Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận chiến lược cạnh tranh lãi suất huy động của ngân hàng acb và eximbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.38 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGÂN HÀNG ACB VÀ EXIM BANK
GVHD : TS. Hay Sinh
NHÓM : 8
LỚP : Kinh tế vi mô Đêm 1 – K20
 TP.HCM, tháng 08.2011 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH LÃI SUẤT HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ACB
VÀ EXIMBANK
Lớp : Kinh tế vi mô đêm 1 – K20
Nhóm : Nhóm 8
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hay Sinh
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
DANH SÁCH HỌC VIÊN NHÓM 8 LỚP ĐÊM 1- KINH TẾ VI MÔ
STT Họ lót Tên Ngày sinh
1
Nguyễn Quang Huy
24/05/1982
2
Nguyễn Thị Minh Phương
22/10/1987
3
Nguyễn Thị Ngọc Thanh
18/08/1986
4
Nguyễn Duyên Bích Thảo
13/05/1979


5
Nguyễn Thị Bích Thủy
06/01/1979
6
Trương Thị Hồng Châu
11/06/1981
7
Nguyễn Quốc Cường
12/11/1980
8
Đặng Nguyễn Châu Phương
28/03/1986
9
Nguyễn Thuỵ Minh Tâm
15/08/1976
10
Đinh Thị Huyền Trâm
17/05/1985
12
Trần Ngọc Thành
12/15/1982
13
Nguyễn Duy Thường
12/16/1980
14
Huỳnh Kim Vũ
02/15/1973
15
Nguyễn Định Tường
06/08/1980

16
Trần Thanh Tùng
06/16/1972
17
Nguyễn Vũ Thuỳ Trang
08/19/1985
18
Tôn Quỳnh Vy
14/01/1984
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1
GVHD : TS. Hay Sinh 1
NHÓM : 8 1
LỚP : Kinh tế vi mô Đêm 1 – K20 1
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011 2
MỤC LỤC 4
Trang 4
1.3 Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng 6
1.4 Định giá sản phẩm trong hoạt động Ngân hàng 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Đó không chỉ là động
lực thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm,
uy tín của mình mà còn là nhân tố đưa đất nước phát triển. Và Ngân hàng - định
chế tài chính trung gian cung cấp nguồn tài chính chủ lực cho nền kinh tế - cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy có một số rào cản trong việc gia nhập ngành ở
VN nhưng số lượng và quy mô các Ngân hàng không vì thế giảm đi mà ngày càng
tăng lên. Do đó việc cạnh tranh trong nội bộ ngành diễn ra khá sôi động.

Với những dự đoán lạc quan về tương lai về việc phục hồi nền kinh tế sau thời
gian khủng hoảng, đầu năm 2011, các doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư, làm cho
cầu tiền tệ tăng. Trong khi đó cung tiền trong nền kinh tế giảm do một số biện
pháp chống lạm phát và thu hồi các gói kích cầu trước đó của chính phủ. Đáp ứng
các khoản vay tăng đột biến, các NHTM cần phải tăng huy động các nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân chúng, dẫn đến lãi suất huy động tăng. Từ đó các ngân hàng rơi
vào cuộc chiến gay gắt về lãi suất huy động. Khi vượt quá lãi suất huy động trần,
các ngân hàng áp dụng một số chính sách khuyến mãi cũng như đa dạng các gói
huy động để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Từ các lý do trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Chiến lược cạnh tranh lãi suất
huy động của Ngân hàng ACB và Eximbank”. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu có
giới hạn nên còn nhiều thiếu sót, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Nhóm 08 - Lớp KTVM Đêm 1 - Khoá 20
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH, ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
1.1 Cạnh tranh độc quyền
Thị trường cạnh tranh độc quyền có hai đặc trưng then chốt: Thứ nhất, các hãng cạnh
tranh với nhau bằng việc bán sản phẩm có sự khác biệt, mà có thể thay thế được cho nhau
ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. (Nói cách khác, co dãn của cầu
theo giá là lớn nhưng không phải là vô cùng). Thứ hai, tự do gia nhập và rút khỏi ngành
tương đối dễ, gia nhập ngành đối với các hãng mới với các loại sản phẩm của mình và rút
ra khỏi ngành đối với các hãng đang tồn tại, nếu không có lãi. Sức mạnh độc quyền của
các hãng là nhỏ. Trong dài hạn, sự gia nhập sẽ diễn ra cho đến khi lợi nhuận bị giảm
xuống bằng không. Khi đó các hãng sản xuất với công suất thừa (nghĩa là mức sản lượng
thấp hơn mức tối thiểu hóa chi phí).
1.2 Chiến lược ưu thế - Cạnh tranh về giá
Chiến lược ưu thế
Chiến lược ưu thế là một chiến lược tối ưu đối với người chơi, bất kể đối thủ có phản ứng

