Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết thứ: 01
Phần bốn: SINH HỌC CƠ THỂ
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học xong bài này học sinh (HS) cần:
+Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và
muối khoáng.
+Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.
+Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion
khoáng.
2- Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng phân tích tranh phát hiện kiến thức, so sánh, khái quát; kĩ năng hoạt
động độc lập, thảo luận nhóm
3-Thái độ:
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: HS làm việc với sách, vấn đáp, thảo luận nhóm
III- CHUẨN BỊ:
1- Của GV: Tranh vẽ hình 1.3 SGK, kiến thức bổ sung
2- Của HS: Tài liệu, đồ dùng học tập bộ môn.
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức (1’): Giới thiệu, kiểm diện
11A2:
11A4:
11A5:
2- Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3- Bài mới:
Mở bài (7’):
-GV: Ở chương trình sinh học 10 chúng ta đã tìm hiểu cấp tổ chức sống cơ bản nhỏ nhất là tế bào và
cấp cơ thể đơn bào ( vi sinh vật)-> chương trình sinh học 11 tiếp tục nghiên cứu cấp tổ chức sống cơ
bản cao hơn là sinh học cơ thể (đa bào).
- Cơ thể sống có những đặc trưng cơ bản nào?
- HS: cơ thể sống có các đặc trưng cơ bản: chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát
triển, sinh sản, cảm ứng
-> GV: bổ sung, giới thiệu chương trình sinh học 11 và chương 1.
- Điền thông tin thích hợp vào sơ đồ sau:
(1) Ánh sáng (2)
(5)
(4)
-HS: (1) CO2, (2) O2, (3) Đường (chất hữu cơ), (4) Nước và muói khoáng, (5) Nước
-> Chuyển hoá vật chất và năng lượng của thực vật gồm các quá trình nào?
- HS: Trao đổi nước và muối khoáng, quang hợp, hô hấp, …
- Kinh nghiệm sản xuất đã đút kết vị trí của nước và phân (khoáng) trong trồng trọt như thế nào?
- HS: “Nhất nước, nhì phân, …”
-> GV nước và muối khoáng có vai trò quan trọng đối với cây, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
về sự hấp thụ 2 thành phần này ở cây như thế nào.
1
(3)
Cơ thể thực vật
Thời
lượn
g
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung
10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thái của hệ rễ và sự thích nghi của chúng với chức năng hấp thụ
nước, muối khoáng
- Vì sao nước được xem là yếu tố
hàng đầu trong trồng trọt?
Phân tích hình 1.1, 1.2, thông
tin mục I SGK, vận dụng kiến
thức, thảo luận trong bàn, trả lời
các yêu cầu sau:
?: Cấu tạo ngoài của hệ rễ gồm
những phần nào?
-> chỉ định HS trả lời
-Hãy nêu và phân tích tác dụng
thích nghi của từng đặc điểm của
hệ rễ đối với chức năng hút nước
và muối khoáng.
?: Nhiều loài thực vật không có
lông hút (cây thuỷ sinh, thông,
sồi, ) hấp thụ nước và ion khoáng
như thế nào?
-> GV bổ sung: một số thực vật
trên cạn không có lông hút (thông,
sồi, ) chúng hấp thụ nước và ion
khoáng qua nấm rễ và tế bào(TB)
rễ còn non.
?:Môi trường ảnh hưởng đến sự
tồn tại và phát triển của lông hút
như thế nào?
?: Muốn tăng hiệu quả hấp thụ
nước và ion khoáng của cây trên
cạn cần phải làm gì? Nêu một số
biện pháp kĩ thuật cụ thể?
- Vì nước cơ vai trò quan
trọng trong TB, cơ thể là:
thành phần cấu tạo, dung
môi, nguyên liệu và môi
trường cho các phản ứng
sinh hoá,…
Thực hiện yêu cầu của
GV:
- Cấu tạo ngoài của hệ rễ
gồm rễ chính, rễ bên, miền
lông hút, miền sinh trưởng,
đỉnh sinh trưởng.
- Thảo luận nhóm nêu được
các đặc điểm thích của hệ
rê đối với chức năng hấp
thụ nước và muối khoáng
- Cây thuỷ sinh hấp thụ
nước và ion khoáng qua
toàn bộ bề mặt cơ thể.
-Môi trường quá ưu trương,
quá axit, thiếu ô xi lông hút
dễ bị gãy, tiêu biến.
- Cần tạo điều kiện thích
hợp để hệ lông hút phát
triển: Làm đất tơi xốp, bón
phân tưới tiêu hợp lí…
I/.Rễ là cơ quan hấp thụ
nước và ion khoáng:
1.Hình thái của hệ rễ:
Hệ rễ gồm rễ chính, rễ bên,
miền lông hút, miền sinh
trưởng, đỉnh sinh trưởng.
2.Sự phát triển của hệ rễ thích
nghi với chức năng hấp thụ
nước và ion khoáng:
-Rễ cây sinh trưởng nhanh về
chiều sâu, rộng hướng đến
nguồn nước, khoáng.
- Tăng nhanh số lượng lông
hút làm tăng bề mặt tiếp xúc
giữa rễ và đất, giúp rễ hấp thụ
được nhiều nước và các ion
khoáng.
15’ Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ
- Các chất có thể qua màng tế bào
theo các cơ chế nào?
Phân tích thông tin mục II.1
SGK, vận dụng kiến thức, trả lời
các yêu cầu sau:
?: Nước từ trong đất vào TB lông
hút theo cơ chế nào? Từ môi
trường như thế nào đến môi trường
nào?
?:Vì sao dịch TB lông hút thường
được duy trì ưu trương so với dung
dịch đất?
?:Cây hấp thụ muối khoáng ở dạng
nào? Trao đổi khoáng có quan hệ
thế nào với trao đổi nước?
- Cơ chế vận chuyển các chất
qua màng: vận chuyển thụ
động (khuếch tán), chủ động,
nhập bào và xuất bào.
- Hoạt động độc lập với SGK,
nêu được cơ chế hút nước và
muối khoáng vào rễ.
- Cây hấp thụ khoáng ở dạng
ion, trao đổi khoáng gắn liền
với trao đổi nước.
II-Cơ chế hấp thụ nước và
ion khoáng ở rễ cây:
1.Hấp thụ nước và ion
khoáng từ đất vào TB lông
hút:
a- Hấp thụ nước:
- Cơ chế: nước từ đất vào
TB lông hút( chỉ theo cơ chế
thụ động (thẩm thấu): từ môi
trường nhược trương (thế
nước cao) ở đất vào TB lông
hút có dịch bào ưu
trương(thế nước thấp).
- Dịch tế bào lông hút ưu
trương so với dung dịch đất
vì:
2
?:Các ion khoáng xâm nhập vào tế
bào lông hút theo cơ chế nào? Nêu
đặc điểm của từng cơ chế?
- Chỉnh lí, tóm tắt nội dung.
Treo tranh vẽ hình 1.3, yêu cầu
HS quan sát, phân tích tranh vẽ và
thông tin mục II.2, trả lời câu hỏi:
?: Nước và các ion khoáng xâm
nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ qua
những thành phần nào? Theo
những con đường nào? Đặc điểm
của từng con đường?
-> GV chỉnh lí, bổ sung
?: Giữa hai con đường này có liên
hệ thế nào?
-Yêu cầu 1 HS đọc kết luận 4 ở
khung cuối bài.
- Các ion khoáng đi từ đất
hoặc môi trường dinh dưỡng
vào rễ theo hai cơ chế:cơ chế
thụ động: Từ nơi có nồng độ
ion cao(đất) đến nơi có nồng
độ ion đó thấp(dịch bào lông
hút) - theo chiều gradien
nồng độ và cơ chế chủ động
-> Nêu được đặ điểm của cơ
chế hấp thụ ion khoáng thụ
động và chủ động.
Quan sát, phân tích tranh
vẽ và thông tin mục II.2, trả
lời câu hỏi:
- Nước và các ion khoáng
xâm nhập từ đất vào TB lông
hút (biểu bì) qua các TB vỏ,
TB nội bì rồi đến mạch gỗ
của rễ theo hai con đường:
+Con đường TB chất: xuyên
qua TB chất của các TB.
+Con đường gian bào: đi theo
không gian giữa các tb và
không gian giữa các bó sợi
xenlulôxơ bên trong thành
TB đến nội bì bị các đai
caspari chặn lại thì chuyển
sang con đường TB chất.
-Nước và các ion khoáng đi
theo con đường này có thể
chuyển sang con đường kia.
+Thoát hơi nước ở lá là
giảm lượng nước ở TB lông
hút.
+Nồng độ chất tan cao do có
sản phẩm quá trình chuyển
hóa vật chất trong cây, các
ion được hấp thụ từ đất.
b- Hấp thụ ion khoáng: Các
ion khoáng từ đất vào hệ rễ
theo hai cơ chế:
- Cơ chế thụ động: Từ nơi
có nồng độ ion cao(đất) đến
nơi có nồng độ ion đó
thấp(dịch bào lông hút) -
theo chiều gradien nồng độ.
-Cơ chế chủ động: đi ngược
chiều gradien nồng độ, có sự
tiêu tốn năng lượng.
2.Dòng nước và các ion
khoáng đi từ đất vào mạch
gỗ của rễ:
Nước và các ion khoáng
xâm nhập từ đất vào mạch
gỗ của rễ theo hai con
đường: con đường gian bào
và con đường tế bào chất.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ
nước và ion khoáng ở rễ cây
-Hãy kể các tác nhân ngoại cảnh
ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
nước và các ion khoáng ở rễ cây?
?:Các tác nhân trên ảnh hưởng đến
quá trình hấp thụ nước và các ion
khoáng ở rễ cây thông qua thành
phần, quá trình nào?
-> GV chỉnh lí, bổ sung
-Ap suất thẩm thấu, pH, độ
thoáng của đất,nhiệt độ,
- Các tác nhân trên ảnh
hưởng đến quá trình hấp
thụ nước và các ion khoáng
ở rễ cây thông qua lông hút,
sự hoà tan các chất trong
đất, trạng thái của nước, …
III-Anh hưởng của các tác
nhân môi trường đối với quá
trình hấp thụ nước và ion
khoáng ở rễ cây: như áp suất
thẩm thấu, pH, độ thoáng của
đất,nhiệt độ,
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
6’
?: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước
và ion khoáng vào rễ?
?: Giải thích vì sao cây trên cạn
ngập úng lâu sẽ bị chết? (bài tập 3
SGK)
- Hấp thụ nước chỉ theo cơ chế thụ
động, không tốn năng lượng; còn hấp
thụ ion khoáng có thể theo cơ chế
chủ động tốn năng lượng và cơ chế
thụ động.
