúp các nhà báo nắm bắt thông tin nhanh nhạy đồng thời nhu cầu
thưởng thức thông tin của bạn đọc cũng được nâng cao rõ rệt. Bản chất của
báo chí là luôn đòi hỏi nguồn tin tức phải chính xác, tiêu biểu và cập nhật. Để
đáp ứng được yêu cầu đó, nhà báo cần thực sự là người năng động trong tiếp
cận hiện thực. Kỹ thuật hiện đại là phương tiện quan trọng cho nghề báo phát
triển. Trong giai đoạn này, chúng ta được thưởng thức những bài báo mà nội
dung của nó vượt ra ngoài ranh giới quốc gia để tiếp cận với những vấn đề thời
sự nóng bỏng đang diễn ra sôi nổi trên cục diện chính trị toàn cầu. Hệ thống đề
tài viết báo luôn mới mẻ, độc đáo, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội.
1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của thể loại phóng sự
Xung quanh khái niệm phóng sự có rất nhiều ý kiến tranh luận. Việc
thống nhất một quan niệm chính xác về phóng sự có lẽ là điều không dễ dàng.
Thuật ngữ “phóng sự” theo tiếng Latinh là reportage có nghĩa là truyền
đạt, báo tin, thông báo. Lúc đầu, khái niệm “phóng sự” được người Anh sử
dụng với nghĩa để chỉ “sự mô tả những kỳ họp quốc hội, những trận lụt, những
đám cháy và cuộc chiến tranh”(theo tiến sỹ Carel Storcan). Người Đức coi
phóng sự chỉ là công việc đưa tin một cách xác thực nhất, ngắn gọn nhất.
Người Pháp thì đặc biệt chú trọng đến phóng sự với đặc tính điều tra đối với
những cuộc đời, những con người bí mật kỳ dị. Như vậy, người Pháp quan
niệm về sức hấp dẫn của phóng sự điều tra là phải nắm bắt, phản ánh những sự
việc mới mẻ. Còn người Mỹ lại xem phóng sự là phương tiện để gắn liền với
lợi ích của họ. Phóng sự ở Mỹ tập trung phản ánh những cuộc tranh luận, cãi
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang


Nguyễn Thị Định

10
vã trong quốc hội. Thông qua phóng sự, người Mỹ mong muốn được biết ý
kiến nào sẽ được thừa nhận hay bác bỏ trong quốc hội, vì điều này liên quan
trực tiếp đến quyền lợi của họ.
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền báo chí phát triển như Anh,
Pháp, Mỹ, Đức, quan niệm về phóng sự thường đi theo hai xu hướng. Xu
hướng thứ nhất quan niệm: “phóng sự kể lại một câu chuyện có thật một cách
ngắn gọn, chính xác, các chi tiết tập trung trả lời cho các câu hỏi:Cái gì? Xảy
ra ở đâu? Xảy ra như thế nào? Có liên quan hoặc ảnh hưởng đến ai? Tại sao
lại xảy ra như vậy? Người phóng viên không cần phải bình luận, lí giải gì
thêm, thậm chí không cần phải lộ mình là một nhân chứng lịch sử bằng cách
xưng Tôi trong bài viết ”[3, 31]. Xu hướng thứ hai thì cho rằng: “phóng sự là
một thể loại báo chí mang bản chất tổng hợp, kế thừa phong cách sáng tạo
của tất cả các thể loại báo chí khác (như tin, phỏng vấn, tường thuật, điều tra)
và cả văn học. Chính vì vậy, phóng sự vừa có khả năng phản ánh một bức
tranh tổng thể hoặc một lát cắt tiêu biểu, độc đáo của hiện thực khách quan,
hoặc đi sâu khám phá số phận một con người hay một tập thể người trong
những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, cụ thể, lại vừa
có khả năng đem đến cho công chúng báo chí những cảm xúc thẩm mỹ từ cái
hay, cái đẹp của cuộc sống của con người cụ thể ”[3, 32].
Đối với từng tác giả cũng có những ý kiến khác nhau về phóng sự. Hai
giáo sư khoa báo chí, trường Đại học Jennesse : Stany Johnson và Jolian Narit
– tác giả cuốn sách Những người phóng viên toàn năng cho rằng: “Phóng sự là
một bài tường thuật hoặc một bài báo được phát triển hoặc xử lý có tính văn
học”[35, 48]. Quan niệm này công nhận phóng sự là một thể tài báo chí có khả
năng sử dụng các yếu tố văn học mà chất lượng, giá trị tùy thuộc vào nhân
cách người viết. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn đặc biệt chú trọng yếu tố thông
tin trong thể loại phóng sự.

Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

11
Nhà văn, nhà báo Mỹ Mark Twain cho rằng: “phóng sự chỉ là một sự
ghi chép máy móc đơn thuần sự việc chứ không phải là một công việc sáng
tạo”[35,49]. Quan niệm này loại bỏ yếu tố nghệ thuật của phóng sự và chỉ xem
phóng sự đơn giản chỉ là thể tài ghi chép, tường thuật. Đây là một cách nhìn
phiến diện, vì trong quá trình hình thành và phát triển của thể loại phóng sự
không chỉ dừng lại ở mức độ ghi chép mà còn hướng tới việc truy tìm nguyên
nhân, hướng giải quyết, sử dụng bút pháp nghệ thuật linh hoạt tạo nên sức hấp
dẫn đối với bạn đọc.
Giáo sư Pơrômin, khoa báo chí, trường Đại học Lômônôxốp khẳng định
“phóng sự là một cách đặc biệt để thông tin về một sự việc đó diễn ra trước
mắt người viết. Thực chất phóng sự là đưa tin về hoạt động của con người
nghĩa là trước hết phải nêu được những hoạt động của con người”[35, 49].
Quan niệm trên nhấn mạnh đối tượng của phóng sự là những hoạt động của
con người trong đời sống xã hội, đồng thời thừa nhận tính sinh động, hấp dẫn
của những thông tin được nêu lên trong phóng sự.
Ở Việt Nam, thể loại phóng sự ngay từ khi mới ra đời đã nhận được
không ít ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề khái niệm về thể loại này. Vũ
Ngọc Phan đã viết : “Những thiên phóng sự xứng với cái tên của nó đều có cái
chức vụ giúp cho người đời, trong sự đào thải và cải cách. Người viết phóng
sự chân chính bao giờ cũng là người bênh vực lẽ phải, bênh vực sự công
bình”[3, 34]. Như vậy, trách nhiệm của nhà viết phóng sự là phải dấn thân, tìm
tòi, khai phá những mảng hiện thực khác nhau của cuộc sống, nhằm tạo ra
thiên phóng sự hấp dẫn, có giá trị cải tạo xã hội.
Vũ Trọng Phụng – ông “vua phóng sự đất Bắc” lại viết “phóng sự là
một thiên truyện kể với cơ sở mà nhà báo đã từng mắt thấy, tai nghe, trừ phi là

một thiên “phóng sự trong buồng” nhà báo nghe người ta kể lại cái mà mình
chưa biết bằng tai, bằng mắt. Tôi hết sức tránh cái kiểu viết phóng sự như
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

12
vậy”(trích thư gửi vợ chồng Nguyễn Văn Đạm và Đồng Thị Bích Khuê ngày
31- 12- 1935).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “phóng sự là một thể loại
thuộc ký, nhằm ghi chép cụ thể tình hình về một vấn đề, một sự việc nào đó, có
ý nghĩa thời sự. So với tùy bút, bút ký, phóng sự có mục đích cụ thể, trực tiếp,
phạm vi sự việc và địa điểm được quy định chặt chẽ. Đó là thể văn gần khoa
học hơn là yếu tố trữ tình”[35, 51]. Quan niệm này nhấn mạnh đến việc tường
thuật cụ thể một sự việc nào đó. Phóng sự có giá trị ở chỗ nó phải thể hiện
những vấn đề có tính cấp thiết. Ngoài ra, phóng sự có tính văn học nhưng
không được lấn át phần thông tin.
Tác giả Đức Dũng trong cuốn Các thể ký báo chí cho rằng: “Phóng sự
là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí có khả năng trình bày, diễn tả
những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh,
phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống
động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt,
ngôn ngữ giàu chất văn học”[5, 83]. Quan niệm này chú ý đến vai trò của
người viết phóng sự trong việc phản ánh một cách sinh động, hấp dẫn các vấn
đề của hiện thực.
Giáo sư Phương Lựu nhấn mạnh tính chất chính luận của phóng sự:
“Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực dồi dào và nóng hổi( ) Nội
dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và
giải quyết. Phóng sự do đó, mặc dù chất liệu chủ yếu vẫn là người thật việc
thật nhưng có màu sắc chính luận ”[43, 299].