thế nào đi chăng nữa.
“Tôi đang làm điều tốt nhất có thể được cho tôi, bất kể bạn có làm gì đi nữa. Bạn đang
làm điều tốt nhất có thể cho bạn, bất kể tôi làm gì đi nữa.”
Mô hình Bertrand:
Mô hình Bertrand do một nhà kinh tế người Pháp Joseph Bertrand, xây dựng năm 1883,
sản phẩm được xem là đồng nhất. Nhưng bây giờ họ chọn giá thay vì sản lượng. Việc
thay đổi về giá ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả đạt được. Mỗi hãng sẽ chọn giá nào và lợi
nhuận mỗi hãng là bao nhiêu? Vì sản phẩm là đồng nhất nên người tiêu dùng sẽ chỉ chọn
hãng nào có mức định giá thấp hơn. Vì thế nếu hai hãng định giá khác nhau thì hãng định
giá thấp sẽ cung toàn bộ thị trường, và hãng định giá cao sẽ không bán được gì. Nếu cả
hai hãng cùng định giá như nhau thì người tiêu dùng sẽ bàng quan về việc chọn sản phẩm
của hãng nào.
Cạnh tranh giá khi sản phẩm có sự khác biệt :
Sản phẩm có thị trường tập quyền thường có mức độ khác biệt nào đó. Thị phần được xác
định không chỉ bởi giá mà còn bởi những sự khác biệt trong thiết kế, hoạt động và độ bền
của sản phẩm của mỗi hãng. Khi đó sẽ là tự nhiên đối với các hãng nếu cạnh tranh với
nhau bằng việc định giá chứ không phải đặt sản lượng.
1.3 Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
Hoạt động ngân hàng tại Việt nam được điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng. Có thể
nói thị trường hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam có đặc điểm là một thị trường cạnh
tranh độc quyền. Cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là sự phân biệt sản phẩm. Các sản
phẩm về mặt nào đó là độc nhất nhưng chúng lại là những hàng thay thế gần gũi cho
nhau. Sự phân biệt sản phẩm thường đi liền với nhãn hiệu do Ngân hàng sở hữu. Các
ngân hàng có những sản phẩm tương đối giống nhau nhưng khách hàng lại cho rằng
chúng có sự khác biệt, dựa trên chiến lược khác biệt hoá sản phẩm của các ngân hàng.
Tuy nhiên, sự tồn tại của những mặt hàng thay thế gần gũi tác động đến quyền lực thị
trường của các ngân hàng cho nên các ngân hàng đứng trước đường cầu thường là rất co
giãn.
Trong thị trường cạnh tranh ngân hàng, giá cả hàng hóa cũng được hình thành do cung và
cầu (cụ thể là nhu cầu về tiền và cung về tiền) tức nếu cầu về tiền tệ cao thì đẩy lãi suất

