Lời cảm ơn
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn
TS. Nguyễn Thị Bích Thúy đã giúp đỡ để em hoàn thành tiểu luận.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận với một nền văn học
mới hoàn toàn với mình, nếu không có sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt
tình của cô, chắc chắn em sẽ không thể hoàn thành tiểu luận. Trong
khi nghiên cứu một tác phẩm còn mới, với khả năng trình độ hạn
chế, rất mong cô giúp đỡ và góp ý để niên luận hoàn thiện hơn.
Em cũng chân thành cảm ơn Khoa Ngữ văn đã có những
hỗ trợ kịp thời để em có thể hoàn thành tiểu luận của mình (về việc
định hướng đề tài, các thắc mắc…)
Em cũng chân thành cảm ơn Thư viện trường ĐH Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh đã có những sự hỗ trợ về tài liệu tham khảo
cho em.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 – 2009
Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Mục lục
Lời cảm ơn 1
Mục lục 2
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của
Kawabata 3
Phần 1: Mở đầu 3
Phần 2: Nội dung 6
1. KAWABATA – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 6
2. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN” 14
3. NHÂN VẬT KEIKO SAKAMI TRONG TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN” CỦA
KAWABATA 17
Kết luận 41
TƯ LIỆU THAM KHẢO 44
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 2
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Phần 1: Mở đầu
GS. TS. Lê Ngọc Trà đã từng nói: Văn học là nỗi buồn về cái đẹp. Từ xưa
đến nay, những tác phẩm khiến người ta cảm thấy hay nhất, trăn trở nhất, ấy cũng là
những tác phẩm buồn. Và điều đó không phải là ngẫu nhiên, bởi con người, trung tâm
của cuộc sống, thường luôn mang trong mình những cảm xúc, những dằn vặt, những
xót xa, điều đó, khiến con người đẹp hơn, cao thượng hơn và nhân văn hơn.
Kawabata là nhà văn sinh từ cái đẹp Nhật Bản. Sâu sắc hơn ai hết, ông hiểu
ra được những vẻ đẹp, những cốt cách được ẩn giấu trong lớp áo kimono dày, những
câu thơ Haiku kiệm chữ, cái cốt cách đẹp đẽ nhưng cũng chan chứa bi cảm. Nỗi buồn
cũng sinh ra từ đó. Chính vì thế mà văn học Nhật Bản có hẳn cả một phạm trù mỹ học
Nhật Bản mang tên mono no aware để nói về cái đẹp của nỗi buồn. Và trong các sáng
tác của mình, Kawabata đã thể hiện những niềm bi cảm và chia sẻ khác nhau đối với
những số phận, những kiếp người. “Đẹp và buồn” là tiểu thuyết nằm trong số đó.
Câu chuyện là môt áng văn đẹp và day dứt đối với mỗi người khi đọc nó, về
vẻ đẹp của tình yêu, nghệ thuật, cũng những nỗi đau chan chứa nhân văn. Trong
truyện ta không thể ghét, thương trọn vẹn với bất kỳ một nhân vật nào, vì tất cả họ đều
sống trong ta, thật như những nét chạm khắc. Và ta được sống trong một thế giới của
cảm nhận, thế giới của những rung động vi diệu về cái đẹp và nỗi buồn. Ta cũng được
sống trong một nền văn hóa Nhật Bản với những cảnh đẹp tuyệt vời và những con
người đầy chất Nhật.
Tiểu thuyết không nhiều nhân vật, mỗi nhân vật lại có những nét đặc biệt
riêng, lại ẩn chứa trong đó những thông điệp riêng về cái đẹp và nỗi buồn, về những
nỗi xót xa trong tình yêu, cuộc sống, và đời người. Có một Otoko chung thủy, sâu
nặng với mối tình, cũng có một Fumiko âm thầm chịu đựng bằng tất cả tình thương
dành cho chồng. Có một Oki sâu sắc, từng trải về cái đẹp, về cuộc sống, cũng có một
Taichiro tài năng và say đắm trong tình yêu. Và tất nhiên, không thể quên được Keiko
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 3
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Sakami, người con gái đặc biệt trong tác phẩm, một người con gái với những cảm xúc,
những nét tính cách tưởng chừng như trái ngược nhau, vừa là một con người nung nấu
ý định trả thù, nhưng cũng là trái tim ngây dại tha thiết yêu thương. Keiko Sakami đã
là một sự quyến rũ, một sự dụng công của tác giả, chính vì thế, tìm hiểu nhân vật này,
là góp phần làm sáng tỏ vẻ đẹp và nỗi trong truyện.
Tìm hiểu về Keiko Sakami cho ta có một cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật
này. Dường như trong toàn bộ các tác phẩm của Kawabata, chỉ có mỗi Keiko Sakami
là một nhân vật đồng tính luyến ái nữ. Chính vì thế, tìm hiểu về nàng cũng khác với
tìm hiểu về Komako hay Yoko, hay những người con gái khác trong các tác phẩm của
nhà văn này. Chính vì thế, khám phá thế giới của Keiko Sakami, ta dường như bóc
tách được những lớp của đời sống tâm hồn cô, khiến ta cảm thấy nhân vật này có
những điều đáng ghét, nhưng lại không thể không thương. Có một cái nhìn toàn diện
về nhân vật này, cũng không hẳn là một điều dễ dàng.
Trong niên luận này, người viết tập trung tìm hiểu về vẻ đẹp ngoại hình và
tài năng, tình yêu và tính cách của Keiko Sakami thông qua đó hiểu được bản chất tình
yêu của nàng, một tình yêu đầy đam mê và mâu thuẫn. Ai đó đã nói rằng, văn học
Nhật Bản là văn học dựa trên sự cảm nhận, chính vì thế, tìm hiểu về Keiko Sakami
cũng là một trong những cảm nhận của người viết, có thể khác với ý kiến của nhiều
người khi tìm hiểu về nhân vật này, nhưng đã là văn học của cảm nhận thì ta chỉ có thể
lấy vốn sống và sự từng trải trong cuộc đời ra để cảm nhận, và không thể nói rằng ai
đúng ai sai, tất cả chỉ là tương đối.
Viết niên luận này, người viết đã cố gắng trình bày một cách tương đối khoa
học những cảm nhận của mình dựa trên văn bản ngôn từ “Đẹp và buồn” để từ đó thấy
rõ được con người Keiko Sakami.
Người viết đã cố gắng sử dụng những phương pháp khoa học cơ bản khi
nghiên cứu vấn đề này, nhằm mục đích làm sáng tỏ những nét đặc trưng về nhân vật
Keiko Sakami, như: phương pháp so sánh, phương pháp tổng – phân – hợp, phương
pháp liệt kê Trong quá trình viết niên luận, người viết đã cố gắng bám sát một cách
tối đa với văn bản ngôn từ, để tránh trường hợp hiểu lầm ý tác giả.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 4
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Trong niên luận này, người viết xây dựng bài viết của mình thành ba phần,
tương đối độc lập rõ ràng, có độ dài khác nhau, tùy theo mức độ quan trọng của phần
đó. Ba phần bao gồm:
1. Kawabata – cuộc đời và sự nghiệp văn chương: trong đó người
viết trình bày bối cảnh và lịch sử văn học Nhật Bản thời Kawabata, cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của ông. Đây cũng là cơ sở để tìm hiểu thâm nhập với tác phẩm
của Kawabata
2. Giới thiệu tác phẩm “Đẹp và buồn”: người viết đã tóm tắt tác
phẩm để có thể đưa ra một cái nhìn khái quát toàn bộ về tác phẩm.
3. Tìm hiểu về nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và
buồn”: Đây cũng là phần chính, quan trọng nhất trong niên luận. Ở đây người viết chia
phần này làm ba phần nhỏ: Vẻ đẹp ngoại hình và tài năng, tình yêu, tính cách nhằm có
cái nhìn rõ ràng về nhân vật.