- Cây trên cạn ngập úng lâu thì rễ
3
-Nồng độ Ca
2+
trong cây là 0,3%,
trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận
Ca
2+
bằng cách:
a.Hấp thụ bị động b.Khuếch tán
c.Hấp thụ chủ động. d.Thẩm thấu
thiếu ô xi, rối loạn hô hấp, tích luỹ
các chất độc hại, -> lông hút bị
chết, không hình thành lông hút mới
-> cây bị chết.
- Đáp án c
4- Hướng dẫn học ở nhà (1’): - Học bài, trả lời bài tập SGK; đọc mục “em có biết?”trang 9SGK
- Đọc bài 2, ôn tập kiến thức về mạch gỗ, mạch rây đã học.
…………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 2
Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học xong bài này học sinh (HS) cần: mô tả được các dòng vận chuyểnvật chất trong cây bao
gồm:con đường vận chuyển, thành phần của dịch được vận chuyển, động lực đẩy dòng vật chất vận chuyển.
2- Kĩ năng:- Phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát.
- Hoạt động độc lập, phối hợp nhóm
3-Thái độ:
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: HS làm việc với sách, thảo luận nhóm, vấn đáp
III- CHUẨN BỊ:
1 -Của GV: - Tranh vẽ hình 2.1, 2.2.
- Phiếu học tập và đáp án:
+ Phiếu học tập 2:
Nội dung I- Dòng mạch gỗ (dòng đi lên) (a) II-Dòng mạch rây (dòng đi xuống) (b)
1-Chức năng
2-Cấu tạo
Gồm:
Cách sắp xếp các TB:
3-Thành phần của dịch
4-Động lực
+ Đáp án:
Nội dung I- Dòng mạch gỗ (dòng đi lên)
II- Dòng mạch rây (dòng đi
xuống)
1-Chức năng Chủ yếu vận chuyển nước và các
ion khoáng từ mạch gỗ của rễ lên
trong thân đến lá và các thành phần
khác của cây
Chủ yếu vận chuyển các chất
hữu cơ từ TB quang hợp ở
phiến lá đến nơi cần dự trữ (rễ,
hạt, quả, củ, …)
2-Cấu tạo Mạch gỗ (xilem) gồm các TB chết
là quản bào và mạch ống:
- Các TB cùng loại nối tiếp nhau tạo
thành các ống dài từ rễ lên lá; lỗ bên
của TB này khớp với lỗ bên của tế
bào kia tạo dòng vận chuyển ngang.
Quản bào dài, đường kính nhỏ, nối
gối đầu; mạch ống ngắn, đường
kính lớn, nối liền đầu.
-Thành mạch gỗ linhin hoá, bền
chắc, chịu nước
Mạch rây gồm các TB sống là
ống rây và tế bào kèm
Các TB ống rây nối tiếp nhau
qua các bản rây tạo thành ống
3-Thành phần của dịch Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước,
các ion khoáng. Ngoài ra còn các
chất hữu cơ như axit amin, amit,
Dịch mạch rây chủ yếu gồm
saccarôzơ, các axit amin,
vitamin, các hooc môn thực
4
vitamin, hoocmôn, … vật, một số chất khác như
ATP, một số ion khoáng sử
dụng lại.
4-Động lực Động lực của dòng mạch gỗ gồm 3
lực:
- Ap suất rễ: lực đẩy từ rễ
- Lực hút do thoát hơi nước của lá
- Lực liên kết giữa các phân tử nước
với nhau và với thành mạch gỗ .
Động lực của dòng mạch rây
là sự chênh lệch áp suất thẩm
thấu giữa cơ quan nguồn (lá)
và cơ quan chứa (rễ, …)
2- Của HS: Học bài cũ, đọc bài mới và ôn tập kiến thức liên quan.
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1-Ổn định tổ chức: (1’): kiểm diện
11A2:
11A4:
11A5:
2-Kiểm tra bài cũ: (6 ’)
*) Câu hỏi: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây trên cạn.
Vì sao cây trên cạn không sống được ở đất ngập mặn?
*) Đáp án:
- Cơ chế hấp thụ nước: thụ động (thẩm thấu)…
Cơ chế hấp thụ ion khoáng theo 2 cơ chế:
. Thụ động
. Chủ động …
- Cây trên cạn không sống được ở đất ngập mặn vì: Đất ngập mặn có nồng độ muối quá cao
(ưu trương so với dịch bào rễ) -> Lông hút bị chết, cây không hấp thụ được nước, có thể hấp thụ thụ động
một lượng lớn một số ion khoáng -> cây chết.
3- Bài mới:
Mở bài (3’):
- ?: Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, sau đó chủ yếu sẽ vận chuyển đến phần nào
của cây? Để làm gì?
- HS: Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, sau đó chủ yếu sẽ vận chuyển đến lá để thoát
ra ngoài và cung cấp cho quá trình quang hợp, tổng hợp các chất.
-> GV: Nội dung bài học hôm nay sẽ tìm hiểu sự vận chuyển nước và ion khoáng từ mạch gỗ của rễ
đến thân, lá và ngược lại sự vận chuyển các chất tổng hợp được từ lá đến các cơ quan để dự trử diễn ra
như thế nào.
Thời
lượn
g
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung
24’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
Treo tranh vẽ 2.1, 2.2 và phiếu học
tập2, nêu yêu cầu:
Hãy phân tích tranh vẽ, các hình 2.3,
2.4 2.5 SGK, phân tích thông tin SGK,
vận dụng kiến thức để điền thông tin
vào phiếu học tập. Phân công:
+ Làm việc cá nhân để nêu các mục
I.1,3,4. và II.1,3,4.
+ Nhóm 1,2,3 tìm hiểu mục I.2, nhóm
4,5,6 tìm hiểu mục II.2, thảo luận
nhóm, điền thông tin vào bảng phụ
(Yêu cầu ở cấu tạo mạch gỗ cần nêu
thêm sự khác nhau giữa quản bào và
mạch ống về chiều dài, đường kính,
cách nối)
* Yêu cầu 2 HS trả lời mục I.1 và II.1
Cá nhân và các nhóm thực
hiện theo yêu cầu của GV, hoàn
thành nội dung phiếu học tập.
* Thực hiện theo yêu cầu của
GV, nêu được chức năng của
dòng mạch gỗ và dòng mạch
rây.
(Đáp án phiếu học
tập 2)
5
-> HS khác nhận xét, bổ sung
* Yêu cầu các nhóm treo bảng phụ kết
quả phiếu học tập mục I.2 và II.2 ->
yêu cầu HS nhận xét, chỉnh lí, bổ
sung .
->Kết luận, nêu đáp án.
-> Liên hệ, mở rộng: Yêu cầu HS thảo
luận nhóm nhỏ (theo bàn) trả lời câu
hỏi:
Cấu tạo mạch gỗ phù hợp với chức
năng vận chuyển nước và các ion
khoáng như thế nào?
-> GV bổ sung, chỉnh lí.
* Yêu cầu 2 HS lần lượt nêu mục I.3,
II.3, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Yêu cầu 2 HS lần lượt nêu mục I.4,
II.4, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Quan sát hình 2.3, mô tả thí nghiệm
-> Thí nghiệm này chứng minh điều
gì?
- Hãy trả lời lệnh mục I.3a: Vào buổi
sáng sau những đêm ẩm ướt trên đầu
tận cùng của lá xuất hiện những giọt
nước (hiện tượng ứ giọt)- Hình 2.4.
Giải thích nguyên nhân của hiện tượng
này?
* HS cả lớp nêu ý kiến nhận xét,
điều chỉnh bổ sung.
- Thảo luận nhóm nhỏ, yêu cầu
nêu được:
+ Cấu tạo từ các TB chết tạo các
ống rỗng -> lực cản thấp.
+ Thành mạch gỗ được linhin
hoá, bền chắc -> chịu được áp
suất dịch bên trong.
+ Giữa các TB của các ống còn
nối với nhau tạo các đường vận
chuyển ngang -> có thể thay đổi,
điều chỉnh dòng vận chuyển dọc.
* HS nêu đáp án -> HS khác
nhận xét bổ sung.
* HS nêu đáp án -> HS khác
nhận xét bổ sung.
- Mô tả thí nghiệm: cắt ngang
thân cây ở gần gốc, chụp lên trên
vết cắt bằng một áp kế
Sau một thời gian vạch thuỷ
ngân trong áp kế dâng lên
-> Thí nghiệm chứng minh sự
tồn tại của áp suất rễ
- Ban đêm cây hút nhiều nước,
nước thoát ra nhiều ở đầu lá (qua
thuỷ khổng). Do độ ẩm không
khí quá cao nên hơi nước thoát
ra tụ thành giọt, các phân tử
nước có lực liên kết tạo sức căng
bề mặt nên giữ được giọt nước ở
đầu lá
10’ Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
-Nêu sự khác nhau giữa mạch gỗ và
mạch rây về: cấu tạo, thành phần dịch,
động lực.
?: Vì sao mạch rây gồm các TB sống
mà không phải là TB chết như ở mạch
gỗ?
- Quan sát hình 2.6, nêu mối liên hệ
giữa dòng mạch rây và mạch gỗ.
Mạch gỗ Mạch rây
- Gồm các TB chết.
- Thành phần dịch:
Nước, muối khoáng,
chất hữu cơ tổng
hợp từ rễ.
- Động lực gồm 3
lực …
-Gồm các TB sống
-
Chất hữu cơ tổng
hợp từ lá.
- Động lực là sự
chênh lệch áp suất
thẩm thấu
-Vì dòng mạch rây xuôi chiều trọng lực,
chậm, áp lực bên trong nhỏ nên không cần
cấu tạo từ TB chết như ở mạch gỗ.
- Nguồn của dòng này là đích của dòng kia;
một số sản phẩm của dòng này là nguyên
liệu của dòng kia; dòng này diều hòa áp
suất thẩm thấu cho dòng kia…
4- Hướng dẫn học ở nhà (1’):
6
- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK – Đọc mục “Em có biết?” Trang 14 SGK.
- Đọc bài 3, ôn tập kiến thức liên quan.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết thứ:03
Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học xong bài này HS cần:
+Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
+Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
+Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến qúa trình thoát
hơi nước.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, phân tích tổng hợp, tư duy lôgic, tư duy kĩ thuật.
3-Thái độ:
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: HS làm việc với sách, thảo luận nhóm, vấn đáp.
III- CHUẨN BỊ:
1 Của GV: Tranh vẽ hình 3.1, 3.2, 3.3, bảng 3: Kết quả thực nghiệm của Garô (SGK).
2-Của HS: Học bài cũ, đọc bài mới và ôn tập kiến thức liên quan.
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1-Ổn định tổ chức (1’): Kiểm diện
11A2:
11A4:
11A5:
2-Kiểm tra bài cũ: (5’):
*) Câu hỏi: - Trình bày cấu tạo của mạch gỗ. Nêu sự khác nhau giữa quản bào và mạch ống?
- Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được
không? Tại sao?