lên cao và cung về tiền tệ cao sẽ đẩy lãi suất xuống thấp hơn. Tuy nhiên, khác với các
hàng hóa thông thường khác, giá cả tiền tệ (cụ thể là lãi suất) ít khi biến động quá mạnh
và thông thường do các ngân hàng định giá vào báo giá cho khách hàng dựa trên cung
cầu tiền thị trường. Nó không tự do thỏa thuận như những hàng hóa thông thường trên thị
trường. Đồng thời, giá cả tiền tệ (lãi suất) được quản lý khá chặt chẽ bởi Chính phủ,
Ngân hàng nhà nước (NHNN) như trong giai đoạn khủng hoảng mà chúng ta sắp bàn
dưới đây, lúc này cung thiếu so với cầu, lãi suất tăng khá mạnh nhưng cũng không phải là
tự do cạnh tranh mà bị khống chế bởi các mức trần (hoặc sàn) của Chính phủ, NHNN. Do
đó, phần nào cũng mang yếu tố độc quyền.
Vốn hoạt động trong ngân hàng phải theo quy định về mức vốn pháp định của tổ chức tín
dụng do Chính phủ ban hành do vậy việc gia nhập ngành ngân hàng cũng rất khó khăn.
Tuy nhiên, trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về
quy mô và chất lượng. Ngân hàng Nhà nước có nhiều nỗ lực trong việc điều hành chính
sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, góp phần làm ổn định kinh tế
và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Đặc biệt từ sau khi hội nhập
WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rất nhanh, chính điều này đã tạo ra sự
cạnh tranh khóc liệt trong hệ thống ngân hàng.
1.4 Định giá sản phẩm trong hoạt động Ngân hàng
Căn cứ vào mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định mà hình thành nên
mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại các ngân hàng. Trong thị trường cạnh tranh
giá cả của đối thủ cạnh tranh và phản ứng của họ về giá ảnh hưởng không nhỏ đến việc
định giá của Ngân hàng. Người tiêu dùng đánh giá về giá trị và giá cả của một sản phẩm
dựa trên những giá cả và giá trị của sản phẩm tương đương, chiến lược định giá của Ngân
hàng cũng có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh. Một chiến lược giá cao, mức lời cao, có
thể thu hút sự cạnh tranh, trong khi một chiến lược giá thấp, mức lời thấp có thể làm nản
các đối thủ cạnh tranh hay làm họ rút lui khỏi thị trường.
Do vậy, ngân hàng cần biết giá cả và chất lượng của đối thủ. Điều này có thể thực hiện
được bằng nhiều cách. Một khi Ngân hàng đã biết rõ giả cả và các cống hiến của những
đối thủ cạnh tranh, Ngân hàng có thể sử dụng nó để định hướng cho việc định giá sản
phẩm của mình.

PHẦN 2
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH LÃI SUẤT HUY ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG ACB VÀ EXIMBANK
2.1 Giới thiệu sơ lược Ngân hàng ACB và Eximbank
CHỈ TIÊU ACB EXIMBANK
1. Các giải thưởng • “Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam 2010” được 4 tạp chí quốc
• Giải Thưởng Thanh Toán
Xuyên Suốt (STP Award)
tế bình chọn 2 năm liên tiếp
2009 và 2010: Global Finance,
FinanceAsia, AsiaMoney và The
Asset.
• “Ngân hàng vững mạnh
nhất Việt Nam năm 2010”.
• Giải thưởng “Lãnh đạo
Ngân Hàng Xuất Sắc nhất Việt
Nam năm 2010”.
• “Leadership Achievement
Award 2010” do tạp chí The
Asian Banker trao tặng.
• 2 giải thưởng “Doanh
nghiệp công bố thông tin tốt
nhất do bạn đọc bình chọn.
• “Báo cáo thường niên xuất
sắc nhất” do Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX).
• Báo Đầu tư chứng khoán và
Dragon Capital phối hợp tổ
chức; giải thưởng “Thương hiệu