Trong niên luận, chắc hẳn vẫn còn những hạt sạn do người viết chưa đủ khả
năng tìm hiểu khai thác hết tác phẩm, cũng như khả năng và vốn sống của người viết
còn nhiều hạn chế, rất mong được sự giúp đỡ và góp ý từ quý thầy cô và những người
quan tâm tới văn học Nhật Bản.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 5
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Phần 2: Nội dung
1. KAWABATA – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN
CHƯƠNG
1.1. Bối cảnh lịch sử và văn học Nhật Bản
Nước Nhật đã có chuyển biến lớn vào năm 1866, vua Minh Trị lên ngôi
khởi xướng “đổi mới” đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương
Tây, vượt lên phương Tây” (seiyo o marabi, seiyo ni oitsuki, seiyo o oiniku). Từ đó
nước Nhật mở ra trang sử mới. Hình ảnh nước Nhật như một vận động viên trẻ hăm
hở chạy đua với lòng mong muốn chiến thắng.
Chỉ trong vài ba mươi năm, tính đến lúc Kawabata ra đời (1899), nước Nhật
đã thay đổi căn bản. Một nước Nhật công nghiệp đang vươn tới. Nhiều bước nhảy vọt
trong kinh tế khiến cả thế giới kinh ngạc, nhiều dân tộc châu Á phải khâm phục.
Rabindranath Tagore nhà thơ lớn Ấn Độ sau khi đến thăm Nhật vào năm
1916 đã nhận xét: “Châu Á thức dậy khỏi giấc ngủ hàng thế kỉ, Nhật Bản nhờ những
mối quan hệ và va chạm với phương Tây đã chiếm một vị trí danh dự trên thế giới.
Bằng cách đó, người Nhật đã chứng tỏ rằng họ sống bằng hơi thở thời đại chứ không
phải bằng những thần thoại hão huyền của quá khứ”.
Sự đổi mới về kinh tế tác động mạnh mẽ đến nền văn học nghệ thuật của
Nhật Bản. Bộ mặt xã hội Nhật đã thay da đổi thịt, văn học nghệ thuật cũng thay màu
đổi sắc.
Nếu trước đây văn học chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho, Phật của Trung Quốc
thì đến thời kì mở cửa lại tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tự do dân chủ của phương
Tây: Anh Mĩ, Pháp…đặc biệt tư tưởng dân quyền của Jăng Jắc Rusô (Jean Jacques
Rousseas,1712-1778) nhà tư tưởng Pháp và những nhà lí luận hiến pháp của Đức đã có
ảnh hưởng đến tri thức và văn nghệ sĩ Nhật Bản. Tư tưởng tự do dân chủ như luồng
gió mới thổi vào mặt trận văn học chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa
tượng trưng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên ngày càng phát triển trong sáng
tác văn học.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 6
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Năm 1912, Minh Trị thiên hoàng băng hà, vua Taishô lên ngôi (1012-1926).
Lúc này, Kawabata đang ở tuổi niên thiếu. Tuổi niên thiếu của ông đã nhuốm màu u
buồn.
Ông lớn lên đã chứng kiến được hai thảm họa lớn của nước Nhật. Đó là Đại
chiến lần thứ nhất (1914-1918) do tham vọng bành trướng mà Nhật mang quân sang
Trung Hoa, Thái Bình Dương rồi đến Xibêri.1923 một trận động đất khủng khiếp xảy
ra ở vùng Kantô (giữa Tôkiô và Yôkôhama).
Tình hình trên tạo ra những cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ đòi cơm áo
của nhân dân Nhật, văn học Nhật cũng chuyển mình phát triển theo khuynh hướng
dân tộc đại chúng, nhiều văn phái lần lượt ra đời: Shira kaba (Bạch hoa), Shinshicho
(tân tự trào) .
Nền văn học Nhật trên đà đó mà bước vào thời kì đương đại, nhiều khuynh
hướng văn học bắt đầu nảy nở và trở nên phức tạp, với các tên tuổi: Đaijai Oxamu,
Misima Yakio, Abêkôbô, Ôê Kenjabure…
Văn học Nhật Bản sau thời Minh Trị cho đến lúc Kawabata qua đời như
một con sông lớn. Kawabata đã tắm mình trong đó. Con sông lớn có nhiều dòng chảy,
nhưng Kawabata biết tìm cho mình một dòng chảy trong lành để tắm tâm hồn mình –
tâm hồn của “một lữ khách u buồn” đi tìm cái Đẹp đã mất.
1.2. Cuộc đời
Yasunari Kawabata (14/6/1899 – 16/4/1972) là tiểu thuyết gia người Nhật
đầu tiên và người châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và
Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966) vinh dự nhận Giải thưởng Nobel về văn học.
Kawabata sinh ra tại một thành phố nhỏ ở Osaka - thành phố công nghiệp
lớn của Nhật Bản.Yasunari Kawabata sinh ra trong một gia đình học thức. Gia đình
ông tuy sống ở gần một đô thị đông đúc trù phú nhưng đời sống không có gì khá giả.
Cha ông là bác sĩ nhưng yêu thích văn hóa nghệ thuật, mẹ nội trợ trong gia đình. Khi
Kawabata lên ba tuổi cha chết, một năm sau mẹ cũng mắc bệnh rồi qua đời Kawabata
theo chị gái đến sống với ông bà. Nhưng không bao lâu sau thì người chị ốm nặng và
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 7
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
qua đời, sau đó người bà từng chăm sóc cậu cũng rời xa cậu. Tám tuổi ông đã mang
nặng nỗi đau thương buồn tủi.
Kawabata đuợc ông gửi tới một trường dành cho trẻ em nghèo ở gần thành
phố Osaka. Học sinh ở trường này được miễn học phí cho nên Kawabata có điều kiện
đi học. Trong các môn học thì Kawabata thích nhất môn hội họa và mơ ước sau này
trở thành họa sĩ.
Đến năm mười ba tuổi bắt đầu say mê văn chương. Kawabata sưu tầm và
chép thơ haikư của Basho. Tìm đọc truyện Genji của Murasaki Sikibu và các tác phẩm
văn học cổ điển khác.
Năm Kawabata mười lăm tuổi thì cậu bắt đầu viết văn.
Do liên tiếp gặp những buồn đau, Kawabata dường như già đi trước tuổi:
cậu mang nặng nỗi buồn đau, thích trầm tư mặc tuởng, có những uẩn khúc trong lòng
ít nói với ai. Ở truờng trung học cậu ít giao du với bạn bè chỉ cặm cụi vào đống sách
vở muợn được ở thư viện
Năm 1920 Kawabata trúng tuyển vào trường Đại học Quốc gia Tokyo. Ban
đầu thì Kawabata học Khoa Anh văn nhưng vì thấy không có hứng thú nên đã xin
chuyển qua Khoa Văn học Nhật Bản. Học năm thứ hai Kawabata cùng bạn bè thành
lập tạp chí Trào lưu mới. Từ đó Kawabata say mê văn chuơng và quên đi mộng làm
hoạ sĩ.
Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và trận động đất tháng 9/1923
làm cho cuộc sống của Kawabata càng khó khăn. Kawabata phải viết báo làm việc vặt
để sinh sống và cố gắng hoàn thành luận án tốt nghiệp.
Sau tốt nghiệp đại học (1924) Kawabata trở thành một trong những nhà sáng
lập tạp chí văn học Văn nghệ thời đại (Bungei Jidai), đại biểu cho trào lưu Tân cảm
giác (Shinkankakuha) theo định hướng văn học và văn hóa tiên phong Châu Âu, phủ
nhận chủ nghĩa tự nhiên, cổ xúy cho những thử nghiệm phong cách và đặt cảm xúc và
cảm giác vào trung tâm chuyện kể.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 8
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Năm 1925, tiểu thuyết “Vũ nữ ở Itzu” ra đời. Đây là thành công văn chương
đầu tiên của Kawabata, kể về mối tình lãng mạn của một chàng sinh viên với nàng vũ
nữ trẻ biểu tượng của cái đẹp trinh bạch, vô tội.
