Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn. Khoa
Kinh tế Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, các cơ
quan ban ngành của xã Hạ Bì, đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và thực tập để
hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên Nguyễn Thu Thủy
khoa Kinh tế đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, xem xét và bổ khuyết cho tôi trong
quá trình làm đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ trong khoa
kinh tế - Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã
giảng dạy giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại trường, để bản thân tôi
hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh em đồng nghiệp, các cơ quan có
liên quan, cán bộ khuyến nông cơ sở, bạn bè, gia đình. Đã giúp đỡ, đóng góp ý
kiến, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản đề tài về tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Ngày 04 tháng 10 năm 2012
Sinh viên
1
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên:
Lớp :
Địa điểm thực tập:
1. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
- Mức độ liên hệ với giáo viên…………………………
…………………
- Thời gian thực tập và quan hệ với cơ quan………………
………………
- Tiến độ thực tập…………………………………………
………………
2. NỘI DUNG BÁO CÁO
- Thực hiện các nội dung thực tập và quan hệ với cơ sở…………
………
- Thu thập và sử lý số liệu………………………………………
………
- Khả năng hiểu biết lý thuyết và thực tế ………………………
………
3. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
………………………………………………
…
4. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………… ……
5. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
…………… ……
Điểm ……… ……
2
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
Chất lượng báo cáo……… …….
………………, ngày… tháng…. Năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
3
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
LỜI
1.3.3.Hoạt động kho quỹ và các hoạt động khác 20
Thêm Phiếu điều tra vào, danh mục bảng biểu, tư viết tắt
4
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, là chủ thể trung
gian tài chính quan trọng không thể thiếu giúp cho sự vận động hàng hóa và lưu
thông tiền tệ nhanh chóng, thuận lợi. Để đạt được điều này đòi hỏi phải có sự
đầu tư vốn lớn, năng động.
Vốn là nhu cầu phát triển kinh tế không những của một doanh nghiệp,
một quốc gia mà của cả thế giới, nhu cầu về vốn là qui luật khách quan, là điều
kiện cần thiết cho quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Nếu nguồn vốn tự có là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng và là tiền đề cho sự khởi đầu của hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn huy
động đóng vai trò chủ đạo cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo co
sở tài chính cho hoạt động kinh doanh.
Vốn xác định vị thế của một ngân hàng. Chiến lược về nguồn vốn và
khách hàng là cơ sở quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng.
Một ngân hàng có một nguồn vốn lớn với số lượng khách hàng đông đảo thì đó
chính là điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh trên thị trường tiền tệ.
Để đạt được những thuận lợi ấy ngân hàng phải không ngừng mở rộng
nguồn huy động vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đa dạng hóa cơ cấu nguồn
vốn và chinh phục khách hàng. Một trong những công cụ để thực hiện những
mục tiêu trên là việc đa dạng hóa, cải tiến và mở rộng các phương thức thu hút
tiền thỏa mãn tối đa nhu cầu phong phú của khác hàng lựa chọn gửi tiền hay đầu
tư sinh lời.
5
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
Tuy nhiên tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ở Việt Nam còn rất
hạn chế, tỷ lệ người dân có tài khoản tiền gửi ở ngân hàng so với xã hội là rất
thấp. Điều này chứng tỏ ta chưa huy động hết tiềm lực về vốn trong dân chúng,
do đó mở rộng các tài khoản tiền gửi nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong
nhân dân tạo cho người dân thói quen gửi tiền trong ngân hàng, công tác huy
động vốn có tầm quan trọng to lớn, cần phải thể hiện rộng rãi và khẩn trương
trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đồng thời bắt kịp xu
thế của các nước trên thế giới. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp giải
quyết những tồn tại trong việc huy động vốn là một vấn đề cần thiết trong điều
kiện ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường.
Thực tế hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc
Kạn cũng đang là một trong những điểm nóng mà Ban lãnh đạo phải tập trung
tháo gỡ. Từ những lí do trên em mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng
cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Kạn” để làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
♦ Mục tiêu chung: Nghiên cứu tình hình công tác huy động vốn tại
chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu cụ thể về kết quả huy động
vốn tại chi nhánh => đưa ra giải pháp và kiến nghị.
♦ Mục tiêu cụ thể:
o Nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn: quy trình huy động, các nội dung huy động vốn .
o Tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn
o Đề ra các biện pháp, giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng
cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
♦ Đối tượng: công tác thẩm huy động vốn tại chi nhánh
NHNo&PTNN tỉnh Bắc Kạn.