Việt yêu thích nhất 2010” do
người tiêu dùng bình chọn.
• Cúp thủy tinh "Ngân hàng
vững mạnh nhất Việt Nam
2010"
• Tạp chí The Asian Banker
• Cúp thủy tinh Ông Lý Xuân
Hải - Tổng Giám đốc ACB nhận
giải thưởng "Lãnh đạo Ngân
hàng xuất sắc nhất Việt Nam
2010"
năm 2010 do ngân hàng Bank
of New York Mellon trao
tặng .
• Giải "Thanh toán quốc tế
xuất sắc” năm 2010 do ngân
hàng HSBC trao tặng. Đây là
năm thứ 10 liên tiếp ngân
hàng HSBC trao tặng danh
hiệu này cho Eximbank.
• Giải thưởng “Thương
hiệu được người tiêu dùng
bình chọn” do độc giả báo
Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
• Giải Thưởng Thanh Toán
Xuyên Suốt (STP Award)
năm 2009 do ngân hàng Bank
of New York Mellon trao
tặng .
• Giải thưởng Vàng

“Thanh toán quốc tế và quản
lý tiền mặt” năm 2010 do
ngân hàng HSBC trao tặng.
• Giải thưởng “Thương
hiệu Việt được yêu thích
nhất” do độc giả báo Sài Gòn
Giải Phóng trao tặng.
• Giải thưởng “Thương
hiệu được người tiêu dùng
bình chọn” do độc giả báo
Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
• Giải thương thương hiệu
chứng khoán uy tín năm
• Tạp chí The Asian Banker -
Cúp thủy tinh Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam 2009 (Best Bank
in Vietnam 2009) Tạp chí The
Asset
• Bằng khen Dịch vụ tin và
dùng Việt Nam Thời báo Kinh tế
Việt Nam
• Bằng khen, Cúp thủy tinh
Doanh nghiệp tiêu biểu 3 năm
liên tiếp đạt giải thưởng thương
mại dịch vụ Việt Nam (2007 –
2009) Bộ Công Thương
2010.
• Gỉai thưởng "Báo cáo
thường Niên Xuất sắc nhất
năm 2010” do Sở Giao dịch

chứng khoán TP.HCM và
báo Đầu tư Chứng khoán trao
tặng.
2. Qui mô Vốn điều lệ ban đầu 20.000 triệu
đồng .
Đến 30/06/2011 là: 11.252.358
triệu đồng
Vốn điều lệ ban đầu là 50.000
triệu đồng.
Đến ngày 30/06/2011 là
10.560.069 triệu đồng.
3. Năm bắt đầu hoạt
động
1993 1989
4. Số lượng chi
nhánh
1 Hội sở chính, 280 chi nhánh và
phòng giao dịch trên cả nước
1 Hội sở chính, 183 chi nhánh
và phòng giao dịch trên cả nước
5. Số lượng công ty
con
04 cty con 02 cty liên kết, 1 cty con
2.2 Chính sách huy động vốn áp dụng tại Ngân hàng ACB và Eximbank trong giai
đoạn 6 tháng đầu năm 2011
BẢNG SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI GIỮA 02 NGÂN HÀNG ACB
VÀ EXIMBANK NHẰM THU HÚT VỐN HUY ĐỘNG
CHỈ TIÊU ACB EXIMBANK
Tên
chương

trình
XUÂN PHÁT TÀI "KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT -
QUÀ TẶNG HẤP DẪN"
Thời gian Từ 01/12/2010 Đợt 1 (ngày 28/12/2010
Đợt 2 (ngày 16/02/2011
Nội dung
chương
trình
Tích lũy điểm thưởng để nhận
quà tặng hiện kim lên đến
2%/năm, dành cho các khách
hàng gửi tiết kiệm Sản phẩm
“Lãi suất thả nổi
– Floating” mở mới với mức
gửi tối thiểu 100 triệu đồng
(kỳ lãnh lãi từ 1 đến 09
tháng, áp dụng cho kỳ lãnh
lãi đầu tiên.
Trong đó, lãi suất tiết kiệm kỳ
hạn 1, 2 và 3 tuần cộng với tỷ
lệ quà tặng lần lượt là 12,7%,
13,1% và 13,5%/năm. Riêng
kỳ hạn 3 tuần, mức
13,5%/năm đã tạo khác biệt
khi mức cao nhất của biểu áp
từ 27/11 trước đó chỉ là
13,2%/năm. Điểm đáng chú ý
là trong chương trình huy
động này, lãi suất thả nổi các
kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng cộng