Năm 1935 ông bắt đầu viết Xứ tuyết (hoàn thành năm 1947) kể về mối tình
vô vọng của một cô geisha với một chàng trai thành phố. Qua tác phẩm này và tiểu
thuyết xuất sắc Ngàn cánh hạc (1951), Kawabata thể hiện nghệ thuật bậc thầy trong
miêu tả tâm lí phụ nữ. Bằng văn phong đặc biệt xúc cảm với những miêu tả trữ tình về
cuộc sống thiên nhiên và số phận con người u ẩn nỗi buồn tinh tế, nhà văn gợi nên sự
thoáng chốc và ngắn ngủi của cuộc đời.
Năm 1948 đến 1965 Kawabata giữ chức vụ chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản,
sau năm 1959 ông là phó chủ tịch Hội Văn bút Quốc tế. Năm 1953 Kawabata trở
thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản. Năm 1959 ông được tặng Huân
chương mang tên Goethe tại Frankfurt.
Năm 1968 Kawabata là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel Văn
học. Khi trao giải thưởng cho ông, đại diện Hội đồng Giải thưởng Nobel đã nhấn
mạnh: “vì nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện được bản chất và
tư duy Nhật Bản”
Bốn năm sau, năm 1972, nhà văn tự sát bằng hơi độc tại nhà riêng. Đó là
một điều rất khó hiểu vì Kawabata luôn phản đối việc tự sát. Phải chăng như
Kawabata đã từng viết : “Tốt nhất là hãy từ bỏ cõi trần này khi mọi người yêu mến và
kính trọng ta?”
1.3. Sự nghiệp văn chương
Trong diễn văn đọc tại lễ trao giải Nobel Văn học 1968, Tiến sĩ Anders
Usterling xác nhận: "Yasunari Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u
uẩn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người. Với tư cách
nhà văn, ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có thẩm mỹ và đạo đức cao, bằng
một phong cách nghệ thuật độc đáo, do đó đóng góp vào cầu nối tinh thần Đông - Tây
theo cách của ông”
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 9
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
E. G. Seidenstickơ - nhà văn Mỹ, ngừơi từng dịch nhiều tác phẩm của
Kawabata cho rằng nên xếp Kawabata vào dòng văn chương của những bậc thầy haikư
ở thế kỷ XVII. Thơ haikư cổ điển đã hòa lẫn cái động và bất động với nhau một cách
độc đáo. Cũng theo cách ấy kawabata thường cho các giác quan pha lẫn với nhau
không chút ngần ngại.
N. Phêđôrencô nhận xét: “Tất cả những phát hiện nghệ thuật có đựơc trong
tác phẩm của ông như những yếu tố mang tính cá nhân độc đáo, bất ngờ đều xuất
phát từ những ngọn nguồn xa xưa của văn học Nhật, từ cội nguồn văn hòa dân tộc”,
“Kawabata – con mắt nhìn thấu cái Đẹp” .
Aônô Xuêkiti trong cuốn các nhà văn Nhật Bản hiện đại 1953 nhận xét:
“Mỗi lần đọc tác phẩm của Kawabata tôi cảm thấy cái âm thanh xung quanh tựa hồ
như lắng đi, không khí bỗng trở nên trong trẻo còn tôi thì hòa tan vào trong đó”
Kawabata cũng tự nhận mình là “người sinh từ cái Đẹp Nhật Bản”
Tất cả những lời nhận xét đánh giá trên đã nói lên được vị trí của các tác
phẩm Kawabata đối với nền văn học Nhật Bản và văn học thế giới. Con người của cái
đẹp, yêu cái đẹp và tôn thờ cái đẹp ấy, đã có những tác phẩm thực sự đẹp và mang một
nỗi bi cảm sâu sắc. Tác phẩm của Kawabata mở ra thế giới rộng lớn khôn cùng của cái
đẹp và nỗi buồn Nhật Bản. Kawabata tạo nên những tác phẩm bất tử có vai trò thúc
đẩy sự phát triển của nền văn học Nhật Bản nói riêng và của thế giới nói chung.
Những tác phẩm của ông là chiếc cầu nối văn hoá văn học Nhật Bản với thế giới và
ngược lại. Tác phẩm của Kawabata rất đa dạng về thể loại, bao gồm cả tiểu thuyết,
truyện ngắn, tùy bút, tự truyện…
Kawabata là một trong những nhà văn Nhật Bản được dịch nhiều nhất ở
Việt Nam; có những tác phẩm của ông có đến vài bản dịch.
Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là
học sinh trung học. Tình yêu thơ ca thấm đượm trong từng trang văn của ông, đặc biệt
với loại truyện rất ngắn mà ông gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay, loại truyện mà
ông luôn thích viết trong suốt cuộc đời mình, như ông giải thích: "Tuổi trẻ trong đời
nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết những tác phẩm
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 10
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
nhỏ gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống
sót trong những câu chuyện ấy "
Vào Đại học Tokyo, Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học
Nhật. ông say mê thơ văn cổ điển dân tộc như Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu,
Sách gối đầu của Sein Shonagon lẫn các tác giả hiện đại Tây phương như Marcel
Proust, James Joyce
Khi còn là sinh viên ông đã cùng với Yokomitsu Riichi lập ra tờ Văn nghệ
thời đại (Bungei jidai) làm cơ quan ngôn luận cho trường phái văn học tân cảm giác
(shinkankaku-ha) nhằm thực hiện một "cuộc cách mạng văn học đối đầu với làn sóng
văn học cách mạng đương thời". Chọn con đường riêng cho mình, Kawabata tự bạch:
"Tôi đã tiếp nhận nồng nhiệt văn chương Tây phương hiện đại và tôi cũng đã thử bắt
chước nó, nhưng chủ yếu tôi là một người Đông phương và suốt mười lăm năm qua tôi
chưa từng đánh mất phong cách ấy của mình."
Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu được công nhận nhờ một
số truyện ngắn, và được khen ngợi với truyện Vũ nữ xứ Izu ( 伊 豆の踊り子) năm
1926, nói về những quyến rũ mới chớm của tình yêu tuổi trẻ. Các tác phẩm sau này
của ông sẽ đi vào những chủ đề tình yêu tương tự. Các nhân vật của ông thường là các
cô gái rất đẹp và trẻ, ông luôn hướng đến một vẻ đẹp vẹn toàn, ông cũng là người tôn
sùng vẻ đẹp mỏng manh và luôn sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh u ẩn về cuộc sống
thiên nhiên và số phận con người.
Xứ tuyết (雪国), tiểu thuyết đầu tiên của Kawabata, được bắt đầu năm 1934,
đăng nhiều kỳ từ 1935 đến 1937, và chỉ hoàn tất năm 1947. Chuyện tình giữa một tay
chơi từ Tokyo và một nàng ca kỹ (geisha) tỉnh lẻ diễn ra tại một thị trấn xa xôi đâu đó
phía tây rặng Alps Nhật Bản (dãy núi chia đôi đảo Honshu). Vẻ đẹp của tuyết, của các
mùa, của người nữ hòa quyện trên từng trang sách, đẹp như thơ, đưa tác phẩm ngay
lập tức trở thành cổ điển, và như lời Edward G. Seidensticker, "có lẽ là kiệt tác của
Kawabata", đã đưa Kawabata vào số những nhà văn hàng đầu nước Nhật.
Sau Đệ nhị thế chiến, ông tiếp tục thành công với những tiểu thuyết như
“Ngàn cánh hạc” ( 千 羽 鶴 , một chuyện tình bất hạnh trong khung cảnh trà đạo),
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 11
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
“Tiếng rền của núi” (山の音), Người đẹp say ngủ (眠れる美女) và “Đẹp và buồn”
(美しさと哀しみと, tiểu thuyết cuối cùng của ông, lại một câu chuyện đam mê với
kết cuộc buồn).