6
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
♦ Phạm vi nghiên cứu:
o Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huy động vốn
tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn.
o Về thời gian: Nghiên cứu trong ba năm 2009-2011
o Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác huy động vốn tại
Ngân hàng.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Kạn
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Kạn
7
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC KẠN
1.1. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT
Cùng với sự tái lập tỉnh (1997) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn (NHNo & PTNT) tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số
595/QĐ-NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT VN, là
đơn vị hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng có quyền tự
chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối
với NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh có mạng lưới hoạt động gồm một trụ sở
văn phòng tỉnh và 07 ngân hàng cơ sở (ngân hàng cấp II) được thành lập và hoạt
động trên 08 Huyện, thị xã trong tỉnh. Ngoài ra còn có 08 phòng giao dịch trực
thuộc các ngân hàng cơ sở hoạt động theo các cụm dân cư. Từ khi thành lập đến
nay chi nhánh NHNNo & PTNT tỉnh Bắc Kạn đã có những bước phát triển đáng
kể.
Nằm ở khu vực tập trung dân cư, các cơ quan tổ chức kinh tế nên khá
thuận lợi cho việc huy động vốn cũng như sử dụng vốn. Cùng với sự mở rộng
mạng lưới, chi nhánh không ngừng đổi mới cơ chế nghiệp vụ theo cơ chế thị
trường thực hiện phương châm: “ Tăng cường huy động vốn để không ngừng mở
rộng cho vay đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cần thiết, hợp lý cho các đối
tượng, các thành phần kinh tế ”.
Nằm trên trục quốc lộ Hà Nội - Bắc Kạn - Cao Bằng, Bắc Kạn là chiếc
cầu nối quan trọng không chỉ về mặt địa lý mà còn cả về mặt kinh tế. Song dân
cư bố trí không đồng đều tại các huyện, thị xã, đặc biệt là trung tâm tỉnh lỵ,
nhưng tình hình kinh tế chính trị được giữ vững và ngày càng phát triển, đời
8
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
sống nhân dân ổn định. Bên cạnh đó nhân dân có trình độ dân trí thấp nhưng
người dân lại cần cù, năng động, sáng tạo trong kinh doanh. Kèm theo cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh rất phát triển phong phú đó là
điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn nội lực, là yếu tố quan trọng góp phần
thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh những thuận lợi thì chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn cũng
có những khó khăn diễn ra như yếu tố cạnh tranh thị trường, hệ thống pháp luật
chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, thêm vào đó, ngân hàng lại ra
đời trong bối cảnh các tổ chức tín dụng đã có thâm niên trong kinh doanh trên
dưới 15 năm. Các khách hàng lớn thì đã quan hệ tín dụng với các tổ chức tín
dụng đó (đây là khó khăn của NHNo&PTNT tỉnh và là điểm thuận lợi cho các
ngân hàng khác).
Đứng trước những khó khăn đó, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều chiến
lược kinh doanh để tồn tại và phát triển. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên
chức ngân hàng đã xác định muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổi
mới, phải cải cách về cơ cấu tổ chức, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất
lượng dịch vụ, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên. Toàn bộ cán bộ
viên chức ngân hàng đều phải làm công tác Marketing ngân hàng. Với phương
châm “Đi vay để cho vay” hệ thống chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn ngày
càng ổn định và mở rộng có tính chiến lược lâu dài, tạo cho ngân hàng thực hiện
các giao dịch một cách tốt nhất, tranh thủ sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Việt
Nam, kèm theo chi nhánh đã có 15 năm xây dựng và trưởng thành, có mạng lưới
rộng khắp trên toàn tỉnh, là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại và không ngừng
lớn mạnh.
Được sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam, sự
quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ và chính quyền địa phương, sự phối kết hợp
của các tổ chức đoàn thể; sự đoàn kết nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ viên
chức trong Chi nhánh. Trong những năm qua, với phương châm tích cực khai
9
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
thác nguồn vốn tại địa phương, toàn chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả nhiều
hình thức huy động vốn, với chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế thị trường đã
thu hút được nhiều đối tượng khách hàng.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn là chi nhánh cấp I có trụ sở chính đặt tại tổ
1A phường Phùng Chí Kiên Thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Có 1 Giám đốc và 3
Phó Giám đốc phụ trách các phòng ban cùng 185 cán bộ công nhân viên và 7 chi
nhánh NHNo trực thuộc tại các huyện (Na Rỳ, Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông,
Chợ Mới, Chợ Đồn, Ngân Sơn. Ngoài ra, còn có 9 Phòng Giao dịch gồm:
+ PGD Hảo nghĩa trực thuộc NHNo huyện Na Rỳ.
