Báo cáo tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường đại học, mỗi sinh viên đều cần có
một thời gian thực tập. Đây là một quá trình quan trọng để sinh viên có thể vận
dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tế, rút ra cho bản thân
những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này. Đây là đợt tổng kết cuối cùng
của mỗi sinh viên trước khi ra trường. Với mục đích đó em đã được khoa quản trị
kinh doanh giới thiệu đến thực tập tại Công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex.
Báo cáo thực tập tổng hơp là những nhìn nhận chung nhất, những đánh giá
khái quát về hoạt động của công ty trong đợt thực tập đầu tiên của em tại đây. Báo
cáo cũng là tiền đề để em có thể làm nền tảng viết báo cáo chuyên đề sau này.
Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 phần:
Phần 1: Những vấn đề chung về Công ty cổ phần may Đông Mỹ
Hanosimex.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần may Đông Mỹ Hanosimex.
Phần 3: Những đánh giá và ý kiến đề xuất.
Do còn nhiều hạn chế về tài liệu và kinh nghiệm nên bài viết không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự hướng dẫn và góp ý của các thầy cô để em
có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Anh Thư
1
Báo cáo tổng hợp
Phần 1: Những vấn đề chung về công ty cổ phần may
Đông Mỹ
Công ty cổ phần may Đông Mỹ là một trong những công ty thành viên của
công ty Dệt may Hà Nội thuộc tập đoàn Dệt may Hà Nội. Công ty chuyên sản xuất
các sản phẩm dệt kim phục vụ trong và ngoài nước.
1.1. Giới thiệu chung về công ty dệt may Hà Nội:
Ngày thành lập: 21-11-1984
Tên giao dịch của công ty viết tắt là: HANOSIMEX.
Địa chỉ: Số 1 Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 8.624.916 - 8.621.032.
Fax: (844): 8.622.334.
Email: hanosimex@ hn.vnn.vn
Website:
Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước.
Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty Dệt May Việt Nam
Bí thư Đảng uỷ – tổng giám đốc: Nguyễn Khánh Sơn.
Tổng số cán bộ công nhân viên: 5.200 người .
Giấy phép thành lập số: 105927 cấp ngày: 2/4/1993.
Vốn pháp định: 128.239.554.910 đồng.
Vốn điều lệ: 161.304.334.701 đồng.
Vốn kinh doanh: 1.611.304.334.701 đồng
Cho đến nay, Công ty Dệt May Hà Nội bao gồm các thành viên:
+ Tại quận Hoàng Mai, Hà Nội: Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt Nhuộm, Nhà
máy May, Nhà máy Cơ Điện
+ Tại huyện Thanh Trì, Hà Nội: Nhà máy May Đông Mỹ.
+ Tại thị xã Hà Đông, Hà Tây: Nhà máy Dệt Hà Đông.
+ Tại thành phố Vinh, Nghệ An: Nhà máy Sợi Vinh.
+ Cửa hàng thương mại dịch vụ: các đơn vị dịch vụ khác.
Nguyễn Anh Thư
2
Báo cáo tổng hợp
1.2. Giới thiệu về công ty dệt may Đông Mỹ
Ngày thành lập: 10-10-1995
Tên giao dịch: HANOSIMEX-DMG
Trụ sở chính: Đông Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội
Vốn điều lệ 4.000.000.000đ
Hình thức sở hữu vốn: Từ ngày 1/1/2007
Nhà nước chiếm 28,58%
Cổ đông chiếm 71,42%
Lĩnh vực kinh doanh:
+ Thiết kế sản xuất
+ Kinh doanh hàng may mặc
+ Kinh doanh nguyên liệu phụ tùng may mặc
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty may Đông Mỹ
Công ty cổ phần may Đông Mỹ là đơn vị thành viên thuộc công ty dệt may
Hà Nội. Công ty thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1995 tại xã Đông Mỹ huyện
Thanh Trì thành phố Hà Nội với tên gọi cũ là nhà máy may thêu Đông Mỹ. Khi đi
vào hoạt động nhà máy là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, mặt hàng sản
xuất chính trong giai đoạn đầu này là hàng may mặc, mục đích là để đáp ứng nhu
cầu của thị trường và giảm bớt thiếu hụt mặt hàng may mặc của Công ty dệt may
Hà Nội. Do yêu cầu của từng thời kì khác nhau nên đến năm 2003 Công ty đã cho
xây dựng thêm nhà xưởng để lắp đặt thêm một số máy thêu tại nhà máy. Đến ngày
31/12/2005 nhà máy vẫn chưa hạch toán độc lập, chưa có con dấu riêng , mọi công
văn giấy tờ vẫn phải chuyển lên Công ty dệt may Hà Nội để đợi lí duyệt. Các hoạt
động trong nhà máy phải báo cáo hoàn toàn với Công ty dệt may Hà Nội và chịu
sự điều hành của Công ty dệt may Hà Nội thông qua hệ thống văn bản, chỉ thị,
quyết định. Từ ngày 1/1/2006 đến nay thực hiện chế độ đổi mới doanh nghiệp của
Chính Phủ nhà máy đổi thành Công ty cổ phần may Đông Mỹ - Hanosimex, chính
thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Qua 15 năm phát triển công ty đã có một đội ngũ công nhân đông đảo có
trình độ tay nghề. Công ty gồm 7 tổ chịu sự lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty.
Ngày 1 tháng 1 năm 2006, công ty thực hiện cổ phần hóa, tuy có một số thay đổi
về mặt hành chính nhưng nhờ đó các hoạt động sản xuất ngày càng được chuyên
môn hóa hơn đảm bảo về cả số lượng và chất lượng cho những sản phẩm của công
ty.
Nguyễn Anh Thư
3
Báo cáo tổng hợp
Với tinh thần “đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều cam kết với
khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty”. Ban lãnh đạo công ty
đã từng bước khắc phục những khó khăn trở ngại để dẫn bước cho anh chị em công
nhân hướng tới nền công nghiệp chuyên môn hóa, đem lại đời sống no ấm cho
nhân viên và công nhân trong công ty.
Từ khi thành lập đến nay mặc dù quy mô nhỏ gọn nhưng lãnh đạo công ty
đã chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn hàng trong nước sản xuất theo hình
thức gia công chứ không chỉ phụ thuộc vào những đơn đặt hàng xuất khẩu mà
Tổng công ty dệt may Hà Nội đưa xuống. Tính từ năm 1995 tới nay công ty may
Đông Mỹ luôn là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả với 70% tổng doanh thu
là hàng may mặc xuất khẩu.
Việc tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra,
các chiến dịch thi đua như: Năng suất – chất lượng – giao hàng đúng tiến độ được
duy trì thường xuyên đã có tác dụng động viên kịp thời người lao động trong công
ty.
Mặc dù thị trường lao động ngành dệt may đang gặp nhiều biến động nhưng
số công nhân đi làm trong công ty luôn đạt trên 98%. Có được diều đó là do công
ty luôn thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể, quy chế dân chủ, đảm bảo quyền lợi
cho người lao động, môi trường làm việc luôn được cải thiện, công đoàn phối hợp
với chính quyền tạo điều kiện tốt cho người lao động tăng năng suất đảm bảo chất
lượng. Trả lương đúng kỳ hạn cho công nhân, thực hiện chế độ tiền lương, thưởng,
thu nhập công khai, công bằng và trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế theo
đúng quy định. Để chia sẻ khó khăn cho người lao động công ty đã hỗ trợ 50% tiền
thuê nhà cho những lao động ngoại tỉnh, công đoàn tổ chức bữa ăn giũa ca cho
công nhân, đảm bảo đủ dinh dưỡng đủ định lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
với mỗi suất ăn là 7000đ/bữa. Hưởng ứng phong trào tiết kiệm trong sản xuất và
tiêu dùng, công đoàn đã tổ chức các chương trình thực hiện tiết kiệm chi phi sản
xuất nguyên phụ liệu đầu vào và điện năng để giảm chi phí sản xuất. Công tác vệ
sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ được duy trì và đảm bảo thường xuyên.