*) Đáp án:
- Cấu tạo của mạch gỗ: Mạch gỗ gồm các TB chết là quản bào và mạch ống:
+ Cách nối các TB tạo thành ống dọc và đường vận chuyển ngang:…
+ Thành mạch gỗ linhin hoá, bền chắc, chịu nước
+ Quản bào dài, đường kính nhỏ, nối gối đầu; Mạch ống ngắn, đường kính lớn, nối liền đầu.
- Nếu một ống mạch gỗ bị tắc dòng mạch gỗ trong ống đó có thể vẫn tiếp tục đi lên bằng cách di
chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.
3-Bài mới:
Mở bài (2’):
-?: Động lực trên giúp cho dòng dịch mạch gỗ di chuyển từ rễ lên lá là động lực nào?
-HS: Động lực giúp cho dòng dịch mạch gỗ di chuyển từ rễ lên lá là sự thoát hơi nước ở lá.
-> GV: Vậy ngoài vai trò trên, thoát hơi nước (THN) ở lá còn có ý nghĩa gì đối với cây? Quá trình
THN diễn ra thư thế nào? Nội dung bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
Thời
lượn
g
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung
10’ Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của quá trình THN:
Yêu cầu HS phân tích thông
tin mục I SGK và trả lời các
yêu cầu sau:
- Lượng nước cây thoát hơi ra
ngoài:
- Lượng nước cây sử dụng và
vai trò của chúng:
Đọc thông tin mục I
SGK, phân tích thông tin, trả
lời câu hỏi.
-Nêu được lượng nước cây
thoát hơi và sử dụng.
Ví dụ: Để tổng hợp 1 kg chất
khô cây ngô phải thoát 250
I/- Vai trò của quá trình
THN:
1- Lượng nước cây sử dụng
và thoát hơi:
- Lượng nước cây thoát hơi
nước ra ngoài chiếm khoảng
98% lượng nước rễ hấp thụ.
7
- Ví dụ:
- Nêu vấn đề: Cây THN với
một lượng lớn như trên có phải
là sự lãng phí không?
?:THN có vai trò gì đối với
cây?
- Yêu cầu HS đọc kết luận 1,2
ở khung cuối bài.
kg nước, lúa mì hay khoai
tây thoát 600kg.
- Đọc, phân tích thông tin
mục I, liệt kê được 3 vai trò
của quá trính thoát hơi nước
đối với cây.
- Cây sử dụng khoảng 2%
lượng nước mà rễ hấp thụ để
tạo môi trường cho các hoạt
động sống: chuyển hóa vật
chất, tạo chất hữu cơ cho cơ
thể sống.
2- Vai trò của quá trình THN
đối với đời sống của cây:
-Là động lực đầu trên của
dòng mạch gỗ giúp vận
chuyển nước, các ion khoáng
và các chất tan khác từ rễ đến
mọi cơ quan khác của cây
trên mặt đất; tạo môi trường
liên kết các bộ phận của cây;
tạo độ cứng do TV thân thảo.
- Giúp khí khổng mở ra cho
khí CO
2
khuếch tán vào lá
cung cấp cho quá trình quang
hợp.
-Hạ nhiệt độ của lá cây.
12’ Hoạt động 2:Tìm hiểu quá trình thoát hơi nước qua lá
Treo tranh vẽ hình 3.1, 3.2,
3.3. Yêu cầu HS đọc thông tin
mục II.1, bảng 3, quan sát hình
và trả lời câu hỏi.
?: Em có nhận xét gì về tốc độ
THN ở măt trên và mặt dưới
của lá của cây? Vì sao?
?: Điều này cho thấy có sự
thích nghi như thế nào?
?: Vì sao mặt trên của lá cây
đoạn không có khí khổng
nhưng vẫn có sự THN?
?: Những loài cây nào thường
không có khí khổng nhưng có
lớp cutin dày?
?: Những cấu trúc nào tham gia
vào quá trình THN ở lá?
?: THN chủ yếu qua cấu trúc
nào của lá?
?: Lượng nước thoát ra phụ
thuộc vào hoạt động nào của
khí khổng?
- Hãy mô tả sự điều tiết độ mở
của khí khổng.
- Chỉnh lí, bổ sung nội dung.
Đọc thông tin mục II.1,
bảng 3, quan sát hình 3.1,
3.2, 3.3 SGK và trả lời câu
hỏi.
- THN ở măt dưới mạnh hơn
mặt trên củalá của cây. Vì
Số lượng TB khí khổng ở
mặt dưới của lá thường lớn
hơn nhiều so với mặt trên. -
Điều này cho thấy sự THN
chủ yếu qua khí khổng phân
bố ở mặt dưới của lá. Mặt
trên nhận ánh sáng để quang
hợp, mặt dưới THN.
- Có những loài mặt trên của
lá không có khí khổng
nhưng vẫn có sự THN qua
cutin.
- Những cấu trúc tham gia
vào quá trình THN ở lá là
khí khổng và cutin.
- THN chủ yếu thực hiện
qua khí khổng.
- Lượng nước thoát ra phụ
thuộc vào độ mở của khí
khổng.
- Mô tả sự điều tiết độ mở
của khí khổng.
II/- THN qua lá:
1.Lá là cơ quan THN:
- Cấu tạo của lá thích nghi
với chức năng THN.
- Cấu trúc tham gia vào quá
trình THN ở lá là khí khổng
và cutin.
-THN chủ yếu qua khí khổng
phân bố ở mặt dưới của lá.
2.Hai con đường THN là qua
khí khổng và qua cutin:
- THN qua khí khổng: đây là
con đường THN chủ yếu.
+ Lượng nươc thoát hơi tuỳ
thuộc vào độ mở của khí
khổng.
+ Hoạt động điều tiết độ mở
của khí khổng:
Khi TB khí khổng no nước
8
?: Cường độ THN qua cutin
thay đổi như thế nào?
- Lớp cutin càng dày thì
cường độ THN càng giảm và
ngược lại.
thì thành mỏng của TB căng
ra làm thành dày căng theo và
khí khổng mở.
Khi TB khí khổng thiếu
nước, thành mỏng của TB hết
căng làm thành dày duỗi ra
và khí khổng đóng lại, nhưng
không bao giờ đóng kín.
- THN qua cutin: Lớp cutin
càng dày, THN càng giảm và
ngược lại.
5’ Hoạt động 3:Tìm hiểu về tác nhân ảnh hưởng đến quá trình THN
Hãy phân tích thông tin mục
III, nêu các tác nhân ảnh hưởng
và sự ảnh hưởng của chúng đến
quá trình THN.
->?: Trong các tác nhân trên thì
ảnh hưởng của tác nhân nào có
tính quyết định? Vì sao?
Thực hiện yêu cầu của
GV, nêu được sự ảnh hưởng
đến quá trình THN của các
tác nhân :
+ Nước và độ ẩm không khí:
+Ánh sáng:
+Nhiệt độ, gió, một số ion
khoáng, …
-Nước quyết định lượng
nước trong TB khí khổng ->
điều tiết độ mở của khí
khổng.
III/- Các tác nhân ảnh
hưởng đến quá trình THN:
- Nước và độ ẩm không khí:
ảnh hưởng đến sự THN qua
điều tiết độ mở của khí
khổng.
- Ánh sáng: Khí khổng chỉ
mở khi cây được chiếu sáng.
Độ mở của khí khổng tăng
dần từ sáng đến trưa và nhỏ
nhất vào chiều tối, ban đêm
khí khổng vẫn hé mở.
- Nhiệt độ, gió, một số ion
khoáng, …
4’ Hoạt động 4: Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
Hãy phân tích nội dung mục
IV, trả lời các câu hỏi:
?: Cân bằng nước được xác
định như thế nào?
?: Để đảm bảo cân bằng nước
cho cây, cần phải làm gì?
?: Khi xác định nhu cầu nước
của cây thường dựa vào đặc
điểm gì và thường chẩn đoán
như thế nào?
Thực hiện yêu cầu của
GV, trả lời các câu hỏi
- Để đảm bảo cân bằng nước
cho cây, cần phải tưới tiêu
hợp lí.
IV.Cân bằng nước và tưới
tiêu hợp lí cho cây trồng:
- Cân bằng nước được tính
bằng sự so sánh lượng nước
do rễ hút vào và lượng nước
lá thoát ra.
- Tưới tiêu hợp lí cho cây
trồng:
Khi xác định nhu cầu nước
của cây thường dựa vào đặc
điểm di truyền, pha sinh
trưởng, phát triển của giống,
loài cây, đặc điểm của đất,
thời tiết, … và thường chẩn
đoán theo các chỉ tiêu sinh lí
của cây (áp suất thẩm thấu,
sức hút của lá cây, …)
5’ Hoạt động 5: Củng cố kiến thức
*) Yêu cầu HS thảo luận nhóm
nhỏ (trong bàn), rút ra đặc điểm
của lá thích nghi với chức năng
THN.
*)Thảo luận nhóm nhỏ (trong bàn) để trả lời. Yêu cầu trả lời
được:
- Đặc điểm của lá thích nghi với chức năng THN:
*Về khí khổng:
+ Ở mặt dưới của lá nhiều hơn ở mặt trên -> THN chủ yếu ở
mặt dưới của lá -> thuận lợi.
+ Cây ở môi trường thiếu nước (sa mạc…) có ít hoặc không
có khí khổng -> hạn chế THN.
9
- Vì sao khi trồng cây con, cây
mới chiết thường phải tỉa bớt
lá?
+ Khí khổng đóng mở theo độ no nước của cây…
* Về lớp cutin: Cây ở môi trường thiếu nước (sa mạc…) thì
lớp cutin dày, lá càng già lớp cutin càng dày.
- Khi trồng cây con, cây mới chiết thường phải tỉa bớt lá để
giảm sự THN trong khi hệ rễ chưa thích nghi với chức năng
hút nước và các ion khoáng.
4-Hướng dẫn học ở nhà (1’):
- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK
- Đọc mục “em có biết?” trang 19 SGK
- Đọc bài 4, ôn tập kiến thức liên quan
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết thứ: 04
Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học xong bài này HS cần:
-Nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các nguyên tố đại lượng và vi lượng.
-Mô tả được một số dấu hiệu điển hình của sự thiếu 1 số nguyên tố dinh dưỡng và nêu được vai trò đặc
trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu .
-Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được.
-Hiểu được liều lượng phân bón hợp lí đối với cây trồng, môi trường và sức khỏe con người.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và phân tích hình vẽ phát hiện kiến thức so sánh, phân tích tổng hợp,
khái quát hóa, tư duy kĩ thuật.
3-Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, giữa đất – phân bón – cây trồng. Có ý thức
sử dụng phân bón một cách hợp lí , bảo vệ môi trường.
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: HS làm việc với sách, thảo luận nhóm, vấn đáp.
III- CHUẨN BỊ:
1-Của GV:- Tranh, ảnh về hiện tượng thiếu một số nguyên tố khoáng ở cây trồng: N, P, K, Mg.