Bản thân Kawabata cho rằng tác phẩm hay nhất của mình là Danh thủ cờ
vây (名 人, 1951), truyện ngắn này tương phản rõ rệt với những tác phẩm khác. Truyện
kể lại (có hư cấu thêm) một ván cờ vây năm 1938, mà ông đã tường thuật cho báo
Mainichi. Đó là ván cờ cuối cùng của danh thủ Shūsai, ông này đã thua người thách
đấu trẻ hơn mình, rồi qua đời một năm sau. Mặc dù truyện có vẻ hời hợt, chỉ là thuật
lại một cuộc đấu tranh lên đến đỉnh điểm, một số độc giả cho rằng đó là ẩn dụ thất bại
của Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến, số khác lại coi là cuộc đấu tranh giữa truyền
thống và hiện đại.
Năm 1968, Kawabata được trao tặng giải Nobel với lời ca ngợi của Viện
Hàn lâm Thụy Điển: "Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện
hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người" (diễn văn của tiến sĩ
Anders Usterling trong lễ trao giải). Là chủ tịch Hội Văn Bút Nhật Bản trong nhiều
năm sau chiến tranh, Kawabata đã thúc đẩy việc dịch văn học Nhật sang tiếng Anh và
các thứ tiếng phương tây khác.
Các tác phẩm chính
- Lễ chiêu hồn, truyện ngắn (Shokonsai ikkei, 1921)
- Vũ nữ Izu (伊豆の踊り子 Izu no Odoriko 1926)
- Những truyện ngắn trong lòng bàn tay (掌の小説 Tenohira no shosetsu,
1926)
- Hồng đoàn Asakusa (Asakusa Kurerai dan, 1930)
- Thuỷ tinh huyền tưởng (Suisho genso, 1931)
- Cầm thú (Kinju, 1933)
- Xứ tuyết, tiểu thuyết đầu tiên (雪国 Yukiguni, 1935-37, 1947)
- Ngàn cánh hạc (千羽鶴 Sembazuru, 1949-52)
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 12
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
- Danh thủ cờ vây (名人 Meijin, 1951-54)
- Tiếng rền của núi (山の音 Yama no Oto, 1949-54)
- Hồ (Mizuumi, 1955)
- Người đẹp say ngủ (眠れる美女 Nemueru bijo, 1961)
- Cố đô (古都 Koto, 1962)
- Đẹp và buồn (美しさと哀しみと Utsukushisa to Kanashimi to, 1964)
- Cánh tay, truyện ngắn (1965)
- Đất Phù Tang, cái đẹp và tôi, diễn từ nhận giải Nobel (Utsukushii Nihon
no watakushi, 1968)
- Tóc dài (Kani wa Nagaku, 1970)
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 13
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
2. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN”
“Đẹp và buồn” được sáng tác năm 1964, là một trong những tác phẩm cuối
cùng của nhà văn. Tác phẩm cùng với “Xứ tuyết”, “Người đẹp say ngủ” tạo thành
một phong cách riêng trong nghệ thuật xây dựng và phân tích tâm lý nhân vật của
Kawabata, không lẫn vào đâu được.
Lời đầu trang nhà xuất bản khi tái bản “Đẹp và buồn” đã nhận định: Truyện
ông thường không mở đầu, không kết luận. Những sự cố không bắt đầu bằng chương
một, mà cũng không giải quyết bằng chương cuối. Vạn sự vô thủy vô chung, và không
chỉ vì nhà văn cầm bút viết mà cuộc đời trở nên giới hạn trong một tác phẩm. Ông
không phê phán cái xấu mà cũng không suy tôn cái tốt. Với ông xấu tốt có trong mọi
cuộc sống, mà có khi thật ra cũng không phân biệt rõ ràng với nhau. Quan niệm tiểu
thuyết như vậy làm ta nhớ tới Anton Chekhov. Thật ra ta nhớ đến Thiền - cái tôn giáo
hay triết lý - vì gốc Á đông tất nhiên ảnh hưởng đến cách nhìn cuộc sống cũng như
cách nhìn thế gian của những nhà văn lớn Á đông, ít nhất những nhà văn biết thưởng
lãm tiếng chuông chùa cuối năm ông ghi lại trong Đẹp và Buồn
Đẹp và Buồn là câu chuyện cuối đời của một nhà văn nổi tiếng về thăm lại
cố đô để nghe chuông giao thừa. Chuyến đi thơ mộng lẽ ra êm ả lại khơi lại một mối
hận tình hai mươi năm trước. Cái mầm của bất an tiềm tàng hai thập niên bỗng trở
thành một loài cây độc. Cây độc cho hoa độc, đem sự hôn mê đến đam mê tang tóc
cho những nhân vật chính cũng như phụ.
Quả thật chuyến đi lý là để nghe chuông, nhưng thâm sâu là mong gặp lại cố
nhân của cuộc tình bất hạnh cũ. Cố nhân Otoko bấy giờ mới mười sáu, trong khi ông
đã ba mươi mốt và có gia đình. Cuộc tình tan vỡ, và khi đứa con sanh thiếu tháng qua
đời, cô gái đã toan tự vận. Mất trí một thời gian, sau cùng cô cũng bình phục, theo mẹ
về Kyoto và biệt tăm cho đến gần đây. Oki ở lại Tokyo, tiếp tục sống với vợ con sau
những sóng gió tất nhiên phải có. Ông trở thành nhà văn lớn, một phần nhờ tác phẩm
Cô gái mười sáu kể lại mối tình bất hạnh với Otoko. Tác phẩm là niềm thống khổ cho
vợ ông. Ngồi đánh máy bản thảo, Fumiko đã sảy thai trong một cơn xúc động mãnh
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 14
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
liệt. Tác phẩm mang theo hồn ma hai đứa con của nhà văn, một với tình nhân, một với
vợ. Oki cất bản thảo đi và không nhắc đến nó nữa. Phải nhờ Fumiko giục, ông mới cho
xuất bản Cô gái mười sáu. Tác phẩm thành công tức thì, hai mươi năm sau vẫn còn tái
bản, và trở thành một nguồn lợi nhuận lâu dài cho gia đình Oki.
Phần Otoko, nàng theo mẹ về Kyoto, tốt nghiệp trung học chậm mất một
năm, ghi tên vào trường mỹ thuật, và trở thành danh họa.
Văn nghệ sĩ nổi danh là người của quần chúng, và dư luận tinh ranh sau
cùng khám phá ra Otoko chính là “cô gái mười sáu” trong truyện. Khi cả hai nhân vật
của cuộc tình cùng nổi tiếng, thì chuyện riêng tư khó giữ được riêng tư. Hơn 20 năm
sau khi xa cách, Oki tìm lại được tung tích người xưa nhờ những báo chí về hội họa
đăng tải hình ảnh cũng như đời sống của nữ nghệ nhân.
Tới Kyoto, sau nhiều đắn đo, Oki sau cùng cũng đánh bạo gọi điện rủ Otoko
nghe chuông chùa cuối năm với ông. Nàng nhận lời, đặt tiệc tại nhà hàng gần một tu
viện để nghe chuông. Nhưng nàng cũng cho Keiko tham dự. Otoko lại thuê luôn hai cô
ca kỹ để mua vui cho bữa tiệc nghe chuông. Keiko phụ trách đón ông ở khách sạn và
đưa ông tại ga khi ông trở về Tokyo.
Oki cho rằng cố nhân vẫn chưa quên ông. Tránh gặp ông một mình trong
dịp tái ngộ, chẳng qua là nàng sợ không tự kiềm chế được khi tình xưa trở lại. Oki
không ngờ là tuy không lấy chồng và không có bạn trai, Otoko đã chấp nhận mối tình
đồng tính với cô học trò trẻ có sắc đẹp và cách sống bất thường.
