Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

một số vấn đề về thị trường nông sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.43 KB, 20 trang )

Đề án môn học
Lời mở đầu

Xu hướng nổi bật trong thời đại ngày nay là sù phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
nhiều hơn giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới trong quá trình phát triển
của từng quốc gia riêng biệt. Đối với nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp
nước ta nói riêng trong đó có thị trường nông sản, việc tăng cường khả năng cạnh
tranh, không những chỉ phát triển thị trường trong nước mà từng bước hội nhập
vào thị trường khu vực và quốc tế là một đòi hỏi khách quan.
Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta,
những nhân tố thuộc tiềm năng là: vốn, kỹ thuật, thị trường và khả năng quản lý là
những tố rất quan trọng. Đặc biệt với cơ chế kinh tế mới đòi hỏi các đơn vị nhanh
chóng thích nghi với môi trường mới để tiến tới có khả năng chiếm lĩnh, mở rộng
được thị trường tiêu thụ. Nhưng để mở rộng và phát triển thị trường nông sản là
một điều không dễ, nó đòi hỏi các cấp các ngành, các nhà quản lý thị trường phải
thực sự năng động và có tầm hiểu biết lớn.
Để nắm vững được các yếu tố thị trường, hiểu biết quy luật vận động của
chúng nhằm ứng xử kịp thời, mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các hoạt
động về nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường nông sản có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc phát triển và nâng cao có hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt
trong lĩnh vực chiếm lĩnh và thâm nhập thị trường của mỗi đơn vị, mỗi doanh
nghiệp: Nghiên cứu để nắm vững đặc điểm, tình hình biến động của thị trường và
giá cả nông sản là những tiền đề quan trọng đảm bảo cho các tổ chức hoạt động
tiêu thụ nông sản trên thị trường có hiệu quả nhất.
Như vậy, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản, nền tảng trong thị trường
nông sản là hết sức cần thiết. Vì vậy mà em đã chọn đề tài “Một số vấn đề về thị
trường nông sản ở Việt Nam” để làm đề án môn học của mình.
Nội dung của đề án như sau :
I. Bản chất của thị trường nông sản
II. Đặc điểm của thị trường nông sản
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường nông


sản
IV.Sù cân bằng cung cầu nông sản phẩm và vai
trò của Chính phủ trong việc điều tiết thị trường nôi
địa
V.Mét sè nhận thức về thị trường xuất khẩu
nông sản của Việt Nam
Trong quá trình làm đề án em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo:
PGS. TS Vò Đình Thắng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.


Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học


I. Bản chất của thị trường nông sản.
1. Bản chất của thị trường nông sản
Xét về mặt lịch sử, thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự phát sinh,
phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Mới đầu là sù trao đổi trực tiếp bằng
hiện vật. Mãi sau này khi tiền tệ ra đời và đóng vai trò trung gian, tiền tệ giữ chức
năng định giá cho mọi hàng hoá trao đổi trên thị trường. ở nước ta, từ khi chuyển
sang cơ chế kinh tế mới, thuật ngữ thị trường được sử dụng rất rộng rãi trong hoạt
động thực tiễn và trên các sách báo kinh tế. Khi nói đến khái niệm thị trường nông
sản thì nó gắn liền với sự phát triển và hình thức sản xuất hàng hoá nghĩa là: “ở
đâu và khi nào có phân công lao động và sản xuất hàng hoá thì ở đó khi Êy có thị
trường”- Lênin. Với những cách thức sử dụng thuật ngữ thị trường theo những ngụ
ý khác nhau, đã hình thành những côm tõ đa dạng: Thị trường đầu vào, Thị trường
đầu ra, Thị trường phân bón, Thị trường lúa gạo. . . Gần đây cũng xuất hiện những
côm tõ tương tự để chỉ những thị trường cao cấp đang hình thành ở nước ta như:
Thị trường vốn, Thị trường tài chính nông thôn, Thị trường chứng khoán. . . Người

ta lại cũng có thể sử dụng thuật ngữ thị trường thể hiện khía cạnh vị chớ không
gian của sù trao đổi hàng hoa như : Thị trường nông thôn, Thị trường thành phố,
Thị trường nội địa, Thị trường quốc tế, Thị trường khu vực ASEAN
Xét về phía kết quả của các cuộc trao đổi hàng hoá, kể cả trong trao đổi hàng
hoá giản đơn trực tiếp vật lấy vật hay trao đổi có dùng tièn làm trung gian, thì kết
cục của mọi mua bán trên thị trường đều là sự chuyển giao quyền sở hữu một vật
gì đó từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ thoả
thuận định ra. Nói cách khác, nếu khi có sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì
đó thì cần có sự địng giá vật đó trên thị trường. Quá trình định giá vật trao đổi trên
thị trường hàng hoá gọi là quá trình mặc cả hay đàm phán trong thương mại.
Đương nhiên, đàm phán thương mại không chỉ là đàm phán giá mặc dù đàm phán
giá cả là nội dung quan trọng nhất. Mọi cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên
bán và mua trong nền kinh tế thị trường phát triển cao đều đem lại kết quả là hình
thành được một tập hợp các thoả thuận cụ thể về việc mua bán một loại hàng hoá
hay dịch vụ cụ thể liên quan đến ngành nông nghiệp.
Như vậy, thuật ngữ thị trường được các nhà kinh tế sử dụng với tính cách là
một phạm trù kinh tế học trừu tượng. Côm tõ “ Thị trường nông sản” được sử dụng
với ngụ ý phạm trù thị trường được sử dụng có liên quan đến nông nghiệp nông
thôn. Về bản chất thị trường nông sản nói chung được hiểu là một tập hợp những
thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp
có thể trao đổi được hàng hoá nông sản hay các dịch vụ cho nhau.
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
Còng giống như trong bất kỳ nền kinh tế nào của nền kinh tế quốc dân, trong
nông nghiệp, sự phát triển của thị trường tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của kỹ
thuật sản xuất, trình độ chuyên môn hoá của ngành và của cả vùng nông nghiệp.
Trong điều kiện nền nông nghiệp kém phát triển, tỷ suất hàng hoá chưa cao, các
cuộc trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm thường diễn ra trực tiếp giữa nông dân
với người tiêu dùng thực phẩm. Phần lớn các hộ nông dân đem lại các sản phẩm dư
ngoài phần tiêu dùng đến các chợ địa phương để bán cho người tiêu dùng khác.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, người ta Ýt tiêu dùng trực tiếp các nông sản
thô hơn. Phần lớn các nông sản thô sau khi thu hoạch đều phải trải qua những khâu
chế biến nhất định theo những yêu cầu nhất định về chất lượng, thẩm mỹ, dinh
dưỡng, vệ sinh. . . với những trình độ kỹ thuật khác nhau, rồi thông qua hệ thống
thương nghiệp bán lẻ để đến với người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, cùng với sự
phát triển ngày càng cao của sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nông nghiệp, thị
trường nông sản phát triển ngày càng phức tạp. Thực chất phức tạp và đa dạng của
thị trường nông sản là do tính đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản
thực phẩm của người dân ở thành thị hay nông thôn. Tuy nhiên, nếu ta coi mét loạt
những biến đổi về quyền sở hữu và các quá trình kinh tê- kỹ thuật làm cho sản
phẩm từ những người sản xuất nông nghiệp ( Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã,
Hộ nông dân ) đến tay người tiêu dùng cuối cùng là những dây chuyền Marketing
thì có rất nhiều dây chuyền khác nhautuỳ thuộc đặc điểm sản xuất và tiêu dùng mỗi
loại nông sản nhất định. VD, thịt có thể bán cho người tiêu dùng trực tiếp ở chợ
nông thôn, hoặc cũng có thể đem chế biến thành các loại sản phẩm thực phẩm đa
dạng để bán cho người tiêu dùng trong nước hoặc quốc tế. Mỗi dây chuyền
Marketing nói trên tuy khác nhau về thời gian, không gian, hình thức biến đổi của
sản phẩm, các chủ thể quan hệ mua bán nhưng chúng đều có thể được xem xét
trên hai mặt:
- Cơ cấu tổ chức mỗi dây chuyền tuỳ thuộc loại hình kinh doanh của những
người nắm quyền sở hữu sản phẩm ở điểm nào đó trên dây chuyền
- Chức năng hoạt động tạo ra giá trị được thức hiện ở mỗi khâu tuỳ thuộc vào
những chi phí thu gom, chế biến, vận chuyển, bảo quản mà những người kinh
doanh hoạt động trên dây chuyền đã thực hiện.
Việc đi theo những dây chuyền marketing khác nhau để hiểu cơ cấu tổ chức
của thị trường nông sản khong những mất đi sự khác nhau bản chất giữa marketing
nông nghiệp với thị trường nông sản.
Sau Nghị định 388 của Chính phủ (1991), trong nông nghiệp hình thành mô
hình tổ chức theo công ty. Có những công ty kinh doanh với phương thức thống
nhất theo ngành dọc như Công ty mía đường Lam Sơn chẳng hạn. Công ty có