- Bảng vai trò một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây:
Nguyên tố
đại lượng
Dạng mà cây hấp
thụ
Vai trò trong cơ thể thực vật
Ni tơ NH
4
+
và NO
3
-
Thành phần của prôtêin, axit nuclêic …
Phôtpho H
2
PO
4
-
, PO
4
3-
Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim
Kali K
+
Hoạt hoá enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng
Canxi Ca
2+
Thành phần của thành TB, màng TB, hoạt hoá enzim
Magiê Mg
2+
Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim
Lưu huỳnh SO
4
2-
Thành phần của prôtêin
Nguyên tố
vi lượng
Dạng mà cây hấp
thụ
Vai trò trong cơ thể thực vật
Sắt Fe
2+
, Fe
3+
Thành phần của xitôcrôm, diệp lục, hoạt hoá enzim
Mangan Mn
2+
Hoạt hoá nhiều enzim
Bo B
4
O
7
2-
, BO
3
3-
Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh.
Clo Cl
-
Quang phân li nước, cân bằng ion
Kẽm Zn
2+
Hoạt hoá nhiều enzim
Đồng Cu
2+
Hoạt hoá nhiều enzim
Môlipđen MoO
4
2-
Cần cho sự trao đổi nitơ
Niken Ni
2+
Thành phần của enzim urêaza
2- Của HS: Đọc bài 4, ôn tập kiến thức liên quan.
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
10
1- Ổn định tổ chức (1’): Kiểm diện
11A2:
11A4:
11A5:
2- Kiểm tra bài cũ: (5’):
*) Câu hỏi: - Trình bày cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng?
- Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là tác nhân nào? Vì sao?
*) Đáp án: - Cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng:
- Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là: hàm lượng nước trong tế bào khí
khổng. Vì lượng nước trong TB khí khổng điều tiết độ mở của khí khổng.
3- Bài mới: Mở bài (1’): Trong bài 1, 2 chúng ta đã học sự hấp thụ các ion khoáng vào rễ và vận chuyển
lên lá và các cơ quan khác của cây. Cây sử dụng các ion khoáng đó để làm gì? Đó là nội dung sẽ tìm
hiểu trong bài học này.
Thời
lượn
g
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung
16’ Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
* Yêu cầu HS phân tích hình
4.1, 4.2, thông tin mục I trả lời
các câu hỏi, yêu cầu sau:
?: Nguyên tố dinh dưỡng
khoáng thiết yếu(NTDDKTY)
là nguyên tố như thế nào? Gồm
những nguyên tố nào?
?: Các NTDDKTY thường chia
thành các loại nào? Nêu khái
niệm, ví dụ cho từng loại.
* Dùng tranh ảnh biểu hiện
thiếu N,P,K,Mg của cây, yêu
cầu HS quan sát, phân tích
tranh, hình 4.1, 4.2, vận dụng
kiến thức, thảo luận nhóm, điền
thông tin vào phiếu học tập:
Thiếu Biểu hiện của cây
N
P
Mg
K
Tất cả
(chỉ có
nước)
Chuyển ý: Vì sao thiếu các
NTDDKTY trên cây có biểu
hiện như thế?
* Thực hiện theo yêu cầu
- Nêu được khái niệm các
NTDDKTY cho cây.
- Nêu được khái niệm, ví dụ
của nguyên tố đa lượng,
nguyên tố vi lượng.
* Phân tích tranh, hình, thảo
luận nhóm -> yêu cầu nêu
được:
Thiếu
Biểu hiện của
cây
N
Lá vàng, cây
sinh trưởng kém
P
Lá đỏ tím, cây
sinh trưởng kém
Mg
Chóp và mép lá
bị vàng, cháy
K
Lá đốm màu đỏ,
tím hay vàng,
cháy
Tất cả
(chỉ có
nước)
Cây sinh trưởng
rất kém
I- Nguyên tố dinh dưỡng
khoáng thiết yếu trong cây
- NTDDKTY là nguyên tố:
+Nếu thiếu nó cây không
hoàn thành được chu trình
sống.
+Không thể thay thế được bởi
nguyên tố nào khác.
+Phải được trực tiếp tham gia
vào quá trình chuyển hóa vật
chất trong cơ thể .
Gồm các nguyên tố:
C,H,O,N,P,K,S, Ca, Mg, Fe,
Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
- Phân loại: gồm 2 loại
+Nguyên tố đại lượng là
nguyên tố chiếm > 0,01%
chất khô của cây. Gồm:C, H,
O, N, P, K, S, Ca, Mg.
+Nguyên tố vi lượng là
nguyên tố chiếm ≤ 0,01%
chất khô của cây). Gồm chủ
yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu,
Mo, Ni.
6’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của các NTDDKTY
* Hãy đọc bảng 4 nêu một số
NTDDKTY về dạng mà cây
hấp thụ, vai trò của chúng trong
cơ thể thực vật.
?: Vì sao thiếu Mg, N lá cây
không xanh?
- Yêu cầu HS trả lời lệnh SGK:
Dựa theo nội dung bảng 4, hãy
khái quát vai trò của các
*Thực hiện theo yêu cầu của
GV.
- Vận dụng kiến thức đã học
trả lời: Mg, N tham gia vào
cấu trúc phân tử diệp lục, do
đó khi cây bị thiếu nguyên tố
này, lá cây mất màu lục, nên
không xanh.
- Vai trò của các
II- Vai trò của các
NDDKTY:
- Dạng hấp thu và vai trò của
một số NTDDKTY đối với
cây: (bảng 4 SGK)
- Các NTDDKTY tham gia
cấu tạo nên chất sống và điều
tiết các hoạt động sống của
cơ thể.
11
NTDDKTY.
- Yêu cầu 1 HS đọc kết luận 2
ở khung cuối bài.
- Vậy cây có thể được cung cấp
NTDDKTY từ đâu?
NTDDKTY
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguồn cung cấp các NTDDK cho cây
*Yêu cầu HS phân tích mục III
và cho biết
?: Cây được cung cấp các
NTDDK từ những nguồn nào?
?: Vì sao nói đất là nguồn chủ
yếu cung cấp các nguyên tố
dinh dưỡng khoáng cho cây?
?: Các muối khoáng tồn tại
trong đất ở những dạng nào?
Rễ cây hấp thụ muối khoáng ở
dạng nào?
?: Sự chuyển hóa muối khoáng
từ dạng không tan thành dạng
hòa tan chịu ảnh hưởng của các
nhân tố môi trường nào?
*Yêu cầu HS quan sát đồ thị
hình 4.3, nêu ảnh hưởng của
liều lượng phân bón đến sự
sinh trưởng của cây và trả lời
câu hỏi lệnh: Dựa vào đồ thị
trên hình 4.3 hãy rút ra nhận
xét về liều lượng phân bón hợp
lí để đảm bảo cho cây sinh
trưởng tốt nhất mà không gây ô
nhiễm môi trường.
?: Bón phân với liều lượng cao
quá mức có tác hại gì?
* Phân tích mục III và trả lời
câu hỏi.
- Cây được cung cấp các
NTDDK từ : Đất và phân
bón.
- Đất là nguồn chủ yếu cung
cấp các NTDDK cho cây, vì
đất chứa nhiều loại muối
khoáng và cây hấp thụ ion
khoáng chủ yếu từ đất.
- Các muối khoáng tồn tại
trong đất ở những dạng
không tan hoặc dạng hòa
tan(ion).Rễ cây chỉ hấp thụ
được muối khoáng ở dạng
hòa tan.
- Sự chuyển hóa muối
khoáng từ dạng không tan
thành dạng hòa tan chịu ảnh
hưởng của các nhân tố môi
trường: hàm lượng nước, độ
thoáng, pH, nhiệt độ, vi sinh
vật trong đất,các nhân tố này
lại chịu ảnh hưởng của cấu
trúc đất.
- Ảnh hưởng của liều lượng
phân bón: Bón phân ít cây
sinh trưởng kém, liều lượng
tối ưu cây sinh trưởng tốt,
liều lượng qúa cao cây sinh
trưởng không tốt, có thể bị
chết.
- Cần bón phân với liều
lượng tối ưu để cây sinh
trưởng tốt.
- Bón phân với liều lượng
cao quá mức sẽ gây độc cho
cây, ô nhiễm môi trường đất
nước, ô nhiễm nông sản, tốn
kém…
III- Nguồn cung cấp các
NTDDK cho cây:
1.Đất là nguồn chủ yếu cung
cấp các NTDDKTY cho cây:
- Các muối khoáng tồn tại
trong đất ở những dạng
không tan hoặc dạng hòa
tan(ion).Rễ cây chỉ hấp thụ
được muối khoáng ở dạng
hòa tan.
- Sự chuyển hóa muối khoáng
từ dạng không tan thành dạng
hòa tan chịu ảnh hưởng của
các nhân tố môi trường: hàm
lượng nước, độ thoáng, pH,
nhiệt độ, vi sinh vật trong
đất,các nhân tố này lại chịu
ảnh hưởng của cấu trúc đất.
2.Phân bón cho cây trồng:
- Cần bón phân với liều
lượng tối ưu để cây sinh
trưởng tốt.
- Bón phân với liều lượng
cao quá mức sẽ gây độc cho
cây, ô nhiễm nông sản, ô
nhiễm môi trường đất và
nước.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
5’
?: Liều lượng phân bón tối ưu
phụ thuộc vào yếu tố nào?
?:Vì sao cần phải bón phân hợp
lí cho cây trồng?
?: Kể các biện pháp kĩ thuật để
- Liều lượng phân bón tối ưu
phụ thuộc vào yếu tố: Loại
phân, loại đất, giống và loại
cây…
- Để cho cây trồng sinh
trưởng tốt, năng suất cao,
hiệu quả của phân bón cao,
giảm chi phí đầu vào, không
12
giúp cho quá trình chuyển hóa
muối khoáng trong đất từ dạng
không tan thành dạng hòa tan
dễ hấp thụ đối với cây?
gây ô nhiễm nông phẩm và
môi trường.
-Các biện pháp kĩ thuật: tưới
tiêu hợp lí, cày xới đất, làm
cỏ sục bùn, bón vôi,
4- Hướng dẫn học ở nhà (1’):
- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK
- Đọc mục “em có biết?” trang 24 SGK.
- Đọc bài tiếp theo, ôn tập kiến thức liên quan
………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết thứ: 05
Bài 5: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học xong bài này HS cần:
+Nêu được vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ trong đời sống của cây.
+Trình bày được quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, phân tích phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức, mô tả, viết sơ
đồ phản ứng.
3-Thái độ:
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Học sinh nghiên cứu SGK, vấn đáp, thảo luận.
III- CHUẨN BỊ:
1- Của GV: Một số hình ảnh về hiện tượng cây thiếu nguyên tố khoáng nitơ.
Kiến thức hóa học liên quan đến quá trình đồng hóa nitơ.