Hai người đàn bà khác nhau, một đam mê đến chỗ vô kỷ luật, một thùy mị
dịu dàng và cung cách. Họ cũng giống nhau, ở chỗ cùng là họa sĩ, cùng yêu và bắt
được cái đẹp, dù là cảnh mưa xuân trên núi, cảnh trăng rằm phản chiếu trong bát rượu
hay trên mặt hồ, cảnh phong lưu khu trà đình tửu quán ven sông, cảnh nương chè, cảnh
vườn đá
Sự cố phát xuất từ Keiko, cô học trò trẻ của Otoko. Người con gái này vô
cùng xinh đẹp, đam mê, bướng bỉnh ngang ngược và nặng nết chiếm hữu. Thấy cuộc
sống hạnh phúc với cô giáo bị đe dọa vì Oki trở lại, Keiko quyết tâm ra tay, và sóng
gió vẫn xảy ra.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 15
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Keiko thương yêu cô giáo, nên căm thù Oki đã bạc tình với Otoko. Cô gái
lại ghen với mối tình xưa nghĩa cũ còn nặng trong tâm can cô giáo và người đàn ông.
Và Keiko lập tâm hại Oki, dùng tất cả thủ đoạn để thi hành mưu lược, kể cả việc cùng
một lúc chinh phục Oki và người con trai của ông Lấy cớ mang tranh của mình cho
Oki coi, Keiko đã thi hành bước đầu của kế hoạch bằng cách ngủ đêm với Oki tại
khách sạn rồi kể cho cô giáo nghe cái suy nhược và hư hỏng của người đàn ông. “Ra
gì đâu cái thứ đàn ông 50 ngoài, thèm khát gái chanh cốm mà cái hôn dài một chút
cũng không đủ hơi”, Keiko nói với cô giáo.
Sóng gió xảy ra trong liên hệ hai người đàn bà, nhưng Keiko tự tin, vẫn tiếp
tục thi hành thủ đoạn. Vì tình yêu, Keiko mỗi ngày mỗi sa đọa sâu hơn vào tội lỗi và
tội ác Và cuối cùng, cô đã thực hiện được hành vi tội lỗi của mình, đẩy Taichiro –
con trai của Oki vào chỗ chết. Truyện kết thúc, tất cả các nhân vật, dù có lỗi hay không
có lỗi, cũng đọng lại là một niềm bi cảm sâu xa.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 16
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
3. NHÂN VẬT KEIKO SAKAMI TRONG TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ
BUỒN” CỦA KAWABATA
Keiko Sakami là nhân vật để lại khá nhiều ám ảnh trong “Đẹp và buồn”. Nói
ám ảnh bởi vì, ta không biết nên yêu hay nên ghét nàng. Bởi vì, vẻ đẹp của nàng vẫn
tinh khôi, trong trắng, tình yêu của nàng chân thành mãnh liệt, cách sống của nàng
phóng khoáng, hết mình, nhưng hành vi của nàng lại đáng trách. Cho nên, tìm hiểu về
nàng, cũng là đang tìm một cái nhìn công tâm nhất về nhân vật này, nhân vật mà có lẽ,
đó là một sự dụng công không nhỏ của Kawabata.
3.1. Vẻ đẹp ngoại hình và tài năng
Hầu hết các nhân vật nữ trong tác phẩm của Kawabata đều có một vẻ đẹp có
thể gọi là toàn bích. Tại sao lại có điều này? Đơn giản vì nó được soi chiếu bởi những
người lữ khách đi tìm cái đẹp, được nhìn bằng đôi mắt của người đàn ông biết nhìn
thấu và am hiểu cái đẹp. Nếu Shimamura trong “Xứ tuyết” là người tìm hiểu về nghệ
thuật Nhật Bản thì Oki trong “Đẹp và buồn” lại là nhà văn, hai con người ấy, có điểm
chung là nắm rõ, nằm lòng và am hiểu sâu sắc, có thể nói đến mức uyên bác về cái đẹp
Nhật Bản. Chính vì thế mà các nhân vật nữ trong các tác phẩm đều có một vẻ đẹp đến
mức ám ảnh. Và Keiko Sakami cũng vậy, cái đẹp của cô cũng là cái đẹp ám ảnh, về cả
ngoại hình lẫn tài năng
3.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình
Đoạn văn đã miêu tả lần đầu gặp mặt giữa Oki và Keiko Sakami đã cho thấy
Keiko là người con gái càng nhìn, lại càng khiến người ta phải quyến luyến: “Oki
quay lại nhìn cô gái. Lúc ở khách sạn, ông đã thấy cô đẹp. Giờ đây nhìn lại, bán diện
cô mỹ miều làm sao. Cổ cô mảnh cao, và vành tai xinh đẹp tuyệt vời. Dung nhan
như cô bé, không ai có thể bỏ qua.” Ở đây, tác giả chú trọng vào hai chi tiết khi nhìn
bán diện dung nhan của Keiko, đó là cổ và tai của cô gái. Sự lựa chọn chi tiết này
mang ý nghĩa gì? Thường người Nhật Bản cho rằng cổ là bộ phận đẹp nhất trên cơ thể
người phụ nữ, chú ý vào cổ là một điều tất yếu. Chiếc cổ mảnh cao, là một trong
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 17
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
những tiêu chuẩn về cái đẹp đối với phụ nữ Nhật Bản. Keiko sở hữu một chiếc cổ
mảnh cao, và một vành tai xinh đẹp tuyệt vời, nàng như hiện thân cho vẻ đẹp của
người con gái Nhật Bản. Và chính Oki đã nhận ra rằng, đó là một vẻ đẹp mà không ai
có thể bỏ qua. Có thể nói, cái đẹp ấy là cái đẹp càng nhìn càng thấy mặn mà, bởi như
tác giả đã nói: Lúc ở khách sạn, ông đã thấy cô đẹp. Giờ đây nhìn lại, bán diện cô mỹ
miều làm sao. Đó cũng chính là lần đầu Keiko xuất hiện trong tác phẩm, càng đọc, thì
vẻ đẹp ấy lại càng hiện ra, rõ ràng và đặc biệt hơn.
Để rồi mỗi lúc, Keiko lại hiện ra sắc nét hơn, cái vẻ đẹp ấy có một hấp lực
đặc biệt, Oki cảm nhận khi ngắm Keiko rằng: “Ngắm bán thân Keiko qua khung cửa
sổ, ông thấy người con gái như trái cây chín tới”. Có thể nói, cái vẻ đẹp của người
con gái này, là vẻ đẹp tươi tắn và mơn mởn sức xuân. Miêu tả Keiko trong đối sánh
với “trái cây vừa chín tới” là tác giả đã lột tả hết cái thần trong cái vẻ trẻ trung, trong
sáng và đẹp đẽ của người con gái này. Trong truyện, tác giả cũng miêu tả vẻ đẹp của
Otoko qua đôi mắt của Oki: “Ông xúc động vì cái trẻ cái đẹp của người con gái nhỏ.
Sững sờ vì nét dung nhan mỹ miều quá sức tưởng tượng, ông quay lại”. Nhưng nếu
như cái vẻ đẹp của Otoko là vẻ đẹp mỏng manh, hao khuyết của người con gái bé nhỏ,
thì vẻ đẹp của Keiko lại tròn đầy, viên mãn như trái cây chín tới. Tất cả đều được
nhìn qua ánh nhìn của Oki. Dù không rõ, nhưng vô hình trung, ta đã có một sự so sánh
về vẻ đẹp của hai người phụ nữ trong truyện này, một là vẻ đẹp đầy đặn quyến rũ, một
là vẻ đẹp mảnh mai, mỏng manh và hao khuyết. Keiko đã thực sự nổi bật và thu hút
ánh nhìn bởi vẻ đẹp ấy.
