TUẦN 12
Tiết 12-Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS phải:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.
- Biết cách điều khiển sự đóng mở của các TB khí khổng qua điều khiển mức độ thẩm
thấu ra vào TB.
- Quan sát và vẽ được TB đang ở giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
- Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo qui trình đã cho trong sgk.
2. Chuẩn bị:
a. Mẫu vật: Lá thài lài tía hoặc củ hành tía.
b. Dụng cụ:
- Kính hiển vi quang học với vật kính x10 , x40 và thị kính x10 hoặc x15.
- Dao lam, phiến kính,lá kính.
- Ống nhỏ giọt, giấy thấm.
c. Hoá chất:
- H
2
O cất, dd nước muối (hoặc dd đường loãng hoặc dd KNO
3
1M.
3. Nội dung:
- Quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở TB biểu bì lá cây.
- Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng.
TUẦN 15:
Tiết 15 - Bài 15 : TH Một số thí nghiệm về enzim.
1. Mục tiêu : Sau khi học xong bài HS phải :
- Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ
môi trường lên hoạt tính của enzim.
- Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong SGK
2. Chuẩn bị:
a. Mẫu vật: một vài củ khoai tây sống và một vài củ khoai tây đã luộc chín
b. Dụng cụ: dao, ống nhỏ giọt
c. Hoá chất: Dung dịch H
2
O
2,
nước đá
3. Nội dung
Do lượng thời gian ít nên chỉ tiến hành làm thí nghiệm mục I: Thí nghiệm với Enzim
Catalaza.
TUẦN 22:
Tiết 22 - Bài 20: TH quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản dễ
hành
1.Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS phải:
- Nhận biết được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi
- Vẽ được các TB ở các kì của nguyên phân khi quan sát được dưới kính hiển vi
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi
2. Chuẩn bị:
a. Mẫu vật: Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành
b. Dụng cụ:
- Kính hiển vi quang học có vật kính x10 và x40, thị kính x10 hoặc x15
- Máy chiếu, vi tính, ảnh chụp các kì nguyên phân
c. Hoá chất:
3. Nội dung:
- Quan sát tiêu bản cố định trên kính hiển vị về các kì của nguyên phân
- Cho xem hình ảnh các kì của nguyên phân trên máy chiếu.
TUẦN 25:
Tiết 25 - Bài 24: TH lên men Êtilic và lắctic
1. Mục tiêu: Đặt được thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men
2. Chuẩn bị:
a. Mẫu vật: bánh men mới được giã nhỏ và giây lấy bột mịn(2 -> 3 gam)hoặc nấm
men thuần khiết.
b. Dụng cụ: Vật liệu cho một nhóm học sinh gồm(5 HS):
- Ba ống nghiệm có d = 1 -> 1,5 cm, dài 15 cm
- Đèn cồn, kẹp gỗ, diêm
c. Hoá chất:
- 20ml dung dịch đường kính 10%
- 20 ml nước lã đun sôi để nguội
3. Nội dung:
- Lên men Êtilic
- Lên men lăctic:
+ Làm sữa chua
+ Muối chua rau quả
TUẦN 29:
Tiết 29 - Bài 28: TH quan sát một số vi sinh vật
1. Mục tiêu
- Quan sát được hình dạng một số loại vi khuẩn trong khoang miệng và trong váng
dưa chua để lâu ngày hoặc nấm men rượu
- Quan sát được cầu khuẩn và trực khuẩn
- Vẽ sơ đồ hình dạng tế bào vi khuẩn
- Phát hiện nấm men hình trái xoan, có tế bào nảy chồi
- Rèn luyện được kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản vi sinh vật
2. Chuẩn bị:
a. Mẫu vật: Bựa răng, váng dưa chua, nấm men rượu, các tranh ảnh đĩa về các vi sinh
vật
b. Dụng cụ:
- Kính hiển vi, vật kính x10 và x40, phiến kính và lá kính, que cấy, đèn cồn, giá ống
nghiệm, chậu đựng nước rửa, pipet, giấy lọc cắt nhỏ
- Máy chiếu, vi tính băng đĩa về các hình ảnh thật của vi sinh vật
c. Hoá chất: Thuốc nhuộm màu, nước lã sạch
3. Nội dung:
- Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng
- Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men
- Cho HS xem phim