Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
MỤC LỤC
Lớp: Đầu tư 51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
CSH : Chủ sở hữu
TCTD : Tổ chức tín dụng
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
HTX : Hợp tác xã
CTCP : Công ty cổ phần
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
HĐTC : Hoạt động tài chính
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
LNST : Lợi nhuận sau thu
Lớp: Đầu tư 51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Lớp: Đầu tư 51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành Ngân hàng càng tỏ rõ vị trí quan
trọng hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước. Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại
hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt
là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là Ngân hàng lớn nhất
Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số
lượng khách hàng.Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất
Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng
khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển
kinh tế của đất nước.
Ngân hàng là người bỏ vốn đầu tư nên luôn ý thức đầy đủ hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó công tác thẩm định tài chính dự
án đầu tư đặc biệt quan trọng. Qua nghiên cứu thực tế công tác thẩm định tài chính
dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Sơn La đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục và giải quyết.
Vì tính cấp bách, tầm quan trọng của công tác này, sau một thời gian thực tập tại chi
nhánh NHNo & PTNT Thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La em quyết định lựa chọn đề
tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo & PTNT
Thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La”. Trong khóa luận này gồm có 2 chương:
Chương I: Thực trạng thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT
Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La thời gian qua (2008-2012).
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay
vốn tại NHNo&PTNT thành phố Sơn La trong thời gian tới (2013-2018).
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ
phòng tín dụng chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Sơn La đã tận tình giúp đỡ
em trong thời gian thực tập tại chi nhánh. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới thầy
giáo PGS.TS Phạm Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn em từng bước hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI
NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ SƠN LA – TỈNH SƠN LA
TRONG THỜI GIAN QUA (2008-2012)
I. Đặc điểm của chi nhánh NHNo & PTNT Sơn La
1. Hình thành và phát triển
Năm 1996, sau hơn15 năm thực hiện công cuộc đổi mới do đại hội VI của
Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng, hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam đã từng
bước trưởng thành. Những kết quả đáng khích lệ của NHNo & PTNT Việt Nam
trong hoạt động ngân hàng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên
mọi miền đất nước đã khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực của một ngân hàng
thương mại hàng đầu, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
NHNo & PTNT Thành phố Sơn La là chi nhánh trực thuộc NHNo& PTNT
Tỉnh Sơn La được thành lập theo quyết định số 208/QĐ/HĐQT/TCCB ngày
28/05/2004 của Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam.Là một ngân hàng thương
mại quốc doanh có chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối
với các thành phần kinh tế trên địa bàn. Sự ra đời của Chi nhánh NHNo & PTNT
thành phố Sơn La đã thể hiện quyết tâm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
NHNo & PTNT Việt Nam trong chiến lược củng cố và giữ vững thị trường nông
thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị trường thành thị đánh dấu bước
phát triển về lượng và chất của hệ thống ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Sơn La.
Từ khi thành lập đến nay NHNo & PTNT thành phố Sơn La luôn chấp hành
nghiêm chỉnh đường lối của nhà nước, luật Ngân hàng và luật của các tổ chức tín
dụng. Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn,
tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác đầu tư đối với các đơn vị kinh tế, hộ sản xuất kinh
doanh, hộ thiếu vốn sản xuất theo đúng quy định và thể lệ của ngành.
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
• Năm 2004, chi nhánh bước vào năm đầu tiên ổn định tổ chức và từng bước
triển khai khảo sát tiếp cận thị trường. Những ngày đầu lập chi nhánh, nguồn vốn
ban đầu chỉ có hơn 10 tỷ đồng, số cán bộ viên chức 12 người.
• Năm 2005, chi nhánh đã quan tâm đến việc mở rộng cho vay các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, công ty tư nhân, công ty cổ phần và hộ sản xuất giúp
chuyển dịch dần cơ cấu đầu tư.
• Năm 2006, nghiệp vụ thẻ tín dụng nội địa đang dần hoàn thiện và đi vào hoạt
động.
• Năm 2007, chi nhánh đã có 38 cán bộ viên chức, đã phát hành được 2.711
thẻ ATM, 4.275 khách hàng mở tài khoản và sử dụng thẻ ATM với số tiền gửi đến
31/12/2007 là 15.735 triệu đồng.
