1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay, những nhu cầu về ăn, mặc,
ở, đi lại, của con người ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong đó, nhu cầu giao
lưu thương mại cũng như nhu cầu về phương tiện đi lại cũng tăng lên nhanh chóng.
Mỗi phương tiện giao thông đêu có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, chính vì thế
việc lựa chọn một phương tiện đi lại phải phụ thuộc vào sự tiện lợi trong việc đi lại của
người dân, phù hợp với chất lượng cuộc sống hay cơ sở hạ tầng của Việt Nam chúng ta
là điều rất quan trọng.
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, do tốc độ đô thị hóa cũng như nhu cầu đi lại và vận tải hàng hóa tăng nhanh,
hơn nữa cơ sở hạ tầng kém phát triển nên người dân có xu hướng sử dụng các phương
tiện cá nhân như xe máy, ô tô để thõa mãn nhu cầu đi lại.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Giao Thông Vận Tải và tổ chức JICA về quy
hoạch đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù “Quy hoạch tổng thể về
hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đến năm 2020”ưu tiên đầu tư
vào cơ sở hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, tàu điện ngầm và ô tô buýt. Nó
cũng dự báo rằng cho đến năm 2020 xe máy vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số các
phương tiện giao thông, đạt mức 30% ở Hà Nội và 35% ở thành phố Hồ Chí Minh.
Do xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của người Việt Nam hiện nay và cả trong
tương lai nên nhiều hãng xe lớn và có uy tín đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm
không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân mà còn thể hiện đẳng cấp và tiện lợi.
Trong đó nổi bật lên đó là xe AIR BLADE của hãng xe HONDA Việt Nam. Honda là
công ty đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp của công ty và niềm tin đối
với sản phẩm cũa hãng trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam.
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Trước thực tế đó, nhóm em đã chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của yếu tố sự
phán đoán (hình thành niềm tin, thái độ) đến hành vi tiêu dùng xe Air Blade của
Honda.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của niềm tin và thái độ đến hành vi tiêu dùng của xe
Air Blade của hãng xe Honda.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để tìm ra tầm quan trọng của niềm tin, thái
độ về hành vi mua xe Air Blade của người tiêu dùng. Từ đó đề xuất một số biện pháp
về hoạt động marketing nhằm tăng niềm tin, uy tín cũng như thương hiệu trên thị
trường Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên những cơ sở mang tính lý luận và
kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động marketing của Honda đối với người tiêu dùng.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, liệt kê, tổng hợp, tư duy logic
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Người tiêu dùng:
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng:
Theo hiệp hội Marketing Mỹ: Người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng, tiêu dùng
hàng hóa, ý tưởng, dịch vụ nào đó. Người tiêu dùng cũng được hiểu là người mua hoặc
ra quyết định như là người tiêu dùng cuối cùng.
• Ví dụ : Người cha trực tiếp mua sữa cho con ,nên cũng được gọi là người tiêu
dùng, mặc dù anh ta không phải là người tiêu dùng sản phẩm đó.
1.1.2. Vai trò của người tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế:
Người tiêu dùng khi tham gia vào quá trình mua hàng đóng cùng một lúc ba vài trò:
• Thứ nhất, với tư cách là người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng quan
tâm tới các đặc trưng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ưu.
• Thứ hai,với tư cách là người trả tiền để mua sản phẩm,người tiêu dùng quan tâm
tới giá cả của các loại hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng
hóa khác nhau. Những mục quảng cáo liên quan tới giảm giá hay
khuyến mãi thường có sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nhạy cảm vớigiá cả
• Thứ ba, với tư cách là người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến phương thức
mua hàng. Đó là việc quyết định xem nên đặt mua hàng qua mạng Internet
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
hay đến trực tiếp các showroom .
1.2. Hành vi của người tiêu dùng:
1.2.1. Khái niệm hành vị của người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ
trong quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ.
Trong marketing, nhà tiếp thị của doanh nghiệp nghiên cứu hành vi người tiêu
dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ, cụ thể là xem người
tiêu dùng muốn mua gì, tại sao họ mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu
đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng
chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nghiên cứu người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn các khía cạnh nói trên,
người tiêu dùng được các doanh nghiệp tìm hiểu xem có thấy được các lợi ích của sản
phẩm họ đã mua hay không và cảm nhân, đánh giá như thế nào sau khi sử dụng sản
phẩm.Vì các nhà tiếp thị nhận thức được những vấn đề này sẽ tác động đến lần mua
sau của người tiêu dùng và tác động đến việc thông tin về sản phẩm của họ đến những
người tiêu dùng khác.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng.