100% công nhân đến làm việc tại doanh nghiệp đều mặc đồng phục, đeo khẩu trang
và găng tay đầy đủ. Môi trường làm việc luôn sạch sẽ thoáng mát.
Công ty cổ phần May Đông Mỹ-Hanosimex là công ty hoạt động trong các
lĩnh vực; thiết kế sản xuất, kinh doanh hàng may mặc, kinh doanh nguyên liệu phụ
tùng hàng may mặc. Trong các lĩnh vực hoạt động của mình thì doanh thu chiếm tỉ
trọng lớn nhất là hàng may mặc. May mặc là một lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng
mà sản phẩm chính của lĩnh vực này phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp
nhau theo dây truyền công nghệ khép kín (cắt, thiêu, may, là, đóng gói…) sản
phẩm của giai đoạn này là đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo, sản phẩm của
từng giai đoạn lại được chia cho nhiều người sản xuất, mỗi công nhân chỉ thao tác
một hoặc một vài chi tiết sản phẩm, cuối cùng nối ghép thành sản phẩm hoàn
chỉnh. Vì vậy sản phẩm của Công ty sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.
Nguyễn Anh Thư
4
Báo cáo tổng hợp
Coi chất lượng sản phẩm là sự sống còn trong sự phát triển của Công ty.
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường cũng như nhằm mục tiêu nâng cao
uy tín cho doanh nghiệp. Công ty đã không ngừng đầu tư, cải tiến nâng cao năng
lực sản xuất của mình. Lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong
Công ty cam kết thực hiện sản xuất thỏa mãn yêu cầu như đã cam kết với khách
hàng, luôn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do vậy, Công ty duy trì
một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000
1.4. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
: Là doanh nghiệp hoạt động về ngành may mặc, chức năng chủ
yếu của công ty là thiết kế, sản xuất ra các sản phẩm hàng may mặc. Kinh doanh
nguyên phụ liệu may mặc, gia công các hợp đồng may mặc và các ngành nghề
khác theo quy định của pháp luật mà công ty đã đăng ký.
Nhiệm vụ
: Các phòng ban trong công ty có nhiệm vụ tổ chức các kế hoạch
sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng để thực hiện
đúng những mục tiêu mà công ty đã đề ra.
Xây dựng thị trường ổn định cho đầu ra sản phẩm hiện tại và tăng cường mở
rộng thị trường mới cho công ty để không những hoàn thành các kế hoạch sản xuất
mà còn tạo đà phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.
Tổ chức tốt công tác cán bộ phù hợp với doanh nghiệp và thực tế phát triển
để đem lại hiệu quả cao trong quản lý doanh nghiệp, tạo sự đoàn kết giữa các thành
viên, đưa doanh nghiệp phát triển.
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là sử dụng hiệu quả
nguồn vốn kinh doanh hiện tại và thu hút thêm vốn kinh doanh từ các cổ đông
trong công ty.
Không ngừng củng cố trang thiết bị kỹ thuật, sửa chữa máy móc thiết bị,
phương thức vận chuyển để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Tuân thủ các chính sách của Đảng và nhà nước, các quy định của pháp luật
có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật
về những hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có nghĩa vụ đảm bảo đời
sống thu nhập của người lao động và có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước.
Nguyễn Anh Thư
5
Báo cáo tổng hợp
1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
Nguyễn Anh Thư
6
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản
Giám đốc
trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
PGĐ thường trực
PGĐ kỹ thuật
Phòng nghiệp
vụ tổng hợp
Phòng kỹ thuật
và KTCL
Tổ
đời
sồng
Tổ
cắt
5 tổ
may
Tổ
hoàn
thành
Tổ
bảo
toàn
Tổ
chất
lượng
Tổ
kế
toán
Báo cáo tổng hợp
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban:
1.5.2.1. Giám đốc công ty.
Chức năng:
1/
Điều hành phụ trách chung toàn bộ các hoạt động của công ty.
2/
Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực
3/
Tổ chức cán bộ.
4/
Kế toán tài chính, hach toán thống kê
5/
Công tác phân phối tiền lương, thu nhập.
6/
Quản lý và điều hành công tác đào tạo.
7/
Chiến lược và kế hoạch SXKD trong ngắn hạn dài hạn.
8/
Thi đua khen thưởng kỷ luật.
9/
Quản Lý thương hiệu.
10/
Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
11/
Công tác đầu tư, xây dựng cải tạo sửa chữa thiết bị nhà xưởng.
12/
Công tác đời sống.
13/
Bảo vệ an ninh quốc phòng quân sự.
14/
Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
15/
Trách nhiệm xã hội và các đánh giá của khách hàng.
Trực tiếp phụ trách: Phòng nghiệp vụ tổng hợp.
Sinh hoạt tại phòng nghiệp vụ tổng hợp
Nhiệm vụ - quyền hạn:
• Thực hiện theo điều 28 – Điều lệ công ty cổ phần may Đông Mỹ
HANOSIMEX.
• Thực hiện theo các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ
đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được Hội đồng quản
trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
• Thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế.
Nguyễn Anh Thư
7
Báo cáo tổng hợp
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh quản lý trong
Công ty thuộc thẩm quyền trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức.
• Xây dựng chiến lược phát triển, khai thác nguồn lực của Công ty, các
phương án huy động vốn, các quy chế quản lý nội bộ cho Công ty để trình Hội
đồng quản trị.
• Xây dựng và trình hội đồng quản trị phê duyệt cơ cấu tổ chức và phương
án thay đổi tổ chức, thành lập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Công ty.
• Hàng năm Giám đốc phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh
doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân
sách phù hợp cũng như kế hoạch 5 năm.
• Báo cáo chính xác đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động SXKD của
Công ty với các cơ quan quản lý, với Tổng công ty CP Dệt may Hà Nội và với các
cổ đông.
• Thực hiện tất cả các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ
công ty, các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng
lao động của Giám đốc và pháp luật.
• .Giám đốc có quyền từ chối thực hiện những quyết định của Hội đồng
quản trị nếu quyết định này trái với pháp luật, Điều lệ Công ty và các quyết định
của Đại hội đồng cổ đông. Việc từ chối này phải được làm văn bản gửi cho Hội
đồng quản trị.
• Giám đốc công ty được ủy quyền cho các Phó giám đốc hoặc người khác
thay mặt mình giải quyết một số công việc của Công ty và chịu trách nhiệm pháp
lý trước việc ủy quyền của mình.
• Được đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường để giải
quyết những vấn đề vượt quyền hạn Giám đốc hoặc những biến động lớn trong
Công ty.
• Được đưa ra những quyết định vượt quá thẩm quyền của mình trong các
trường hợp khẩn cấp như: Thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố…và phải chịu trách
nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị
để giải quyết tiếp.