• Năm 2008, tình hình kinh tế liên tục biến động, chỉ số giá tiêu dùng tăng đột
biến ( 9.19%), đặc biệt giá vàng, giá USD biến động mạnh gây tâm lý cho người gửi
tiền. Thị trường tiền tệ có nhiều biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Lãi suất huy động tăng cao chưa từng có trong những năm gần đây, đến
những tháng cuối năm lãi suất cả huy động và cho vay lại biến động giảm mạnh.
Tổng nguốn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt 241.419 triệu đồng.
• Năm 2009, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và Sơn La có mức phát
triển khả quan. Tổng nguồn vốn tự huy động đạt 287.157 triệu đồng. Phát triển các
dịch vụ ngân hàng như phát hành được 3.474 thẻ ATM với số tiền gửi 8.301 triệu
đồng.
• Năm 2010, toàn chi nhánh TP Sơn La có 49 cán bộ.Tốc độ tăng trưởng của
nguồn vốn huy động là 15% đạt 351.133 triệu đồng.Tiếp tục thực hiện tốt phân loại
khách hàng, nâng cao chất lương tín dụng.
• Năm 2011, áp dụng các hình thức huy động linh hoạt đồng thời có chính
sách lãi suất hợp lý.
• Năm 2012, công tác huy động vốn vượt chỉ tiêu KH đạt 504.125 triệu đồng.
Thực hiện kiểm soát xử lý tốt nợ quá hạn và nợ xấu triệt để và đạt hiệu quả cao
2. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Sơn
La:
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, NHNo&PTNT TP Sơn La cũng
đảm nhiệm 3 chức năng cơ bản như sau:
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
• Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết
kiệm thành đầu tư.
• Tạo phương tiện thanh toán. Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản
tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng
và dịch vụ.
• Trung gian thanh toán. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị
hàng hoá và dịch vụ. Bên cạch đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông
qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán
Nhiệm vụ của ngân hàng là khai thác thị trường khu vục và thực hiện những
chương trình của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam.Cho
đến nay, chức năng của chi nhánh chủ yếu là huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi
trong các tổ chức kinh tế và dân cư để cho vay với tất cả thành phần kinh tế . Với
quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên cùng với sự đa dạng hóa hoạt động và nâng
cao chất lượng kinh doanh, chi nhánh đã thực sự trưởng thành và thành công đóng
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La và của cả nước.
3. Mô hình tổ chức chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Sơn La:
NHNo&PTNT thành phố Sơn La là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc,
trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam,hoạt động theo qui định của pháp luật về một
ngân hàng thương mại; chịu sự quản lý điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam về
tổ chức và hoạt động. Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Sơn La có mạng lưới
hoạt động khá lớn gồm Trung tâm giao dịch chính và 4 phòng giao dịch trực thuộc,
toàn chi nhánh có 48 cán bộ.
Sau hơn 20 năm hoạt động cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ công nhân viên tại
NHNo&PTNT TP Sơn La đã ngày càng được kiện toàn.Chương trình đào tạo và đào
tạo lại cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý được đặt ra.Việc nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ luôn được coi trọng đào tạo toàn diện như: tín dụng, kế toán ngân hàng,tin
học, ngoại ngữ, pháp luật , marketing, quản lý, chính trị Cùng với công tác chuyên
môn, ban lãnh đạo ngân hàng cũng giành sự quan tâm cho công tác tu dưỡng và rèn
luyện đạo đức cán bộ công nhân viên, thường xuyên tổ chức các phong trào, cuộc thi
nhằm nâng cao tinh thần cũng như năng lực cho cán bộ.Nhờ những nỗ lực không
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
ngừng nghỉ đó mà hôm nay NHNo&PTNT thành phố Sơn La tự hào với đội ngũ cán
bộ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có phẩm chất đạo đức tốt.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT thành phố Sơn La bao gồm:
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT thành phố Sơn La
(Nguồn: Phòng giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Sơn La)
4. Đặc điểm hoạt động của chi nhánh ảnh hưởng đến hoạt động thẩm
định dự án
4.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá nhân tổ chức
là hoạt động chính của ngân hàng.Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và
các tổ chức kinh tế – xã hội đang hoạt động trên địa bàn, NHNo&PTNT Thành phố
Sơn La - Tỉnh Sơn La đã liên tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, về kỳ
hạn nguồn vốn đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền.