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Người mua - Người tiêu dùng sống trong một xã hội, cho nên hành vi của họ chịu
ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố trong xã hội
1.3. Phán đoán của người tiêu dùng
Phán đoán là dựa vào những điều đã thấy, đã biết để suy xét, rút ra nhận định về điều
chưa biết chưa xảy ra. Người tiêu dùng có thể hình thành nhiều phán đoán khác nhau
khi nhìn thấy 1 sản phẩm hoặc khi xem 1 chương trình quảng cáo. Sau khi phán đoán
con người có thể hình thành niềm tin hoặc thái độ về sự vật hay vấn đề.
1.3.1. Niềm tin:
Sự hình thành niềm tin:
Niềm tin xuất phát từ:
- Những kinh nghiệm trực tiếp
- Những thông tin gián tiếp từ người khác, các phương tiện truyền thông.
- Những suy luận qua các thông tin gián tiếp hay sự nghe nhìn trực tiếp
Lý do nhà tiếp thị quan tâm đến những niềm tin của người tiêu dùng
- Các nhà tiếp thị rất quan tâm đến những niềm tin của người tiêu dùng về thuộc tính
và lợi ích sản phẩm của mình.
- Một niềm tin về 1 thuộc tính nào đó của nhãn hiệu cũng bao hàm sự gắn ghép, liên
tưởng nhãn hiệu đó với thuộc tính được tin tưởng.
- Các doanh nghiệp luôn muốn người tiêu dùng tin tưởng 1 số đặc tính hay lợi ích
của sản phẩm để tạo sự khác biệt và lợi thế đối vối nhãn hiệu canh tranh.
Cách nhận biết niềm tin của người tiêu dùng
Nhận biết niềm tin của người tiêu dùng về 1 nhãn hiệu sản phẩm chỉ thông qua sự suy
luận thị phần ,doanh số, sự tồn tại lâu của sản phẩm hay trực tiếp hỏi người tiêu dùng.
1.3.2. Thái độ:
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Thái độ là những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức, những cảm xúc và
những xu hướng hành động của một người về một đối tượng hoặc một ý tưởng nào
đó. Người ta đều có thái độ về hầu hết mọi thứ : tôn giáo, chính trị, quần áo, thức
ăn,v.v… Thái độ dẫn người ta đến quyết định ưa hay ghét một đối tượng, hướng
đến hay rời xa nó. Thái độ của một người được hình thành theo một khuôn mấu
thống nhất, do đó làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật
tương tự và rất khó thay đổi. Muốn thay đổi một thái độ nào đó có thể phải thay
đổi luôn cả những thái độ khác nữa.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành thái độ:
- Kinh nghiệm trực tiếp và kinh nghiệm quá khứ do đã mua, sử dụng, đánh giá sản
phẩm.
- Ảnh hưởng của cá nhân khác như gia đình, bạn thân
- Ảnh hưởng của các loại quảng cáo.
Một doanh nghiệp sẽ được lợi rất nhiều từ việc nghiên cứu các thái độ khác nhau
của công chúng về các sản phẩm và nhãn hiệu của mình. Doanh nghiệp tốt nhất là nên
làm cho các sản phẩm của mình phù hợp với những thái độ hiện có, hơn là cố gắng để
sửa đổi các thái độ của công chúng. Dĩ nhiên là có những ngoại lệ, với mức phí tổn
phải trả có thể rất lớn, cho việc cố gắng thay đổi các thái độ.
Như vậy, chúng ta có thể đánh giá được những lực lượng tác động đến hành vi của
người tiêu dùng. Việc lựa chọn của một người là kết quả từ sự tác động qua lại phức
tạp của những yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý. Có nhiều yếu tố trong số này những
người làm marketing không thể gây ảnh hưởng được. Tuy nhiên, chúng có ích cho việc
nhận dạng được những người mua đang rất quan tâm đến sản phẩm. Những yếu tố
khác những người làm marketing có thể chi phối và cung cấp cho họ những gợi ý về
việc nên triển khai sản phẩm, định giá, phân phối và quảng cáo ra sao để thu hút được
sự đáp ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng.
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Mô hình thái độ đa thuộc tính
Mô hình này do Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975. Trong mô hình này thái độ
của người tiêu dùng được định nghĩa như là việc đo lường các nhận thức, đánh giá
của người tiêu dùng về sản phẩm hay thương hiệu với các đặc tính của nó.
Thái độ của người tiêu dùng đối với thương hiệu
: Độ mạnh của niềm tin đối với thuộc tính thứ i của thương hiệu.