Nhà báo Ngọc Vinh có quan điểm: “Phóng sự, theo tôi, đó là một (hay
những câu chuyện) về hiện thực ngồn ngộn của đời sống, được kể lại(cho bạn
đọc) một cách trung thực và đầy cảm xúc qua ngòi bút báo chí” [32, 19].
Nhà báo Phan Quang (nguyên chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam) nhấn
mạnh tầm quan trọng của sự kiện mang phóng sự phản ánh và tác động của nó
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

13
đối với công chúng trong xã hội: “Phóng sự phản ánh tương đối đầy đủ quá
trình của một sự kiện (hay nhiều sự kiện) có quan hệ nhân-quả, dẫn người đọc
đến một suy nghĩ nào đó chứ không phụ thuộc vào cách viết bay bướm, dài hay
ngắn”[40, 2].
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Một thể thuộc loại hình ký.
Phóng sự ghi chép kịp thời nhưng vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận
một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc
nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối với một địa phương hay toàn xã
hội(…).Việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện
pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở một mức
độ nhất định) của nhân vật khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể trở
thành văn học, một số tác phẩm thuộc loại này thường được chấp nhận như là
những tác phẩm văn học có giá trị”[11, 213].
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy các quan niệm về phóng sự vẫn
chưa đi đến một ý kiến chung. Căn cứ trên góc độ nghề nghiệp của mình, mỗi
nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà văn lại đưa ra quan điểm khác nhau về thể loại
này. Các nhà văn coi phóng sự là một sản phẩm tinh thần của văn học nghệ
thuật. Còn các nhà báo lại coi phóng sự là một thể loại nằm trong hệ thống thể
loại báo chí. Để có ý thức minh xác về thể loại này, chúng ta có thể coi phóng
sự là “sản phẩm lưỡng hợp văn học – báo chí”[4, 6]. Với cách hiểu như vậy,

phóng sự vẫn mang những đặc trưng cơ bản của báo chí như đặc trưng truyền
tải thông tin chính xác, kịp thời, khách quan, cụ thể. Đồng thời trong sự giao
duyên giữa báo chí và văn học, phóng sự cũng trở nên đậm chất nghệ thuật
hơn ở các khía cạnh như cái “tôi” tác giả giàu cảm xúc, sử dụng bút pháp nghệ
thuật linh hoạt, tính tiểu thuyết hóa, ngôn ngữ biểu cảm.
Đến đây, có thể nhận định : phóng sự là sản phẩm giao duyên giữa báo
chí và văn học, phản ánh những thông tin thời sự về người thật, việc thật trong
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