+ PGD Nà Phặc trực thuộc NHNo huyện Ngân Sơn.
+ PGD Chợ mới, Sáu Hai trực thuộc NHNo huyện Chợ Mới.
+ PGD Đồng Lạc trực thuộc NHNo huyện Chợ Đồn.
+ PGD Đức Xuân, Minh Khai, Xuất hoá, Sông cầu trực thuộc Hội sở
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn.
10
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Bắc Kạn
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của chi nhánh NHNo&PTNN tỉnh Bắc Kạn)
Về nhân sự và bộ máy tổ chức, tính đến ngày 31/12/2011 tổng số cán bộ
của chi nhánh là 238 người do Giám đốc chi nhánh điều hành. Trong đó cán bộ
có trình độ đại học và tương đương là 80 người chiếm 32% trong tổng số cán bộ
của chi nhánh.
Hiện nay bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn gồm có:
+ Ban Giám đốc: Đứng đầu là Giám đốc, sau đó là các phó giám đốc có
trách nhiệm quản lý, hoạt động kinh doanh, tiếp theo là các trưởng phòng, phó
các phòng ban có trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh.
PGĐ
Phụ trách
KT
Phòng Kiểm
tra kiểm
toán nội bộ
Phòng Điện
toán(Vi tính)
Phòng Hành
chính nhân
sự
11
Chi
nhánh
Loại 3
và các
PGD
trực
thuộc
Phòng Kế
hoạch Kinh
doanh
Giám đốc
tỉnh
PGĐ
Phụ trách
KD
Phòng Dịch
vụ và
Marketing
Phòng Kế
toán ngân
quỹ
PGĐ Phụ
trách Văn
phòng Hội sở
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
+ Phòng Kế hoạch kinh doanh: Có chức năng tham mưu, giúp ban giám
đốc xây dựng các biện pháp thực hiện chính sách, chủ trương của Agribank tỉnh
Bắc Kạn về tiền tệ, tín dụng , thực hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế
theo Luật Ngân hàng, mở tài khoản cho vay, theo dõi hợp đồng tín dụng, tính lãi
theo định kì, thẩm định và xem xét bảo lãnh những dự án có mức kí quỹ dưới
100%, điều hoà vốn ngoại tệ và VND, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám
đốc giao.
+ Phòng Kế toán Ngân quỹ: Bộ phận "Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền":
nhận yêu cầu chuyển tiền từ các giao dịch viên, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm
tra tính pháp lý và xử lý các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền của
khách hàng.
Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và
các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng, quản lý và kiểm tra
các mẫu chữ kí, mẫu dấu và một số nhiệm vụ khác.
Bộ phận "Quản lý tài khoản": quản lý các bộ phận tài khoản của khách
hàng và các tài khoản nội bộ.
Bộ phận "Quản lý chi tiêu nội bộ": Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới
chi tiêu nội bộ và một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc đề ra.
Quản lý thu chi bằng VND, các loại ngoại tệ, kho tiền, tài sản thế chấp,
chứng từ có giá. Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu - chi tiền mặt VND,
ngoại tệ, séc. Xử lý các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
+ Phòng Dịch vụ Marketing ngân hàng: Bộ phận "Thông tin khách
hàng": tiếp nhận và mở hồ sơ về các khách hàng mới. Tiếp nhận, quản lý và giải
quyết các nhu cầu của khách hàng như: thay đổi tên, địa chỉ, mẫu dấu, chữ kí
của chủ tài khoản. Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho
khách hàng.
Tiếp nhận giấy đề nghị phát hành thẻ và phát hành các loại thẻ cho khách
hàng theo yêu cầu, nghiên cứu các đề án và phát triển quảng bá các sản phẩm
dịch vụ của Ngân hàng.
12
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
+ Phòng Hành chính nhân sự: Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc
trong việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ.
Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Quản
lý bảo quản tài sản của chi nhánh như ôtô, kho vật liệu dự trữ của cơ quan theo
đúng chế độ. Thực hiện công tác lễ tân, bảo vệ và một số nhiệm vụ khác.
+ Phòng Điện toán: Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, cải tiến
bổ xung các phần mềm hiện có. Có nhiệm vụ quản trị, bảo trì, sửa chữa và quản
lý toàn bộ hệ thống mạng, máy, cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn
bộ các chi nhánh trong tỉnh.