2- Của HS: Học bài cũ, đọc bài mới và ôn tập kiến thức liên quan.
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức (1’): Kiểm diện
11A2:
11A4:
11A5:
2- Kiểm tra bài cũ: ( 6’):
*) Câu hỏi: - Thế nào là NTDDKTY trong cây? Gồm các nguyên tố nào?
- Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Cho ví dụ.
*) Đáp án: - Khái niệm NTDDKTY:
Gồm các nguyên tố: C,H,O,N,P,K,S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
- Phân biệt:
+ Nguyên tố đa lượng:
Ví dụ:
+ Nguyên tố vi lượng:
Ví dụ:
3- Bài mới:
Mở bài (2’):
- ?: Những nguyên tố nào chiếm tỉ lệ lớn trong khối lượng của cây? Trong đó nguyên tố nào thường
phải cung cấp lượng lớn bằng phân bón?
-HS: Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng của cây. Nitơ thường phải cung cấp qua phân
bón.
-> Vậy nitơ có vai trò gì? sự chuyển hoá nitơ ở thực vật như thế nào?, ta tìm hiểu bài 5.
Thời
lượn
g
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung
13
8’ Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ:
?: Cây có thể hấp thụ nitơ ở
dạng nào?
Quan sát, phân tích hình 5.1
SGK trả lời câu hỏi lệnh: nhận
xét về vai trò của nitơ đối với
sự phát triển của cây.
Hãy phân tích thông tin mục
I, trả lời câu hỏi:
?: Nitơ tham gia cấu tạo hợp
chất nào trong cơ thể?
- Yêu cầu 1HS đọc kết luận 1 ở
khung cuối bài.
?: Nitơ tham gia điều tiết quá
trình nào trong cây? Thông qua
hoạt động nào?
- Yêu cầu 1HS đọc kết luận 2 ở
khung cuối bài.
?: Hãy quan sát hình 5.2, nêu
dấu hiệu thiếu nitơ ở cây?
-Cây hấp thụ nitơ ở dạng
NH
4
+
,
NO
3
-
Thực hiện yêu cầu của
GV, trả lời được
-Vai trò chung của nguyên
tố nitơ.
- Vai trò cấu trúc của nguyên
tố nitơ.
- Vai trò điều tiết của
nguyên tố nitơ.
- Dấu hiệu thiếu nitơ ở cây
là lá có màu vàng nhạt.
I-Vai trò sinh lý của nguyên
tố nitơ:
- Vai trò chung: nitơ là
NTDD KTYđối với cây, nếu
thiếu nitơ cây không thể sinh
trưởng, phát triển bình
thường.
- Vai trò cấu trúc: nitơ có
trong thành phần của hầu hết
các chất trong cây: protêin,
axit nuclêic, diệp lục, ATP,…
- Vai trò điều tiết: Nitơ tham
gia điều tiết các qúa trình trao
đổi chất trong cây thông qua
hoạt động xúc tác, cung cấp
năng lượng và điều tiết thái
ngậm nước của tế bào.
22’ Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật (TV)
Hãy trả lời lệnh SGK: Rễ
cây hấp thụ nitơ ở dạng NH
4
+
(dạng khử) và NO
3
-
(dạng oxi
hóa) từ đất, nhưng nitơ trong
các hợp chất hữu cơ cấu thành
cơ thể TV chỉ tồn tại ở dạng
khử. Từ đó hãy giả thiết phải
có qúa trình gì xảy ra trong
cây?
Phân tích thông tin mục II,
trả lời các yêu cầu và câu hỏi.
?: Quá trình khử nitrát là gì?
Được thực hiện ở bộ phận nào
của cây?
?: Qúa trình này diễn ra như
thế nào? Mo và Fe tham gia
vào quá trình trên như thế nào?
-> Lưu ý: NO
3
-
→ NO
2
-
→ NH
3
trong môi trường nước NH
3
chuyển thành NH
4
+
- Yêu cầu HS vận dụng kiến
thức, kết hợp đọc mục “ em có
biết?” trang 27 -> Nêu ý nghĩa
của quá trình khử nitrát.
-> Chỉnh lí, bổ sung.
- Nêu vấn đề: Sau khi khử NO
3
-
→ NH
4
+
thì trong cây tiếp tục
sử dụng NH
4
+
để làm gì?
?: Quá trình đồng hóa NH
4
+
trong mô TV có mấy con
đường? Là những con đường
nào?
- Yêu cầu HS: ở từng con
Thực hiện yêu cầu, trả lời
câu hỏi: cần phải có quá
trình chuyển nitơ ở dạng oxi
hóa thành dạng khử, nghĩa là
phải có qúa trình khử nitrat .
Phân tích thông tin mục
II, trả lời các yêu cầu và câu
hỏi.
- Quá trình khử nitrát là quá
trình chuyển hóa NO
3
-
thành
NH
4
+
thực hiện trong mô rễ
và mô lá, theo sơ đồ:
NO
3
→ NO
2
→ NH
4
+
Mo và Fe hoạt hóa các
enzim tham gia vào quá
trình trên.
- Nêu được ý nghĩa sinh học
và ý nghĩa thực tiễn của quá
trình khử nitrát.
- Quá trình đồng hóa NH
4
+
trong mô TV theo 3 con
đường: Amin hóa, chuyển vị
amin, hình thành amit.
II-Quá trình đồng hóa nitơ
ở TV:
1.Quá trình khử nitrát:
- Quá trình khử nitrát là quá
trình chuyển NO
3
-
thành NH
4
+
- Xảy ra trong mô rễ, mô lá,
theo
- Sơ đồ:
NO
3
-
→ NO
2
-
→ NH
4
+
Mo và Fe hoạt hóa các
enzim tham gia vào quá trình
trên.
- Ý nghĩa:
+ Chuyển nitơ ở dạng oxi hóa
thành dạng khử có trong hợp
chất hữu cơ ở cơ thể thực vật.
+ Làm giảm lượng NO
3
-
trong nông sản, là chỉ tiêu
đánh giá độ sạch chất hóa học
của nông sản, vì nitrat chuyển
thành nitrit là nguyên nhân có
thể gây bệnh ung thư ở
người.
2.Quá trình đồng hóa NH
4
+
trong mô TV:
- Amin (aa) hóa trực tiếp các
axit xêtô:
+ Axit xêtô + NH
4
+
-> aa
+ Ví dụ:
axit á-xêtô glutaric + NH
4
+
14
đường cần nêu được:
+ Tên con đường.
+ Sơ đồ tổng quát.
+ Ví dụ.
- Hãy trả lời lệnh SGK: NH
4
+
tích lũy lại nhiều trong mô sẽ
gây độc cho tế bào, nhưng khi
cây sinh trưởng mạnh thì lại
thiếu hụt NH
4
+
. Vậy cơ thể TV
đã giải quyết mâu thuẫn đó như
thế nào?
-> Hãy nêu sơ đồ, ví dụ, ý
nghĩa của quá trình hình thành
amit.
- Yêu cầu 1HS đọc kết luận ở
khung cuối bài.
- Trả lời lệnh: cây phải thực
hiện quá trình chuyển NH
4
+
thành hợp chất khác để dự
trữ và hợp chất này không
gây độc TB.
- Phân tích thông tin SGK,
vận dụng đáp án câu hỏi
lệnh -> nêu được sơ đồ, ví
dụ, ý nghĩa của quá trình
hình thành amit
-> axit glutamic .
- Chuyển vị amin:
+) aa + axit xêtô -> axit xêtô
mới + aa mới
+)Ví dụ:
Axit glutamic + piruvic ->
alanin + axit á-xêtô glutaric.
- Hình thành amit:
+ Axit amin đicacbôxilic +
NH
4
+
→ amit.
+Ví dụ: Axit glutamit + NH
4
+
→ Glutamin.
+ Ý nghĩa:
.Giải độc NH
4
+
cho cây.
.Amit là nguồn dự trữ
NH
4
+
cho qúa trình tổng hợp
aa trong cơ thể TV khi cần
thiết.
4’ Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
- Yêu cầu: Hãy lập bản đồ khái
niệm sau:
…(1)…
Đồng hóa nitơ (3)
ở thực vật (2) (4)
(5)
-> Yêu cầu HS về nhà tiếp tục
mở rộng bản đồ đến sơ đồ, ví
dụ của các quá trình.
Thực hiện hoàn chỉnh sơ đồ:
khử nitrát
Amin hóa.
Đồng hóa nitơ Chuyển vị amin.
ở thực vật đồng hóa NH
4
+
Hình thành amit.
4- Hướng dẫn học ở nhà (2’):
- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK
- Đọc bài tiếp theo, ôn tập kiến thức liên quan.
- Đọc hiểu, tiến hành thí nghiệm 2, ghi kết quả theo dõi: mỗi nhóm làm 02 bộ thí nghiệm với 02 loại
cây trồng (Chú ý: có thể thay trồng cây trong dung dịch bằng trồng cây trong cát đã rửa sạch, sấy
khô).
Ngày soạn:
Ngày giảng :
Tiết thứ: 06
Bài 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học xong bài này HS cần:
- Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây.
- Nêu được dạng nitơ cây hấp thụ từ đất.
- Trình bày được các con đường cố định nitơ và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường
sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt.
- Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân đạm hợp lí với sinh trưởng của cây và môi trường.
2- Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng phân tích, so sánh, viết sơ đồ chuyển hoá, tư duy kĩ thuật.
3-Thái độ:
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Học sinh làm việc với sách, vấn đáp, thảo luận nhóm.
III- CHUẨN BỊ:
1- Của GV: Tranh vẽ hình 6.1 SGK, thông tin bổ sung.
- Phiếu học tập 6.1:
15
Nguồn cung cấp nitơ tự
nhiên cho cây
Dạng tồn tại Đặc điểm Tác động đối với cây
Nitơ trong không khí
Nitơ trong đất
- Đáp án phiếu học tập 6.1:
Nguồn cung cấp nitơ
tự nhiên cho cây
Dạng tồn tại chủ
yếu
Đặc điểm Tác động đối với cây
Nitơ trong không khí - Nitơ phân tử (N2) Chiếm gần 80%
không khí.
- Cây không thể hấp thụ trực
tiếp nhưng nhờ vi sinh vật
chuyển thành NH3 thì cây sử
dụng được.
- NO, NO2 x - Độc hại đối với cây.
Nitơ trong đất - Nitơ khoáng
(nitơ vô cơ)
NO
3
-
dễ rửa trôi
xuống tầng đất dưới,
NH
4
+
được keo đất
âm hấp phụ.
Rễ cây hấp thu được dạng NO
3
-
,
NH
4
+
.
-Nitơ hữu cơ
(trong xác sinh
vật)
Dạng phân tử hữu
cơ, kích thước lớn.
Cây không hấp thụ trực tiếp mà
chỉ được cây hấp thụ sau khi đã
được vi sinh vật đất khoáng hóa
thành NO
3
-
,
NH
4
+
.