Nguyễn Anh Thư
8
Báo cáo tổng hợp
1.5.2.2. Phó giám đốc.
Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý tổ chức điều
hành SXKD của Công ty theo sự phân công và thực hiện đúng điều lệ của Công ty
và pháp luật hiện hành.
Phụ trách các lĩnh vực:
1/
Kế hoach điều độ sản xuất
2/
Quản lý và điều hành công tác kỹ thuật và chất lượng
3/
Công tác định mức kinh tế kỹ thuật
4/
Dự trù mua sắm nguyên phụ liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất
5/
Công tác quản lý thiết bị
6/
Công tác mã hóa thiết bị phụ tùng nguyên liệu và sản phẩm
7/
Công tác an toàn phòng chống cháy nổ cà vệ sinh công nghiệp
8/
Công tác quản trị mạng máy tính
Trực tiếp phụ trách: Phong điều hành sản xuất và phân xưởng sản xuất
Sinh hoạt tại phòng Điều hành sản xuất.
Nhiệm vụ - quyền hạn
• Tiếp nhận và triển khai các thông tin từ hội đồng quản trị, Giám đốc
Công ty đến các bộ phận khác trong Công ty về lĩnh vực được phân công.
• Lập phương án xây dựng, tổ chức hệ thống quản lý kế hoạch đồng bộ tại
tất cả các khâu trong sản xuất của công ty.
• Chỉ đạo các cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch tác nghiệp sản xuất từng
tuần, từng tháng của Công ty, cân đối năng lực sản xuất (lao động, thiết bị …) cho
các bộ phận liên quan và kiểm tra thực hiện.
• Chỉ đạo công tác xây dựng dự trù các vật tư nguyên phụ liệu phục vụ sản
xuất.
• Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Công ty để bố trí đầy đủ các điều
kiện cho sản xuất đảm bảo cân đối nhịp nhàng.
• Chỉ đạo việc chuẩn bị các điều kiện về kỹ thuật và chất lượng phục vụ
cho triển khai sản xuất.
Nguyễn Anh Thư
9
Báo cáo tổng hợp
• Lập phương án quản lý các kho, thủ tục nhập xuất đảm bảo đúng nguyên
tắc.
• Chỉ đạo công tác quản lý lao động và sử dụng lao động.
• Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của Công ty khi Giám đốc
đi vắng (theo ủy quyền cụ thể), chịu trách nhiệm pháp lý trước Giám đốc và pháp
luật về những công việc mình làm và không được ủy quyền cho người khác.
• Được quyền giải quyết những công việc đúng lĩnh vực được phân công.
• Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Công ty.
1.5.2.3. Phòng nghiệp vụ tổng hợp:
Chức năng:
Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về công tác tổ chức cán bộ, tuyển
chọn, bố trí, sắp xếp, điều chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, đào tạo
chế độ chính sách bảo vệ an ninh, đổi mới doanh nghiệp.
Nhiệm vụ:
• Quản lý và thực hiện chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
Xây dựng các nội quy, quy chế liên quan đến chế độ chính sách trong toàn Công
ty.
• Triển khai tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng lao động, các quy chế
về bảo hiểm xã hội, chế độ thi đua khen thưởng và kỉ luật trong toàn Công ty.
• Quản lý và thực hiện công tác đào tạo mới, đào tạo kiêm nghề, đào tạo
yếu nghề
• Tổ chức và thực hiện xét nâng bậc và thi đua bậc hàng năm.
• Theo dõi việc xếp chuyển lương, đăng ký thang bảng lương với Sở lao
động thương binh và xã hội.
• Quan lý hồ sơ đất đai, giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty
• Quản lý công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố
lực lượng bảo vệ, tự vệ vững mạnh.
• Quản lý việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào,
nhập xuất hàng hóa, bảo vệ tài sản, kho tang, nhà xưởng trong Công ty .
• Quản lý việc thực hiện chất lượng bữa ăn cho cán bộ công nhân viên
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyễn Anh Thư
10
Báo cáo tổng hợp
• Quản lý và thực hiện công tác ISO và SA trong toàn Công ty.
Quyền hạn:
• Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao.
• Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên trong Phòng được trình bày
theo bản mô tả công việc cá nhân.
1.5.2.4. Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng:
Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc về công tác kỹ thuật công nghệ, sản xuất, an toàn
lao động, định mức kinh tế kỹ thuật, kho tàng phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Nhiệm vụ:
- Căn cứ vào mục tiêu của lãnh đạo Công ty giao để xây dựng kế hoạch
sản xuất tháng, quý, năm cho các bộ phận trình Ban Giám đốc phê duyệt để triển
khai thực hiên.
- Thực hiện triển khai công nghệ của các mã hàng Công ty đang sản xuất.
- Tiếp nhận các thông tin từ Lãnh đạo Công ty hoặc khách hàng, triển khai
đến phân xưởng sản xuất về phạm vi được phân công.
- Quản lý và triển khai công tác thiết kế, chế thử sản phẩm mẫu, ban hành
định mức kinh tế kỹ thuật, công tác gia công.
- Thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm trong Công ty.
- Thực hiện công tác quản trị mạng máy tính, mã hóa vật tư, thiết bị phụ tùng.
- Trực tiếp tham gia chuẩn bị sản xuất cho các mã hàng mới, các mã hàng
đang sản xuất.
- Quản trị công tác thương hiệu.
1.6. Môi trường kinh doanh của công ty
1.6.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài
1.6.1.1. Môi trường vĩ mô
- Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn tới tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh trong công ty. Các yếu tố kinh tế bao gồm các tác nhân
trong và ngoài nước ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các chính sách phát triển của
đất nước nói chung và của ngành dệt may nói riêng. Hiện nay Việt Nam đã gia
nhâp WTO đó vừa là cơ hội cũng đem đến nhiều thách thức mới cho ngành dệt
may nước ta bởi lẽ chúng ta được tiếp cận với một thị trường rộng lớn lượng khách
hàng đông đảo và đa dạng do đó sẽ tăng lượng sản phẩm bán ra đến những thị
trường mới cùng với đó là sự tiếp thu những công nghệ kỹ thuật tiến tiến cũng giúp
dệt may của nước ta ngày càng trở nên có chất lượng cao hơn, tìm được chỗ đứng
vững chắc hơn trên thị trường. Nhưng cùng với những thuận lợi thì chúng ta cũng
phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mới không những lớn về quy mô mà còn
mang nhiều ưu thế về chất lượng. Đây cũng là thách thức mới để dệt may Việt
Nam có thể từng bước vươn lên tầm cao.
- Yếu tố văn hóa: May mặc mang bản sắc riêng của mỗi dân tộc.Cách thức
Nguyễn Anh Thư
11
Báo cáo tổng hợp
ăn mặc chỉ riêng có ở những dân tộc khác nhau tạo nên những nét đẹp riêng, những
niềm tự hào riêng. Điều này tạo nên sự đa dạng trong nhu cầu ăn mặc ở mỗi thị
trường. Nó không chỉ là thách thức mà còn đem đến nhiều cơ hội mới. Hiểu được
mong muốn của mỗi thị trường là cách để chinh phục những khách hàng ở đó, đáp
ứng một cách tốt nhất mong muốn của họ. Điều này đòi hỏi phải có chính sách
riêng đối với mỗi quốc gia, mỗi thị trường riêng. Một khi hiểu được văn hóa của họ
ta mới có thể tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc.
- Yếu tố chính trị pháp luật:
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy
định của các Chính phủ có liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế:
- Các quy định của luật pháp quốc gia xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu
như thuế, thủ tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ
- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia xuất khẩu tham gia.
- Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn.
- Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu (ví dụ
Công ước Viên 1980; Incoterm 1990, 2000 )
- Ngoài những vấn đề nói trên, Chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại
thương khác như: hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan
Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự
thay đổi đó có thể là những bất lợi lớn đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu. Vì
vậy, họ phải nắm được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu
hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.
- Các yếu tố khác: sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, tài
nguyên, dân số,…
1.6.1.2. Môi trường vi mô:
- Khách hàng:
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Mỹ, EU, Nhật. Công ty chủ
yếu gia công cho khách hàng từ Mỹ như Dicks, Perry Ellis và các khách hàng khác
như Sumikin, Sanmar, Itochu của Nhật. Gap.Sears, Express, Lands End của Châu
Âu. Công ty còn gia công cho công ty Lifung của Trung Quốc.
Ngoài ra công ty còn nhận gia công cho các khách hàng là các công ty may
trong nước như Sơn Chinh, may Thăng Long. Các đơn hàng gia công từ tổng công
ty là một phần không thể thiếu của đầu ra sản phẩm.
- Các nhà cung cấp của công ty:
Là các đối tác liên doanh trong cùng Công ty dệt may Hà Nội như Công ty
dệt Hà Nội, công ty may 1, công ty may 2. Ngoài ra, công ty còn có một vài những
đối tác cung cấp như Dệt 8-3, Dệt Vinh và một số đối tác từ Trung Quốc.
- Các đối thủ cạnh tranh:
Đó là các công ty may trong nước như công ty may Thăng Long, may 10,
may Đức Giang và các công ty may tại miền Trung và miền Nam như may Đông
Đô, may Việt Tiến…đó là những công ty có tiềm lực tài chính rất lớn và có thị
trường khá ổn định. Ngoài ra còn có các công ty ngay trong Công ty Dệt may Hà
Nội cùng cạnh tranh. Công ty cổ phần may Đông Mỹ còn phải cạnh tranh với
những công ty may với giá thành thấp và chiếm một thị phần lớn trên thế giới như
Nguyễn Anh Thư
12
Báo cáo tổng hợp
Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladet.
- Nguồn lực của công ty:
Công ty cổ phần may Đông Mỹ hoạt động trên tổng diện tích 9.950m2 trong
đó diện tích nhà xưởng, văn phòng, kho là 3.283m2, đường đi bộ là 2.449m2, diện
tích sân vườn là 4.218m2. Công ty có 2 xưởng gồm xưởng may, xưởng cắt, phôi
nhuộm và nhà kho. Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 11.329.190.676
đồng trong đó nhà nước nắm giữ là 49%, cổ phần ưu đãi cho người lao động trong
doanh nghiệp chiếm 30,58%, cổ phần ngoài doanh nghiệp chiếm 20,42%. Cơ cấu
nguồn vốn trong doanh nghiệp như sau:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 7.193.703.442 đồng
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.135.487.234 đồng
Công ty gồm 5 tổ may được trang bị các thiết bị của Nhật như Juki, Yamoto,
Kansai, Pegasus,… và các hang nổi tiếng khác từ Đài Loan và Hàn Quốc. Thành
công của công ty có công rất lớn của đội ngũ công nhân viên là 360 người trong đó
cán bộ có trình độ đại học, trên đại học và trung cấp là 20 người, công nhân kỹ
thuật là 340 người. Đội ngũ công nhân viên này đã gắn bó với công ty từ những
năm đầu thành lập. Đó là những công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao đem lại
một lợi thế rất lớn cho công ty.
1.7. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty
1.7.1. Những thuận lợi trong sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty có vị trí khá thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa. Công ty nằm
ngay trên trục đường giao thông. Công ty là thành viên của Công ty dệt may Hà
Nội nên có mối quan hệ hợp tác lâu năm với các công ty thành viên từ đó tạo ra
nhiều thuận lợi trong giao dịch. Công ty đươc Hanosimex đỡ đầu, quản lý, hướng
dẫn, tạo điều kiện trong kinh doanh với nhiều hợp đồng đặt hàng sự giúp đỡ từ
tổng công ty. Công ty đã đầu tư cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất
lượng sản phẩm tăng uy tín và thu hút khách hàng.
Mặt khác Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên gắn bó lâu năm, có
kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý. Đội ngũ công nhân có tay nghề cao được
đào tạo cơ bản đối với những công nhân mới tuyển dụng, công nhân có tinh thần
trách nhiệm cao là những lợi thế rất lớn. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của công ty
được tổ chức hợp lý tạo thuận lợi cho các hoạt động giúp giảm chi phí trong công
tác điều hành sản xuất.
1.7.2. Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của Công ty
Thiết bị và công nghệ sản xuất của ngành dệt may còn lạc hậu nhiều, riêng có dệt
kim đã được đổi mới tương đối đồng bộ. So với ngành dệt thì nhành may được trang
bị nhiều máy móc hiện đại hơn, hầu hết các đơn vị sản xuất hàng may XK lớn đều
đuợc trang bị máy móc hoàn toàn hiện đại.
Công ty vẫn chưa có phòng Marketing do đó còn phụ thuộc rất nhiều vào
Công ty dệt may Hà Nội. Trong khi mọi hoạt động kinh doanh được phòng nghiệp
vụ tổng hợp phụ trách. Điều này chưa tạo ra được khả năng tiếp cận những khách
hàng tiềm năng.
Nguyễn Anh Thư
13
Báo cáo tổng hợp
Nhà cung cấp cho Công ty còn hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu
đầu vào làm giảm khả năng sản xuất cũng như doanh thu của Công ty.
Đồng thời địa điểm của Công ty nằm khá xa nhà cung ứng dẫn đến việc gia
tăng chi phí vận chuyển. Mặt khác các công ty may mặc Việt Nam hiện nay đang
phải đối mặt với sức cạnh tranh rất lớn từ may mặc thế giới Công ty cổ phần may
Đông Mỹ cũng không thể tránh khỏi khó khăn này.
1.8. Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
Nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng để Công ty cổ phần
may Đông Mỹ phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty đã huy động và sử dụng
hợp lý các nguồn vốn và ngày càng đầu tư nhiều vào mua sắm máy móc thiết bị
làm tăng nguồn vốn cố định, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao
chất lượng sản phẩm hạ giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường.
Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
tính đến hết ngày 31/12/2009
(Đơn vị triệu đồng)
Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Vốn cố định 5786,58 6378,35 6125,03
2 Vốn lưu động 3865,75 4539,73 5011,41
3 Tổng vốn 9652,33 10918,08 11136,44
Tính cho đến thời điểm hiện nay Công ty cổ phần may Đông Mỹ đã không
ngừng sản xuất và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong năm 2007 vốn
lưu động chiếm 40% tương đương với số tiền là 3865,75 triệu đồng. Vốn cố định
của công ty chiếm 60% tổng số vốn tương đương với số tiền là 5786,58 triệu đồng.
Năm 2008 Công ty đầu tư vốn lên 10918,08 triệu đồng. Trong đó vốn lưu
động chiếm 41,12% tương đương 4539,73 triệu đồng và vốn cố định chiếm
58,88% tương đương 6379,35 triệu đồng. Điều này cho thấy theo đà tăng của doah
thu, công ty đã tăng mức đầu tư cho các hoạt động sản xuất, cùng với đó là sự tin
tưởng đầu tư của các nhà đầu tư hiện tại.