14
một quá trình phát sinh, phát triển. Việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt
của văn học làm cho phóng sự vốn từ báo chí có thể trở thành văn học.
Căn cứ vào nhận định trên, luận văn tiến hành công việc tìm hiểu đặc
điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật phóng sự của Trọng Lang nhằm khẳng
định thêm nét độc đáo của thể loại phóng sự nhất là phóng sự Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945.
1.2. Khái lược về phóng sự Việt nam giai đoạn 1930 – 1945
1.2.1. Nguồn gốc của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
1.2.1.1. Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là sự kế thừa và phát
triển thể ký trung đại
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng : phóng sự bắt đầu manh nha từ những
tác phẩm ký có tính người thực, việc thực như Thượng kinh ký sự (Lê Hữu
Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia
Văn Phái). Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là kết quả của sự tiếp
nối, phát triển thể ký truyền thống. Xét về nguồn gốc bản chất, ký sự trung đại
là loại hình văn học có tính nguyên hợp văn – sử song tồn. Trong quá trình vận
động và phát triển của thể loại, hai yếu tố văn và sử có sự phân lập, chia tách.
Ký truyền thống chỉ coi trọng yếu tố sử (mô tả, ghi chép sự kiện), còn yếu tố

văn (cảm xúc về sự kiện) bị lấn át trở nên mờ nhạt.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng sự ra đời của phóng sự
dường như không có mối liên hệ nào với văn học truyền thống. Họ xem phóng
sự là sản phẩm hoàn toàn mới của lịch sử, nảy sinh trong mối liên hệ giữa văn
học và báo chí. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại Việt Nam quan niệm
phóng sự “là lối văn hoàn toàn mới ở nước ta” đồng thời “là đứa con đầu
lòng của nghề viết báo”. Trong tập bài giảng về môn phóng sự tại khóa huấn
luyện văn nghệ kháng chiến 1950, Nguyễn Đình Lạp cũng xem phóng sự là
một thể loại “được nhập cảng” từ nước ngoài vào Việt Nam và được “ba
chàng họ Vũ”(Vũ Bằng, Vũ Đình Chí, Vũ Trọng Phụng) sử dụng thành thục,
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

15
do vậy “phóng sự mới thành một nghệ thuật được bàn đến trong văn học Việt
Nam khoảng năm 1932 - 1933”.
Nếu xét riêng về góc độ truyền thống hoặc hiện đại, chúng ta sẽ không
thể có được một cái nhìn thấu đáo về nguồn gốc ra đời của thể loại phóng sự.
Mặc dù Vũ Ngọc Phan khẳng định “phóng sự là lối văn hoàn toàn mới” nhưng
xét về góc độ tiếp nối truyền thống, ông cũng thấy rằng “phóng sự và ký sự là
hai anh em đồng bào song sinh”. Như vậy, phóng sự hiện đại vẫn có nguồn
mạch sâu xa từ ký sự trung đại, đồng thời có kế thừa và phát triển thêm một số
yếu tố về mặt thể loại.
So sánh hai thể loại ký sự trung đại với phóng sự hiện đại nhằm tìm ra
mối liên hệ giữa chúng là một công việc cần thiết. Ký sự trung đại và phóng sự
hiện đại đều nỗ lực ghi chép, mô tả chân thực sự kiện khách quan. Nhưng
điểm chung này lại được tạo dựng trên cơ sở khác nhau. Đối với ký sự trung
đại, tác giả là người đứng ngoài sự kiện, chạy theo sự kiện theo kiểu biên niên
sử. Còn đối với phóng sự hiện đại, tác giả thường chủ động tham dự sự kiện,

tự do lựa chọn sự kiện, tự do thể hiện cảm xúc, quan điểm chủ quan của mình.
Người viết phóng sự có thể chủ động lựa chọn cho mình một cách tiếp cận bản
chất sự kiện, một phương pháp mô tả và biểu hiện riêng. Trong phóng sự yếu
tố văn lại nổi trội hơn yếu tố sử. Mặc dù, có nguồn gốc từ ký truyền thống
nhưng yếu tố sử trong phóng sự nhạt dần. Vai trò của người viết sử được thay
thế bằng vai trò của người sáng tạo nghệ thuật. Yếu tố văn học thể hiện từ cách
đặt tên cho từng chương, từng phần trong phóng sự. Tác giả viết ký truyền
thống thường chỉ đặt tên theo những chương hồi rất dài. Ngược lại cách gọi tên
chương mục của phóng sự ngắn gọn, súc tích, mang tính thẩm mỹ. Cái “tôi”
của người viết phóng sự tạo được bản sắc, dấu ấn riêng chứ không mờ nhạt
như người chép sử. Tác giả phóng sự được bộc lộ những quan điểm cá nhân và
cho từng vấn đề cụ thể.
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