+ Phòng kiểm tra-kiểm toán nội bộ: Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất
về kiểm tra, kiểm toán nội bộ, trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra giám
sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và
quy chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật về Ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam. Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra,
kiểm toán đối với các hoạt động của các chi nhánh trong toàn tỉnh.
1.3. Các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn
1.3.1 Công tác huy động vốn
Ngân hàng luôn coi trọng công tác huy động vốn tại địa phương và coi đây
là nhiệm vụ trọng tâm. Bởi một lẽ có vốn thì mới chủ động được trong kinh
doanh và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế tại địa phương. Bằng nhiều
hình thức, biện pháp huy động nguồn vốn như: đa dạng hoá các hình thức tiền
gửi, vận động nhân dân mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng nên mặc dù gặp nhiều
khó khăn nhưng NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn có nguồn vốn vẫn tăng trưởng đều
qua các năm. Thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay” ngân hàng đã không
ngừng tăng trưởng và mở rộng công tác huy động vốn trong dân cư tại địa
phương và ngoài địa phương, phục vụ cho sự phát triển của chính địa phương.
Ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ huy dộng vốn như tiền gửi tiết kiệm và
đi vay. Nghiệp vụ huy động vốn tại địa phương rất đa dạng và phong phú, có
nhiều loại tiềm gửi khác nhau như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn,
13
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn
và có nhiều đợt huy động tiền gửi có dự thưởng có nhiều khuyến mại và tặng
quà hấp dẫn với mức lãi suất khác nhau, thu hút được nhiều khách hàng.
Huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại,
là chỉ tiêu duy nhất phân biệt ngân hàng và doanh nghiệp. Công tác huy động
vốn của chi nhánh trong 02 năm được thể hiện ở bảng 1.1:
14
Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Báo cáo thực tập
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn
ĐVT: triệu đồng
Năm
2009 2010 2011
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn
huy động
286.219 100 310.121 100 366.035 100 13,09
Phân loại theo đối tượng huy động vốn
1. Vốn từ dân cư 156.054 54,52 172.088 55,49 213.236 58,26 16,89
2. Vốn KBNN 70.165 24,51 78.033 25,16 89.799 24,53 13,13
3. Vốn vay TCTC 60.000 20,96 60.000 19,35 63.000 17,21 2,47
Theo kỳ hạn
1. Ngắn hạn 212.016 74,07 234.877 75,74 294.335 80,41 17,82
2. Trung & dài hạn 74.203 25,93 75.244 24,26 71.700 19,59 -1,701
Theo loại tiền tệ
1. VNĐ 253.236 88,48 298.683 96,31 355.514 97,13 18,49
2. Ngoại tệ 32.983 11,52 11.438 3,69 10.521 2,87 -43,52
( Nguồn : Phòng kế hoạch- kinh doanh)
SV: Lê Thị Hương Lớp: BK 08 KTĐT
15
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy tính đến ngày 31/12/2011 tổng huy động vốn
tại địa phương của Ngân hàng đạt 366.035 triệu đồng với mức tăng trưởng bình
quân là 13,09%. Việc tăng tổng huy động nguồn vốn nói trên cho thấy công tác
huy động vốn của chi nhánh khá khả quan trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện
nay. Cụ thể là :
♦ Theo đối tượng huy động vốn: nguồn vốn từ dân cư có xu hướng
ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn cụ thể là năm 2011 tốc độ tăng trưởng
bình quân sau 03 năm là 16,89% tương đương 213.236 triệu đồng, trong khi đó
nguồn vốn từ kho bạc Nhà nước và tổ chức tài chính lần lượt là 13,13% (89.799
triệu đồng) và 2,47 % (63.000 triệu đồng)…Vì nơi đây tập trung khối lượng dân
cư lớn, Ngân hàng huy động chủ yếu huy động từ tiền tiết kiệm của dân cư.