Đó là cảm nhận của Oki về vẻ đẹp của Keiko. Còn với Fumiko, vợ Oki, thì,
cái cảm nhận ấy rất đỗi tinh tế và đàn bà: “Cô ta đẹp như gái liêu trai” và nàng xác
định “Ôi, nó đẹp như ma như quỷ”. Tại sao Fumiko lại có cảm nhận này? Có thể thấy
rõ rằng, qua đôi mắt nhìn của Fumiko thì cái đẹp ấy luôn ẩn chứa trong nó một sự bất
trắc, một sự không ổn định, và có thể nói, đối với Fumiko, đó là vẻ đẹp không bình
thường. Bởi vì, người phụ nữ từng trải này đã nhìn thấy ở Keiko có một sức hút đến
khó cưỡng lại. Nên nàng đã nói Nó đẹp như ma như quỷ, thông qua nhận định của
Fumiko, ta thấy Keiko có một sự quyến rũ đặc biệt. Ma quỷ nguy hiểm bởi ta biết nó
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 18
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
độc ác nhưng không thể cưỡng lại hấp lực và sức dẫn dụ của nó, điều đó càng làm tăng
thêm sự nguy hiểm. Và phải chăng, nói như vậy, nhà văn đã ngầm dự báo những bất
trắc sẽ xảy tới cho hai người đàn ông, khi họ cứ bị Keiko dẫn dụ, đi theo con đường
tình ái đầy gai độc hận thù? Cái vẻ đẹp kỳ lạ ấy, đặc biệt mà chỉ có Keiko Sakami lại
một lần nữa, được Oki cảm nhận rằng “Ông nói đùa, nhưng đang cười ông phải
dừng lại nửa chừng vì cái đẹp quyến rũ mà dị kỳ của cô gái”. Để rồi ông nói rằng
“Vành tai em đẹp quá. Bán diện em đẹp như thiên thần”. Rồi Taichiro, con trai Oki
cũng cảm nhận ở cái tai của nàng có một sức hút tuyệt vời: “Tai cô gái trông rất khêu
gợi” và chính chàng cũng phải khen vì nó quá đỗi đặc biệt, quá đỗi quyến rũ: “Tai em
đẹp như bông hoa lạ”. Ở trong vẻ đẹp của cô gái này ẩn chứa một điều gì rất kỳ lạ,
phải chăng là hai trạng thái mâu thuẫn nhau? Một bên là vẻ đẹp khiến người ta cảm
thấy bất an “nó đẹp như ma như quỷ”, nhưng cũng là vẻ đẹp khiến người ta hết sức tin
tưởng “bán diện em đẹp như thiên thần”. Phải chăng thiên thần – ác quỷ đồng tồn tại
trong con người này, và vẻ đẹp của nàng cũng đã minh chứng điều đó? Người thì thấy
nàng là giềng mối của mọi nỗi sợ hãi, nhưng người thì cũng cho rằng nàng giống như
một thiên thần. Cái đẹp ấy luôn tồn tại một lực hấp dẫn đến kỳ lạ.
Đi sâu vào khám phá cô gái ấy, đã biết bao lần, hai người đàn ông Taichiro
và Oki đã không ngừng có những cảm nhận thật đặc biệt về vẻ đẹp của cô gái ấy, đến
nỗi dường như mỗi cử động của nàng, đều ánh lên một sức hút đến lạ lùng: “Làn da
mịn trên cái cổ mảnh và dài ửng đỏ lên một chút” hay “Taichiro bị lôi cuốn bởi màu
hồng nhạt trên cái cổ trắng xinh đẹp lộ ra dưới những món tóc chải ngược lên đỉnh
đầu” rồi “Keiko ngẩng lên nhìn Taichiro. Nét mày cong đều đặn vẽ nhạt hơn làn mi
một chút làm đôi mắt đen lánh như ngọc huyền. Vành môi tô nhạt, nhưng đôi má
không phấn. Keiko trông ngây thơ ngoan ngoãn”. Ở mỗi chi tiết, ta đều thấy hiện lên
con người nàng, với cái vẻ trẻ trung, vẻ mặn mà đài các, và một phong thái rất riêng,
chỉ có thể là của Keiko mà không cô gái nào có được, đến nỗi Taichiro bị hớp hồn, có
thể bỏ qua lời khuyên nhủ, thậm chí van xin của người mẹ, mà chấp nhận ở lại với
Keiko. Cái hấp lực mạnh mẽ ấy, dường như thế hiện đến trong từng chi tiết của con
người nàng, kể cả những bộ phận sâu kín bên trong và Oki đã thừa nhận rằng: “Đàn
ông nào lại không bị quyến rũ bởi một người đàn bà mà mỗi bên vú lại tạo ra một
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 19
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
khoái cảm khác nhau. Ít nhất cũng muốn thử làm cho hai bên như một. Dù Keiko
không sành sỏi mà bẩm sinh như vậy, Oki thấy cô gái rất quyến rũ. Chưa bao giờ
ông gặp một người đàn bà mà trình độ nhậy cảm hai núm vú lại khác nhau như
vậy”. Với hình ảnh này, ta thấy dường như sự quyến rũ toát lên trong từng đường nét,
từng chi tiết của Keiko, và càng lúc càng khiến người đọc choáng ngợp. Keiko không
phải là khối pha lê toàn bích toàn mỹ, càng không phải là một viên ngọc sáng lấp lánh,
vẻ đẹp của nàng không chỉ thánh thiện mà còn rất liêu trai, đó là vẻ đẹp rất khó nắm
bắt được.
Và chính Otoko, cô giáo của nàng, cũng đã thừa nhận những nét đẹp ở nàng,
từ bàn tay, đến lông mày, và nhất là cái cổ của cô. Không ít lần Kawabata đã đặc tả chi
tiết cái cổ, cũng bởi “Cái cổ thơ ngây lạ lùng, mảnh dẻ, xinh xắn, ngồn ngộn trẻ
trung”. Vẻ đẹp của Keiko cứ thế mà hiện ra qua từng câu, từng chữ, tựa như một ma
lực, để rồi chính Otoko cũng bị cuốn vào mối luyến ái say đắm trong với nàng.
Đến cả bàn tay, bàn chân của nàng cũng đẹp, một vẻ đẹp dường như mà chỉ
có thể ma quỷ hoặc thiên thần mới có: “Keiko hay trang phục kiểu Nhật nên móng
chân không bị hư hại vì mũi giầy cao gót. Ngón chân cô gái thanh và xinh đẹp đến
nỗi như không phải là ngón chân người”. Hay: “Anh nắn nót từng ngón tay cô gái,
và anh lúng túng vì chúng quá xinh đẹp. Chúng thanh tao như không phải ngón
tay người mà là ngón tay tiên, sẵn sàng biến đi. Anh còn có cảm tưởng chúng có thể
tách rời khỏi bàn tay Keiko. Anh muốn hôn những ngón tay xinh đẹp cũng mảnh mai
như cô gái”. Như thế đủ biết, cái sức hấp dẫn đến đặc biệt của cô gái này, đến nỗi
dường như mọi bộ phận của cơ thể cô, dù có phô bày ra hay tìm hiểu thật sâu mới nhìn
thấy, thì nó cũng có một vẻ thanh thoát đến dường như không phải là của người. Chưa
từng thấy một nhân vật nào trong các tác phẩm của Kawabata lại có một cái đẹp đặc
biệt đến vậy, vừa dịu dàng nhưng cũng rất nổi loạn, vừa thanh thoát thánh thiện nhưng
cũng rất trần tục, quyến rũ, vừa như hiện thân của thiên thần nhưng cũng là biểu hiện
của ác quỷ. Nếu Yoko và Komako trong “Xứ tuyết” hiện lên với hai vẻ đẹp khác nhau,
một trong trắng, trinh nguyên ban sơ, một rực rỡ nổi loạn, thì ở “Đẹp và buồn”, Keiko
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 20
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Sakami đã được Kawabata ưu ái dung hòa hai vẻ đẹp ấy lại với nhau, nàng là một bản
thể vừa thánh thiện lại vừa trần tục rất đỗi kinh ngạc.