Do đó lượng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của
Ngân Hàng các bảng sau thể hiện rõ điều này:
Bảng 1: Nguồn vốn huy động theo loại tiền:
Đơn vị: triệu đồng, %
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
5
Phòng
kế toán
ngân quỹ
Phòng
kiểm tra,
kiểm soát
nội bộ
Phòng tín
dụng trung
tâm
Phòng
hành chính
Ban giám đốc
Các phòng giao dịch trực
thuộc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Nguồn
vốn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Nội tệ 120.47 99,5% 164.25 99,47% 192.74 99,21% 238.72 98,88% 289.65 98.91%
Ngoại
tệ
594 0,5% 867 0,53% 1.532 0,79% 2.7 1,12% 3.2 1.09%
Tổng
cộng
121.06 100% 165.12 100% 194.27 100% 241.42 100% 292.85 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2012 của chi
nhánh NHNo&PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La)
Theo bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các
năm chủ yếu là nội tệ, tỷ trọng nội tệ trong tổng số vốn huy động năm 2012 là
98,91% trong khi đó ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn 1,09%.
Bảng 2: Nguồn vốn huy động theo thời hạn.
Đơn vị: Triệu đồng, %
Thời hạn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Không
kỳ hạn
22.472 18,56% 25.336 15,34% 28.981 15% 28.905 12% 40.50 13.56%
Kỳ hạn <
12 tháng
17.369 14,35% 18.218 11,03% 7.078 3,59% 112.73 46,7% 120.21 40.25%
Kỳ hạn >
12 tháng
81.219 67,09% 121.56 73,63% 158.15 81,41% 99.786 41,3% 137.95 46.19%
Tổng
cộng
121.06 100% 165.12 100% 194.27 100% 241.42 100% 298.65 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2012 của chi
nhánh NHNo&PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La)
Qua biểu đồ ta thấy, từ năm 2008 đến năm 2012 tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn
trên 12 tháng nhìn chung là tăng lên rõ rệt từ 67,09% (năm 2008) đến 81,41% (năm
2010), nhưng đến năm 2011 tình hình kinh tế biến động, lãi suất huy động luôn biến
đổi gây ảnh hưởng tới tâm lý người gửi tiền, người gửi tiền chuyển sang gửi tiền với
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
kỳ hạn ngắn.Điều này làm cho tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng giảm đột
biến chỉ còn 41, 3% năm 2011, tăng dần lên năm 2012 là 46,19%.
Bảng 3: Tính chất nguồn vốn huy động
Đơn vị: Triệu đồng, %
Tính chất nguồn vốn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Tiền gửi của dân cư 104.65 86,44% 143.72 87,04% 170.19 87.60% 214.04 88,6% 266.40 89,2%
Tiền gửi của các TCKT 12.984 10,73% 15.021 9,1% 16.857 8,68% 16.735 7% 18.52 6,2%
Tiền gửi của các TCTD
& BHXH
3.427 2,83% 6.375 3,86% 7.227 3,72% 10.643 4,4% 13.74 4,6%
Tổng cộng 121.06 100% 165.12 100% 194.27 100% 241.42 100% 298.65 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2012 của chi
nhánh NHNo&PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La)
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
* Đặc điểm:
- Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNo &
PTNT thành phố Sơn La –tỉnh Sơn La chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư chiếm tỷ
trọng tới 89,2% năm 2012.
- Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng chưa phù hợp với tốc độ
tăng trưởng tín dụng, trong kết cấu nguồn huy động tại địa phương thì tiền gửi tiết
kiệm của dân cư là nguồn mang tính ổn định cao.
- Nguồn vốn huy động ngắn hạn (dưới 1 năm) chiếm tỷ trọng lớn do đó Chi
nhánh đã gặp không ít những khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu vay vốn
trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế.
* Ảnh hưởng đến công tác thẩm định:
- Nguồn vốn huy động ngày một tăng trong đó chiếm tỷ trọng lớn là nguồn
tiền gửi từ dân cư – nguồn vốn này có tính ổn định cao tạo tiền đề vững chắc cho
công tác cho vay. Vì vậy, cho phép Ngân hàng có điều kiện để tiếp nhận nhiều dự
án cho vay hơn và với quy mô lớn hơn.
- Do nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn nên việc thẩm định các dự án trung và
dài hạn còn hạn chế, khó khăn.
4.2. Hoạt động tín dụng
Cho vay là một hoạt động rất quan trọng.Chênh lệch giữa hoạt động huy động
vốn và cho vay tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng, do đó cần phải xác định rõ hiệu
quả của dự án, lựa chọn những dự án có hiệu quả.