nhiệm vụ nắm từ khâu trồng mía, chế biến đường cao cấp, bỏ vốn đầu tư hoặc tổ
chức các hoạt động vận chuyển cho tới khâu bán buôn sản phẩm đường. Các khâu
mắt xích từ nông sản nguyên liệu, mua gom, chế biến, cho tới khâu bán buôn được
hợp nhất thành một đầu mối quản lý. Như vậy, vấn đề có tính nguyên tắc thể hiện
bản chất của thị trường và do đó sẽ có một hệ thống giá, dựa vào đó tạo lập sự cân
bằng cung cầu trên thị trường. Giá mà nông dân
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
bán cho thương nhân gọi là giá của người sản xuất hoặc giá nông trại. Giá mà
thương nhân bán cho xí nghiệp chế biến gọi là giá bán buôn Giá bán lẻ là giá
hình thành ở lần chuyển giao cuối cùng, quyền sở hữu từ người bán lẻ sang người
tiêu dùng nông sản.
2. Khái niệm và phân loại thị trường
2. 1 Khái niệm về thị trường
Sù ra đời của thị trường : sản xuất hàng hoá là mét trong những loại hình sản
xuất mà nhân loại đã và đang trải qua. Sù phát triển của lịch sử đã dẫn tới sù ra đời
của kinh tế hàng hoá giản đơn và phát triển lên mức độ cao là kinh tế hàng hoá gắn
chặt với thị trường. trong loại hình sản xuất này tồn tại một mâu thuẫn cố hữu là
những người sản xuất có sự độc lập lẫn nhau trong sản xuất và đi sâu vào chuyên
môn hoá sản xuất, nhưng chính họ lại bị phụ thuộc vào nhau do họ có nhu cầu đa
dạng. Mâu thuẫn đó được giải pháp do có sù trao đổi sản phẩm giữa những người
sản xuất. Thị trường dần được hịnh tành và cũng chính thị trường trong quá trình ra
đời và phát triển đã tác động mạnh mẽ vào quá trình sản xuất, tiêu dùng và tái sản
xuất Các quan hệ trao đổi hàng hoá đã có sù tham gia của tiền, đồng tiền với
chức năng là thức đo giá trị, phương tiện thanh toán đã làm cho quan hệ trao đổi
trở nên thuận lợi hơn và ngày càng mở rộng. Điều đó cũng làm cho quá trình thị
trường ngày càng phát triển. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá, quá trình tái sản
xuất, thị trường đã thúc đẩy sự hình thành hàng loạt các yếu tố khác như hệ thống
ngân hàng- tài chín, thương mại Các yếu tố của kinh tế hàng hoá trong đó có thị
trường liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình vận

động phát triển. Quá trình đó diễn ra và đạt tới trình độ cao làm hình thành khái
niệm kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường, mọi quan hệ kinh tế đều mạng
tính chất tiền tệ, khái niệm thị trường dần dần được mở rộng. Nó không chỉ là thị
trường cụ thể mà nó còn lan sang các lĩnh vực khác như dịch vụ mà các đối tượng
không là hàng hoá thuần tuý như thị trường cổ vật, tài chính Đây cũng có thể coi
là quá trình mở rộng của khái niệm hàng hoá hay nói cách khác cụ thể nhất hàng
hoá là đối tượng đáng quan tâm nhất trong lĩnh vực thị trường.
* Các quan niệm về thị trường .
- Theo nghĩa cổ điển: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán
hàng hoá
Như vậy phạm vi của thị trường được giới hạn thông qua xem xét bản chất
hành vi tham gia thị trường. ở đâu có sù trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng
hoá thì ở đó thị trường và có những người mua và bán. Quan niệm này có thể thấy
ở cách hiểu thị trường bao gồm các loại chợ, các địa dư hoạc các khu vực tiêu thụ
phân theo mặt hàng, ngành hàng. Đây là cách hiẻu thị trường gắn liền với yếu tố
địa lí của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiện hữu của đối tượng
đem ra trao đổi, vì thế ta có thể biết thị trường về không gian, thời gian và dung
lượng.
Sù phát triển của sản xuất đã làm cho quá trình lưu thông trở nên phức tạp.
Các quan hệ mua bán không phải đơn giản “ tiền trao cháo múc” mà đa
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
dạng phong phó nhiều kiểu hình khác nhau. Khái niệm thị trường cổ điển
không bao quát hết được nội dung mới được đưa vào phạm trù thị trường.
- Theo nghĩa hiện đại : Thị trường mà quá trình người mua, người bán tác động
qua lại lẫn nhau để xá định giá cả và lượng hàng hoá mua bán.
Như vây, thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông
tiền tệ, các giao dịch mua bán.
* Mét sè quan niệm khác:
- Theo hội đồng quản trị hoa kỳ: “Thị trường là tổng hợp các điều kiện và lực