16
Như vậy, ký sự và phóng sự là hai thể loại khác nhau ra đời trong hoàn
cảnh khác nhau và mang đặc trưng thẩm mỹ khác nhau nhưng giữa chúng có
mối liên hệ kế thừa và phát triển. Phóng sự Việt Nam 1930 – 1945, trên cơ sở
kế thừa và phát triển thể ký trung đại cùng với dấu ấn của thời đại đã đạt được
những thành tựu đặc sắc.
1.2.1.2. Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 là sản phẩm của những
biến động dữ dội về mặt lịch sử xã hội
Lịch sử dân tộc ta vào những năm ba mươi của thế kỷ XX dồn dập
những biến cố dữ dội tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của phóng sự.
Trên thực tế, không phải ở bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào, phóng sự cũng
đều xuất hiện và phát triển nở rộ như nhau. Nói cách khác, hoàn cảnh làm xuất
hiện phóng sự phải là hoàn cảnh “có vấn đề”. Phóng sự ra đời ở những thời
điểm mà đời sống xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ, phức tạp, thu hút sự

quan tâm chú ý của công chúng và dư luận. Phóng sự là thể loại bám sát và
phản ánh trung thực bức tranh đời sống xã hội. Lịch sử nước ta giai đoạn 1930
-1945 có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, xã hội đồng thời tạo ra một
thời đại phát triển văn học rực rỡ với sự phong phú của hệ thống thể loại.
Phóng sự Việt Nam 1930 -1945 đã kịp thời nắm bắt những chuyển động của
bánh xe lịch sử, những bước thay đổi trong đời sống và tâm hồn Việt để phản
ánh và góp phần cải tạo hiện thực xã hội.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị trên đất nước ta.
Cùng với gót giày xâm lược, một loạt những biến động về đời sống xã hội,
phong tục, tập quán đã diễn ra. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, làm
cho chính sách khai thác thuộc địa ngày càng được đẩy mạnh, như cướp ruộng
đất, lập đồn điền cao su, tăng sưu thuế, bán thuốc phiện, nhổ lúa trồng bông
Số phận người nông dân ngày càng điêu đứng, bần cùng. Không có ruộng để
trồng cấy, họ phải bỏ quê đi làm ăn xa, cuộc sống bấp bênh. Công nhân gia
tăng về số lượng, họ trở thành người vô sản, đi làm thuê phải chịu sự áp bức
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

17
tồi tệ của ông chủ. Công nhân và nông dân là hai tầng lớp dưới đáy của xã hội.
Chính sách áp bức, bóc lột tạo nên mâu thuẫn không thể dung hòa giữa nông
dân và địa chủ, công nhân và tư sản. Khi mâu thuẫn lên đến cao trào sẽ tạo nên
cuộc cách mạng dữ dội đòi quyền công bằng, tự do, độc lập. Thời kỳ đầu thế
kỷ XX cho đến trước cách mạng tháng Tám là một thời kỳ lịch sử phức tạp.
Đây là thời kỳ ách cai trị của thực dân Pháp vấp phải phong trào đấu tranh
quyết liệt của người Việt Nam yêu nước. Từ những cuộc biểu tình cho đến
khởi nghĩa Yên Bái, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh Sự kiện này ảnh hưởng
to lớn đến đời sống chính trị, xã hội cũng như đối với văn đàn, báo chí.
Xã hội Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp xuất hiện thêm các