NHNo&PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La nơi hoạt động tín dụng tập
trung chủ yếu ở đầu tư trung và dài hạn, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT
Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La lại tập trung chủ yếu ở tín dụng ngắn hạn. Kể từ
khi thành lập đến nay NHNo&PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La đã thực hiện
đầy đủ hoạt động của Ngân hàng đa năng tổng hợp, hoạt động tín dụng của Ngân
Hàng đã có những khởi sắc.
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Bảng 4: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT
Các
hình
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
1
Theo
loại
tiền
506.17 100% 651.33 100% 741.51 100% 830.32 100% 869.43 100%
a. Nội
tệ
488.42 96,49% 628.9 96,55% 715.63 96,51% 803.47 96,77% 841.87 96,83%
b.
Ngoại
tệ
17.755 3.51% 22.432 3,45% 25.877 3,49% 26.85 3,23% 27.561 3,17%
2
Theo
thành
phần
kt
506.17 100% 651.33 100% 741.51 100% 830.32 100% 869.43 100%
a.
Doanh
nghiệp
180.63 35,7% 250.85 38,51% 276.41 37,27% 298.63 35,96% 329.88 37.94%
b. Hộ
gia đình
325.54 64,3% 400.48 61,49% 465.1 62,73% 531.69 64,04% 539.55 62.06%
3
Theo
thời
gian
506.17 100% 651.33 100% 741.51 100% 830.32 100% 869.43 100%
a. Ngắn
hạn
368.61 72,8% 450.19 69,12% 532.67 71,83% 609.54 73,41% 669.02 76.95%
b.
Trung
và dài
hạn
137.5 27,2% 201.14 30,88% 208.83 28% 220.78 26,59% 200.36 23.05%
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2012 của chi
nhánh NHNo&PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La.)
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
* Đặc điểm:
- Nhìn chung chỉ tiêu dư nợ của NHNo&PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn
La là khá tốt. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng liên tục tăng lên qua các năm
với tốc độ tăng đều nhau và khá ổn định. Trong tổng dư nợ cho vay của Ngân Hàng,
dư nợ ngắn hạn năm 2008 là 368.61 triệu đồng đến năm 2012 đã tăng lên
669.02triệu đồng.
- Tỷ trọng cho vay ngắn hạn càng lớn thì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn
càng nhỏ và có xu hướng giảm dần theo thời gian: năm 2008 chiếm 27,2% đến năm
2011 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 23.05%.
- Dư nợ tăng trưởng chủ yếu được tập trung vào khu vực kinh tế hộ gia đình
sản xuất nông, lâm nghiệp, kinh doanh dịch vụ và vay đời sống, dư nợ cho vay đến
31/12/2012 chiếm 62,06%/ tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, điều đó cho thấy cho
vay đối với hộ sản xuất phát triển mạnh mẽ, thu được kết quả to lớn chứng minh sự
đúng đắn trong xác định đối tượng khách hàng chính của Ngân hàng.
- Chiến lược kinh doanh hướng về các hộ gia đình thể hiện qua mức tăng dư
nợ sản xuất trong 5 năm, năm 2012 đạt 539.55 triệu đồng nguồn thu vững chắc
quyết định kết quả tài chính luôn luôn có lãi của ngân hàng
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
* Ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án:
- Theo quy định hiện hành các tổ chức tín dụng không đựơc phép sử dụng quá
30% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.Trong khi nguồn vốn huy động của
NHNo&PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La phần lớn là ngắn hạn.Chính vì thế
Ngân Hàng chưa chủ động trong nguồn vốn cho vay trung hạn. Dẫn đến việc thẩm
định dự án cho vay trung, dài hạn gặp khó khăn.
- Việc thẩm định các dự án cho vay hộ sản xuất hiệu quả, vì vậy tạo tiền đề
cho việc hoạch định chính sách cho công tác thẩm định trong thời gian tới - giúp
thẩm định các dự án đối tượng hộ gia đình gặp nhiều thuận lợi.
4.3. Các hoạt động khác
- Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ: Đã và đang tiếp tục củng cố nâng cao về
mặt chất lượng, số lượng nhằm tham mưu giúp Ban lãnh đạo đưa ra quyết định
đúng đắn trong quản trị điều hành, hạn chế những tiềm ẩn rủi ro và làm đầu mối cho
các đoàn thanh tra của NHNN, đặc biệt là trong công tác thẩm định dự án cho
vay.Tuy nhiên công tác kiểm tra mới chỉ thực hiện ở mức chọn mẫu nhất là công tác
đối chiếu.Nhìn chung công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ kịp thời, hiệu quả giúp
cho cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán cũng như các nghiệp vụ khác kịp thời sửa
chữa những sai sót và hoàn thiện đồng bộ hơn.