♦ Xét về thời hạn có thể nhận ra sự chênh lệch khá lớn giữa vốn huy
động ngắn hạn và vốn huy động trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn 80,41% năm
2011. Cụ thể năm 2011 vốn ngắn hạn là 294.335 triệu đồng tăng 17,82%. Ngược
lại nhận thấy tình hình suy giảm với vốn trung, dài hạn từ 75.244 (năm 2010)
triệu đồng xuống 71.700 triệu đồng (năm 2011) tức giảm 3.544 triệu
đồng(1,701%). Cho thấy Ngân hàng ngày càng có xu hướng huy động vốn ngắn
hạn có thể là do nguồn cung cấp vốn chủ yếu là dân cư ngại rủi ro nên số lượng
tiền cho vay nhỏ trên mỗi hộ và trong một thời gian ngắn. Đây cũng là xu hướng
hoạt động tích cực của mỗi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
♦ Lượng vốn huy động từ đồng nội tệ năm 2011 tăng đáng kể so với
đồng ngoại tệ. Đồng ngoại tệ đạt 10.521 triệu đồng, tốc độ giảm đến 43,52 % và
chiếm tỷ trọng 2,87% một tỷ lệ khá ít. Tiếp đó đồng nội tệ chiếm tỷ trọng 97,13%
tăng lên 18,49% (355.514 triệu đồng năm 2011). Cho thấy huy động vốn tại ngân
hàng chủ yếu là huy động trong nước chiếm tỷ lệ lớn so với huy động từ nước
ngoài , trong nước chiếm 97,13 % còn nước ngoài chỉ chiếm 2,87%.
1.3.2 Công tác tín dụng
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là hoạt động tín dụng, đây
là hoạt động mang lại thu nhập chính và cũng là hoạt động chất chứa rủi ro cao
của ngân hàng.
Sv: Lê Thị Hương Lớp BK 08 KTĐT
16
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.2: Tình hình cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2011
ĐVT: triệu đồng
Năm 2009 2010 2011 Tốc độ tăng
trưởng BQ
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ cho vay 399.157 100 372.885 100 410.174 100 1.37
Cho vay theo ngành kinh tế cụ thể
Nông, lâm nghiệp 147.688 37 149.154 40 163.093 42,2 5,09
Sản xuất, chế biến
thủy hải sản
19.559 4,9 21.627 5,8 22.790 5,8 7,94
Công nghiệp xây dựng 12.773 3,2 10.814 2,9 11.084 1,8 - 6,85
Thương mại dịch vụ 196.385 49,2 174.137 46,7 197.039 45,6 0,17
Ngành khác 22.752 5,7 17.153 4,6 18.868 4,6 -8,93
Theo loại cho vay
Ngắn hạn 260.250 65,2 285.698 79,62 311.831 76,02 9,46
Trung & dài hạn 138.907 34,8 87.187 20,38 98.343 23,98
- 15,86
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh)
Sv: Lê Thị Hương 13 Lớp BK 08 KTĐT
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tính đến thời điểm 31/12/2011 doanh số cho vay của Ngân hàng đạt
377.562 triệu đồng, tổng dư nợ cho vay lên tới 410.174 triệu đồng tức một con
số đạt kế hoạch, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,37 % .
Dựa vào bảng trên nhận thấy sự rõ ràng và cụ thể tỉ mỉ của chi nhánh
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn trong việc phân chia cụ thể các ngành kinh tế để
có mức cho vay hợp lý nhất. Chi tiết năm 2011 cho vay trong ngành sản xuất
chế biến thủy hải sản tăng mạnh nhất nhưng thực sự chưa chiếm tỷ trọng cao
so với các ngành khác. Với con số cho vay tăng lên tập trung chủ yếu đối
tượng nông, lâm nghiệp tăng trưởng 5,09% (163.093 triệu đồng năm 2011)
tăng khá mạnh so với năm 2009 (147.688 triệu đồng) và 2010 (149.154 triệu
đồng) vì đây vốn là ngành truyền thống của tỉnh nên vẫn được Ngân hàng chú
trọng hỗ trợ khá lớn. Các ngành còn lại cũng có thay đổi đáng kể: sản xuất chế
biến thủy hải sản; muối tăng 7,92 % (22.790 triệu đồng), thương mại dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn 45,6 % đã tăng 0,17% (197.039 triệu đồng năm 2011) do
ngành này ngày càng được nhiều người dân chú trọng phát triển, các ngành
khác có xu hướng giảm 8,93% Ngân hàng chỉ cho vay ở mức 18.868 triệu
đồng năm 2011. Ngoài ra riêng ngành công nghiệp xây dựng giảm 6,85%
tương đương 11.084 triệu đồng năm 2011 so với năm 2009.