: Đánh giá về thuộc tính thứ i
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ SỰ PHÁN ĐOÁN ( HÌNH
THÀNH NIỀM TIN, THÁI ĐỘ) ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU
DÙNG
2.1. Tổng quan về công ty Honda Việt Nam và những yếu tố tác động đến hành
vi mua xe gắn máy
2.1.1. Lịch sử ra đời của xe gắn máy:
Ý tưởng xe gắn máy dường như đã xảy ra với rất nhiều kỹ sư và nhà phát minh đặc
biệt là ở Châu Âu sau sự ra đời của các phát minh: động cơ hơi nước (James Watt),
động cơ điện (Michael Faraday), xe đạp, động cơ đốt trong (Etienne Lenoir), trong
khoảng cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19. Ý tưởng trên đã được thể hiện bằng việc
cho ra đời những mẫu "xe đạp gắn động cơ" vào khoảng nửa cuối của thế kỷ 19, đánh
dấu mốc cho lịch sử phát triển của xe gắn máy.
Có 3 giả thuyết về sự ra đời của xe máy vào những thời điểm khác nhau ở ba cường
quốc Pháp, Mỹ và Đức.
Năm 1868 - Tại Pháp
Chiếc xe đạp gắn động cơ hơi nước Michaux-Perreaux là xe gắn máy đầu tiên ra
đời tại Pháp do Pierre Michaux và Louis-Guillaume Perreaux thực hiện. Pierre
Michaux (25/6/1813 - 1883) là một thợ rèn, người cung cấp phụ tùng cho các xe
thương mại Paris trong những năm 1850 và năm 1860. Louis-Guillaume Perreaux
(19/2/1816 - 05/4/1889) là kỹ sư Pháp, người đã thiết kế chiếc xe đạp gắn động cơ hơi
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
nước sử dụng nhiên liệu cồn đầu tiên tại Pháp. Chiếc xe của họ đã được cấp bằng sáng
chế vào năm 1868 và năm 1869 đã được trình bày cho công chúng.
Chiếc Michaux-Perreaux bao
gồm khung bằng sắt rèn, thiết kế
theo dạng khung xe đạp có sửa
đổi cho yên ngồi nâng lên tạo
khoảng trống để lắp động cơ hơi
nước nhỏ. Bàn đạp gắn ở bánh
trước xe đạp vẫn được giữ lại từ
xe đạp. Bánh xe trước lớn hơn
bánh sau, đều làm bằng gỗ bọc
sắt rèn, nan hoa bằng sắt rèn. Động cơ được gắn trên thanh dọc của khung nghiêng
một góc 45 độ, đằng sau nó là lò hơi và các thùng nhiên liệu, nước. Đó là động cơ
hơi nước một xi-lanh làm bằng đồng mạ (động cơ đốt ngoài), công suất 0,5 mã lực.
Chuyển động của động cơ được truyền cho bánh sau theo cơ cấu gồm bánh ròng
rọc và dây cu roa. Tuy nhiên, chiếc xe đầu tiên vẫn chưa có bộ phận giảm sóc và
phanh.
Khi điều khiển chiếc Michaux-Perreaux, trước tiên người ta châm lửa cho nhiên
liệu cồn cháy để đun cho nước sôi và chuyển thành hơi, sau đó người điều khiển
lên yên ngồi và dùng chân đạp bàn đạp cho xe chuyển động về phía trước làm tăng
áp suất hơi nước ở xi lanh để động cơ hoạt động kéo xe chạy. Vận tốc tối đa của
Michaux-Perreaux lúc bấy giờ đạt 15km/h.
Năm 1869 - Tại Mỹ
Xe đạp gắn máy hơi nước đầu tiên tại Pháp ra đời không lâu thì tại Mỹ, vào năm
1869, Sylvester H.Roper giới thiệu lần đầu tiên chiếc xe gắn động cơ hơi nước -
Roper1869 của mình tại Massachusetts. Sylvester Howard Roper (1823 - 1896) là một
nhà phát minh sung mãn trên nhiều lĩnh vực.
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Chiếc Roper vẫn là sự kết hợp động cơ hơi nước với xe đạp nhưng vị trí lắp động
cơ được đặt giữa hai bánh như xe gắn máy hiện đại.
Về kết cấu, Roper bao gồm khung
xe bằng thép, thiết kế theo dạng
khung xe đạp có 2 bánh bằng nhau.
Khoảng cách giữa trục bánh trước
và bánh sau là 49 inch. Hai bánh xe
bằng gỗ bọc thép ở mặt ngoài, có
đường kính 34 inch. Treo dưới yên
ngồi là một nồi hơi dùng than, gắn
liền với khung nhờ cặp lò xo. Ở phía bánh sau, trên mỗi bên của khung lặp một bộ
piston xilanh, có ống dẫn thông với lò hơi. Ngoài ra, một ống khói ngắn của nồi hơi
dựng lên từ phía sau yên xe.