- Hoạt động dịch vụ và công tác kế toán ngân quỹ ngày càng có những bước
cải thiện giúp cho hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn, là cơ sở ảnh hưởng gián tiếp
đến việc cải thiện chất lượng công tác thẩm định dự án cho vay. Cụ thể, hoạt động
dịch vụ của chi nhánh chưa phát triển mạnh, thu nhập từ hoạt động dịch vụ thấp.Chi
nhánh chưa triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Công tác kế toán ngân quỹ
được chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán theo quy định của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam .Công tác kế toán đã thể hiện vai trò tham mưu cho lãnh
đạo trong việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Chấp hành tốt chế độ tài
chính, quản lý an toàn tài sản, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ mới nâng cao trình
độ cho CBNV.Kế toán thanh toán hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác. Chấp hành
nghiêm túc chế độ quản lý tiền mặt của Ngân hàng nhà nước, Qua kiểm tra của
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
NHNN tỉnh chi nhánh luôn chấp hành tốt chế độ kho quỹ.Tăng cường chỉ đạo về
công tác thu chi tiền mặt, giao dịch nội bộ đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm
bảo an toàn về tiền và tài sản. s
4.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn thành phố Sơn La giai đoạn 2008-2012.
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 -2012 của chi nhánh
NHNo & PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La.
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
I Tổng vốn huy động 241.42 287.16 351.13 436.12 504
1 Vốn huy động tại chỗ 43.825 82.73 108.02 143.83 169
2 Vốn huy động khác 197.59 204.43 243.12 292.3 335
II Tổng dư nợ các NVKD 506.17 651.33 741.51 830.32 869.43
1 Cho vay ngắn hạn 368.61 450.19 532.67 609.54 669.02
2 Cho vay trung, dài hạn 137.5 201.14 208.83 220.78 200.36
III Gửi vốn điều hoà 148.13
IV Kết quả KD Lỗ, lãi (-,+) 2.935 3.764 5.168 5.935 6.243
(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của chi nhánh
NHNo&PTNT Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La.)
Tổng nguồn vốn thực hiện đến cuối năm 2012 là 504 triệu đồng, tăng 67.88
triệu đồng (+13,47%) so với năm 2011.
Tổng dư nợ và các hoạt động kinh doanh đến cuối năm 2012 đạt 869.43 triệu
đồng, tăng 39.11 triệu đồng so với năm 2011.Kết quả KD: do đơn vị mới thành lập
đi vào hoạt động nên kết quả kinh doanh năm 2012 đã lãi 6.243 triệu đồng.
Như vậy, các chỉ tiêu cơ bản trong năm 2012 như chỉ tiêu về đầu tư tín dụng,
kết quả kinh doanh đạt và vượt kế hoạch đề ra, nợ quá hạn thấp, riêng chỉ tiêu
nguồn vốn huy động vượt 0.03% kế hoạch. Để đạt được kết quả trên là do tập thể
Ban lãnh đạo đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Tổng Giám đốc, đưa ra định
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
hướng và giải pháp chỉ đạo đúng đắn trong hoạt động kinh doanh cộng với sự nỗ
lực rất lớn của tập thể CBNV của chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Sơn La.
II. Thực trạng thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT
Thành phố Sơn La trong những năm gần đây (2008-2012)
1. Quy định vay vốn đối với khách hàng
1.1. Đối tượng vay vốn
Các pháp nhân là: Doanh nghiệp Nhà Nước, Hợp tác xã, Công ty trách nhiệm
hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức
kinh tế khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh.
- Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
- Cá nhân.
- Hộ gia đình.
- Tổ hợp tác.
1.2. Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn theo đúng thỏa thuận tín dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng
tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.3. Điều kiện vay vốn
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Sơn La
– tỉnh Sơn La xem xét và cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện sau:
•Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật. Bao gồm:
Pháp nhân: Được công nhận là pháp nhân theo điều 96 Bộ luật dân sự và
quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc phải
có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý (không phân biệt doanh
nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế khác).
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Hộ gia đình, cá nhân: Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi chi nhánh NHNo & PTNT cho vay đóng trụ sở.