Bảng 1.3 : Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2011
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số tiền Số tiền
Tăng trưởng
(%)
Số tiền
Tăng trưởng
(%)
Doanh số cho vay
400.238 342.975 (14,31) 377.562 10,08
Doanh số thu nợ 352.929 369.247 4,62 340.273 (7,85)
Tổng dư nợ 399.157 372.885 (6,58) 410.174 10,00
Nợ xấu
5.013 13.871 176,70 11.484 (17,21)
(Nguồn: Tổng hợp phòng kế hoạch – kinh doanh)
Xét về thể loại cho vay, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn chủ yếu
cho vay ngắn hạn. Phần lớn cho vay các hộ cá nhân, gia đình chỉ buôn bán sản
Sv: Lê Thị Hương Lớp BK 08 KTĐT
18
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
xuất kinh doanh nhỏ: xây nhà, chăn nuôi, mua cây cảnh, trồng cây, mua máy
móc phục vụ nông nghiệp…năm 2011 tổng số cho vay ngắn hạn đạt mức
311.831 triệu đồng chiếm tới 76,02% tăng 11.156 triệu đồng so với cùng thời
điểm năm ngoái. Tuy nhiên về khoản cho vay trung và dài hạn thì có phần kém
hơn, tốc độ tăng trưởng đã giảm 15,86% giảm 40.564 triệu đồng so với 2009 do
số dự án trong doanh nghiệp còn ít chưa được Ngân hàng chú trọng hỗ trợ vốn.
Vấn đề này đang được Ngân hàng quan tâm và có các biện pháp nhằm thu hút
khách hàng doanh nghiệp.
Để cụ thể hơn sự biến đổi qua các năm ta xem chi tiết biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT
tỉnh Bắc Kạn
(Nguồn: Tổng hợp phòng kế hoạch – kinh doanh)
Thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, Tỉnh uỷ, Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, ngân hàng tỉnh đã tập trung toàn bộ vốn đáp ứng
cho nhu cầu sử dụng vốn cho sự phát triển kinh tế tại địa phương bằng tất cả
những gì có thể làm. Như nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quan hệ với
các thành phần kinh tế. Trong công việc hàng ngày, toàn thể cán bộ công nhân
viên của chi nhánh luôn thực hiện tốt phương châm “đảm bảo nguyên tắc, công
Sv: Lê Thị Hương Lớp BK 08 KTĐT
19
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tác linh hoạt” để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc, đặc biệt là
phòng kinh doanh thì đây chính là định hướng làm việc. Phòng nghiệp vụ (kế
toán ngân quỹ) thì luôn quan tâm nghiên cứu quy trình thực tế, lắng nghe ý
kiến của khách hàng để có thể đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ giao dịch, tạo
mọi thuận lợi cho khách hàng với phong cách phục vụ tận tình, thái độ lịch sự
và luôn luôn tôn trọng khách hàng, làm cho số lượng khách hàng đến giao dịch
với ngân hàng ngày càng tăng tạo được uy tín của ngân hàng trong dân cư. Tạo
điều kiện cho ngân hàng có thu nhập và sử dụng vốn có hiệu quả.
1.3.3. Hoạt động kho quỹ và các hoạt động khác
1.3.3.1. Hoạt động kho quỹ
Trong thời gian qua, công tác kho quỹ qua quá trình thực hiện nghiệp vụ
thu chi phục vụ khách hàng, đội ngũ cán bộ kiểm ngân luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức, nâng cao chất lượng phục vụ có
phong cách thái độ vui vẻ, lịch sự phục vụ tận tâm chu đáo đối với mọi khách
hàng đến giao dịch. Hoạt động tiền tệ kho quỹ của NHNo &PTNT tỉnh Bắc
Kạn đã phục vụ đầy đủ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh góp phần
nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Kết quả này thể hiện rất rõ
sự cố gắng của ngân hàng trong việc tận dụng khai thác nguồn thu và trang trải
cho nhu cầu chi trong ngân hàng.
1.3.3.2. Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ
Năm 2011 thực hiện sự chỉ đạo của ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc
Kạn đã đẩy mạnh công tác bán chéo các sản phẩm dịch vụ.
Tính đến 31/12/2011 chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn đã phát
hành 10.327 thẻ ATM, tăng 2.703 thẻ so với đầu năm, trong đó thẻ lập nghiệp
là 4.534 thẻ tăng 1.441 thẻ so với đầu năm.
Về dịch vụ SMS, số khách hàng sử dụng đã tăng 374 khách hàng so với
cùng kỳ năm trước, đạt mức 1.901 khách hàng. Bên cạnh đó, việc bán bảo an
tín dụng, thu phí dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác cũng được ngân hàng coi
trọng, tính đến nay đã có 4.502 khách hàng mua bảo an tín dụng với số tiền phí
thu được là 374 triệu đồng, thu phí dịch vụ tư vấn đạt 1.442 triệu đồng, bán
Sv: Lê Thị Hương Lớp BK 08 KTĐT
20
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
được 39 sản phẩm tiết kiệm học đường và 38 sản phẩm bảo hiểm phương tiện
vận tải…
1.3.3.3. Công tác kế toán ngân quỹ
Năm 2011 cán bộ kiểm ngân đã phát hiện tiền giả và thu hồi về với số
tiền là 14,6 triệu đồng, tổng số tiền thừa đã trả lại cho khách hàng là 28 món
với số tiền là 42,8 triệu đồng.