Năm 2009 tổng vốn cả năm là 11136,44 triệu đồng trong đó 5011,41 triệu
đồng là vốn lưu động. Vốn cố định 6125,03 triệu đồng.
Lượng vốn kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm cho thấy mức độ đầu
tư vào sản phẩm ngày càng được chú trọng.
Nguyễn Anh Thư
14
Báo cáo tổng hợp
1.9. Các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty
Trong thời gian tới Công ty sẽ cố gắng gia tăng thị phần và giá trị trong gia
công sản phẩm. Để đạt được điều này, Công ty đã vạch ra cho mình chiến lược
kinh doanh cụ thể:
- Nâng cao và bổ sung trang thiết bị
- Đề ra các mục tiêu chất lượng
- Nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên
- Huy động thêm nguồn vốn, thu hút và tìm kiếm thêm các đối tác mới
Nguyễn Anh Thư
15
Báo cáo tổng hợp
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Trong thời gian vừa qua Công ty đã tận dụng mọi khả năng về tài chính, sự
năng động của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Với nỗ lực đó, Công ty cổ phần may Đông Mỹ đã đạt được một số kết
quả nhất định. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2008 và
2009 được thể hiện như sau:
Bảng 2:Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
năm 2008 và 2009
Stt
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
+/- %
1 Tổng tài sản Triệu đồng 10918,080 11136,44 218,360 2
2 Tổng doanh thu Triệu đồng 41441,140 47611,07 6170,560 14,9
3 Vốn kinh doanh Triệu đồng 2538,450 2589,22 50,770 2
4 Tổng chi phí Triệu đồng 41320,456 47195,03 5874,574 14,2
5 LN trước thuế Triệu đồng 120,684 416,67 259,986 252,2
6 Nộp ngân sách Triệu đồng 47,791 130,66 82,869 173
7 Nợ phải trả Triệu đồng 8379,625 8547,22 167,595 2
8 Lao động bình quân Người 357 365 8 2,2
9 Thu nhập bình quân 1000đ/tháng 1300 1350 200 15,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP may Đông Mỹ)
Từ kết quả kinh doanh trong 2 năm 2009 và 2010 của Công ty cổ phần may
Đông Mỹ Hanosimex có thể đưa ra một vài nhận xét như sau:
+ Chỉ tiêu của năm 2010 tăng so với năm 2009
Nguyễn Anh Thư
16
Báo cáo tổng hợp
+ Tổng tài sản tăng 218,36 triệu đồng tương ứng tăng 2%. Điều này chứng
tỏ Công ty đã tăng đầu tư để mở rộng sản xuất
+ Tổng doanh thu của năm 2010 tăng so với năm 2009 là 305,986 triệu đồng
tương ứng 14,9%. Phản ánh việc Công ty đang đem lại hiệu quả trong việc tận
dụng nguồn vốn kinh doanh cũng như nguồn nhân lực của Công ty
+ Bên cạnh việc gia tăng doanh thu là việc tăng lên của chi phí. Cụ thể là
tăng 5874,574 triệu đồng tương ứng 14,2%.Tuy nhiên so sánh tỷ lệ tăng của chi phí
với tỷ lệ tăng doanh thu thì doanh thu tăng cao hơn chi phí là 0,7%. Điều này làm
cho lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng. Việc gia tăng doanh thu cũng làm tăng
khoản nộp ngân sách của Công ty lên 82,869 triệu đồng. Mặt khác nợ phải trả cũng
tăng. Đây chính là khoản phải trả cho Công ty dệt may Hà Nội.
+ Lợi nhuận trước thuế của năm 2010 tăng 295,986 triệu đồng tương ứng
tăng 252,2% vượt chỉ tiêu Công ty đã đề ra
+ Từ kết quả cho thấy lợi nhuận của Công ty đã tăng lên theo đó thu nhập
của người lao động cũng tăng đáng kể. Một khoản tăng không nhỏ đối với người
lao động. So với năm 2009 thì thu nhập của người lao động tăng 200000đ/tháng.
Mặc dù năm 2010 mặt hàng may mặc của Việt Nam có nhiều biến động về
giá cả cũng như cạnh tranh nhưng Công ty cổ phần may Đông Mỹ vẫn gia tăng
doanh số xuất khẩu sản phẩm của mình.Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu
năm như sau:
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
9 tháng đầu năm 2010
Stt Các chỉ tiêu Đơn vị 9 tháng đầu năm
1 Tổng doanh thu Triệu đồng 37251,15
2 Tổng chi phí Triệu đồng 36743,03
4 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 508,12
5 Nộp ngân sách Triệu đồng 189,53
6 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 318,59
(Trích báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP may Đông Mỹ )
Nguyễn Anh Thư
17
Báo cáo tổng hợp
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2010 của Công ty cổ
phần may Đông Mỹ thì doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế thu về từ 9 tháng
đầu năm đã là 508,12 triệu đồng hơn hẳn cả năm 2009. Năm 2010 Công ty đã đầu
tư thêm máy móc và tuyển thêm nhân công do có nhiều đơn đặt hàng từ những đối
tác mới của Công ty thúc đẩy việc tăng đầu ra nhất là hàng may xuất khẩu.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
2.2.1. Sản phẩm và nguyên vật liệu:
Công ty có nguồn nguyên liệu khá đa dạng về chủng loại, kích cỡ, trọng
lượng, có công dụng và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Nguyên liệu của Công ty chủ yếu được nhập từ Công ty dệt may Hà Nội trong đó
chủ yếu là nguyên liệu chính cho sản phẩm ma vì vậy nó chiếm tỷ trọng lớn trong
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Căn cứ nội dung kinh tế và vai trò của
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất mà chia thành các loại:
- Nguyên vật liệu chính: Vải các loại như Single, lacoste, rib,
interlock, cổ áo, bo tay,…
- Vật liệu phụ: Như nhãn mác, cúc, mếch, chun…
- Nhiên liệu: Xăng, dầu…
- Bao bì đóng gói: các loại túi nilon, giấy lót, kẹp nhựa
Công ty cổ phần may Đông Mỹ chuyên gia công, xuất khẩu chủ yếu sang
các thị trường truyền thống là Mỹ, Nhật, EU. Mặt hàng xuất khẩu, gia công chủ
yếu của Công ty là áo Poloshrit, Sơ mi, T-Shrit, áo P. Phần lớn Công ty thực hiện
gia công cho các công ty nước ngoài do vậy giá trị trong gia công của Công ty còn
thấp do nguồn nguyên liệu đầu vào còn hạn chế đã làm giảm giá trị trong xuất
khẩu. Mặt khác, Công ty gia công sản phẩm thông qua Công ty dệt may Hà Nội là
chủ yếu đã dẫn đến sự phụ thuộc quá nhiều vào Hanoisimex. Tuy nhiên nhờ những
nỗ lực của bộ phận kinh doanh mà Công ty đã có được các bạn hàng lâu năm từ
Mỹ, Nhât, EU và tìm kiếm thêm được một số bạn hàng mới uy tín có nhiều tiềm
năng.
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là gia công hàng xuất khẩu.
Công ty luôn giữ nhịp độ tăng trưởng, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mặt hàng
có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu khách hàng ở từng vùng khí hậu. Đối tượng
khách hàng của Công ty khá đa dạng với nhiều chủng loại sản phẩm như trang
phục thể thao, công sở, trang phục trẻ em được khách hàng tại nhiều nước ưa
chuộng.