Ngay cả trong lúc ốm đau, dường như mất hết sức sống, thì cái vẻ xinh đẹp
của con người ấy vẫn có một sức hấp dẫn, đủ khiến ta mủi lòng mà quên đi những gì
nàng đã vừa gây ra: “Mớ tóc rối trải ra trên gối, đen tuyền như còn đẫm nước. Môi
hé mở để lộ hàm răng xinh đẹp. Hai cánh tay dưới chăn duỗi hai bên hông. Cô gái
nằm đấy, đầu ngay ngắn trên gối, nét thơ ngây làm Otoko mủi lòng”. Cái con người
vừa mới ra tay thực hiện thành công một kế hoạch trả thù, lại cũng khiến người ta có
thể dễ dàng mủi lòng bởi nàng quá xinh đẹp. Và chính điều đó, khiến Keiko Sakami cứ
như một ẩn số, không thể nào lý giải nổi.
3.1.2. Vẻ đẹp tài năng
Không chỉ sở hữu một ngoại hình làm say đắm lòng người, tài năng của
Keiko là điều khiến nhiều người phải ganh tỵ, kể cả cô giáo Otoko, nhiều lần vẫn cảm
thấy thua kém cô học trò yêu quý của mình. Đơn giản, bởi Keiko Sakami có một năng
lực cảm thụ và tưởng tượng đặc biệt, khiến cô bé bỗng trở thành “điên” theo lời cô
giáo nói.
Keiko Sakami vẽ tranh theo trường phái trừu tượng. Theo định nghĩa thì
“trừu tượng” là : 1. Khái quát hoá ra trong tư duy từ các thuộc tính, quan hệ của sự
vật: khái niệm trừu tượng. 2. Không cụ thể, làm cho khó hiểu, khó hình dung. Nghệ
thuật trừu tượng là một cách biểu hiện không chính xác về một vật thể hay một dạng
vật chất. Người họa sĩ tranh trừu tượng chọn một vật thể rồi diễn tả nó một cách giản
lược hay phóng đại chúng lên. Vào thế kỉ 20, Wassily Kandinsky được cho là nhà phát
minh ra nghệ thuật trừu tượng. Trong vòng nhiều năm, tranh của ông đã tiến rất xa
khỏi kiểu tranh cổ điển tả thực. Màu sắc là tiếng nói trực tiếp, trào tuôn từ tâm ngườì
nghệ sĩ, không qua trung gian của lý trí mà tranh trừu tượng là điển hình. Những nét
chấm phá đậm lợt là một thứ ngôn ngữ vô thanh, âm hưởng vào lòng người thưởng
ngoạn tùy theo mức độ tâm thức, tạo nên những rung cảm khác nhau, do đó cái nhìn
cũng khác nhau.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 21
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Trừu tượng không phải là trét màu sắc bậy bạ lên một tác phẩm để tác phẩm
có màu sắc, hương vị, mà là cả một cảm nhận tinh tế và đầy sáng tạo của người nghệ
sĩ. Sức sáng tạo đó không phải ai cũng làm được. Và Keiko Sakami đã làm được điều
đó. Nàng là một họa sĩ tranh trừu tượng, đầy tài năng và sức sống. Sinh lực của nàng
tuôn tràn trong những bức tranh của nàng vẽ, và dễ khiến người ta cảm thấy rung động
mạnh mẽ. Hãy thử xem một bức tranh của Keiko để cảm nhận điều đó:
“Một tấm có tên Cây Mận, nhưng chỉ vẽ một bông mận độc nhất to như
đầu đứa trẻ, không cành, không thân. Còn nữa, cánh hoa màu đỏ lẫn với cánh hoa
màu trắng. Màu đỏ của những cánh đỏ gồm nhiều cung bực đậm nhạt khác nhau.
Bông hoa không bị họa sĩ làm cho biến dạng, nhưng rõ ràng không phải là một
bông hoa để trang trí.
Một nguồn sinh lực kỳ lạ như vận chuyển bên trong, và bông hoa như
đang lắc lư. Có lẽ tại cái nền tranh mà mới đầu ông tưởng là những tảng nước đá,
nhưng nhìn kỹ hóa ra một dẫy núi tuyết. Phải là núi mới tạo được ấn tượng mênh
mông như vậy. Tất nhiên là núi thật ngoài thiên nhiên không sắc cạnh, không rách,
không thắt cổ bồng đến thế. Tất cả là cách nhìn trừu tượng riêng của Keiko. Cái
nền tranh tưởng là núi hay nước đá này có thể là cảnh trí nội tâm của chính cô gái.
Dù ông có cho là một dãy băng sơn trùng điệp, ý niệm lạnh của tuyết phối
hợp với cái ấm của những màu Keiko dùng để vẽ tuyết, tạo ra một thứ âm nhạc
riêng. Keiko không vẽ tuyết bằng màu trắng đơn thuần mà bằng những màu khác
nhau hợp lại như một hòa tấu, tương phản với hai màu trắng đỏ trên bông mận dị
kỳ. Ông có thể cho tấm tranh là nóng hay lạnh nhưng phải ghi nhận bông mận bừng
bừng cảm xúc và ăm ắp cái trẻ, cái sức sống của họa sĩ. Có lẽ Keiko chủ tâm vẽ bức
tranh để tặng ông, như đồng vọng với mùa xuân xung quanh. Tác phẩm thật ra chỉ
bán trừu tượng, vì bông mận vẫn còn là bông mận”.
Bức tranh của Keiko không phải là bức tranh để nhìn ngắm, mà là để cảm
nhận, cảm nhận bằng tất cả những giác quan của mình. Bức tranh ấy tràn trề sinh lực,
và luôn tạo được ấn tượng mạnh mẽ, quyến rũ, cũng như sự hấp dẫn của ngoại hình
nàng. Và chính vì thế mà nàng đã có những cảm nhận thật tinh tế đối với những cảnh
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 22
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
vật xung quanh. Cảnh vật trong tranh nàng kỳ dị đến đáng sợ, nhưng cũng tinh tế và
quyến rũ đến khôn cùng. Con người ấy, từ trong ra ngoài, là một thể thống nhất của
những mâu thuẫn. Bức tranh “Cây mận” ấy toát lên một nguồn sinh lực kỳ lạ mà chỉ
có lẽ là Keiko mới có. Tài năng ấy, đã được Kawabata khắc họa thật độc đáo. Cái hay,
cái thần của Keiko, đó chính là ở chỗ “Bông hoa không bị họa sĩ làm cho biến dạng,
nhưng rõ ràng không phải là một bông hoa để trang trí. Một nguồn sinh lực kỳ lạ
như vận chuyển bên trong, và bông hoa như đang lắc lư.”. Nó khác hoàn toàn với
đóa mẫu đơn của cô giáo nàng “Bông hoa mẫu đơn đỏ quá khổ trông như một thực
thể siêu hình, và cô đơn như tỏa ra từ nội tâm sâu kín của hoa”. Nếu cái bức tranh
hoa mẫu đơn của Otoko nắm được cái tâm của bông hoa, hay cũng chính là tâm cảnh
của con người như Otoko, thì Keiko lại thấy được cái thần, cái sức biến chuyển kỳ
diệu bên trong bông hoa. Đó quả là một tài năng hiếm có.