2- Của HS: Học bài cũ, đọc bài mới và ôn tập kiến thức liên quan.
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức (1 ’): Kiểm diện
11A2:
11A4:
11A5:
2- Kiểm tra bài cũ: (6 ’):
*) Câu hỏi: -Vì sao trong mô của thực vật phải diễn ra quá trình khử nitrat?
- Trình bày quá trình hình thành amit trong cây.
*) Đáp án: - Vì cây hấp thụ được NO
3
-
, đây là dạng oxihóa nhưng trong cây nitơ chỉ tồn tại ở
dạng khử. Do đó NO
3
-
được khử thành NH
4
+
thì trong cây mới tiếp tục tổng hợp
được thành các hợp chất khác (prôtêin, amit,…) để cấu thành cơ thể.
- Quá trình hình thành amit: + Sơ đồ:
+ Ví dụ:
+ Ý nghĩa:
3- Bài mới:
Mở bài (2’):
GV: Ở bài 5 chúng ta đã biết nitơ đóng vai trò rất quan trọng đối với cây, trong thực tế và trong nghiên
cứu cần thiết phải tìm hiểu nguồn cung cấp nitơ cho cây là gì?, sự chuyển hoá ni tơ ở các nguồn cung
cấp diễ ra như thế nào? -> Bài học hôm nay sẽ giải quyết các vấn đề này.
Thời
lượn
g
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung
10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây
Hãy phân tích thông tin mục
III, thảo luận nhóm, điền nội
dung vào phiếu học tập 6.1,
theo sự phân công sau:
+ Nhóm 1,2,3 tìm hiểu nội
dung : nitơ trong không khí.
+ Nhóm 4,5,6 tìm hiểu nội
dung : nitơ trong đất.
-> Yêu cầu các nhóm báo cáo
đáp án phiếu học tập, HS cả lớp
Thực hiện theo yêu cầu
của GV phân tích thông tin
mục III, thảo luận nhóm,
điền nội dung vào phiếu học
tập 6.1, theo sự phân công.
- Theo dõi sửa chữa phiếu
học tập.
III.Nguồn cung cấp nitơ tự
nhiên cho cây:
Đáp án phiếu học tập 6.1
16
nhận xét, bổ sung.
- Nêu đáp án phiếu học tập.
?: Vì sao cây không thể sử
dụng trực tiếp N2?
?: Vì sao NO
3
-
thường bị rửa
trôi mà không được keo đất giữ
lại?
- Vì N2 có liên kết ba bền
vững nên cây không đồng
hóa trực tiếp được.
- Vì trong đất rất ít keo đất
dương, nên NO
3
-
ít được hấp
phụ.
14’ Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình chuyển hoá nitơ trong đất và cố định nitơ
Hãy phân tích hình 6.1, kết
hợp với phân tích thông tin
mục IV và cho biết:
?: Trong đất diễn ra các quá
trình chuyển hóa nitơ chủ yếu
nào?
- Gợi ý, bổ sung.
Hãy trả lời lệnh: chỉ ra trên
sơ đồ (hình 6.1)con đường
chuyển hóa nitơ hữu cơ trong
đất thành nitơ khoáng(NH
4
+
và
NO
3
-
)và chú thích thành sơ đồ.
- Bổ sung:
Hãy nêu sơ đồ tóm tắt quá
trình chuyển hóa NO
3
-
thành
N2
.
?: Cần phải có biện pháp gì để
ngăn chặn quá trình phản nitrat
hóa làm mất đạm?
?: Quá trình cố định nitơ phân
tử là gì?
?: Qúa trình cố định nitơ diễn
ra theo những con đường nào?
- Con đường hóa học cần phải
có nhiệt độ, áp suất cao
(200
O
C, 200 atm), ở đây ta chỉ
quan tâm đến con đường sinh
học.
?: Con đường sinh học cố định
nitơ là gì? Hãy nêu các đặc
điểm của quá trình về:
+ vi sinh vật (VSV) thực hiện:
+ Cơ chế (sơ đồ phản ứng):
+ Ý nghĩa:
+ Ứng dụng:
- Yêu cầu HS đọc kết luận 2 ở
khung cuối bài.
Thực hiện yêu cầu của
GV.
- Trong đất diễn ra 2 quá
trình chuyển hóa nitơ chủ
yếu là: chuyển hóa nitơ
trong xác hữu cơ thành nitơ
khoáng và quá trình chuyển
NO
3
-
thành N2.
- Nêu được sơ đồ chuyển
hóa nitơ hữu cơ trong đất
thành nitơ khoáng(NH
4
+
và
NO
3
-
).
- Để ngăn chặn quá trình
phản nitrat hóa cần tạo môi
trường thoáng khí bằng biện
pháp: cày bừa, xới đất, lật
đất, sục bùn, …
- Quá trình cố định nitơ phân
tử là quá trình liên kết
N
2
và H
2
tạo thành NH
3.
- Qúa trình cố định nitơ diễn
ra theo 2 con đường: con
đường hóa học và con đường
sinh học.
- Nêu được: Khái niệm. Đặc
điểm.
IV.Quá trình chuyển hóa
nitơ trong đất và cố định
nitơ:
1.Quá trình chuyển hóa nitơ
trong đất:
a. Qúa trình chuyển hóa nitơ
hữu cơ thành nitơ
khoáng:
Vi khuẩn amôn hóa
Nitơ hữu cơ NH
4
+
Vk nitrat hóa
NO
3
-
b.Qúa trình chuyển NO
3
-
thành N2 (phản nitrat hóa):
Vi khuẩn phản nitrat hóa
(Điều kiện yếm khí)
NO
3
-
N
2
2.Quá trình cố định nitơ phân
tử:
- Khái niệm: Quá trình cố
định nitơ phân tử là quá trình
liên kết N
2
và H
2
tạo thành
NH
3
- Các con đường cố định nitơ:
con đường hóa học và con
đường sinh học.
- Con đường sinh học cố định
nitơ:
+ là con đường cố định nitơ
do các vi sinh vật (VSV) thực
hiện.
+ Các VSV cố định nitơ gồm
2 nhóm: nhóm VSV sống tự
do như vi khuẩn lam
(Cyanobacteria) và nhóm
cộng sinh với thực vật như vi
khuẩn thuộc chi Rizobium
tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
+ Cơ chế:
Nitrôgennaza
(Vk cố định đạm)
N
2
+ H
2
NH
H
2
O
NH
4
+
+ Ý nghĩa: quá trình cố định
nitơ bù đắp lại lượng nitơ của
17
đất bị mất.
+ Ứng dụng: làm tăng hàm
lượng nitơ trong đất bằng
cách trồng cây họ đậu, bèo
hoa dâu,…
7’ Hoạt động 3: Tìm hiểu về phân bón với năng suất cây trồng và môi trường
Hãy đọc, phân tích thông tin
mục V, vận dụng kiến thức để
trả lời các câu hỏi sau:
?: Bón phân hợp lí choa cây
trồng để làm gì? Là như thế
nào?
?: Có các phương pháp bón
phân nào? Nêu cơ sở sinh học,
hình thức bón, điều kiện khi
bón ở mỗi phương pháp?
?: Liên hệ thực tế, người ta
thường phun lên lá cây vào thời
gian nào trong ngày? Vì sao?
- Khi lượng phân bón vượt mức
tối ưu cho phép sẽ gây ảnh
hưởng thế nào với môi trường.
- Yêu cầu HS đọc kết luận 2 ở
khung cuối bài.
Thực hiện yêu cầu của
GV trả lời được nội dung.
- Người ta thường phun lên
lá cây vào giữa buổi sáng,
lúc này khí khổng mở rộng
nhất.
- Khi lượng phân bón vượt
mức tối ưu sẽ làm xấu tính
chất hóa lí của đất và ô
nhiễm môi trường nước.
V.Phân bón với năng suất
cây trồng và môi trường:
1.Bón phân hợp lí và năng
suất cây trồng:
Để cây trồng có năng suất
cao cần bón phân hợp lí:
đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ
các thành phần dinh dưỡng
đúng nhu cầu của cây, phù
hợp với thời kì sinh trưởng,
phát triển của cây, đất đai,
thời tiết…
2.Các phương pháp bón
phân:
-Bón phân qua rễ (bón vào
đất).
+ Cơ sở sinh học: là dựa vào
sự hấp thụ ion khoáng qua rễ
+ Hình thức bón: bón thúc và
bón lót.
-Bón phân qua lá:
+ Cơ sở sinh học: là dựa vào
sự hấp thụ ion khoáng qua
khí khổng.
+ Hình thức bón: bón thúc
+ Điều kiện: dung dịch phân
bón phải có nồng độ thấp và
chỉ bón khi trời không mưa,
nắng không gay gắt.
3.Phân bón và môi trường:
Khi lượng phân bón vượt
mức tối ưu sẽ làm xấu tính
chất hóa lí của đất và ô nhiễm
môi trường.
4’ Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
-Vì sao nói: sự hấp thụ nitơ gắn
liền với sự hấp thụ nước?
- Điền tên chất hoặc vi sinh vật
thích hợp vào sơ đồ:
(4) NO
3
-
(3)
N2 (1) (a) NH3 (b) NH
4
+
(2)
Nitơ hữu cơ
- Vì cây hấp thụ nitơ ở dạng
NH
4
+
và NO
3
-
, là dạng tan
trong nước …
- (1) Vi khuẩn cố định nitơ;
(2) VK amôn hoá; (3) VK
nitrat hoá; (4) VK phản
nitrat hoá; (a) nitrôgenaza;
(b) nước.
4- Hướng dẫn học ở nhà (1’):
- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK, đọc mục “em có biết?” trang 31.
18
- Đọc, hiểu cách tiến hành thí nghiệm 1 ở bài 7. Tiết tiếp theo đem sản phẩm, kết quả thí nghiệm 2
(đã tiến hành ở nhà) đến lớp.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết thứ: 07
Bài 7: THỰC HÀNH:
THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học xong bài này HS cần:
- Biết sử dụng giấy coban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá.
- Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón N,P,K đối với cây trồng.
2- Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng bố trí, tiến hành, xác định kết quả thí nghiệm
3-Thái độ: Có thái độ đúng trong thực hành, nghiên cứu khoa học: cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, khách quan.
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thực hành theo nhóm
III- CHUẨN BỊ:
1- Của GV:
- Phương án chia nhóm thực hành: 6 nhóm/ lớp.
- Chuẩn bị 6 bộ dụng cụ, hoá chất,mẫu vật cho thí nghiệm 1. Mỗi bộ gồm:
+ 2 cặp nhựa, 2 bản kính, 1 đồng hồ bám giây, cây thí nghiệm
+ 2 miếng giấy lọc đã tẩm CoCl2 5% đựng trong bình hút ẩm.