Công tác kế toán ngân quỹ với số lượng khách hàng đến ngân hàng ngày
càng nhiều, quy mô hoạt động, số lượng bút toán ngày một lớn nhưng công
việc thu, chi tiền gửi, tiền vay, thanh toán chi trả, chuyển tiền…của từng thanh
toán viên vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối, làm việc khoa học, giải phóng khách
hàng nhanh, đặc biệt việc thu lãi theo lịch tại cơ sở, phối hợp chặt chẽ giữa hai
phòng nghiệp vụ kế toán ngân quỹ và kế hoạch kinh doanh, phục vụ khách
hàng kịp thời, chu đáo, chính xác, đảm bảo an toàn về tài sản cho Nhà nước.
1.3.3.4. Công tác kiểm soát – tổ chức hành chính
Hành chính đã tổ chức bố trí sắp xếp lao động hợp lý, có hiệu quả, nội
vụ cơ quan luôn thực hiện tốt, ngân hàng khang trang, sạch sẽ, tạo môi trường
làm việc trong lành và thoải mái.
Luôn thực hiện tốt kỷ cương, nội quy–quy định của cơ quan, đảm bảo an
toàn về con người và tài sản cho Nhà nước. Trong năm 2011, ngân hàng vẫn
duy trì công tác hậu kiểm, tổ chức và thực hiện tốt các chuyên đề kiểm tra theo
đề cương của Ngân hàng cấp trên, đã phát hiện những sai sót để chấn chỉnh, bổ
sung kịp thời trong các phần hành nghiệp vụ.
1.3.3.5. Công tác đoàn thể khác
Tiếp tục thực hiện nghị quyết mà Đại hội chi bộ và Công đoàn cơ sở đã đề
ra, nhằm thực hiện các mục tiêu đưa chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn đi
vào ổn định và ngày càng phát triển, tổ chức Công đoàn luôn quan tâm đến tâm
tư, nguyện vọng và đời sống cho người lao động thông qua những hoạt động văn
hóa, thể thao sôi nổi, phát động phong trào thi đua tạo khí thế lao động mới trong
cơ quan…
Sv: Lê Thị Hương Lớp BK 08 KTĐT
21
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong năm 2011, được sự quan tâm của tổ chức Công đoàn cấp trên, chi
nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn đã trao tặng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo là
bà Hà Thị Quy xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm với số tiền là 43 triệu đồng; trao
30 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại trường Trung học
cơ sở - Trung học Phổ thông, trị giá mỗi phần quà là 01 triệu đồng…Đây là
những việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với cán bộ ngân hàng khi đã góp phần
thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng đã đề ra.
Sv: Lê Thị Hương Lớp BK 08 KTĐT
22
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT TỈNH BẮC KẠN
2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Tổng quan về tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Kạn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân
hàng thực sự có những bước chuyển mình. Ban đầu chỉ là nghiệp vụ cho vay
đơn giản, sau đó hình thành cho vay đa dạng hơn, dịch vụ ngân hàng ngày
càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thanh toán chuyển tiền
điện tử, dịch vụ ATM. Tuy mới được thành lập song đã tiếp cận nhanh chóng
và đi vào hoạt động có hiệu quả cao, với sự nỗ lực của ngân hàng cùng với sự
quan tâm tạo điều kiện của NHNo&PTNT Việt Nam, của các cấp, các ngành
trong tỉnh, thời gian qua chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn đã đạt được
những kết quả nhất định góp phần không nhỏ vào sự phát triển ổn định kinh tế
trên địa bàn tỉnh.
Để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, ngân hàng tỉnh xác
định công tác huy động vốn là hết sức quan trọng. Do vậy, với phương châm
“đi vay để cho vay” ngân hàng đã sử dụng mọi biện pháp để thu hút vốn.
- Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, truyền hình của tỉnh để khách
hàng nắm rõ chính sách cũng như mức lãi suất huy động của ngân hàng.
- Dán áp phích quảng cáo, thông báo về các hình thức huy động vốn ở trụ
sở ngân hàng, ở nơi tập trung đông dân cư.