Tranh trừu tượng là loại tranh khó, và người xem không có cách gì khác
hơn, ngoài bám víu vào những kinh nghiệm cá nhân của mình. Bởi vì, trừu tượng
không đơn giản chỉ là cách phân bố màu sắc và làm cho vui mắt. Trừu tượng, nói cho
cùng đi, là từ thế giới trừu tượng, người họa sĩ đưa người xem ngược trở về thế giới
hình tượng và qua đó, tạo nên cảm xúc. Và người nghệ sĩ Keiko đã đánh thức tất cả
những rung động trong lòng hai vợ chồng Oki trong bức tranh không ghi tên, để
Fumiko gợi lại những ký ức đã cũ: Thoáng nhìn, Oki tưởng như chẳng thấy gì hòa
hợp giữa các màu. Tuy nhiên một ý niệm đam mê kỳ dị như ứa ra từ tranh. Chi tiết
nào cũng có dụng ý. Không đặt tên cho tranh cũng là chủ tâm dành cho người
ngắm toàn quyền suy diễn. Vậy mà cảm xúc tưởng như giấu kín của họa sĩ lại hiện
ra lộ liễu. ( ) Oki thấy lóe lên trong đầu tia sáng và mọi chuyện tỏ tường. Rõ ràng là
Cây mận tượng trưng cho mối tình Otoko dành cho ông. Còn bức tranh không tên xem
ra cũng một đề tài. Trong tấm này, Keiko trát phẩm khoáng chất lên bên trái dưới
khoảng giữa tranh một chút, và nhỏ phẩm nước xuống. Mảng màu sáng như một ô
cửa sổ, nhìn vào đấy, ông thấy được linh hồn bức tranh. Linh hồn ấy là tình yêu
còn lửa Otoko đã giữ lại cho ông”. Bức tranh ấy không phải là một bức tranh bình
thường. Nó đã đánh thức được tất cả những ký ức của những người trong cuộc. Rõ
ràng, tài năng ấy không phải là tài năng tầm thường, khi thông qua cây cọ của mình,
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 23
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
Keiko đã trực tiếp nói chuyện, đã gợi mở với người xem. Nàng đã vẽ được cả câu
chuyện tình yêu giữa Oki với Otoko bằng cây cọ của mình, thông qua một bức tranh
không tên. Nàng đã làm cho người xem thấu được cái tình yêu sâu kín, cái linh hồn
của người con gái bị phụ tình. Tâm trạng và thái độ của Oki khi xem tranh của Keiko
“Oki thấy lóe lên trong đầu tia sáng và mọi chuyện tỏ tường” – bức tranh của nàng
giống như có điện để truyền tải đến trái tim và lý trí người xem.
Và cứ qua những bức tranh, thì tài năng của Keiko Sakami đã lại hiện rõ
dần, càng xem lại càng khiến người xem “tức ngực”. Bởi vì, tất cả những gì nàng thấy,
nàng cảm, đều biểu hiện trong tranh của nàng thông qua một tư duy hết sức dị kỳ mà
có lẽ theo lời cô giáo nàng là điên, để rồi, như bức tranh vườn chè: “Khung tranh bằng
gỗ mộc. Màu lục là màu chính, những màu khác tùy hứng thêm vào rất bạo. Cả bức
tranh như dậy sóng”. Và ông đã nhận xét bức tranh của nàng rằng: “Đồi chè mà trông
như sóng cuộn. Một biển màu lục của lá chè nhờ tuổi trẻ của em mà dậy thủy triều
lên. Thoạt tiên ta đã tưởng em vẽ một trái tim đang vỡ tung thành những ngọn
lửa”. Bức tranh ấy, khơi gợi ở người đọc những tâm tưởng, nhìn thấy và đồng cảm với
tác giả, bởi nó được vẽ bằng chính tài năng, trái tim và những ấn tượng rất đỗi kỳ lạ từ
người con gái tài sắc này. Từ một màu đơn giản là màu lục, nàng đã làm sống của bức
tranh, đúng như lời Oki nói “một biển màu lục của lá chè nhờ tuổi trẻ của em mà dậy
thủy triều lên. Thoạt tiên ta đã tưởng em vẽ một trái tim đang vỡ tung thành những
ngọn lửa”. Bức tranh của nàng xóa nhòa khoảng cách giữa cái ảo và cái thực, cái hiện
hữu và cái không hiện hữu. Màu lục vốn không phải là màu tươi tắn và vui vẻ, càng
không thể giúp ta liên tưởng đến ngọn lửa (màu đỏ hoặc cam thì dễ liên tưởng hơn),
nhưng Keiko đã làm được điều đó. Keiko đã khiến ta cảm thấy ranh giới giữa mọi vật
thật không rõ ràng, thế giới là cả một sự sắp đặt diệu kỳ.
Rồi tài năng ấy, càng khiến người ta kinh ngạc hơn, đôi khi chỉ qua những
phác thảo của nàng: “Otoko xem tranh, nét mặt từ từ thay đổi. Thoáng nhìn nàng
không hiểu bức phác họa mực tầu này muốn vẽ gì, nhưng một đời sống huyền bí
hiển hiện trong tranh. Nét tài năng này chưa bao giờ thấy nơi Keiko”. Rõ ràng, tài
năng của nàng không dừng lại ở mức độ tinh tế, càng ngày nó càng phát triển về mặt
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 24
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An
Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami
trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata
cảm nhận. Cảm nhận của nàng càng ngày vi diệu hơn, nàng nắm bắt được cả những
điều rất khó nắm bắt, mà theo mỹ học Nhật Bản đó chính là Yughen – vẻ đẹp u huyền.
Cái tinh tế, cái thần này thật sự khó nắm bắt vô cùng. Mỹ học Nhật Bản rất chú trọng
tới cảm nhận, là mỹ học của sự cảm nhận. Cảm nhận càng sâu, càng tinh tế, thì sự vật
càng nổi rõ, bởi quan niệm của Thần đạo Shinto là “vạn vật hữu linh”. Phải chăng,
Keiko Sakami đã nhìn thấy được cái “linh” từ trong vườn đá, điều mà không phải họa
sĩ nào cũng có thể cảm nhận được, kể cả cô giáo nàng? Cái tài ấy không phải chỉ khổ
luyện mà có được.
Keiko Sakami có thể được xem là người con gái tài sắc vẹn toàn. Cả sắc đẹp
lẫn tài năng của nàng đều ẩn chứa trong đó những điều thật khó hiểu, nhưng sự đời là
thế, càng khó hiểu lại càng hấp dẫn, càng quyến rũ, giống như một tác giả Nhật Bản đã
nói “Bí mật tạo nên sự quyến rũ của người phụ nữ”. Người con gái với vẻ đẹp và tài
năng còn nhiều kỳ bí này, sẽ mãi là một sức hấp dẫn lớn, để những nhân vật còn lại
trong truyện, đi theo và bị thu hút bởi nàng.
3.2. Tình yêu
Không phải ngẫu nhiên Kawabata đặt tên thiên tiểu thuyết đẹp và buồn, bởi
niềm bi cảm mono no aware thấm đẫm trên từng câu chữ. Mối tình giữa Oki và Otoko
là đẹp và buồn, nỗi đau của Fumiko, tính cách của Fumiko cũng là đẹp và buồn, và cả
tình yêu của Keiko Sakami nữa Đẹp và buồn từ thiên nhiên, đến lòng người. Hai
phạm trù ấy có khi tách biệt rõ ràng nhau, những cũng có khi hòa nhập lại làm một. Sự
phân định tương đối trong cảm nhận về tình yêu của Keiko Sakami nhằm giúp người
đọc nhận thấy rõ hơn bản chất tình yêu và đam mê của Keiko.
Tình yêu của Keiko Sakami rất đặc biệt, đây là tác phẩm duy nhất của
Kawabata đề cập đến tình yêu đồng tính. Mối luyến ái giữa Keiko và Otoko, bản chất
của nó là gì, tình yêu của Keiko dành cho cô giáo mình như thế nào, đó là điều mà
chúng ta cần quan tâm khi tìm hiểu về Keiko.
3.2.1. Một tình yêu đẹp
Keiko Sakami đã yêu cô giáo mình, bằng một tình yêu trong lành và thuần
khiết. Điều này liệu có trái ngược với những gì ta đọc trong thiên truyện, tại sao một
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 25
SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An