2- Của HS:
a/- Đọc, hiểu cách tiến hành thí nghiệm 1, mỗi nhóm chuẩn bị 1 chậu cây.
b/- Đọc nội dung chuẩn bị, cachs tiến hành thí nghiệm, viết thu hoạch thí nghiệm 2.
- Chuẩn bị: Hạt (thóc, đậu, …) đã nẩy mầm 2 – 3 ngày.
Chậu nhựa đường kính 10 – 20 cm: mỗi nhóm chuẩn bị 2 chậu.
Bình hoặc chai nhựa 0.5 – 1l, ống đong 100 ml, đũa sạch, phân NPK, cân tiểu li. Rồi tiến hành
pha phân NPK vào nước sạch với nồng độ 1g/l hoặc 0,5g/ 0,5l, khuấy tan.
Tấm xốp nhỏ hơn lòng chậu, khoan lỗ trên tấm xốp sao cho giữ được hạt thí nghiệm (Có thể thay
bằng cát rửa sạch, sấy khô để trồng cây thí nghiệm).
- Tiến hành thí nghiệm 2 theo nhóm, ở nhà trước 7 ngày. Đem kết quả thành phẩm, số liệu theo dõi
đến lớp.
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức (2 ’): Kiểm diện, phân công chỗ ngồi, giao dụng cu cho các nhóm.
11A2:
11A4:
11A5:
2- Kiểm tra bài cũ: (5 ’): Kiểm tra kết quả thí nghiệm 2 của các nhóm.
3- Bài mới:
Mở bài (2’):
-?: Lượng nước thoát hơi ở 2 mặt lá có bằng nhau không? Vì sao?. Sau C,H,O thì những nguyên tố
đa lượng nào có vai trò hàng đầu đối với cây?
- HS: Lượng nước thoát hơi ở 2 mặt lá không bằng nhau, vì số lượng khí khổng tập trung chủ yếu ở
mặt dưới lá nên lượng nước thoát hơi ở mặt dưới lá nhiều hơn. Sau C,H,O thì những nguyên tố đa
lượng nào có vai trò hàng đầu đối với cây là N,P,K.
-> GV:Bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra các vấn đề này.
-> GV yêu cầu 1 HS đọc mục tiêu bài học.
Thời
lượn
g
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
19
24’ Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và tiến hành thí nghiệm 1: so sánh tốc độ thoát hơi nước ở
2 mặt lá:
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt các bước tiến
hành thí nghiệm.
- Thao tác mẫu.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm,
GV theo dõi, uốn nắn thao tác của HS.
- Nêu cách tiến hành thí nghiệm:
+ Đặt 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đối xứng
nhau qua 2 mặt lá, đặt 2 bản kính lên trên 2 miếng
giấy rồi dùng kẹp kẹp lại.
+ Dùng đồng hồ bấm giây so sánh thời gian giấy
chuyển từ mà xanh sang hồng và so sánh diện tích
giấy bị chuyển màu ở 2 mặt lá.
+ Ghi kết quả theo dõi theo mẫu bảng 7.1:
Tên nhóm:
Ngày,
giờ
Tên cây, vị
trí lá
Thời gian chuyển màu
của giấy tẩm
Côbanclorua
Mặt trên Mặt dưới
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả theo
dõi.
10’ Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và tiến hành thí nghiệm 2: nghiên cứu vai trò của phân
bón NPK
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt các bước tiến
hành thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí
nghiệm theo mẫu bảng 7.2 SGK.
- Cách tiến hành:
+ Pha 1 chai phân NPK với nồng độ 1g/l
+ Rót dung dịch phân vào chậu thí nghiệm.
+ Đặt tấm xốp có đục lỗ vào 1 chậu chứa dung dịch
phân, một chậu chứa nước.
+ Chọn hạt nảy mầm có kích thước tương đương,
xếp vào lỗ trong tấm xốp ở cả 2 chậu.
+ Quan sát, đo chiều cao cây ở chậu thí nghiệm và
chậu đối chứng , ghi kết quả theo mẫu bảng 7.2
SGK:
Tên cây
Công thức thí
nghiệm
Chiều cao
(cm/ cây)
Nhận xét
Chậu đối
chứng (chứa
nước)
Chậu thí
nghiệm (chứa
NPK)
3’ Hoạt động3: Tổng kết giờ học
- Yêu cầu HS vệ sinh và trả dụng cụ, vệ
sinh lớp học.
-Nhận xét, đánh giá các nhóm về: quá
trình chuẩn bị, tiến hành, kỉ luật.
-Thu bài thu hoạch của HS.
- Vệ sinh và trả dụng cụ, vệ sinh lớp học.
- Nghe GV nhận xét, đánh giá
4- Hướng dẫn học ở nhà (1’):
Đọc bài 8, ôn tập kiến thức liên quan (đã học ở lớp 6 và lớp 10)
…………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết thứ: 08
Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
20
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học xong bài này HS cần:
+Nêu được khái niệm quang hợp.
+Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.
+Trình bày được cấu tạo(đặc điểm về hình thái và giải phẫu)của lá thích nghi với chức năng quang
hợp.
+Liệt kê được các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu của các sắc tố
quang hợp.
2- Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng kiến thức; kĩ năng hoạt
động độc lập, thảo luận nhóm.
3-Thái độ: Có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Học sinh làm việc với sách, thảo luận nhóm, vấn đáp.
III- CHUẨN BỊ:
1- Của GV:- Tranh vẽ hình 8.2, 8.3.
- Thông tin bổ sung
- Phiếu học tập 9.1 (cho bài 9):
Đọc, phân tích thông tin bài 9, kết hợp quan sát, phân tích hình 9.2, 9.3, 9.4 SGK, điền thông tin vào bảng sau:
Nội dung so sánh
Quang hợp ở
thực vật C
3
Quang hợp ở
thực vật C
4
Quang hợp ở
thực vật CAM
1 - Nhóm thực vật (1)
2 – Pha tối quang hợp:
- Diễn biến ( gồm … chu trình :…)
(2)
- Nơi diễn ra(ở loại tế bào…) (3)
- Thời gian diễn ra (4)
- Chất nhận CO
2
(5)
- Sản phẩm cố định CO
2
đầu tiên (6)
3 - Ý nghĩa thích nghi (7)
4 - Hiệu quả quang hợp (8) Bình thường
2- Của HS: Học bài cũ, đọc bài mới và ôn tập kiến thức quang hợp liên quan.
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức (1 ’): Kiểm diện.
11A2:
11A4:
11A5:
2- Kiểm tra bài cũ: ( ’): Không kiểm tra.
3- Bài mới:
Mở bài (3’):
-?: Có ý kiến cho rằng không có mặt trời thì không có sự sống trên trái đất. Em có đồng ý với ý kiến đó
không? Vì sao?
- HS: Đồng ý. Vì nguồn năng lượng sinh giới sử dụng bắt nguồn từ mặt trời, qua quá trình quang hợp.
-> GV: Bài học hôm nay sẽ nghiên cứu về quá trình này.
Thời
lượn
g
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung
12’ Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật
Yêu cầu HS quan sát hình
8.1, vận dụng kiến thức quang
hợp đã học ở lớp 10, cho biết:
?: QH là gì?
?: Viết phương trình tổng quát
của QH?
Thực hiện yêu cầu của
GV, nêu được nọi dung:
- Khái niệm QH.
- Viết phương trình tổng
quát của quá trình QH
ASMT
6CO
2
+ 12H
2
O
I.Khái quát về QH ở thực
vật:
1.QH là gì?
- Quang hợp là qúa trình
dụng năng lượng ánh sáng
mặt trời đã được diệp lục lá
hấp thụ để tổng hợp
cacbonhidrat và giải phóng
21
?: Phương trình này có gì khác
với phương trình đã học ở lớp
10 ở điểm nào?
-> Nước đóng vai trò gì trong
phản ứng quang hợp?
?: QH đóng vai trò thế nào đối
với sự sống trên trái đất? Vì
sao?
- Bổ sung: Vi sinh vật hóa tự
dưỡng trong tự nhiên cũng có
khả năng tự tổng hợp được chất
hữu cơ, tích luỹ năng lượng…
cho sinh giới nhưng tỉ lệ không
đáng kể.
- Yêu cầu 1 HS đọc kết luận
thứ ba ở khung cuối bài.
?: Cần phải làm gì để tăng
nguồn thức ăn, năng lượng cho
sinh giới?
- Yêu cầu HS trả lời lệnh mục
I.2: QH diễn ra chủ yếu ở cơ
quan nào của cây? Vì sao?
-> Bổ sung: Ngoài lá, các phần
có màu xanh khác của cây cũng
thực hiện QH.
diệp lục
C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
+ 6H
2
O
- Phương trình này khác với
phương trình đã học là có
thêm 6H
2
O tạo ra sau phản
ứng
-> Chứng tỏ: Nước vừa là
nguyên liệu , vừa là sản
phẩm của quá trình quang
hợp.
- Toàn bộ sự sống trên trái
đất phụ thuộc vào QH.
-> Nêu được 3 vai trò của
QH.
- Cần trồng, chăm sóc, bảo
vệ cây xanh để làm tăng
năng nguồn thức ăn, năng
lượng cho sinh giới.
-Trả lời lệnh: QH diễn ra
chủ yếu ở lá xanh. Vì lá
chứa lục lạp, diệp lục
chuyên trách QH.
O
2
từ khí CO
2
và H
2
O.
- Phương trình tổng quát:
6CO
2
+ 12H
2
O ánh sáng
diệp lục
C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
+ 6H
2
O
2.Vai trò của QH: Toàn bộ sự
sống trên trái đất phụ thuộc
vào QH. Do:
-QH tạo ra nguồn chất hữu cơ
làm thức ăn cho mọi sinh vật,
là nguồn nguyên liệu cho
công nghiệp, dược liệu cho
con người.
-Quang năng đã chuyển thành
hóa năng trong các liên kết
hóa học của sản phẩm QH.
Đây là nguồn năng lượng duy
trì hoạt động sống của sinh
giới
-QH điều hòa không khí : giữ
cân bằng tỉ lệ O
2
và CO
2
22’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ quan, bào quan và hệ sắc tố quang hợp
Yêu cầu HS phân tích thông
tin mục II.1 và hình 8.2 , thảo
luận trong bàn trả lời câu hỏi
và yêu cầu sau.
?: Nêu và phân tích từng đặc
điểm giải phẫu, hình thái của lá
thích nghi với chức năng QH ?
- Chỉnh lí và bổ sung đặc điểm
mô khuyết trong cấu tạo trong
của lá.
Thực hiện yêu cầu của
GV, trả lời được nọi dung:
- Sự thích nghi về hình thái.
- Sự thích nghi về cấu tạo
giải phẫu bên trong.
II.Bộ máy quang hợp:
1. Lá là cơ quan QH: Hình
thái, giải phẫu của lá thích
nghi với chức năng QH:
-Hình thái bên ngoài
+Phiến lá mỏng thuận lợi cho
khí khuếch tán vào và ra
được dễ dàng.