- Có những hình thức khuyến khích đối với khách hàng gửi số tiền lớn
và có hoa hồng với những người giới thiệu khách hàng đến gửi tiền.
- Đặc biệt thái độ phục vụ của cán bộ và sự thuận tiện cho khách hàng
đến gửi tiền và rút tiền là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến ý muốn gửi tiền của
khách hàng. Do vậy, ngân hàng đã rất quan tâm đến vấn đề này.
Sv: Lê Thị Hương Lớp BK 08 KTĐT
23
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bằng những biện pháp đó, mặc dù là một chi nhánh mới tái lập,được thành lập
và đi vào hoạt động nhưng ngân hàng đã đạt được được một số kết quả trong
công tác huy động vốn, làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng để mở rộng hoạt
động tín dụng.
2.1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng để phục vụ quá trình kinh
doanh của ngân hàng. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau như:
* Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và tổ chức tín dụng khác
dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn - không kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
* Phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong và ngoài nước khi được Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận.
* Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
* Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
* Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ta có thể hiểu rõ hơn về một số thể thức gửi tiền vào ngân hàng như sau:
- Nhận tiền gửi của khách hàng: là việc ngân hàng huy động vốn qua
việc mở tài khoản tiền gửi của các tổ chức cá nhân, các tổ chưc tín dụng trong
và ngoài nước.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm: là hình thức huy động vốn tạm thời nhàn
rỗi trong các tầng lớp dân cư để tăng nguồn phục vụ cho kinh doanh, gồm:
+ Thể thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiết kiệm không
xác định thời hạn, thời gian gửi và rút tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
+ Thể thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiết kiệm có kỳ hạn xác
định (ngắn nhất là 1 tháng)
+ Thể thức tiết kiệm gửi góp là loại tiết kiệm có kỳ hạn mà khách
hàng có thể gửi theo mức thoả thuận nhiều lần vào một tài khoản theo kỳ hạn
nhất định đăng kí với ngân hàng.
Sv: Lê Thị Hương Lớp BK 08 KTĐT
24
Đại học KT& QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Thể thức tiết kiệm bậc thang theo thời gian gửi. Là loại tiết kiệm
mà khách hàng được hưởng lãi suất theo thời gian gửi, thời gian gửi càng dài
thì lãi suất càng cao.
+ Thể thức tiền gửi tiết kiệm có thưởng.
Quyền lợi của khách hàng là được hưởng lãi theo quy định, bảo hiểm
tiền gửi bằng VNĐ, cấp sổ tiết kiệm, sổ tiền gửi, giấy tờ có giá rút tiền trong
phạm vi nguồn tiền gửi, đựơc hoàn trả cả gốc và lãi theo đúng quy định, được
đảm bảo bí mật số dư tiền gửi.
Trách nhiệm của ngân hàng là tạo đIều kiện cho khách hàng gửi tiền vào
ngân hàng thuận tiện, lĩnh ra dễ dàng, giữ bí mật đảm bảo an toàn tiền gửi của
khách hàng. Tham gia mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng là cá nhân, niêm
yết công khai lãi suất, thời hạn, phương thức huy động tại nơi giao dịch.
*Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác.
Vay vốn của Ngân hàng nhà nước theo hình thức tái cấp vốn và được
thực hiện tại trụ sở chính.
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Việc thực hiện vay vốn của các
tổ chức tín dụng được thực hiện tại trụ sở chính. Trong trường hợp cần thiết
Giám đốc NHNo Việt Nam có thể uỷ quyền hoặc bảo lãnh bằng văn bản cho
sở giao dịch, chi nhánh cấp I vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước.
2.1.2.1. Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và Kho bạc nhà nước
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nhgiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, Bắc Kạn là một tỉnh rất có tiềm năng phát triển kinh tế,
nhiều nhà máy, doanh nghiệp được thành lập. Ngoại trừ những doanh nghiệp
lớn, doanh nghiệp liên doanh có số vốn tự có đủ phục vụ cho sản xuất kinh
doanh thì đa số các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc thiếu vốn kinh
doanh. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp cũng dần đi vào ổn định kinh doanh.
Chính vì vậy mà khối lượng giao dịch là rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
có một khối lượng tiền tệ đủ lớn trong tài khoản thanh toán để thực hiện thanh
toán. Như vậy ngân hàng sẽ huy động được vốn trên số dư tiền gửi này.
Bảng 2.7: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và kho bạc nhà nước
Sv: Lê Thị Hương Lớp BK 08 KTĐT
25