Phòng giáo dục & Đào tạo huyện Triệu Phong
Trường THCS Triệu Độ
GV: Lê Anh Phương
Đt: 0905.478.555
Email:
ĐỀ CƯƠNG
ÔN THI VẬT LÍ 7 HỌC KÌ II
1
Bài 17: SỰ NHIỂM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Câu 1 :
Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiểm điện có khả năng gì?
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, ta làm thế nào?
Trả lời: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác. Vật bị
nhiểm điện có khả năng hút các vật khác
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ
không: Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện .
Câu 2: Trong nhà máy dệt có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện thường, các sợi vải
này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Hãy giải thích tại sao? Làm thế nào để khắc phục hiện
tượng này?
HD: Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiểm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau
nên bị rối. Biện pháp khắc phục: Người ta dùng bộ phận chải các sợi vãi được cấu tạo bằng chất
liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua thì không bị nhiểm điện nữa.
Câu 3 : Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi
chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Trả lời: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc. Cả lược nhựa và tóc đều bị
nhiễm điện . Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra .
Câu 4 : Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian
lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí?
Trả lời: Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát
mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần
nó.
Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó
chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Câu 5 : Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi
bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ
xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
Câu 6 : Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng
len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong
buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.
Trả lời: Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm
điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên
áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi
đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ
Câu 7: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở
trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
Trả lời: Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi
đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta
treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi, do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các
vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.
Câu 8 : Giải thích hiện tượng dông sét:
Trả lời: Khi những giọt nước nhỏ của luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo
thành các đám mây giông tích điện. Khi đó, giữa các đám mây giông tích điện cọ xát với nhau
hoặc giữa các đám mây giông vơí mặt đất xuất hiện tia lửa điện, phát ea ánh sáng chói lòa gọi là
chớp. Do nhiệt độ cao của các tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ.
- Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa hai đám mây gọi là sấm.
- Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất gọi là sét.
Câu 9 : Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng,
nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng
không? Tại sao?
HD: Hiểu như thế là không đúng. Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn khác với sự
2