Chuyển động của động cơ được truyền cho bánh sau theo cơ cấu thanh truyền-tay
quay. Chỗ để chân được gắn vào hai đầu trục trước. Roper có công suất động cơ 0,5
mã lực và tốc độ đạt được 16km/h. Roper được đánh giá là có nhiều tính năng xe máy
hiện đại, bao gồm một dây cáp gắn liền với tay lái vận hành bướm ga, một dây xích từ
tay lái để kéo tấm kim loại dạng cong như cái muỗng áp vào bánh trước như hệ thống
phanh.
Người điều khiển chuẩn bị vận hành chiếc Roper bằng cách mở cửa hông ở phần
dưới nồi hơi, châm lửa cho than trong lò cháy hồng đun sôi nước trong nồi hơi và tạo
ra hơi nước để cấp năng lượng cho động cơ. Nước được cung cấp từ bồn chứa ở phần
trên nồi hơi. Khi áp suất hơi nước đủ lớn, người lái thắt chặt cáp để "tăng ga" cho xe
tiến về phía trước.
Năm 1885 - Tại Đức
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Ứng cử viên cho danh hiệu "chiếc xe máy đầu tiên" của thế giới ở đây có tên gọi là
Reitwagen do người Đức có tên Gottlieb Daimler (1834 - 1900) thực hiện vào năm
1885. Bằng sáng chế số DRP 36.423 được trao cho Gottlieb vào ngày 11 tháng 8 năm
1886 tại Đức. Nguyên mẫu chiếc Reitwagen đã bị mất trong một vụ cháy lớn năm 1903
tại nhà máy DMG của Daimler tại Cannstatt nên các chiếc Reitwagen được trưng bày ở
một số bảo tàng là bản sao chính xác theo đúng bản vẽ và hồ sơ của nó.
Chiếc Reitwagen có cấu tạo bao
gồm khung bằng gỗ, bánh xe
bằng gỗ lót thép ở mặt ngoài, tay
cầm và yên xe. Hai bánh xe nhỏ
hoạt động như chân chống tương
tự như 2 bánh phụ trên chiếc xe
đạp của trẻ em mới bắt đầu tập
đi xe. Tay cầm hình chữ T ngã
về phía sau được chế tạo bằng thép. Yên ngồi là một tấm kim loại uốn cong chữ U,
bọc da và được đặt trực tiếp trên động cơ. Reitwagen nặng 90 kg, dung tích xi lanh
264cc sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu hỏa.Hệ thống truyền động ra bánh sau
theo cơ cấu bánh ròng rọc và dây curoa. Reitwagen có thể đạt được vận tốc tối đa
tới 12km/h.
Reitwagen phải được khởi động trước khi cưỡi lên và vận hành. Để khởi động động
cơ, đầu tiên phải thắp sáng ngọn lửa nhỏ bên dưới ống lửa nóng và sử dụng tay quay
quay động cơ vài vòng. Mất khoảng một phút sau khi khởi động cho động cơ chạy tốt,
người điều khiển lên yên ngồi và tác động vào cần điều khiển hệ thống truyền động
cho xe chạy.
Do chưa có bộ ly hợp nên để thay đổi tốc độ, người điều khiển tác động vào bánh
đỡ dây đai để chọn bánh ròng rọc cho dây đai (tương tự như cơ cấu chuyển dĩa và líp ở
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
xe đạp ngày nay). Hai tốc độ có thể lựa chọn là 6 hoặc 12km/h tùy thuộc vào ròng rọc
mà đai lựa chọn.
Các nhận định của giới phân tích - các tranh luận dần được tháo gỡ
Sử dụng một định nghĩa rộng rãi cho một xe máy, có hai xe hai bánh gắn động cơ
hơi nước đầu tiên, một xây dựng ở Pháp bởi Louis-Guillame Perreaux và Pierre
Michaux vào năm 1868, một xây dựng tại Hoa Kỳ bởi Sylvester Roper ngay sau đó,
mà ông đã chứng minh tại hội chợ, rạp xiếc tại nhiều nơi khác nhau. Với một định
nghĩa đủ cho một chiếc xe máy là hai bánh xe và động cơ đốt trong thì chiếc
Reitwagen được xây dựng ở Đức bởi Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach vào năm
1885 là xe gắn máy đầu tiên trên thế giới, sự xuất hiện của nó là một khởi đầu cho lịch
sử phát triển hơn một trăm năm.
Một cuộc tranh luận về việc xác định xe máy đầu tiên được phát minh đã xảy ra,
một số cho rằng hai bánh xe và một động cơ hơi nước phải được xét, tuy không được
phát triển nhưng sự ra đời của nó khơi màu cho những sáng tạo về sau, những người
khác nhấn mạnh rằng một động cơ đốt trong là một thành phần quan trọng. Hầu hết các
chuyên gia đồng ý rằng: “Reitwagen chế tạo tại Đức vào năm 1885 là xe máy đầu tiên
trên thế giới”.