Trường hợp người vay ngoài địa bàn nói trên giao cho giám đốc sở giao dịch, chi
nhánh cấp I quyết định. Nếu người đi vay ở địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi cho vay thì giám đốc NHNo & PTNT nơi
cho vay phải thông báo cho giám đốc NHNo & PTNT nơi người vay cư trú.
Tổ hợp tác: Hoạt động theo điều 120 Bộ luật dân sự. Đồng thời đại diện của
tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có đủ
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, hoạt động theo luật doanh
nghiệp.
•Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
• Có khả năng tài chính đảm bảo và trả nợ trong thời hạn cam kết.
• Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đời sống… Mức vốn tự có tùy thuộc vào quy mô dự án, mục đích sử dụng…
Cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng
nhu cầu vốn
Cho vay trung và dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15%
trong tổng nhu cầu vốn.
Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được chấm điểm mức tốt nhất), khách
hàng là hộ gia đình sản xuất nông lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng
tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên giao cho giám đốc NHCV quyết định.
•Kinh doanh có hiệu quả: có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi
khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Đối với khách hàng vay vốn
phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ ngân hàng.
•Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo & PTNT Việt
Nam.
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
•Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và có hiệu quả (kể
cả những dự án phục vụ đời sống).
•Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và
NHNo & PTNT Việt Nam.
2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Sau khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng sẽ tiến hành thẩm
định lần một. Đối với các dự án có mức vốn nhỏ thì cán bộ Phòng tín dụng sẽ tiến
hành thẩm định dự án chéo hồ sơ khách hàng trước khi quyết định cho dự án vay
vốn. Đối với các dự án có số vốn lớn và phức tạp hơn thì sau khi cán bộ tín dụng
thẩm định lần một sẽ chuyển hồ sơ khách hàng sang Phòng Thẩm định và Quản lý
tín dụng để tiến hành thẩm định lần hai trước khi cấp tín dụng cho khách hàng.Đối
với các dự án quy mô vốn quá lớn thì sẽ phải đưa ra Hội đồng tín dụng thẩm định.
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư được tiến hành qua các bước chính như
sau:
•Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa có đủ
cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng hoàn
chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo
dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
•Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung
yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này,
cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay
vốn. Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ thẩm định hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc
giải trình rõ thêm.
• Cán bộ TĐ lập báo cáo thẩm định dự án trình Trưởng phòng thẩm định xem xét.
•Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc
yêu cầu cán bộ TĐ chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
• Cán bộ TĐ hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình Trưởng Phòng
thẩm định thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm
định cho Trưởng Phòng tín dụng.
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
16
Kiểm tra
sơ bộ hồ
sơ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Sơ đồ 2: Qui trình thẩm định dự án tại NHNo&PTNT thành phố Sơn La
Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa
rõ
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
(Nguồn: Phòng thẩm định NHNo&PTNT TP Sơn La)
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
17
Nhận lại hồ sơ và kết
quả thẩm định
Lập Báo cáo thẩm định
Bổ sung, giải trình
Đưa yêu cầu, giao hồ
sơ vay vốn
Lưu hồ sơ/ tài liệu
Thẩm
định
Nhận hồ sơ để
thẩm định.
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm
tra, kiểm
soát
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Dự án đầu tư rất đa dạng, do vậy việc thẩm định dự án phải căn cứ vào từng
loại hình, từng ngành kinh tế, kỹ thuật để thẩm định một cách thích hợp. Tuy nhiên
nội dung chính mà tất cả các dự án đều phải thẩm định là:
* Thẩm định hồ sơ vay vốn:
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn.
- Thẩm định khách hàng.
- Thẩm định bảo đảm tiền vay.
* Thẩm định dự án đầu tư:
3.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn
3.1.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn
Bất kỳ một dự án đầu tư nào cán bộ thẩm định cũng phải kiểm tra hồ sơ vay
vốn xem có đủ giấy tờ quy định hay không.Trường hợp chưa đủ phải yêu cầu chủ
đầu tư phải nộp những giấy tờ còn thiếu ngay trong thời gian qui định cho phép. Ví
dụ: đối với dự án nhóm A yêu cầu chính phủ cấp giấy phép đầu tư. Đối với dự án sử
dụng tài nguyên cần có giấy phép được khai thác tài nguyên.Ngoài ra, hồ sơ vay
vốn cần kèm theo các giấy tờ liên quan đến quyết định thành lập doanh nghiệp, các
hợp đồng ký kết liên quan đến dự án, bản thiết kế dự toán, báo cáo tiến độ thi công,
bản nghiệm thu hạng mục công trình…
3.1.2. Thẩm định khách hàng đề nghị vay vốn
a) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng:
Khách hàng vay vốn phải đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật,
phải đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp theo luật hiện hành.