lượng trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá
và dịch vụ tõ người bán sang người mua”
- Theo giác độ Marketing: “ Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm Èn
cùng có mét nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng và có khả năng tham gia trao
đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó”
Các định nghĩa trên đây về thị trường có thể nhấn mạnh ở địa điểm mua bán,
vai trò của người mua ( khách hàng), người bán hoặc chỉ người mua, người mua
giữ vai trò quyết định trong thị trường, chứ không phải người bán ( nhà cung ứng).
Mặc dù không có người bán không có người mua, không có hàng hoa và dịch vụ,
không thoả thuận thanh toán bằng tiền hay bắng hàng thì không thể có thị trường,
không thể hình thành được thị trường; cho dù thị trường hiện đại, có thể một vài
trong các yếu trên đều không có mặt trên thị trường, thì thị trường vãn chịu sự tác
động của các yếu tố Êy trong thực hiện sù trao đổi hàng hoá thông qua thị trường.
Vì vậy, đã nói đến thị trường phải nói đến các yếu tố sau:
Mét là, phải có khách hàng ( người mua hàng), không nhất thiết phải gắn với
địa điểm xác định và người cung ccấp hàng hoá ( người bán)
Hai là, khách hàng có nhu cầu chưa được thoả mãn. Đây chính là cơ sở thúc
đẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ.
Ba là, khách hàng phải có khả năng thanh toán, tức là phải có khả năng trả
tiền để mua hàng.
2. 2 Phân loại thị trường
Đối với bất kỳ DNNNnào cũng có rất nhiều loại thị trường mà doanh nghiệp
cần tiếp cận. Việc nghiên cứu phân loại thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu
biết rõ về những đối tượng mà mình đang tiếp cận và tham gia vào.
Nếu phân loại thị trường theo sác giai đoạn tạo nên sản phẩm, người ta có thể
phân chia thành hai loại :
Thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất và thị trường sản phẩm.
- Thị trường các yếu tố đầu vào hay còn gọi là thị trường tư liệu sản xuất: Đây là
một dạng thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp
Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học
Thị trường tư liệu sản xuất (TLSX) của nông nghiệp là tập hợp những cá
nhân, tổ chức mua và bán các TLSX đầu vào như phân bon, thuốc trư sâu, thức ăn
gia súc, giống phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Thị trường TLSX có những đặc điểm khác với thị trường sản phẩm ở chỗ số
lượng người mua tham gia vào thị trường Ýt hơn nhiều so với số lượng những
người mua hàng tiêu dùng và thường tập chung theo vùng địa lý. số lượng khách
hàng it, nhưng tầm cỡ lớn nên mối quan hệ mua bán giữa người cung ứng và người
tiêu thụ ở thị trường TLSX thường gần gũi hơn. Cầu về hàng hoá TLSX co giãn
theo gia Ýt hơn các hàng hoá tiêu dùng. Khách hàng mua sắm TLSX thường là
những người chuyên nghiệp và thường có quan hệ mua bán trực tiếp với những
người sản xuất hơn là thông qua các tổ chức buôn bán trung gian.
- Thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng: Đây là thị trường
chủ yếu để tiêu thụ phần lớn nông sản hàng hoá do các doanh nghiệp sản xuất ra
Khách hàng của thị trường sản phẩm là những cá nhân hay gia đình mua hàng
hoá nông sản để phục vụ cho các lợi Ých cá nhân
Thị trường sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và phụ thuộc rất
nhiều vào đặc điểm của người tiêu dùng. Những người tiêu dùng khác nhau về tuổi
tác, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ học vấn, tôn giáo, khu vực ở, sở thích và
thị hiếu của họ cũng rất phức tạp. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường tiêu dùng rất
cần thiết và đòi hỏi nhiều công sức và thời gian, tiền của đối với các doanh nghiệp
Nông nghiệp là mét trong những ngành vừa tạo ra thị trường TLSX, lại vừa
tạo ra thị trường sản phẩm. Bởi vì nhiều sản phẩm nông nghiệp là yếu tố đầu vào
cho mét sè ngành công nghiệp chế biến, đồng thời phần lớn sản phẩm nông nghiệp
sau khi thu hoạch có thể tham gia ngay vào thị trường hàng hoá tiêu dùng như hoa
tươi, rau, lương thực, các sản phẩm chăn nuôi như thịt, cá, trứng Do vậy, việc
nghiên cứu sau thị trường tiêu thụ sản phẩm và quá trình lựa chọn thị trường là nội
dung quan trọng trong Marketing nông nghiệp
Nếu chúng ta phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm theo các đối tượng tiêu
dùng nông sản sẽ có các loại như sau:

+ Thị trường lương thực, thực phẩm của người tiêu dùng: Đây là thị trường rộng
lớn nhất đối với nông sản. Sự phát triển của các loại thị trường phụ thuộc rất nhiều
vào cơ cấu dân cư, thu nhập và tỷ lệ cấu thành của lực lượng lao động. Ngày nay
thị trường lương thực, thực phẩm phát triển rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác
nhau như thị trường lương thực, thực phẩm bán tại các chợ, trung tâm thương mại;
thị trường lương thực, thực phẩm chế biến sẵn phục vụ tại các cửa hàng hoặc tại
nhà.
+ Thị trường đồ ăn phục vụ cho cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức: Đây là mét
trong những thị trường kinh doanh nông nghiệp lớn, ở đó lương thực, thực phẩm
được mua, chuẩn bị và tiêu thụ để phục vụ tiêu dùng tại các cơ quan, xí nghiệp và
các tổ chức như các bệnh viện, trường học, các nhà nghỉ. Trong thị
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
trường này, những người chế biến và bán buôn thường kết hợp với nhau trong việc
cung ứng và tiêu thụ. Nhu cầu trong thị trường này có xu hướng ổn định, Ýt bị ảnh
hưởng bởi thu nhập.
+ Thị trường Chính phủ: Đây là một thị trường rất quan trọng cho ngành nông
nghiệp. Hàng năm Chính phủ thông qua các công ty kinh doanh mua mét lượng
nông sản hàng hoá rất lớn như lúa, gạo để phục vụ cho các chương trình an ninh
lương thực hoặc phục vụ các chương trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ các địa
phương bị thiên tai, lò lụt. Những công ty kinh doanh nông nghiêp được tổ chức ra
để phục vụ thị trường này là các công ty buôn bán và chế biến nông sản.
+ Thị trường công nghiệp: Thị trường công nghiệp được hình thành từ các công
ty, tổ chức, cá nhân dử dụng nông sản để tạo ra các sản phẩm công nghiệp như
bông, vải, sợi, cao su rượu, dược liệu, thuốc lá, giấy, sản phẩm da các loại. . . Rất
nhiều hàng nông sản hàng năm được sản xuất ra hoàn toàn được các ngành công
nghiệp tiêu thụ và đây là một thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp
nông nghiệp (DNNN).
+ Thị trường quốc tế là một thị trường kinh doanh nông nghiệp lớn. Mét DNNN
muốn tham gia vào thị trường quốc tế, điều cần thiết đối với doanh nghiệp đó là