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Lần đầu tiên cụm từ “xe gắn máy” xuất hiện và xe gắn máy được tiến hành sản
xuất hàng loạt.
Reitwagen chỉ là kết quả thử nghiệm trong dự án phát triển động cơ đốt trong 4 thì
của Daimler và Maybach nên
chưa được sản xuất
thương mại. Xe
gắn máy được sản xuất hàng loạt đầu tiên là Hildebrand &
Wolfmüller "Motorrad" (hay H&W Motorrad) do hai anh em Henry và Wilhelm
Hildebrand hợp tác với Alois Wolfmüller và Hans Geisenhof chế tạo và được cấp bằng
sáng chế vào tháng 1 năm 1894 tại Đức. Xe lắp động cơ 4 kỳ dùng xăng, 2 xi lanh song
song dung tích 1489cc, công suất 2,5 mã lực tại 240 vòng/phút, làm mát bằng nước.
Tốc độ khoảng 45 km/h. Đây cũng là lần đầu tiên cụm từ "xe máy" (theo tiếng Đức
là "Motorrad") được sử dụng. Họ tổ chức sản xuất tại Munich và cũng nhượng quyền
sản xuất xe này tại Pháp với tên gọi là "The Pétrolette".
Ngày nay, xe gắn máy đã và đang có nhiều cải tiến và phát triển, từ xe số đến xe
tay ga và tay côn. Cùng với nhu cầu sử dụng, các công ty sản xuất xe gắn máy ở nhiều
quốc gia đã không ngừng cạnh tranh sáng tạo, cải tiến về kiếu dáng và đặc tính kỹ thuật
để khẳng định thương hiệu. Tại Việt Nam hiện nay, có nhiều thương hiệu, mỗi thương
hiệu có nhiều dòng xe và nhiều đời xe gắn máy lưu thông trên các nẻo đường làm cho
tập hợp xe gắn máy hai bánh thật đa dạng.Có thể nói chiếc xe gắn máy không chỉ là
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
phương tiện giao thông mà còn là tác phẩm nghệ thuật. Người sở hữu chiếc xe gắn máy
không chỉ để đi lại mà còn để thể hiện sở thích của mình.
2.1.2. Tổng quan về công ty Honda Việt Nam.
Xe gắn máy hai bánh (xe gắn máy, xe máy) đã và đang là phương tiện giao thông
phổ biến ở nhiều quốc gia.Việt Nam là thị trường xe máy phổ thông lớn thứ tư thế giới
sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Theo tính toán của Bộ Công Thương, để đạt tới
con số khoảng 3 người/ xe (được coi là mức bão hòa vào năm 2020) thị trường xe máy
Việt Nam còn gần 10 năm để phát triển.
Trong một vùng đất đầy tiềm năng, Honda nhờ thiên thời, địa lợi, nhân hòa đã
chiếm thế thượng phong. Honda chính thức bước vào thị trường Việt Nam vào năm
1996,Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03 đối tác:
• Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%)
• Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%)
• Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%)
Sau gần 20 năm bước chân vào thị trường Việt, Honda đã có một giai đoạn phát
triển lớn mạnh.
• 1996: Honda nhận giấy phép đầu tư, chính thức thâm nhập vào thị trường Việt
Nam
• 1997: Honda xuất xưởng chiếc xe Super Dream đầu tiên
• 1998: Khánh thành nhà máy Honda Việt Nam
• 1999:
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
− Khánh thành trung tâm lái xe an toàn
− Ra mắt xe Future – mẫu xe đầu tiên dành cho thị trường Việt Nam
• 2000: Nhận chứng chỉ ISO 9002
• 2001
− Đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ
− Nhận chứng chỉ ISO 14001
− Lễ xuất xưởng chiếc xe thứ 500,000
2002
− Giới thiệu xe Wave α
− Bắt đầu xuất khẩu xe sang thị trường Philippin
2003
− Đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2000
− Khởi động chương trình “Tôi yêu Việt Nam” và đón nhận bằng khen của
ủy ban an toàn giao thông quốc gia
− Lễ xuất xưởng chiếc xe thứ 1,000,000
2005
− Ra mắt xe Wave RS
− Đón nhận huân chương lao động hạng Ba
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
− Lễ khởi công xây dựng nhà máy ô tô
− Xuất xưởng chiếc xe thứ 2,000,000
2006
− Chính thức giới thiệu mãu xe tay ga hoàn toàn mới mang tên CLICK ra
thị trường
− Giới thiệu xe Wave 100S, Super Dream Deluxe nhân kỷ niệm 10 năm
thành lập
2007
− Ra mắt xe Air Blade
− Ra mắt xe Future Neo FI với công nghệ phun xăng điện tử hiện đại và
tiết kiệm năng lượng.