Tài liệu sử dụng để đánh giá và thẩm định khách hàng là:
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng.
- Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các tài kiệu khác.
Cán bộ TĐ cần kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của: Quyết định thành lập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp trong nước, giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
nước ngoài, đăng ký kinh doanh hoạt động theo luật doanh nghiệp. Hệ thống các
loại giấy tờ cần thiết của khách hàng được ngân hàng liệt kê đầy đủ và chi tiết.Nếu
hồ sơ thiếu bất kỳ loại giấy tờ nào, cán bộ TĐ sẽ nhanh chóng yêu cầu khách hàng
bổ sung.
b) Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng:
Mục đích của thẩm định tài chính khách hàng là nhằm xem xét tình hình tài
chính của doanh nghiệp có lành mạnh, đảm bảo thực hiện dự án và có khả năng đáp
ứng được yêu cầu, điều kiện của ngân hàng khi cho vay hay không. Trước hết thẩm
định về:
- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Kiểm tra sự phù hợp ngành nghề ghi
trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với
dự án dự kiến đầu tư hay không.
- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Phân tích sản phẩm của
doanh nghiệp, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, mạng lưới phân phối sản
phẩm, dịch vụ, lợi thế, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh
chủ yếu trên thị trường…
Đồng thời ta phải thẩm định các chỉ tiêu tài chính, một số chỉ tiêu mà ngân hàng
thường tính là: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán(hệ số khả năng thanh
toán, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn); nhóm
chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu); nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính trong doanh nghiệp (hệ
số khả năng thanh toán lãi vay, hệ số nợ vốn cổ phần, hệ số nợ tổng tài sản); Chỉ tiêu
về năng lực hoạt động trong doanh nghiệp (hiệu suất sử dụng tổng tài sản).
3.1.3. Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của ngân hàng dùng tài sản của
mình hoặc bên thứ 3 để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ đối với ngân hàng.
Bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp chủ yếu của Ngân hàng nhằm
hạn chế những rủi ro trong công tác tín dụng.Trong thực tế không phải bất cứ dự án
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
nào vốn tín dụng Ngân hàng tham gia tài trợ cho dự án cũng cần có tài sản làm bảo
đảm. Tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào uy tín của khách hàng, năng lực tài
chính của doanh nghiệp, hiệu quả sản suất kinh doanh, tính khả thi của dự án, phương
án sản suất kinh doanh, thực trạng tài sản của doanh nghiệp, của hộ gia đình, cá nhân
vay vốn để xác định biện pháp bảo đảm tiền vay cho thích hợp như sau:
- Thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản.
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Bảo lãnh bằng thế chấp của các tổ chức chính trị - xã hội…
Cán bộ TĐ phải kiểm tra tính pháp lý của tài sản làm bảo đảm, định giá tài sản
làm bảo đảm cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm, giấy tờ hợp lý theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo & PTNT Việt Nam…
Những câu hỏi cần đặt ra với cán bộ thẩm định khi xem xét tài sản thế chấp,
cầm cố. bảo lãnh:
- Người xin vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đó không?
- Tài sản đó được cất giữ ở đâu?
- Phải có giá trị thực tế: Giá trị tài sản được đưa ra là bao nhiêu?
- Phải có khả năng bán được – nếu cần thiết tài sản đó có thể được ngân hàng
bán và như vậy số tiền bán được là bao nhiêu?
- Tài sản đưa ra làm bảo đảm có được chấp nhận không?
- Tài sản đó có dễ bị hư hỏng không?Có nhanh xuống giá không?
3.2. Thẩm định dự án đầu tư
3.2.1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án
Bất cứ một dự án nào xin vay vốn để tiến hành đầu tư, cán bộ thẩm định đều
phải xem xét dự án mang lại hiệu quả ra sao đối với xã hội nói chung và doanh
nghiệp cũng như tổ chức cho vay vốn nói riêng. Ví dụ như những dự án đầu tư lớn
cần xem xét có phù hợp với quy hoạch chung của ngành, vùng không? Nếu dự án đi
vào hoạt động sẽ tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người lao động, thuế đóng
góp cho ngân sách nhà nước là bao nhiêu…
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
3.2.2. Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm
Thị trường bao gồm thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của dự án. Đế
có được những thông tin đánh giá toàn diện, chính xác khía cạnh thị trường cần phải
thu thập đầy đủ thông tin, tình hình thực tế, số liệu thống kê, chính sách của nhà
nước, ngành, địa phương có liên quan.