phải nắm được các nhu cầu trên thế giới, tỷ gia hối đoái và tình hình sản xuất các
sản phẩm cạnh tranh hoặc sản phẩm thay thế của mình trên thị trường thế giới. Các
tổ chức tham gia thị trường thế giới thường là các tổng công ty quốc gia hoặc đa
quốc gia, nhà buôn phục vụ xuất khẩu. Họ hoạt động dưới sù cho phép của luật
pháp và tuân thủ các luật pháp hiện hành.
3. Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản và các kênh tiêu thụ hàng hoá
3.1. Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản.
Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản gồm các nhóm chủ thể kinh tế với chức
năng của nã trong hệ thống thị trường nông sản như: người sản xuất người bán
buôn người chế biến người bán lẻ người tiêu dùng
Cơ cấu tổ chức tổ chức của thị trường nông sản gồm các khâu chủ yếu trên
nhưng tuỳ thuộc trình độ phát triển sản xuất hay của nền kinh tế nói chung mà số
lượng các khâu trên có thể tăng hay giảm cho phù hợp. Quá trình lưu thông sản
phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng cuối cùng phải trải qua nhiều lần chuyển
quyền sở hữu và mỗi lần chuyển quyền sở hữu là một lần bổ xung thêm giá trị vào
sản xuất và lại có một giá cả mới phù hợp và ở đó cũng hình thành cấp thị trường.
Từ người sản xuất đến người bán buôn hình thành thị trường cấp 1 và giá bán buôn
cấp 1 ( giá nông trại ). Tõ người bán buôn đến người chế biến hình thành thị trường
cấp 2 và giá bán buôn cấp 2. Tõ người chế biến sang bán lẻ hình thành thị trường
cấp 3 và giá bán cấp 3. Tõ người bán lẻ sang người tiêu dùng hình thành thị trường
bán lẻ và giá bán lẻ tiêu dùng.
Người sản xuất nông nghiệp gồm các Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã,
Hé gia đình, Trang trại với chức năng là tạo sản phẩm trên cơ sở sử dụng các yếu
tố đầu vào của sản xuất, tạo giá trị mới bổ xung vào giá trị cũ được chuyển từ các
yêu tố đầu vào.
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
thị trường ( khách hàng) về số lượng, chất lương và giá cả của sản phẩm để tiến
hành sản xuất thích ứng với thị trường.
- Còn người tiêu dùng qua các chợ, các cửa hàng, các hãng họ được quant sát

nhiều loại mặt hàng, chọn lựa những mặt hàng cần thiết và ưa thích mà không phải
mất công tìm kiếm và đi xa.
- Các chủ thể trung gian, các nhà bán buôn chuyên hoạt động trong khâu lưu
thông luôn hiểu rõ những mong muôn, những nhu cầu thực sự của số đông người
mua, nắm chắc những khả năng và thế mạnh của người sản xuấtvà thấy được ách
tắc trong phương pháp vận động hàng hoá. Nhờ đó họ không ngừng cải tiến cung
cách buôn bán của mình như đặt hàng với người sản xuất, xúc tiến bán với khách
hàng cải tiến cơ cấu tổ chức và cách quản lý hoạt động trong công ty, doanh nghệp
và cửa hàng
- Nhìn tổng thể trên bình diện xã hội, hoạt động sôi động nhộn nhịp của từng
kênh và của cả mạng kênh phân phối không ngừng kích thích sản xuất phát triển,
vừa tăng tổng cung được hàng hoá sản phẩm và hàng hoá dịch vụ của xã hội vừa
kích thích tiêu dùng, nâng cao tổng sản lượng cầu của xã hội về sản phẩm và dịch
vụ, đồng thời giúp cho cung và cầu nhanh chóng được gặp nhau, phù hợp với nhau,
cuối cùng góp phần làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Như vậy, kênh tiêu thụ sản phẩm làm cho sản xuất và tiêu dùng gặp nhau,
cung và cầu phù hợp một cách trật tự và có hiệu quả.
Tuỳ trình độ phát triển sản xuất hàng hoá và tính chất của từng loại sản phẩm
mà các kênh tiêu thụ có thể là: kênh ngắn hay dài, kênh trực tiếp hay kênh gián
tiếp, số các kênh cao hay thấp, kênh cạnh tranh hay kênh độc quyền.
4. Vai trò của thị trường nông sản
4.1. Vai trò của thị trường.
Trong kinh tế thị trường, thị trường vừa là mục tiêu của nhà sản xuất, kinh
doanh vừa là môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Thị trường cãng
là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường còn là khâu trung
gian cần thiết, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, nó có tác động nhiều
mặt đến sản xuất và tiêu dùng.
Thứ nhất: Thhị trường là sự sống còn đối với sản xuất kinh doanh hàng hoá.
Mục đích của người sản xuất hàng hoá là để bán, để thoả mãn nhu cầu của người
khác. Bán khó hơn mua, bán là bước nhảy nguy hiểm, có rủi ro. Bởi thế, càn thị