2008
− Phát động cuộc thi “ Ý tưởng trẻ thơ”
− Khánh thành nhà máy sản xuất xe máy thứ 2
− Tổ chức cuộc thi “ Be U with Honda” hướng tới giới trẻ
Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất. Được đánh
giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam
Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu
dài của Honda taị thị trường Việt Nam.
• Thành lập: Năm 1998.
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
• Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
• Vốn đầu tư: USD 290,427,084.
• Lao động: 3.560 người.
• Công suất: 1 triệu xe/năm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Việt Nam, Honda Việt
Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường Việt Nam.
Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp
với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của
nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố “thân thiện với môi trường và con người”.
Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các
nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước.
• Năm thành lập: Năm 2008
• Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
• Vốn đầu tư: 65 triệu USD
• Lao động: 1.375 người
• Công suất: 500.000 xe/năm
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là
1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe
máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới.
Sản phẩm xe gắn máy của Honda
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Honda hiện có tới 640 đại lý ủy quyền (HEAD) trên toàn quốc với nhiều sản phẩm
xe.
− SH 125/150i, SH mode
− PCX
− Air Blade
− Lead
− Click
− Vision
− Future
− Wave RSX
− Wave 110 RS, Wave 110 S
− Super Dream
− Wave α.
Với mỗi sản phẩm của mình, Honda không ngừng cải tiến và áp dụng những động
cơ và công nghệ hiện đại, từ đó gia tăng tính cạnh tranh và tối ưu hóa lợi ích cho người
têu dùng.
Slogan và mục tiêu hoạt động
Honda đã vươn mình mạnh mẽ với câu slogan “ Honda – The Power of Dreams”.
Và theo Honda thì “Ứơc mơ tạo cho chúng tôi động lực sáng tạo ra những sảng phẩm
đột phá, thúc đẩy sự chuyển động cũng như mang lại lợi ích cho xã hội”
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Honda luôn hoạt động vì mục tiêu “ Honda luôn phấn đấu trở thành công ty được
xã hội mong đợi”
2.1.3. Giới thiệu về Air Blade 2014
Vào tháng 4 năm 2007, Honda Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu mẫu xe Air Blade ra
thị trường với ưu thế vượt trội về công nghệ, tính năng an toàn cao, nhiều tiện ích và
thân thiện với môi trường. Là một trong những mẫu xe thành công nhất của Honda tại
thị trường Việt Nam, tính đến nay, sau 7 năm tổng sản lượng bán hàng của Honda Air
Blade đã đạt hơn 2 triệu xe.
Nhằm làm phong phú thêm bộ sưu tập Air Blade FI cũng như để mang đến thêm sự
lựa chọn mới cho khách hàng, vào ngày 04 tháng 03 năm 2014, Honda Việt Nam giới
thiệu ra thị trường phiên bản Air Blade 125cc mới đậm chất thể thao và lịch lãm cùng
phiên bản sơn từ tính (Magnet) cực kỳ cá tính và nổi bật.
Xe Air Blade 2014:Hướng đến vẻ đẹp thanh thoát nhưng ko kém phàn sắc nét, Air
Blade thu hút mọi ánh nhìn với phong cách thể thao cao cấp.
THIẾT KẾ
Tem xe mới - Bừng sáng phong cách thể thao
Tem xe được thiết kế mới với sự kết hợp ấn tượng của các mảng màu hình tia chớp
chạy dọc thân xe. Đặc biệt, số "125" được in đậm ở phần yếm, khiến chiếc xe trông
thật "ngầu" nhưng vẫn không mất đi vẻ cao cấp thể thao vốn có.
Công nghệ Sơn từ tính Magnet (áp dụng cho Phiên bản Sơn từ tính cao
cấp)
Sử dụng công nghệ sơn đặc biệt với họa tiết chim phượng hoàng và ngọn lửa đặc trưng
càng làm bật lên vẻ sang trọng và nổi bật ngay cả khi nhìn từ xa. Bền bỉ với thời gian,
Air Blade phiên bản Sơn từ tính cao cấp thỏa mãn trọn vẹn mong đợi của bạn.
Hệ thống đèn pha Projector (thấu kính hội tụ) đôi mới
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Air Blade 125cc được trang bị đèn pha projector đôi, cho phép 2 bóng chiếu sáng cùng
lúc tại mỗi chế độ (chiếu gần - chiếu xa). Bên cạnh đó, kỹ thuật dẫn hướng ánh sáng từ
bóng đèn định vị và bóng đèn pha qua thấu kính bên trong màu xanh giúp xe tăng hiệu
quả chiếu sáng rõ rệt.