tầng lớp giai cấp mới như tiểu tư sản, tư sản, công nhân. Trong lúc nhân dân
lao động bị bần cùng hóa và lưu manh hóa thì bọn quan lại người Pháp và tư
sản mại bản lại sống cuộc đời xa hoa, dâm đãng. Bọn thực dân thực hiện chính
sách ngu dân và trụy lạc hóa thanh niên. Ở các thành thị, các tiệm hút, nhà
chứa, sòng bạc xuất hiện ngày càng nhiều. Phong trào Âu hóa, “vui vẻ trẻ
trung”, làm cho thế hệ trẻ ngày càng ăn chơi sa đọa trong các tiệm nhảy, hộp
đêm, nhà chứa.
“Chính những sự thật nóng bỏng và bức xúc của đời sống xã hội lúc đó
đã làm nên động lực thôi thúc lương tâm người cầm bút (…).Gần với cảm
hứng phản ánh thực tại của văn học hiện thực phê phán, nhưng trong phóng
sự mọi khoảng cách từ thông tin sự kiện tới công chúng đều được rút ngắn tới
mức tối đa, cuộc sống được tái hiện trong tầm nhìn cận kề, trở nên sát thực,
sinh động, cập nhật và đa màu sắc hơn”[27, 74]. Hiện thực là mạch nguồn dồi
dào cho phóng sự ăn sâu, bén rễ: “bằng một lối tả thực như văn ký sự, trào
phúng như văn châm biếm, cảm người ta như văn tiểu thuyết, mà trong lại bao
gồm tất cả lối bút chiến về việc, nói tóm lại, dùng cái lối tạo nên một thể linh
hoạt và có hiệu lực vô cùng: lối phóng sự”[3, 24]. Những biến động của lịch
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

18
sử xã hội, đã góp phần tạo nên “một thời đại phóng sự hoành tráng và rực
rỡ”[27, 74].
1.2.1.3. Phóng sự giai đoạn 1930 – 1945 là con đẻ của quá trình văn hóa và
văn học phương Tây ảnh hưởng vào Việt Nam
Giai đoạn 1930 – 1945 có thể được coi là thời điểm lịch sử quan trọng
của buổi giao thời Âu – Á. Cùng với sự thống trị của Pháp, nền văn hóa, văn
học phương Tây xâm nhập, ảnh hưởng mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu
làm thay đổi một loạt các quan điểm, tư tưởng của thế hệ nhà nho truyền

thống, tác động vào đời sống tinh thần người dân một cách tinh vi nhất.
Vào những năm này, lợi dụng chính sách “Pháp – Việt đuề huề” của
chính phủ Pháp, hàng loạt thanh niên trí thức Việt Nam lên đường du học tại
các nước Nhật, Pháp. Khi trở về nước, một số người như Hoàng Tích Chu, Đỗ
Văn, Tạ Đình Bích đã làm nên cuộc cải cách trong nghề báo. Họ áp dụng
vào Việt Nam lối viết báo đã học được từ phương Tây. Phóng sự Tôi kéo xe
của Tam Lang được coi là mở đầu cho thể loại phóng sự được in trên tờ báo
Đông – Tây vào tháng 8 năm 1932 nơi mà Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn đang
điều khiển tờ báo. Tác giả Hoàng Tích Chu đã cho ra hàng loạt bài báo nêu lên
những thông tin thời sự nóng hổi, chân xác với lối văn gọn gàng, trong sáng
của người Pháp. Hoàng Tích Chu, Đỗ Văn đã làm nên cuộc “cách mạng” trong
nghề báo. Cuộc thay đổi này tạo cơ hội cho sự ra đời các thể loại báo chí hiện
đại trong đó có phóng sự. Năm 1942, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong
Nhà văn hiện đại đã viết: “ở nước ta, nghề báo là một nghề mới có, nên
những thiên phóng sự xứng đáng với cái tên của nó, cũng chỉ mới ra đời trong
vòng mươi năm trở lại đây”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thì viết “vào
đầu những năm ba mươi của thế kỷ này(tức thế kỷ XX) cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của báo chí một thể loại văn mới ra đời: thể phóng sự”[3, 23]. Ông
Vương Trí Nhàn cũng có ý kiến cho rằng “phải đến thế kỷ XX, trong nền văn
học Việt Nam hiện đại, thì các thể văn thuộc loại ký như bút ký, phóng sự, tùy
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