trường là còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình
trệ.
Thứ hai: Thị trường phá vỡ ranh giới tự nhiên, tù cung tù cấp để tạo thành sự
thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân. Qua trao đổi mua bán giữa các vùng sẽ
biến kiểu tổ chức sản xuất khép kín thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng
hoá liên kết với nhau, chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hoá.
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
- Căn cứ vào hiệu quả kinh tế – xã hội của sản phẩm
4. Ảnh hưởng của cung cầu và giá cả sản phẩm .
Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước. ảnh hưởng của cung cầu và giá cả sản phẩm đến thị trường nông sản
là rất quan trọng. Điều đó thể hiện:
Thứ nhất, nhu cầu của thị trường về nông sản phẩm. Cầu nông sản phụ thuộc
vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Về nguyên lý, thu nhập của
dân cư tăng lên thì cầu cũng tăng lên, song đối với sản phẩm nông nghiệp khi thu
nhập dân cư tăng lên thì cầu về nông sản có thể diễn ra theo chiều hướng tăng lên
đối với các sản phẩm có nhu cầu thiêt yếu hàng ngày của dân cư và các sản phẩm
cao cấp, đồng thời giảm đối với các sản phẩm kém phẩm chất và thấp cấp. Khi thu
nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu đối với lương thực , thực phẩm thấp cấp giảm
xuống. Cơ cấu dân cư cũng có ảnh hưởng tới cầu. Đối với những vùng nông thôn
mà cư dân nông thôn là chủ yếu, phần lớn lương thực, thưc phẩm được tiêu dùng
cho chính họ. Vì vậy, những nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tự họ cung ứng,
việc tổ chức các chợ nông thôn để trao đổi sản phẩm tại chỗ có ý nghĩa quan trọng.
Đối với các vùng thành thị, bao gồm các thị trấn, thị xã, các thành phố lớn thì nhu
cầu tiêu dung nông sản hàng ngày có số lượng lớn, chất lượng cao, việc tổ chức
các cửa hàng, các kiốt, đại lý trở lên cần thiết. Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt
nông sản phải nắm bắt những nhu cầu trên cơ sở thu nhập và cơ cấu của cư dân.
Những sản phẩm mang tính chất nguyên liệu và phải thông qua chế biến, cần
có tổ chức tiêu thụ đặc biệt thông qua các hợp đồng và phải tổ chức tốt việc bảo

quản để bảo đảm chất lượng của sản phẩm .
Thứ hai, cung sản phẩm nông nghiệp là một yếu tố quan trọng trong thị
trường nông sản. Các doanh nghiệp phải tìm hiểu khả năng sản xuất loại sản phẩm
mà mình sản xuất, tức là phải tìm hiểu nắm bắt các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm
nông nghiệp có tính đa dạng về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp và về đối tượng
tiêu dùng. Vì vậy, tính không hoàn hảo của thị trường nông sản thể hiện đặc trưng
của sản phẩm nông nghiệp. Khi sản lượng cung tăng lên làm cho giá sản phẩm
giảm xuống và ngược lại. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp
phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và
đối tượng khách hàng. Đặc biệt cần lưu ý đến cải tiến và nâng cao chất lượng, mẫu
mã, chủng loại sản phẩm. Khi xem xét cung sản phẩm phải chú ý đến mấy yếu tố
ảnh hưởng đến cung sản phẩm sau đây: Giá cả sản phẩm bao gồm cả sản phẩm
đang sản xuất, sản phẩm thay thế bổ sung và cả giá cả các yếu tố đầu vào; trình độ
kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào sản xuất; môi trường tự nhiên và cơ chế chính
sách đang được thực hiện; đồng thời phải chú ý đến áp lực của cầu.
Thứ ba, giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung- cầu
trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
thống chính sách tác động song những cơ sở quan trọng nhất đó là: chính sách
thuế, chính sách thị trường và sản phẩm, chính sách đầu tư và tín dụng…
* Ngày nay ở tất cả các quốc gia trên thế giới, Chính phủ đều thực hiện hành vi
tính thuế. Việc đánh thuế nhằm hai mục tiêu chính đó là:
- Động viên một phần nguồn tài chính quốc gia để nuôi sống bộ máy của mình
- Dùng thuế để thực hiện các chức năng kinh tế- xã hội của mình đối với đất
nước
* Giấy phép xuất khẩu.
Mục đích của Chính phủ khi sử dụng giấy phép xuất khẩu là nhằm quản lý
xuất khẩu có hiệu quả hơn và thông qua đó điều chỉnh hàng hoá xuất khẩu. Hơn
thế nữa có thể bảo vệ tài nguyên cũng như điều chỉnh cán cân thanh toán

Giấy phép xuất khẩu được quyết định theo mặt hàng, theo từng quốc gia và
thời gian nhất định bên cạnh việc thi hành các biện pháp quản lý hàng hoá xuất
khẩu, quốc gia còn áp dụng mét sè biện pháp phi thuế quan khác như: Đặt ra các
tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, các thông số quy định cho hàng xuất khẩu
* Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích xuất khẩu
Mét số chính sách hối đoái thích hợp thuận lợi cho xuất khẩu chính là chính
sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định và ở mức giá thấp. Kinh nghiệm của các nước
đang thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường
kỳ để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tương quan với chi
phí và giá cả trong nước.
Trợ cấp xuất khẩu cũng là một biện pháp có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu với
mặt hàng khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này được áp dụng vì khi thâm nhập
vào thị trường nước ngoài rủi ro hơn thị trường trong nước. Việc trợ cấp thường
được thể hiện dưới các hình thức: Trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu…
* Các chính sách đối với cán cân thanh toán, thương mại
Trong hoạt động thương mại nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng bảo
đảm cán cân thanh toán và cán cân thương mại có ý nghĩa quan trọng góp phần vào
việc củng cố lòng tin đối với đối tác nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên thị
trường quốc tế và tạo điều kiện tăng trưởng nhanh. Vấn đề đặt ra là cần khuyến
khích sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó chú trọng tới mặt hàng chủ lực giảm
bớt nhập siêu tiến tới cân bằng xuất- nhập.
Như vậy nhìn chung việc giữ cán cân thanh toán và cán cân thương mại đã
chứa đựng trong đó những yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.



Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
thậm chí ở cả Trung Quốc đang bị tuyết bao phủ nên không thể trông trọt được
nhưng lại là một thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính. Còn các đối thủ cạnh

tranh như Thái Lan, Philippine kém lợi thế so với Việt Nam cả về điều kiện sinh
thái tự nhiên cũng như kỹ năng và tính cần cù của người lao động.
+ Mét sè Ýt nông sản được các nước phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ ưa chuộng
như điều, dứa lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc hay đất
phèn mặn nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh.
+ Đông Âu, các nước SNG và Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống, có tính
qyu mô lớn và tương đối dễ tính đối với nông sản Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam
hiện có một lượng doanh nhân và doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt ở các nước
này. Đó là một thuận lợi lớn nhưng chưa khai thác có hiệu quả để phục vụ cho sù
phát triển ngoại thương giữa hai bên.
+ Sau nhiều năm mở cửa, mối quan hệ về thương mại của Việt Nam với nhiều
nước trên thế giới không phân biệt thể chế đã ngày càng mở rộng, đặc biệt mối
quan hệ với các nước ASEAN, với Nhật, Mỹ và với EU. Nhiều thị trường chấp
nhận mua hàng Việt Nam trong điều kiện giá như hiện tại nhưng hiện cũng đang
mở ra những khả năng mới cho việc mở rộng thị trường, đó là:
- Nhiều công ty nước ngoài sẵn sàng bán máy móc thiết bị cho Việt Nam với điều
kiện cho vay vốn và trả chậm bằng hàng hoá do chính các máy móc thiết bị đó sản
xuất ra.
- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam với điều kiện
xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ sản phẩm ra nước ngoài. ( VD: liên doanh sản
xuất thịt lợn ở Bình Dương, bột mì cao cấp ở Bà Rịa - vũng Tàu, liên doanh chế
biến chè, hồ tiêu…).
- Sắp tới, việc tham gia AFTA và WTO sẽ cho phép chúng ta có điều kiện tốt để
lựa chọn bạn hàng.
- Với những khả năng về nhiều mặt, chúng ta đang có điều kiện để tăng chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhờ vậy có thể giảm giá hàng xuất khẩu, đây chính
là điều kiện tối ưu nhất cho việc duy trì, phát triển và giành giật thị trường.
+ Bên cạnh việc đổi mới giống cây con để tăng chất lượng nguyên liệu thì chúng
ta còng đang đổi mới công nghệ thiết bị để đủ sức cạnh tranh trên thị trường làm
cho thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam càng phát triển mạnh.

+ Nhiều chính sách mới của Đảng và Nhà nước đang tạo cho thị trường xuất khẩu
nông sản Việt Nam mở rộng. Thí dụ, chính sách ưu đãi thuế cho các mặt hàng xuất
khẩu; chính sách nông nghiệp; chính sách khuyến nông, khuyến lâm đã cho phép
hàng triệu người dân tiếp cận với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học
góp phần tăng năng suất, giảm giá thành. Còng trong nhiều năm qua, Nhà nước đã
có nhiều chính sách đào tạo trong và ngoài nước để tạo ra đội ngũ cán bộ có năng
lực và trình độ đáp yêu cầu làm ăn với các công ty nước ngoài phát triển thị trường
xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
Như vậy, trước mắt thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam có nhiều thuận
lợi, nhiều cơ hội để xuất khẩu nông sản và Việt Nam còng còn đủ thời gian để từng
bước tăng dần sức mạnh của nông sản đối với các nước trong khu vực và thế giới

* Khó khăn:
Mặc dù có rất nhiều thuận lợi nhưng thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam
còn nhiều vấn đề bất cập. Ta xét những khó khăn của thị trường nông sản Việt
Nam:
+ Các loại cây, con hiên đang được nông dân sử dụng đều có năng suất và chất
lượng thấp hơn so với thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Việt
Nam chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống tốt cho nông dân. Hầu
hết nông dân phải tự sản xuất giống cây, con cho mình hoặc mua trên thị trường
trôi nổi mà không có đơn vị nào kiểm tra chất lượng, đặc biệt là giống cây ăn trái.
(Trừ các hạt giống lai và giống rau vô đông ).
+ Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung tạo ra
nguồn nông sản xuất khẩu tươi hay làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến với
số lượng và chất lượng cao, ổn định theo yêu cầu kỹ thuật chế biến và xuất khẩu.
Điều đó làm cho thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam kém phát triển hơn các
nước khác.
+ So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, không

đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính
như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo quản dự
trữ, vận chuyển, bốc xếp hàng nông sản, nhất là hàng tươi sống, rất kém phát triển .
+ Năng lực quản lý kinh doanh, sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản chưa đáp
ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hoá thương mại, đặc biệt là khâu
Marketing. Mối liên kết kinh tế sống còn giữa các khâu chế biến, xuất khẩu nông
sản, cung ứng dịch vụ với các khâu sản xuất- sinh học diễn ra chưa được thiết lập
để đảm bảo sự ổn định về số lượng, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu theo yêu
cầu của thị trường.
+ Khả năng cạnh tranh của nước ta thấp, nhấp là nhưng mặt hàng xưa nay vẫn
bảo hé qua thuế ở mức cao và mức bảo hé cao tõ 30- 50% thậm chí có sản phẩm
tới 80%. Đồng thời hàng hoá nông sản của các nước ASEAN tràn vào tự do với giá
rẻ, mẫu mă đẹp, chất lượng tốt.
dự báo thị trường nông sản của các nước trong khu vực và trên thế giới chưa
nhanh nhạy, thiếu chính xác, chưa phân tích được đầy đủ các yếu tố tác động tới
giá cả nông sản trong nhiều năm.
Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là sản xuất nông sản hàng hoá về chủng
loại mặt hàng, khối lượng còn nhỏ bé nhưng rất khó tiêu thụ. Nguyên nhân chính là
chất lượng thấp giá thành cao, không có sức cạnh tranh ngay thị trường trong nước
và nước ngoài. Nhiều hàng hoá nông sản của Trung Quốc,
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
cách tấ linh hoạt đối với từng hình thái thị trường và phù hợp với từng giai
đoạn cụ thể của các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Độc quyền trong thị trường nông sản là khá phổ biến. Nhà nước thực hiện quản
lý và điều tiết giá cả trên thị trường độc quyền bằng các hình thức chủ yếu sau đây:
+ Quy định giá chuẩn cung ứng đối với những hàng hoá và dịch vụ độc quyền.
Định giá tối đa đối với những người độc quyền cung cấp nông sản và định giá tối
thiểu phải trả cho nông dân đối với những người độc quyền mua nông sản .
+ khuyến khích mở rộng hợp tác liên doanh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh

trong toàn bộ hệ thống thị trường nông sản .
- Trên thị trường cạnh tranh, tuỳ theo mức độ cạnh trnah lành mạnh của thị trường
mà Nhà nước có những biện pháp quản lý giá thích hợp trong từng trường hợp cụ
thể:
+ Quy định giá xuất khẩu tối tiểu đối với sản phẩm xuất khẩu như gao, cà phê,
chè, hạt điều, thuỷ sản chế biến…
+ Quy điịnh giá tối thiểu mua thóc và giá tối đa bán gạo tại các thị trường trọng
điểm khi biến động giá đối với các công ty lương thực vùng tham gia lưu thông
lương thực trên thị trường nội địa, các công ty chế biến và xuất khẩu.
+ Tổ chức đăng ký giá, hiệp thương giá, niêm yết giá đối với các thành phần kinh
tế tham gia thị trường nông sản .
+ Lập quỹ dự trữ và quỹ quốc gia bình ổn thị trường. Các quỹ này đặt trực tiếp
dưới sụ kiểm soát và điều hành có hiệu quả của Chính phủ khi cần thiết.
+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá, kiểm tra chất lượng
tồn kho hay dự trữ bắt buộc; sử dụng linh hoạt dự trữ bắt buộc; thực hiện chính
sách trợ giá khi cần thiêt.
4. Khuyến khích thúc đẩy cạnh tranh và chống độc quyền.
Để từng bước tạo ra những điều kiện khách quan thúc đẩy cạnh tranh trong hệ
thống thị trường nông sản thì đồng thời phải có những biện pháp tích cực chống
độc quyền. ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển sớm, để hạn chế độc
quyền, Quốc hội thường lập và phê chuẩn một đạo luật riêng. Trong điều kiện nước
ta chưa có đạo luật chống độc quyền, cần coi trọng những vấn đề chủ yếu sau đây:
Mét là, có biện pháp phù hợp hạn chế độc quyền ở các thị trường cung ứng
đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nông nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo thực
hiện tốt các dịch vụ cho phát triển nông nghiệp. Đáp ứng yêu cầu này, không thể
phó mặc toàn bộ tư tưởng. Tuỳ theo tầm quan trọng của thị trường, Nhà nước cần
nắm giữ vai trò chi phối tới mức cần thiết bằng việc tổ chức ra các doanh nghiệp
của Nhà nước, điều hành sự hoạt động của các loại doanh nghiệp này theo nhiệm
vụ Nhà nước giao. Ngoài ra, những lĩnh vực khác không trọng yếu thì giao cho các
thành phần kinh tế khác.

Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
Để tìm được biện pháp phù hợp hạn chế độc quyền trên thị trường nông sản,
điều quan trọng trước hết là nhận dạng chính xác trạng thái độc quyền. Nghĩa là
độc quyền đó là nhất thời hay lâu dài. Sau nữa cần xem xét những điều kiện đang
duy trì trạng thái độc quyền đó. Về nguyên tắc, để tìm giải pháp hạn chế độc
quyền, người ta thường bắt đầu từ việnc phân tích các biểu hiện của độc quyền thể
hiện ra trên các khía cạnh chủ yếu sau đây.
+ Không bị cạnh tranh hoặc Ýt bị cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.
+ Chiếm vị trí áp đảo so với đối thủ, biểu hiện ở thị phần mà doanh nghiệp nắm
giữ.
+ Có khả năng lợi dụng tăng giá hay giửm giá trong mét sè trường hợp nhất định.
Hai là, coi trọng các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá nông sản. Cụ thể là:
+ thúc đẩy mọi thành phần kinh tế, mọi địa vị kinh tế tự do kinh doanh làm giàu
hợp pháp.
+ Thực hiện các biện pháp xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ công nghệ, trình
độ quản lý giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản phẩm hay trên những
vùng nông thôn khác nhau. Cần coi trọng các dự án phát triển ở các vùng sâu, vùng
xa, vùng núi và những vùng có điều kiện bất thuận khác.
+ Cung cấp đầy đủ những hiểu biết tối thiểu về thị trường và những thông tin về
thị trường cho cả người bán và người mua trên thị trường nông sản để họ có thể
điều chỉnh các quyết định của mình một cách phù hợp, chính xác.
Ba là, phát hiện và kiên quyêt ngăn chặn các vấn đề nổi cộm bất thường trên
thị trường nông sản.
Ở mét sè vùng và mét sè lĩnh vực của nông nghiệp nông thôn, đặc biệt ở
những nơi, những lĩnh vực mà lực lượng thương hiệu quốc doanh yếu kém, thường
phát sinh những vấn đề nổi cộm bất thường trên thị trường nông sản. Đây là một
hình thức cạnh tranh không lành mạnh của tư thương hoạt động trên thị trường
nông sản. Hình thức biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh là tư thương

thiết lập “ các lãnh địa riêng” và tù cho mình toàn quyền chi phối lãnh địa đó. VR,
mét tư thương giành toàn quyền mua vải thiều ở một huyện thuộc tỉnh H trong mùa
thu hái, không cho những thương nhân mới tới mua được trực tiếp của nông dân…
Thông thường, việc giải quyết các vấn đề nổi cộm nói trên tuỳ thuộc vào tính
năng động của bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương. Như vậy, các biện pháp
giải quyết thường chủ yếu là các biện pháp hành chính
5. Thực hiện tốt chiến lược hội nhập vào thị trường nông sản thế giới.
Xu hướng nổi bật trong thời đại ngày nay là sù phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
nhiều hơn giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới trong quá trình phát triển
của từng quốc gia riêng biệt. Đối với nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói
riêng của nước ta, việc tăng cường khả năng cạnh tranh của nền
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
nông nghiệp, từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế là một đòi
hỏi khách quan. Trong điều kiện còn chênh lệch nhiều về quy mô và trình độ sản
xuất, muốn tăng cường khả năng cạnh tranh từng bước hội nhập vào thị trường
quốc tế hiện đang cạnh tranh gay gắt và được bảo vệ bằng những hàng rào rất tinh
vi của các quốc gia, chúng ta cần phải:
- Củng cố và tăng cường vị trí vốn có ở các thị trường quen thuộc và các bạn
truyền thống
- Tích cực mở rộng và tạo thế đứng trên các thị trường mới
- Tham gia nhiều hơn vào các hiệp định và công ước quốc tế có liên quan đến
kinh tế và thương mại
- Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ kinh tế trong quan hệ ngoại
thương đối với các sản phẩm xuất khẩu. Cần đặc biệt coi trọng những vấn đề sau
đây:
+ Hoàn thiện việc xét và cấp Quota xuất khẩu, ngăn chặn những tiêu cực có thể
xảy ra trong việc xét và cấp Quota.
+ Rà soát và hoàn thiện hệ thống thuế xuất khẩu. Cần có chính sách bảo hộ thoả
đáng để tăng cường khả năng cạnh tranh của các đơn vị tham gia xuất khẩu các

nông sản. Trong điều kiện cho phép, mạnh dạn mở rộng quyền hoạt động xuất
khẩu cho các doanh nghiệp không phải của Nhà nước có đủ khả năng và điều kiện.
+ Điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp và linh hoạt để thúc đẩy các quan hệ buôn
bán trên thị trường quốc tế.
- Thực hiện việc kiểm soát buôn bán tiểu ngạch và chống buôn lậu có hiệu quả














Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học










Kết luận

Với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá
trình nghiên cứu và phân tích thị trường nông sản cho thấy thị trường nông sản
Việt Nam giữ vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thị trường cũng như trong
quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân
Với trên 68% lao động làm nông nghiệp, 80% dân số sống ở nông thon, nền
nông nghiệp nước ta trong những năm nữa vẫn giữ vị trí hết sức trọng yếu trong
nền kinh tế nói chung của cả nước. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước được
thực thi tõ cuối những năm 80 của thế kỷ trước cho tới nay đã đem lại những tiến
bộ vượt bậc ở Việt Nam mà trước hết nổi bật nhất vẫn là những thành tựu trong
phát triển nông nghiệp. Sản lượng lúa gạo tăng gần gấp đôi sau 15 năm đổi mới đã
đưa Việt Nam liên tục đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới. Nhiều mặt hàng
nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu khác như cà phê, cao su cũng như xuất khẩu ngày
càng nhiều và đem lại cho đất nước hàng chục tỷ đô la, thu nhập của người nông
dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn được đổi mới với hệ thống cơ sở
hạ tầng kiên cố và bền vững.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được do biết tận dụng và khai thác những
thuận lợi, thị trường nông sản nước ta vẫn phải đối với những hạn chế và vướng
mắc trở ngại lớn do những khó khăn đem lại. Cho tới nay, trong cái chưa hoàn
chỉnh chung của nền nông nghiệp nước ta thì việc tiêu thụ nông sản của người
nông dân vẫn là mối bức xúc lớn của người nông dân, của các cấp quản lý cũng
như của toàn xã hội. Chình vì vậy, để cỗ máy kinh tế của cả nước chuyển động tốt
thì các biện pháp kích cầu là hết sức quan trọng, đặc biệt là phải tăng cường hoạt
động thị trường rộng lớn ở nông thôn hiện nay trong đó nhấn mạnh nhất là thị
trường tiêu thụ nông sản. Thị trường nông sản nọi chung và thị trường tiêu thụ
nông sản cho nông dân nói riêng là một phạm trù rộng lớn, có vai trò rất quan
trọng đến việc tiêu thụ sản phẩm của người nông dân, do đó có ảnh hưởng sâu sắc
đến hiệu quả sản xuất của người nông dân nên cần có những biện pháp để hoàn

thiện thị trường nông sản Việt Nam, tăng cường
Khoa kinh tế NN - PTNT
Đề án môn học
khả năng cạnh tranh, không chỉ phát triển thị trường trong nước mà từng bước
hội nhập vào thị trươpngf khu vực và quốc tế.
Trong quá trình làm đề án em đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của
thầy cô và các bạn nhưng do lượng kiến thức hạn hệp nen bài viết không thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong sù đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để
bài viết lần sau được tốt hơn.


Tài liệu tham khảo


1- Giáo trình kinh tế nông nghiệp - NXB Thống kê
2- Giáo trình Marketing nông nghiệp - NXB Thống kê
3- Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn sè 1, 6 năm 2001
4- Tạp chí kinh tế phát triển sè 53 năm 2001
5- Tạp chí thương mại Việt Nam sè 28 tháng 7/2003, sè 9 năm
2001
6- Tạp chí công nghiệp Việt Nam năm 2000 sè 24 năm 1999, sè
6 năm 2001
7- Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam sè 5 năm 2000, sè
5 năm 2001
8- Tạp chí nghiên cứu kinh tế sè 227 tháng 6 năm 2001, sè 273
tháng 2 năm 2001
9- Tạp chí thị trường giá cả sè 10 năm 2000
10- Tạp chí thông tin lý luận sè 12 năm 2000








Mục lục

Lời mở đầu 1
I. Bản chất của thị trường nông sản. 2
1. Bản chất của thị trường nông sản 2
2. Khái niệm và phân loại thị trường 4
2. 1 Khái niệm về thị trường 4
2. 2 Phân loại thị trường 5
3. Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản và các kênh tiêu
thụ hàng hoá 7
3.1. Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản. 7
3. 2 Kênh tiêu thụ sản phẩm. 8
4. Vai trò của thị trường nông sản 9
4.1. Vai trò của thị trường. 9
4. 2 Vai trò của việc phát triển tiêu thụ nông
sản. 10
5. Chức năng của thị trường nông sản 11
5. 1 Chức năng thừa nhận. 11
5.2. Chức năng thực hiện. 11
5.3. Chức năng điều tiết kích thích. 11
5.4. Chức năng thông tin . 12
II. Đặc điểm của thị trường nông sản. 13
1- Đặc điểm chung của thị trường nông sản. 13
2. Đặc điểm cầu nông sản trên thị trường. 14
3. Đặc điểm cung nông sản trên thị trường. 14

4. Đặc điểm về giá nông sản trên thị trường. 15
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường nông sản Việt
Nam 16
1. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. 16
2. Ảnh hưởng của mét sè yếu tố kỹ thuật đến phát triển sản
xuất 17
3. Ảnh hưởng của việc đa dạng hoá sản phẩm 17
4. Ảnh hưởng của cung cầu và giá cả sản
phẩm . 18
5. Ảnh hưởng của nguồn lực lao động cung cấp cho thị
trường nông sản 19
6. Ảnh hưởng của hệ thống các chính sách vĩ
mô. 19
IV. Sù cân bằng của nông sản phẩm và vai trò của Chính Phủ
trong việc điều tiết thị trường nông sản nội địa 21
1. Sù cân bằng cung cầu nông sản 21
2. Vai trò của Chính Phủ trong việc điều tiết giá cả thị
trường nông sản nội địa. 21
2.1. Kiếm soát giá và định mức cung cấp thực phẩm cơ
bản 22
2. 2 . Định giá trần và giá sàn 22
2. 3 Lập quỹ dự trữ quốc gia 22
2.4. Mét sè giải pháp khác 23
V. Mét sè nhận thức về thị trường xuất khẩu nông sản của
Việt Nam. 24
1. Những thuận lợi và khó khăn của thị trường xuất khẩu
nông sản Việt Nam. 24
2. Nhanh chóng xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ
cho nông nghiệp, nông thôn 28
3. Thực hiện những quyết định điều tiết giá cả nông

nghiệp một cách linh hoạt và phù hợp. 28
4. Khuyến khích thúc đẩy cạnh tranh và chống độc
quyền. 29
5. Thực hiện tốt chiến lược hội nhập vào thị trường nông
sản thế giới. 30
Kết luận 32
Khoa kinh tế NN - PTNT


×