Hơn nữa, chiếc xe càng thêm vẻ sang trọng và mạnh mẽ khi đèn pha được tạo thêm
hiệu ứng màu khói.
Mặt đồng hồ thể thao
Màn hình tinh thể lỏng thiết kế rộng, đậm nét thể thao với đầy đủ thông tin về mức
nhiên liệu, đồng hồ báo giờ, đồng hồ báo tổng quãng đường và đo mỗi hành trình. Bên
cạnh đó, vạch số nổi 3D có khả năng phản xạ ánh sáng LED, dễ dàng quan sát khi vận
hành trong đêm tối.
Cụm đèn hậu và đèn phanh
Được trang bị đèn LED (đi-ốt phát sáng) sắc nét với sự kết hợp giữa thấu kính bên
ngoài trong suốt và thấu kính bên trong màu xanh. Khi đèn bật, ánh sáng LED màu đỏ
giúp tăng khả năng nhận biết.
Ốp ống xả
Đường nét góc cạnh, cá tính càng tôn lên vẻ thể thao, sắc sảo của xe.
ĐỘNG CƠ VÀ CÔNG NGHỆ:
Động cơ được trang bị eSP và tích hợp các công nghệ hàng đầu của Honda, Air Blade
thật sự sẽ khiến bạn phải tự hào.
125cc động cơ thông minh thế hệ mới:
Với thiết kế nhỏ gọn, động cơ công nghệ eSP-125cc, 4 kỳ, xy-lanh đơn, làm mát bằng
dung dịch & tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất:
· Hệ thống phun xăng điện tử PGM-FI
· Hệ thống ngắt động cơ tạm thời Idling Stop
· Động cơ tích hợp bộ đề ACG
· Công nghệ giảm thiểu ma sát
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
· Khả năng đốt cháy hoàn hảo
Nhờ đó, Air Blade 125cc mang đến khả năng vận hành mạnh mẽ tăng 22%và giúp tiết
kiệm nhiên liệu hơn 23% so với xe AirBlade 110cc.
Công nghệ phun xăng điện tử (PGM-FI)
Công nghệ tiên tiến của Honda thân thiện với môi trường và nâng cao khả năng vận
hành của xe.
Hệ thống ngắt động cơ tạm thời (Idling Stop)
Có khả năng tự ngắt động cơ tạm thời khi xe dừng quá 3 giây và được khởi động lại êm
ái ngay khi tăng ga trở lại mà không cần nhấn nút khởi động, giúp tiết kiệm nhiên liệu
và thân thiện môi trường.
Hệ thống kiểm soát hơi xăng EVAPO
Bình chứa nhiên liệu được trang bị hệ thống kiểm soát bay hơi, giảm tối đa sự phát tán
hơi xăng ra không khí - rất thân thiện với môi trường.
TIỆN ÍCH VÀ AN TOÀN:
Thuận tiện trong từng củ động, tiện dụng trong từng chi tiết.Hãy để Air Blade lắng
nghe những nhu cầu của bạn.
Đèn soi ổ khóa/ Đèn soi hộc đựng đồ
Khi ấn vào nút xác định vị trí xe, đèn soi ổ khóa và đèn trong hộc đựng đồ sẽ cùng
sáng lên giúp người sử dụng dễ dàng tìm thấy lỗ khóa cũng như đồ vật trong hộc đựng
đồ. (Chỉ có ở phiên bản cao cấp & phiên bản Sơn từ tính cao cấp).
Hộc đựng đồ lớn
Hộc đựng đồ với dung tích lớn cho phép chứa được 1 mũ bảo hiểm cả đầu (hoặc 2 mũ
nửa đầu) cùng nhiều vật dụng cá nhân khác.Bên cạnh đó, vách ngăn thông minh có thể
chia nhỏ hộc thành 2 khoang riêng biệt giúp người sử dụng có thể dễ dàng sắp xếp và
quản lý vật dụng của mình.
Nắp bình xăng tiện lợi
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
Được đặt ở vị trí chính giữa, phía trên phần thân trước của xe, thuận tiện khi nạp nhiên
liệu mà không cần mở yên xe.
Hệ thống xác định vị trí xe thông minh
Giúp người sử dụng dễ dàng xác định ra vị trí để xe thông qua đèn và còi báo. Hệ
thống còi báo được thiết kế với 3 kiểu âm thanh và 3 mức âm lượng khác nhau.
(Chỉ có ở phiên bản cao cấp & phiên bản Sơn từ tính cao cấp)
Lốp không săm - Vành xe sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường
Lốp không săm an toàn giúp không bị xuống hơi đột ngột khi bị thủng như lốp có săm.