với tỷ lệ quà tặng đều đồng
loạt ở mức cao; kỳ hạn
12 tháng là 13,5%/năm, 9 tháng
13,6%/năm, 1 tháng và 6 tháng
cùng 13,9%, kỳ hạn 2 tháng là
13,95%/năm và đặc biệt ở kỳ
hạn 3 tháng ở mức 14%/năm.
Cứ mỗi 10 triệu đồng, hoặc 500
USD trên một thẻ tiết kiệm chọn
kỳ lãnh lãi 3 tháng, 6 tháng, 12
tháng, khách hàng sẽ được nhận 01
mã số dự thưởng.
Khách hàng gửi càng nhiều tiền,
nhận được càng nhiều mã số dự
thưởng.
Khách hàng có nhiều cơ hội trúng
thưởng với 2 đợt quay số (mỗi đợt
gồm 1 xe Honda SH, 5 Laptop
Apple, 10 Điện thoại Iphone)
Tên
chương
Lộc tới – Mừng xuân mới cùng
ACB
LỘC VÀNG MAY MẮN 2011
trình
Thời gian Từ ngày 25/1 đến hết ngày
25/4/2011
Từ 01/03/2011 đến hết ngày
28/05/2011
Đối tượng Doanh nghiệp Khách hàng cá nhân gửi tiền

Nội dung
chương
trình
Giải đặc biệt là xe Honda Civic
1.8 AT trị giá 696 triệu đồng và
các giải thưởng hấp dẫn khác, với
tổng giá trị giải thưởng lên đến
gần 900 triệu đồng
chỉ với mức gửi từ 500 triệu
đồng, sẽ nhận được 1 mã số dự
thưởng để tham gia chương trình
quay số may mắn bằng hệ thống
điện tử. Đặc biệt, gửi càng nhiều,
khách hàng càng nhận được nhiều
mã số dự thưởng và càng có
nhiều cơ hội trúng thưởng.
2.3 Phân tích chiến lược cạnh tranh lãi suất huy động vốn của Ngân hàng ACB và
Eximbank trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011
 Biểu đồ so sánh lãi suất huy động tiền gửi giữa 02 Ngân hàng ACB và Eximbank
06 tháng đầu năm 2011
 Kết quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm:
Đơn vị tính: triệu đồng
NGÂN HÀNG
ĐẦU KỲ
(31.12.2010)
CUỐI KỲ
(30.6.2011)
CHÊNH LỆCH TỶ LỆ
ACB 94,175,344 120,831,506 26,656,162 28%
EXIMBANK 50,610,414 51,695,415 1,085,001 2%