+ Bề mặt lá có diện tích lớn,
hướng về phía ánh sáng giúp
hấp thụ được nhiều tia sáng.
+Bề mặt lá có nhiều khí
khổng giúp khuếch tán khí
CO
2
vào lá.
-Giải phẫu bên trong:
+ Tế bào mô giậu chứa nhiều
diệp lục, xếp sít nhau, nằm
sát lớp tế bào biểu bì mặt trên
của lá giúp các phân tử sắc tố
hấp thụ ánh sáng trực tiếp.
+ Hệ gân lá có mạch dẫn đến
từng tế bào nhu mô lá. Giúp
vận chuyển nguyên liệu đến
được từng tế bào để thực hiện
22
Yêu cầu HS phân tích hình
8.2, vận dụng kiến thức về cấu
tạo lục lạp, thảo luận nhóm trả
lời các câu hỏi:
- ?:Nêu những đặc điểm cấu
tạo của lục lạp thích nghi với
chức năng quang hợp:
Cấu tạo Chức năng:
+Bên ngoài:
+ Bên trong:
Grana:
Strôma:
Sự phân bố của grana và
strôma:
-> Chỉ định đại diện nhóm lần
lượt trả lời nội dung trên.
-> Chỉnh lí, bổ sung.
Yêu cầu HS phân tích thông
tin mục II.3, trả lời các yêu cầu
sau:
- ?: Hệ sắc tố QH gồm những
nhóm nào? Các loại của mỗi
nhóm?
- Vai trò của hệ sắc tố QH:
+ Vai trò chung:
+ Vai trò của từng nhóm, loại
sắc tố:
-> Chỉnh lí, bổ sung.
- Vì sao lá cây có màu lục?
Thực hiện yêu cầu của
GV, thảo luận nhóm thống
nhất đáp án
-> Trả lời các câu hỏi.
-> Nhận xét, bổ sung.
Thực hiện yêu cầu của
GV, nêu :
- Các nhóm sắc tố QH, các
loại trong mỗi nhóm.
- Vai trò của hệ sắc tố QH:
vai trò chung, vai trò của
từng nhóm, loại sắc tố.
- Tia sáng màu lục không
được các sắc tố quang hợp
hấp thụ nên phản chiếu vào
mắt làm ta thấy lá có màu
lục.
quang hợp và vận chuyển sản
phẩm đi.
+Các mô khuyết phân bố gần
mặt dưới của lá, có các
khoảng trống chứa khí thuận
lợi cho qúa trình trao đổi khí
trong quang hợp.
2.Lục lạp là bào quan QH:
Cấu tạo của lục lạp phù hợp
với chức năng :
- Bên ngoài : là lớp màng
kép.
- Bên trong gồm :
+ Grana (hạt): Gồm nhiều
tilacoit xếp chồng lên nhau
và có cầu nối với nhau. Trên
màng tilacoit chứa hệ sắc tố
QH.
Chức năng hấp thụ ánh sáng
thực hiện pha sáng QH.
+ Strôma (chất nền) : dạng
thạch, chứa hệ enzim thực
hiện phản ứng trong pha tối
quang hợp.
-> Grana xếp chen trong chất
nền thuận lợi cho sự phối hợp
giữa 2 pha QH.
3.Hệ sắc tố quang hợp:
- Hệ sắc tố QH gồm 2 nhóm :
+ Nhóm diệp lục (DL): gồm
Dla, DLb.
+ Nhóm carôtenoit (sắc tố
phụ) gồm carôten, xantôphyl
- Vai trò các sắc tố QH hấp
thụ năng lượng ánh sáng
truyền vào phân tử Dla ở
trung tâm phản ứng :
NLAS → carotenôit → DL
b → DL a ở trung tâm phản
ứng .
+ DLb, carotenoit hấp thụ
năng lượng ánh sáng rồi
truyền cho DLa.
+ DLa truyền năng lượng ánh
sáng cho DLa ở trung tâm
phản ứng.
+ DLa ở trung tâm phản ứng
chuyển quang năng thành hoá
năng trong ATP và NADPH.
23
5’ Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
- ?:QH có vai trò gì đối với con
người?
- Sắc tố nào trực tiếp tham gia
vào chuyển quang năng thành
hoá năng trong sản phẩm QH?
(bài tập 5 SGK)
A- DL a B- DL b
C- DL a,b D- DL a,b và
carotenoit.
- QH cung cấp chất hữu cơ,
năng lượng cho cơ thể
người, cung cấp nguyên liệu,
nhiên liệu cho sản xuất và
đời sống, cung cấp dược liệu
chữa bệnh, …
- Đáp án A
4- Hướng dẫn học ở nhà (2’):
- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK – Đọc mục “em có biết?” trang 39.
- Đọc bài tiếp theo, ôn tập kiến thức liên quan.
- Hoàn thành phiếu học tập 9.1, chuẩn bị bảng nhóm.
…………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết thứ: 09
Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C
3
, C
4
VÀ CAM
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học xong bài này học sinh (HS) cần:
- Phân biệt được pha sáng và pha tối ở các nội dung sau: sản phẩm, nguyên liệu, nơi xảy ra.
- Phân biệt được các con đường cố định CO
2
trong pha tối ở những nhóm thực vật C
3
, C
4
, CAM
- Giải thích được phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C
4
và thực vật mọng nước (thực vật CAM) đối với
môi trường sống ở vùng nhiệt đới và hoang mạc.
2- Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng quan sát, phân tích , so sánh, mô tả. Kĩ năng thảo luận nhóm.
3-Thái độ: Thấy được sự thích nghi kì diệu của thực vật với môi trường.
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Học sinh làm việc với sách, thảo luận nhóm.
III- CHUẨN BỊ:
1- Của giáo viên: - Tranh vẽ hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 SGK.
- Phiếu học tập (PHT) 9.1 : Tìm hiểu 2 pha của quá trình quang hợp ở thực vật C3
Pha sáng Pha tối
Hoạt động chính
Không gian, thời
gian diễn ra
Nguyên liệu
Diễn biến chính
Sản phẩm
- Đáp án PHT 9.1
Pha sáng Pha tối
Hoạt động chính Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng
(NLAS) đã được diệp lục hấp thụ thành năng
lượng trong các liên kết hóa học trong ATP
và NADPH.
Là pha cố định CO
2
.
Không gian,thời
gian diễn ra
- Ở tilacoit.
- Khi có ánh sáng.
- Ở stroma.
- Cả khi sáng và tối.
Nguyên liệu Ánh sáng, nước. ATP, NADPH (từ pha sáng),
CO
2
.
24
Diễn biến chính Hệ sắc tố hấp thụ NLAS để:
- Thực hiện chuỗi chuyền e
-
quang hợp từ
diệp lục a để tổng hợp nên NADPH, ATP.
- Quang phân li nước:
+ Diễn ra ở xoang tilacoit.
+ Sơ đồ: 2H
2
O
NLAS
4H
+
+ 4e
-
+ O
2
Diệp lục
+ Sản phẩm: O
2
giải phóng ra môi trường, e
-
bù lại e
-
của diệp lục a đã bị mất khi tham gia
chuyền e
-
cho chất khác, còn H
+
(prôton) đến
khử NADP
+
thành NADPH.
Theo chu trình Canvin: gồm 3
giai đoạn:
+Cố định CO
2
thành APG (axit
phôtpho glixêric)
+Khử APG thành AlPG (alđêhit
phôtphoglixêric).
+Tái sinh chất nhận CO
2
ban
đầu là Rib – 1,5- điP (ribulôzơ –
1,5điphôtphat).
Sản phẩm AlPG tách ra khỏi
chu trình để tổng hợp C
6
H
12
O
6
.
Sản phẩm ATP, NADPH, O
2
. C
6
H
12
O
6
từ đó hình thành nên
tinh bột, đường saccarôzơ, axit
amin, prôtêin, lipit,…
- Phiếu học tập 9.2 (cung cấp cho HS từ cuối tiết 8):
Đọc, phân tích thông tin bài 9, kết hợp quan sát, phân tích hình 9.2, 9.3, 9.4 SGK, điền thông tin vào bảng sau:
Nội dung so sánh
Quang hợp ở
thực vật C
3
Quang hợp ở
thực vật C
4
Quang hợp ở
thực vật CAM
1 - Nhóm thực vật (1)
2 – Pha tối quang hợp:
- Diễn biến ( gồm … chu trình :…)
(2)
- Nơi diễn ra (ở loại tế bào…) (3)
- Thời gian diễn ra (4)
- Chất nhận CO
2
(5)
- Sản phẩm cố định CO
2
đầu tiên (6)
3 - Ý nghĩa thích nghi (7)
4 - Hiệu quả quang hợp (8) Bình thường
- Đáp án PHT 9.2:
Nội dung so sánh
Quang hợp ở thực
vật C
3
Quang hợp ở thực vật C
4
Quang hợp ở thực vật
CAM
1 - Nhóm thực vật (1) Đa số các loài thực vật
phân bố khắp nơi trên
trái đất.
Một số thực vật sống ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới:
mía, rau dền, ngô…
Những loài thực vật mọng
nước ở vùng khô hạn:
xương rồng, thanh long,
dứa…
2 – Pha tối quang hợp:
- Diễn biến ( gồm …
chu trình là :…) (2)
Gồm 1 chu trình là
chu trình Canvin (C
3
)
tổng hợp C
6
H
12
O
6
.
Gồm 2 chu trình là chu trình
C
4
cố định CO
2
tạm thời và
chu trình Canvin.
Gồm 2 chu trình là chu
trình C
4
và chu trình
Canvin.
- Nơi diễn ra (ở loại tế
bào…) (3)
Trong tế bào mô giậu Chu trình C
4
diễn ra ở tế bào
mô giậu, chu trình Canvin ở
tế bào bó mạch.
Trong tế bào mô giậu
- Thời gian diễn ra (4) Vào ban ngày Vào ban ngày Chu trình C
4
vào ban đêm
(khi khí khổng mở) và chu
trình Canvin vào ban ngày
(khi khí khổng đóng).
- Chất nhận CO
2
(5)
Ribulôzơ – 1,5
điphôtphat.
PEP (phôtpho enol piruvat). PEP.
- Sản phẩm cố định CO
2
đầu tiên (6)
APG là hợp chất 3C AOA (axit ôxalô axêtic) là
hợp chất 4C
AOA
3 - Ý nghĩa thích nghi (7) Phản ứng thích nghi sinh lí
với cường độ ánh sáng
mạnh.
Là đặc điểm thích nghi
sinh lí của thực vật mọng
nước đối với môi trường
khô hạn (vừa quang hợp
được vừa tiết kiệm nước).
4 - Hiệu quả quang hợp (8) Bình thường Cao hơn hơn ở thực vật C
3
Năng suất quang hợp thấp
25