2.2.2. Tình hình thị trường:
Ngành dệt may có vai trò đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều quốc gia
trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn
Nguyễn Anh Thư
18
Báo cáo tổng hợp
thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản xuất, làm cơ sở cho nền
kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế của
các nước như Anh, Nhật, NICs, Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á. Hiện nay
những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới là Hồng Kông, Nam Triều
Tiên, Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêsia, Pháp, Đức. Những nước nhập khẩu hàng
dệt may lớn trên thế giới là Mỹ, EU, Nhật Bản, Canađa, Hồng Kông. Hồng Kông là
một trong những nước hàng năm nhập vải nhiều nhất thế giới, nhưng cũng là nước
xuất khẩu chủ yếu hàng may.
Ở Việt Nam Thị trường dệt may không ngừng phát triển và hiện nay đã đạt
được con số kim ngạch xuất khẩu 11,2 tỷ USD vào năm 2010. Hiện thị phần của
Dệt may Việt Nam chiếm khoảng 2,5% tổng thị phần dệt may toàn cầu. Hiệp hội
Dệt may Việt Nam cho rằng, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 13 tỷ USD
có thể trở thành hiện thực đối với ngành Dệt may nước ta trong năm 2011.
Thị trường xuất khẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những
mẫu mã đơn giản đến phức tạp, các sản phẩm của dệt may Việt Nam đều được làm
một cách cẩn thận và có uy tín. Dệt may là một sản phẩm hàng hóa chủ yếu trên
thế giới. Với sự phát triển của quảng cáo và marketing, những nhãn hiệu nổi tiếng
đang trở thành một trong những mặt hàng ưa thích của người tiêu dùng. Ngày càng
nhiều người bị hấp dẫn bởi hàng hiệu vì họ cho rằng nó thể hiện được đẳng cấp và
phong cách sống của mình.
Đặc điểm của từng thị trường
2.2.2.1.Thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty hiện nay. Với mức độ tăng
hàng năm về số lượng, thị trường này đang là khách hàng chính, là mối quan tâm
hàng đầu của ngành dệt may nói chung và của Công ty cổ phần may Đông Mỹ nói
riêng.
Hiện nay, Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là thị trường tự do lớn
nhất thế giới. Khối này được thành lập từ ngày 1/1/1994. NAFTA có 3 nước thành
viên: Mỹ, Canada, Mêhicô. Đây là những nước có thế mạnh về hầu hết các ngành
kinh tế quan trọng. NAFTA có dân số 360 triệu người. Tổng sản lượng quốc dân
6.500 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng nghìn tỷ USD. So sánh mức độ tiêu thụ
hàng dệt may so với khối thị trường EU, khu vực thị trường NAFTA có số dân t-
ương đương, nhưng mức độ tiêu thụ gấp 1,5 lần (27 kg/người). Riêng Mỹ với 250
triệu dân, có 75% dân số sống ở thành thị. tổng giá trị GDP của Mỹ trong cả năm
2009 đạt 14.463,4 tỷ USD. Đây là con số sau khi nước này đã vực dậy nền kinh tế
bị suy thoái trầm trọng do khủng hoảng tài chính 2007. Quý 4/2009 tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 5,7% đang phục hồi nhanh chóng.
Mỹ là là nơi tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Thị trường lại đa dạng,
phong phú, có nhiều cấp độ. Điều này rất phù hợp với hoàn cảnh, trình độ sản xuất
Nguyễn Anh Thư
19
Báo cáo tổng hợp
của Việt Nam. Hiện nay, quan hệ hai bên đã được bình thường hoá. Hiệp định
thương mại song phương và hiệp định hàng dệt may được ký kết. Đó chính là điều
kiện thuận lợi để xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này. Thị trường Mỹ
có những hợp đồng rất lớn, do đặc trưng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may ở thị tr-
ường này rất cao. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, mặc dù có giảm song hàng
dệt may của Việt Nam vẫn chiếm khoảng 5% tổng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
khoảng 5,4 tỷ USD. Theo Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), kim ngạch xuất khẩu năm
2010 của ngành dệt may VN vào thị trường Mỹ ước đạt hơn 6 tỉ USD, tăng 22% so
với năm 2009. Do vậy, thị phần xuất khẩu của dệt may VN tại thị trường Mỹ cũng
tăng từ 4,6% lên 5,1% trong năm 2010, tiếp tục duy trì trong top 5 quốc gia có
lượng hàng dệt may xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ. Theo dự báo của Vitas,
năm 2011, thị phần dệt may của Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng từ 4,6% lên 5,1%. 5,1
Kim ngạch nhập khẩu vào thị trường Mỹ của Công ty cổ phần may Đông
Mỹ :
+ Năm 2007: 1,2 triệu USD
+ Năm 2008: 1,59 triệu USD
+ Năm 2009: 1,68 triệu USD
+ Năm 2010: 9 tháng đầu năm là 1,7 triệu USD
Điều này cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này
đang ngày càng tăng mạnh. Khủng hoảng kinh tế làm cho tiêu thụ hàng may mặc
giảm sang năm 2009 đã có chiều hướng tăng nhanh trở lại và đến năm 2010 thì
tăng vọt. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm đã cho thấy con số tiềm năng của thị
trường Mỹ hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới.Với tiềm năng lớn như vậy,
Mỹ được đang thị trường hấp dẫn đối với xuất khẩu hàng dệt may. Năm 2010 kim
ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần may Đông Mỹ vào thị trường Mỹ ước đạt
khoảng trên 2 triệu USD. Đây là thị trường chủ lực do đó luôn được quan tâm hàng
đầu. Phần lớn sản phẩm tiêu thụ của Công ty tại thị trường này là các hãng Dicks,
Perry Ellis. Sản phẩm xuất khẩu cho thị trường Mỹ của Công ty hầu hết là quần áo
thể thao, quần áo trẻ em, các sản phẩm may mặc dùng hàng ngày.
2.2.2.2.Thị trường EU:
Liên minh Châu Âu (EU) gồm 25 nước thành viên, diện tích bằng 1/6 địa
cầu, dân số lên hơn 500 triệu người. Giá trị tổng sản phẩm xã hội hơn 5.000 tỷ
USD. EU đạt trình độ cao về kỹ thuật hiện đại. Có thế mạnh về hầu hết các ngành
kinh tế, song lại rất thiếu nguyên nhiên liệu. Về thương mại, EU chiếm 1/5 kim
ngạch mậu dịch toàn thế giới, trong đó xuất khẩu chiếm 21%. Các bạn hàng thương
mại lớn nhất của EU là Mỹ, Nhật Bản và ASEAN.
Nguyễn Anh Thư
20
Báo cáo tổng hợp
EU có lịch sử phát triển công nghiệp dệt may lâu đời, là trung tâm mốt thời
trang với nhiều công ty tạo mốt thời trang nổi tiếng thế giới như Fendi, Piere -
Cardin, Christian Dior, Yves Saint - Laurent, vv… Đây là nơi có nhiều thông tin
nhất về thời trang. EU có kỹ thuật sản xuất những sản phẩm may mặc cao cấp
truyền thống với các loại sợi thiên nhiên như len, tơ tằm, sợi tổng hợp…
EU là thị trường rộng lớn, có nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất, sản
phẩm đa dạng, phong phú và tinh tế. Theo số liệu thống kê, cứ 100 người được hỏi
thì đều có yêu cầu về mốt, thẩm mỹ, thời trang rất cao, chiếm 85 - 90%, chỉ 10 -
15% có nhu cầu để bảo vệ thân thể.