19
bút, du ký mới trở nên những thể tài độc lập và có sự phát triển liên tục. Điều
này liên quan trước tiên đến quá trình trưởng thành của một công cụ thông tin
quan trọng là báo chí”[31, 1]. Báo chí ra nhiều là tiền đề cho phóng sự phát
triển. Sự gần gũi giữa văn học và báo chí là nhân tố làm cho báo chí trở nên
sinh động, thể bút ký, phóng sự có điều kiện nảy nở. Các nhà văn tích cực

tham gia vào công việc viết phóng sự làm gia tăng đội ngũ viết báo.
Vào những năm ba mươi của thế kỷ XX, các trường học phát triển cả về
số lượng và chất lượng, là điều kiện để tạo ra một lượng độc giả lớn của báo
chí Việt Nam. Mảnh đất tốt cho sự phát triển của báo chí là thành thị. Do ảnh
hưởng của văn hóa phương Tây, xã hội thành thị Việt Nam giai đoạn này với
tầng lớp thị dân đông đúc gồm công nhân, tư sản, tiểu thương, trí thức Tây
học, me Tây, phu xe, gái điếm góp phần đáng kể vào việc đem đến cho
phóng sự nguồn đề tài phong phú và số lượng công chúng ngày càng gia tăng.
Luồng gió phương Tây thổi vào xã hội Việt Nam nghìn năm phong kiến,
lạc hậu và đóng kín làm cho tư tưởng và nếp sống của người Việt có sự thay
đổi đáng kể, từ những điều sâu xa, tinh vi nhất. Nhu cầu trao đổi, cập nhật
thông tin của công chúng ngày càng cao đòi hỏi “người viết phóng sự phải có
thói quen xông xáo, khả năng khơi gợi vấn đề thu hút được sự chú ý của dư
luận”[31, 3]. Công chúng báo chí không còn hứng thú với tiểu thuyết lãng mạn
mà đòi hỏi phải có những tác phẩm phóng sự vừa phản ánh chân xác về hiện
thực vừa giàu cảm xúc. Bản thân người viết văn, làm báo cũng có sự thay đổi
quan niệm sáng tác cho phù hợp với hiện thực đời sống biến đổi hàng ngày và
nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Từ đầu thế kỷ XX, dưới tác động của văn
hóa, văn học phương Tây, nền văn hóa, văn học Việt Nam dường như đã tiến
hành một cuộc lột xác có sự kế tiếp và những bước ngoặt chưa từng có. Quan
niệm sống thay đổi, tâm lý con người hiện đại luôn đặt ra những câu hỏi đầy
ám ảnh về bản thể của sự tồn tại. Phóng sự có những tác động sâu xa đến tâm
lý con người “người ta không chỉ cần lời khuyên, người ta trước tiên muốn
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định

20
biết hình ảnh của chính mình. (…)những ký sự, phóng sự tương đối dài đưa ra
những toàn cảnh rộng lớn, kèm theo sự phân tích tỉ mỉ, mới thật là cho người