Vành xe được sản xuất bằng vật liệu thân thiện với môi trường
Công tắc chân chống bên - Thiết kế an toàn của Honda
Giúp tắt máy tức thì ngay khi hạ chân chống xuống.Động cơ chỉ hoạt động khi chân
chống bên đã được nâng lên. Điều này giúp người sử dụng không quên gạt chân chống
bên trước khi khởi động xe.
Hệ thống phanh (thắng) kết hợp (Combibrake)
Trong trường hợp chỉ sử dụng phanh trái (phanh sau), hệ thống phanh kết hợp sẽ giúp
phân bổ lực phanh giữa bánh trước và bánh sau, mang lại cảm giác an tâm cho người
sử dụng
Những đánh giá mang tính tương đối, nhưng điều đó cũng cho thấy, thật khó để lựa
chọn nếu đặt hai chiếc xe lên bàn cân. Bởi, cả Yamaha Nouvo GP và Honda AirBlade
125 đều là những sản phẩm có những cải tiến xuất sắc về công nghệ, thiết kế cũng như
động cơ của hai hãng xe đến từ Nhật Bản. Vấn đề chỉ còn ở yếu tố hãng xe nào đã tạo
được niềm tin vững chắc từ nhà tiêu dùng. Và Honda đã làm được việc đó tốt hơn
Yamaha.
Ưu nhược điểm của Air Blade 125cc
Ưu:
o Khởi động êm ái
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
o Đèn pha chiếu sáng tốt
o Đầm chắc ở tốc cao
o Tự ngắt động cơ sau 3 giây
o Tăng tốc nhanh
o Cốp xe rộng
Nhược
o Đầu xe hơi rung ở tốc độ thấp
o Máy gằn khi tốc độ < 30km/h
o Giảm xóc hơi cứng
Thông số kỹ thuật:
− Trọng lượng − 115kg
− Dài x rộng x cao − 1.901 x 687 x 1.115mm
− Chiều dài cơ sở − 1.288mm
− Chiều cao yên − 777mm
− Khoảng sáng gầm xe − 131mm
− Dung tích động cơ − 124,8cc
− Tỷ số nén − 11:1
− Đường kính xy-lanh x hành trình pít-
tông
− 53,4 x 57,9mm
− Công suất cực đại − 8,2kW/8.500v/ph
− Mô-men xoắn cực đại − 11,2Nm/5.000v/ph
− Kiểu cung cấp nhiên liệu và làm mát − Phun xăng điện tử/dung dịch
− Hộp số − Vô cấp
− Kích thước lốp (không săm) trước/sau − 80/90-14 và 90/90-14
− Hệ thống khởi động − Điện/đạp chân
− Dung tích bình xăng − 4,4 lít
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2
1
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua xe gắn máy.
Xe gắn máy không chỉ là một tài sản có giá trị mà còn là một tài sản có thời gian sử
dụng lâu dài. Vì vậy, quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng thường trải qua
nhiều giai đoạn. Người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhóm tham khảo và
kinh nghiệm, sự phán đoán của bản thân. Thông thường, các yếu tố sau sẽ ảnh hưởng
tới người tiêu dùng khi mua xe gắn máy:
1. Thương hiệu
Khi mua xe, khách hàng thường chọn những thương hiệu có uy tín trên thị
trường ví dụ như Honda, Yamaha, Suzuki…Thông thường, họ sẽ chọn những
thương hiệu:
− Chính người tiêu dùng hoặc những nhóm tham khảo đã sữ dụng qua và
nhận định rằng đó là thương hiệu tốt và chất lượng.
Ví dụ: Ba mẹ đang đi xe của hãng Honda và thấy rằng xe của hãng chạy rất bền,
chất lượng tốt, tiết kiệm xăng vì vậy khi con cái có nhu cầu mua xe họ sẽ có xu
hưỡng mua xe Honda
− Những thương hiệu uy tín tạo được những sản phẩm có dấu ấn trên thị
trường và được phần đông người tiêu dùng đánh giá cao.
Ví dụ: xe Air Blade khi mắt tạo ra một cơn sốt trên thị trường và vậy rất nhiều
người chọn mua xe Air Blade.
2. Đặc tính
Đặc tính của sản phẩm bao gồm các yếu tố như: kiểu dáng, màu sắc,mức tiêu
hao nhiên liệu, động cơ, công nghệ, các tiện ích…
− Kiểu dáng và màu sắc: tùy theo giới tính và sở thích mà mỗi người sẽ
đưa ra sự chon lựa khác nhau.
NHÓM 10 / LỚP 11DNH2