Mức tiêu thụ ở thị trường này vào loại cao trên thế giới: 17 kg
vải/người/năm. Trong khi đó ở các nơi khác mức tiêu thụ thấp hơn: Thái Lan: 2,8
kg; Inđônêsia: 2,0 kg; Trung Quốc: 5,5 kg; Hồng Kông: 11,9 kg; Hàn Quốc: 14,3
kg; Việt Nam chỉ có 0,84 kg. Nhìn chung toàn EU, nhóm những người thực dụng
và nhóm những người sau mốt chiếm khoảng 70-75% tổng số người tiêu dùng, nên
sản phẩm dệt may của thị trường này đòi hỏi sự phong phú về mẫu mốt và có giá
bán cao hơn các khu vực khác trên thế giới.
Nhu cầu về hàng dệt may EU ngày càng tăng được bù đắp bằng hàng nhập
khẩu từ các nước có giá lao động thấp. Vì lý do đó, sản phẩm dệt may xuất khẩu ở
các nước Châu Á cũng sẽ gia tăng với tốc độ cao. Cho đến nay EU đã ký nhiều
hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước, các tổ chức kinh tế
và các khu vực kinh tế. Sau 10 năm hợp tác, EU là thị trường quen thuộc. Đây là
thị trường đòi hỏi chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt, mức bảo hộ
đặc biệt cao. EU nổi tiếng là khách hàng khó tính về mẫu mã, chất lượng, thời gian
giao hàng. Mặt khác, mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa EU với 50 bạn hàng
khác trên thế giới đã thẩm định tính nghiệt ngã này. Đây là bức tường thành cản trở
sự thâm nhập của ta vào thị trường này. Nếu xem xét kỹ, thì nó cũng mở ra một thị
trường rộng lớn để các doanh nghiệp có cơ hội vươn lên thích ứng và phát triển.
Qua đó sẽ cải thiện được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng
loại, phương thức kinh doanh, tiếp thị.
Tại thị trường EU, thị phần cũng sẽ tăng nhẹ lên khoảng 2,02%. Đây là thị
trường mà ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2010, nhưng vẫn có
tăng trưởng khoảng 14% so với 2009, đạt 1,8 tỷ USD.
Dự báo của Vitas cho thấy, trong năm 2011 và một vài năm tới, hàng dệt may
Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để gia tăng thị phần tại EU. Bởi các nước sản xuất và
xuất khẩu dệt may vào EU hiện đã có sự phân hoá nhất định.
Do chi phí lao động tăng cao, các nước Đông Âu, Bắc Phi, chuyên cung cấp
hàng cho EU đã không còn duy trì được thị phần như trước đây. Từ năm 2005-2009,
tại EU, thị phần của Rumani giảm từ 3,9% xuống 1,9%, Thổ Nhĩ Kỳ từ 7,6% xuống
Nguyễn Anh Thư
21
Báo cáo tổng hợp
6,3%. Các nước Tuynidi, Moroco cũng đều bị giảm và đây chính là cơ hội cho các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng đều, nhưng do nguyên phụ
liệu sản xuất trong nước của ta còn hạn chế, mẫu mã chưa phù hợp thị hiếu và chưa
có bạn hàng mua bán trực tiếp mà hầu hết vẫn phải thông qua gia công cho Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… Gia công đơn thuần khiến không tận
dụng được ưu đãi qua chế độ quota.
Kim ngạch nhập khẩu vào EU của Công ty cổ phần may Đông Mỹ:
+ Năm 2007: 250 nghìn USD
+ Năm 2008: 310 nghìn USD
+ Năm 2009: 360 nghìn USD
+ Năm 2010: 9 tháng đầu năm 410 nghìn USD
Năm 2010 kim ngạch xuất khâu của Công ty cổ phần may Đông Mỹ vào thị
trường EU tăng mạnh.Đối với thị trương EU một trong những thị trường chủ lực
của Công ty cổ phần may Đông Mỹ, mặc dù thời gian gần đây đang trở nên ngày
càng khó khăn hơn nhưng mức độ tăng trưởng kim ngạch vẫn tăng ở mức 12% đến
15% một năm.Thời gian gần đây Công ty đang tích cực nâng cao chất lượng sản
phẩm tìm kiếm thêm một số đối tác từ thị trường này. Tuy bước đầu còn gặp phải
nhiều khó khăn nhưng nhờ đã có sự làm quen thị trường từ trước và sự đảm bảo về
chất lượng sản phẩm nên Công ty đã thu được những thành công bước đầu từ
những khách hàng mới này.Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự tăng trưởng doanh
thu sắp tớ từ thị trương EU của Công ty.
2.2.2.3. Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là thị trường rất lớn, tiêu thụ nhiều nhất khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương. Đây cũng là thị trường phi hạn ngạch (Free - quota),. Nhật Bản nhập
khẩu chủ yếu theo phương thức mua đứt bán đoạn.
Giống EU, thị trường Nhật Bản cũng đòi hỏi quy định rất khắt khe, nghiêm
ngặt về chất lượng, cũng như thời hạn giao hàng. Các thương gia Nhật Bản đều
khẳng định rằng: “Người tiêu dùng Nhật không dùng sản phẩm có bất kỳ một
khuyết tật nào, hàng may mặc sai quy cách, thủng, không vừa, ố phai màu… đều
không bao giờ được chấp nhận”.
Người Nhật chỉ mua những cái gì thích hợp với mình. Chất lượng là điều họ
quan tâm trên hết. Họ luôn kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Do vậy, muốn xuất
khẩu sang Nhật Bản, các doanh nghiệp đều phải cố gắng tìm ra mặt hàng nào mà
khách hàng Nhật thực sự có nhu cầu. Có như vậy mới tìm ra hướng sản xuất và
phải sản xuất hàng có chất lượng cao. Tuy nhiên, đối với sản phẩm dệt may thì hầu
hết các trường hợp đều phải thay đổi, điều chỉnh hoặc nâng cấp chất lượng trước
khi xuất sang Nhật Bản. Các doanh nghiệp cần chú ý đặc điểm này để sản phẩm
thích ứng được với các đối tượng khách hàng khác nhau.
Nguyễn Anh Thư
22
Báo cáo tổng hợp
Hàng may mặc VN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không chỉ tăng
nhanh về kim ngạch mà còn đa dạng về chủng loại và tăng mạnh về khối lượng.
Các loại áo khoác gió nam, quần áo cho người lái xe tải, áo sơ mi, quần âu…là
những mặt hàng may mặc chủ yếu của VN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Thị trường Nhật có sự cạnh tranh rất khắc nghiệt, đặc biệt là sự cạnh tranh
từ các nguồn hàng nhập khẩu. Từ năm 1986, Nhật Bản chuyển đổi chiến lược, tập
trung sản xuất các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao, giảm sản xuất trong nước,
tăng nhập khẩu hàng dệt may. Tuy nhiên, sản phẩm Việt Nam xuất sang Nhật Bản
còn hạn chế về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Giá cả chỉ đạt mức trung bình, ch-
ưa có mặt hàng cao cấp. Nhưng nếu được đầu tư, chất lượng cao hơn, mẫu mã phù
hợp, giá cạnh tranh… ta sẽ có khả năng thâm nhập sâu và phát triển được thị trư-
ờng to lớn này. Hy vọng khi đó, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sẽ ngày một
tăng.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật năm 2010 đã tăng trưởng
20%, đạt 1,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Nhật
đạt trên 1 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần may Đông Mỹ vào Nhật:
+ Năm 2007: 168 nghìn USD
+ Năm 2008: 210 nghìn USD
+ Năm 2009: 250 nghìn USD
+ Năm 2010: 9 tháng đầu năm 293 nghìn USD
Trong các thị trường phi hạn ngạch, Nhật Bản là một địa bàn quan trọng.
các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là sơ mi, quần âu, khăn bông… So
với tổng kim ngạch xuất khẩu thì hàng dệt may của Nhật chiếm 10%. Đây là một
trong các thị trường chính của Công ty với mức tăng hàng năm khoảng 19%. Đây
là thị trường có mức tăng lớn nhất và đang là thị trường tiềm năng tăng trưởng cao
trong thời gian sắp tới.