ta biết mình một cách đầy đủ”[31, 2]. Trong số các thể loại báo chí, phóng sự
không chỉ có khả năng đưa tin mà con khai thác vấn đề từ nhiều khía cạnh,
phục vụ cho thị hiếu đang thay đổi của bạn đọc, thúc đẩy tiến trình hiện đại
hóa của văn học dân tộc.
Đầu thế kỷ XX, kỹ thuật in ấn ở nước ta được hiện đại hóa. Hàng loạt
nhà xuất bản, in ấn ra đời đáp ứng nhu cầu phát triển của báo chí. Vì thế, báo
chí ngày càng phổ biến trong đời sống tinh thần của người dân.
Từ đặc điểm của phóng sự và bối cảnh xã hội như vậy, chúng ta thấy
rằng các nhà văn, nhà báo Việt Nam thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng phong cách
phóng sự Tây phương. Những phóng sự nổi tiếng như Khói lửa của Hăngri
Babuýt, Viết dưới giá treo cổ của J. Phuxich có tác động mạnh đến quan niệm
và xu hướng viết phóng sự của nhà văn, nhà báo nước ta lúc đó.
Cùng với sự phát triển của văn học giai đoạn 1930 – 1945, sự gia tăng
của một lớp nhà văn tài năng chịu ảnh hưởng của Tây học, báo chí ngày càng
đa dạng về thể loại. Thể phóng sự đã phát triển nở rộ với những tên tuổi Tam
Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Trọng Lang Các tác giả đều tập trung
khai thác những uẩn khúc ẩn đằng sau cuộc sống phù hoa đô hội ở thành thị
hay cuộc sống thanh bình ở nông thôn. Số phận con người hiện lên sinh động
chân thực mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Như vậy, thể loại phóng sự ở Việt Nam được xuất hiện từ những năm ba
mươi thế kỷ XX do hoàn cảnh biến động của lịch sử thúc đẩy, có sự tham gia
của các nhà văn vào địa hạt báo chí và do công chúng báo chí đòi hỏi. Đồng
thời, phóng sự cũng tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương
Tây đặc biệt là Pháp. Bên cạnh đó, phóng sự cũng có nền tảng vững chắc từ
thể ký truyền thống. Do vậy, xét về mặt thể loại, phóng sự đã kết hợp được nét
truyền thống và hiện đại, là kết quả của mối giao duyên giữa văn học và báo
Đặc điểm phóng sự Trọng Lang

Nguyễn Thị Định


21
chí. Cho đến nay, mặc dù, số tác phẩm và tác giả còn đứng vững tên tuổi
không nhiều nhưng phóng sự giai đoạn 1930 – 1945 cũng đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể.
1.2.2. Thành tựu của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
Trải qua những thăng trầm của thời gian, phóng sự Việt Nam ngày càng
phát triển, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Xét qua các giai đoạn biến thiên
của phóng sự, chúng ta có thể thấy, ở giai đoạn 1930 – 1945 phóng sự Việt
Nam đã có một bước phát triển đột biến rực rỡ. Tam Lang, Vũ Trọng Phụng là
hai cây bút đặt nền móng cho phóng sự thời kỳ này. Tiếp đến là hàng loạt tác
phẩm phóng sự có giá trị của các tác giả khác. Bạn đọc yêu mến thể phóng sự,
chắc hẳn sẽ rất ấn tượng với Tôi kéo xe của Tam Lang; Cạm bẫy người, Kỹ
nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục Xì, Một huyện ăn tết của Vũ Trọng
Phụng; Tập án cái đình, Việc làng của Ngô Tất Tố; Ngoại ô, Ngõ hẻm, Thanh
niên trụy lạc của Nguyễn Đình Lạp; Trước vành móng ngựa của Hoàng Đạo;
Hà Nội lầm than, Làm tiền, Làm dân của Trọng Lang; Tôi làm xiếc của Tạ
Hữu Thiện; Phù du và nhan sắc của Lãng Tử; Hầu thánh của Lộng Chương
Với hơn 4000 trang in (3 tập), bộ Phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, chủ biên
Phan Trọng Thưởng đã cung cấp cho chúng ta tài liệu xác thực về thành tựu,
diện mạo của văn học Việt Nam thời kỳ này. Theo sự thống kê của các tác giả
Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn qua 3 tập sách Phóng sự
Việt Nam 1932 – 1945, xuất bản năm 2000 thì chỉ riêng thời kỳ này có sự góp
mặt của 63 tác giả với hơn 120 tác phẩm phóng sự tiêu biểu. Phóng sự Việt
Nam giai đoạn 1932 – 1945 có lực lượng sáng tác hùng hậu. Bên cạnh đội ngũ
các nhà viết phóng sự chuyên nghiệp là đông đảo các nhà văn đã giành tâm
huyết cho thể loại này. Ra đời trong điều kiện xã hội và văn học khá đặc biệt,
do đó những thành tựu của phóng sự cũng nằm trong quy luật phát triển chung
của văn học. Hầu hết các tác giả viết phóng sự đồng thời là những nhà văn nổi
tiếng thuộc trào lưu hiện thực phê phán như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,

×