•Thị trường cung cấp nguyên vật liệu:
Xem xét nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy để từ đó có thể có
những dự báo những thay đổi có thể xảy ra.Ví dụ: Nếu nguồn sử dụng nguyên liệu
trong nước thì ổn định hơn nguồn nguyên liệu nhập khẩu vì nguyên liệu trong nước
ít chịu sự biến động về tỷ giá, phương thức thanh toán và tình hình tài chính khu
vực. Với những nguyên liệu mang tính thời vụ, cần tính toán dự trữ hợp lý đảm bảo
cung cấp cho dự án thường xuyên; xem xét địa điểm xây dựng nhà máy: có gần
nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính không? Có thuận lợi về giao thông hay không
để tiện cho việc chuyên trở nguyên vật liệu không? Nguyên vật liệu là hàng khan
hiếm hay là có mặt nhiều trên thị trường, giá mang tính độc quyền hay cạnh tranh?
Dự đoán nguyên vật liệu của nhà máy trong tương lai có bị thu hẹp hay phải sử
dụng các nguyên liệu khác thay thế?
•Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Ngân hàng cần phân tích đánh giá tình hình quan hệ cung cầu về sản phẩm
đầu ra của dự án trong hiện tại và tương lai, các thông tin nhằm xác định tổng nhu
cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra
của dự án, ước tính mức tiêu thụ hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất
khẩu sản phẩm đầu ra của dự án.
Lượng cầu sản phẩm = Định mức tiêu dùng x Dân số.
Cán bộ thẩm định để đưa ra được kết luận chính xác cần phải điều tra về đối
tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án, giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm so với sản
phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào? Trong tương lai liệu có giảm giá
không?Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với thị trường trong nước và nước
ngoài cũng như những sản phẩm đời sau?
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
3.2.3. Thẩm định công nghệ và môi trường
•Công nghệ:
Việc xem xét đánh giá về công nghệ của dự án là vấn đề hết sức khó đối với
cán bộ thẩm định vì nhiều quy trình, kỹ thuật công nghệ cán bộ thẩm định không
am hiểu, cần thiết phải thuê chuyên gia tư vấn hoặc căn cứ vào kết quả thẩm định
của các bộ ngành có liên quan.Nếu thiết bị máy móc lạc hậu không đồng bộ, sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến sản phẩm
sản xuất ra và ảnh hưởng tới giá thành, chất lượng, đến kết quả kinh doanh, khả
năng hoàn vốn đầu tư và trả nợ ngân hàng.
Những vấn đề mà cán bộ thẩm định cần quan tâm:
- Công nghệ này là công nghệ mới hay công nghệ cũ?
- Máy móc thiết bị có thích hợp với quá trình sản xuất không?Chất lượng như
thế nào? Máy móc thiết bị do nước nào sản xuất, đã có khuyến cáo có nên dùng hay
không?
- Máy móc thiết bị có đồng bộ hay chắp vá, nhà máy cung cấp có chuyển giao
đầy đủ công nghệ hay không?Nếu chuyển giao thiếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình sản xuất, chất lượng sản phẩm như thế nào?
- Công suất của máy móc có phù hợp với nguyên vật liệu không?Nếu không
phù hợp sẽ dẫn đến lãng phí khi vận hành như thế nào?
•Môi trường:
Cán bộ thẩm định cần xem xét những giải pháp xử lý chất thải, ô nhiểm môi
trường, giữ gìn cảnh quan môi trường khu vực, giảm thiểu tác động của môi trường
và khắc phục các sự cố về môi trường.
Nếu chúng ta không quan tâm đến vấn đề này, khi quyết định cho vay, dự án
đi vào hoạt động mà bị đình chỉ do ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến khả năng trả nợ vay vốn từ ngân hàng.
3.2.4. Thẩm định tổ chức, quản lý dự án
Việc thẩm định dự án để cho có hiệu quả thì ngoài việc đánh giá về tài chính
và kinh tế các chi phí và lợi ích thì cần phải có sự hỗ trợ về mặt hành chính để thực
Sinh viên: Phạm Bích Ngọc Lớp: Đầu tư 51C
22