Gia nhập WTO hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam gặp được những
thuận lợi đáng kể. Những đối thủ lớn của dệt may Việt Nam hiện nay đến từ các
nước Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladet đang có rất nhiều ưu thế về quy mô, giá
nguyên liệu cũng như nguồn nhân công. Thêm vào đó suy thoái kinh tế đang đem
đến những tác động xấu tới kinh tế đặc biệt là ngành hàng xuất khẩu trong đó có
ngành hàng dệt may.
Trước tình hình đó Công ty cổ phần may Đông Mỹ đang tiếp tục nỗ lực vượt
mọi khó khăn, nhờ có sự giúp đỡ của Công ty dệt may Hà Nội và sự đồng long của
những thành viên trong công ty, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được giữ
ổn định và ngày càng phát triển. Bằng việc đầu tư công nghệ mới, thu hút thêm
nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh đồng thời với đó là sự động viên quan tâm đến
đời sống công nhân viên để họ nỗ lực làm việc gắn bó với Công ty. Thêm vào đó là
việc Công ty tuyển dụng và đào tạo thêm những công nhân có tay nghề để đáp ứng
Nguyễn Anh Thư
23
Báo cáo tổng hợp
nhu cầu ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng của thị trường. Những khách
hàng truyền thống trong xuất khẩu của Công ty có Gold Wheat, Itochu, Li-fung,
Sumikin, Sanmar…
Kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm 2008 và 2009 như sau:
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
Năm 2008 và 2009
Năm
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
+/- %
Mỹ 1579101,2 1659635,7 80534,6 5.1
EU 315820,2 353718,6 37898,4 12
Nhật 210546,8 250550,7 40003,9 19
Tổng 2105478,2 2263923 158454,8 16,2
Đơn vị: USD
Từ kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua 2 năm 2008 và 2009 có thể thấy
thị trường Mỹ chiếm gần 75% kim ngạch xuất khẩu năm 2008 và 70% kim ngạch
xuất khẩu năm 2009. Điều này chứng tỏ thị trường Mỹ là một thị trường chính
trong xuất khẩu của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của năm 2009 tăng đáng kể so
với năm 2008, Thị phần xuất khẩu của Công ty tại thị trường Mỹ cũng tăng 5,1%.
Trong khi đó tại thị trường EU kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% và tổng sản lượng
năm 2009 tăng so với năm 2008 là 12%. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty tại
Nhật chiếm gần 10% và tổng doanh thu năm 2009 tăng 16,2%. Đây là một tín hiệu
đáng mừng khi mà hiện nay Nhật Bản đang là một thị trương tiềm năng cho hàng
dệt may.
Năm 2010 Công ty đã nỗ lực sản xuất, tăng cường máy móc và theo đà đó
lượng hàng xuất khẩu đi các thị trường này ngày một tăng cao.Hiện nay Công ty
đang nâng cao khả năng sản xuất các mặt hàng phức tạp như vải kẻ, vải co giãn,
vải có tính năng hút thấm mồ hôi. Đồng thời với đó Công ty cũng tập trung sản
xuất để xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao như hàng lông cào. Công ty cũng
đang theo mục tiêu đầu tư vào những sản phẩm than thiện với môi trường theo kịp
nhu cầu của thị trường thế giới.
2.2.3. Tình hình đầu tư:
Nguyễn Anh Thư
24
Báo cáo tổng hợp
Công ty đã đầu tư những dây chuyền thiết bị của các hãng nổi tiếng từ Nhật
Bản như Yuki, Yamoto, Kansai, Pegasus… và một số thiết bị của Đài Loan, Hàn
Quốc. Sắp tới Công ty sẽ bổ sung một số thiết bị hiện đại của Nhật như máy chần
tốc độ cao Yamato. Công ty có đầu tư vào mua dây truyền sản xuất quần, áo bò nên
sản phẩm này bước đầu đã thâm nhập vào thị trường Mỹ. Sản phẩm có giá trị xuất
khẩu vào thị trường Mỹ cao nhất là Áo sơ Mi.
Công ty đã đầu tư công nghệ quản lý và điều hành sản xuất bao gồm hệ
thống thiết kế trong đó có phần mềm thiết kế, máy tính, máy vẽ Plotter của hãng
Gebber. Công ty đầu tư công nghệ quản lý và điều hành sản xuất. Đó là hệ thống tự
động hóa về việc thu nhập và theo dõi các dữ liệu thông tin phân tích để biết được
thông tin phản hồi về tình hình thực tế ngay trên các chuyền may của từng loại mặt
hàng đang sản xuất. Hệ thống này thay thế việc quản lý sản xuất, cách ghi chép thủ
công truyền thống bằng hệ thống theo dõi tự động, chính xác đến từng công đoạn.
Đồng thời phân tích và đưa ra các báo cáo tức thời và chính xác giúp việc quản lý
và điều hành sản xuất trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
2.2.4. Tình hình thu hút lao động:
Sự phát triển của đất nước các khu công nghiệp mới được hình thành ngày
càng nhiều, các doanh nghiệp tư nhân và liên doanh phát triển mạnh đã dẫn đến
tình trạng dịch chuyển về lao động làm cho lao động tại những nơi này có những
biến động về cả chất và lượng. Số lao động biến động hàng năm của Công ty là
16% trên tổng số lao động bình quân hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn
phụ liệu không đáp ứng kịp thời đã ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động cũng
như doanh thu của Công ty. Do đó Công ty chỉ đạt được 90% chỉ tiêu kế hoạch.
Bên cạnh đó, Công ty có những chính sách phát triển nguồn nhân lực, bố trí lại lao
động nhằm giảm thiểu chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Thứ nhất là sử dụng lao động một cách hợp lý có kế hoạch phù hợp với
điều kiện tố chức, kỹ thuật, tâm sinh lý người lao động nhằm không ngừng tăng
năng suất lao động trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các yếu tố khác của quá trình
sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi nguồn lực của sản xuất kinh doanh.
Thứ hai là bồi dưỡng sức lao động về trình độ văn hoá, chính trị, tư tưởng,
chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là nâng cao mức sống vật chất, tinh thần nhằm
đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phát triển toàn diện đối với mỗi người lao động.
Công ty luôn đảm bảo thu nhập ổn định cho người công nhân, tiền công trả cho
người lao động phải xứng đáng với khả năng, hiệu suất làm việc của họ. Chế độ
thưởng khuyến khích họ làm việc luôn kịp thời.
Thực hiện của bộ và liên hiệp xuất khẩu dệt, Công ty Dệt – May Hà Nội đã
kiên trì trong nhiều năm củng cố tổ chức sắp sếp lao động. Do đó Công ty Dệt –
May Hà Nội có bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả và mở ra sự công bằng trong phân
phối lực lượng lao động, ai có năng lực, có trí tụê và khẳ năng cống hiến cho công
Nguyễn Anh Thư
25