Biểu đồ biểu diễn lượng vốn huy động của 2 ngân hàngACB và Eximbank trong giai
đoạn 6 tháng đầu năm 2011
2.4 Nhận xét:
Qua 02 biểu đồ về lãi suất và kết quả huy động vốn trong 06 tháng đầu năm 2011 và phần
trình bày về chính sách khuyến mãi giữa 02 ngân hàng tại phần 2.2 ta có những đánh giá
như sau:
 Eximbank đã áp dụng chính sách khuyến mãi về huy động vốn tiết kiệm với hình
thức rút thăm trúng thưởng trong thời gian từ 25/11/2010 – 12/02/2011 với tổng trị
giá giải thưởng 3,6 tỷ đồng.
 Trong khi đó từ ngày 01/12/2010, ACB quy định về lãi suất thưởng cộng với quà
tặng hiện kim cho khách hàng gửi tiết kiệm.
 Như vậy chính sách khuyến mãi của ACB hấp dẫn hơn nên đã thu hút được
nhiều vốn huy động hơn.
 Ngày 01/03/2011 – 28/05/2011, Eximbank tung chính sách khuyến mãi với tổng
trị giá giải thưởng là 5 tỷ đồng;
 Ngày 25/01/2011 đến 25/04/2011, ACB lại áp dụng chính sách khuyến mãi rút
thăm trúng thưởng đối với tiền gửi có kỳ hạn cho doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên, ACB với lợi thế có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, vốn điều lệ
lớn, nhận được nhiều giải thưởng có uy tín, …, nên ACB đã áp dụng chiến lược ưu thế -
ACB làm điều tốt nhất có thể được, bất kể Eximbank có hành động gì đi nữa. Và
Eximbank cũng vậy, làm điểu tốt nhất có thể được, bất kể ACB có hành động gì. Kết quả
là trong 6 tháng đầu năm, lượng vốn huy động của ACB tăng và lượng vốn huy động của
Eximbank cũng tăng.
 Vì trong thị trường cạnh tranh độc quyền, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, có kỳ hạn
của 2 ngân hàng ACB và Eximbank có sự khác biệt. Thị phần được xác định không
chỉ bởi lãi suất huy động, mà còn bởi những khác biệt trong thái độ phục vụ, vị trí của
chi nhánh, phòng giao dịch (vì phần lớn người ta sẽ chọn một ngân hàng thuận tiện để
lui tới), chính sách khuyến mãi kèm theo… Ở đây, lãi suất của 2 ngân hàng chênh
lệch nhau không đáng kể, nhưng chính những yếu tố khác biệt khác đã ảnh hưởng đến
sự thay đổi lượng vốn huy động của 2 ngân hàng.

 Qua kết quả huy động vốn của 6 tháng năm 2011, chúng ta thấy rằng, mức huy
động vốn của Ngân hang ACB tăng 26.656.162 triệu đồng tương đương 28%. Trong
khi ngân hàng Eximbank tăng 1.085.001 triệu đồng tương đương 2%
 Nguyên nhân:
- Do lãi suất huy động vốn của ngân hàng ACB cao hơn lãi suất huy động của Ngân
hàng Eximbank
- Ngân hàng ACB có quy mô rộng 280 chi nhánh và phòng giao dịch so với Ngân
hàng Eximbank có 180 chi nhánh và phòng giao dịch.
- Chính sách khuyến mãi và các gói lãi suất của ACB đa dạng hơn EXIM Bank.
- Vốn điều lệ của Ngân hàng ACB đầu năm 2011 là 9.376.965 triệu đồng, Ngân
hàng Eximbank là 10.560.069 triệu đồng
KẾT LUẬN
Việc đưa ra chiến lược cạnh tranh lãi suất huy động thông qua các chương trình
khuyến mãi và cách thức hành động trước của Ngân hàng ACB đã đem lại lợi thế
về doanh số hơn hẳn Ngân hàng Eximbank. Tuy chưa hẳn là một đơn vị lớn ở vị
trí dẫn đầu trong ngành Ngân hàng, nhưng việc định giá sản phẩm và thực hiện
chiến lược trước các đối thủ của ACB là một ví dụ về mô hình Stackelberg. Qua
đó cho thấy các đơn vị trong cùng một ngành cần đưa ra chiến lược cạnh tranh phù
hợp với bản thân mình cũng như nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế kết hợp với
nghiên cứu thị trường sẽ góp phần tạo ra sức mạnh cạnh tranh riêng cho Doanh
nghiệp. Đối với các đơn vị không có các lợi thế trên, việc lựa chọn chiến lược
đúng cũng giảm thiểu được khả năng thua lỗ cũng như tìm được thị trường riêng
cho mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web Ngân hàng TMCP ACB: www.acb.com.vn
2. Trang web Ngân hàng TMCP Eximbank: www.eximbank.com.vn
3. Giáo trình Kinh Tế Học – Tác giả Robert S.Pindyck and Daniel l.Rubinfeld.
NXB Thống Kê 1999.

×